ĐỀ cƯƠng bÀi giẢng nghiỆp vỤ cho vay … i-3... · web viewtitle ĐỀ cƯƠng bÀi...

21
BÀI 3: NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (NHCSXH) (Thời lượng 1 ngày) I. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐƯỢC HIỂU VÀ THỐNG NHẤT VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NHCSXH. 1. Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. 2. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó NHCSXH giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để thực hiện vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 3. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa NHCSXH và khách hàng. 4. Thời hạn Ân hạn là khoảng thời gian từ ngày khách hàng nhận tiền vay lần đầu tiên cho đến ngày trước liền kề ngày bắt đầu của kỳ hạn trả nợ gốc đầu tiên. Trong thời gian ân hạn, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay (trừ chương trình cho vay hộ nghèo để giải quyết một phần nhu cầu về học tập cho con em hộ nghèo đang theo học ở cấp học phổ thông và chương trình cho vay hộ SXKD tại vùng khó khăn, đối với món vay trung và dài hạn được giám đốc phê duyệt thời hạn ân hạn. Trong thời gian ân hạn người vay chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi tiền vay theo quy định). 5. Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa NHCSXH và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho NHCSXH. 6. Kỳ trả nợ gốc và lãi tiền vay là thời hạn mà NHCSXH và khách hàng thỏa thuận với nhau trong việc trả nợ gốc và lãi tiền vay. Tùy theo mỗi chương trình, việc thỏa thuận định kỳ hạn trả nợ gốc quy định là 6 tháng hoặc 1 năm/lần 1

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

BÀI 3: NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (NHCSXH)

(Thời lượng 1 ngày)

I. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐƯỢC HIỂU VÀ THỐNG NHẤT VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NHCSXH.

1. Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

2. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó NHCSXH giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để thực hiện vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

3. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa NHCSXH và khách hàng.

4. Thời hạn Ân hạn là khoảng thời gian từ ngày khách hàng nhận tiền vay lần đầu tiên cho đến ngày trước liền kề ngày bắt đầu của kỳ hạn trả nợ gốc đầu tiên. Trong thời gian ân hạn, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay (trừ chương trình cho vay hộ nghèo để giải quyết một phần nhu cầu về học tập cho con em hộ nghèo đang theo học ở cấp học phổ thông và chương trình cho vay hộ SXKD tại vùng khó khăn, đối với món vay trung và dài hạn được giám đốc phê duyệt thời hạn ân hạn. Trong thời gian ân hạn người vay chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi tiền vay theo quy định).

5. Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa NHCSXH và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho NHCSXH.

6. Kỳ trả nợ gốc và lãi tiền vay là thời hạn mà NHCSXH và khách hàng thỏa thuận với nhau trong việc trả nợ gốc và lãi tiền vay. Tùy theo mỗi chương trình, việc thỏa thuận định kỳ hạn trả nợ gốc quy định là 6 tháng hoặc 1 năm/lần và tiền lãi được trả theo tháng (trừ 1 số chương trình, trong thời gian ân hạn khách hàng chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay).

7. Gia hạn nợ là việc NHCSXH chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.

8. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc NHCSXH chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, nhưng kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.

9. Cho vay lưu vụ là việc cho vay đối với hai hoặc nhiều chu kỳ sản xuất liền kề, có tính chất giống nhau. Theo đó, dư nợ gốc của chu kỳ trước sẽ tiếp tục được thực hiện cho chu kỳ sản xuất sau liền kề và dư nợ gốc của chu kỳ sản xuất sau tối đa bằng dư nợ gốc của chu kỳ sản xuất trước.

10. Cho vay từng lần là mỗi lần vay vốn người vay và NHCSXH nơi cho vay thực hiện thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp HĐTD (sổ vay vốn).

1

Page 2: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

11. Cho vay theo hạn mức tín dụng là NHCSXH nơi cho vay và người vay thỏa thuận một hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định và hạn mức tín dụng tối đa không quá 500 triệu đồng (áp dụng đối với thương nhân là tổ chức kinh tế).

12. Loại cho vay bao gồm: + Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.+ Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60

tháng.+ Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 60 tháng.13. Lãi suất cho vay: Là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền lãi trên số tiền vốn, là giá

của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian. Lãi suất cho vay của từng chương trình do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước.

14. Hộ gia đìnhHộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để

hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này (theo Điều 106 Bộ Luật dân sự).

15. Chủ hộ vay vốn tại NHCSXH Là đại diện cho hộ gia đình chịu trách nhiệm giao dịch với NHCSXH, là cha

hoặc mẹ hoặc người đại diện cho gia đình nhưng đã thành niên (đủ 18 tuổi) được Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã sở tại xác nhận (sau đây gọi là người vay).

16. Năng lực hành vi dân sự của người vay vốn+ Năng lực hành vi dân sự của người vay vốn là khả năng của người đó bằng

hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ vay vốn NHCSXH.+ Người mất năng lực hành vi dân sự: khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc

mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định (theo Điều 22 Bộ Luật dân sự).

+ Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phát tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (theo Điều 23 Bộ Luật dân sự).

17. Nơi cư trú hợp pháp của người vay vốnLà nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi

cư trú của người vay vốn theo quy định thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống được UBND xã xác nhận trên Giấy đề nghị vay vốn.

