ĐỀ cƯƠng Ôn tẬp mÔn ngỮ vĂn – lỚp 10 lẦn 2 bích. d … · phong cách ngôn...

20
1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGVĂN – LP 10 LN 2 Giáo viên: Vũ Thị Bích. DKIN: 4 TUN (t30/03 25/04/2020) Hc sinh nm vng nhng yêu cu kiến thức cơ bản sau và làm đầy đủ các đề luyn tp làm ra giy, khi đi học trli np cho cô giáo A. KIN THỨC CƠ BN I Đọc hiu văn bản 1. Phong cách ngôn ng: sinh hot, nghthut, báo chí, khoa hc, hành chính, chính lun. 2. phương thức biểu đạt: miêu tbiu cm thuyết minh tsnghlun hành chính- nh công v. 3. Các bin pháp tu t: so sánh, nhân hóa, n d, hoán d, điệp, đối, lit kê, lp cu trúc. 4. Các phương thức lp lun: din dch ,quy np, tng- phân- hợp… 5. Các thao tác lp lun: gii thích ,phân tích, chng minh, bình lun, so sánh. 6. Các phép liên kết: phép ni, phép lp, phép thế, phép liên tưởng 7.Cn nắm được :nội dung,nhan đề của đoạn trích văn bản. 8.Kiu câu hỏi đồng ý,hay không đồng ý .Vì sao? II. Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh 1.Đoạn văn thuyết minh. a.Yêu cu vhình thức:đảm bo hình thc của đoạn văn với dung lượng khong 200 ch. b.yêu cu vni dung:làm rõ vấn đề thuyết minh 2.Bài văn thuyết minh:đảm bo bcc ba phn a.Mbài -Nêu được đề tài bài viết như:giới thiu vdanh nhân nào,tác ginào,nhà khoa hc nào?...) - Để người đọc nhn ra kiểu văn bản (thuyết minh), cn sdng các ngôn ngđặc trưng của thuyết minh hoc nêu trc tiếp mục đích thuyết minh. - Để thu hút schú ý của người đọc, cn trình bày trung thc, hp dn.

Upload: others

Post on 20-Sep-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2

Giáo viên: Vũ Thị Bích.

DỰ KIẾN: 4 TUẦN (từ 30/03 – 25/04/2020)

Học sinh nắm vững những yêu cầu kiến thức cơ bản sau và làm đầy đủ các đề luyện

tập làm ra giấy, khi đi học trở lại nộp cho cô giáo

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I Đọc hiểu văn bản

1. Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính

luận.

2. phương thức biểu đạt: miêu tả biểu cảm thuyết minh tự sự nghị luận hành chính-

ảnh công vụ.

3. Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp, đối, liệt kê, lặp cấu

trúc.

4. Các phương thức lập luận: diễn dịch ,quy nạp, tổng- phân- hợp…

5. Các thao tác lập luận: giải thích ,phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh.

6. Các phép liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng

7.Cần nắm được :nội dung,nhan đề của đoạn trích văn bản.

8.Kiểu câu hỏi đồng ý,hay không đồng ý .Vì sao?

II. Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh

1.Đoạn văn thuyết minh.

a.Yêu cầu về hình thức:đảm bảo hình thức của đoạn văn với dung lượng khoảng 200

chữ.

b.yêu cầu về nội dung:làm rõ vấn đề thuyết minh

2.Bài văn thuyết minh:đảm bảo bố cục ba phần

a.Mở bài

-Nêu được đề tài bài viết như:giới thiệu về danh nhân nào,tác giả nào,nhà khoa học

nào?...)

- Để người đọc nhận ra kiểu văn bản (thuyết minh), cần sử dụng các ngôn ngữ đặc

trưng của thuyết minh hoặc nêu trực tiếp mục đích thuyết minh.

- Để thu hút sự chú ý của người đọc, cần trình bày trung thực, hấp dẫn.

Page 2: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

2

b. Thân bài

- Tìm ý, chọn ý: cần lựa chọn những tri thức, xem xét độ chính xác và tầm quan trọng

của mỗi thông tin đối với bạn đọc.

- Sắp xếp ý; cần nghiên cứu cấu trúc của bài viết một cách phù hợp, sao cho trật tự

trước sau, trật tự logic… giữa các ý tạo ra vẻ đẹp cân xứng và có ý nghĩa.

