ĐỀ cƢƠng chi tiẾt dỰ Án documents/9860... · phân tích, đánh giá sơ bộ tình...

23
1 ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Tên dự án Xây dựng năng lực phòng chống và ứng phó của cộng đồng đối với thiên tai thường xẩy ra ở Việt Nam, đặc biệt là lũ quét ở vùng cao. Cơ quan chủ quản 1 Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Cơ quan đồng thực hiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum Cơ quan đầu mối của dự án 2 Sở NN&PTNT – Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB tỉnh Lào Cai và tỉnh Kon Tum Các đơn vị thực hiện 3 Trung tâm Nghiên cứu và Hợp tác quốc tế Canada (CECI) Ngày bắt đầuvà kết thúc dự án 15/2/2007 31/05/2008 Ngân sách dự án Tổng ODA không hoàn lại: US$ 550,589 4 Ngân sách đã cam kết: US$ 550,589 Ngân sách thường xuyên của UNDP: US$ 26,897 Đồng tài trợ: Cộng đồng chung Châu Âu US$ 523,692 Các nguồn ngân sách khác: Đóng góp của Chính phủ: Bằng tiền: Bằng hiện vật: UBDN tỉnh Lào Cai: UBND tỉnh Kon Tum: Địa điểm thực hiện dự án Tỉnh Lào Cai: 4 xã thuộc hai huyện Bát Xát và Sa Pa Tỉnh Kon Tum : 2 xã thuộc huyện 1 Đây là cơ quan điều phối dự án (các cơ quan cấp bộ, Văn phòng Chính phủ, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, các Ủy ban Nhân dân). 2 Vụ/Sở chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện dự án . 3 Những cơ quan khác liên quan tới việc thực hiện dự án và các tiểu dự án. 4 NS này không tính đến US$ 62,520 là đóng góp song song ca UNDP cho các cán btham gia vào dán.

Upload: others

Post on 15-Nov-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

1

ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN

Tên dự án Xây dựng năng lực phòng chống và ứng phó của cộng đồng đối với thiên tai thường xẩy ra ở Việt Nam, đặc biệt là lũ quét ở vùng cao.

Cơ quan chủ quản1 Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Cơ quan đồng thực hiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum

Cơ quan đầu mối của dự án2

Sở NN&PTNT – Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB tỉnh Lào Cai và tỉnh Kon Tum

Các đơn vị thực hiện3

Trung tâm Nghiên cứu và Hợp tác quốc tế Canada (CECI)

Ngày bắt đầuvà kết thúc dự án 15/2/2007 – 31/05/2008

Ngân sách dự án

Tổng ODA không hoàn lại: US$ 550,5894

Ngân sách đã cam kết: US$ 550,589

Ngân sách thường xuyên của UNDP: US$ 26,897

Đồng tài trợ: Cộng đồng chung Châu Âu

US$ 523,692

Các nguồn ngân sách khác:

Đóng góp của Chính phủ:

Bằng tiền:

Bằng hiện vật:

UBDN tỉnh Lào Cai:

UBND tỉnh Kon Tum:

Địa điểm thực hiện dự án Tỉnh Lào Cai: 4 xã thuộc hai huyện Bát Xát và Sa Pa

Tỉnh Kon Tum : 2 xã thuộc huyện

1 Đây là cơ quan điều phối dự án (các cơ quan cấp bộ, Văn phòng Chính phủ, tỉnh và thành phố trực thuộc trung

ương, các Ủy ban Nhân dân). 2 Vụ/Sở chịu t rách nhiệm chính trong việc thực hiện dự án .

3 Những cơ quan khác liên quan tới việc thực hiện dự án và các tiểu dự án.

4 NS này không tính đến US$ 62,520 là đóng góp song song của UNDP cho các cán bộ tham gia vào dự án.

Page 2: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

2

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển Châu Á

BQL Ban quản lý dự án

CBDRM Quản lý rủi ro thảm hoạ dựa vào cộng đồng

CCFSC Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương

CECI Trung tâm Nghiên cứu và Hợp tác Quốc tế Canada

CFSC Ban chỉ huy phòng chống lụt bão (cấp tỉnh và huyện)

CPAP Kế hoạch Hành động Chương trình Quốc gia

CPD Văn kiện Chương trình Quốc gia

DDMFSC Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão

DIPECHO Ban phòng chống thiên tai của Văn phòng các vấn đề nhân đạo của Cộng đồng châu Âu (ECHO)

DMC Trung tâm Quản lý phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai

DMWG Nhóm làm việc về Quản lý Thiên tai

FAO Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc

GTRRTH Giảm thiểu rủi ro thảm họa

HFA Khung hành động Hyogo

HVCA Đánh giá năng lực, hiểm hoạ và tình trạng dễ bị tổn thương

MARD Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường

MOF Bộ Tài chính

MOFA Bộ Ngoại giao

MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư

NDM-P Đối tác giảm nhẹ thiên tai

NEX Quốc gia điều hành

NGO Các tổ chức

OOG Văn phòng Chính phủ

NPD Giám đốc Dự án quốc gia

NGO Tổ chức phi chính phủ

PPC Uỷ ban Nhân dân tỉnh

PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia

QLRRTH Quản lý rủi ro thảm họa

RC Chữ thập đỏ

UNDAF Khuôn khổ hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

UNFPA Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc

UNISDR Chiến lược Quốc tế về Giảm nhẹ Thiên tai Liên Hiệp Quốc

VNRC Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

WB Ngân hàng thế giới

WU Hội Liên Hiệp Phụ Nữ

Page 3: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

3

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

1. Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình

Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Trong 10 năm qua thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 7.537 người và ước thiệt hại khoảng 40,835 tỉ đồng. Là quốc gia có vị trí địa lý đa dạng và chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai, vì vậy điều cần thiết đối với Chính phủ và các cơ quan địa phương là xây dựng chiến lược Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng vùng địa lý và các nhóm dân cư. Lũ quét song hành với sạt lở đất trước đây được nhìn nhận là thiên tai ―cục bộ‖ không có ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội và không được chú trọng nhiều. Gần đây, Chính phủ đã nhận thấy mối đe doạ của lũ quét và sạt lở đất với tần suất và mức độ ảnh hưởng ngày càng rộng xảy ra ở rất nhiều khu vực tại Việt Nam. Trước đây chỉ có một vài trận lũ quét xẩy ra ở một vài địa điểm nhưng trong 10 năm qua các thiên tai này xảy ra hàng năm tại gần một nửa tỉnh thành tại Việt Nam5. Những thiệt hại do lũ quét và sạt lở đất gây ra thường ảnh hưởng tới các khu vực miền núi hẻo lánh và nghèo nhất của đất nước, nơi rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong 10 năm qua theo ước tính của chính phủ thì 6% số lượng tỉ vong vì thiên tai là do lũ quét và thiệt hại kinh tế do lũ quét khoảng 5%. Rất khó để có được con số ước lượng thiệt hại chính xác, nhưng chắc chắn là lũ quét có ảnh hưởng đáng kể lên các nhóm dân tộc thiểu số, là những người dân nghèo nhất.6 Lũ quét cũng là nguyên nhân gây ra sự tàn phá môi trường nghiêm trọng tại các lưu vực sông và các khu vực sinh thái nhạy cảm, làm gia tăng các vấn đề trong tiếp cận nguồn nước, xói mòn và tác động bất lợi đối với sự đa dạng sinh thái. Những ảnh hưởng về môi trường ở các khu vực vùng cao như trên không được tính đến trong đánh giá thiệt hại, điều này có thể góp phần làm gia tăng tác động của các loại hình thiên tai này đối với cả khu vực vùng cao và vùng thấp làm cho việc đánh giá tác động thực sự của lũ quét rất khó khăn. Sự xuất hiện và tính tàn phá của lũ quét do lượng mưa, mực nước và dòng sông, sự thẩm thấu nước của đất, sự xói mòn và các nhân tố khác làm cho công tác cảnh báo và dự báo sớm gặp nhiều khó khăn thử thách hơn là các loại hình thiên tai khác. Đặc biệt, với địa hình miền núi xa xôi hẻo lánh, hệ thống đường xá còn nghèo nàn, việc tiếp cận tới các khu vực dân cư, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số rất khó khăn, cả trong công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa thảm họa cũng như cứu trợ khẩn cấp khi thiên tai xẩy ra. Hiện nay, còn thiếu các số liệu về nghiên cứu và thực tiễn để xác định cơ chế cảnh báo sớm có hiệu quả đối với lũ quét. Các phương pháp tiếp cận để cộng đồng chuẩn bị tốt hơn, tự bảo vệ tính mạng và tài sản của họ cũng như xác định các yếu tố rủi ro để lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại các cấp ở địa phương chưa được thử nghiệm và tuyên truyền. Hơn nữa, trong khi các nguồn lực của Chính phủ còn hạn chế, rất nhiều các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực giảm thiểu rủi ro thảm họa (GTRRTH) vẫn chưa đề cập tới các loại hình thiên tai tương đối phức tạp này. Lào Cai

Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc với dân số khoảng 576,850 người, trong đó bao gồm 35% người Kinh, 22% người Mông, 14% người Dao và phần còn lại là từ 23 nhóm dân tộc thiểu số. Tỷ lệ đói ngèo 48,73%, thu nhập bình quân khoảng $170 EUR/năm. Lào Cai là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh, 125 xã được cho là xã cực nghèo và đồng thời có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Rừng chiếm 43% tổng diện tích đất, do vậy đây là một khu vực quan trọng đối với bảo tồn môi trường và đa dạng sinh thái. Sinh kế của người

5 Kể từ 2005, 28 t ỉnh bị ảnh hưởng bởi lũ quét: Bắc Cạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ ,

Quảng Ninh, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái (phía bắc); Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (Bắc Trung bộ) , Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam, Bình Định (miền Trungl), Đak Lak, Kon Tum, Gia Lai (Cao nguyên) and Bình Phước, Kiên Giang, Lâm Đồng. 6 Báo cáo quốc gia về Giảm nhẹ thiên tai của Việt nam (2005). Tại Hội nghị Quốc tế về Giảm nhẹ thiên tai, Kobe-Hyogo, Nhật Bản

Page 4: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

4

dân địa phương ở đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp nhưng khả năng của họ rất hạn chế trong điều kiện là những cộng đồng ở các khu vực xa xôi hẻo lánh nhất. Mùa mưa ở Lào Cai kéo dài khoảng 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10). Do lượng mưa thay đổi hay khả năng hấp thụ nước của đất có thể gây ảnh hưởng đến các cộng đồng địa phương. Bảng 1 thể hiện ước tính thiệt hại do thiên tai gây ra từ 2004—2005. Bảng 1: Ước tính thiệt hại do thiên tai gây ra tại tỉnh Lào Cai từ 2004—2005.

