Ị cƠ hỘi vÀ thÁch thỨc: nghiÊn cỨu thanh niÊn dÂn...

69
ĐNH VCƠ HI VÀ THÁCH THC: NGHIÊN CU THANH NIÊN DÂN TC THIU SDI CƯ TI THÀNH THMIN BC VIT NAM TÁC GIẢ Lương Minh Ngọc Lồ Thùy Dung Đỗ Quý Dương Chu Lan Anh dịch Hà Nội, tháng 03, 2019

Upload: others

Post on 06-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ DI CƯ TẠI THÀNH THỊ MIỀN BẮC VIỆT NAM

TÁC GIẢ

Lương Minh Ngọc

Lồ Thùy Dung

Đỗ Quý Dương

Chu Lan Anh dịch

Hà Nội, tháng 03, 2019

Page 2: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................................................. 4

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................ 5

PHẦN 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 6

1.1. Tổng quan dự án nghiên cứu ......................................................................................................... 6

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 7

1.3. Kết quả .......................................................................................................................................... 8

1.4. Phương pháp luận nghiên cứu ....................................................................................................... 8

1.5. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................................................... 9

1.6. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................................................... 12

1.7. Phạm vi và cấu trúc ...................................................................................................................... 12

PHẦN 2. NGƯỜI DTTS DI CƯ TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ: CHÍNH SÁCH VÀ NGHIÊN CỨU ........................ 14

2.1. Tổng quan về thanh niên DTTS di cư tại Việt Nam từ điểm luận tài liệu và truyền thông .......... 14

2.2. Khoảng trống nghiên cứu và thiếu sự hiện diện của người DTTS di cư trong các tài liệu ........... 16

2.3. Chính sách di cư thành thị (với người DTTS) ................................................................................. 17

2.4. Khung phân tích............................................................................................................................... 19

PHẦN 3. PHÓNG TO BỨC TRANH: NGƯỜI DTTS DI CƯ TRONG ĐÔ THỊ - HỌ LÀ AI? ................................ 22

3.1. Tộc người ......................................................................................................................................... 22

3.2. Nguyên quán ................................................................................................................................... 23

3.3. Giới và nghề nghiệp ........................................................................................................................ 25

3.4. Tuổi và tình trạng hôn nhân............................................................................................................ 27

PHẦN 4. RỜI XA ĐỒI NÚI ............................................................................................................................ 29

3.1. Lý do di cư ....................................................................................................................................... 29

3.2. Di cư như Sự dịch chuyển vật lý ..................................................................................................... 33

3.3. Gắn bó với quê nhà: Nhu cầu tình cảm và mạng lưới an toàn ...................................................... 34

PHẦN 4. MỘT CHỐN TRONG THÀNH PHỐ ................................................................................................. 37

VỐN XÃ HỘI, CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ........................................................................... 37

4.1. Ổn định công việc: câu chuyện của hai nhóm đối tượng khác biệt về kỹ năng ............................ 37

4.2. Chênh lệch thu nhập và mức độ ổn định do phân biệt đối xử trên cơ sở tộc người ................... 38

4.3. Phân chia theo giới tồn tại nhưng không tạo ra chênh lệch ......................................................... 41

4.4. Tình bạn, tình yêu và định kiến ...................................................................................................... 42

4.5. Mức độ công bằng kinh tế .............................................................................................................. 45

PHẦN 5: ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ ..................................................................................................... 48

Page 3: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

5.1. Thành phố phồn hoa xa lạ ............................................................................................................ 48

5.2. Xóm trọ dân tộc: một chiến lược sáng tạo với tác động hỗn hợp ................................................. 50

PHẦN 6: CĂN TÍNH DÂN TỘC TRONG SỰ BIẾN ĐỔI ................................................................................... 53

6.1. Dấu ấn căn tính gợi sự tò mò và chiến lược thích nghi về văn hóa – xã hội ................................ 53

6.2. Là DTTS di cư và Trở thành người DTTS di cư tại Hà Nội .............................................................. 55

PHẦN 7. KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN ............................................................................................................. 60

PHỤ LỤC ...................................................................................................................................................... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................. 64

Page 4: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1. Phân tích sự giao thoa, tương tác và ảnh hưởng của các phạm vi công lý đối với trải nghiệm về

bất công xã hội của thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này. ............................................................ 20

Hình 2. Thành phần dân tộc của người tham gia nghiên cứu .................................................................... 22

Hình 3. Thành phần người tham gia theo nguyên quán. Nguồn ảnh: https://www.vietnam-

briefing.com/news/choosing-sourcing-partner-vietnam.html/ ................................................................. 24

Hình 4. Thành phần người tham gia theo Giới và Nghề nghiệp tại thời điểm phỏng vấn. ........................ 25

Hình 5. Thống kê về Độ tuổi và Tình trạng hôn nhân của người tham gia ................................................. 27

Page 5: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lát cắt này tập trung vào mối quan hệ giữa trải nghiệm dịch chuyển và sự thay đổi bản dạng

cá nhân của thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS)1 di cư làm việc và sinh sống tại các thành phố và khu công

nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Qua phỏng vấn sâu 29 lao động di cư nông thôn - thành thị và hiện đang

sống tại các vùng đô thị và khu công nghiệp,kết hợp với các chuyến thực địa và quan sát tại gia đình và

cộng đồng của người di cư trở về, nghiên cứu phân tích rào cản ở cấp độ cấu trúc và cá nhân mà họ đối

mặt khi làm việc và sinh sống trong bối cảnh đô thị. Tương tự trải nghiệm của lao động người Kinh di cư

nông thôn – thành thị, hầu hết thanh niên DTTS di cư cũng nếm trải sự bấp bênh của thị trường (market

precarity), tình trạng lề hóa xã hội (social marginality) và tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức. Bên

cạnh đó, họ đối mặt với những rào cản đặc thù trong việc hình thành mạng lưới xã hội, hòa nhập vào cấu

trúc xã hội đô thị, duy trì các thực hành văn hóa cũng như điều chỉnh ý niệm về tính chủ thể đang biến

đổi, và sự gắn kết xuất phát từ căn tính. Trải nghiệm về các rào cản trên không đồng nhất, mà nó phản

ánh vị thế kinh tế xã hội và phần nào gắn với đặc tính văn hóa mang tính quy ước của các nhóm dân tộc

khác nhau. Những phát hiện này cho thấy, so với lao động di cư người Kinh, người DTTS di cư nông thôn

- thành thị trải nghiệm những thách thức về văn hóa, xã hội dựa trên yếu tố dân tộc, khi làm việc và sinh

sống tại thành thị. Vì vậy, chúng tôi đề xuất các dịch vụ hỗ trợ và các chính sách cần tính đến những nhu

cầu và thách thức đặc thù này khi thiết kế và triển khai.

1 Thuật ngữ Dân tộc thiểu số được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm phân biệt tộc người và xuất thân dân tộc thiểu số của người tham gia nghiên cứu (ví dụ: phân biệt giữa người Kinh và các nhóm dân tộc khác tại Việt Nam). Tộc người/dân tộc dùng để chỉ các nhóm người chia sẻ chung “các đặc tính, bao gồm nguồn gốc tổ tiên và địa lý, đặc biệt là truyền thống văn hóa và ngôn ngữ” (Bhopal, trang 441). Trong bối cảnh Việt Nam và trong bối cảnh đô thị của nghiên cứu này, thuật ngữ Dân tộc thiểu số và Thanh niên dân tộc thiểu số di cư được sử dụng để chỉ một nhóm những người thiểu số hơn, có xuất thân dân tộc khác với người Kinh vốn chiếm phần lớn dân số.

Page 6: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

PHẦN 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan dự án nghiên cứu

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, trong đó dân tộc Kinh là nhóm đa số xét trên nhân khẩu học, chiếm

khoảng 85.2% trong 92.7 triệu dân (MDRI, 2018, trang 10). 14.8% dân số còn lại được cấu thành từ 53

nhóm dân tộc khác nhau mà phần lớn sinh sống trên vùng cao và khu vực biên giới (MDRI, 2018, trang

10). Mặc dù Chính phủ Việt Nam và các tổ chức dân sự đạt được nhiều thành công to lớn về thu hẹp bất

bình đẳng kinh tế xã hội giữa các khu vực và các nhóm dân tộc trong những năm gần đây, tuy vậy, những

chỉ số như thu nhập, đói nghèo, tuổi thọ, tiếp cận giáo dục, y tế và các dịch vụ trợ giúp xã hội cho thấy vẫn

tồn tại khoảng cách đáng kể giữa dân tộc Kinh chiếm đa số với các DTTS khác (UNDP & VASS, 2016).

Di cư nội địa gắn liền với đô thị hóa - vốn được xem là động lực phát triển cho những thay đổi về kinh tế

xã hội ở Việt Nam kể từ thời điểm cải cách thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Đổi Mới) và sự

mở cửa nền kinh tế - đóng vai trò quan trọng trong phân phối thu nhập và cơ hội. Tỷ trọng dân số đô thị

ở Việt Nam hiện vào khoảng 35% (Anh, Rigg, Huong, & Dieu, 2012, trang 1108), và xu hướng này được dự

đoán sẽ tăng trong tương lai khi ngày càng có nhiều người chuyển tới sống và làm việc tại các thành phố

trên phạm vi toàn cầu. Cùng với đó, cải cách chính sách đất đai ở khu vực nông thôn và việc nới lỏng chính

sách di cư nông thôn-thành thị cũng như quản lý đô thị dẫn tới sự tăng trưởng đều về số lượng người di

cư đến thành phố và khu công nghiệp ở Việt Nam. Vốn được coi là những người không có giấy phép cư

trú chính thức (hộ khẩu) “cho phép họ sinh sống lâu dài một cách hợp pháp tại thành phố”, người di cư

thành thị lần lượt chiếm khoảng 18% và 36% tổng dân số tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Anh và

cộng sự, 2016 trích trong Haughton, Sun, & Loan, 2018, trang 212).

So với dân tộc Kinh chiếm đa số, người DTTS đối mặt với những hạn chế và rào cản khi chuyển đổi cơ cấu

việc làm, bao gồm trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật hạn chế và các điều kiện bất lợi về xã hội, kinh

tế và địa lý. Khoảng 2/3 lao động người DTTS là “lao động đơn giản”, chiếm 67.66%, tiếp đến là “lao động

có kỹ năng trong nông, lâm nghiệp” chiếm 17.59%, “lao động thủ công” là 4.94% và “nhân viên bán hàng

và dịch vụ” chiếm 4.37% (UN Women, 2017). Khi rời quê nhà, thanh niên DTTS di cư chủ yếu được tuyển

làm những công việc đòi hỏi sức khỏe với thu nhập thấp. Do công việc thuộc khu vực kinh tế phi chính

thức thiếu sự thăng tiến, tính ổn định lâu dài, đãi ngộ cho người lao động và vị thế xã hội tương xứng ở

mức thấp, thanh niên DTTS di cư làm những công việc này tạo nên xương sống ngầm của giai cấp vô sản

bấp bênh ở Việt Nam (Allison, 2013, trang 46; Hewison, 2016). Kết quả là, họ có xu hướng rơi vào “nhóm

ở giữa bị bỏ sót” (missing middle), bao gồm nhóm cận nghèo và thu nhập trung bình thấp làm việc trong

khu vực phi chính thức (UNDP & VASS, 2016). Điều này khiến họ đặc biệt dễ tổn thương trước đói nghèo

do không đủ điều kiện nhận trợ giúp xã hội và không thể tiếp cận bảo hiểm xã hội (C.Nguyen, Linh, &

Nguyen, 2013; UNDP & VASS, 2016). Phân biệt đối xử cũng cản trở thanh niên DTTS di cư đòi hỏi các

quyền kinh tế và xã hội của mình (Oxfam, 2017). Sự tồn tại đồng thời của những yếu tố trên khắc sâu thêm

hoàn cảnh thiếu thốn và tình trạng bị loại trừ (exclusion) của thanh niên DTTS di cư, so với người di cư

thuộc nhóm đa số. Mặc dù các chỉ số HDI, IHDI, GDI, MPI và những phương thức đo lường tương tự được

sử dụng để làm sáng tỏ tình trạng bất bình đẳng, chúng cũng thường bỏ qua các nhóm bên lề và những

nhân tố xã hội dẫn đến sự lề hóa.

Vai trò của thanh niên được thừa nhận rộng rãi trong bối cảnh di cư toàn cầu, khi “di cư được kỳ vọng và

trở thành một thực tế của cuộc sống, đặc biệt đối với nam giới trẻ và dần dần là nữ giới trẻ” (Bretell &

Hollifield, 2008, trang 72). Hiện nay, hầu như chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào tập trung vào thanh

Page 7: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

niên DTTS di cư như đối tượng mục tiêu chính, đặc biệt là nhóm người trẻ chuyển từ tình trạng “phụ thuộc

thời thơ ấu sang độc lập khi trưởng thành” (UN4Youth, 2019, trang 1). Mặc dù một số báo cáo bàn luận

về trải nghiệm của thanh niên di cư (bao gồm thách thức và cơ hội mà họ đối mặt tại nơi đến), nhưng

chúng mới đưa ra một bức tranh cục bộ. Trong buổi họp báo giới thiệu Báo cáo Phát triển Con người 2016

(Human Development 2016) tại Hà Nội, các đại biểu từ UNDP Việt Nam nhấn mạnh rằng “điều quan trọng

là cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về những nguyên nhân cốt lõi gây ra trình trạng ‘tụt hậu’, như thái

độ phân biệt đối xử, các hành vi và các thực hành cản trở người DTTS, đặc biệt là phụ nữ, trong việc tham

gia chủ động hơn tại cộng đồng, trên thị trường và trong các hoạt động chính trị và kinh tế cấp địa phương

cũng như cấp quốc gia” (UNDP, 2017).

Những bất lợi mà nhiều cộng đồng dân tộc (thiểu số) vẫn đang gặp phải, mặc cho nhiều tiến bộ thực tiễn

về vận động xã hội và xây dựng chính sách, rõ ràng cho thấy những lỗ hổng cần được giải quyết trong

chính sách xã hội hiện hành dành cho các nhóm dễ tổn thương và thiệt thòi nhất. Nhìn tổng thể, những

nhân tổ kể trên gợi ý việc hiểu một cách thấu đáo các trải nghiệm của thanh niên DTTS di cư để định

hướng cho các can thiệp về chính sách mang tính bao trùm và tập trung hơn.

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Như đã bàn luận, trải nghiệm của thanh niên DTTS di cư ở Việt Nam phần lớn được ẩn trong những tự sự

lớn hơn về di cư nông thôn – thành thị (M. T. N. Nguyen và Locke (2014); Rigg, Nguyen, và Luong (2014);

Haughton và cộng sự (2018); Karis (2013), Anh và cộng sự (2012) là một vài ví dụ), nhưng số lượng thanh

niên DTTS di cư ngày một nhiều tại các vùng đô thị đặt ra nhiều câu hỏi mới về lý thuyết và thực tiễn.

Dựa trên điểm luận tài liệu học thuật, tái trình hiện trên truyền thông, cũng như trải nghiệm làm việc

trước đó của nhóm nghiên cứu, chúng tôi cho rằng trải nghiệm hằng ngày của thanh niên DTTS di cư khi

định vị những ranh giới xã hội và ranh giới hữu hình trong khu vực đô thị, chiến lược duy trì kết nối với

mạng lưới xã hội của họ, tính chủ thể và căn tính xã hội thay đổi để thích nghi có sự khác biệt với trải

nghiệm của người Kinh di cư nông thôn – thành thị. Điều này sẽ được làm sáng tỏ trong các phần sau của

nghiên cứu, thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này không đơn thuần đặc trưng cho địa vị của người

di cư, mà còn là xuất thân nông thôn, vị thế kinh tế xã hội thấp hơn và bị giới hạn do là người DTTS. Giải

thích về địa vị của người di cư và cảm thức thuộc về, các học giả như Yuval-Davis (2007) và Bastia (2004)

cho rằng trải nghiệm của một người di cư về cơ bản được định hình bởi những yếu tố giao thoa/liên tầng

(overlapping/intersecting factors) thay vì những phạm trù yếu tính luận/quy chất luận như chủng tộc, giới,

giai cấp hoặc địa vị kinh tế-chính trị. Mặc dù điều này không rõ ràng khi chúng tôi mới định hình ý tưởng

nghiên cứu, nhưng càng trở nên rõ ràng hơn sau một số phỏng vấn và quan sát ban đầu, từ đó làm lộ ra

những khác biệt trong trải nghiệm của thanh niên DTTS di cư so với điểm luận tài liệu, không chỉ trên khía

cạnh kinh tế, xã hội và văn hóa. Trải nghiệm còn khác biệt về mặt không gian, cụ thể là sự dịch chuyển, sự

hòa nhập trong cấu trúc xã hội thị thành và cảm thức về công lý của thanh niên DTTS di cư chịu ảnh hưởng

của các không gian xã hội và không gian vật lý. Nhận thức được điều này, chúng tôi cho rằng trải nghiệm

của họ trong không gian đô thị không nhất thiết mang tính thụ động hay áp bức, mà là kết quả hỗn hợp

từ các cấu trúc thể chế, chuẩn mực xã hội và sự kiến tạo các không gian xã hội- được định hướng bởi tính

chủ thể (agency-informed social-spatial production) (Bork‐Hüffer và cộng sự, 2016; Ortner, 2006).

Từ đó, chúng tôi xem xét trải nghiệm của thanh niên DTTS di cư theo cách tiếp cận liên tầng và quan điểm

liên ngành (kinh tế xã hội, văn hóa tộc người, công lý chính trị và không gian) để thấy những khía cạnh

Page 8: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

giao cắt của đặc tính nhân khẩu học (dân tộc, tình trạng học vấn, giới và nghề nghiệp trong số nhiều khía

cạnh khác) và những nhân tố có tính cấu trúc (chuẩn mực xã hội, các thiết chế, chính sách và luật pháp).

Do đó, mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu cách thức mà (i) trải nghiệm dịch chuyển (về mặt xã hội và địa lý),

(ii) tính chủ thể đang biến đổi2 và (iii) những bất lợi và bất công xã hội khác nhau, mang tính cấu trúc

(Fraser & Honneth, 2003), đang giới hạn sự lựa chọn của thanh niên DTTS di cư, đồng thời mở ra những

dạng thức mới của sự tự chủ và các thực hành trong bối cảnh đô thị.

Như vậy, chúng tôi sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

1. Vì sao và bằng cách nào thanh niên DTTS di cư quyết định di cư và làm việc tại khu vực đô thị?

2. Các dạng thức dịch chuyển nào (trên khía cạnh xã hội, kinh tế, không gian và pháp lý) mà họ sử

dụng ở thành thị?

3. Những đặc trưng nhân khẩu học của thanh niên DTTS di cư (giới, tình trạng hôn nhân, dân tộc,

quê quán, học vấn và nghề nghiệp) chịu tác động như thế nào từ chính sách hiện hành về quản lý

di cư thành thị, trong việc định hình những giới hạn mang tính cấu trúc và mở ra các dạng thức

mới của sự tự chủ thông qua trải nghiệm di chuyển?

4. Trải nghiệm di cư thành thị và tính chủ thể đang thích ứng của họ có tác động qua lại như thế

nào? Những trải nghiệm này có được hình thành dựa trên các căn tính liên tầng hay không, và về

cơ bản thì chúng giống hay khác so với trải nghiệm của nhóm dân tộc đa số - người Kinh di cư?

5. Không gian đô thị giúp thanh niên DTTS di cư hòa nhập hoặc loại trừ họ khỏi các cấu trúc xã hội

như thế nào?

1.3. Kết quả

Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin cho các chương trình và can thiệp mới giúp giải quyết nhu cầu

và kỳ vọng của thanh niên DTTS di cư. Kết quả nghiên cứu sẽ đem lại những hiểu biết mới cho cuộc thảo

luận lâu dài về DTTS và di cư, cũng như đưa ra những khuyến nghị thực tiễn cho các bên liên quan, các

nhà làm chính sách và công chúng.