18. Tổ tiết kiệm và vay vốn Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) là tổ chức do một tổ chức chính trị - xã hội

hoặc trưởng thôn đứng ra thành lập trên địa bàn hành chính của thôn hoặc xã và được UBND cấp xã chấp thuận bằng văn bản.

19. Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

2

Page 3: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

Là một tập hợp những đề xuất mà khách hàng gửi đến NHCSXH; trong đó có nhu cầu vay vốn, cách thức sử dụng vốn và cách thức trả nợ vay trong một khoảng thời gian xác định.

20. Khả năng tài chính của khách hàng vayLà khả năng về vốn, tài sản của khách hàng vay để đảm bảo hoạt động thường

xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán.21. Vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất Là số vốn mà người vay có được tham gia vào phương án sản xuất. Vốn tự có,

có thể được kê khai dưới các dạng sau: + Vật tư: nguyên vật liệu, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi...+ Quyền sử dụng đất: giá trị quyền sử dụng đất mà hộ nắm giữ theo giá trị thị

trường. Trường hợp đi thuê là giá tiền thuê đã được thanh toán cho thời hạn thuê đất còn được sử dụng.

+ Giá trị tài sản trên đất: tính theo giá trị thị trường. Trường hợp đi thuê là giá tiền thuê đã được thanh toán cho thời hạn thuê tài sản còn được sử dụng.

+ Lao động: giá trị ngày công lao động mà người vay tham gia phương án SXKD.

+ Vốn bằng tiền: tiền mặt, dư có các tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng, giá trị các chứng chỉ, kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu...

22. Góp vốn thực hiện các dự án hoặc phương án hợp tác kinh doanh Là do người vay vốn NHCSXH và các bên góp vốn tự nguyện sử dụng vốn vay

góp vốn với các hộ, các tổ hợp, các chủ trang trại, các tổ chức kinh tế trên cùng địa bàn đang sinh sống có truyền thống làm ăn giỏi, trực tiếp thực hiện những phương án sản xuất. NHCSXH không cho vay góp vốn kinh doanh tiền tệ như mua bán chứng khoán, mua xổ số...

II. NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI1. Nhận diện các đối tượng được vay vốn ưu đãi tại NHCSXH1.1. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính

phủ, tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011 - 2015 được quy định như sau:- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ

400.000đồng/người/tháng (4.800.000đồng/người/năm) trở xuống.- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000

đồng/người/tháng (từ 6.000.000đồng/người/năm) trở xuống.- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000đồng

đến 520.000đồng/người/tháng. - Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000đồng

đến 650.000đồng/người/tháng. Ngày 27/8/2011, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5889/VPCP-KTTH

thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu “Ủy ban nhân dân các cấp bám sát các tiêu chí hộ nghèo và hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền rà soát danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo; chủ động điều chỉnh, bổ sung kịp thời vào danh sách những hộ thuộc diện nghèo của địa phương để có căn cứ xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí quy định, bảo đảm các hộ nghèo được vay vốn từ

3

Page 4: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

NHCSXH”. Cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn phải cập nhật kịp thời các hộ tăng, giảm trong danh sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt để khi kiểm tra, xem xét các hồ sơ vay vốn trình Giám đốc phê duyệt đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng.

1.2. Đối với các hộ thuộc đối tượng chính sách:Đối tượng chính sách là những người thuộc diện trợ cấp của Chính phủ gồm: - Hộ gia đình có công với cách mạng.- Hộ gia đình thương binh, liệt sỹ.- Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số.- Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.- Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…).- Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn.Các đối tượng gia đình chính sách nêu trên hầu hết đều có trong danh sách do

chính quyền cấp xã và thôn quản lý theo dõi. Căn cứ vào từng chương trình cho vay cụ thể, trưởng thôn và tổ chức Hội có trách nhiệm nhận diện cụ thể từng đối tượng để khi bình xét cho vay đúng đối tượng thụ hưởng và thực hiện theo thứ tự ưu tiên đã quy định.

1.3. Các trường hợp khác .- Hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính: Theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg

ngày 27 tháng 9 năm 2007, Học sinh sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh có xác nhận của UBND cấp xã, thuộc đối tượng được vay vốn của chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

- Hộ vay vốn thuộc khu vực nông thôn: theo quy định về quản lý địa giới hành chính, khu vực nông thôn chỉ bao gồm các xã thuộc huyện, các xã thuộc thị xã và xã thuộc thành phố thuộc tỉnh. (áp dụng đối với chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở và chương trình NS&VSMT).

- Hộ vay vốn có tên trong danh sách được UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh xác nhận: thực hiện đối với chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167/QĐ-TTg, danh sách hộ vay được UBND cấp huyện phê duyệt nếu được UBND cấp tỉnh uỷ quyền; hoặc cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015 theo Quyết định 54/QĐ-TTg ngày 4/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, hộ vay có tên trong danh sách hộ Đồng bào DTTS ĐBKK được UBND cấp huyện phê duyệt.

2. Phương thức cho vay của NHCSXHĐiều 5 Nghị định 78/NĐ-CP quy định, việc cho vay của Ngân hàng Chính sách

xã hội được thực hiện theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay đến Người vay. Theo đó, hiện nay NHCSXH đang đồng thời áp dụng 02 phương thức cho vay là: Phương thức cho vay ủy thác và phương thức cho vay trực tiếp.