Ảnh hƣởng 2004-2005

Người chết 52

Người bị thương 12 Nhà cửa bị phá huỷ 125

Nhà cửa bị hỏng 1128 Diện tích mùa màng bị thiệt hai 862

Thiệt hại về kinh tế 110 tỉ đồng (EUR 5,445,005) Số hộ dân bị ảnh hưởng 2560

Hai trong số các huyện dễ bị tổn thương nhất là huyện Bát xát và huyện Sa pa. Trong tổng số 52 người thiệt mạng do lũ quét trong giai đoạn 2004-2005, 30 ở Bát xát và 7 ở Sa pa. Hai huyện này cũng chiếm hơn 75% tổng thiệt hại mùa màng. Nhận thức được tác hại của thiên tai, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất đến sinh mạng và đời sống của người dân và sự phát triển bền vững của địa phương, tỉnh Lào cai đã chủ động xây dựng các kế hoạch, đề xuất dự án nhằm huy động nguồn lực cho phòng chống lũ quét trên các địa bàn trọng điểm của tỉnh. Kon Tum

Dân số của Kon Tum là khoảng 340,000 người, 57% dân số trong tỉnh thuộc 15 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, họ có ngôn ngữ và văn hoá khác nhau.Tỷ lệ nghèo trong tỉnh là 21%, nhưng tỉ lệ nghèo tại một số huyện là 36%. Kể từ đầu những năm 1980, khi người dân di cư đến khu vực này, sản xuất nông nghiệp gia tăng và khai thác tài nguyên thiên nhiên đã làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương của người dân địa phương đối với đói nghèo, mất mát các sinh kế truyền thống, thói quen văn hoá, an ninh lương thực và sự thiếu kiểm soát về môi trường và quá trình phát triển. Tất cả các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến tình trạng dễ bị tổn thương của người dân địa phương đối với thiên tai và khả năng đối phó của họ với các loại thiên tai này. Bảng 3: Ước tính thiệt hại do thiên tai gây ra từ 2003-05 tại Kon Tum

Ảnh hƣởng 2003 2004 2005

Người chết 2 0 5 Nhà cửa bị phá huỷ 170 0 64

Nhà cửa bị hư hại 34 N/A N/A Diện tích mùa màng bị thiệt hai 643 2778 1846

Thiệt hại kinh tế (triệu VND) 6,265 21,754 30,519 Thiệt hại kinh tế (EUR) 310,118 1,076,824 1,510,692

Bảng 3 cho thấy thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra gia tăng một cách nhanh chóng. Do đó, gần đây tỉnh đã bắt đầu xây dựng chiến lược trong đó đề cập đến thiên tai bao gồm lũ quét và sạt lở đất, nhưng hiện nay năng lực thể chế của tỉnh để tiếp tục công việc này còn rất yếu. Theo báo cáo về tình hình thiên tai của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Kon Tum đã nhận thấy các chương trình quản lý thiên tai hiện tại chỉ là ứng phó ban đầu và hệ thống phòng chống và giảm nhẹ thiên tai còn rất yếu.

Page 5: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

5

2. Các chiến lược/ kế hoạch/ chương trình liên quan của Chính phủ7

Dự thảo Chiến lược GTRRTT đang được trình lên Bộ Nông nghiệp và phát triên nông thôn (MARD) nhấn mạnh tới lũ quét và sạt lở như là những loại hình thảm họa đang gia tăng và cần được chú ý đặc biệt

Chiến lược phát triển các khu vực miền núi của Chính phủ trong đó nhấn mạnh tới giảm rủi ro thiên tai, giảm tính dễ bị tổn thương, đặc biệt của đồng bào dân tộc thiểu số

Đã có một vài nghiên cứu và hội thảo về lũ quét và sạt lở đất được thực hiện ở cấp Trung ương. Chính phủ, qua MARD, đang tiến hành một nghiên cứu về các hiểm hoạ ở các khu vực có nguy cơ bị bị tổn thương cao nhằm đưa ra chính sách và chương trình đề cập đến các vấn đề này. Nghiên cứu này dự kiến được hoàn thành trong năm 2007.

Chính phủ cũng đã phê duyệt và Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) đang thực hiện một dự án nghiên cứu tính khả thi nhất về hệ thống cảnh báo sớm để dự báo lũ quét dọc theo 37 lưu vực sông. Kế hoạch ban đầu của dự án trước tiên là xây dựng hai trạm đo mưa tự động thí điểm tại Yên Bái vào cuối năm 2006. Tuy nhiên hoạt động này sẽ không tập trung vào các nhu cầu cụ thể của các cộng đồng ở những nơi có nguy cơ và cũng không có kế hoạch xây dựng năng lực cho cộng đồng.

3. Các bài học phù hợp rút ra từ Chương trình Hợp tác Quốc gia trước đây

UNDP cần tăng cường các hoạt động ủng hộ chính sách (cấp TƯ và địa phương) để thúc đẩy sự chuyển biến tư duy hướng tới một chương trình nghị sự GTRRTH ―mới‖ và những cách thức cụ thể để thực hiện chương trình nghị sự này dựa trên kinh nghiệm quốc tế. Chương trình nghị sự GTRRTH mới này bao gồm nhiều yếu tố: (i) mở rộng sự tập trung vào lũ bão ra nhiều loại hình thảm họa đang có xu hướng gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng tới nhiều khu vực, ví dụ lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, vv; (ii) trên cơ sở năng lực tương đối tốt cho sẵn sàng ứng phó và hỗ trợ khẩn cấp, tiến tới xây dựng đánh giá hiểm họa, rủi ro trong dài hạn và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và (iii) thúc đẩy sự tham gia, phối hợp và học hỏi lẫn nhau của ―cộng đồng GTRRTH‖ thay vì ứng phó cục bộ trong từng ngành. Rất nhiều các cơ quan liên quan tới GTRRTH nhận thức được sự cần thiết phải gắn kết các can thiệp GTRRTH với phân tích tính dễ bị tổn thương, nghèo đói và tầm quan trọng của các nhân tố phi công trình trong giảm thiểu rủi ro. Các cơ quan này biết rằng họ được trông đợi để thực hiện chương trình nghị sự GTRRTH tổng hợp mới, tuy nhiên lại không biết phải làm thế nào. Điều này có nghĩa là việc xây dựng năng lực trong tương lai của UNDP cần phải chuyển từ chuyển giao công nghệ sang phát triển năng lực điều phối, phân tích chính sách, trao đổi thông tin và học hỏi nhằm lồng ghép thực sự GTRRTH và các vấn đề liên quan tới giảm thiểu rủi ro và giảm nghèo vào các chương trình của mình.

UNDP cần tăng cường mạnh mẽ hỗ trợ phát triển năng lực cấp tỉnh huyện và xã, hỗ trợ cơ quan điều phối GTRRTH tại tỉnh, ví dụ Ban chỉ huy PCLB tỉnh, như là cơ quan ra quyết định chính. Việc xây dựng năng lực này cần dựa trên các hoạt động đã có của các cơ quan cấp trung ương và vùng, phù hợp với các chủ trương phi tập trung hóa của Việt Nam hiện nay và sự nhìn nhận vai trò ngày càng tăng của cấp tỉnh trong việc xác định nhu cầu và quản lý hoạt động của mình. Hỗ trợ phát triển năng lực cấp tỉnh và các cấp dưới cần được thực hiện qua (a) ‗học vào‘, thúc đẩy nhận thức về kinh nghiệm phù hợp với những dự án này, (b) ‗học ra‘ đảm bảo rằng kinh nghiệm của những dự án thí điểm này được chuyển tải vào chính sách và kế hoạch (nhất là cấp tỉnh), và (c) ‗học qua‘ thông qua trao đổi kinh nghiệm giữa các dự án thí điểm và các cơ quan trong nước khác.

Kinh nghiệm sâu rộng của UNDP trong lĩnh vực GTRRTH ở Việt Nam có nghĩa là UNDP có trọng lượng đáng kể cho dù quy mô tài chính của chương trình thực tế có hơi khiêm tốn. Để khai thác thế đòn bẩy tiềm năng độc đáo của UNDP trong việc thúc đẩy một chương trình nghị sự ‗mới‘ về GTRRTH trong tương lai, điều quan trọng là phải duy trì sự độc lập và linh hoạt hơn nữa để thúc đẩy các sáng kiến chiến lược và sử dụng nguồn lực có hạn theo lối xúc tác.

7 Bao gồm các nguyên tắc chỉ đạo, chính sách, chiến lược, chương trình, dự án và hoạt động.

Page 6: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

6

UNDP cần dựa vào năng lực đã được xây dựng từ các dự án và sáng kiến trước đây. Điều này đòi hỏi UNDP thể hiện rõ hơn làm thế nào để những nỗ lực xây dựng năng lực của UNDP sẽ đóng góp vào và làm gia tăng những đầu tư và xây dựng năng lực khác của Chính phủ, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á và các nhà tài trợ và các tổ chức Phi chính phủ (NGO) khác.