Kết quả nghiên cứu cũng sẽ được sử dụng để phát triển kế hoạch can thiệp 3 năm của iSEE trong khuôn

khổ hợp tác với CCFD. Các phát hiện sẽ được chia sẻ với nhà hoạch định chính sách, công chúng và đặc

biệt là thanh niên DTTS di cư tại Hà Nội. Chúng tôi dự định mời thanh niên DTTS di cư đến iSEE tham gia

các buổi tham vấn và khám phá các chiến lược mới giúp phát triển mạng lưới và tăng kết nối xã hội (social

belonging). Dự kiến việc thành lập các nhóm mới của thanh niên DTTS di cư là một phần không thể thiếu

trong thiết kế hoạt động can thiệp và các nhóm đó sẽ trở thành đối tác bình đẳng với iSEE trong dự án.

1.4. Phương pháp luận nghiên cứu

Như đã trình bày sơ lược bên trên, nghiên cứu này lý thuyết hóa các phạm vi giao thoa của cá nhân theo

hướng toàn diện, từ đó nắm bắt đầy đủ các sự kiện trong đời sống hằng ngày, các quan niệm, suy nghĩ,

các quyết định và mạng lưới nguồn lực của thanh niên DTTS di cư. Phương pháp nghiên cứu phù hợp được

lựa chọn là nghiên cứu định tính, kết hợp phỏng vấn sâu, quan sát tham gia thông qua các chuyến thăm

2 Trong bối cảnh của nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ Tính chủ thể (Subjectivity) (thay vì Căn tính (Identity) để mô tả khả năng các cá nhân (i) nhận thấy bản thân khác biệt/độc nhất và (ii) kiến tạo “cái tôi” (the self) dựa trên sự thương lượng giữa tính tự chủ (agency) và những tác động mang tính cấu trúc.

Page 9: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

gia đình, và điểm luận có hệ thống các tài liệu liên quan. Dưới đây là tóm tắt các phương pháp nghiên cứu

được lựa chọn tương ứng với khung lý thuyết:

Cấp độ phân tích Dạng dữ liệu Phương pháp nghiên cứu

Vĩ mô Bối cảnh chính trị và Quyền

Điểm luận tài liệu Phỏng vấn sâu

Chính sách Điểm luận tài liệu

Nhu cầu thị trường Điểm luận tài liệu

Trung dung Mạng lưới xã hội/Vốn xã hội Chuẩn mực xã hội

Phỏng vấn sâu Quan sát tham gia thông

qua các chuyến thăm gia đình

Vi mô Vốn con người Phỏng vấn sâu Quan sát tham gia thông

qua các chuyến thăm gia đình

Chuẩn mực xã hội – văn hóa

Các thực hành văn hóa và bản dạng cá nhân/căn tính

Vốn xã hội

Nhận thức vể không gian và sự di chuyển

Bảng 1. Tóm tắt các phương pháp nghiên cứu

Về thành phần nhóm nghiên cứu, nhóm gồm ba thành viên gồm một người dân tộc Mông và hai người

dân tộc Kinh. Nghiên cứu viên người Mông là một người trẻ, được đào tạo Nhân học chính quy và có kinh

nghiệm thực hiện các nghiên cứu xã hội. Vị thế của chị đóng vai trò then chốt trong nghiên cứu này. Là

người Mông kể từ khi sinh ra và chỉ học nói tiếng Mông khi trưởng thành, xuất thân văn hóa có ảnh hưởng

nhất định đến vai trò của chị khi chị được nhìn nhận như “người trong cuộc” hay “người ngoài cuộc”

(Narayan, 1993) trong con mắt thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này. Sự thấu hiểu và phản tư của

chị làm giàu các cuộc thảo luận, và hơn cả là sự hiểu của chúng tôi về quan điểm của thanh niên DTTS di

cư, đặc biệt trong quá trình phân tích dữ liệu. Nghiên cứu viên thứ hai hiện là Viện trưởng iSEE, có kinh

nghiệm dày dặn về vận động chính sách và thực hiện các nghiên cứu cung cấp thông tin xây dựng chính

sách, kinh nghiệm làm việc lâu năm với nhiều nhóm dân tộc khác nhau. Người thứ ba là nghiên cứu sinh

Tiến sĩ về Địa lý nhân văn, anh có hướng nghiên cứu và kinh nghiệm phù hợp với dự án này.

Phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt và không có phiên dịch, vì người cung cấp thông tin có khả năng

nói tiếng Việt trôi chảy. Tuy nhiên, như được đề cập trong phần Hạn chế nghiên cứu, người tham gia sử

dụng thành thạo tiếng Việt giúp các cuộc thảo luận trở nên dễ dàng, nhưng điều này cũng đặt ra những

vấn đề tiềm ẩn do chọn mẫu thiên lệch.

1.5. Thiết kế nghiên cứu

Thí điểm

Trước tiên, chúng tôi thực hiện điểm luận tài liệu và phát triển khung lý thuyết để xây dựng bảng hỏi thí

điểm. Chúng tôi cùng nhau triển khai một số phỏng vấn ban đầu, sau đó nhóm nhìn lại dữ liệu thu thập

được cũng như các lỗ hổng của nghiên cứu. Tiếp theo, chúng tôi sử dụng bảng hỏi được chỉnh sửa và

phiếu quan sát cho những buổi phỏng vấn còn lại và các chuyến thăm gia đình.

Page 10: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Thiết kế bảng hỏi

Để hiểu mối liên hệ giữa các nhân tố mang tính cấu trúc và trải nghiệm, lựa chọn, rào cản và cơ hội mang

tính cá nhân, chúng tôi kết hợp khung lý thuyết Đường đời đa chiều (Multidimensional Life Paths) theo

Elder (1975, 1994)3 và công trình về sự tự chủ - quyền lực – văn hóa của Ortner (2006) để phát triển bảng

hỏi. Cụ thể, chúng tôi nghiên cứu cách thức những yếu tố khác nhau ở ba cấp độ - vĩ mô, trung mô và vi

mô – tác động tới đời sống của người di cư. Bảng hỏi chi tiết sử dụng trong nghiên cứu này nằm trong Phụ

lục 1.

Sơ đồ 1. Khung lý thuyết Đường đời đa chiều được sử dụng cho nghiên cứu

Nguồn: Theo Elder (1975, 1994), trích trong Kõu, Bailey and Wissen (2009).

Tiêu chí lựa chọn người tham gia

Trước khi tiến hành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu xây dựng một bộ tiêu chí lựa chọn nhằm chỉ dẫn cho

quá trình tuyển lọc người tham gia. Tương đồng với quan điểm của UN rằng khoảng tuổi chỉ thanh niên

phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể (UN4Youth, 2019), chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng độ tuổi của giới trẻ

trong nghiên cứu mà chúng tôi sử dụng cho tiêu chí lựa chọn là từ 18 – 35 tuổi, một số người trên ngưỡng

tuổi này được lựa chọn do một số cân nhắc thực dụng khi tuyển người tham gia.

Các tiêu chí nhân khẩu học được sử dụng bao gồm:

Không phải người Kinh theo khai sinh hoặc tự nhận là người Kinh;

3 Kõu, A., Bailey, A., & Wissen, L. v. (2009). Migrant biographies: A life course approach to high-skilled migration. Nghiên cứu này được trình bày tại Hội nghị Dân số quốc tế lần thứ 26 (IUSSP) tại Marrakch, Morocco. Ban đầu, chúng tôi sử dụng khung phân tích hữu ích này để xây dựng bảng hỏi, do nó gợi ý cho chúng tôi cách xem xét có hệ thống cuộc sống của cá nhân di cư. Mặc dù hữu ích khi phát triển bảng hỏi, nó chỉ ảnh hưởng một phần trong những phân tích tiếp theo. Sử dụng cách tiếp cận quy nạp, chúng tôi cho rằng khung trên không đủ để phân tích trải nghiệm về một số dạng thức cụ thể trong sự liên tầng xã hội – như nhóm thanh niên DTTS di cư lao động linh động, tay nghề thấp – vấn đề trọng tâm của nghiên cứu này.

Vĩ mô

cơ hội và giới hạn dobối cảnh chính trị,

chính sách và nhu cầu thị trường tạo ra

Trung mô

mạng lưới xã hội/vốn xã hội tại

quê nhà và nơi đến

Vi mô

giới hạn và nguồn lực do vốn con

người, các chuẩn mực xã hội – văn hóa và điều kiện gia đình tạo ra

Page 11: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Từ 18 đến 35 tuổi vào thời điểm phỏng vấn. Trường hợp sẵn sàng tham gia nhưng dưới 18 tuổi

vào thời điểm phỏng vấn, cần yêu cầu giấy đồng thuận từ người tham gia và người bảo hộ hoặc

người giám sát trực tiếp;

Không phải cư dân của các thành phố loại một và loại hai (ở miền Bắc Việt Nam) theo giấy tờ và

hiện đang sinh sống, làm việc tại khu vực đô thị;

Không đối mặt với bất kỳ nguy cơ nào về cảm xúc, tâm lý và thể chất hoặc nguy hiểm khi tham gia

nghiên cứu.

Tuyển chọn người tham gia

Ban đầu, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tuyết lăn (snowballing) để tuyển chọn người tham

gia. Nguyên tắc của snowballing là giới thiệu trực tiếp: chúng tôi kỳ vọng những người được mời phỏng

vấn sẽ giới thiệu người tiếp theo trong mạng lưới xã hội của họ nếu phù hợp với các tiêu chí lựa chọn.

Giả thuyết ở đây là người di cư có thể kết nối với mạng lưới của họ tại nơi đến. Khi đó, phương pháp

này sẽ thuận lợi do người cung cấp thông tin tiếp theo có mức độ tin tưởng nhất định với nghiên cứu

vì được giới thiệu thông qua người mà họ đã quen biết sẵn. Nhưng ngay khi bắt đầu triển khai, chúng

tôi nhận thấy phương pháp này cũng gặp những khó khăn về phương pháp luận. Những người đầu

tiên cung cấp thông tin nằm trong các mối liên hệ cá nhân của chúng tôi, danh sách này nhanh chóng

cạn kiệt khi họ không thể giới thiệu người mới cho nghiên cứu vì mạng lưới xã hội hậu-di cư khá hạn

chế. Quan sát này thúc đẩy chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về vốn xã hội và mạng lưới xã hội của thanh

niên DTTS di cư, và thay đổi phương pháp tuyển chọn ban đầu.

Khi tiếp cận người tham gia và sắp xếp thời gian phỏng vấn, chúng tôi giải thích ngắn gọn về nghiên

cứu, quyền tham gia và rút khỏi nghiên cứu, và xin phép sự đồng thuận của họ bằng lời cho việc ghi

âm. Mỗi người tham gia được trả một số tiền nhỏ, thể hiện sự trân trọng đối với thời gian mà họ bỏ

ra cho phỏng vấn.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm thường xuyên phản ánh lại tiến trình và những kết quả đạt được.

Chúng tôi xem lại mẫu nghiên cứu và thảo luận các chiến lược nhằm đảm bảo thu hút đa dạng người

tham gia về dân tộc, độ tuổi, chuyên môn/nghề nghiệp/khu vực kinh tế, giới và nguyên quán. Kết quả

là chúng tôi tiếp cận được 29 người tham gia kết hợp từ mối liên hệ cá nhân, liên hệ các tổ chức phi

chính phủ và thông qua phương pháp tuyết lăn.

Trong số những người cung cấp thông tin, chúng tôi quyết định chọn hai người trên 40 tuổi (không

thuộc nhóm thanh niên) vì góc nhìn của họ đưa ra những so sánh có giá trị về mức độ ảnh hưởng của

tuổi lớn hơn và khoảng thời gian ở Hà Nội lâu hơn đến cảm nhận và sự lựa chọn cho cuộc sống. Chúng

tôi cũng phỏng vấn 2 người Kinh để kết hợp với một số dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn trước đó.

Địa bàn

Trong 29 cuộc phỏng vấn thực hiện với thanh niên DTTS di cư, có 13 cuộc diễn ra tại Hà Nội. Các buổi

còn lại được tiến hành ở các khu công nghiệp, các vùng đô thị ven Hà Nội (gồm Hải Dương, Bắc Ninh)

và tại quê nhà của người tham gia là Hòa Bình và Thanh Hóa.

Hầu hết các cuộc phỏng vấn cá nhân được thực hiện tại nơi công cộng như nhà hàng, quán café hoặc

quán nước ven đường. Với các chuyến thăm gia đình, nhóm nghiên cứu di chuyển về quê của người

tham gia để thực hiện phỏng vấn trong không gian thân mật và quen thuộc hơn. Với những người làm

Page 12: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

việc ngoài Hà Nội, nhóm cũng tới các vùng đô thị họ đang sống và làm việc nhằm tối thiểu hóa sự bất

tiện cho người tham gia.

Phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu định tính từ phỏng vấn sâu, quan sát trong các chuyến thăm gia đình và

ghi chép thực địa của nghiên cứu viên. Dữ liệu phỏng vấn sau đó được ghi lại. Các bản gỡ băng đúng

nguyên văn và ghi chép thực địa sau đó được phân tích và phát triển thành một bảng mã (codebook).

Các nghiên cứu viên cùng mã hóa dữ liệu và thống nhất dàn ý báo cáo nghiên cứu.

Hội thảo sơ bộ trình bày những phát hiện ban đầu và tham vấn chuyên gia trong ngành được tổ chức

tại Hà Nội vào tháng 11/2018. Những phản hồi và góp ý trong hội thảo sau đó đã được đưa vào báo

cáo cuối cùng.

1.6. Hạn chế của nghiên cứu

Đây là nghiên cứu lát cắt tìm hiểu trải nghiệm đương đại của thanh niên DTTS di cư nên còn một số

hạn chế.

Thứ nhất, do vấn đề quy mô, nghiên cứu không chỉ ra đầy đủ trải nghiệm di cư và di chuyển từ nông

thôn ra thành thị của người Kinh. Mặc dù sử dụng các tài liệu liên quan về người Kinh di cư nông thôn

– thành thị để so sánh với đối tượng nghiên cứu, chúng tôi hiểu rằng việc sử dụng dữ liệu thứ cấp

nhằm minh chứng cho các phát hiện và kết luận có giá trị riêng nhưng cũng gặp vấn đề về tính xác

đáng và hợp lệ.

Thứ hai, một số trở ngại nhất định ngăn chúng tôi thực hiện quan sát người tham gia trong bối cảnh

đô thị. Ví dụ, nhiều người cung cấp thông tin làm việc toàn thời gian và không thể dành quá nhiều thời

gian cho nghiên cứu. Do cách tổ chức cuộc sống (đặc biệt nếu họ sống cùng gia chủ), việc nghiên cứu

viên đến thăm và quan sát điều kiện sống của họ là bất tiện và nhạy cảm.

Cuối cùng, dù cố gắng lựa chọn người tham gia có xuất thân đa dạng về dân tộc, tuổi tác, nghề nghiệp,

giới, tình trạng kinh tế xã hội để khắc họa một bức tranh toàn diện hơn về thanh niên DTTS di cư,

chúng tôi đã không thể giao tiếp với những người có vốn tiếng Việt hạn chế (và dường như có mức

độ hòa nhập xã hội thấp). Ban đầu, nhóm nghiên cứu tiếp cận một NGO và đề xuất phỏng vấn những

người có mức độ hòa nhập xã hội cũng như tiếng Việt hạn chế, tuy nhiên sau đó chúng tôi không thực

hiện do những cân nhắc về đạo đức. Chúng tôi cố gắng sử dụng phương pháp tuyết lăn và các mối

liên hệ khác để tiếp cận nhóm đối tượng trên nhưng lại đối mặt với nhiều khó khăn. Điền dã nhân học

mở rộng và một chiến lược tuyển chọn khác có lẽ sẽ cần thiết cho những nghiên cứu trong tương lai.

1.7. Phạm vi và cấu trúc

Trong báo cáo này, chúng tôi đặc biệt tập trung vào trải nghiệm di cư của thanh niên DTTS ở khu vực

đô thị như Hà Nội. Chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một bức tranh toàn

Page 13: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

diện về trải nghiệm của thanh niên DTTS di cư – tại quê nhà và nơi đến, với gia đình và các thành viên

trong cộng đồng, và có lẽ với cả những bạn bè người Kinh di cư. Tuy nhiên, do quy mô nghiên cứu,

chúng tôi sẽ chỉ bàn luận những dữ liệu về trải nghiệm của thanh niên DTTS di cư tại nơi họ đến và khi

họ quay lại quê nhà.

Một điều quan trọng mà chúng tôi cần làm rõ là mặc dù thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này

được nhóm lại dưới một phạm trù rộng là người DTTS di cư (trong đối chiếu với người Kinh di cư),

nhưng trải nghiệm sống và làm việc của họ tại thành phố có sự khác biệt rõ rệt. Như chúng tôi sẽ phân

tích kỹ hơn, nghiên cứu chỉ ra những khác biệt quan trọng theo chiều dọc (giữa các cá nhân trong cùng

nhóm dân tộc) và theo chiều ngang (giữa các cá nhân và các nhóm thuộc những dân tộc khác nhau)

về tình trạng kinh tế xã hội, sự di chuyển, mạng lưới xã hội và chiến lược thích ứng tại thành thị giữa

nhóm lao động tay nghề cao (chuyên gia, lao động sáng tạo, nhân viên văn phòng) và nhóm tay nghề

thấp (công nhân, nhân viên phục vụ thuộc khu vực phi chính thức và nông dân từng di cư). Chúng tôi

hiểu rằng cách phân tách nhị nguyên như vậy có thể đơn giản hóa phổ phức tạp những khác biệt theo

chiều ngang về vị thế của thanh niên DTTS di cư. Tuy vậy, chúng tôi muốn sử dụng cách phân loại này

làm cơ sở phân tích quan trọng trong nghiên cứu.

Về cấu trúc báo cáo, đầu tiên chúng tôi trình bày những thông tin tổng quan nghiên cứu trước khi

chuyển sang phần điểm luận ngắn gọn các chính sách hiện nay, điểm luận tài liệu về người DTTS di cư

tại thành thị Việt Nam và khung phân tích được lựa chọn. Tiếp đó, chúng tôi trình bày bốn phần thực

nghiệm nhằm nêu lên những vấn đề và trải nghiệm đa dạng mà người tham gia nghiên cứu phải đương

đầu khi làm việc tại Hà Nội và các khu công nghiệp lân cận. Ở phần kết luận, chúng tôi sẽ đưa ra một

số nhận định về chính sách và các can thiệp cần chú trọng.

Page 14: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

PHẦN 2. NGƯỜI DTTS DI CƯ TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ: CHÍNH SÁCH VÀ

NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về thanh niên DTTS di cư tại Việt Nam từ điểm luận tài liệu và truyền thông Theo số liệu thống kê gần đây, tỉ trọng di cư nội địa tại Việt Nam ước tính chiếm 13.6% tổng dân số quốc

gia, chiếm 17.3% dân số trong độ tuổi 15 – 59 và đóng góp khoảng 7% vào kinh tế quốc gia (UNESCO,

UNHABITAT, IOM, & UNDP, 2016). Trong bốn loại hình di cư (thành thị - nông thôn, nông thôn – nông

thôn, nông thôn – thành thị và thành thị - thành thị), dân số di cư từ nông thôn ra thành thị là nhóm đông

nhất so với các dòng di cư khác, với xấp xỉ 2 triệu người năm 2009, và dự kiến chạm mức 6.4 triệu người

năm 2019 (GSO & UNFPA, 2005; UNESCO và cộng sự, 2016). Các báo cáo này dựa trên số liệu người cư

trú tạm thời tại đô thị theo đăng ký chính thức, điều này hàm ý rằng con số chính xác có thể còn cao hơn

đáng kể nếu tính cả người di cư không đăng ký.