C. Kết bài

- Trở lại với đề tài thuyết minh

- Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả

III.Tác phẩm văn học

1.Hiền tài là nguyên khí của quốc gia(trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm

Tuất,niên hiệu Đại Bảo thứ ba)-Thân Nhân Trung

1.1 Tác giả:

-Thân Nhân Trung (1418-1499)là nhà thơ,nhà giáo dục nổi tiếng.Ông tự là Hậu

Phủ,người làng Yên Ninh,huyện Yên Dũng,tỉnh Bắc Giang

-Ông đỗ tiến sĩ năm 1469,là người nổi tiếng văn chương trong hội Tao đàn thời Hậu

Lê,được Lê Thánh Tông tin dùng.

-Sự nghiệp trước tác và thơ văn của Thân Nhân Trung phản ánh tinh thần yêu nước

tích cực của tầng lớp trí thức đương thời

1.2 .Tác phẩm:

a.Hoàn cảnh sáng tác

-Từ năm 1419 trở đi,nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lễ xướng danh ,ban mũ

áo,cấp ngựa,đãi yến,vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao nhằm khuyến khích

nhân tài,phát triển giáo dục .

-Năm 1484 thời Hồng Đức,Thân Nhân Trung đã soạn bài kí đề danh tiến sĩ khoa

Nhâm Tuất ,niên hiệu Đại Bảo thứ ba,khắc bia tiến sĩ ở văn Miếu

-Văn bản là đoạn trích từ bài văn bia ở văn miếu ghi danh những người đỗ tiến sĩ năm

1442 triều vua Lê Thánh Tông.Đây là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu(Hà Nội)

b.Thể loại

Văn bia:Là loại văn khắc trên bia đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại ,hoặc tên

tuổi những người có công đức để lưu truyền cho đời sau(là một loại văn bản chính

luận thời trung đại).

c.Nội dung

Page 3: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

3

-Khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia:có quan hệ sống còn đối

với sự thịnh suy của đất nước.

-Khắc bia tiến sĩ là việc làm khích lệ nhân tài không những có ý nghĩa lớn đối với

đương thời mà có ý nghĩa lâu dài với hậu thế.

d.Nghệ thuật

Kết cấu chặt chẽ,lập luận khúc triết,giàu sức thuyết phục

2 .Chuyện chức phán sự đền Tản Viên(Tản Viên từ phán sự lục-trích Truyền kì mạn

lục)-Nguyễn Dữ

2.1 Tác giả

-Nguyễn Dữ không rõ năm sinh ,năm mất;sống vào khoảng thế kỉ XVI

-Quê quán:xã Đỗ Tùng,huyện Trường Tân(Nay thuộc huyện Thanh Miện –Hải

Dương).

-Xuất thân trong gia đình khoa bảng .Cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông.Ông còn là

học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

-Từng đi thi và đã ra làm quan nhưng không bao lâu thì lui về ở ẩn.

2.2 Tác phẩm

a.Thể loại:Truyền kì

-Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại,phản ánh hiện thực qua những

yếu tố kì lạ ,truyền kì hoang đường

-Truyện truyền kì Việt Nam mang đận chất dân gian,yếu tố hiện thực và tính nhân

văn ,yếu tố hiện thực và tính nhân văn sâu sắc.Mặc dù dùng yếu tố kì ảo làm phương

thức sáng tác nhưng truyền kì mạn lục vẫn mang đậm chất hiện thực ,phản ánh được

khát vọng, phá bỏ bất công ngang trái, vươn lên tìm hạnh phúc của con người Việt

Nam cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI

b. Hoàn cảnh sáng tác

-Viết bằng chữ Hán

- Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI

- Gồm 20 chuyện,chia làm 4 quyển

c. Văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

- Xuất xứ: là một trong hai mươi truyện của “ Truyền Kì Mạn Lục”

d. Nội dung

Page 4: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

4

- Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho

dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt

- Thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà

e. Nghệ thuật

- Kể chuyện theo kết cấu truyền thống nhưng hấp dẫn: kết hợp thành công hai bút

pháp hiện thực và kì ảo

- Kết cấu giàu kịch tính

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, giàu hình tượng và biểu cảm

=> Được Vũ Khâm Lân “thế kỉ XVII” khen tặng là “ thiên cổ kì bút”

3. Hồi trống cổ thành “Trích hồi 28- Tam quốc diễn nghĩa”- La Quán Trung

3.1 Tác giả

- La Quán Trung (1330-1400) tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, người vùng Thái

Nguyên( Sơn Tây cũ), Trung Quốc

- Lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, tính tình cô độc, lẻ loi, thích một

mình ngao du đây đó

- Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử. Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho

trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh- Thanh ở Trung Quốc. Tam quốc diễn nghĩa

có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước trên Thế giới trong đó có Việt Nam