Các dự án UNDP đã thực hiện trước đây (ví dụ dự án Giảm thiểu rủi ro thủy tai tại tỉnh Bình Định và TP Đà nẵng trong khuôn khổ Đối tác giảm nhẹ thiên tai (NDM-P) đã chỉ ra rằng việc kết hợp tốt giữa xây dựng năng lực, đặc biệt là năng lực thể chế của UNDP với hỗ trợ kỹ thuật từ NGO là mô hình hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đem lại những kết quả khả quan, đặc biệt cho các hoạt động huy động và xây dựng năng lực cộng đồng.

4. Hợp tác phát triển với những nhà tài trợ khác trong ngành liên quan

UNDP đã xây dựng quan hệ đối tác với nhiều nhà tài trợ song phương và đa phương thông qua hơn 15 năm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong lĩnh vực GTRRTH.

Cùng với một số các nhà tài trợ khác, UNDP đã và đang tích cực hỗ trợ NDM-P. Hỗ trợ của UNDP cho việc thực hiện Kế hoạch hoạt động của NDM-P tới năm 2008 rất quan trọng cho giai đoạn mới này của Đối tác. Thông qua Đối tác, UNDP sẽ tiếp tục các nỗ lực phối hợp với các nhà tài trợ, bao gồm cả việc huy động sự tham gia và đóng góp cho các sáng kiến của UNDP. UNDP, UNICEF, WHO và FAO đóng vai trò tích cực trong các cơ chế điều phối khác nhau trong lĩnh vực GTRRTH (ví dụ Nhóm công tác về phòng chống thiên tai – DMWG).

Liên hợp quốc/UNDP không có nguồn lực lớn. UNDP được nhìn nhận như sau: (i) tổ chức có vị thế đặc biệt trong đưa ra các vấn đề với Chính phủ và huy động sự tham gia của các đối tác quốc tế vào các đối thoại chính sách đó cũng như thực thi các hoạt động cụ thể; (ii) đóng góp chính cho điều phối và hỗ trợ Chính phủ trong điều phối; (iii) đóng vai trò chủ chốt trong xây dựng năng lực cho GTRRTH.

UNDP đã hợp tác chặt chẽ với Chương trình phòng ngừa thảm họa thuộc Ban phòng chống thiên tai của Văn phòng các vấn đề nhân đạo của Cộng đồng châu Âu (DIPECHO) trong các chương trình cho khu vực Đông Nam Á. Dự án được đề xuất này nằm trong khuôn khổ Chương trình lần thứ 5 của DIPECHO cho khu vực.

5. Lợi thế so sánh của UNDP

UNDP có vai trò trong xây dựng năng lực cho giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và đã xây dựng 6 chương trình nghị sự với các vấn đề đang nảy sinh trong GTRRTH được đưa ra trong báo cáo: ―Giảm thiểu rủi ro thảm họa: Một thách thức với Phát triển‖ (2005). Để đạt được những chương trình nghị sự này, UNDP tập trung vào ba lĩnh vực : (a) Phòng và giảm thiểu rủi ro thiên tai, (b) phục hồi, và (c) khôi phục lại các dịch vụ xã hội cơ bản. UNDP Việt Nam đã tiến theo 3 định hướng này.

UNDP thường thay mặt cho Ban thường trực liên cơ quan (IASC) - một cơ quan điều phối các tổ chức LHQ cũng như các đối tác hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo không thuộc LHQ, dẫn đầu các hoạt động phục hồi. Tại các quốc gia, UNDP là cơ quan chủ trì Nhóm quản lý thảm họa của LHQ. UNDP Việt Nam đã tích cực thúc đẩy sự liên kết giữa các cơ quan trong nước và hỗ trợ kỹ thuật của LHQ cũng như các cơ quan khác và đối tác của họ. Đặc biệt UNDP cần dựa trên kinh nghiệm làm việc với các tổ chức LHQ khác trong cùng nhau tăng cường ứng phó khẩn cấp và lồng ghép GTRRTH vào các chương trình chính của LHQ.

UNDP là một trong những cơ quan quốc tế đầu tiên đóng vai trò chủ đạo trong hỗ trợ xây dựng năng lực phòng chống thiên tai ở Việt Nam, ở cấp trung ương và địa phương. Hỗ trợ của UNDP được thực hiện thông qua phương thức Quốc gia điều hành (NEX) với tính chủ động cao của quốc gia và sự lồng ghép tốt vào các hệ thống quản lý trong nước.

Page 7: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

7

UNDP đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với xã hội dân sự (trong nước và các tổ chức NGO, các tổ chức đoàn thể bao gồm Chữ thập đỏ Việt Nam). UNDP cũng có quan hệ tốt và ngày càng được củng cố với một số địa phương - đặc biệt là với UBND cấp tỉnh, huyện, xã. UNDP đã chứng tỏ rằng có khả năng thúc đẩy sự liên kết giữa cấp TƯ, địa phương và kết hợp các phương pháp tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên. Sự kết hợp này có vai trò quan trọng trong khởi xướng và duy trì các biện pháp GTRRTH trong dài hạn.

UNDP cũng có uy tín và năng lực trong việc thúc đẩy các cơ quan quốc tế và các đối tác trong nước của họ xác định các vấn đề của địa phương và đưa những vấn đề này lên thảo luận ở các qui trình lập chính sách cấp trung ương.

UNDP có các chương trình quan trọng phối hợp với các cơ quan Chính phủ về xóa đói giảm nghèo, nâng cao bình đẳng xã hội và tăng cường quản trị nhà nước. UNDP có vị trí tốt để đưa ra sáng kiến và tăng cường sự lồng ghép GTRRTH vào các nỗ lực phát triển khác, cùng với các đối tác Việt Nam – như Chương trình quốc gia về XĐGN và chương trình Cải cách hành chính.

UNDP đã tích cực gắn kết chương trình quốc gia với mạng lưới tri thức và kinh nghiệm cấp vùng và toàn cầu nhằm thúc đẩy GTRRTH như là một phần không tách rời của quá trình phát triển.

6. Các vấn đề mà dự án sẽ giải quyết

Nâng cao năng lực đánh giá hiểm họa, tính dễ tổn thương (HCVA) và năng lực phòng chống lũ quét/sạt lở đất tại các khu vực miền núi, thông qua thí điểm tại hai tỉnh: Hiện nay, còn thiếu những số liệu, thông tin về hiểm họa, rủi ro thiên tai nói chung và lũ quét nói riêng, đặc biệt là những thông tin về tính dễ bị tổn thương và khả năng phòng chống của các nhóm dân cư khác nhau tại cấp cộng đồng miền núi (bản, xã, huyện). Vì vậy, chưa xây dựng được nhiều biện pháp thực tiễn để giúp người dân và chính quyền địa phương chủ động phòng chống loại hình thảm họa này. Trong các đánh giá ban đầu của dự án, ngoài mục tiêu thu thập thông tin cho việc xác định các biện pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp, dự án sẽ chú trọng tới việc huy động sự tham gia của cán bộ địa phương và người dân, đào tạo về phương pháp luận và xây dựng kỹ năng cho cán bộ và người dân địa phương nhằm giúp xây dựng năng lực tại chỗ cho hoạt động quan trọng này trong GTRRTH.

Xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro hiệu quả, phù hợp thực tiễn với sự tham gia của cộng đồng bao gồm thí điểm các cơ chế cảnh báo sớm tới người dân: Các nỗ lực giảm nhẹ thiên tai cho tới nay tập trung nhiều vào các khu vực đất thấp (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu long và miền Trung). Còn có rất ít kinh nghiệm trong xây dựng các biện pháp phù hợp cho các loại hình thảm họa ở vùng núi và cho cộng đồng các dân tộc thiểu số. Đặc biệt đối với lũ quét, ngoài các hoạt động nghiên cứu, cảnh báo ở cấp vĩ mô và biện pháp di dời, cần có thêm các biện pháp tổng hợp, gắn kết GTRRTH với sinh kế, xóa đói giảm nghèo và dựa trên kinh nghiệm của người dân. Cùng với tăng cường năng lực của cộng đồng và chính quyền địa phương nhằm xây dựng các kế hoạch GTRRTH cho xã/bản, dự án sẽ cung cấp một khoản ngân sách và cùng tìm kiếm các nguồn ngân sách khác để giúp cộng đồng thực hiện những biện pháp giảm thiểu rủi ro ưu tiên được cộng đồng xác định, bao gồm cả các công trình qui mô nhỏ.

Thúc đẩy cách tiếp cận tổng hợp và lồng ghép quản lý rủi ro thảm họa như là một phần của quá trình phát triển địa phương: Dự án sẽ tập trung vào xây dựng năng lực các cấp ở địa phương trong việc đánh giá hiểm họa, rủi ro và các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc đưa ra các biện pháp GTRRTH trong các chính sách, chương trình chung và theo ngành. Đây là thách thức lớn đòi hỏi cam kết mạnh mẽ của chính quyền địa phương và các hoạt động phát triển thể chế song song với công tác đào tạo, xây dựng năng lực nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho phương pháp tiếp cận này.

Thúc đẩy việc chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các địa phương, các cộng đồng, đóng góp vào quá trình hoạn thiện chính sách GTRRTH, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất: Dự án sẽ chú trọng tới vấn đề này dựa trên cơ sở (i) bài học thu được từ chương trình hợp tác trước đây, (ii) với mục tiêu thí điểm và mức ngân sách cũng như phạm vi khiêm tốn của

Page 8: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

8

dự án; và (iii) tìm ra các giải pháp hiệu quả cho giảm thiểu nguy cơ lũ quét và sạt lở đang là vấn đề quan tâm của chính phủ, nhiều ngành và nhiều địa phương. Việc tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm cũng như các bài học thu được từ quá trình thực hiện dự án sẽ thúc đẩy khả năng ứng dụng các bài học này tại các địa phương khác.