Động lực di cư nông thôn – thành thị

Các nghiên cứu di cư tại Việt Nam nhìn chung cho rằng các nhân tố kinh tế, bao gồm tìm kiếm việc làm và

thích ứng với những cơ hội mới của thị trường tiếp tục là động lực chính của di cư thành thị (Coxhead, Vu,

& Nguyen, 2016, trang 5; GSO & UNFPA, 2005; UNESCO và cộng sự, 2016; UNFPA & GSO, 2016). Cùng lúc

đó, di cư vẫn là cách thức cải thiện sinh kế hộ gia đình và chiến lược phòng ngừa rủi ro cho các hộ gia đình

nông thôn khi đối mặt với những thay đổi liên tục về kinh tế xã hội (Dinh, 2010; Le, 2014; M. T. N. Nguyen

& Locke, 2014).

Các nhân tố khác khiến người nông thôn, đặc biệt là thanh niên, di cư đến thành thị bao gồm nhu cầu học

tập và nâng cao kỹ năng chuyên môn, thông qua giáo dục đào tạo chính thức và phi chính thức (Coxhead

và cộng sự, 2016; Le, 2014; UNFPA & GSO, 2016, trang 3). Hơn nữa, một số yếu tố đan cài có thể được

đặt chung dưới thuật ngữ bao trùm là động lực cá nhân, bao gồm mức độ sẵn sàng cho hôn nhân, mạng

lưới gia đình và kỳ thị xã hội do lai lịch cá nhân, tình trạng tước đoạt đất đai và di cư bắt buộc do thiên tai

(Le, 2014, trang 57; UNESCO và cộng sự, 2016, trang 2; UNFPA & GSO, 2016, trang 3).

Cuối cùng, động lực chính của di cư thành thị là những thay đổi trong phong cách sống và khát vọng, một

phần là kết quả của việc tiếp cận với thế giới rộng lớn hơn thông qua khả năng kết nối của Internet và tăng

cường dịch chuyển (Cawthorne & Ha, 2017; Dinh, 2010, trang 77; Do & Chu, 2018; L. D. Nguyen & Nguyen,

2018; UNFPA & GSO, 2016, trang 5). So với nghiên cứu tập trung vào khía cạnh kinh tế của di cư, các

nghiên cứu về chủ đề này tại nông thôn Việt Nam có số lượng ít hơn. Tuy nhiên, ngày càng nhiều tài liệu

cho rằng tồn tại mối liên hệ giữa những thay đổi văn hóa và tính chủ thể biến đổi với các lựa chọn cuộc

sống của giới trẻ người DTTS. Một điều đáng chú ý là các nghiên cứu nổi bật về thanh niên DTTS tại nông

thôn và vùng cao Việt Nam và tương tác của họ với mạng xã hội cung cấp những hiểu biết then chốt về

cách thức mà mạng xã hội tái định hình căn tính xã hội và mở rộng hiểu biết về những cơ hội bên ngoài

cộng đồng. Ví dụ, nghiên cứu về thanh niên nông thôn của Cawthorne và Ha (2017) kết luận rằng các nền

tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, được giới trẻ DTTS tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Hòa Bình sử

dụng chủ động và phổ biến, đóng vai trò quan trọng giúp họ mở rộng tầm nhìn với thế giới bên ngoài, kết

nối họ với những nhóm bạn mới và tái định hình căn tính của họ. Tương tự, Do và Chu (2018) kết luận

mạng xã hội thâm nhập chặt chẽ trong trải nghiệm hằng ngày của thanh niên DTTS tại một số bản thuộc

tỉnh Bắc Kạn. Bàn về sự di chuyển và tương tác tăng lên với người ngoài cộng đồng của thanh niên DTTS,

Page 15: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

nghiên cứu của L. D. Nguyen và Nguyen (2018) về những quan điểm biến đổi của người trẻ cho thấy họ

đang trải qua quá trình tái định hình các đặc tính xã hội và điều chỉnh các giá trị truyền thống để thích ứng

với những thay đổi nhanh chóng trong xã hội hiện đại. Kỳ thị xã hội gắn với người DTTS, sẽ được chúng

tôi phân tích sau, cũng có thể là một động lực dẫn đến những thay đổi trên (Dinh, 2010, trang 77). Điểm

luận tái trình hiện trên truyền thông cho thấy hình ảnh người DTTS nhìn chung được xây dựng chủ yếu

gắn với khu vực nông lâm và đi cùng những hàm ý tiêu cực (lạc hậu, năng suất thấp). Do đó, thông qua di

cư, thanh niên DTTS có thể thoát khỏi sự kỳ thị bằng cách tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp và trải

nghiệm mới, với khát khao “thoát nghèo”, hoặc chính xác hơn, là kỳ vọng vượt thoát những diễn ngôn về

đói nghèo và lạc hậu đang áp đặt lên họ.

Nhân khẩu học về người di cư nông thôn – thành thị

Thanh niên DTTS di cư có xu hướng áp đảo xét theo nhân khẩu học trong dòng chảy di cư cũng như tham

gia vào lực lượng lao động mỗi năm (UNDP, 2016). Điều này được phản ánh trong cấu trúc độ tuổi và độ

tuổi trung vị (25 tuổi) của người di cư nông thôn - thành thị (Dinh, 2010, trang 77; Haughton và cộng sự,

2018, trang 215; UNESCO và cộng sự, 2016; UNFPA & GSO, 2016).

Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ di cư nhiều hơn nam giới, tức là xu hướng nữ hóa (feminisation)

trong di cư nông thôn – thành thị tại Việt Nam (UNFPA & GSO, 2016). Tuy nhiên, có sự khác biệt về giới

đối với các loại động lực di cư (di cư vì việc làm hoặc không vì việc làm), cũng như sự khác biệt về hồ sơ

nghề nghiệp và mức thu nhập giữa nam và nữ trong bối cảnh thành thị (Coxhead và cộng sự, 2016, trang

17; Haughton và cộng sự, 2018, trang 221, 223), cho thấy phụ nữ vẫn đối mặt với nhiều rào cản hơn về xã

hội, kinh tế và có nguy cơ bị bóc lột hoặc lạm dụng cao hơn so với nam giới (Le, 2014, trang 61, 62).

Không ngạc nhiên rằng thanh niên quyết định di cư không phải là những người ít được học hành nhất và

có xuất thân đặc biệt bất lợi (Dinh, 2010; UNESCO và cộng sự, 2016; UNFPA & GSO, 2016, trang 2). Thay

vào đó, hầu hết người di cư sống trong các hộ gia đình đông người (Coxhead và cộng sự, 2016, trang 17),

trình độ học vấn của họ là bậc trung học cơ sở (UNFPA & GSO, 2016, trang 2) và thu nhập rơi vào khoảng

từ trung bình đến trung bình thấp trong bối cảnh nông thôn (Coxhead và cộng sự, 2016, trang 17). Lựa

chọn di cư không điển hình đối với nhóm người khá giả hơn, chủ yếu do số tiền gửi về khi di cư thấp hơn

so với thu nhập và sinh kế của họ tại địa phương. Số liệu thống kê cũng cho thấy người di cư thường độc

thân, kết hôn muộn hơn và di cư một mình đến thành phố (UNFPA & GSO, 2016, trang 2).

Một số đặc điểm di cư

Theo truyền thống, loại hình sinh kế chính của nhiều thế hệ người DTTS là nông nghiệp, phương thức này

cung cấp nhiều hơn mức vừa đủ để duy trì cuộc sống. Nhưng với tốc độ dân số tăng nhanh, đất nông

nghiệp thu hẹp và hạn chế tiếp cận tài nguyên rừng, nhiều người quyết định hòa vào dòng chảy di cư để

tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tại các tỉnh và thành phố khác. Di cư nội địa trở thành phương thức khả thi

với các hộ gia đình nông thôn để duy trì sinh kế, khi phải đối mặt với những thay đổi thường xuyên. Các

tài liệu về di cư nông thôn – thành thị cho thấy hình mẫu di cư chủ đạo là di cư tạm thời hoặc theo mùa

vụ (Anh và cộng sự, 2012; Karis, 2013), không dừng lại ở một nơi đến cố định mà nhiều điểm đến, với các

khoản tiền tuần hoàn gửi về cộng đồng vì lý do kinh tế và nghĩa vụ đạo đức (Luong, 2018). Người di cư

thấy họ vẫn là một phần của gia đình tại quê nhà (M. T. N. Nguyen & Locke, 2014), vì vậy, họ chọn làm

việc tại thành phố, gửi tiền về quê và duy trì kết nối với gia đình bằng những dịp về thăm nhà (Dinh, 2010).

Một phần nhỏ người di cư, thường đi khi còn trẻ vì lý do giáo dục hoặc hôn nhân, sẽ chọn định cư tại

thành phố.

Page 16: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mạng lưới xã hội đóng vai trò then chốt trong việc kết nối người di cư với

cơ hội di cư, đồng thời ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến và cung cấp những hỗ trợ kinh tế và phi kinh

tế cho người di cư tại nơi đến (Karis, 2013; M. T. N. Nguyen & Locke, 2014, trang 867-868; UNFPA & GSO,

2016, trang 4).

Những vấn đề và thách thức tại thành thị

Về những thách thức của di cư thành thị, một số học giả chỉ ra những thách thức phổ biến mà lao động di

cư Việt Nam gặp phải tại nơi đến, bao gồm tính dễ tổn thương về kinh tế, xã hội và chính trị (Anh và cộng

sự, 2012; Haughton và cộng sự, 2018; Karis, 2013; Marx & Fleischer, 2010; Q. V. Pham & Tran, 2015).

Khi tiếp cận dịch vụ, người di cư gặp những vấn đề như công việc bấp bênh, thiếu nhà ở giá cả phải chăng,

chi phí dịch vụ công như điện nước cao hơn cư dân thành thị; hạn chế tiếp cận với các dịch vụ phúc lợi

như y tế, giáo dục, và tỉ lệ tham gia thấp trong các tổ chức chính trị văn hóa cơ sở tại khu dân cư (Le, 2014;

Q. V. Pham & Tran, 2015). Hầu hết các học giả đồng tình rằng lý do chính dẫn đến những mô dạng méo

mó của sự bấp bênh xã hội là thủ tục đăng ký hộ gia đình/đăng ký cư trú (Hộ khẩu) được thiết lập để rằng

buộc quyền tiếp cận dịch vụ tại nơi ở với tình trạng cư trú của một người. Người di cư cũng đối mặt với

các vấn đề về bất bình đẳng cơ hội việc làm, đặc biệt trong khu vực công với bất bình đẳng thu nhập

(Haughton và cộng sự, 2018). Ngoài những rào cản “cứng”, người di cư còn gặp rào cản “mềm” khác như

kỳ thị, định kiến và phân biệt đối xử từ các cơ quan Nhà nước và người dân thành thị đối với lai lịch nông

thôn của họ (Anh và cộng sự, 2012; Karis, 2013; Q. V. Pham & Tran, 2015). Điều này càng củng cố cảm giác

của họ về sự lề hóa xã hội và bất bình đẳng.

2.2. Khoảng trống nghiên cứu và thiếu sự hiện diện của người DTTS di cư trong các tài liệu Nhiều nghiên cứu và văn bản chính sách đã bàn luận những vấn đề của người di cư ở Việt Nam (ví dụ như

Dinh (2010), Le (2014), Q. V. Pham và Tran (2015), UNFPA và GSO (2016), UNESCO và cộng sự (2016), L.

D. Nguyen và Nguyen (2018), Haughton và cộng sự (2018), Anh và cộng sự (2012), M. T. N. Nguyen và

Locke (2014), Karis (2013). Tuy nhiên, nghiên cứu riêng về người DTTS di cư tại thành phố gần như thiếu

vắng. Một ngoại lệ là nghiên cứu của Coxhead và cộng sự (2016) bàn luận một phần chủ đề này, nhưng lại

bị giới hạn trong các quan sát định lượng sử dụng dữ liệu năm 2012 từ Điều tra mức sống dân cư Việt

Nam. Do thiếu sót này, hiểu biết về người DTTS di cư tại khu vực đô thị - động lực, vấn đề, thách thức, cơ

hội và các hàm ý chính sách – còn chưa đáng kể so với nghiên cứu về người Kinh di cư.

Một nhân tố khả thể góp phần giải thích điều này là tỉ lệ người DTTS di cư thấp hơn so với người Kinh và

người Hoa di cư. Số liệu chính thức cho thấy trong khi tỉ lệ di cư của người Kinh và người Hoa là khoảng

4.58% năm 2012, tỉ lệ trung bình của các nhóm dân tộc khác chỉ khoảng 2.75% (Coxhead và cộng sự, 2016,

trang 10). Đồng thời, do thiếu dữ liệu riêng về tình trạng di cư của 52 nhóm dân tộc còn lại nên ý tưởng

trên càng trở nên thách thức. Tuy nhiên, ngoài vấn đề chuyên môn và tính sẵn có của dữ liệu, chúng tôi

không thể bỏ qua thực tế rằng việc thiếu các nghiên cứu về người DTTS di cư, cả trong nước và quốc tế,

có thể phản ánh mức độ ưu tiêu thấp của giới học thuật và nhà hoạch định chính sách dành cho chủ đề

này.

Từ nguồn tài liệu sơ cấp và truyền thông4 mô tả người DTTS di cư tại thành thị còn hạn chế, một vấn đề

khác nổi lên đòi hỏi sự chú ý của chúng tôi trên phương diện học thuật là chủ nghĩa vị chủng trong chính

4 Ví dụ, bài báo trên VnExpress mô tả người Mông tại Hà Nội: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cuoc-

phieu-luu-cua-nguoi-mong-trong-pho-3631259.html, là một trong rất ít các bài về chủ đề này. So với số

Page 17: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

sách dân tộc (ethnic politics) ở Việt Nam. Nghiên cứu của A. Terry Rambo (2003), A Terry Rambo và

Jamieson (2003, trang 150), Taylor (2008) và P. Q. Pham và Hoang (2012) chỉ ra rằng chính sách dân tộc ở

Việt Nam chịu ảnh hưởng của mô hình dân tộc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa lấy người Kinh làm trung

tâm. Các học giả trên phân tích diễn ngôn của Nhà nước về “dân tộc thiểu số” ở Việt Nam và kết luận rằng

thái độ phân biệt đối xử với người DTTS bám rễ từ chủ nghĩa người Kinh làm trung tâm và ý thức hệ tiến

hóa luận xã hội (social evolutionist ideology). Tuy nhiên, quan điểm lấy người Kinh làm trung tâm và tiến

hóa văn hóa của Nhà nước không chỉ giới hạn trong chính sách. Chúng còn tiếp diễn trên truyền thông

(iSEE, 2011) và được chuyển thể thành những can thiệp thiếu nhạy cảm về văn hóa, mà không chú ý đến

các thực hành văn hóa và vị thế văn hóa của người DTTS (Pham & Hoang, 2012, trang 72-75).

So với các nghiên cứu về trải nghiệm di cư thành thị chủ yếu của người Kinh (theo suy luận của chúng tôi

vì hiện chưa có dữ liệu nhân khẩu học), chúng tôi cho rằng định kiến văn hóa là vấn đề cá biệt với những

người di cư không phải người Kinh tại thành thị (Q. V. Pham & Tran, 2015). Nghiên cứu của Coxhead và

cộng sự (2016) có lẽ là toàn diện hơn cả xét trên khía cạnh này, khi làm sáng tỏ mối quan hệ giữa thiên

kiến/định kiến và sự dịch chuyển lao động mà người DTTS trải nghiệm, tuy nhiên, các phát hiện vẫn chưa

thật sự đầy đủ. Các tác giả trên đề xuất như sau:

“Thành viên của các nhóm DTTS ở Việt Nam rõ ràng đối mặt với các rào cản về dịch chuyển mà

không thể lý giải từ những biến khả giải của chúng tôi. Dù là về phía cung (sức kéo từ những ràng

buộc của văn hóa địa phương và mối quan hệ họ hàng) hoặc về phía cầu (sự phân biệt đối xử từ

những người tuyển dụng tiềm năng), hoặc sự pha trộn của cả hai, đều cần được khám phá”.

(Coxhead và cộng sự, 2016, trang 22).

Với số lượng hạn chế các nghiên cứu hiện hành về thanh niên DTTS di cư làm việc tại thành phố, rào cản

mà chúng tôi có thể chắc chắn hơn cả là hộ khẩu, một chính sách phân biệt đối xử, tiếp tục cản trở sự di

chuyển của tất cả các cá nhân không cư trú. Chúng tôi cũng cho rằng một rào cản khác là sự tiếp cận hạn

chế với các tổ chức chính trị-xã hội cấp cơ sở, như hội đồng ở khu dân cư (tổ dân phố) hoặc những tổ chức

quần chúng khác (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và Hội Cựu chiến binh). Tuy nhiên, khoảng trống lớn trong

các tài liệu hiện nay là những khác biệt văn hóa, kỳ thị và định kiến xã hội của dân địa phương đối với

người di cư, và cách các nhân tố trên cản trở hoặc thúc đẩy thanh niên DTTS di cư tạo ra những chiến lược

phản hồi mới. Đó là những phạm vi được đề cập trong nghiên cứu sơ bộ này.

2.3. Chính sách di cư thành thị (với người DTTS) Một điều quan trọng cần lưu ý là Việt Nam không có điều luật riêng cho người di cư nội địa hoặc người

DTTS di cư trong Luật Lao động, Luật Cư trú hiện hành hoặc các luật và chính sách khác liên quan đến di

cư. Trong phần này, chúng tôi sẽ làm rõ cơ chế mà hệ thống đăng ký hộ gia đình (hộ khẩu), được thực thi

ở khu vực đô thị, tiếp tục phân biệt đối xử với người không cư trú tại thành phố, bao gồm người DTTS di

cư.

Đăng ký hộ khẩu bắt đầu ở Trung Quốc và được áp dụng tại miền Bắc Việt Nam suốt những năm 1950,

trước khi mở rộng xuống miền Nam sau thống nhất đất nước năm 1975 (Anh và cộng sự, 2012). Hệ thống

này bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ phúc lợi (giáo dục, y tế, lựa chọn nhà ở, giá cả dịch vụ công) và các

quyền (sở hữu nhà cửa và sở hữu tài sản như phương tiện cá nhân) của cá nhân dựa theo khu vực đăng

lượng bài viết về di cư nội địa (phạm pháp) của người DTTS, nhận thức và sự hiểu biết của công chúng về

quy mô và các vấn đề của người DTTS di cư là rất thấp.

Page 18: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

ký hộ gia đình. Khi một người chuyển đến khu vực hành chính khác, quyền và khả năng tiếp cận của họ sẽ

bị ảnh hưởng theo. Điều này ngăn cản họ di cư tạm thời. Nhằm hạn chế phong trào di cư nông thôn –

thành thị, các nhà hoạch định sử dụng hộ khẩu như phương tiện quản lý hiệu quả để loại trừ người không

cư trú tại đô thị khỏi hệ thống phúc lợi của thành phố (Anh và cộng sự, 2012; Haughton và cộng sự, 2018;

M. T. N. Nguyen & Locke, 2014; Q. V. Pham & Tran, 2015). Không đơn thuần là công cụ hạn chế di chuyển

giữa các vùng miền, hộ khẩu còn được xem là công cụ giúp Nhà nước thực hiện quy hoạch và giám sát

dân số (Anh và cộng sự, 2012, trang 1109). Theo thời gian, chế độ hộ khẩu dần nới lỏng và dự kiến sẽ được

loại bỏ vào năm 2020. Hiện có bốn loại hộ khẩu, theo Anh và cộng sự (2012, trang 1109):

KT1: Người đăng ký tại quận/huyện nơi người đó cư trú.