- Các sáng tác chính: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn

Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện

3.2 Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

- Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đầu thời Minh( 1368-1644) gồm 120 hồi, kể chuyện

1 nước chia ba gọi là “ cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của Trung Quốc thời

cổ( thế kỉ II, III). Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt:

Ngụy, Thục, Ngô

- Đoạn trích” hồi trống cổ thành” thuộc nửa sau hồi 28 trong 120 hồi của tam quốc

diễn nghĩa

b. Nội dung

- Hồi trống cổ thành chứa đầy linh hồn của đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức,

minh oan, đoàn tụ

- Biểu dương lòng anh hùng, trung nghĩa của Trương Phi và Quan Công

Page 5: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

5

c. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ sinh động, sử dụng nhiều lối cổ, lối văn biền ngẫu

- Lời kể giản dị

- Xây dựng nhân vật đặc sắc

IV.Văn Thuyết Minh

1. Phương pháp thuyết minh

- Những phương pháp thuyết minh thường gặp là: định nghĩa, chú thích, phân tích,

phân loại, liệt kê, giảng giải nguyên nhân- kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu…

- Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo

các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và đặc trưng

của sự vật hiện tượng

2. Tóm tắt văn bản thuyết minh

- Việc tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của

bài văn hoặc giới thệu với người khác về đối tượng thuyết minh. Việc tóm tắt cần

ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.

- Muốn tóm tắt văn bản thuyết minh cần xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt đọc văn

bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục của văn bản. Từ đó, viết tóm

lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.

V. Tiếng Việt

1. Khái quát lịch sử tiếng Việt

a. Lịch sử phát triển của tiếng Việt.

Lịch sử tiếng Việt gắn bó với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.

Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn- Khmer và có quan hệ gần gũi với

tiếng Mường. qua hàng ngàn năm phát triển, tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú,

ú tinh tế, thế uyển chuyển, có đầy đủ khả năng đảm đương vai trò ngôn ngữ quốc gia

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

b. Chữ viết của Tiếng Việt

Chữ Nôm là một một thành quả văn hóa lớn lao, biểu hiện ý thức độc lập tự chủ của

dân tộc ốc và làm phương tiện sáng tạo nên một nền văn học chữ Nôm ưu tú, nhưng

do có nhiều hạn chế nên đã được thay thế bằng chữ quốc ngữ, chữ một hệ thống chữ

Page 6: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

6

viết ưu việt, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước

ta.

2. Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt.

a. Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm nhau âm thanh chuẩn của tiếng Việt, Cần

viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.

Về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với

đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.

Về ngữ pháp, còn cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt

đúng các các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa, các câu

trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, vẽ tạo nên một văn bản

mạch lạc, thống nhất.

Về phong cách ngôn ngữ, nữ cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và

chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.

b. Khi nói và viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực của

nó, có mà còn cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các

phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính

nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.

B. ĐỀ LUYỆN TẬP

I. Tuần 1 Từ 30/03 – 04/04/2020

Đề 1:Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

Những hạt thóc giống

“Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho

mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất

sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng

nảy mầm.

Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm

lo lắng đến trước nhà vua, quỳ tâu:

- Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.

Page 7: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

7

Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng

dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc bấy giờ nhà vua

mới ôn tồn nói:

- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được?

Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!

Rồi vua dõng dạc nói tiếp:

- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung

thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh”.

(Truyện dân gian Khmer)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Chú bé Chôm đã có những hành động nào khác với mọi người?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong văn bản?

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm người lãnh đạo chỉ cần có sự trung thực và

dũng cảm? Vì sao?

Câu 5: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn

(khoảng 200 chữ) về hành vi khai báo y tế gian dối của một số người trong tình hình

dịch bệnh Covid-19 đang trở thành đại dịch ở nhiều nước trên thế giới.

Đề 2 Theo anh, chị bài học lich sử rút ra từ việc khắc bia, ghi tên tiến sĩ là gì

trong đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia-Thân Nhân Trung.

***

Tuần 2 từ ngày 06/04/11 - 04/2020

Đề 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

““Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao,

nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh

vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên

khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng

kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước

trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh

Page 8: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

8

hiệu Long Hổ, bày tiệc văn hí. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì

không làm đến mức cao nhất”.

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập

II,NXBGD, 2006)

1/ Nêu nội dung chính của văn bản?

2/ Giải thích từ hiền tài, nguyên khí trong văn bản.

3/Xác định biệp pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản. Hiệu quả nghệ thuật của

biện pháp tu từ đó là gì?