II. TỔNG QUAN DỰ ÁN

1. Báo cáo tóm tắt về dự án

Mục tiêu của dự án: Giảm những tác động có hại của thiên tai đối với người dân dễ bị tổn

thương, dẫn tới giảm tình trạng tái nghèo đặc biệt là ở những khu vực vùng cao nơi lũ quét và sạt lở đất là những loại thiên tai thường xuyên xảy ra. Mục tiêu cụ thể của dự án: Giảm tình trạng dễ bị tổn thƣơng tại 06 xã vùng cao thông qua sự cải tiến đáng kể về năng lực và thể chế của các đối tác chính tại các cấp trung ương, tỉnh,

huyện và cộng đồng, trong đó đề cập đến lũ quét và sạt lở đất và các hiểm hoạ khác tại các khu vực vùng cao Việt Nam. Các kết quả cần đạt đƣợc: Kết quả 1: Năng lực của tập huấn viên cấp tỉnh, huyện, xã cũng như các công cụ và phƣơng pháp được cải thiện nhằm đánh giá rủi ro, lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro và tuyên truyền lồng

ghép vào quản lý thảm hoạ có sự tham gia của cộng đồng. Kết quả 2: Nâng cao nhận thức, năng lực và ứng dụng thực tiễn trong giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương đối với lũ quét, sạt lở đất và các thiên tai khác tại 6 xã địa bàn dự án và nâng cao một cách đáng kể khả năng giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương tại tất cả các cộng đồng vùng cao Kết quả 3: Nâng cao năng lực thể chế cho việc lồng ghép CBDRM và lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong chiến lƣợc, kế hoạch và ngân sách hàng năm về phát triển kinh tế xã

hội ở cấp trung ương, tỉnh và huyện, đặc biệt đối với việc giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương đối với lũ quét, sạt lở đất và trong việc hợp tác với các đối tác khác. Các nhóm hoạt động chính:

Đánh giá hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực (HCVA) cho GTRRTH

Đào tạo cho tập huấn viên (TOT)

Xây dựng bản đồ hiểm hoạ lũ quét và sạt lở đất.

Xây dựng năng lực địa phương nhằm xây dựng kế họach GTRRTH, xác định ưu tiên và tổ chức thực hiện các kế hoạch này

Thực hiện các biện pháp/công trình giảm nhẹ thiên tai quy mô nhỏ do cộng đồng xác định ưu tiên từ kế hoạch GTRRTH của thôn/bản. Cùng với quá trình này là các hoạt động đào tạo, xây dựng năng lực tự chủ của cộng đồng trong lập kế họach, huy động nguồn lực và giám sát quá trình thực hiện.

Thí điểm xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm lũ quét và sạt lở cho cộng đồng

Tổ chức tham quan, trao đổi cho cán bộ địa phương và cộng đồng ở dự án tới các dự án GTRRTT khác trong nước, tổ chức các hội thảo trao đổi về kết quả cũng như bài học thu được từ dự án.

2. Đóng góp của dự án vào các Kết quả dự kiến của Chương trình quốc gia 2006-2010

Tổng ngân sách dự trù của Chương trình quốc gia cho lĩnh vực Giảm thiểu rủi ro thảm họa (GTRRTH): USD 6,000,000

Page 9: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

9

Ngân sách dự án: USD 550,879

Đóng góp của Cộng đồng chung Châu Âu: USD 523,692

Kết quả dự kiến của

Chƣơng trình quốc gia

Kết quả dự kiến

của dự án

Các chỉ số kết quả dự án

1. Xây dựng, thông qua và lồng ghép các

chiến lược và chính sách quốc gia về giảm nhẹ rủi ro thiên

tai có hiệu quả vào các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh

tế -xã hội, cấp ngành và quốc gia

Kết quả 3: Nâng cao năng lực thể

chế cho việc lồng ghép CBDRM và lập kế hoạch giảm

nhẹ rủi ro thiên tai trong chiến lƣợc, kế hoạch và ngân

sách hàng năm về phát triển kinh tế xã hội ở cấp trung

ương, tỉnh và huyện, đặc biệt đối với việc giảm nhẹ

tình trạng dễ bị tổn thương đối với lũ quét, sạt lở đất và

trong việc hợp tác với các đối tác khác.

Xây dựng tiến độ và cơ chế phối hợp Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng với các chiến lược và

chương trình mới ở cấp trung ương và tỉnh về giảm nhẹ nguy cơ lũ quét và sạt lở đất

20 cán bộ cấp trung ương, tỉnh và huyện được đào tạo

về Đánh giá hiểm họa, năng lực và tình trạng dễ bị tổn thương; và được đào tạo về sử dụng được công cụ trong việc quản lý nguy cơ lũ quét và sạt lở đất

5 hội thảo cấp quốc gia và địa phương về những kinh nghiệm thực tiễn trong Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, với sự tham gia của nhiều đại biểu các cấp khác nhau và các thành viên hội đồng khoa học.

6 bài báo, ấn phẩm và các sự kiện tuyên truyền cụ thể về những kinh nghiệm thực tiễn trong Quản lý Rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại các vùng cao

Các kiến nghị của dự án (sẽ) được các chính quyền tỉnh và huyện chấp thuận trong trong các bản chiến lược, kế hoạch và ngân sách hàng năm của địa

phương.

Ngân sách do chính quyền tỉnh và huyện đóng góp cho quá trình triển khai các biện pháp ưu tiên nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

2. Tăng cường năng

lực quản lý rủi ro thiên tai của chính quyền các địa

phương, tổ chức xã hội, cộng đồng và người dân để

giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai về mặt xã

hội, kinh tế và môi trường, đặc biệt là ở các tỉnh có mức

độ rủi ro đang gia tăng do hiện tượng biến đổi khí

hậu

Kết quả 1: Năng

lực của tập huấn viên cấp tỉnh, huyện, xã cũng

như các công cụ và phƣơng pháp được cải thiện

nhằm đánh giá rủi ro, lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro và

tuyên truyền lồng ghép vào quản lý thảm hoạ có sự

tham gia của cộng đồng.

Bản đồ thiên tai lũ quét và sạt lở đất dễ sử dụng cho 6

xã.

Tài liệu và công cụ tập huấn tập huấn giảng viên (TOT) và tập huấn cho cộng đồng vùng cao.

20 giảng viên cấp tỉnh, huyện, xã có kiến thức và kỹ năng thực hiện đào tạo và hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng và cán bộ địa phương trong việc lập và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

25 thành viên Nhóm DMWG, CCFSC và các cơ quan liên quan khác bao gồm các đối tác của DIPECHO cam kết trong việc xem xét lại các tiếp cận / tài liệu tập huấn

về Quản lý rủi ro thảm họa (QLRRTH) dựa vào cộng đồng và thảo luận về các bước tiếp theo.

Họp và thảo luận định kỳ giữa cán bộ huyện, tỉnh và

đại diện của cộng đồng ở mỗi tỉnh, giữa các tỉnh thuộc địa bàn dự án và với các đối tác khác. (huyện/ xã – 10 cuộc họp; tỉnh – 3 hội thảo và 1 đánh giá chương trình;

1 sự kiện cấp quốc gia)

10-15 bài học chất lượng và chia sẻ về kinh nghiệm làm việc với cộng đồng vùng cao và các nhóm dân tộc thiểu số.

Kết quả 2: Nâng

cao nhận thức, năng lực và ứng dụng thực tiễn

trong giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương đối với lũ quét, sạt

lở đất và các thiên tai khác tại 6 xã địa bàn dự án và nâng

cao một cách đáng

1000 người được nâng cao nhận thức về các loại thiên

tai ở địa phương.

60 thôn bản tại 6 xã có kế hoạch GTRRTH được phê duyệt và triển khai, bao gồm các phương pháp cảnh

báo sớm

30% dân số các thôn bản trong 6 xã tham gia vào tập huấn quản lý dự án, đánh giá rủi ro và t ính dễ bị tổn thương, lập kế hoạch hành động và thực hiện

GTRRTH; được phân loại theo giới, độ tuổi và nhóm dân tộc

180 cán bộ lãnh đạo cấp xã và các cán bộ thuộc cơ

Page 10: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

10

kể khả năng giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương tại tất cả

các cộng đồng vùng cao

quan truyền thông được đào tạo về lập kế hoạch Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và có thể áp dụng kiến thức trong việc thực hiện dự án

Số lượng nguồn lực do người dân/ cộng đồng địa phương đóng góp trong quá trình thực hiện kế hoạch (về nhân lực và tài chính) (10% chi phí cho các dự án

qui mô nhỏ)

3. Nâng cao năng lực thể chế của các cơ quan quốc gia và

các tổ chức cộng đồng để có thể cảnh báo sớm

thiên tai có hiệu quả, phối hợp tốt với các tổ chức

quốc tế và đúc rút bài học kinh nghiệm từ công

tác quản lý rủi ro thiên tai.