KT2: Người không đăng ký tại quận/huyện nơi người đó đó cư trú, mà đăng ký tại một quận/huyện khác thuộc cùng tỉnh/thành phố.

KT3: Người từ một tỉnh/thành phố khác đăng ký tạm trú tại nơi đến trong khoảng thời gian một năm, sau khoảng thời gian đó đăng ký KT3 phải được cấp lại. (Kể từ 07/2017, yêu cầu đăng ký lại đã được bãi bỏ.)

KT4: Người từ một tỉnh/thành phố khác có đăng ký tạm trú tại nơi đến trong khoảng thời gian sáu tháng, sau khoảng thời gian đăng ký KT4 phải được cấp lại (Kể từ 07/2017, yêu cầu đăng ký lại đã được bãi bỏ.)

Bảng 1. Bốn loại hình đăng ký hộ khẩu hiện hành.

Nguồn: Anh và cộng sự (2012, trang 1109).

Với những rào cản mang tính cấu trúc còn tồn tại, quyền và khả năng tiếp cận của người di cư sẽ bị

hạn chế - mức độ giới hạn phản ánh địa vị kinh tế xã hội và tình trạng cư trú của người đó. Một cá

nhân không bị hạn chế khi tự đăng ký bất cứ loại hình nào trong bốn loại hộ khẩu trên, nhưng mức độ

hiểu biết về hệ thống có thể ảnh hưởng lớn đến lựa chọn của họ, và hệ quả là quyền của họ. Một hệ

thống chính thức như vậy nhìn có vẻ công bằng (miễn là một người ở đúng nơi họ đăng ký), nhưng

bản chất nó tạo ra “bất bình đẳng quy mô lớn” (“massive inequality”), như Karis (2013, trang 260) chỉ

ra, do phân phối nguồn lực bất bình đẳng và sự phát triển không đồng đều giữa khu vực nông thôn và

thành thị.

Ngoài bối cảnh đô thị, chúng tôi cho rằng các chính sách hướng đến cộng đồng nơi đi và người dân

nông thôn cũng có tác động đến sự di chuyển và di cư nông thôn-thành thị. Trong bối cảnh Việt Nam,

Chính phủ điều phối một loạt các chương trình giảm nghèo trong nhiều thập kỷ qua, đáng chú ý hơn

cả là Chương trình 135 (P135) 5 và Chương trình 30A (P30A). Thông qua trợ cấp, chuyển giao và đầu

tư cơ sở hạ tầng, các chương trình phát triển6 đặt ra mục tiêu đưa những cộng đồng bất lợi nhất thoát

khỏi đói nghèo và tiếp đến là ổn định cư trú (human movements). Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho

thấy các chương trình phát triển đồng bộ như P135 và P30A không thực sự phù hợp với đặc điểm

riêng của từng vùng miền, từng khu vực cụ thể và không đáp ứng được kỳ vọng của cư dân nông thôn

và DTTS (Do, Nguyen, & Luu, 2015; VCCI, 2014). Những ví dụ thực tế có thể kể đến chính sách xây mới

5 Cụ thể, Chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế-xã hội hướng tới các xã bất lợi nhất tại khu vực DTTS và miền núi, với mục tiêu giúp các cộng đồng DTTS ổn định an ninh xã hội tại địa phương. 6 Ví dụ, Diễn đàn quốc gia về giảm nghèo thuộc Bộ lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) mô tả chi tiết các chương trình quốc gia này, xem tại: http://giamngheo.molisa.gov.vn/extendpages.aspx?id=0&CateID=8

Page 19: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

các chợ ở các tỉnh Tây Bắc, nhằm tạo điều kiện cho các cộng đồng dân tộc tiếp cận thị trường tốt hơn,

nhưng sau đó chương trình này phải dừng lại do khâu thiết kế và lập kế hoạch thiếu nhạy cảm về văn

hóa.7 Tuy trọng tâm nghiên cứu này không xem xét cụ thể các chương trình phát triển trên, hầu hết

những người cung cấp thông tin8 cho nghiên cứu đều đến từ vùng Chương trình P135 và P30A. Thực

tế này thúc đẩy chúng tôi nghĩ về tính hợp lý và hiệu quả của những chương trình trên cho các nghiên

cứu trong tương lai.

2.4. Khung phân tích Động năng di cư nội địa phức tạp của người DTTS đòi hỏi nhiều cách tiếp cận và góc nhìn để nắm bắt

và giải thích hiện tượng này, nhưng nhiều nghiên cứu có vẻ tập trung hơn vào góc độ kinh tế mà không

dành sự quan tâm thích đáng đến khía cạnh văn hóa – xã hội và tâm lý của người DTTS di cư. Để hiểu

những trải nghiệm phức hợp của thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất ba

khung phân tích, cụ thể là công lý xã hội (social justice) (Nancy Fraser, 1997; Fraser & Honneth, 2003);

lý thuyết liên tầng (intersectionality theory) (Crenshaw, 1991; Yuval-Davis, 2007) và bản dạng cá nhân

và sự tự chủ dựa vào văn hóa (culturally-informed agency and identity) (Ortner, 2006; Scott, 2009).

Đầu tiên, chúng tôi đặt khái niệm công lý xã hội làm trung tâm của khung phân tích. Chủ yếu được xây

dựng và phát triển từ ý tưởng của Nancy Fraser (1997) về công lý xã hội trong thời kỳ toàn cầu hóa và

bất bình đẳng, một số học giả cho rằng trải nghiệm của cá nhân về bất công xã hội bắt nguồn từ sự

giao thoa và pha trộn của việc thiếu nguồn lực (resources), sự thừa nhận (recognition) và sự đại diện

(representation) (Fraser, Dahl, Stoltz, & Willig, 2004; Fraser & Honneth, 2003). Do bất công hay công

lý xã hội là kết quả đan cài của nhiều hệ hình có tính liên kết và đồng thời (nguồn lực trên khía cạnh

kinh tế xã hội; sự thừa nhận trên khía cạnh văn hóa và pháp lý/chính trị; sự đại diện trên khía cạnh

văn hóa/chính trị và dân sự), khung phân tích này rất thích hợp để hiểu tính dễ tổn thương của thanh

niên DTTS di cư trong nghiên cứu từ góc nhìn đa chiều, từ đó nhằm thiết kế những hoạt động can

thiệp giúp giải quyết vấn đề. Là người DTTS và là người di cư, trong bối cảnh đô thị Việt Nam, cá nhân

đó có vị thế kép (bivalent) do kết quả giao thoa giữa những nhân tố của tính dễ tổn thương và bất

công xã hội, như được mô tả dưới đây.

7 Bài báo này trên website của Đảng cộng sản Việt Nam giải thích vì sao gần đây nhiều khu chợ được xây dựng ở vùng DTTS nhưng cuối cùng bị cộng đồng địa phương bỏ hoang: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Van-hoa-xa-hoi/2017/43182/Xay-dung-nong-thon-moi-o-vung-cao-Can-chu-trong-tinh.aspx 8 Trong nghiên cứu này, người cung cấp thông tin đến từ Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình, Điện Biên và Sơn La.

Page 20: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Hinh 1. Phân tích sự giao thoa, tương tác và ảnh hưởng của các phạm vi công lý đối với trải nghiệm về bất công xã hội của thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này.

Như nghiên cứu sẽ phân tích trong các phần tiếp theo, sự khác biệt trong trải nghiệm giữa thanh niên

DTTS di cư và người Kinh di cư cơ bản nằm ở hệ hình thứ ba: Chủ nghĩa trọng người Kinh, hay thiếu sự

thừa nhận về văn hóa của nhóm đa số đối với các DTTS và thiếu sự tham gia của người DTTS. Tuy nhiên,

khung công lý xã hội tự thân nó không giải thích đầy đủ lý do một số thanh niên DTTS di cư có thể trải

nghiệm nhiều bất công hơn những người khác, và vì vậy, chúng tôi cần đưa ra khung phân tích thứ hai về

lý thuyết liên tầng để bổ trợ. Trong bối cảnh không gian đô thị với quyền lực bất cân xứng, thừa nhận

những khác biệt đa dạng của tất cả các nhóm có thể giúp lý giải “sự giao thoa của nhiều vị thế xã hội (social

locations), mỗi cái đều được xã hội định nghĩa, với những hạn chế và cơ hội đi kèm” (Denis, 2008, trang

681). Đó là lý do chúng tôi lựa chọn lý thuyết liên tầng làm khung phân tích thứ hai.

Như chúng tôi đã giải thích ngắn gọn trong mô tả phương pháp luận nghiên cứu, lý thuyết liên tầng

(Crenshaw, 1991; Yuval-Davis, 2007) cung cấp cho chúng tôi một ‘thấu kính’ quyền năng giúp xem xét kỹ

sự khác biệt tồn tại giữa các nhóm thanh niên DTTS di cư. Bắt nguồn từ phong trào nữ quyền 1980s -

1990s, nhằm giải thích sâu hơn những vấn đề có tính phân tầng mà phụ nữ da màu trải nghiệm, lý thuyết

liên tầng trở thành sự đáp trả rộng rãi đối với phong trào chính trị căn tính (identity politics) và các phạm

trù mang tính quy chất luận (essentialist categories) (Crenshaw, 1991) mà bỏ qua những khác biệt nội

nhóm (Bastia, 2014). Nhưng một điều quan trọng nữa cần chú ý là bối cảnh của những thảo luận trước đó

về lý thuyết liên tầng là chống lại chính trị căn tính trong những cấu trúc và mối quan hệ được chính thức

1. THIẾU QUYỀN DO VỊ THẾ LÀ NGƯỜI KHÔNG CƯ TRÚ TẠI ĐÔ THỊ

1.1. Hạn chế tiếp cận các dịch vụ phúc lợi ở thành thị

1.2. Hạn chế quyền chính trị (bầu cử) và quyền công dân (sự tham gia trong các tổ

chức xã hội chính trị)

3. CHỦ NGHĨA TRỌNG NGƯỜI KINH TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ CĂN TÍNH VÀ THỰC HÀNH VĂN HÓA

CỦA NGƯỜI DTTS

3.1. Chính trị tộc người và diễn ngôn về các thực hành và thiết chế dựa trên quan điểm/ý thức hệ tiến

hóa luận văn hóa

3.2. Định kiến và kỳ thị xã hội được đại chúng hóa thông qua

truyền thông

2. ĐẤU TRANH GIAI CẤP VỀ KINH TẾ XÃ HỘI DO BẢN DẠNG CÁ NHÂN LÀ NGƯỜI DI CƯ VÀ

NGƯỜI NÔNG THÔN

2.1. Định kiến về người nông thôn/nông dân của người thành

phố

2.2. Vị thế kinh tế xã hội phân cực, bao gồm căn tính giai cấp giữa

người giàu và người nghèo

Page 21: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

hóa (chủ yếu là các thiết chế Nhà nước – quốc gia với công dân). Có không nhiều những bàn luận về các

cá nhân (đặc biệt là người di cư và người DTTS) có trải nghiệm khác biệt trong những thiết chế ít chính

thức hơn và ở quy mô nhỏ hơn (như trong cộng đồng văn hóa của họ). Do đó, khái niệm tư cách công dân

đa tầng (multi-layer citizenship) của Yuval-Davis (2007) đưa ra một cách nhìn then chốt để hiểu những trải

nghiệm phân tầng trong nội nhóm mà thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này có thể trải qua.

Thứ ba, chúng tôi cho rằng căn tính văn hóa-tộc người tiếp tục đóng vai trò quan trọng giúp định hình và

tạo tính cho thanh niên DTTS trong việc định vị mạng lưới xã hội ở đô thị và phát triển những chiến lược

sáng tạo khác biệt với người Kinh di cư trong không gian đô thị. Cụ thể, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng

còn khoảng trống cho những bàn luận tổng thể về sự tự chủ của thanh niên DTTS di cư trong mối quan hệ

với các tác nhân quyền lực (như Nhà nước và thị trường) và các công cụ quản lý (hộ khẩu và hàm ý của nó

với công dân đô thị). Khi nói về sự tự chủ, chúng tôi không có ý nói sự tự chủ như sự phản kháng, không

chính trị hóa hay lãng mạn hóa sự đấu tranh của những người đương đầu với bất công. Hơn nữa, chúng

tôi muốn sử dụng khái niệm sự tự chủ (agency) của Ortner (2006) để làm sáng tỏ mối liên hệ giữa nhân tố

con người trong nghiên cứu này, là người di cư đô thị với hệ thống quản lý nhiều quyền lực với nhiều

chiến lược đa dạng. Chúng tôi cũng không thể bỏ qua thực tế rằng thanh niên DTTS di cư, bên cạnh tư

cách là dân di cư và phải đối mặt với một loạt thách thức mới để thích nghi cuộc sống đô thị, họ còn mang

căn tính/bản dạng văn hóa-chính trị vùng cao kiểu Zomia9 (Scott, 2009), tức là họ không quen chịu sự kiểm

soát của chính quyền (“state evasion”) khi di chuyển giữa các không gian. Dù vậy, một số bằng chứng lật

lại quan điểm của Scott (2009) khi những người Zomia hoạt động trong thị trường, nhưng tiếp tục duy trì

cảm giác và kỹ thuật “không bị kiểm soát bởi chính quyền” trong thời kỳ hội nhập kinh tế-xã hội tại “những

không gian đô thị” mới (xem Herriman và Winarnita (2016), Turner, Bonnin và Michaud (2015), hoặc

chương hai và chương ba của cuốn Thương nhân trong Sự dịch chuyển (Traders in Motion) của Endres,

Leshkowich và Turner (2018). Vì thế, mặc dù xem căn tính văn hóa kiểu Zomia là khung phân tích về nhận

thức và lịch sử kiên cường (của người DTTS), chúng tôi cũng tìm kiếm những câu chuyện giúp soi sáng một

thực tế phức tạp hơn cũng như căn tính tạm thời của “giới trẻ Zomia” khi họ định vị những cơ hội và thách

thức trong không gian đô thị.

9Zomia là thuật ngữ địa lý được nhà sử học Willem van Schendel tại Đại học Amsterdam sử dụng, để chỉ phần lớn lục địa Đông Nam Á có lịch sử không bị kiểm soát bởi các nhà nước (Chú thích của người dịch).

Page 22: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

PHẦN 3. PHÓNG TO BỨC TRANH: NGƯỜI DTTS DI CƯ TRONG ĐÔ THỊ - HỌ

LÀ AI? Trước khi bắt đầu phỏng vấn, chúng tôi hỏi người cung cấp thông tin về Giới, Dân tộc, Nguyên quán, Tình

trạng hôn nhân, Tuổi và Nghề nghiệp. Từ dữ liệu nhân khẩu học đó10, chúng tôi thiết lập hồ sơ của người

tham gia nghiên cứu. Những phân tích ban đầu giúp dự đoán một số kết quả và khơi gợi một số vấn đề

khác. Dựa vào đó, chúng tôi tiếp tục phân tích chuyên sâu dữ liệu bóc băng và làm rõ những quan sát

trong các phần sau của báo cáo.

3.1. Tộc người

Hinh 2. Thành phần dân tộc của người tham gia nghiên cứu

Về lý lịch dân tộc, người tham gia nghiên cứu thuộc 9 tộc người, trong đó có 8 nhóm dân tộc chủ yếu sống

ở miền Bắc Việt Nam (Mường, Mông, Tày, Thái, Nùng, Kinh, La Chí) và 1 nhóm dân tộc bản địa ở miền

Trung Việt Nam và Lào (Cơ Tu/Katu). Người cung cấp thông tin thuộc ba hệ ngôn ngữ chính, đa số (trừ hai

người Kinh và hai người Tày không nói tiếng mẹ đẻ) đều sử dụng song ngữ tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt.

Về số người tham gia trong mỗi nhóm dân tộc, người Mường và người Mông chiếm lượng mẫu lớn nhất.

Một số người Mường được mời phỏng vấn tại Hà Nội, nhưng chủ yếu người Mường trong nghiên cứu này

là những người từng di cư và đã trở về quê nhà. Việc tuyển chọn người Mường tham gia nghiên cứu chủ

yếu dựa vào mạng lưới NGO, không thông qua phương pháp “ bóng tuyết lăn”. Tình huống trái ngược với

người Mông – chiếm số lượng lớn thứ hai trong nghiên cứu. Người Mông tham gia nghiên cứu phần lớn

được tuyển chọn thông qua mạng lưới của nghiên cứu viên người Mông hoặc phương pháp bóng tuyết

lăn, điều này cho thấy quan hệ giữa những người Mông di cư đến các khu đô thị và thành phố chặt chẽ

hơn so với các nhóm khác. Với các dân tộc còn lại, không có một phương pháp tuyển chọn nào chủ đạo,

họ được tìm kiếm nhờ quan hệ cá nhân của nhà nghiên cứu, được giới thiệu từ NGO hoặc thông qua

những người tham gia khác.

10 Chúng tôi thu thập dữ liệu từ 29 người không phải dân tộc Kinh và 02 người Kinh, như chúng tôi đã giải thích trong phần 1.5 của báo cáo.

Mường29%

Mông19%Tày

13%

Thái13%

Dao7%

Nùng7%

Kinh 6%

La Chí3%

Cơ Tu3%

Page 23: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

3.2. Nguyên quán

Bắc Kạn16%

Hòa Bình13%

Hà Giang10%

Thanh Hóa10%Điện Biên

10%

Lào Cai7%

Yên Bái7%

Lạng Sơn6%

Sơn La6%

Lai Châu3%

Quảng Ninh3%

Quảng Nam3%

Thái Bình3%

Hà Nội3%

Page 24: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Hinh 3. Thành phần người tham gia theo nguyên quán. Nguồn ảnh: https://www.vietnam-briefing.com/news/choosing-sourcing-partner-vietnam.html/

Về nguyên quán của người tham gia, ngoại trừ hai người Kinh, những người còn lại đến từ ba khu vực địa

hình chính, tương ứng với khoảng cách từ nguyên quán của họ đến Hà Nội.

Khu vực địa hình đầu tiên là vùng trũng xen lẫn đồi núi, bao gồm Thanh Hóa và Quảng Ninh, cách

Hà Nội 160 – 200km.

Khu vực địa hình thứ hai là tỉnh Hòa Bình, bao gồm vùng trung du kết hợp với địa hình vùng cao,

cách Hà Nội 120km.

Khu vực địa hình thứ ba là vùng cao phía Bắc, bao gồm phần lớn các tỉnh như Lạng Sơn, Bắc Kạn,

Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu và Sơn La. Khoảng cách từ Hà Nội đến các tỉnh này

dao động trong khoảng 250 đến 500 km, đây là khu vực xa các thành phố và khu công nghiệp

Page 25: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

thuộc Đồng bằng sông Hồng hơn cả, như Bắc Ninh, Hài Dương, Hải Phòng hoặc Vĩnh Phúc (Hình

4).

Hiểu về nguyên quán của thanh niên DTTS di cư quan trọng không chỉ bởi khoảng cách địa lý họ di

chuyển từ quê nhà đến các thành phố và khu công nghiệp ở vùng trũng. Điều quan trọng hơn là những

bối cảnh đa dạng của cộng đồng nguyên quán – khoảng cách về xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị

của mỗi cộng đồng với thành thị – sẽ tạo ra những tác động sâu rộng đối với sự hòa nhập về mặt thể

chất và xã hội trong đô thị. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở những phân tích sau.

3.3. Giới và nghề nghiệp

Hinh 4. Thành phần người tham gia theo Giới và Nghề nghiệp tại thời điểm phỏng vấn.