2.1. Phương thức cho vay ủy thác:Cho vay uỷ thác được hiểu là bên uỷ thác giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện

một số công đoạn trong quy trình cho vay thông qua văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận (nếu có) và bên uỷ thác trả phí uỷ thác cho bên nhận uỷ thác. Mức phí dịch vụ ủy thác trả cho bên nhận ủy thác được thực hiện theo thỏa thuận ở từng thời kỳ và phù hợp với mức phí ủy thác do Bộ Tài chính quy định.

4

Page 5: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

Điều kiện để thực hiện ủy thác cho vay là:- Đối với hộ vay: + Phải là thành viên Tổ TK&VV; + Chấp hành nghiêm chỉnh các quy ước hoạt động của Tổ.- Đối với Tổ Tiết kiệm và vay vốn:

+ Được thành lập và hoạt động theo đúng Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 5/03/2013 của HĐQT NHCSXH. + Ban quản lý Tổ được NHCSXH nơi cho vay ký “Hợp đồng uỷ nhiệm M11/TD”.

- Đối với các tổ chức Hội, đoàn thể:+ Có mạng lưới hoạt động đến thôn, bản; có uy tín trong nhân dân, có tín nhiệm

với NHCSXH.+ Có khả năng tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tín

dụng ưu đãi của Nhà nước và quy trình nghiệp vụ cho vay của NHCSXH. + Có cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay của NHCSXH, được tập huấn nghiệp

vụ để thực hiện các nội dung công việc được ủy thác.2.2. Phương thức cho vay trực tiếp: Cho vay trực tiếp là việc NHCSXH trực tiếp thực hiện tất cả các nghiệp vụ với

khách hàng vay vốn. Vì thế cán bộ cho vay phải hiểu biết phương pháp thẩm định các dự án vay vốn của khách hàng để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định cho vay nhằm hạn chế thấp nhất mức rủi ro.

3. Phân loại các chương trình tín dụng đang thực hiện tại NHCSXH3.1. Các chương trình thực hiện cho vay ủy thác- Cho vay hộ nghèo. - Cho vay hộ cận nghèo.- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.- Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg.- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.- Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm

nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.- Cho vay người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp… Hầu hết các chương trình thực hiện cho vay ủy thác đều có mức cho vay tối đa

đến 30 triệu đồng (trừ chương trình cho vay Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, đối với Thương nhân là cá nhân vay vốn đến 100 triệu đồng được áp dụng ủy thác cho vay thông qua tổ chức Hội, đoàn thể) và các hộ vay phải gia nhập Tổ TK&VV.

3.2. Các chương trình thực hiện cho vay trực tiếp- Chương trình cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ.Đây là dự án vay vốn từ nguồn vốn của CHLB Đức thông qua Ngân hàng Tái

thiết Đức (KfW) để thiết lập Quỹ tín dụng quay vòng nhằm cho vay tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc vùng dự án. Vì thế, chỉ các chi nhánh được Tổng giám đốc phê duyệt mới được triển khai cho vay. Mức cho vay được xác định căn cứ vào giá trị

5

Page 6: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

tài sản bảo đảm tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của Dự án nhưng mức cho vay tối đa không quá 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) đối với một Doanh nghiệp. Cho nên NHCSXH không ủy thác cho vay mà do NHCSXH trực tiếp thẩm định cho vay.

3.3. Các chương trình cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác- Cho vay HSSVcó hoàn cảnh khó khăn.+ Phương thức cho vay ủy thác: áp dụng đối với HSSV vay thông qua hộ gia

đình.+ Phương thức cho vay trực tiếp: áp dụng đối với HSSV mồ côi cả cha và mẹ hoặc

chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. - Cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.+ Phương thức cho vay ủy thác: áp dụng đối với mức cho vay đến 30 triệu đồng.+ Phương thức cho vay trực tiếp: áp dụng đối với mức cho vay trên 30 triệu đến

100 triệu đồng.- Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.+ Phương thức cho vay ủy thác: áp dụng đối với Thương nhân là cá nhân với

mức cho vay đến 100 triệu đồng.+ Phương thức cho vay trực tiếp: áp dụng đối với Thương nhân là tổ chức kinh tế.- Cho vay giải quyết việc làm.+ Phương thức cho vay ủy thác: áp dụng đối với các dự án vay vốn của hộ gia

đình từ nguồn vốn do UBND tỉnh, hội Phụ Nữ, hội Nông Dân, hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh Niên quản lý.

+ Phương thức cho vay trực tiếp: áp dụng đối với các dự án vay vốn của Cơ sở SXKD và hộ, nhóm hộ gia đình vay vốn từ nguồn vốn do Tổng liên đoàn lao động, Liên minh HTX, Hội Người mù và Bộ quốc phòng quản lý.

Do đặc thù riêng có của NHCSXH, được Chính phủ giao thực hiện cho vay nhiều chương trình tín dụng khác nhau. Để đảm bảo an toàn vốn cho Nhà nước và giúp khách hàng vay vốn được thuận tiện, NHCSXH áp dụng đồng thời 02 phương thức cho vay nêu trên.

3.4. Chương trình cho vay phải thực hiện bảo đảm tiền vay.Bảo đảm tiền vay là việc người vay khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng

được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố; thế chấp; tài sản hình thành trong tương lai, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

Hiện nay, khách hàng vay vốn của NHCSXH đều là đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được Chính phủ quy định. Mức cho vay đối với từng loại đối tượng do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ. Hầu hết, mức cho vay tối đa đối với khách hàng là hộ gia đình đến 30 triệu đồng và đối với tổ chức kinh tế đến 500 triệu đồng. Vì thế, áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay với khách hàng của NHCSXH chỉ thực hiện ở một số chương trình vay với mức trên 30 triệu đồng/khách hàng, bao gồm các chương trình sau:

+ Cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ.+ Cho vay thương nhân hoạt động kinh doanh tại vùng khó khăn. + Cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.