4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh

“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Đề 2: Cảm nhận của anh, chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức

phán sự đền Tản Viên” – Nguyễn Dữ

***

Tuần 3. Từ ngày 13/04 – 18/04/2020

Đề 1: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

“Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”

(Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên ?

Câu 2: Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?

Page 9: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

9

Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong

đoạn thơ?

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng (200 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về chủ

quyền biển đảo Việt Nam?

Đề 2. Phân tích ý nghĩa lời bình cuối “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

***

Tuần 4 từ ngày 20/04 – 25/04/2020

Đề 1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

1. Thể loại

Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại mà khi viết tác giả thường đưa vào

những yếu tố hoang đường, kì lạ. Qua câu chuyện về thánh thần, ma quỷ, truyện

truyền kì thường phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng và thái độ của người viết về

cuộc sống và con người.

2. Tác giả

Nguyễn Dữ (? -?), sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường

Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình khoa

bảng (cha đỗ Tiến sĩ đời Lê Thánh Tông), là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn

học của Phùng Khắc Khoan, từng đi thi và đã ra làm quan nhưng không bao lâu thì

từ quan về ở ẩn. Với Truyền kì mạn lục, ông đã đóng góp rất quan trọng cho sự phát

triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam.

3. Tác phẩm

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện có pha nhiều yếu tố hoang đường.

Đó là câu chuyện về một người tên là Ngô Tử Văn, tính tình ngay thẳng, ghét sự gian

tà. Trước sự tác oai tác quái của linh hồn tên tướng phương Bắc bại trận, Tử Văn đã

đốt đền. Tử Văn về gặp Diêm Vương được xử không có tội, đòi lại được ngôi đền cho

Thổ thần. Tử Văn sống lại nhưng một tháng sau lại đột ngột qua đời và được trở

thành quan phán sự.

( Trích Đọc hiểu văn bản ngữ văn 10, Nguyễn Trọng Hoàn)

1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên?

2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Page 10: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

10

3/ Truyện truyền kì khác thần thoại, truyện cổ tích và truyền thuyết ở điểm nào?

4/ Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lối sống ngay

thẳng, ghét sự gian tà trong cuộc sống hôm nay.

Đề 2: Ý nghĩa của hồi trống cổ thành trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa (La Quán

Trung)

Đề 3. Anh,chị hãy thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán

sự đền Tản Viên”_Nguyễn Dữ.

***

C. ĐÁP ÁN

Đáp án tuần 1

Đề 1

1/Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự

2/Chú bé Chôm đã có những hành động khác với mọi người ở 2 điểm sau:

-Một là trung thực :thóc giống lĩnh về ,gieo không lên mạ nên không có thóc nộp

cho Vua,Chôm chỉ đến với bàn tay không

-Hai là dũng cảm:Chôm sẵn sàng chịu phạt vì không có thóc nộp cho Vua

3/Biện pháp tu từ ẩn dụ : hạt thóc giống chỉ những con người sống trên đời .Thái độ

vui mừng của hạt thóc khi được gieo xuống đất biểu tượng cho hạnh phúc được cống

hiến của con người

4/Học sinh trình bày theo quan điểm đồng ý hay không đồng ý theo lý giải của mình.

5/

-Yêu cầu về hình thức: . Viết đúng đoạn văn khoảng 200 chữ

.Trình bày mạch lạc, rõ ràng,không mắc lỗi chính tả,diễn

đạt

-Yêu cầu về nội dung:đoạn văn cần đảm bảo được các ý sau:

+Giải thích: hành vi là những việc làm biểu hiện bên ngoài của một người.Hành vi

khai báo y tế là trung thực khai báo về lịch sử di chuyển của mình với các cơ quan

chức năng

+Bàn luận:

Page 11: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

11

.Cố tình khai báo y tế với những sai lẹch ,không chính xác về lịch sử di chuyển trước

đó để “né “cách ly tập trung là hành vi rất nghuy hiểm,có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

,tính mạng của người khác khi để dịch bệnh lây lan sang cộng đồng.

.Khiến cơ quan chức năng không xác định chính xác đối tượng khởi phát dịch bệnh

để cách ly ,ngăn chặn một cách triệt để

-Biện pháp:

+Cần có những văn bản hướng kịp thời về việc áp dung biện pháp ,khuyến cáo để khi

xảy ra trên thực tế sẽ có hành lang pháp lý chặt chẽ ,xử lý triệt để.

+Cần xử lý nghiêm khắc những hành vi khai báo gian dối

+Nhận thức và hành động

.Nhận thấy trung thực là đức tính quý báu của con người không vì lợi ích của mình

mà nói dối ,làm hỏng việc chung.Trung thực giúp cho ta hoàn thiện bản thân mình và

giúp cho những người xung quanh tiến bộ hơn.