Về giới và nghề nghiệp, chúng tôi muốn so sánh hai loại dữ liệu này vì chúng gợi ý một số mối liên hệ khả thể giữa giới và cơ hội về kinh tế tại thành thị. Đầu tiên, nữ giới tham gia nghiên cứu này nhiều hơn nam giới - thực tế, tỉ lệ nam giới không phải người Kinh tham gia còn có thể thấp hơn nữa nếu loại trừ hai người Kinh. Xét đến hồ sơ nghề nghiệp, chúng tôi phân loại thành bốn khu vực nghề nghiệp, cấu thành từ những công việc như bảng dưới.

Nhóm 1: Khu vực công nghiệp • Công nhân sản xuất • Lắp đặt (dân dụng)

Nhóm 2: Khu vực dịch vụ • Giúp việc gia đình • Nhân viên ngành Thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) • Chuyên gia (nhân viên hậu cần, nhân viên trang điểm) • Công việc văn phòng (giám đốc, điều phối)

Nhóm 3: Khu vực nông nghiệp Nhóm 4: Khu vực sáng tạo

• Nhà làm phim • Họa sĩ

Bảng 2. Bốn khu vực nghề nghiệp trong nghiên cứu.

Theo Hình 5, đa phần người cung cấp thông tin (72%) làm việc trong khu vực dịch vụ và công nghiệp, trong

đó dịch vụ chiếm đa số (41%). Đây là hai khu vực điển hình ở thành phố và khu công nghiệp quanh những

Nam giới48%

Nữ giới52%

Dịch vụ41%

Công nghiệp

31%

Nông nghiệp

21%

Sáng tạo7%

Page 26: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

thành phố lớn, điều này giải thích vì sao hầu hết thanh niên DTTS di cư lựa chọn làm việc trong những khu

vực này khi di cư.

Cần lưu ý rằng mặc dù đa số người tham gia làm việc trong khu vực dịch vụ, khu vực này thực tế rất đa

dạng về cả kỹ năng lẫn thu nhập, vì vậy đa dạng về vị thế kinh tế xã hội. Ví dụ, họ có thể là người giúp việc

gia đình, nhân viên bếp hoặc nhà hàng, chủ quán café, nhân viên marketing hoặc giám đốc NGO. Nhiều

loại kỹ năng và bằng cấp cần cho những công việc trên, nên khu vực này chứng kiến sự khác biệt lớn về

mức độ chính thức/phi chính thức, mức thu nhập và phân tầng xã hội. Trái với khu vực công nghiệp mà

nam công nhân chiếm số lượng áp đảo, đây cũng là khu vực có sự tham gia kinh tế bình đẳng giữa cả hai

giới. Thực tế, xét trong khu vực dịch vụ, và có lẽ xét trong toàn bộ các nghề thuộc nghiên cứu này, những

người có thu nhập cao hơn và di chuyển nhiều hơn là phụ nữ ở vị trí quản lý. Nhưng đồng thời, đây cũng

là khu vực bất bình đẳng nhất, với những công việc có sự sự bấp bênh và bất ổn đáng kể đối với người di

cư (như không có hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế và xã hội và quyền lực bất đối xứng giữa bên tuyển

dụng và nhân viên) và là khu vực thu hút hầu hết thanh niên DTTS khi đi đến các thành phố. Chúng tôi sẽ

mô tả kỹ hơn về lựa chọn của thanh niên DTTS di cư khi gia nhập khu vực kinh tế không chính thức trong

những phần tiếp theo.

Một khu vực khác đặc trưng ở thành phố là mảng sáng tạo – trong nghiên cứu này bao gồm ngành làm

phim và thiết kế nội thất. Chỉ có hai người (một nam, một nữ) trên 29 người tham gia lựa chọn làm việc

trong khu vực đặc trưng này. Cả hai đều có bằng Đại học và lựa chọn nghề nghiệp trong các ngành nghệ

thuật sáng tạo để theo đuổi đam mê. Những công việc này chủ yếu tồn tại ở thành phố nên đến thời điểm

hiện tại, họ quyết định cư trú tại Hà Nội/Thành phố Hồ Chí Minh, có thể chuyển về gần nhà hơn nếu những

phương án khả thi và phù hợp xuất hiện trong tương lai.

Khu vực cuối cùng chiếm 21% các công việc của người tham gia nghiên cứu là Nông nghiệp. Không ngạc

nhiên rằng những người này, cả nam và nữ, khoảng 20 đến 30 tuổi, từng là người di cư và đã quyết định

quay lại quê nhà. Như vậy, họ không còn cư trú tại các thành phố và khu vực đô thị, nhưng những lý do

họ đưa ra đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu động lực rời thành phố và trở về quê hương của những

người từng di cư, sự thích nghi và cảm thức thuộc về đối với cả nơi đi và nơi đến.

Như đã trình bày, cơ hội nghề nghiệp và hành vi kinh tế của thanh niên DTTS di cư tại các trung tâm đô thị

không nhất thiết có tính giới/có khác biệt theo giới, đặc biệt trong khu vực dịch vụ và sáng tạo. Hiển nhiên,

thanh niên DTTS di cư đến trung tâm đô thị và các thành phố nhằm tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp,

nhưng các phương án sinh kế có vẻ hạn chế khi họ rời phố về quê. Thu nhập càng cao thì giới đóng càng

ít vai trò so với các yếu tố khác trong việc quyết định cơ hội nghề nghiệp như kỹ năng, kinh nghiệm làm

việc trước đây và trình độ học vấn. Chúng tôi sẽ bàn luận sâu hơn ở những phần kế tiếp.

Page 27: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

3.4. Tuổi và tình trạng hôn nhân

Hinh 5. Thống kê về Độ tuổi và Tình trạng hôn nhân của người tham gia

Kết thúc phần nhân khẩu học, chúng tôi muốn so sánh cơ cấu độ tuổi và tình trạng hôn nhân của người

tham gia để xem liệu động lực di cư có khi nào nằm ngoài những lý do kinh tế và sinh kế gia đình. Chúng

tôi phân loại người tham gia vào hai nhóm: nhóm tuổi lao động sớm (xét trong nghiên cứu này là từ 18

đến 24) và nhóm tuổi lao động chính (trên 25 tuổi). Chúng tôi cũng ghi lại tình trạng hôn nhân và chia làm

hai nhóm: Đã kết hôn (những người hiện đang trong một cuộc hôn nhân hợp pháp, hoặc bạn đời đã mất),

và Không kết hôn (những người trưởng thành độc thân hợp pháp, nhưng vẫn có thể có các mối quan hệ,

đã ly dị hoặc trong các mối quan hệ không ràng buộc).

Dữ liệu thống kê cho thấy nhiều người di cư thuộc nhóm tuổi lao động chính hơn (54%) vì họ có năng suất

kinh tế cao nhất, so với 42% người di cư ở độ tuổi lao động sớm. Độ tuổi trung bình của người tham gia

là 26.8 tuổi (N = 27, sau khi làm sạch dữ liệu tuổi và không tính hai người Kinh). Người trẻ nhất 21 tuổi và

người lớn tuổi nhất là 55. Điều này cho thấy thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu phần lớn rơi vào

nhóm lớn tuổi hơn so với dự kiến (khoảng 20 tuổi). Do độ tuổi kết hôn ở nông thôn11 nhìn chung, đặc biệt

trong các cộng đồng DTTS, được cho là trẻ hơn (khoảng 18 – 20 tuổi) so với tại thành phố và các khu đô

thị, chúng tôi cho rằng nhiều người trong số những người tham gia phỏng vấn đã kết hôn và rời xa gia

đình con cái khi họ di cư tới thành phố. Chúng tôi dự định tìm hiểu quyết định của người di cư về việc đưa

theo con cái đến thành phố và cách họ tiếp cận các dịch vụ như trông trẻ, giáo dục trường học và chăm

sóc sức khỏe cho con.

Điều ngạc nhiên xuất hiện khi chúng tôi so sánh dữ liệu cơ cấu độ tuổi của người tham gia với tình trạng

hôn nhân. Trong 29 người tham gia, phần lớn (81%) chưa kết hôn về mặt pháp lý. Chúng tôi không phân

tách cụ thể tình Không kết hôn (kể cả đang hẹn hò hoặc đã ly dị) do tôn trọng đời tư của người tham gia,

tuy vậy, thông tin này nhìn chung xuất hiện khi chúng tôi thảo luận các vấn đề về dàn xếp cuộc sống gia

đình, gửi tiền về nhà và kế hoạch tương lai. Thực tế rằng nhóm thanh niên DTTS di cư có độ tuổi trung

bình là 26.8 và phần lớn chưa kết hôn cho thấy có thể tồn tại những lý do phi kinh tế đằng sau quyết định

di cư. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn ở phần sau.

11 Theo luật, công dân Việt Nam có thể kết hôn hợp pháp khi 18 tuổi (với nữ giới) và 21 (với nam giới). Nhiều thanh niên cư trú tại nông thôn và các cộng đồng thiếu số chịu áp lực kết hôn sớm (14-18 tuổi). Những cuộc hôn nhân này không được pháp luật công nhận, chủ yếu được tổ chức nhờ các thiết chế và dàn xếp bản địa.

Độ tuổi lao động sớm (15-

24)42%Độ tuổi

lao động chính

(25-54)58%

Đã kết hôn19%

Không kết hôn81%

Page 28: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN
Page 29: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

PHẦN 4. RỜI XA ĐỒI NÚI Phần này cung cấp một bức tranh sơ lược về hành trình mà thanh niên DTTS di cư trải qua. Ngày càng

nhiều bằng chứng từ các cuộc phỏng vấn với thanh niên DTTS di cư cho thấy di cư nông thôn – thành thị

trong đa số trường hợp không chỉ đơn giản là chiến lược sinh kế gia đình. Động lực khiến người trẻ di cư

đến thành thị vượt trên lý do kinh tế thuần túy là những khát vọng cá nhân về tự do và phát triển bản

thân, tương tự với quan sát nam thanh niên DTTS di cư ở Nepal, những người lấy tính phiêu lưu, sự háo

hức và tiêu dùng làm động lực di cư (Sharma, 2013, 2014). Mặc dù vậy, mối liên hệ với gia đình và sự gắn

bó với quê hương tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc của những người trẻ nơi

thành thị.

3.1. Lý do di cư Động lực kinh tế và các nhân tố kéo–đẩy - khung khái niệm được phát triển bởi Lee (1966) nhằm giải thích

động lực di cư nông thôn–thành thị - tiếp tục hiển hiện trong nghiên cứu này, nhưng đó không phải là

những động cơ duy nhất. Trong bối cảnh cơ hội việc làm ở vùng cao và nông thôn còn hạn chế, thu nhập

từ nông nghiệp bán tự cung không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp sự bảo vệ trong trường hợp

nghịch cảnh, đa dạng hóa sinh kế và rời quê hương/thay đổi địa bàn sinh sống (delocalisation) thông qua

di cư thành thị trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều người ở nông thôn châu Á (Rigg, 2012). Một người

cung cấp thông tin chia sẻ với chúng tôi:

“Vâng, em cảm thấy em ở vùng sâu vùng xa rất khó khăn thì không thể tiện [kiếm tiền] được. Buôn

bán cũng không buôn bán được cái gì, cũng không kiếm đâu ra được tiền. Bố mẹ đã vất vả rồi thì

em cũng muốn phấn đấu lên, bố mẹ đã không được học, không được va chạm nhiều, nói chung

tầm giờ này em cũng được va chạm một tí rồi. Em cũng phải muốn phấn đấu cho bản thân, phấn

đấu luôn luôn, mình không cứ đi làm mãi thuê như thế được”. (2_M; nam công nhân người Dao).

Từ góc độ kinh tế, việc các hộ gia đình có ít nhất một thành viên thường trong độ tuổi năng suất nhất vắng

mặt khỏi gia đình để di cư kiếm thu nhập phi nông nghiệp là hợp lý. Họ có thể là đàn ông hoặc phụ nữ,

miễn là sự vắng mặt của họ gây ít tác động nhất đến hoạt động sản xuất và tái sản xuất của hộ gia đình.

Di cư, trong trường hợp này, là chiến lược phòng ngừa rủi ro cho các hộ gia đình nông thôn, và vì thế gia

đình sẽ có sự tái sắp xếp toàn bộ khi một thành viên đi làm ở thành thị (Rigg, 2007). Một người Mường

từng là công nhân di cư chia sẻ với chúng tôi chuyện chị và chồng chị quyết định di cư đến Hà Nội như

sau:

Nghiên cứu viên: Lúc chị đi làm như thế thì mọi người có đồng ý không?

Người cung cấp thông tin: Có đồng ý có cho đi, đồng ý mới đi, không được đi thì cũng sợ đấy. [Ở

quê] Mình đi làm việc hoặc là đi cấy hoặc là đi trồng ngô, trồng sắn thì cũng bình thường thôi, như

là đào rãnh mía, cỏ mía, cỏ ngô. Đi làm ở công trường thì hỏi anh chị em ở trong làng. [Chị và

chồng chị] thay phiên nhau đấy, ở nhà chả biết lấy cái gì lo công việc cho con ăn học là thứ nhất,

thứ hai chẳng hạn như đi ăn cưới hoặc là ma chay ở làng thì chả biết lấy cái gì, bắt buộc phải đi

(27_F, nữ người Mường từng di cư).

Tuy nhiên, những động lực khác khiến người trẻ DTTS nông thôn di cư và làm việc tại đô thị rõ ràng ngày

càng quan trọng tương đương lý do kinh tế, khi đối mặt với những thay đổi thường xuyên do hội nhập thị

trường khắp nơi ngày càng mạnh mẽ. Những tài liệu hiện nay về di cư ở châu Á và Việt Nam cũng chỉ ra

rằng các lý do phi kinh tế như cơ hội đến từ mạng lưới (network-induced opportunities), hoặc chủ nghĩa

Page 30: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

cá nhân do thay đổi nhân khẩu học (demographic-induced individualism), hành vi tiêu dùng thay đổi và

những khát khao vật chất, các mối quan hệ xã hội thay đổi trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa…

đang đóng vai trò thúc đẩy người trẻ rời nông thôn (Brettell & Hol lifield, 2008; M. T. N. Nguyen & Locke,

2014; Rigg & Vandergeest, 2012; Sharma, 2014).

Ba động lực phi kinh tế nổi bật của người DTTS di cư trong nghiên cứu này là (i) giải phóng khỏi các chuẩn

mực xã hội và giá trị văn hóa có tính kìm kẹp; (ii) động lực học tập những kỹ năng mới, chuẩn bị sẵn sàng

cho tương lai, và (iii) những bất trắc về xã hội hoặc sinh thái buộc các cá nhân và cộng đồng di cư tạm thời

hoặc lâu dài.

Với lý do đầu tiên, điều thú vị cần chú ý là một số người di cư cho rằng ban đầu họ cảm thấy bị áp lực nếu

không đến và làm việc ở thành phố như bạn bè cùng trang lứa. Theo họ, người trẻ mà hạn chế di chuyển

thì bị coi là “thất bại”. Bản dạng nông thôn kiểu mới nổi lên là kết quả của việc thanh niên di cư, như được

giải thích bởi một số học giả là “đa tính hiện đại” (multiple modernities) (Eisenstadt, 2000), “quốc tế chủ

nghĩa kiểu bản địa” (vernacular cosmopolitianism) hoặc “các thực hành quốc tế chủ nghĩa thứ cấp”

(subaltern cosmopolitian practice) (Werbner, 2008), thay phiên nhau trở thành áp lực khiến những người

khác bắt đầu chuyến hành trình. Tuy nhiên, như phần bàn luận bên trên, quyết định rời cộng đồng không

chỉ do áp lực từ bạn bè. Một điều trở nên hiển nhiên là những quy chuẩn và các giá trị văn hóa bản địa

như tâm lý muốn ổn định, sự an phận, kết hôn sớm hoặc hạn chế di chuyển sau kết hôn đôi khi có thể

mâu thuẫn với khát vọng của người trẻ DTTS, đặc biệt là phụ nữ trẻ. Một người di cư hiện đang làm phim

tại Hà Nội chia sẻ:

Nghiên cứu viên: Chị có nghĩ là học xong chị sẽ về nhà luôn không?

Người cung cấp thông tin: Không, chị nghĩ là không về đâu. Ngày xưa hồi học năm mười một, chị

luôn luôn nghĩ trong đầu chị sẽ phải đi khỏi cái chỗ này, chị không muốn về nhà một tí nào luôn.

Nghiên cứu viên: Sao lại không muốn về?

Người cung cấp thông tin: Hồi đấy gia đình chị xảy ra một số việc, cho nên chị nghĩ chị không

muốn ở nhà đâu, chị muốn đi khỏi cái nhà này, chị không muốn ở đây nữa, không muốn gặp mấy

người đấy nữa. Kiểu như thế nên chị nghĩ lúc đấy chị không có lựa chọn nào khác ngoài việc hoặc

là phải ở nhà bố mẹ chị hoặc là phải cố học để thoát khỏi bố mẹ chị.

Nghiên cứu viên: Vào trường chị học hết một năm thì chị có thay đổi suy nghĩ không hay vẫn thế?

Người cung cấp thông tin: Không chị vẫn không muốn về, chị về nhà nói bố mẹ chị hơi buồn một

tí nhưng mà về ở với bố mẹ chị thì không chịu đựng được đâu. Chị nghĩ là về sống chung nhà thì

không chịu được đâu. Chị nghĩ là phải làm một cái nhà khác, nơi khác ở, chỉ thỉnh thoảng về thăm

bố mẹ thôi chứ chị không chịu được. Có lúc là chị thấy có thể là do ba năm mà chị ở nơi khác, ở

với ông chị đấy, cá tính của chị hình thành từ đấy dẫn đến việc chị không cảm giác gắn bó lắm với

gia đình. (25_F, nữ làm phim người Tày).

Do những giới hạn trên, họ quyết định rời quê xuống phố. Đi khỏi cộng đồng cũng là quyết định để họ

phát triển năng lực cá nhân và thoát khỏi những khuôn mẫu và giá trị đang giới hạn hoặc trói buộc họ.

Dưới đây là cách một người di cư giải thích động lực của mình:

“Ở nhà bây giờ, một số anh em trên đấy lấy vợ, [một số] thì đi làm còn một số thì đi lấy chồng rồi,

còn một số ở nhà. Mấy bạn cùng quê là người dân tộc toàn lấy vợ lấy chồng sớm. Chồng không

Page 31: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

cho đi mà bố mẹ cũng không cho đi, vì lấy chồng rồi lại có con nữa thì ở nhà trông con, chăm sóc

con, đi ra ngoài có lúc đi lấy cám lợn, rồi chăn lợn các kiểu thế thôi, không xuống dưới này” (2_M,

nam công nhân người Dao).

Lý do thứ hai khiến người trẻ di cư đến thành phố, ngoài việc gửi tiền về cho gia đình, còn vì họ muốn có

thêm những kỹ năng mới giúp đảm bảo tài chính trong tương lai. Lý do này phần nào mang bản chất kinh

tế, quyết định của họ nên được xem xét trong bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi nhanh và liên tục ở cả nơi

đi và nơi đến. Đô thị hóa và công nghiệp hóa phát triển mạnh ở khu vực đô thị vùng thấp khi Việt Nam hội

nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu. Những tập đoàn đa quốc gia tuyển dụng lao động trẻ làm việc trong

các xưởng sản xuất đã trở nên phổ biến. Trong các chuyến thực địa và nghiên cứu độc lập khác của chúng

tôi tại tỉnh Hà Giang và Điện Biên, các quảng cáo tuyển dụng lao động của các tổ hợp nhà máy như

Samsung hay Brother xuất hiện ngay ở những cộng đồng xa xôi nhất.

Ảnh 1: Một quảng cáo tuyển dụng lao động công nhân làm việc cho các xưởng sản xuất của Brother

Electronics (một công ty Nhật Bản) ở tỉnh Hải Dương. Bức ảnh được chụp vào tháng 10 năm 2017, khi

tác giả thực hiện điền dã dân tộc học tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Nguồn: sưu tập cá nhân của tác

giả.