3. Cấu trúc dự án

Dự án sẽ được thực hiện tại hai tỉnh Lào Cai và Kon Tum với UBND Lào Cai đóng vai trò là Cơ quan chủ quản và UBND tỉnh Kon Tum là Cơ quan đồng thực hiện. Dự án sẽ hoạt động trong khuôn khổ Chương trình hành động quốc gia của UNDP, qua đó, các cơ quan quản lý viện trợ của Chính phủ và UNDP sẽ theo dõi quá trình dự án đóng góp vào các kết quả và đầu ra của Chương trình quốc gia. 4. Cấu trúc ngân sách mang tính định hướng

Cấu trúc ngân sách Dự trù

NS (USD)

% Cơ sở phân bổ

Hỗ trợ kỹ thuật:

o Trong nước: 110,000 19

o Quốc tế 27,300 5

Thiết bị/ vật tư 56,030 10 Bao gồm thiết bị văn phòng cho BQL dự án

và tổng NS $39,000 nhằm thực hiện các ưu tiên được xác định trong Kế hoạch

GTRRTH của thôn/bản

Đào tạo 184,000 34

Thầu phụ 30,290 5.5 Lập bản đồ nguy cơ cho 6 xã và thử nghiệm

hệ thống cảnh báo sớm đến cộng đồng

Các chi phí quản lý

o Nhân viên dự án 46,800 8 Nhân viên 2 BQL dự án

o Giám sát và đánh giá dự án 16,500 3 Chi phí giám sát, kiểm toán và đánh giá

cuối cùng

o Các chi phí hành chính khác 38,500 7 Bao gồm chi phí hành chính cho CECI, chi phí của các BQL dự án, đi lại và chi phí cho

truyền thông

o UNDP GMS 36,582 7

TỔNG 550,589 Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào tỷ

giá giữa EUR và $

Page 11: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

11

Ghi chú: Cấu trúc ngân sách này không tính tới EUR 50,400 (US$ 62,520) là đóng góp bằng tiền mặt theo hình thức song song của UNDP nhằm trả một phần lương cho cán bộ UNDP (kể cả cố vấn kỹ thuật)

cho thời gian những cán bộ này đóng góp vào dự án. Tính cả khoản NS này, tổng NS dự án (theo đề xuất với nhà tài trợ) là EUR 473,930, tương đương với US$ 616,109

III. CHIẾN LƢỢC DỰ ÁN

1. Phƣơng pháp tiếp cận chiến lƣợc chung.

Đƣa ra tiêu chí rõ ràng cho việc lựa chọn cộng đồng và xác định các hoạt động phù hợp của dự án:

Các tiêu chí sau đã được sử dụng trong việc lựa chọn các địa điểm/đối tượng hưởng lợi của dự án: (i) tình trạng dễ bị tổn thương bởi lũ quét và sạt lở; (ii) rất ít hay gần như là chưa có cơ quan/tổ chức nào triển khai hoạt động về GTRRTH, cụ thể là về lũ quét và sạt lở đất; (iii) cộng đồng tại các huyện và xã tại các khu vực xa xôi hẻo lánh có nhu cầu xây dựng khả năng tự phòng chống và ứng phó với thiên tai; (iv) đưa các hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai tới các nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam; (v) cơ hội để ứng dụng các hoạt động trình diễn và duy trì mô hình cao tại các huyện, tỉnh được lựa chọn. Ví dụ, chính quyền tỉnh Lào Cai chủ động cam kết sẽ chú trọng đến các loại hình hiểm hoạ và có một chương trình tại tỉnh sẽ học hỏi những kinh nghiệm có được từ dự án thí điểm này; (vi) các hoạt động trình diễn có tiềm năng nhân rộng và tác động đến chính sách; và (vii) Các tỉnh là khu vực trọng điểm về hỗ trợ của Liên hiệp quốc/chương trình phát triển liên hiệp quốc (UN/UNDP) tại Việt Nam. Đây là nơi mà UN/UNDP và/hoặc CECI có một số hiểu biết nhất định về tình hình địa phương và thiết lập mối quan hệ đối tác với chính quyền địa phương. Ngoài ra, các chương trình, dự án hỗ trợ khác của UN/UNDP còn có tiềm năng được sử dụng như là cơ sở để bổ sung và nhân rộng các nỗ lực của dự án.

Phƣơng pháp tiến cận theo giai đoạn để đảm bảo tính bền vững

Tính đến bản chất phức tạp của thiên tai và địa bàn thực hiện dự án, có thể thấy trước được dự án cần được thực hiện trong ít nhất là 2 giai đọan và giai đoạn tiếp theo là một giai đoạn mang tính chiến lược của dự án. Trọng tâm của giai đoạn 1 trong vòng 15 tháng sẽ tập trung vào:

- Đánh giá sâu, đánh giá hiện trạng và HCVA để nhìn nhận ra các vấn đề và tính năng động giữa các cộng đồng

- Xây dựng các cơ chế làm việc với cộng đồng để đảm bảo cộng đồng và chính quyền địa phương tham gia đầy đủ vào phương pháp tiếp cận dự án

- Đào tạo cho tập huấn viên - Đạo tạo thí điểm cho cộng đồng và những người xây dựng/triển khai kế hoạch hành

động GTRRTH - Khảo sát các cơ hội thiết kế và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm dựa trên cộng đồng

đối với lũ quét và sạt lở đất - Các hoạt động ban đầu cho vận động và tư vấn chính sách để giúp Chính phủ giải

quyết các vấn đề về lũ quét và sạt lở đất .

Việc đánh giá vào cuối giai đoạn, bên cạnh việc xem xét đến quá trình triển khai dự án để đạt được mục tiêu, dự án sẽ tập trung vào hỗ trợ phản ánh ý kiến của các biên liên quan về phương pháp tiếp cận cũng như các kết quả ban đầu của dự án (tài liệu đào tạo, chất lượng của tập huấn viên, các kế hoạch hành động về GTRRTH/QLRRTH dựa vào cộng đồng, cơ chế để thực hiện kế hoạch hành động, các bài học kinh nghiệm và các lĩnh vực cần cải tiến). Sẽ là quá tham vọng khi trông đợi hợp nhất các kinh nghiệm có được để nhân rộng ra các khu vực khác sau khi kết thúc giai đoạn này, cũng như đề cập đến các loại hình khác về lũ quét.

Giai đoạn 2 sẽ đi sâu vào các hoạt động tại các xã hiện tại bằng cách:

Page 12: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

12

- Tiếp tục đào tạo và nâng cao nhận thức với trọng điểm là đào tạo lâu dài về quản lý rủi ro và các lựa chọn sinh kế như đã đựợc xác định trong kế hoạch hành động DRR.

- Thể chế hoá kế hoạch hành động GTRRTH/QLRRTH dựa vào cộng đồng, cơ chế thực hiện và lồng ghép chúng vào các chương trình phát triển và giảm đói nghèo khác.

- Nhân rộng mạng lưới tập huấn viên và hỗ trợ viên tới tận cấp thôn/bản. Giai đoạn này cũng tính đến việc mở rộng phạm vi dự án ra một số huyện/xã trong địa bàn tỉnh và thể chế hoá tại cấp huyện/tỉnh để đảm bảo việc nhân rộng và tính bền vững. Có thể giai đoạn này là bước đi ban đầu tìm ra cơ hội lồng ghép DRR/CBDRM vào chương trình 135 để xác định nghiên cứu rộng hơn về các chính sách hiện tại và các chương trình, chính sách đã được lên kế hoạch tại cấp tỉnh để xác định cơ chế về lồng ghép bao gồm tập huấn cho cán bộ của các ban nghành liên quan. Tại cấp trung ương, việc vận động sẽ tiến thêm một bước và tập trung cụ thể hơn (xác định các chính sách và chương trình quốc gia để lồng ghép các đề xuất dự án …)

Tập trung vào xây dựng năng lực các cấp ở địa phƣơng và từng bƣớc thể chế hóa các qui trình GTRRTH mới

Chuyển giao kiến thức và kỹ năng, cả trong lĩnh vực GTRRTH và quản lý dự án theo NEX sẽ là trọng tâm xuyên suốt của tất cả các hoạt động dự án. Cơ quan chủ quản của dự án, cơ quan đồng thực hiện và các đơn vị đầu mối, BQL dự án và CECI sẽ thống nhất cách thức tổ chức thực hiện dự án và từng hoạt động riêng lẻ để đạt được mục tiêu này trong phương pháp tiếp cận.

2. Phƣơng pháp tiếp cận chiến lƣợc đối với các vấn đề liên ngành.

HCVA/DRR và CBDRM – Dự án hướng tới năng lực lâu dài để lồng ghép các hoạt động HCVA

và GTRRTH/QLRRTH dựa vào cộng đồng vào kế hoạch hiện có tại xã/huyện và tỉnh, khuyến khích phương pháp lập kế hoạch từ dưới lên. Trong giai đoạn ban đầu này, cần thiết bắt đầu với các kế hoạch hành động GTRRTH để giới thiệu các ý tưởng và phương pháp. Tuy nhiên, cũng tìm kiếm cơ hội để GTRRTH/QLRRTH dựa vào cộng đồng trở thành một phần trong các chương trình phát triển khác, ví dụ như Chương trình 135 hơn là trở thành một chương trình riêng rẽ. Rất nhiều xã thuộc địa bàn dự án tại hai tỉnh cũng nằm trong Chương trình trọng điểm quốc gia về xoá đói giảm nghèo và Chương trình 135, trong đó chủ yếu là nguồn lực trung ương được triển khai trong vòng từ 5 đến 10 năm tới. Một tỷ lệ phần trăm lớn các xã được cho là dễ bị tổn thương bởi thiên tai. Dự án sẽ bắt đầu tập trung nỗ lực bằng cách tìm kiếm cơ hội để lồng ghép kế hoạch hành động GTRRTH vào quá trình triển khai thực hiện của Chương trình 135. Tuy nhiên, cần đánh giá sâu các mối liên kết, nhu cầu về năng lực của cán bộ Chương trình 135 tham gia vào tập huấn GTRRTH và xây dựng thể chế phù hợp. Bình đẳng giới – bình đảnh giới sẽ đựợc chú trọng trong các đánh giá và các hoạt động của

chương trình để đảm bảo dự án mang lại lợi ích cho cả phụ nữ và nam giới. Thiên tai có ảnh hưởng khác nhau đến phụ nữ và nam giới và họ cũng có vai trò khác nhau trong công tác phòng ngừa và khắc phục thiên tai. Các mối quan tâm của phụ nữ cho công tác phòng ngừa thiên tai khác với nam giới, phụ nữ chú trọng đến sức khoẻ, vệ sinh và quan tâm đến các nhu cầu của trẻ em. Nội dung chương trình tập huấn sẽ được thiết kế trong đó có tính đến sự khác nhau về giới. Tất cả tập huấn với mục tiêu là cải tiến công tác quản lý và năng lực lãnh đạo, trong đó bao gồm một hợp phần về ý thức giới với mục tiêu hướng tới gia tăng bình đẳng giới. Cũng như là chú trọng đặc biệt đến việc xác định sự tham gia của phụ nữ trong tất cả các tập huấn cũng như tỉ lệ cân đối của tập huấn viên nữ giới với tỉ lệ xấp xỉ khoảng 50 %. Công bằng xã hội – Tình trạng dễ bị tổn thương là vấn đề chính mà dự án tập trung. Sự bị gạt

bỏ do sắc tộc hay các nhân tố khác có thể làm gia tăng tình trạng dễ bị tổn thương đối với người dân. Là một phần trong HVCA, dự án cũng tìm kiếm các nhân tố để giảm và làm thế nào để giảm mức độ ảnh hưởng của rủi ro có thể gây ra thiên tai và xây dựng chiến lược phù hợp.