6

Page 7: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

+ Cho vay giải quyết việc làm.4. Thủ tục và quy trình cho vay của NHCSXH4.1. Phương thức cho vay ủy thác4.1.1. Hồ sơ vay vốn bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (M.01/TD). Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (M.03/TD). Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (M.04/TD). Sổ vay vốn. Biên bản họp Tổ TK&VV (M.10A/TD).Bộ hồ sơ vay vốn đối với phương thức ủy thác cho vay, được áp dụng chung cho tất

cả các chương trình có thực hiện ủy thác cho vay thông qua các tổ chức Hội.4.1.2. Quy trình cho vay

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY(1)

(7) (6)

(8) (2) (3) (5) (4)

Trình tự các bước như sau: Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm

phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV. Trên giấy đề nghị vay vốn, người vay phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung theo yêu cầu và có đầy đủ chữ ký của người vay.

Bước 2: Tổ chức Hội, đoàn thể chỉ đạo các Tổ TK&VV tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn mẫu 03/TD trình Uỷ ban nhân dân cấp xã để xác nhận.

Đây là các bước hết sức quan trọng, “Xác định đúng đối tượng được vay vốn”. Vì vậy, tổ chức Hội chủ quản phải chỉ đạo sát sao các Tổ TK&VV để việc bình xét đạt được yêu cầu“Công khai, công bằng, dân chủ và khách quan, đúng đối tượng”. Để làm tốt nội dung này, trước khi họp bình xét, trưởng thôn và tổ chức Hội, đoàn thể phải quán triệt các Tổ TK&VV các nội dung sau:

+ Các hộ được vay vốn phải đúng đối tượng theo quy định ở mỗi chương trình cho vay.

7

Hộ vay vốn Tổ TK&VV

UBND cấp xãNHCSXH

Tổ chức CTXH cấp xã

Page 8: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

+ Không được cào bằng về số tiền cũng như thời hạn cho vay.+ Mục đích cho vay của mỗi Hộ phải cụ thể, đúng với nhu cầu cần thiết về mức

vốn, thời hạn vay vốn phù hợp và phải được các thành viên trong Tổ nhất trí.+ Việc bình xét tránh tình trạng nể nang, dẫn đến cho vay sai đối tượng, vốn

vay không phát huy được hiệu quả làm mất uy tín của tổ chức Hội, đoàn thể, NHCSXH và ảnh hưởng kết quả sử dụng vốn vay.

+ Các thành viên trong Tổ phải có trách nhiệm tham gia thẳng thắn với từng trường hợp Hộ vay để các đối tượng được vay cũng như chưa được vay nhận thức đúng về đồng vốn tín dụng chính sách ưu đãi.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn, hồ sơ bao gồm: Sổ vay vốn, mẫu 01/TD và mẫu số 03/TD, mẫu 10A/TD đã được UBND xác nhận.

Lưu ý: Trước khi gửi hồ sơ vay vốn của Tổ cho cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn xã, Tổ trưởng phải kiểm soát cẩn thận (đủ các giấy tờ liên quan, không được tẩy, xóa đủ chữ ký hộ vay, phần xác nhận của UBND xã phải cụ thể, có đủ dấu, chữ ký và gửi bản chính không được gửi bản photocopy).

Bước 4: Cán bộ Tín dụng tiếp nhận bộ hồ sơ của Tổ và có nhiệm vụ:- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy

định phải hướng dẫn lại Tổ để hoàn thiện đầy đủ. - Trình Giám đốc phê duyệt cho vay các hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ; lập thông báo

kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD gửi UBND cấp xã. Để tiết giảm chi phí, ngày thông báo giải ngân nên trùng vào ngày giao dịch cố định tại xã (trừ trường hợp phải giải ngân theo mùa vụ như cho vay HSSV hoặc theo chỉ tiêu kế hoạch bổ sung, đột xuất).

Bước 5: Nhận được thông báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD của NHCSXH, UBND cấp xã thông báo trực tiếp cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã.

Việc NHCSXH gửi Thông báo đến UBND để họ nắm bắt được nguồn vốn đầu tư cho xã và có kế hoạch chỉ đạo các ban, ngành liên quan giúp hộ vay sử dụng vốn vay đạt hiệu quả. Đồng thời để bố trí lực lượng bảo vệ phối hợp cùng NHCSXH đảm bảo an toàn cho buổi giải ngân.

Bước 6: Nhận được thông báo mẫu số 04/TD từ UBND cấp xã, Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.

Khi nhận được thông báo giải ngân của NHCSXH, tổ chức Hội, đoàn thể sẽ nắm bắt được các Tổ giải ngân đợt này để theo dõi, giám sát, chỉ đạo các Tổ hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và chủ động bố trí cán bộ Hội và các Tổ trưởng Tổ TK&VV tham gia chứng kiến giải ngân. Trường hợp trong xã có nhiều Tổ được giải ngân, tổ chức Hội, đoàn thể chủ động kế hoạch phân chia về thời gian theo nhóm các Tổ để tổ viên đến lĩnh tiền đúng giờ, tránh mất thời gian.