.Cần khai báo trung thực để chung tay đẩy lùi dịch bệnh bảo vệ mình,người thận và

cộng đồng.

Đề 2. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ :

Thời nào „hiền tài cũng là nguyên khí quốc gia“, phải biết quý trọng nhân tài.

Hiền tài có mối quan hệ sống còn, thịnh suy của đất nước (triều đại Lê Thánh

Tông rất quý trọng hiền tài, biết dùng nhân tài nên đây cũng là triều đại hoàng

kim nhất trong lịch sử chế độ phong kiên Việt Nam).

Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng

nhân tài.

Thấm nhuần quan điểm Hồ Chủ tịch: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.

Ngày nay các cấp chính quyền địa phương, nhà nước đều phải có những chính

sách đãi ngộ, khuyến khích phát triển người tài, trán chảy máu chất xám. Vinh

danh các thủ khoa đỗ đầu trong các kì thi

Đáp án tuần 2.

Đề 1

Page 12: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

12

1/Nội dung chính của văn bản: Nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất nước.

2/ Giải thích từ hiền tài, nguyên khí:

-Hiền tài: người có tài, có đức, tài cao, đức lớn.

-Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

3/ Biệp pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản: phép liệt kê

-bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí

-Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là

chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc văn hí.

Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ: Thông qua phép liệt kê, tác giả cho thấy các

thánh đế minh vương đã làm nhiều việc để khuyến khích hiền tài. Nhưng như thế vẫn

chưa đủ vì chỉ vang danh ngắn ngủi một thời lừng lẫy, mà không lưu truyền được lâu

dài.Bởi vậy mới có bia đá đề danh.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả,

ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí

quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc

yếu”.

+ Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong

nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.

+Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để

xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông

Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

+ Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn : Giáo dục

là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền

tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực ; tránh tình

trạng chảy máu chất xám…

Đề 2

I. Mở bài

Page 13: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

13

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và vị trí tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản

Viên”.

- Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn: Là nhân vật trung tâm của truyện, đại diện tầng

lớp trí thức yêu nước, dũng cảm, khảng khái, dám đứng lên chống cái ác, trừ hại cho

dân.

II. Thân bài

1. Ngô Tử Văn – Lai lịch và tính cách.

- Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

- Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được

- Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.

→ Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác,

qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.

→ Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động

chính nghĩa của nhân vật.

2. Ngô Tử văn và hành động đốt đền

a. Nguyên nhân đốt đền:

- Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên ai

cũng kiêng kị không dám đụng chạm.

- Hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi trú ngụ

của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi – kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền tà

chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian.

- Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì

không chịu được.

→ Ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn

b. Quá trình đốt đền

- Trước khi đốt: Tắm gội chay sạch, khấn trời.

→ Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà

là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng.

→ Tử Văn là con người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình, kính trọng

thần linh.

Page 14: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

14

- Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không

cần gì...

→ Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường

→ Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt trừ

cái ác.

c. Những sự kiện xảy ra sau khi Tử Văn đốt đền

- Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rét.

- Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc.

+ Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại

ngôi đền

+ Thái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên

→ Tử Văn là người can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của

tướng giặc

- Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và thổ công:

+ Thổ công: Kể lại sự việc mình bị hại nhưng vẫn nhẫn nhịn cam chịu, căn dặn Ngô

Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.

+ Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kĩ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên

bách hộ họ Thôi

→ Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải

kinh sợ.

⇒ Ngô Tử Văn là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh chống

lại sự phi lí ở đời

⇒ Phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn và

những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người cương trực

3. Ngô Tử Văn và cuộc chiến đấu dưới Minh ti.

a. Thử thách với Ngô Tử Văn

- Những lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc.

- Thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm Vương

→ Tử Văn phải đương đầu với những thế lực mạnh, áp đảo

Page 15: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

15

b. Thái độ và hành động của Ngô Tử Văn

- Bày tỏ thái độ cứng cỏi, thể hiện chí khí của mình trước thái độ uy quyền của Diêm

Vương

- Bình tĩnh, khảng khái không chịu nhún nhường khi tranh đấu, đưa ra những bằng

chứng thuyết phục, xin đem tư giấy đến Tản Viên chứng thực.

- Tử Văn được xử thắng kiện và được cử làm chức phán xử ở đền Tản Viên.

→ Tính cách là con người cứng cỏi, không chùn bước trước những thế lực xấu xa,

quyết tâm đến cùng để bảo vệ lẽ phải.

4. Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

- Là chi tiết kì ảo thể hiện niềm tin vào chân lí, khẳng định chính nghĩa luôn chiến

thắng gian tà. Sự dũng cảm, kiên cường, khảng khái diệt trừ cái ác của Tử Văn được

đền đáp xứng đáng.

- Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người dân làng: Sự tin tưởng của nhân dân vào

vị quan tốt.

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tính

- Xây dựng nhân vật thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cách

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản, liệt kê,..

- Sử dụng các chi tiết kì ảo

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn

- Khái quái về những bài học nhân sinh chính – tà, thiện – ác

Đáp án tuần 3

Đề 1.

1 / Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2 /Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ

góc độ công cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc

bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Page 16: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

16

3 / Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: phép điệp cú pháp (Nếu Tổ quốc

neo mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát), ẩn dụ ( quên mình, máu

xương, hồn dân tộc).

- Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương

mà hùng tráng của dân tộc trong công cuộc bảo vệ biển đảo thân yêu.

- Học sinh viết đoạn văn ngắn trình bày theo suy nghĩ của mình theo các cách khác

nhau, nhưng phải đảm bảo những ý sau:

+ Khẳng định chủ quyền biển đảo: Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu

khoa học.

+ Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa

trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc: Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm

hại đến chủ quyền biển đảo của

Việt Nam: Dựng dàn khoan HD – 981, xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo

Hoàng Sa, bắt ngư dân Việt Nam và tấn công tàu của Việt Nam trên chính vùng biển

của Việt Nam, chính sách đường lưỡi bò…

+ Suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi học sinh: Thể hiện rõ niềm tự hào dân tộc, học

tập, tu dưỡng, rèn luyện, luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.

+ Phê phán những biểu hiện tiêu cực, lơ là mất cảnh giác trước vấn đề chủ quyền dân

tộc, thiếu trách nhiệm với Tổ quốc với những hành động quá khích gây rối, nghe theo

sự xúi giục của đối tượng xấu.

Đề 2

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một tác phẩm nổi tiếng được lưu truyền có

nhiều yếu tố kì ảo, truyền kì hấp dẫn người đọc. Nhân vật Ngô Tử Văn người đàn ông

cương trực, mạnh mẽ và luôn tin vào công lý, ông sẵn sàng đấu tranh vì cái thiện và

tiêu diệt cái ác. Mặc dù một thân một mình và cõi người phàm nhưng lại dũng cảm

dám đương đầu với hồn ma tên tướng giặc, xuống tận Diêm Vương đòi lẽ phải, cuối

cùng công minh thực thi và Tử Văn trong sạch, quay trở về trần gian. Truyện kết thúc

có hậu với một số chi tiết kì ảo, hấp dẫn người đọc. Diêm Vương ra lệnh phạt hồn ma

tướng giặc, ngài còn ban thưởng cho Tử Văn: đưa Tử Văn trở về, dân cúng tế phải

chia cho Tử Văn một phần. Diêm Vương đã đại diện cho công lý thực thi, sự dũng

cảm và đấu tranh vì lẽ phải của Tử Văn khiến ai cũng phải nể phục, hơn thế nữa ngài

muốn duy trì sự tồn tại của khí phách hiên ngang, cương trực hệt như con người Tử

Văn trên cõi trần.

Page 17: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

17

Thổ công xin cho Tử Văn vào chức phán sự đền Tản Viên vì muốn báo đáp công ơn

và gửi gắm ở Tử Văn thực thi công lý và chính nghĩa cho cuộc đời, mang lại sự công

bằng cho xã hội. Tác giả để Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên muốn hình tượng

của nhân vật này sẽ mãi mãi lưu truyền. Tử Văn sẽ sống mãi để bảo vệ lẽ phải, tác giả

vừa ca ngợi lại vừa thể hiện ước mơ về công lí trong xã hội.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kết thúc cũng giống như những truyện truyền kì

khác đó là kẻ ác sẽ bị loại trừ, tiêu diệt và người tốt sẽ nhận lấy những điều tốt lành

trong cuộc sống. Truyện có ý nghĩa giáo dục rất cao đó là lời răn của kẻ sĩ về nhân

cách, lối sống của con người phải là chính mình, cương trực, chân chính. Tác giả còn

lên tiếng ca ngợi những con người dũng cảm, can đảm dám đứng lên tố cáo và đấu

tranh với cái xấu, cái ác. Phần kết của chuyện khi Tử Văn chết đi, sau đó quay trở về

dương gian và trở thành đức Thánh đã thể hiện được tinh thần của tác giả đó là ca

ngợi, tôn trọng những kẻ sĩ dũng cảm, cương trực với những cái xấu, cái ác tồn tại

trong xã hội.

Đáp án tuần 4

Đề 1.