Mạng xã hội, sự thâm nhập của chủ nghĩa tư bản toàn cầu và những cơ hội việc làm mới tại đô thị cùng

lúc hiện hữu và định hình cách nghĩ của người trẻ DTTS về những cơ hội và sự di chuyển khỏi quê nhà,

ngay cả ở những nơi xa xôi nhất trên miền núi phía Bắc. Ban đầu, thanh niên DTTS di cư cho rằng việc rời

nhà đi làm việc tại thành phố là để kiếm thu nhập, nhiều người trong số họ cũng nhận thấy họ có thể học

những kỹ năng mới, tiếp xúc với những trải nghiệm và ý tưởng mới. Tư duy hướng tới tương lai do họ hiểu

nhiều hơn về thành phố và những cơ hội đã và đang tiếp thêm động lực cho thanh niên DTTS đi và học,

sau đó quay về và áp dụng những kỹ năng học được cho tương lai.

“Em thấy làm vàng cũng được, em làm trên đấy thì cũng lái xe, xe điện ba bánh đấy, em cảm thấy

không thích hợp. Làm mãi cũng không thể vươn được lên, rồi em lại điện cho chú đấy, bảo dưới

này đang cần người thì em muốn xuống phố. Mình cảm thấy mình muốn học nghề có thể làm lâu

năm, mình có thể kiếm được thì mình cố gắng mình chịu khó mà vươn lên”. (2_M, nam công nhân

người Dao)

Quyết định di cư để học thêm kỹ năng mới và tích lũy vốn cho tương lai đi cùng những vất vả trong ngắn

hạn để thành công trong dài hạn. Di cư và làm việc tại thành phố có thể chưa mang lại lợi ích kinh tế trong

ngắn hạn cho người DTTS di cư vì từ nông thôn ra thành thị, họ chưa thể làm quen hoặc kỹ năng của họ

Page 32: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

chưa phù hợp. Một lý do di cư khác có thể do một số người trẻ quyết định bỏ những công việc đòi hỏi sức

lao động tại địa phương, như khai khoáng - nghề mang lại mức lương cao nhưng thường đi liền với rủi ro

và hiểm họa.

“Bốn triệu thì cũng ít, hồi xưa em làm trên kia [công nhân mỏ] là tám chín triệu. Em làm ở trên

đấy theo ca, làm buổi tối nhiều lúc cũng thấy vất vả, áp lực. Như thế thì em xuống dưới này làm,

mình làm ban ngày thì nghỉ buổi tối không mệt mỏi, xong rồi em cũng nghĩ là cái công việc mình

làm ở dưới này cũng được, mình làm việc nào thì tiền việc đấy”. (2_M, nam công nhân người Dao)

Mục đích di cư không hoàn toàn do những bất lợi hoặc vì mục tiêu kinh tế, hầu hết người trẻ trong độ

tuổi lao động trong nghiên cứu chỉ xem di cư là quyết định tạm thời. Khi được hỏi, họ cho biết họ có kế

hoạch quay về, hoặc định cư gần nhà hơn trong tương lai, ở nơi họ có thể kiếm sống với những kỹ năng

mới mà lại không quá xa quê nhà. Theo cách này, quyết định ưu tiên những khả năng và sự phát triển

tương lai hơn những gì đạt được trong ngắn hạn có thể được xem là chiến lược mà thanh niên DTTS cân

đo giữa rủi ro và cơ hội. Mặc dù trong bối cảnh của sự bấp bênh – cảm giác sâu sắc về tính không ổn định

và có thể bị thay thế mà (Allison, 2013) mô tả, nhìn chung thanh niên DTTS di cư biểu lộ cảm giác hy vọng.

Trong cuộc hội thoại dưới đây, một họa sĩ người Mông chia sẻ với chúng tôi kế hoạch về gần nhà hơn

trong tương lai, nhưng không phải ở làng mình, vì những lý do sau:

“Em đang là họa sĩ thực tập tại một xưởng ở Hà Nội. Em đang tính nếu mà đủ khả năng thì em sẽ

ở dưới này, còn nếu khả năng không khả quan lắm thì em sẽ về tỉnh (Hà Giang). Em sẽ về tỉnh chứ

không lên trên nhà, em cần có cái không gian với cái môi trường nó rộng lớn thì mới có người tiêu

thụ được, còn nếu bé quá như trên huyện thì ít có người”. (19_M, nam họa sỹ thực tập người

Mông)

Ý tưởng di cư tạm thời thay vì lâu dài của thanh niên DTTS đặc biệt thú vị. Dựa trên các cuộc phỏng vấn,

giữa cảm giác về vật chất và cảm xúc, có vẻ áp lực kinh tế không phải lý do tất yếu buộc họ về nhà. Trong

khi nghiên cứu ở nông thôn Trung Quốc và vùng thấp ở Việt Nam chỉ ra nông dân trung niên thể hiện

mong muốn mạnh mẽ rằng con cái họ sẽ di cư và sau đó định cư tại thành phố lớn nhờ vào việc làm, học

vấn hoặc kết hôn, thì điều này có vẻ không đúng với thanh niên DTTS di cư và gia đình họ trong nghiên

cứu này (M. T. N. Nguyen & Locke, 2014, p. 866).12 Như nghiên cứu đã hé lộ, chúng tôi xem xét kỹ ý định

trở về của thanh niên DTTS di cư tại miền Bắc Việt Nam thông qua lăng kính của sự gắn bó với quê nhà và

công bằng xã hội nơi thành thị.

Về nhóm yếu tố thứ ba dẫn đến di cư là những hiểm nguy xét trên khía cạnh xã hội hoặc sinh thái, chúng

tôi muốn nhấn mạnh rằng phạm vi của nghiên cứu này ban đầu không tập trung vào các vấn đề trên. Trong

bộ câu hỏi, chúng tôi cũng không đưa vào các câu cụ thể để khám phá tác động của những sự biến bất lợi

với người tham gia do vấn đề này nằm ngoài phạm vi tìm hiểu của nghiên cứu.

Tuy nhiên trong quá trình chọn người tham gia, chúng tôi có liên hệ với một số người mà phải rời cộng

đồng do (i) bạo lực trên cơ sở giới, (ii) kỳ thị xã hội do từng là nạn nhân của buôn bán người, hoặc (iii) ứng

phó ngắn hạn với các thảm họa nhân tạo.

12 Mặc dù dân tộc của người cung cấp thông tin không hoàn toàn được nêu rõ trong những nghiên cứu này, cách các học giả mô tả khiến chúng tôi dự đoán rằng họ thực hiện nghiên cứu với người Hán Trung Quốc và người Kinh Việt Nam tại các khu vực nông thôn đồng bằng ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc.

Page 33: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

So với những người tham gia mà lý do di cư là thoát khỏi những khuôn mẫu xã hội hoặc chuẩn bị cho

những cơ hội tương lai, điểm xuất phát của những người di cư thuộc nhóm lý do thứ ba là hoàn toàn khác.

Họ không chủ động và lên kế hoạch di cư thành thị như cách những người tham gia khác đã làm. Thay vào

đó, di cư ở đây là cách đối phó với những tình huống bất lợi chợt xảy đến như kỳ thị xã hội; bạo lực gia

đình nghiêm trọng hoặc di cư do thiên tai.

Nhưng theo những gì chúng tôi được nghe, chúng tôi nhận ra rằng hành trình tới thành thị của họ cũng

chia sẻ nhiều điểm tương đồng với hai nhóm còn lại. Đặc biệt, họ cũng dựa vào mạng lưới xã hội để tìm

kiếm cơ hội ở thành thị, đặc biệt với những người từng có trải nghiệm di cư thành thị hoặc có kết nối với

thành thị.

Trường hợp ngoại lệ đáng chú ý mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là nhóm nạn nhân buôn bán người.

Sau khi vượt qua sự biến bất lợi, họ được Hội Phụ nữ tại địa phương trong cộng đồng hỗ trợ, sau đó

chuyển đến một cơ quan xã hội tại Hà Nội. Ban đầu, họ được cung cấp nhà ở an toàn, được hỗ trợ phục

hồi tâm lý xã hội, được tiếp tục tham gia giáo dục chính quy hoặc đào tạo dạy nghề và cuối cùng được sắp

xếp việc làm. Do nhận được nhiều sự hỗ trợ từ cơ quan xã hội, hành trình của họ được cho là khác biệt.

Chúng tôi có ràng buộc với đạo đức nghiên cứu và thỏa thuận bảo mật với cơ quan xã hội trên nên quyết

định chỉ tập trung vào trải nghiệm hòa nhập xã hội hiện tại của người tham gia. Những khoảng trống trong

dữ liệu thu thập được không cho phép chúng tôi mở rộng phân tích đối với nhóm đối tượng này. Tại thời

điểm phỏng vấn, cả ba người tham gia thuộc nhóm này đều đang trong giai đoạn chuyển sang sống độc

lập: họ đã vượt qua những trải nghiệm trong quá khứ, đang làm việc hoặc tiếp tục học tập tại Hà Nội,

hành trình thích nghi của họ bắt đầu hội tụ với hành trình của những người tham gia khác.

3.2. Di cư như Sự dịch chuyển vật lý Nghiên cứu này cũng chỉ ra đặc điểm giống nhau giữa di nội địa của thanh niên DTTS với di cư của người

Miao Trung Quốc (Tapp, 2014, trang 385) và người Kinh Việt Nam (Karis, 2013): quyết định di cư được hỗ

trợ nhờ vào mạng lưới xã hội thân thiết thay vì thông qua các kênh chính thức.

Thông tin cơ hội việc làm ở thành thị đa phần được chia sẻ và giới thiệu giữa những người trong cùng

mạng lưới – các thành viên trong gia đình, bạn bè từng làm việc tại khu vực đô thị và các thành phố, hoặc

bạn bè trong thành phố. Họ cũng là những người hỗ trợ người mới di cư trong quá trình chuyển đến thành

thị và ổn định tại nơi đến. Trong một số trường hợp, họ sẽ di chuyển xuống thành phố cùng người mới di

cư, hoặc đón người mới di cư tại bến xe bus và giúp họ ổn định trong lần đầu tiên tới thị thành.

Cách tiếp cận dựa vào mạng lưới xã hội (thay vì thông qua môi giới hoặc tuyển dụng trực tiếp từ người

tuyển dụng) là chiến lược giảm thiểu rủi ro cho lao động trẻ khi tiếp cận cơ hội việc làm. Một mặt, nó giúp

tiết kiệm chi phí khi họ không phải trả bất kỳ khoản phí nào cho người giới thiệu. Mặt khác, tiếp cận qua

họ hàng và các mối quan hệ tin tưởng đặc biệt được củng cố bởi vốn xã hội. Sự hỗ trợ của họ hàng hoặc

bạn bè thường không dừng lại khi người mới di cư có được công việc đầu tiên ở thành phố. Trong nhiều

trường hợp, sự giúp đỡ này có thể mở rộng bao gồm những hình thức trợ giúp khác, như nơi ở, hỗ trợ tái

định cư lần đầu, hỗ trợ hướng dẫn tinh thần hoặc những cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Đây là những

nguồn lực then chốt cho người mới di cư vì họ có thể chưa thiết lập được mạng lưới xã hội/vốn xã hội hạn

chế trong môi trường mới. Trong trường hợp này, vốn xã hội chuyển thành vốn kinh tế (Karis, 2013, trang

266). Một người từng di cư chia sẻ:

Page 34: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

“Thực sự lúc đấy không phải là chọn, mà chỉ là anh em trong làng rủ rê nhau đi thôi. Cũng chưa

biết cái nghề này nó như thế nào, mà cũng chẳng biết được lương lậu thế nào. Thực sự là mình

chỉ xuống thôi, xuống đấy mình làm thử việc, sau đó người ta trả mình thế nào thì biết thế. Năm

đầu tiên mình đi chưa biết cái tiền người ta trả mình thế nào, nếu mà người ta gọi thì anh em

cùng đi, ở trong làng với nhau đấy”. (28_M, nam người Mường đã di cư trở về)

Không ngạc nhiên khi người di cư có thể dần trở thành người hướng dẫn di cư. Sau một thời gian ở nơi

đến, một số người di cư đã hình thành những mạng lưới xã hội hiệu quả và họ hiểu môi trường đô thị.

Những điều trên khiến họ tự tin và chủ động giới thiệu cơ hội đến những người di cư khác tại quê nhà,

đặc biệt khi họ bắt đầu di chuyển giữa quê và thành phố.

3.3. Gắn bó với quê nhà: Nhu cầu tình cảm và mạng lưới an toàn Càng quan sát cách thanh niên DTTS sử dụng mạng lưới xã hội để dễ dàng tìm kiếm công việc và bước vào

cuộc sống xã hội thành thị, chúng tôi cũng nhận ra rằng hầu hết người di cư phát triển sự gắn kết mạnh

mẽ với cộng đồng và gia đình tại quê hương, đặc biệt là nhóm lao động tay nghề thấp. Quê hương trong

tưởng tượng của họ không chỉ là biểu hiện vật lý của sự thân thuộc và những kết nối. Quê nhà cũng có

tính biểu tượng, nó bao hàm nỗi hoài niệm, sự kiến tạo về quê hương, những tưởng tượng, ký ức và niềm

tự hào (hoặc sự xấu hổ), v.v. Quyết định di cư, trong đa số trường hợp, hoàn toàn không phá vỡ quan hệ

gia đình. Trong các cuộc trò chuyện với chúng tôi, cảm thức về sự gắn bó với quê hương (và có lẽ là sự

cam kết) được kiến tạo trong cảnh tha hương, thông qua các hành động và quá trình như gửi tiền về nhà,

thường xuyên giao tiếp qua điện thoại và mạng xã hội với các thành viên trong gia đình hoặc những chuyến

về thăm nhà định kỳ. Dưới đây là một số lý do giải thích cho sự gắn kết này.

Đầu tiên, như chúng tôi đề cập trước đó, chúng tôi không bắt gặp cuộc trò chuyện nào, ngay cả trong

những chuyến thăm quê của người tham gia, mà gia đình của người di cư thể hiện mạnh mẽ mong muốn

con cái họ hoàn toàn “tự do khỏi ruộng đồng” như các quan sát ở những nơi khác tại vùng thấp miền Bắc

Việt Nam (M. T. N. Nguyen & Locke, 2014, trang 866). Chúng tôi cho rằng di cư thành thị đối với lao động

tay nghề thấp trong nghiên cứu này là chiến lược tạm thời của hộ gia đình, nhưng họ không có kế hoạch

định sẵn cho người trẻ ở lại và định cư lâu dài tại thành phố. Quyết định này có thể là do các bậc cha mẹ

nhận thấy tính khả thi thấp khi thanh niên DTTS chuyển đến thành phố vì thiếu khả năng tiếp cận nguồn

lực tại thành thị. Cũng có thể vì không có những trải nghiệm di cư thành thị trước đây, đi đôi với quy chuẩn

văn hóa của cộng đồng và nghĩa vụ đạo đức (Luong, 2018), các gia đình thanh niên DTTS có vẻ không ủng

hộ ý tưởng người trẻ rời đi và định cư lâu dài ở thành phố. Như vậy, những trải nghiệm ít ỏi trước đó của

người nhà đối với di cư thành thị có thể không khuyến khích quyết định ở lại (thành phố) lâu dài của thanh

niên DTTS và củng cố cảm thức gắn bó với quê nhà. Luận điểm này được củng cố bởi một nghiên cứu về

người Kinh di cư tại Hà Nội, họ thể hiện sự gắn bó tình cảm mạnh mẽ với quê nhà, nhưng chỉ một số có

dự định trở về sống với gia đình do gia đình có trải nghiệm trước đó về di cư ngắn hạn đến Hà Nội (Anh

và cộng sự, 2012, trang 1128).

Thứ hai, chúng tôi nhận thấy thời gian trải nghiệm di cư thành thị của người tham gia ảnh hưởng đến mức

độ gắn kết với quê hương. Trong tất cả các cuộc phỏng vấn, chúng tôi chỉ thấy có ba cuộc, cả ba đều thực

hiện với người di cư tay nghề cao, cho thấy mức độ quan tâm thấp/không quan tâm đến chuyện quay về.

Những người di cư này chia sẻ đặc điểm chung13: Họ rời cộng đồng nguyên quán từ nhỏ, được giáo dục

13 Trong nhóm lao động tay nghề cao, người đã kết hôn và mang theo tài sản đến Hà Nội có thể được xem là cư dân Hà Nội trên khía cạnh xã hội và luật pháp. Vị thế là người DTTS di cư trong trường hợp này có thể bị thách

Page 35: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

tại thành thị, sau đó tìm việc và trở thành chuyên gia. Sự gắn kết với quê hương yếu dần khi họ đi học, đi

làm, khiến họ rời xa cộng đồng lâu dài.

Câu chuyện của lao động tay nghề thấp lại khác. Hiện tại, họ có thể không định cư tại thành phố mà thi

thoảng về quê và tiếp tục di cư khi có cơ hội mới. Người tham gia thuộc nhóm tay nghề thấp trong nghiên

cứu này có trải nghiệm di cư thành thị tương đối mới, ngoại trừ một người có bằng Đại học và một người

đã di cư trong suốt 7 năm qua đến nhiều nơi khác nhau. Thời gian họ làm việc và sinh sống ngoài cộng

đồng nguyên quán khá ngắn, khoảng vài tuần đến 3 năm. Vì vậy, sự gắn kết với quê nhà vừa được xem là

sự gắn kết tình cảm giúp định nghĩa xuất thân của họ, đồng thời cung cấp một mạng lưới an toàn có tính

thường kỳ và thực tiễn. Quê nhà, đối với thanh niên DTTS di cư tay nghề thấp, trở thành một không gian

“dàn xếp giữa những yếu tố cá nhân và những tác động có cấu trúc lớn hơn” (Piché & Dutreuilh, 2013,

trang 148), một không gian cung cấp “sự thoải mái vì được ở đâu đó và được bình thường” mà có thể khơi

gợi những hy vọng, giúp thanh niên DTTS tiếp tục đối mặt với những thay đổi thường xuyên và sự bấp

bênh bên ngoài cộng đồng (Allison, 2013, trang 33-34). Một người nam cung cấp thông tin chia sẻ với

chúng tôi rằng hành trình di cư của anh đi qua nhiều nơi, mà nhà chính là nơi anh trở về mỗi khi thay đổi

công việc.

Nghiên cứu viên: Anh đi những đâu trong những năm đó?

Người cung cấp thông tin: Anh mà tính tỉnh ra, bước qua đất tỉnh thì anh được vào thành phố Hồ

Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Kontum, Đắc Lắc này, sau đó trở ra khu vực Hải Dương, Hưng

Yên, Bắc Ninh rồi lên Sơn La. (28_M, nam người Mông đã trở về quê nhà)

Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ khả năng trong tương lai, sự gắn kết với quê hương của thanh niên

DTTS tay nghề thấp liệu có tiếp tục khác biệt so với nhóm tay nghề cao và người Kinh di cư. Một số dấu

hiệu ban đầu cho thấy tương tác giữa các cá nhân với gia đình và cộng đồng tại quê hương giảm. Điều này

cho thấy sự biến chuyển về tâm lý và giá trị từ chủ nghĩa tập thể sang chủ nghĩa cá nhân trong giới trẻ ở

Việt Nam kể từ thời hậu chiến đến hội nhập toàn cầu (L. Do & Phan, 2002; S.L. Le, 2009). Bằng chứng là

thực tế người trẻ có nhu cầu tự do nhiều hơn trong lựa chọn cuộc sống và công việc, dành ít thời gian ở

nhà và tương tác với các thành viên khác trong gia đình, họ xem cuộc sống đô thị là chiến lược để độc lập

tài chính và ít chịu những giới hạn về xã hội và văn hóa. Giảm tương tác với gia đình và tăng những tương

tác xã hội mới khiến họ bắt đầu xây dựng những căn tính cá nhân mới phù hợp với không gian xã hội đô

thị và hòa nhập trong cấu trúc xã hội đô thị, đồng thời xóa bỏ cảm giác khác biệt.