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết số tiền hộ được vay, và thời gian, địa điểm NHCSXH giải ngân.

Khi thông báo cho tổ viên, Tổ phải cụ thể về thời gian, địa điểm và yêu cầu hộ mang theo Chứng minh nhân dân để lĩnh tiền. Trường hợp, người đứng tên vay vốn không đi được phải làm giấy ủy quyền cho thành niên khác trong gia đình, có đủ năng lực hành vi dân sự đến lĩnh tiền (giấy ủy quyền phải có xác nhận của UBND cấp xã) và phải mang theo Chứng minh nhân dân của người được ủy quyền đến lĩnh tiền.

8

Page 9: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay. Để buổi giải ngân đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn trực

tiếp tham gia buổi giải ngân phải chủ động sắp xếp các công việc như: hồ sơ vay vốn, dự kiến thu nợ, thu lãi (nếu có) để chuẩn bị lượng tiền cần thiết giải ngân, các giấy tờ liên quan, phương tiện làm việc...; Giám đốc phân công trách nhiệm từng cán bộ Tổ giao dịch phải rõ ràng và phù hợp với chuyên môn, năng lực và sở trường mỗi cán bộ. Trong quá trình làm việc, cán bộ phải tự giác, nghiêm túc và tuân thủ theo đúng quy trình đã quy định.

4.2. Phương thức cho vay trực tiếp4.2.1. Hồ sơ vay vốn: tùy theo từng khách hàng vay vốn cụ thể, NHCSXH có

hướng dẫn các mẫu biểu cho phù hợp. Trường hợp, khách hàng là cá nhân hộ gia đình (chương trình cho vay giải quyết việc làm) thì bộ hồ sơ chỉ gồm Hồ sơ vay vốn; khách hàng vay vốn là các tổ chức kinh tế thì bộ hồ sơ gồm Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ kinh tế và Hồ sơ vay vốn;

* Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu tư Văn bản ủy quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền (nếu có) đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc.

* Hồ sơ kinh tế: Báo cáo tài chính và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh 2 năm liền kề và kỳ gần nhất.

* Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn; Dự án, phương án SXKD dịch vụ.Ngoài ra, hồ sơ còn các giấy tờ do NHCSXH lập và ngân hàng cùng khách

hàng lập như: Hợp đồng bảo đảm tiền vay, phiếu thẩm định…4.2.2. Quy trình cho vay

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY

Trình tự các bước như sau: Bước 1. Khách hàng lập dự án hoặc phương án vay vốn trình UBND cấp xã nơi

thực hiện dự án để xác nhận. (Riêng cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha và mẹ, Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay vốn được trình nhà trường để xác nhận).

Bước 2. Cán bộ Tín dụng được phân công trực tiếp thẩm định dự án, phương án. Việc thẩm định được thực hiện theo phương pháp “thẩm định tín dụng DN nhỏ” Trường hợp không cho vay, NHCSXH phải lập thông báo mẫu 04/TD gửi người vay, nội dung thông báo ghi rõ lý do từ chối cho vay.

9

Người vay vốn

UBND cấp xã

NHCSXH

(1)

(3) (2)

Page 10: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

Bước 3. NHCSXH hướng dẫn khách hàng lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và hợp đồng tín dụng để giải ngân. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải chặt chẽ, nhất thiết phải có chứng nhận của cơ quan Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền.

- Lưu ý đối với các thành phần tham gia trong quy trình vay vốn:+ Đối với Khách hàng vay vốn: Dự án vay vốn phải chứng minh được mục đích

vay vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay và phải có đầy đủ hồ sơ có liên quan theo quy định của NHCSXH.

+ Đối với UBND cấp xã: Việc xác nhận Dự án vay vốn của khách hàng phải đảm bảo đúng quy định.

+ Đối với NHCSXH: quy trình xét duyệt cho vay được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Vì vậy, cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định phải nắm vững kiến thức và phương pháp thẩm định tín dụng.

5. Quy định về các biện pháp xử lý nợ đến hạn của NHCSXHKhi vay vốn tại NHCSXH, đến hạn trả nợ, người vay có khó khăn chưa trả

được nợ, tùy từng trường hợp cụ thể, NHCSXH nơi cho vay cần xem xét áp dụng biện pháp xử lý nợ đến hạn sao cho phù hợp, cụ thể:

5.1. Gia hạn nợ- Thủ tục gia hạn nợ: Trước 05 ngày của kỳ hạn trả nợ cuối cùng, người vay

không trả nợ đúng hạn do thiên tai, dịch bệnh và nguyên nhân khách quan khác, có giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu số 09/TD) gửi NHCSXH kiểm tra, xem xét cho gia hạn nợ.

- Thời gian cho gia hạn nợ: NHCSXH có thể thực hiện việc gia hạn nợ một hay nhiều lần đối với một khoản vay nhưng tổng số thời gian cho gia hạn nợ không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với cho vay trung hạn và dài hạn.

- Biện pháp gia hạn nợ, hầu hết được áp dụng cho tất cả các chương trình tín dụng của NHCSXH (trừ chương trình cho vay HSSV, thời gian cho gia hạn nợ bằng 1/2 thời hạn phát tiền vay).

5.2. Cho vay lưu vụ- Trường hợp áp dụng cho vay lưu vụ: + Áp dụng cho các khoản vay đầu tư ngành nghề sản xuất, kinh doanh có chu

kỳ kế tiếp như chu kỳ sản xuất, kinh doanh trước.+ Chỉ được áp dụng đối với chương trình cho vay hộ nghèo (loại cho vay ngắn

hạn và trung hạn) và chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (loại cho vay ngắn hạn).