1/ Nội dung chính của văn bản trên:

- Giới thiệu đặc điểm thể loại truyền kì;

- Giới thiệu khái quát về cuộc đời nhà văn Nguyễn Dữ;

- Tóm tắt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

2/ Phương thức biểu đạt của văn bản: thuyết minh

3/ Truyện truyền kì khác thần thoại, truyện cổ tích và truyền thuyết ở chỗ:

- Truyện truyền kì cũng có thể bắt nguồn từ truyện thần kì của dân gian nhưng nó đã

có tác giả, có sự đầu tư của cấu trúc, chọn lọc chi tiết và hơn hết, mỗi truyện truyền kì

là một bài học làm người trọn vẹn.

- Truyện truyền kì có dung lượng lớn hơn những truyện dân gian, ngôn ngữ kể

chuyện đã có màu sắc của phong cách, nhân vật của truyện có đời sống, có cá tính.

Đặc biệt các tình huống của truyện đầy những bất ngờ, hấp dẫn bởi kịch tính cao.

- Truyện truyền kì thông thường là sáng tạo của người nghệ sĩ, mỗi truyện là một vấn

đề của cuộc sống. Nó không mang tính chức năng trong nội dung phản ánh và tính

mô tip về hình thức của truyện.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:

Page 18: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

18

- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả,

ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;

- Nội dung: Từ vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn, thí sinh liên hệ đến lối sống ngay

thẳng, ghét sự gian tà trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể:

+ Giải thích: Sống ngay thẳng là sống đúng với con người thật của mình, biết đấu

tranh chống lại cái ác, cái xấu. Ghét sự gian tà là căm phẫn trước sự lộng hành của cái

ác

+ Ý nghĩa của lối sống: thể hiện bản lĩnh của con người chính trực, góp phần đem lại

cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, mọi nhà

+ Phê phán lối sống dối trá, đạo đức giả

+ bài học nhận thức và hành động cho bản thân: hiểu được ý nghĩa của lối sống thẳng

thắn, biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

Đề 2

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

- Hồi trống Cổ Thành là tên do người biên soạn đặt cho đoạn trích giữa hồi thứ 28 bộ

tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung.

- Trong truyện có rất nhiều nhân vật, nhưng nổi bật và gây ấn tượng sâu đậm nhất vẫn

là Tào Tháo, Quan Công và Trương Phi.

- Nội dung đoạn trích kể về cuộc “đụng độ” đặc biệt do hiểu lầm giữa Quan Công và

Trương Phi ở Cổ Thành. Qua đó phản ánh tính cách nóng nảy nhưng tuyệt vời trung

nghĩa của Trương Phi và ý nghĩa sâu xa của hồi trống Cổ Thành.

2. Thân bài:

Ý nghĩa của Hồi trống Cổ Thành

- Điều kiện nghiệt ngã mà Trương Phi đưa ra là sau ba hồi trống, Quan Công phải

chém rơi đầu Sái Dương (tướng Tào) có vai trò của một quan tòa phán xét về sự

trung thành hay phản bội của Quan Công. Với chi tiết ba hồi trống, mâu thuẫn trong

đoạn trích đã được tác giả đẩy lên điểm đỉnh. Quan Công phải chịu rất nhiều áp lực,

phần bất lợi hoàn toàn nghiêng về ông (thời gian quá ngắn, Sái Dương rất giỏi, lại

đang vì hiểu lầm mà ôm mối thù lớn với Trương Phi...).

Page 19: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

19

- Nhưng quyết tâm minh oan bằng được đã làm tăng thêm ý chí và sức mạnh của

Quan Công. Chỉ sau một hồi trống, Quan Công đã chém đầu Sái Dương rơi xuống

đất. Đây là điều bất ngờ lớn nhất làm cho tất cả mọi người kinh ngạc. (Dẫn chứng).

- Hồi trống Cổ Thành khác với các hồi trống trận ở chỗ nó là biểu tượng của lòng

trung nghĩa, của thái độ công minh chính trực và lòng dũng cảm phi thường.

3. Kết bài:

- Chỉ qua đoạn trích ngắn Hồi trống Cổ Thành với nhiều tình tiết bất ngờ và đầy mâu

thuẫn, tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công đã được tác giả khắc hoạ

nổi bật, tiêu biểu cho vẻ đẹp sáng ngời của lòng tín nghĩa, sự trung thực và chân

thành của tình anh em.