Tóm lại, trong nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng việc di cư của người trẻ DTTS và người trẻ nói chung

ngày càng ít chịu ảnh hưởng của những điều kiện bất lợi, đói nghèo hoặc tình trạng bị tước đoạt tại nguyên

quán. Mặc dù một bộ phận nhỏ người di cư quyết định ra ngoài cộng đồng do bạo lực trên cơ sở giới, kỳ

thị xã hội đối với hoàn cảnh của họ, hoặc phản ứng ngắn hạn với thiên tai, một bộ phận lớn hơn những

người di cư trong nghiên cứu chọn di cư thành thị như một chiến lược kết hợp vừa đáp ứng mục tiêu sinh

kế gia đình vừa bồi đắp cho khát vọng phát triển bản thân, sự tự do và chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai. Di

cư không làm đứt gãy sự gắn kết với quê nhà, nơi đáp ứng nhu cầu tình cảm và mạng lưới an toàn trong

những giai đoạn chuyển giao, một nơi cung cấp sự thoải mái và sức mạnh để khơi gợi hy vọng và cảm giác

lạc quan về tương lai.

thức, nhưng chúng tôi quyết định đưa câu chuyện của họ vào thảo luận để hiểu cách căn tính và địa vị của người DTTS di cư có thể thay đổi theo thời gian.

Page 36: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN
Page 37: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

PHẦN 4. MỘT CHỐN TRONG THÀNH PHỐ

VỐN XÃ HỘI, CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ Phần này thảo luận những cơ hội và thách thức khác nhau khi thanh niên DTTS di cư đến thành phố và

tìm kiếm vị trí của họ trong thành phố. Cụ thể, vị thế kinh tế xã hội thấp của người di cư cùng khả năng

tiếp cận hạn chế dựa trên cở sở tộc người đối với các dịch vụ phúc lợi dẫn tới sự lề hóa và tính dễ tổn

thương của thanh niên DTTS tay nghề thấp. Với nhóm tay nghề cao, khó khăn trong tiếp cận dịch vụ phúc

lợi và bảo vệ được giảm thiểu do vị thế kinh tế xã hội của họ, nhưng đôi khi họ vẫn trải nghiệm định kiến

tộc người.

4.1. Ổn định công việc: câu chuyện của hai nhóm đối tượng khác biệt về kỹ năng Trước khi bắt đầu, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng hai thuật ngữ tay nghề cao và tay nghề thấp trong

nghiên cứu không chỉ hàm ý về thu nhập và nghề nghiệp của người DTTS di cư. Hai khái niệm dùng để

phân tích này nói đến vị thế kinh tế xã hội tương đối khác biệt mà thanh niên DTTS di cư sở hữu khi họ

đến không gian đô thị. Ví dụ, vị thế của một người cung cấp thông tin có bằng đại học sư phạm sẽ cao hơn

nhiều nếu anh ta là giáo viên trong cộng đồng mình, so với vị thế hiện tại là công nhân trong nhà máy tại

tỉnh Hải Dương. Ví dụ khác là một người cung cấp thông tin hiện đang là họa sĩ thực tập trong xưởng thiết

kế nội thất và kiếm nhiều tiền bằng, nếu không nói là ít hơn, so với một người khác làm giúp việc gia đình

tại Hà Nội.

Sử dụng khung lý thuyết công bằng xã hội để làm sáng tỏ trải nghiệm của người DTTS di cư, chúng tôi cho

rằng nhóm tay nghề cao nhìn chung có vị thế kinh tế xã hội cao hơn so với nhóm tay nghề thấp khi ở Hà

Nội. Vị thế kinh tế xã hội, trong trường hợp này, được định nghĩa bởi hệ thống tham chiếu lấy đô thị làm

trung tâm trong bối cảnh thành phố.

Với người DTTS di cư tay nghề cao trong nghiên cứu này (thường là những người có bằng cấp chuyên

nghiệp), họ làm những công việc chính thức trong công ty nhà nước, tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc

các tổ chức phát triển đa phương, có lẽ với điều kiện làm việc và các gói phúc lợi tốt hơn so với mức trung

bình của cư dân Hà Nội. Sau khi hoàn thành việc học tại các thành phố hoặc ở nước ngoài, họ gia nhập

khu vực việc làm chính thức. Công việc của họ dựa trên hợp đồng, với tiêu chuẩn làm việc 8 tiếng từ thứ

hai đến thứ sáu, có bảo hiểm và các phúc lợi khác (nghỉ không lương, được hưởng bảo hiểm y tế, v.v).

Xét trên những quan sát ban đầu, không có ghi nhận nào về tình trạng phân biệt đối xử dựa trên dân tộc

tại nơi làm việc hay khó khăn khi thiết lập và xây dựng các mối quan hệ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, phân

tích sâu hơn trong các phần sau của báo cáo cho thấy họ có thể vấp phải các tình huống bị nghi ngờ không

phải là người dân tộc vì không khớp với các định kiến xã hội về người DTTS (diện mạo, trang phục, giọng

nói tiếng Việt hoặc năng lực cá nhân). Vào thời điểm thực hiện phỏng vấn, hầu hết những người tham gia

có tay nghề cao đều là nữ giới, có mức độ di động cao trong lựa chọn nghề nghiệp, có thu nhập ổn định,

địa vị xã hội cao và làm việc trong những môi trường đa dạng văn hóa. Có thể thấy cơ hội và sự lựa chọn

nghề nghiệp của họ không phụ thuộc vào dân tộc hoặc giới tính, mà phụ thuộc nhiều hơn vào mạng lưới

xã hội, học vấn và bằng cấp, kinh nghiệm làm việc và năng lực. Nhóm DTTS di cư tay nghề cao được tuyển

dụng dựa trên phương châm xem trọng nhân tài.

Ngược lại, hành trình tìm kiếm một công việc nơi thành thị đối với nhóm di cư tay nghề thấp lại rất khác.

Họ thường đi từ nông thôn ra thành phố, gần như không có cơ hội vươn lên hoặc chuyển sang các công

việc chính thức. Việc đầu tiên họ cần làm, thậm chí trước cả khi bắt đầu khám phá thành phố hay nơi đến,

Page 38: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

là tìm một công việc và bắt đầu gửi tiền về cho gia đình. Những công việc này thường được giới thiệu qua

mạng lưới của họ, hoặc họ được người sử dụng lao động tuyển dụng trực tiếp. Mạng lưới xã hội từ quê

nhà trong trường hợp này đã kết nối thanh niên DTTS di cư với thị trường việc làm tại thành phố, và giúp

họ tăng cơ hội di cư đến thành phố (Piché & Dutreuilh, 2013, trang 148). Dữ liệu phỏng vấn chưa cho thấy

rõ liệu những người tham gia có mượn tiền để di chuyển và ổn định cuộc sống trong lần đầu di cư hay

không. Nhưng có thể thấy rằng một số chi phí ban đầu khi di cư (như phí tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe)

được tiết kiệm nhờ vào mạng lưới xã hội và kênh tuyển dụng trực tiếp (Karis, 2013, trang 266).

4.2. Chênh lệch thu nhập và mức độ ổn định do phân biệt đối xử trên cơ sở tộc người Về thu nhập, chúng tôi không thể thu thập dữ liệu từ nhóm lao động tay nghề cao.

Với nhóm lao động tay nghề thấp, dữ liệu của chúng tôi cho thấy mức thu nhập chênh lệch 40 – 50% trong

nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, số liệu này không cao hơn nhiều so với mức chênh lệch thu nhập (42%

vào năm 2009) giữa người di cư và cư dân thành phố tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (Haughton và cộng sư,

2018, trang 211). Như chúng tôi sẽ giải thích, trải nghiệm của thanh niên DTTS di cư tay nghề thấp kích

thích sự tò mò của chúng tôi vì họ đối mặt với nhiều rào cản. Hơn cả chênh lệch thu nhập, rào cản mới

tạo ra sự khác biệt trong trải nghiệm của họ so với các nhóm khác, bao gồm thanh niên DTTS tay nghề

cao, người Kinh di cư đến thành phố và người thành thị. Bảng dưới đây nêu bật sự khác biệt tương đối14

giữa dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu này so với hai nghiên cứu gần đây của Anh và cộng sự (2012)

và Haughton và cộng sự (2018, trang 214-215).

Đặc điểm Thanh niên DTTS di cư tay nghề thấp 15

Thanh niên DTTS di cư tay nghề cao 16

Người Kinh di cư tại thành thị

Cư dân đô thị (Hà Nội/ TP Hồ Chí Minh)

Phần lớn trong khu vực chính thức (ổn định, bảo hiểm, các quyền công đoàn)

1

2 2.5 2.5

Phần lớn trong khu vực phi chính thức (không ổn định, không bảo hiểm, không có công đoàn)

3 1 2 1.5

Tham gia nhiều trong khu vực công 0 0 1 1.5

Tham gia nhiều trong khu vực tư nhân 1 1.5 2.5 2

Tham gia nhiều trong khối phát triển 0 2.5 N/A N/A

Mức lương tính theo giờ cao 0 2.5 1.5 2

Thời gian làm việc tiêu chuẩn (8-5) 1 3 1.5 2.5 Làm hai công việc hoặc nhiều hơn để có thêm thu nhập

1 1 1 1.5

Trải nghiệm phân biệt đối xử do bản dạng cá nhân trong tìm việc, tuyển dụng, phân chia công việc và đánh giá chất lượng công việc

3 1 1.5 0

Bảng 5. Những đặc điểm khác biệt của thanh niên DTTS di cư so với các nhóm khác. Nguồn: Anh và cộng sự (2012) và Haughton và cộng sự (2018, trang 214-215).

14 Các con số chỉ mức độ tương quan dương. Mức độ: 0 là Không phổ biến và 3 là Rất phổ biến 15 Dữ liệu thu thập từ các cuộc phỏng vấn 16 Như trên

Page 39: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Mức lương của nhóm tay nghề thấp có xu hướng nằm trong khoảng 3-4 triệu VNĐ (phụ bếp, nhân viên

nhà hàng, công nhân lắp đặt dân dụng) và 8-9 triệu VNĐ (vận hành máy, nhân viên trang điểm). Thang

lương này, xét theo nhiều khía cạnh, không thật sự cao nếu chúng tôi so sánh với những công việc trả

lương cao hơn như khai khoáng (lương tháng trong khoảng 12-15 triệu VNĐ) và so với mức sống ở thành

phố. Với một người di cư có mức lương ở khoảng cuối của thang lương này, kiếm 3-4 triệu VNĐ/tháng,

thực sự có tính dễ tổn thương cao bởi trên thực tế họ không có tiết kiệm nếu dùng lương cho chi phí sinh

hoạt và gửi một khoản về cho gia đình.

Tình huống trở nên trầm trọng hơn khi hầu hết thanh niên DTTS di cư ở phân khúc tay nghề thấp còn tham

gia thị trường việc làm phi chính thức. Ngoại trừ một số người làm việc trong các nhà máy hoặc các nhà

hàng lớn, số còn lại thực hiện những công việc phi chính thức bấp bênh, đặc trưng là không có hợp đồng

chính thức và bảo hiểm, đặc biệt không có cuối tuần hoặc nghỉ phép không lương; quyết định sa thải tùy

thuộc vào người sử dụng lao động; và người sử dụng lao động có thể giữ một phần lương như một ràng

buộc nhằm ngăn họ bỏ việc. Không có hợp đồng lao động và các dịch vụ bảo vệ đã trở thành lẽ thường

đối với nhiều người trong thời kỳ bấp bênh. Một người tham gia chia sẻ với chúng tôi:

Nghiên cứu viên: Một tuần em làm bao nhiêu ngày?

Người cung cấp thông tin: Em cứ làm, có việc gì em cứ làm. Em không nghỉ, làm suốt không nghỉ.

Nghiên cứu viên: Chứ cũng không quy định một tháng được nghỉ bao nhiêu ngày à?

Người cung cấp thông tin: Không quy định, em làm tư nhân thì không quy định.

Nghiên cứu viên: Thế ví dụ mình về quê hoặc mình ốm mình nghỉ người ta có trừ cái ngày công

của mình không?

Người cung cấp thông tin: Có, ngày nào mình không làm thì về quê, về quê thì cũng không tính

công, còn mình ở đây thì vẫn cho ăn uống.

Nghiên cứu viên: Tức là năm triệu là tính đủ ba mươi công?

Người cung cấp thông tin: Năm triệu thì vâng, năm triệu thì đủ ba mươi công.

Nghiên cứu viên: Ví dụ mình ốm thì họ cho mình ăn nhưng mà họ không trả lương?

Người cung cấp thông tin: Không trả lương, vì ốm thì vẫn mua thuốc mà, cái anh chủ đấy vẫn

mua thuốc về cho uống. (2_M, nam công nhân người Dao)

Điều đáng nói là không phải tất cả những người tham gia trong nghiên cứu này đều được cung cấp ăn ở

miễn phí trong thành phố. Vì vậy, lương của họ, với mức sống ở thành phố, tiền gửi về nhà, thực tế là

không có tiết kiệm và sự bảo vệ (bảo hiểm y tế và xã hội) giúp phòng tránh nghịch cảnh, khiến thanh niên

DTTS di cư tay nghề thấp cực kỳ dễ tổn thương trước những lạm dụng tại gia đình và nơi làm việc, điều

kiện sức khỏe kém, nơi ở không an toàn, thiếu phương thức bảo vệ. Thay vì tích lũy thêm kỹ năng mới và

tiến lên trên nấc thang thu nhập, thanh niên DTTS di cư tay nghề thấp bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn đi

xuống do mạng lưới xã hội hạn chế, chênh lệch về kỹ năng, thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ do

đăng ký hộ khẩu tại nông thôn – tương tự những rào cản mà người Kinh di cư thành thị gặp phải (Anh và

cộng sự, 2012; Haughton và cộng sự, 2018; Karis, 2013). Theo Anh và cộng sự (2012, trang 1106) giải thích,

chế độ quản lý đô thị ở Việt Nam hiện nay sử dụng giấy phép cư trú (hộ khẩu) nhằm giới hạn khả năng

tiếp cận của người di cư đô thị đối với dịch vụ phúc lợi xã hội, sở hữu tài sản và nhiều quyền công dân

Page 40: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

khác (như bỏ phiếu/bầu cử quốc gia) là công cụ quản lý hợp pháp nhưng mang tính hành chính và tạo ra

bất công xã hội.

Điều quan trọng cần lưu ý là sự phân biệt đối xử vi tế trên cơ sở tộc người, hoặc những hành vi gây hấn

nhỏ (microaggression) dựa trên cơ sở tộc người như Jones và Galliher (2015, trang 5) giải thích rằng “vi

tế, tạo ra bất công, và thường không có chủ ý”, mà người Kinh cư xử với các DTTS, diễn ra trong bối cảnh

đời sống hằng ngày. Những hành vi công kích nhỏ định hình nên nhiều định kiến về thanh niên DTTS di cư

và khiến họ trở thành đối tượng chịu sự bấp bênh kinh tế và sự loại trừ xã hội, dẫn đến duy trì vị thế bên

lề của họ. Điều này xảy ra với cả hai nhóm tay nghề cao và tay nghề thấp: với nhóm tay nghề cao, các hành

vi gây hấn thường xảy ra trong tương tác xã hội, và với nhóm tay nghề thấp, chúng xảy ra ở cả môi trường

xã hội và môi trường làm việc. Đối với thanh niên DTTS di cư tay nghề thấp, đôi khi các hành vi dán nhãn

mang tính phân biệt đối xử lặp đi lặp lại có thể kích thích phản ứng mạnh và bạo lực có thể nổ ra sau đó

như một phản hồi đối với những công kích nhỏ, theo như chia sẻ của một người tham gia (Sue và cộng sự,

2007). Một người tham gia chia sẻ với chúng tôi tình huống nơi bạo lực bùng lên do những khiêu khích và

hành vi dán nhãn xảy ra thường xuyên.

Nghiên cứu viên: Có bao giờ anh cảm thấy mình bị phân biệt vì mình là người DTTS không?

Người cung cấp thông tin: Có chứ. Đợt trước anh đi làm với mấy người ở trên Hòa Bình, đi với

cũng một nhóm, cũng có người ở Ninh Bình. Bên đấy là một tốp làm riêng, bọn anh làm một tốp

làm riêng. Bọn nó gọi bọn anh là “toọc”, kiểu là người dân tộc, sau một thời gian thì xích mích

nhau. Nó có bảo bọn toọc, sẵn luôn cái bát choảng luôn (28_M, nam người Mường đã di cư trở

về).

Mặt khác, rõ ràng việc thiếu sự ghi nhận, hoặc nói cách khác là những hành vi nhỏ nhằm loại trừ một

nhóm (microinvalidation) (Sue và cộng sự, 2007), tác động đến quá trình tuyển dụng và phát triển nghề

nghiệp của thanh niên DTTS di cư tay nghề thấp. Chúng tôi nhận thấy việc thiếu sự công nhận có thể diễn

ra ở tất cả các bước tuyển dụng. Một người tham gia chia sẻ kinh nghiệm của cô khi ứng tuyển các công

việc ở Hà Nội:

“Hầu như đi xin việc ở đâu thì quản lý thường hỏi đầu tiên em là người dân tộc gì. Người ta nói

bảo là ô nó là người dân tộc thế này thì làm sao mà nó làm được cái việc này, bảo là nó làm sao

có đủ kinh nghiệm rồi trình độ mà làm được cái công việc này đấy,” (13_F, nữ chủ quán café người

Mường).

Một người tham gia khác chia sẻ với chúng tôi việc họ đều bị phân biệt đối xử trong công việc, kết quả là

họ phải làm nhiều ca đêm hơn mức trung bình của các công nhân khác trong nhà máy.

“Ở đây nói chung nhiều người Mông, bọn em nhiều lúc bị kỳ thị rất nhiều. Không biết như thế nào

nhưng mà riêng công ty em là chả biết sao người ta toàn đẩy người Mông mình đứng đêm thôi.

Ví dụ như công ty em bây giờ, cứ vào là xuống đêm. Phần đông các bạn người Kinh người ta đi ca

ngày hay ca đêm là tùy theo nhưng nếu người quản lý mà sắp xếp, bọn em là người đầu tiên xuống

ca đêm” (7_M, nam công nhân người Mông).

Mặt khác, trải nghiệm và tác động của những công kích hằng ngày mà thanh niên DTTS di cư trong nghiên

cứu này đối mặt cũng vừa vặn với giải thích của Goffman (1986). Dân tộc, ngoại hình, giọng nói tiếng Việt

bị lộ diện hoặc họ tên dân tộc có thể khiến họ trở nên khác biệt về văn hóa-xã hội và trở thành đối tượng

của kỳ thị và sự không chấp thuận của xã hội (Goffman, 1986). Việc thiếu các nguồn lực (hợp đồng, bảo

Page 41: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

hiểm, các gói phúc lợi, các dịch vụ bảo vệ, v.v) cộng với thiếu sự công nhận (định kiến và giả định liên quan

đến xuất thân và địa vị của thanh niên DTTS di cư) dẫn đến việc thanh niên DTTS di cư tay nghề thấp nhạy

cảm trước bất công xã hội như lạm dụng, phân biệt đối xử, khối lượng công việc nặng và đối xử không

công bằng. Trong một số trường hợp cụ thể, tác động của bất công xã hội có thể dẫn tới việc một cá nhân

có bằng đại học phải hạ thấp17 khả năng và kiếm các công việc tay nghề thấp. Việc này không chỉ ảnh

hưởng tới triển vọng về thu nhập mà còn khiến họ nội tâm hóa và bình thường hóa sự bất công như một

cơ chế đối phó để hòa nhập xã hội và chế ngự sự xấu hổ, như một người cung cấp thông tin chia sẻ:

“Ngại với những bạn làm cũng mình. Bạn đã học gì chưa, thì mình lại bảo tôi học thế này thế nọ

nhưng mà tự nhiên lại đi làm cũng cái thằng nó, cái đứa nó học xong lớp chín, thì mình ngang

hàng với cái đứa học xong lớp chín thế thôi, mình ngại cái quan điểm đấy” (7_M, nam công nhân

người Mông).