- Điều kiện cho vay lưu vụ:+ Khoản vay đã đến hạn trả nhưng hộ vay vẫn còn nhu cầu vay vốn cho chu kỳ

sản xuất, kinh doanh liền kề.+ Phương án đang vay có hiệu quả.+ Hộ vay trả đủ số lãi còn nợ của khoản vay trước và chưa thoát nghèo.- Mức cho vay lưu vụ tối đa không quá số dư nợ còn lại của hộ vay vốn đến

ngày cho vay lưu vụ.

10

Page 11: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

- Thời hạn cho vay lưu vụ là thời hạn của chu kỳ sản xuất, kinh doanh tiếp theo nhưng tối đa không quá thời hạn đã cho vay.

- Lãi suất cho vay lưu vụ được áp dụng theo lãi suất hiện hành tại thời điểm cho vay lưu vụ.

- Thủ tục cho vay lưu vụ: Khi có nhu cầu vay lưu vụ, trước 5 ngày đến hạn trả cuối cùng, hộ vay làm giấy đề nghị vay lưu vụ (mẫu số 07/TD) gửi Tổ trưởng Tổ TK&VV, các thủ tục khác không phải lập lại. NHCSXH không thực hiện việc hạch toán giả cho vay, giả thu nợ.

5.3. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ- Đối với khoản vay trung, dài hạn mức vay dưới 30 triệu đồng trường hợp người

vay gặp khó khăn chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ hạn trả nợ thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo (không chuyển nợ quá hạn của từng kỳ hạn).

- Đối với khoản vay trung và dài hạn mức vay từ trên 30 triệu đồng đến 500 triệu đồng, trường hợp người vay chưa trả nợ gốc đúng kỳ hạn đã cam kết thì trước 05 ngày phải có Giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ (mẫu 08/DNV&N đối với tổ chức kinh tế, mẫu 08/TD đối với người vay là cá nhân) gửi NHCSXH nơi cho vay. NHCSXH nơi cho vay xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ vào kỳ liền kề tiếp theo. Với đặc thù riêng có của chương trình cho vay Giải quyết việc làm, khi đến kỳ hạn trả nợ theo thỏa thuận (kỳ con) đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, nếu không trả được nợ do nguyên nhân khách quan thì Cơ sở làm giấy đề nghị gia hạn nợ mà không thực hiện điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Lưu ý: 1. Về xác định ngày trả nợ cuối cùng: Do NHCSXH tổ chức giao dịch tại xã

theo lịch cố định 1 tháng/lần, trường hợp ngày trả nợ cuối cùng của hộ vay không trùng ngày giao dịch cố định tại xã, nghĩa là các khoản nợ đến hạn phát sinh trước ngày giao dịch xã (khoảng thời gian từ sau ngày giao dịch cố định lần trước đến ngày giao dịch cố định liền kề lần sau) Tổng giám đốc cho phép được kéo dài thời hạn xử lý nợ đến hạn vào ngày giao dịch cố định liền kề lần sau. Như vậy, ngày trả nợ cuối cùng sẽ được tính đến ngày giao dịch cố định và thời gian cho gia hạn nợ hoặc cho vay lưu vụ cũng được tính kể từ ngày giao dịch cố định tại xã. Quy định này được áp dụng cho cả các hộ vay ở các xã (phường, thị trấn) được bố trí giao dịch tại trụ sở NHCSXH nhưng có tổ chức giao dịch theo lịch giao dịch cố định hàng tháng.

2. Mọi trường hợp gia hạn nợ, cho vay lưu vụ, điều chỉnh kỳ hạn nợ NHCSXH phải ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định vào Sổ vay vốn lưu tại NHCSXH và Sổ của hộ vay lưu giữ.

3. Đối với chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo các trường hợp hộ vay đã thoát nghèo, không được giải quyết cho vay lưu vụ.

6. Chuyển nợ quá hạn.- Các trường hợp chuyển nợ quá hạn:+ Khách hàng vay sử dụng vốn vay sai mục đích.+ Đến kỳ hạn trả nợ theo phân kỳ thoả thuận (đối với người vay trên 30 triệu

đồng) nếu không được NHCSXH xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn nợ thì chuyển số tiền đến hạn của kỳ đó sang nợ quá hạn.

11

Page 12: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

+ Đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, khách hàng không được xem xét gia hạn nợ hoặc không được xem xét cho vay lưu vụ (đối với chương trình được thực hiện biện pháp cho vay lưu vụ) thì NHCSXH chuyển số dư nợ đó sang nợ quá hạn.

+ Sau khi chuyển nợ quá hạn, NHCSXH phối hợp với các cơ quan chức năng tìm biện pháp tích cực thu hồi nợ. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, NHCSXH có quyền xử lý tài sản làm bảo đảm tiền vay theo thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (nếu có).