Page 13: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

13

Trẻ em – Tình trạng dễ bị tổn thương của trẻ em được đề cập cụ thể trong HVCA để xác định

ra các kế hoạch đề cập đến giảm nhẹ rủi ro cho trẻ em. Các hoạt động xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức sẽ lồng ghép với các chương trình tập trung trực tiếp vào trẻ em nhằm trang bị cho chúng các phương pháp để giảm nguy cơ bị ảnh bởi thiên tai. IV. PHƢƠNG THỨC THỨC HIỆN DỰ ÁN

1. Cơ cấu thực hiện dự án:

Ban quản lý dự án (bắt buộc): UBND Tỉnh Lào Cai với vai trò là cơ quan chủ quản của dự án

sẽ cử đơn vị thực hiện phù hợp và cán bộ vào chức danh Giám đốc dự án quốc gia (NPD) và Phó Giám đốc dự án quốc gia (nếu cần thiết). NPD sẽ chịu trách nhiệm giải trình với UBND tỉnh/Chính phủ và UNDP về việc sử dụng nguồn lực của dự án tại địa phương mình để đưa ra kết quả đầu ra. NPD được trông đợi là cán bộ cấp Tỉnh nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan và giữa các huyện tham gia vào dự án. UBND tỉnh Lào Cai sẽ thành lập ban quản lý (BQL) dự án ở cấp tỉnh với thành viên từ hai huyện Sa Pa và Bát Xát. BQL dự án, ngoài trách nhiệm thực hiện các hoạt động của dự án tại tỉnh Lài Cai, với sự hỗ trợ của UNDP sẽ chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa 2 tỉnh, tổng hợp các kế hoạch hoạt động và báo cáo của 2 tỉnh thành các báo cáo chung trong khuôn khổ dự án. UBND tỉnh Kon Tum, với vai trò là Cơ quan đồng thực hiện sẽ thành lập Ban quản lý dự án tỉnh. BQL dự án tỉnh dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh Kon tum sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động của dự án tại tỉnh theo văn kiện dự án và đề xuất dự án lên nhà tài trợ cũng như phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Lào Cai và BQL dự án tỉnh Lào Cai nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong thực hiện dự án. Thành viên BQL dự án:

o Giám đốc quốc gia o Quản đốc dự án o Trợ lý kiêm kế toán o

Cán bộ GTRRTH của CECI sẽ tham gia vào các cuộc họp và hoạt động của BQL dự án với chức năng cụ thể là đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa hỗ trợ kỹ thuật của CECI và việc tổ chức thực hiện các hoạt động do BQL đảm nhiệm. Phụ lục 1 đưa ra Điều khoản tham chiếu của các chức danh chủ chốt trong dự án bao gồm Cán bộ GTRRTH của CECI. 2. Điều phối dự án:

Phối hợp giữa hai tỉnh và BQL dự án:

Trên cơ sở trao đổi và thống nhất của hai tỉnh, UBND/đơn vị thực hiện tỉnh Lào Cai sẽ chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động chung của hai tỉnh trong khuôn khổ dự án. Các hoạt động chung này bao gồm: tổng hợp kế hoạch hoạt động và các báo cáo định kỳ, thống nhất thời gian, địa điểm và chủ trì các cuộc họp kiểm điểm dự án với UNDP và các cơ quan quản lý viện trợ chính phủ (kiểm điểm giữa kỳ và cuối kỳ), tổ chức đánh giá cuối cùng, phối hợp tổ chức các hoạt động chung ví dụ hội thảo cấp quốc gia và các hoạt động khác. UNDP sẽ hỗ trợ xây dựng cơ chế giúp tổng hợp báo cáo của hai tỉnh/BQL thành báo cáo chung của dự án và thực hiện các trách nhiệm báo cáo với nhà tài trợ thay mặt cho 2 tỉnh.

Phối hợp giữa BQL dự án, UNDP và CECI:

Page 14: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

14

Giám đốc dự án quốc gia với sự nhất trí của Cơ quan đồng thực hiện và UNDP, ký biên bản thoả thuận với CECI như là một đơn vị thực hiện dự án. Biên bản thỏa thuận này sẽ bao gồm đề cương chi tiết các hỗ trợ kỹ thuật CECI chịu trách nhiệm cung cấp, cơ chế thực hiện cũng như chức năng nhiệm vụ cụ thể của các cán bộ CECI cử tới dự án. BQL dự án với hỗ trợ của UNDP sẽ chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của BQL, các đơn vị liên quan và nhân viên hỗ trợ kỹ thuật của CECI để đảm bảo hoạt động được thực hiện đúng kế hoạch.

Điều phối giữa các cơ quan liên quan tại Việt Nam:

o Giữa Ban quản lý dự án và các sở/ngành liên quan trong cơ quan chủ quản: BQL dự án sẽ có trách nhiệm phối hợp với các sở ngành liên quan trong UBND tỉnh cho việc thực hiện dự án. Sự phối hợp này có thể được chính thức hóa qua quyết định của UBND tỉnh về các cơ quan liên quan tham gia vào dự án.

o Giữa cơ quan chủ quản, các đơn vị thực hiện, ban quản lý dự án, và các cơ quan quản

lý viện trợ của chính phủ: Dự án sẽ được thực hiện trong khuôn khổ CPAP của UNDP, trong đó các cơ quan quản lý viện trợ của chính phủ, UNDP và các cơ quan chủ quản các dự án sẽ cùng nhau theo dõi tiến trình các dự án đạt được kết quả đề ra của mình, theo hướng đóng góp cho các kết quả và đầu ra của CPAP. Cũng trong khuôn khổ này, việc đánh giá thường xuyên của dự án (ví dụ hàng năm), sẽ được thực hiện cùng các dự án GTRRTH khác của UNDP.

o Giữa Cơ quan chủ quản dự án với các cơ quan chuyên môn của Chính phủ về lĩnh vực

phòng chống lũ quét và sạt lở: Dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của Chính phủ như Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT về các lĩnh vực chuyên môn và quản lý nhà nước trong phòng chống lũ quét và sạt lở. Cụ thể, dự án sẽ thường xuyên trao đổi, xin ý kiến đóng góp về kỹ thuật của các cơ quan này hay phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn về các vấn đề về phòng chống lũ quét và sạt lở nhằm đảm bảo chất lượng kỹ thuật cũng như việc trao đổi rộng rãi với các địa phương khác.

Phối hợp với các nhà tài trợ

o Phối hợp với nhà tài trợ chính của dự án, DIPECHO sẽ thông qua văn phòng hỗ trợ kỹ thuật cho khu vực Đông Nam Á của DIPECHO. UNDP sẽ hỗ trợ các cơ quan chủ quản trong việc đảm bảo thông tin liên lạc và tổng hợp báo cáo của dự án để chuẩn bị báo cáo cho nhà tài trợ theo đúng qui định và cam kết trong đề xuất dự án.

o Dự án cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các dự án khác trong khu vực, kể cả trong lĩnh vực GTRRTH hay các lĩnh vực liên quan khác ví dụ xóa đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, cấu phần tại Kon Tum của dự án sẽ được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ với Chương trình chung của UNDP, UNICEF và UNFPA tại Kon Tum hay cấu phần tại tỉnh Lào Cai sẽ được thường xuyên trao đổi với JICA trong quá trình xây dựng dự án Phòng chống lũ quét và sạt lở cho tỉnh Lào Cai do Chính phủ Nhật bản tài trợ đặc biệt là trong việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm tới cộng đồng.

Phối hợp với các tổ chức Phi chính phủ

UNDP và CECI đã tham gia các hoạt động của Nhóm các đối tác của DIPECHO. Thông qua Nhóm này, các hoạt động của dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với các dự án khác do DIPECHO tài trợ, bao gồm cả việc thăm quan học hỏi lẫn nhau và cùng nhau xây dựng các khuyến nghị chính sách trong lĩnh vực GTRRTH, dựa trên kinh nghiệm thu được từ các dự án và các hoạt động nghiên cứu chung.

3. Cơ chế quản lý tài chính

Việt thực hiện dự án sẽ theo phương thức quốc gia điều hành (NEX). Dựa trên kế hoạch hoạt động tổng thể và quí đã được thống nhất giữa NPD và UNDP, UNDP sẽ chuyển tạm ứng quí trực tiếp vào tài khoản của từng BQL tỉnh. BQL dự án mỗi tỉnh sẽ chịu trách nhiệm quản lý tài

Page 15: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

15

chính và chuẩn bị các báo cáo theo Hướng dẫn tạm thời quản lý dự án theo phương thức quốc gia điều hành do Chính phủ và UNDP ban hành tháng 10/2005. Các chi phí của dự án sẽ được kiểm toán cùng với các dự án khác của UNDP theo qui chế NEX hiện hành. UNDP sẽ tuyển dụng công ty kiểm toán và phối hợp hoạt động kiểm toán với BQL dự án tại hai tỉnh.