- Là tiểu thuyết viết về đề tài trận mạc nhưng Tam Quốc diễn nghĩa của tác giả La

Quán Trung đã để lại nhiều bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí, về cách ứng xử của

các bậc chính nhân quân tử, lấy luân lí nhân, nghĩa, lễ, trí tín của Nho giáo làm quy

chuẩn và mực thước. Điều đó góp phần tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ và giá trị lâu

dài của tác phẩm bất hủ này.

Đề 3

Truyền kì mạn lục là một tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt

Nam, trong cuốn truyền kì này gồm nhiều tác phẩm hay, đặc sắc, đặc điểm chung của

các tác phẩm này chính là đều thể hiện được quan điểm, tư tưởng của nhà văn

Nguyễn Dữ về các vấn đề xã hội cũng như vấn đề nhân sinh. Một trong những tác

phẩm hay nhất, độc đáo nhất của tập truyền kì này, đó chính là tác phẩm “Chức phán

sự đền Tản Viên”, tác phẩm xoay quanh nhân vật Ngô Tử Văn, một con người có bản

tính nóng nảy song rất cương trực, khẳng khái, dám đốt đền để diệt trừ những cái tà

ác. Nhân vật Ngô Tử Văn được nhà văn Nguyễn Dữ xây dựng với nhiều nét đẹp về

phẩm chất, thông qua nhân vật này, nhà văn như muốn thể hiện khát vọng về lẽ công

bằng trong xã hội phong kiến xưa.

Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn là

người có bản tính khẳng khái, cương trực, không chấp nhận được cái gian tà, càng

không chịu luồn cúi trước cái ác : “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà

thì không thể chịu được”. Xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn với những đặc điểm này,

chính là cách mà Nguyễn Dữ cho nhân vật của mình thực hiện một hành động vô

cùng táo bạo mà không phải ai cũng làm được, không phải ai cũng dám làm, đó là đốt

đền. Trong làng vốn có một ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, đây cũng là nơi người dân

thường xuyên lui tới hương khói để cầu những điều an lành, may mắn cho mình, cho

gia đình.

Page 20: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 LẦN 2 Bích. D … · Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, hành chính, chính luận

20

Nhưng từ khi có tên tướng bại trận viên Bách họ Thôi tử trận gần đó, hắn ta đến ngôi

đền tác yêu tác quái gây bao nhiêu phiền toái, tai họa cho dân làng: “ Bộ tướng của

Mộc Thạnh có viên Bách họ Thôi, tử trận gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân

gian, có người dốc hết của cải, gia sản khánh kiệt cũng không đủ để cầu cúng”. Vốn

là người nóng nảy, lại không thể chấp nhận được cái gian ác hoành hành trong nhân

gian, Ngô Tử Văn đã có một quyết định liều lĩnh, táo bạo – Đốt đền. Ngô Tử Văn vốn

là một kẻ sĩ, một người theo Nho học nên không mấy quan tâm đến những điều

huyền diệu của thần linh, của Phật pháp. Nhưng, hành động đốt đền của Ngô Tử Văn

hoàn toàn không phải là sự coi thường thần linh mà xuất phát từ tấm lòng nhân nghĩa,

vì nhân dân mà ra tay trừng trị, diệt trừ cái ác, ngăn chặn nó hoành hành gây đau khổ,

phiền toái cho người dân. Theo dõi tác phẩm, ta có thể thấy rất rõ, trước khi châm lửa

đốt đền, Ngô Tử Văn đã tắm rửa chay sạch, “khấn trời rồi châm lửa đốt đền”, hành

động “khấn trời” của chàng thể hiện sự thành kính với bậc thánh thần và mong trời

cao có thể chứng nhận cho tấm lòng trong sạch, cho hành động nhân nghĩa của mình.

Như vậy, ta có thể thấy, Ngô Tử Văn đốt đền hoàn toàn không phải do bản tính nóng

nảy, càng không phải hành động ngông cuồng nông nổi, nhất thời. Chàng hoàn toàn ý

thức hành động mà mình muốn làm, sẽ làm. Chính vì vậy nên chàng mới cầu khấn,

mong nhận được sự chứng giám của trời xanh. Ta cũng thấy, Ngô Tử Văn là người

rất cứng cỏi, có trách nhiệm với những quyết định của mình, bởi sau khi đốt đền thì ai

nấy cũng lo lắng cho chàng nhưng bản thân chàng lại không hề quan tâm đến những

hậu quả mình sẽ phải đón nhận sau hành động đốt đền này: “ Mọi người đều lắc đầu

lè lưỡi, họ lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng Tử Văn vung tay, không cần gì cả”. Tuy là

kẻ sĩ nhưng tính cách ngang tàng, quật cường của Tử Văn không thua gì những bậc

quân tử xưa.

HẾT.