7. Xử lý nợ bị rủi ro (có bài giảng riêng)III. MỘT SỐ TỒN TẠI VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.1. Về công tác uỷ thác cho vay:1.1. Đối với các tổ chức Hội, đoàn thể.Tổ chức Hội, đoàn thể chưa nắm rõ những nội dung ủy thác nên chưa thực hiện

đầy đủ, đúng các công đoạn ủy thác, cụ thể:- Chưa chỉ đạo họp bình xét công khai, tham gia chứng kiến các cuộc họp với

các Tổ và chưa thực hiện đối chiếu công khai nợ hàng năm.- Chưa cử cán bộ chuyên trách mở sổ theo dõi vốn nhận uỷ thác, lưu giữ hồ sơ

uỷ thác không đầy đủ. Không lưu giữ, cập nhật các văn bản mới của NHCSXH.- Tham gia họp giao ban với NHCSXH không đầy đủ, chưa có sự chuẩn bị nội

dung khi tham gia họp giao ban định kỳ mà còn thụ động vào nội dung của NHCSXH. Các chi nhánh có NQH cao, chưa đánh giá được thực trạng các tồn tại, thiếu sót của từng tổ chức Hội, đoàn thể về nợ quá hạn, nợ chiếm dụng, lãi tồn đọng, chất lượng xếp loại Tổ TK&VV… đa số tổ chức Hội, đoàn thể chưa chỉ đạo sát sao đến hoạt động của Tổ; công tác sơ, tổng kết chưa đánh giá sâu chất lượng hoạt động uỷ thác cho vay.

- Chấm điểm đánh giá xếp loại Tổ còn chung chung; Chưa tổ chức tập huấn kịp thời cho Hội, đoàn thể cấp xã và Ban quản lý tổ khi có thay đổi nhân sự.

- Hội đoàn thể các cấp chưa xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát cấp dưới, chủ yếu lồng ghép, nội dung kiểm tra sơ sài chưa đúng VB 789/NHCS-KTNB nên việc kiểm tra của tổ chức Hội, đoàn thể chất lượng còn hạn chế, không phát hiện được tình trạng chiếm dụng vốn của BQL Tổ. Hoặc đã triển khai công tác kiểm tra nhưng các lần kiểm tra chưa lập Biên bản theo mẫu quy. Thiếu sự kiên quyết và triệt để trong đôn đốc thu hồi nợ đọng đối với các món vay có khả năng trả nợ. Hội, đoàn thể cấp xã chưa thực hiện kiểm tra 100% số Tổ TK&VV.

1.2. Đối với tổ Tiết kiệm và vay vốn- Hồ sơ Tổ trưởng lưu giữ không đầy đủ, thiếu mẫu số 10/TD, 03/TD, 04/TD,

06/TD, 12/TD, 13/TD. Thực hiện sinh hoạt Tổ hình thức, không đúng định kỳ theo quy ước.

- Thành lập Tổ và bình xét các đối tượng được vay vốn sai quy định như chương trình cho vay Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, tổ viên Tổ TK&VV là cán bộ thuộc UBND huyện, các ban ngành đoàn thể của huyện, giáo viên vay vốn; bình xét hộ vay không đúng đối tượng theo quy định.

- Một số Tổ hoạt động yếu kém, không biết hết các hộ vay, hộ vay bỏ trốn không biết, không có người đôn đốc thu lãi, Hội, đoàn thể không nắm được nhưng vẫn chưa được kiện toàn; các Tổ chỉ quan tâm đến việc giải ngân, chưa quan tâm đến

12

Page 13: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

nhiệm vụ kiểm tra sử dụng vốn vay và chưa tích cực đôn đốc thu hồi lãi nên lãi tồn đọng lớn.

- Vẫn còn hiện tượng tổ trưởng thu nợ gốc nộp hộ tổ viên, tổ trưởng giữ sổ vay vốn của tổ viên; thu lãi, thu tiết kiệm chưa trả Biên lai cho tổ viên, Tổ trưởng thu lãi ghi vào sổ tay, không ghi vào mẫu 13/TD và thiếu chữ ký của tổ viên trên M13/TD.

- Việc tuyên truyền gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ chưa cao, đến nay một số Tổ chưa huy động được tiền gửi tiết kiệm. Cá biệt có Tổ khi đi giao dịch, tổ trưởng không mang theo sổ tiết kiệm nên số dư tiết kiệm tại ngân hàng và trên sổ của tổ trưởng không khớp do chưa cập nhật kịp thời.

- Vẫn còn tình trạng chủ hộ và người thừa kế đều đứng tên vay vốn ở 1 tổ hoặc 2 tổ khác nhau; hoặc hộ nghèo có dư nợ ở cả cho vay hộ nghèo và cho vay Hộ SXKD tại vùng khó khăn; một hộ vay nhưng có 2 sổ vay vốn, mỗi chương trình vay 01 sổ.

- Tổ trưởng không thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay hoặc có kiểm tra nhưng nội dung sơ sài; Hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích không phát hiện kịp thời để xử lý; hiện tượng vay hộ, vay ké của cán bộ lãnh đạo xã vẫn tồn tại.

- Một số tổ trưởng thực hiện thu lãi quý hoặc thu lãi 6 tháng ngay sau khi giải ngân hoặc thu lãi của hộ trước 6 tháng nộp ngân hàng, thu lãi trước của hộ từ 2 đến 3 tháng rồi nộp lãi cho ngân hàng hàng tháng.

- Công tác củng cố Tổ chưa triệt để, một số hộ vay nhận bàn giao từ NHNo chưa bố trí về các tổ trên địa bàn mà nhóm thành tổ riêng, tổ viên sát nhập không biết tổ trưởng; một số Tổ đến nay gần như không hoạt động vì lý do chủ yếu là nợ tồn đọng lâu ngày, nợ nhận bàn giao từ NHNo, nhiều hộ bỏ địa phương, chết hoặc bị Tổ trưởng cũ xâm tiêu chưa xử lý dứt điểm khi bàn giao nợ sang Tổ mới. Vẫn còn tình trạng thường vụ Hội, đoàn thể kiêm tổ trưởng.