4. Cơ chế giám sát và đánh giá:

Cơ chế giám sát và đánh giá dự án sẽ tuân thủ các qui định của NEX đã được đưa ra trong Hướng dẫn tạm thời quản lý dự án theo phương thức quốc gia điều hành. Giám sát và đánh giá dự án cũng tuân thủ theo kế hoạch giám sát đánh giá được đưa ra trong đề xuất dự án với nhà tài trợ (xem mục 4.11 của đề xuất dự án) được đưa vào trong phụ lục 2. Bên cạnh đó, giám sát của nhà tài trợ DIPECHO theo hình thức các chuyễn viếng thăm kiểm tra có thể được tổ chức trong 15 tháng hoạt động. Dự án cũng có thể là đối tượng đánh giá tổng thể của DIPECHO về Chương trình chu kỳ 5 nếu DIPECHO yêu cầu. V. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHÁC

Xây dựng chiến lƣợc truyền thông hiệu quả

Đề xuất dự án đã đưa ra một chiến lược và kế họach truyền thông của dự án nhằm hỗ trợ cho các hoạt động ủng hộ chính sách và tạo dựng hình ảnh dự án/các bên tham gia và nhà tài trợ. UNDP sẽ hỗ trợ hai tỉnh trong việc kết nối các hoạt động truyền thông của dự án với các hoạt động truyền thông chung của LHQ tại Việt Nam và cùng với Phòng truyền thông của LHQ, từng bước xây dựng năng lực địa phương cho các hoạt động này.

……..

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lao Cai

Lãnh đạo cơ quan chủ quản ký và đóng dấu ……….

Phó chủ tịch UBND Tỉnh Kon Tum

Lãnh đạo cơ quan đồng thực hiện ký và đóng dấu Phụ lục

Phụ lục 1 – Khung kết quả của dự án Phụ lục 2 - Chỉ số theo dõi đánh giá dự án Phụ lục 3 - Điều khoản tham chiếu các chức danh chủ chốt trong dự án Phụ lục 4 - Đề cương Điều khoản tham chiếu hợp đồng phụ Phụ lục 5 – Danh mục thiết bị cung ứng chính

Page 16: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

16

Phụ lục 1: Khung kết quả dự án: Kèm theo.

Page 17: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

17

Phụ lục 2 – Chỉ số theo dõi đánh giá dự án

Giai đoạn của dự án/nội dung chính để

theo dõi

Các phƣơng pháp và công cụ

theo dõi

Số lƣợng Cơ quan/tổ chức chịu

trách nhiệm

Nguồn tài liệu xác minh

Giai đoạn bắt đầu

Đảm bảo lựa chọn đối tượng và khu vực

hưởng lợi phù hợp

Họp với lãnh đạo xã, huyện và tỉnh

Thảo luận nhóm với các cộng đồng

3/tỉnh

3/thôn/bản

BQL, UNDP, CECI

Tài liệu khởi động dự án

Các báo cáo thực

địa của cán bộ chương trình UNDP

Kết quả kịp thời của

HCVA và đánh giá hiện trạng có sự tham gia của các đối tượng

hưởng lợi, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số

Xem xét lại Điều

khoản tham chiếu (TOR) về HVCA, đánh giá

hiện trạng và lựa chọn các hỗ trợ viên.

1 PMB, UNDP

Đảm bảo thành lập cơ

chế điều phối và quản lý dự án phù hợp

Thảo luận BQL, UNDP Kế hoạch hành động chi tiết đã

xem xét được các bên nhất trí

Ký biên bản ghi

nhớ (MOUs)

Giai đoạn thực hiện

Chuẩn bị kịp thời và thống nhất về việc xây dựng các báo cáo và

kế hoạch hành động quý

5 BQL, UNDP Biên bản họp theo quý/thảo luận

Đảm bảo huy động kịp

thời các số liệu đầu vào và giao nộp sản phẩm.

Các kế hoạch

hành động

Các Điều khoản tham chiếu

(TORs) cho các hoạt động

BQL, UNDP,

CECI Báo cáo theo dõi

thực địa.

Các báo cáo đặc biệt và truyền

thông

Đánh giá giữa kỳ Họp 1 BQL, UNDP, CECI

Báo cáo đánh giá giữa kỳ

Đánh giá cuối cùng Mang tính độc lập

1

Nhóm đánh giá độc lập,

BQL, UNDP, CECI

Báo cáo đánh giá

Tổng kết và chuẩn bị cho giai đoạn II

Xem xét và tuyên truyền các bài học kinh

nghiệm, đề xuất và thành tựu của dự án

Họp đánh giá cuối cùng của dự án

với các cơ quan điều phối hỗ trợ Chính phủ.

1 UNDP, DMWG,

CCFSC

Báo cáo cuộc họp

Page 18: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

18

Phụ lục 3 – Mô tả công việc của các chức danh chủ chốt trong dự án

1. Giám đốc dự án quốc gia (NPD)

Giíi thiÖu

Gi¸m ®èc dù ¸n quèc gia (NPD) lµ ®Çu mèi t¹i C¬ quan chủ quản, chÞu tr¸ch nhiÖm vµ cã nghÜa vô gi¶i tr×nh ®èi víi dù ¸n do UNDP tµi trî. §èi víi phÇn lín c¸c dù ¸n, NPD ph¶i lµ c¸n bé cña cơ quan chủ quản ë cÊp Vô tr­ëng hoÆc Vô phã. §èi víi c¸c dù ¸n lín hoÆc dù ¸n cã nhiÒu c¬ quan tham gia, NPD cã thÓ ë cÊp cao h¬n. Chøc n¨ng chñ yÕu cña NPD lµ gi¸m s¸t Qu¶n ®èc dù ¸n (PM). V× vËy, NPD lµ mét chøc vô kiªm nhiÖm.

NhiÖm vô vµ tr¸ch nhiÖm

1. ChÞu tr¸ch nhiÖm chung vÒ viÖc ®iÒu hµnh/thùc hiÖn thµnh c«ng dù ¸n vµ ®¹t ®­îc c c

môc tiªu cña dù ¸n, vµ cã nghÜa vô gi¶i tr×nh tr­íc UNDP vµ ChÝnh phñ vÒ viÖc sö dông c¸c nguån lùc cña dù ¸n theo ®óng môc ®Ých vµ cã hiÖu qu¶.

2. Lµ ®Çu mèi ®iÒu phèi dù ¸n víi c¸c c¬ quan thùc hiÖn dù ¸n, UNDP, CECI vµ c c c¬

quan kh¸c cña ChÝnh phñ.

3. §¶m b¶o huy ®éng ®­îc tÊt c¶ c¸c ®Çu vµo ChÝnh phñ ®· cam kÕt cho dù ¸n.

4. Lùa chän vµ s¾p xÕp viÖc tuyÓn dông Qu¶n ®èc dù ¸n (PM), cã tham kh¶o ý kiÕn víi

UNDP.

5. Gi¸m s¸t c«ng viÖc cña PM vµ b¶o ®¶m PM ®­îc giao ®ñ thÈm quyÒn ®Ó qu¶n lý dù ¸n mét c¸ch cã hiÖu qu¶, vµ c¸c nh©n viªn kh¸c cña dù ¸n hoµn thµnh nhiÖm vô cña hä mét c¸ch cã hiÖu qu¶.

6. B¶o ®¶m c¸c kÕ ho¹ch c«ng t¸c cña dù ¸n ®­îc so¹n th¶o vµ cËp nhËt, cã tham kh¶o ý

kiÕn víi vµ ®­îc UNDP chÊp thuËn, vµ ®­îc göi ®Õn c¸c c¬ quan cã liªn quan kh¸c cña ChÝnh phñ.

7. Sö dông hÖ thèng tuyÓn dông ®· thèng nhÊt ®Ó tuyÓn dông c¸n bé chuyªn m«n vµ nh©n

viªn hç trî cña dù ¸n ®­îc tr¶ l­¬ng theo ng©n s¸ch UNDP, nÕu cã.

8. Më vµ vËn hµnh tµi kho¶n ng©n hµng riªng cña dù ¸n d­íi tªn cña Cơ quan chủ quản, vµ lµ C¸n bé phª duyÖt cho c¸c ho¹t ®éng tuyÓn dông, mua s¾m, ®µo t¹o, hîp ®ång phô vµ ho¹t ®éng tµi chÝnh cña dù ¸n.

9. §¹i diÖn cho Cơ quan chủ quản vµ cho dù ¸n trong c¸c cuéc häp cña c¸c bªn tham gia dù ¸n.

2. Qu¶n ®èc dù ¸n (PM)

Giíi thiÖu

D­íi dù gi¸m s¸t cña NPD, Qu¶n ®èc dù ¸n (PM) chÞu tr¸ch nhiÖm vÒ viÖc qu¶n lý t c nghiÖp cña dù ¸n, tøc lµ ®iÒu hµnh c¸c c«ng viÖc hµng ngµy cña dù ¸n. V× lý do nµy, PM cÇn cã thêi

gian ®Ó lµm viÖc chuyªn tr¸ch ë vÞ trÝ nµy.

NhiÖm vô vµ tr¸ch nhiÖm

1. ChÞu tr¸ch nhiÖm qu¶n lý t c nghiÖp dù ¸n theo ®óng V¨n kiÖn dù ¸n vµ c¸c chÝnh

s¸ch/thñ tôc vÒ dù ¸n do quèc gia ®iÒu hµnh.

2. Phối hợp với các cán bộ hỗ trợ kỹ thuật của CECI và UNDP, so¹n th¶o vµ cËp nhËt c¸c

kÕ ho¹ch c«ng t¸c cña dù ¸n, chuyÓn tíi NPD vµ V¨n phßng UNDP ®Ó th«ng qua.

Page 19: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

19

3. B¶o ®¶m tÊt c¶ c¸c tho¶ thuËn víi c¸c c¬ quan thùc hiÖn dù ¸n ®· chØ ®Þnh ®­îc so¹n th¶o, th­¬ng l­îng vµ nhÊt trÝ.

4. §Ò xuÊt vµ qu¶n lý viÖc huy ®éng c¸c ®Çu vµo cña dù ¸n trong khu«n khæ tr¸ch nhiÖm cña Cơ quan chủ quản.

5. §èi víi CECI và c c c¬ quan thùc hiÖn dù ¸n bªn ngoµi Cơ quan chủ quản:

a) ®¶m b¶o c¸c c¬ quan nµy huy ®éng vµ bµn giao c¸c ®Çu vµo theo ®óng hîp ®ång hoÆc tho¶ thuËn, vµ

b) gi¸m s¸t vµ/hoÆc ®iÒu phèi chung vÒ c«ng viÖc cña hä ®Ó b¶o ®¶m viÖc t¹o ra c¸c

kÕt qu¶ cña dù ¸n.

6. Thay mÆt cho NPD, chÞu tr¸ch nhiÖm trùc tiÕp vÒ viÖc qu¶n lý ng©n s¸ch cña dù ¸n, b¶o ®¶m r»ng:

a) kinh phÝ cña dù ¸n lu«n s½n sµng khi cÇn ®Õn, vµ ®­îc chi tiªu theo ®óng môc ®Ých,

b) sæ s ch kÕ to¸n vµ c c chøng tõ hç trî ®­îc l­u gi÷

c) c¸c b¸o c¸o tµi chÝnh theo yªu cÇu ®­îc so¹n th¶o

d) c«ng t¸c tµi chÝnh cña dù ¸n râ rµng vµ c¸c quy ®Þnh/thñ tôc tµi chÝnh cho c¸c dù ¸n NEX ®­îc thùc hiÖn

e) s½n sµng lµm viÖc víi c¬ quan kiÓm to¸n bÊt kú lóc nµo.

7. ChÞu tr¸ch nhiÖm trùc tiÕp qu¶n lý tµi s¶n dù ¸n do UNDP cung cÊp (vÝ dô: xe cé, thiÕt bÞ

v¨n phßng, bµn ghÕ, v¨n phßng phÈm).

8. Gi¸m s¸t nh©n viªn dù ¸n vµ cè vÊn/chuyªn gia trong n­íc hoÆc quèc tÕ lµm viÖc cho dù ¸n.

9. So¹n th¶o c¸c B¸o c¸o hµng n¨m cña dù ¸n vµ B¸o c¸o kÕt thóc dù ¸n theo ®óng lÞch

tr×nh, vµ phèi hîp víi UNDP ®Ó tæ chøc c c cuéc häp kiÓm ®iÓm 3 bªn (TPR) vµ c c ®oµn ®¸nh gi¸ dù ¸n.

10. B¸o c¸o th­êng xuyªn cho NPD vÒ tiÕn ®é vµ c¸c vÊn ®Ò cña dù ¸n.

Yªu cÇu chung vÒ n¨ng lùc

1. Cã hiÓu biÕt chung vÒ c¸c vÊn ®Ò thuéc néi dung cña dù ¸n

2. Cã hiÓu biÕt vµ kinh nghiÖm vÒ c«ng t¸c qu¶n lý dù ¸n

3. Cã kü n¨ng trong giao tiÕp vµ tinh thÇn lµm viÖc tËp thÓ

4. Cã thêi gian ®Ó lµm viÖc chuyªn tr¸ch cho dù ¸n

5. Cã tr×nh ®é tiÕng Anh ®ñ ®Ó lµm viÖc lµ ®iÒu b¾t buéc

6. Cã hiÓu biÕt vÒ c¸c dù ¸n trî gióp kü thuËt vµ ch­¬ng tr×nh hîp t¸c cña UNDP ë ViÖt

Nam sÏ lµ mét lîi thÕ.

Page 20: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

20

Cán bộ Quản lý rủi ro thảm họa của CECI CECI sẽ cử 01 cán bộ QLRRTH là đầu mối chính trong việc phối hợp với BQL dự án hai tỉnh, UNDP và các cơ quan liên quan khác nhằm thực hiện các hoạt động dự án. Cán bộ này của CECI sẽ ngồi cùng với BQL dự án (nếu phù hợp) hay làm việc thường xuyên để đảm bảo sự đóng góp kỹ thuật của CECI vào kế họach hoạt động của dự án, sự phối hợp giữa hỗ trợ kỹ thuật và các hoạt động và báo cáo thường kỳ.

NhiÖm vô vµ tr¸ch nhiÖm

1. Với sự giám sát của chuyên gia quốc tế của CECI, phối hợp chặt chẽ với BQL dự án và

UNDP trong xây dựng kế hoạch hoạt động của dự án 2. Điều phối, giám sát hoạt động của các cán bộ hỗ trợ kỹ thuật của CECI và huy động

chuyên gia kỹ thuật cho các hoạt động cụ thể CECI chịu trách nhiệm 3. Là đầu mối của CECI trong việc trao đổi thường xuyên với BQL và UNDP về hoạt động dự

án cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh 4. Tham khảo chặt chẽ với BQL và UNDP trong xây dựng các các sản phẩm do CECI chịu

trách nhiệm ví dụ Điều khoản tham chiếu cho TOT, kế hoạch HCVA, vvv. Đảm bảo sự chia sẻ kịp thời và chất lượng của các sản phẩm này.

5. Chịu trách nhiệm giám sát chât lượng kỹ thuật của các hoạt động do CECI thực hiện và

thường xuyên chia sẻ với BQL nhằm đóng góp vào quá trình giám sát dự án. Hỗ trợ BQL trong việc giám sát đầu vào để đưa ra kết quả

6. Viết báo cáo cho các hoạt động CECI chịu trách nhiệm, đóng góp vào báo cáo chung của

dự án 7. Hỗ trợ UNDP trong chuẩn bị các báo cáo cho nhà tài trợ bao gồm cả thu thập các tài liệu

văn bản liên quan cấp địa phương. 8. Tập huấn và đào tạo tại chỗ cho cán bộ BQL và địa phương nhằm chuyển giao kỹ năng và

kinh nghiệm.

Yªu cÇu chung vÒ n¨ng lùc

7. Cã hiÓu biÕt tốt về GTRRTH và công tác GTRRTH ở Việt Nam

8. Cã hiÓu biÕt vµ kinh nghiÖm vÒ c«ng t¸c qu¶n lý dù ¸n

9. Có kinh nghiệm thực tiễn trong làm việc với các cơ quan chính quyền địa phương và đặc biệt là cộng đồng

10. Cã kü n¨ng trong giao tiÕp vµ tinh thÇn lµm viÖc tËp thÓ

11. Cã tr×nh ®é tiÕng Anh ®ñ ®Ó lµm viÖc lµ ®iÒu b¾t buéc

Page 21: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

21

Phụ lục 3 - Đề cƣơng Điều khoản tham chiếu hợp đồng phụ

Xây dựng bản đồ nguy cơ lũ quét và sạt lở

Nhiệm vụ:

- Xem xét tất cả các số liệu sẵn có cho địa bàn dự án (6 xã tại 3 huyện tỉnh Lào Cai và tỉnh Kon Tum). Chú trọng tới các dự án đã và đang thực hiện như dự án nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ và hệ thống cảnh báo lũ quét của MONRE, các nghiên cứu của MARD và các cơ quan khác

- Tham vấn với cán bộ địa phương và cộng đồng, thống nhất mục tiêu và yêu cầu đối với bản đồ nguy cơ

- Tiến hành các khảo sát bổ xung (nếu cần) và xây dựng bản đồ nguy cơ

- Thử nghiệm việc sử dụng bản đồ với cán bộ địa phương và hoàn thiện

- Xây dựng tài liệu tập huấn đơn giản cho sử dụng bản đồ nguy cơ

- Cùng với CECI, tham gia tập huấn cho TOT về xây dựng bản đồ nguy cơ và sử dụng

- Nộp báo cáo cuối cùng lên BQL dự án và UNDP

Sản phẩm mong đợi:

- 6 bản đồ nguy cơ lũ quét cho 6 xã tham gia vào dự án

- Hướng dẫn sử dụng bản đồ

- Tài liệu tập huấn cho TOT

Page 22: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

22

Phụ lục 4: Danh mục trang thiết bị cung ứng chính

Phƣơng thức mua: mua trong nước

TT Trang thiết bị

chính

Tiêu chuẩn kỹ thuật8 Số

lƣợng dự trù

Đơn giá

dự tính

Dự kiến phân bổ

Lao Cai Kon Tum

1 Máy tính cá

nhân

CPU: P4,3.0Ghz

FSC: 800 Mhz

RAM: 512MB, RAM

Ổ cứng: 80GB HDD

Graphic: Integrated

Mạng: 10/100 Mbps

CD-ROM: DVD/CD-RW

Màn hình: 17‖ LCD

Ổ đĩa mềm: 1.44MB

Chuột: tốt nhất

Audio: Integrated

Loa: có loa

OS: WinXP Pro SP2

Bảo hành: 3 năm

8 5 (1 cho VP dự

án, mỗi xã 1 x 4 xã)

3 (1 cho VP

dự án, mỗi xã 1 x 2 xã)

2 Máy in (dùng

cho mạng)

Khổ giấy: A4

Bộ nhớ: 16MB

Tốc độ: 33 ppm

Độ phân giải:

1200x1200 dpi

2 1 (VP dự án) 1 (VP dự án)

3 Máy fax 3 1 1

4 Máy photocopy 2 1 (VP dự án) 1 (VP dự án)

5 Máy tính xách

tay9

CPU: 1.7 Ghz

RAM: 512MB, RAM

Ổ cứng: 60GB HDD

Graphic: Integrated

Mạng: 10/100 Mbps

Modem: 56K Modem

Mạng không dây:

802.11 b/g

CD-ROM: DVD/CD-RW

Màn hình: 14‖1

Ổ đĩa mềm: ổ USB

Chuột: USB tốt nhất

OS: WinXP Pro SP2

Bảo hành: 3 năm

2 1 1

6 Máy chiếu

(xem footnote 9)

Độ sáng: 2000 lumens

Độ phân giải: XGA

2 1 1

8 Theo tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho tất cả các dự án quốc gia điều hành do UNDP tài t rợ, cập nhật tháng 2/2007

9 Tại cuộc họp ngày 7-8 tháng 5 giữa UNDP và 2 t ỉnh thảo luận hoàn thiện Đề cương chi t iết và cơ chế thực hiện dự

án, đại diện 2 t ỉnh đã đề xuất bổ xung thiết bị này, đặc biệt cho các hoạt động tập huấn.

Page 23: ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN Documents/9860... · Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình Việt Nam là quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

23