Ngoài ra, Tổ trưởng còn thu nợ gốc của hộ vay chưa nộp ngân hàng hoặc không nộp hoặc chỉ nộp khi Ngân hàng phát hiện; Thu lãi của hộ vay không nộp ngân hàng hoặc nộp chậm.

2. Về thực hiện các biện pháp xử lý nợ đến hạn:2.1. Đối với biện pháp điều chỉnh hạn nợ:Áp dụng biện pháp điều chỉnh hạn nợ không đúng quy định, cụ thể: - Hộ vay HSSV khi đến hạn trả nợ được chi nhánh giải quyết cho làm giấy xin

điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thêm 1 năm.- Thực hiện điều chỉnh kỳ hạn nợ 01 lần cho tất cả các kỳ hạn trong HĐTD kể

cả kỳ hạn chưa đến hạn.- Không điều chỉnh sang kỳ tiếp theo mà thực hiện điều chỉnh đến kỳ hạn trả nợ

cuối cùng và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ không ghi vào phụ lục HĐTD.2.2. Đối với biện pháp gia hạn nợ:- Cho gia hạn nợ vượt thời gian quy định, cho vay ngắn hạn gia hạn trên 12

tháng và cho vay trung, dài hạn gia hạn trên ½ thời gian cho vay ban đầu. - Cho gia hạn nợ nhưng không có giấy đề nghị gia hạn nợ của hộ vay, hoặc có

đơn gia hạn nợ nhưng không có chữ ký người vay. - Xử lý cho gia hạn nợ chưa phản ảnh khách quan (cho gia hạn cả Tổ và nguyên

nhân xin gia hạn cả Tổ đều ghi như nhau“Khó khăn về tài chính”.- Cho vay ngắn hạn khi hết hạn nhưng ngân hàng phê duyệt cho điều chỉnh kỳ

hạn trả nợ

13

Page 14: ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY … i-3... · Web viewTitle ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Author Admin Last

2.3. Đối với biện pháp cho vay lưu vụ: - Cho vay lưu vụ đối với những hộ đã thoát nghèo, hộ bị rủi ro vẫn thực hiện

cho vay lưu vụ. - Áp dụng biện pháp cho vay lưu vụ tùy tiện không căn cứ vào văn bản hướng

dẫn đối với mỗi loại chương trình cho vay, cụ thể: cho vay lưu vụ đối với chương trình NS&VSMT, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

3. Các tồn tại khác- Cho vay không đúng đối tượng thụ hưởng chương trình; Thực hiện giả thu,

giả chi trên sổ quỹ cho khớp với sổ kế toán để tránh phát hiện các trường hợp cho vay đảo nợ.

- Xác định thời hạn cho vay chưa phù hợp, đối tượng cho vay ngắn hạn nhưng cho vay trung hạn.

- Cho vay vượt mức quy định: dự án GQVL thu hút 4 lao động nhưng phê duyệt cho vay mức 100 triệu, cho vay hộ nghèo 71 triệu/2 sổ/hộ; cho vay XKLĐ vượt mức chi phí ghi trong hợp đồng lao động (tổng chi phí HĐLĐ 21 trđ, cho vay mức tối đa 30 triệu đồng).

- Cho vay trung hạn không phân kỳ trả nợ; Cho vay HSSV không phân kỳ trả nợ ở kỳ giải ngân cuối cùng hoặc có phân kỳ hạn trả nợ nhưng không đúng theo quy định (6 tháng/lần) và phân kỳ trả nợ của chương trình NS&VSMT không có thời gian ân hạn.

- Xác định thời hạn cho vay đối với HSSV không tính thời gian ân hạn (12 tháng tìm việc làm) nên khi hộ vay đến hạn chưa trả được, hướng dẫn hộ làm giấy đề nghị gia hạn nợ và NH cho vay duyệt thời gian gia hạn nợ cộng thêm 12 tháng trước đó không tính (cho gia hạn vượt thời gian quy định).

- Xử lý các phát sinh về cho vay HSSV chưa đúng quy định: HSSV đang theo học tại 1 trường, năm sau chuyển sang học trường khác vẫn duyệt cho vay khi không có giấy đề nghị của hộ vay.

- Cho gia hạn nợ, cho vay lưu vụ không theo dõi trên sổ lưu tờ rời. - Cho vay không có phiếu thẩm định dự án; giải ngân chậm khi đã có quyết

định của cấp có thẩm quyền.- Chương trình NS&VSMT, hộ đã vay lần 1 trả nợ xong lại được duyệt vay tiếp

lần 2 hoặc chương trình đã hết thời hạn hiệu lực nhưng vẫn cho vay.- Một số PGD chưa liên hệ với NHNo triển khai thực hiện giải ngân cho vay

HSSV qua thẻ ATM.- Chuyển nợ quá hạn chưa kịp thời.Ngoài ra, một số chi nhánh còn thu lãi trong thời gian ân hạn (cho vay hộ nghèo

về nhà ở); huy động tiết kiệm thông qua Tổ thực hiện ngay sau khi giải ngân để hoàn thành chỉ tiêu thu tiết kiệm giao khoán.

14