Thực trạng này với thanh niên DTTS di cư tay nghề thấp được Fraser và Honneth (2003) gọi là bất công xã

hội. Với thanh niên DTTS tay nghề thấp, việc thiếu khả năng tiếp cận bình đẳng đối với các dịch vụ và

nguồn lực (giáo dục, các kỹ năng phù hợp, đào tạo chuẩn bị cho công việc) có mối quan hệ chặt chẽ với vị

thế thấp của người DTTS, địa vị của người di cư thành thị, và thiếu sự hiện diện trong tất cả các lĩnh vực

xã hội – văn hóa – chính trị.

4.3. Phân chia theo giới tồn tại nhưng không tạo ra chênh lệch Về cơ hội việc làm, thanh niên DTTS di cư làm nhiều công việc khác nhau. Như chúng tôi đã bàn luận khi

so sánh giữa giới và lựa chọn nghề nghiệp, cơ hội việc làm cho nhóm tay nghề thấp có khác biệt lớn theo

giới nhưng không nhất thiết có tính phân tầng, và có liên quan chặt chẽ với kỹ năng và học thức.

Xét trên những khía cạnh giới của thị trường việc làm tại thành thị, bảng dưới đây tóm tắt sự khác biệt

theo giới trong lựa chọn nghề nghiệp khi thanh niên DTTS di cư đến các thành phố và khu công nghiệp.

Bảng này cho thấy các công việc dịch vụ và đòi hỏi sự sáng tạo thì càng ít có sự phân biệt về giới.

Nam Nữ

Khu vực công nghiệp

Chiếm đa số trong các công việc vận hành máy móc, xây dựng/thi công dân dụng hoặc lắp đặt kim loại

Công nhân nhà máy (ít phổ biến hơn nữ giới ở cấp độ quản lý)

Chủ yếu là công nhân trong các nhà máy

Khu vực dịch vụ Nhân viên Marketing Xe ôm Nhân viên bảo vệ trong nhà

máy

Phụ bếp Giúp việc gia đình Nhân viên trang điểm Nhân viên và quản lý nhà hàng

Khu vực sáng tạo Không có sự khác biệt về giới giữa nam và nữ trong khu vực này

17 Trong buổi tham vấn với các bên liên quan và công chúng tại Hà Nội vào giữa tháng 12, 2018, một người tham gia chia sẻ rằng một số người Kinh di cư nông thôn – thành thị cũng lựa chọn giấu/hạ thấp trình độ học vấn để phù hợp với nơi làm việc và tránh xấu hổ với vị thế kinh tế-xã hội thấp của mình. Mặc dù chúng tôi cần nhiều dữ liệu hơn để đưa ra kết luận, chúng tôi cho rằng cả người Kinh và người DTTS di cư đến thành thị có thể đều trải nghiệm sự kỳ thị xã hội như nhau do họ không phải cư dân thành thị và do vị thế kinh tế-xã hội của họ.

Page 42: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Bảng 6. Tóm tắt phân chia lao động theo giới trong nghiên cứu

Chúng tôi không gặp người cung cấp thông tin nào làm các công việc 3D (dirty -bẩn, dangerous - nguy

hiểm và demeaning - hạ thấp phẩm giá), chúng tôi cho rằng đó là những câu chuyện mà chúng tôi không

thể nắm bắt trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, nhìn chung, các công việc đòi hỏi sức khỏe và có tính chuyên

môn kỹ thuật (vận hành máy, công nhân xây dựng/thi công dân dụng, nhân viên bảo vệ và xe ôm) có xu

hướng chủ yếu do nam giới thực hiện. Quan sát này tương đồng với kết quả nghiên cứu về người Kinh di

cư (Haughton và cộng sự, 2018, trang 223). Lao động nữ di cư thường làm các công việc đòi hỏi ít sức lao

động hơn và yêu cầu đào tạo cơ bản (ngoại trừ giúp việc chăm sóc gia đình).

Điều đáng ngạc nhiên là chúng tôi cũng không bắt gặp trường hợp nào không làm thuê mà làm nghề tự

do như nhiều người Kinh (nữ) lựa chọn khi di cư đến các thành phố lớn, ví dụ như mở quán ăn vỉa hè, bán

hàng rong hoặc buôn bán phế liệu, v.v. (M.T.N. Nguyễn và Locke, 2014, trang 867). Các công việc này, mặc

dù có thể đòi hỏi sức khỏe thể chất và có tính bấp bênh, nhưng cũng cho thấy mức độ tự chủ cao của

người di cư trong việc sử dụng và chiếm hữu các không gian đô thị (Flock và Breitung, 2016). Trong nghiên

cứu về cách thức người di cư thành thị tham gia vào hoạt động kinh tế và các không gian khác nhau tại

TP. Hồ Chí Minh, Gillen (2016) cho rằng sự tham gia của họ trong không gian đô thị đóng vai trò quan

trọng trong việc định hình đặc tính của thành phố (làm mờ sự phân chia rõ ràng giữa nông thôn-thành thị)

và suy nghĩ của cư dân thành thị về người di cư. Sự vắng mặt của thanh niên DTTS làm các công việc như

vậy trong không gian đô thị công cộng tại Hà Nội, mặc dù nguyên nhân của nó vẫn còn bỏ ngỏ trong nghiên

cứu này, có thể dẫn đến hạn chế và cản trở tương tác xã hội giữa người Kinh tại thành thị và người DTTS

di cư. Như vậy, chúng tôi xét thấy nguyên nhân của thực trạng này là do quyền lực bất cân xứng giữa

người Kinh và các DTTS ở Việt Nam, mặc dù vẫn cần những nghiên cứu tiếp theo thực hiện ở khu vực đô

thị để kiểm chứng hiện tượng này. Một số nghiên cứu nổi bật về đặc điểm khác biệt của không gian và

cách sử dụng khác nhau đối với không gian chợ công cộng giữa người Kinh và các nhóm tộc người thiểu

số ở các thị trấn vùng cao có thể gợi ý câu trả lời cho vấn đề động lực (dynamics) đang được thảo luận ở

đây. Cụ thể, sự bất cân xứng quyền lực giữa người Kinh di cư và những người Mông và Dao bán hàng rong

được duy trì nhờ logic của thị trường và việc đa số người Kinh nắm vị trí lãnh đạo ở cấp địa phương đóng

vai trò quan trọng trong việc hình thành bất bình đẳng về không gian-xã hội tại thị trấn Sapa và các chợ

khác thuộc tỉnh Lào Cai (Endres và cộng sự, 2018; Turner và cộng sự, 2015).

Trong phạm vi nghiên cứu này, do số lượng nữ thanh niên DTTS tay nghề cao nhiều hơn hẳn so với nam

giới, sẽ không khả thi để rút ra bất cứ kết luận nào về chênh lệch thu nhập theo giới trong nhóm lao động

tay nghề cao. Các bằng chứng về người Kinh di cư cho thấy nam giới có trình độ chuyên môn kiếm được

mức thu nhập nhiều hơn 20% so với nữ giới có trình độ chuyên môn, tức là có sự chênh lệch lớn về thu

nhập theo giới đối với người Kinh di cư tay nghề cao (Haughton và cộng sự, 2018, trang 221). Những

nghiên cứu trong tương lai về chủ đề này có thể giúp chúng ta hiểu hơn về mối quan hệ tương tác qua lại

giữa giới, tộc người và vị thế.

4.4. Tình bạn, tình yêu và định kiến Mạng lưới, theo các học giả nghiên cứu mạng lưới di cư, giúp kết nối thanh niên DTTS di cư tay nghề thấp

với cơ hội nghề nghiệp, giúp họ giảm thiểu các nguy cơ và tăng cường lợi ích trong quá trình di cư, đồng

thời chuyển đổi vai trò của họ từ người di cư thành người điều phối di cư (facilitators) (Palloni và cộng sự,

2001 trích trong Piché và Dutreuilh, 2013, trang 148). Là người DTTS và người di cư, thanh niên DTTS di

cư đối mặt với những hạn chế về mặt pháp lý/mang tính cấu trúc (quyền công dân bị giới hạn với những

người có tình trạng cư trú là KT3 hoặc KT4 trong thành phố) và rào cản xã hội (kỳ thị, phân biệt đối xử và

Page 43: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

sự loại trừ tại nơi đến (gatekeeping exclusion). Mạng lưới xã hội, vì vậy, trở thành phương thức giúp giảm

thiểu/phủ nhận những tác động trên và giảm bớt tính dễ tổn thương và sự lề hóa đối với thanh niên DTTS

di cư, đặc biệt với nhóm lao động tay nghề thấp. Tuy nhiên, phương thức này gắn chặt với vị thế của người

DTTS di cư trong không gian đô thị, và thường thuận lợi cho nhóm tay nghề cao.

Mặc dù mạng lưới xã hội ban đầu giúp thanh niên DTTS tay nghề thấp đảm bảo công việc khi lần đầu đến

thành phố, ít bằng chứng cho thấy mạng lưới xã hội được mở rộng theo thời gian. Trong các cuộc phỏng

vấn của chúng tôi, người cung cấp thông tin cho biết họ có ít bạn bè, một số người họ quen ở nơi làm việc

và một số người họ biết trước khi đến thành phố. Khi được hỏi về mối quan hệ với những người trong

mạng lưới, một số người cung cấp thông tin cho biết thỉnh thoảng họ rủ bạn bè đi ăn, đi chơi hoặc đi hát

karaoke. Một số người quyết định kết bạn và chung sống với người di cư khác tộc người, trong trường

hợp này, vị thế cùng là thanh niên DTTS di cư khiến họ gắn bó với nhau. Nhưng nhìn chung, mạng lưới xã

hội của họ tương đối nhỏ và giới hạn trong phạm vi một số bạn thân. Chúng tôi bắt đầu nhận thấy điều

này khi việc sử dụng phương pháp bóng tuyết lăn để mời gọi người tham gia đã không thật sự thành công.

Đối với các cá nhân di cư, họ có vẻ không thể vốn hóa (capitalise) mạng lưới để phát triển sự nghiệp như

cách người Kinh di cư thường làm; ví dụ, trường hợp một nhóm tài xế xe ôm di cư từ Nam Định lên Hà

Nội giúp đỡ nhau về việc làm, nhà cửa và các hỗ trợ xã hội khác (Karis, 2013). Ngay cả khi một nhóm đồng

hương người DTTS di cư hình thành một xóm trọ trong không gian đô thị, vốn xã hội của họ tại thành thị

có vẻ không hoạt động như cách người Kinh di cư tận dụng mạng lưới. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này khi

thảo luận các chiến lược với không gian của thanh niên DTTS di cư.

Với số ít những người có thể vốn hóa/tận dụng mạng lưới, họ thường biến những hiểu biết về thị trường

việc làm và cuộc sống đô thị trở thành cơ hội cho những người đồng hương, hoặc đôi khi mở rộng đến

những người di cư khác ở thành thị. Ví dụ, một người giúp việc gia đình chia sẻ với chúng tôi rằng chị đã

giúp những người khác trong cộng đồng tìm các công việc tương tự như giúp việc gia đình tại Hà Nội.

Với thanh niên DTTS di cư thuộc cả hai nhóm tay nghề cao và tay nghề thấp, việc hằng ngày tiếp xúc với

định kiến về dân tộc của họ - vi tế hay công khai, cố tình hay vô ý – đã trở thành một phần trong đời sống

thường ngày và tác động tới cuộc sống cá nhân cũng như công việc. Các dấu hiệu như giọng nói tiếng Việt,

ngôn ngữ địa phương/phương ngữ, ngoại hình, tiếng dân tộc hoặc họ tên có thể dễ dàng bị nhại lại bởi

những người bạn, người sử dụng lao động, đồng nghiệp hoặc những người cung cấp dịch vụ tại thành thị.

Một người cung cấp thông tin chia sẻ:

“Không [ban đầu họ không biết mình là người Mông]. Đi ra đây ngay có cái chợ đây này, mình đi

chợ xong rồi, cả mấy người đi cùng nhau xong cứ nói chuyện, nói tiếng dân tộc mình. Về sau mấy

bà bán ở chợ cứ bảo chúng mày người Tàu à, Trung Quốc à, cứ dừng lại nghe mình nói chuyện

thôi. Về sau chắc lại bỡ ngỡ, tò mò lại quay ra hỏi mình. Mấy năm nay không thấy nữa, mới lạ thì,

mới đầu ra đây thì họ mới tò mò về mình” (7_M, nam công nhân người Mông).

Các dấu hiệu đặt họ vào những tình huống không thoải mái khi bị người xung quanh thẩm vấn về căn tính,

giễu cợt vì những đặc điểm không giống người Kinh, hoặc “phân biệt đối xử tích cực”. Một cặp đôi chia sẻ

rằng họ thường được gắn những đặc tính như “thật thà hơn”, “đáng tin hơn” hoặc “ít tha hóa” hơn đồng

nghiệp người Kinh. Mặc dù những đặc tính đó nhìn chung tích cực, chúng vẫn có vấn đề bởi sự phân biệt

đối xử tích cực với những đặc điểm quy chuẩn giới hạn thanh niên DTTS di cư trong tập hợp xác định

những hành vi và đặc tính được mong đợi (D. S. Lopez, 1998; D. S. Loper, Jr., 1994, trang 36-43), tương tự

Ortner (1995, trang 173-193) bàn về tính nhân từ Đông phương luận khi viết về người Sherpa.

Page 44: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Với chuyện tình cảm, đó là khía cạnh quan trọng trong đời sống của người trưởng thành di cư, đặc biệt ở

độ tuổi lý tưởng để kết hôn và khát khao những lựa chọn mới cho cuộc sống nhờ di cư. Như thảo luận

bên trên, chúng tôi thấy tuổi trung bình của người cung cấp thông tin là 26.818, 81% trong số họ chưa kết

hôn. Con số này cao hơn dự kiến, khiến chúng tôi muốn tìm hiểu thực tế thanh niên DTTS di cư có hẹn hò

trong quá trình di cư không, họ hẹn hò với ai và trải nghiệm hẹn hò ra sao với bản dạng giao thoa/liên

tầng (intersectional identity).

Với câu hỏi đầu tiên, một số chia sẻ rằng họ đang tìm kiếm hoặc quan tâm một người có tiềm năng trở

thành người yêu. Người bạn đời được tìm kiếm hoặc để ý thường nằm trong mạng lưới xã hội và tương

đồng về vị thế và xuất thân. Thực tế này phổ biến với nhóm lao động tay nghề thấp và phản ánh mạng

lưới xã hội hạn chế của họ trong đô thị.

Phổ rộng các lựa chọn về dân tộc/quốc tịch của bạn đời cho thấy phạm vi mạng lưới xã hội của thanh niên

DTTS di cư. Một số hẹn hò với người cùng dân tộc; số khác hẹn hò với người khác dân tộc nhưng không

phải người Kinh, với người Kinh di cư hoặc cư dân thành thị - mở rộng hơn là hẹn hò với người nước ngoài

đối với lao động di cư tay nghề cao.

Nếu hẹn hò với người di cư không phải dân tộc Kinh, họ có kế hoạch ở lại thành phố kiếm tiền, sau cùng

sẽ về quê bắt đầu cuộc sống mới. Họ chấp nhận những khác biệt tộc người khi hẹn hò với người thuộc

dân tộc khác. Điều thú vị là học vấn và địa vị xã hội cao hơn không nhất thiết đi đôi với cảm thức mạnh

mẽ hơn về chủ nghĩa quốc tế (cosmopolitanism). So với người di cư tay nghề cao được đào tạo ở Việt

Nam hoặc nước ngoài, tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài, một người di cư tay nghề thấp có thể tự

hào về chủ nghĩa quốc tế thứ cấp (subaltern cosmopolitanism) hoặc chủ nghĩa quốc tế từ dưới lên

(grounded cosmopolitanism) như Werbner (2006, 2008) giải thích. Cảm thức đa văn hóa của nhiều thanh

niên DTTS di cư mạnh mẽ do lớn lên trong cộng đồng đa tộc người và nói nhiều hơn một ngôn ngữ.

Chuyện tình cảm của thanh niên DTTS di cư càng phức tạp nếu hẹn hò người Kinh. Họ thường gặp người

yêu nhờ bạn bè giới thiệu hoặc ở nơi làm việc. Khi bắt đầu mối quan hệ, một số chọn nói rõ về dân tộc

mình, trong khi số khác nói ra sau một khoảng thời gian. Là người di cư trong thành phố, họ chịu diễn

ngôn về công dân hạng hai rằng dân nông thôn nghèo đói, lạc hậu, ngu ngơ, không văn minh và dân trí

thấp (M. T. N. Nguyễn & Locke, 2014, trang 862-863). Những điều trên trái ngược với phẩm chất của dân

thành thị, như văn minh, chấp hành pháp luật và tiêu dùng sành điệu – qua đó đặt vị thế xã hội của người

di cư vào thứ bậc thấp hơn. Không phải người Kinh nên họ cũng chịu nhóm diễn ngôn thứ hai lấy người

Kinh làm trung tâm dựa trên chủ nghĩa xã hội và tiến hóa luận văn hóa mà đặt người DTTS vào cấp bậc

thấp hơn của văn minh, hiện đại (P. Q. Phạm & Hoàng, 2012). Đáng chú ý là Việt Nam không phải ngoại lệ

trong bối cảnh các nhóm thống soát phân biệt đối xử với các bộ lạc (xem trong các báo cáo của Michaud

(2009), Michaud và Forsyth (2011), Bora (2010) và Turner (2013) về cách Trung Quốc, Đông Nam Á và Ấn

Độ đối xử với các DTTS thông qua diễn ngôn và các dự án phát triển).

Chính sách dân tộc ở Việt Nam, được phổ biến rộng rãi qua truyền thông Nhà nước, những người không

phải dân tộc Kinh bị xem là không văn minh, lạc hậu, phá hoại môi trường và mê tín dị đoan (P. Q. Phạm

và Hoàng, 2012), những diễn ngôn này không nhạy cảm mà được bình thường hóa như sự thật. Vì vậy,

tình yêu liên tộc người giữa thanh niên DTTS di cư và người Kinh không lâu dài. Trong một cuộc phỏng

vấn, người cung cấp thông tin chia sẻ với chúng tôi cách gia đình người yêu phản đối mối quan hệ của họ

18 Độ tuổi này lớn hơn một chút so với tuổi trung vị của người di cư là 25 tuổi vào năm 2009, theo Haughton và cộng sự (2018, trang 215).

Page 45: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

vì tin rằng người DTTS có “bùa yêu” (bỏ bùa hay bùa ngải: niềm tin phổ biến rằng phụ nữ và các cô gái

DTTS dùng bùa chú và yêu thuật để chiếm hữu tâm hồn đàn ông người Kinh ở vùng thấp, để đàn ông

không thể cưỡng lại các cô và cuối cùng sẽ cưới các cô làm vợ). Ở một cuộc phỏng vấn khác, người cung

cấp thông tin thể hiện sự thất vọng khi gia đình bạn trai yêu cầu cô đổi họ vì họ của cô quá kỳ lạ. Những

lần chia tay như vậy để lại tác động lâu dài với thanh niên DTTS di cư bởi họ phải chấp nhận sự khước từ

do xuất thân dân tộc, cũng như tác động đến niềm tin của họ với các mối quan hệ trong tương lai. Một cô

gái Thái nhìn lại chuyện chia tay với bạn trai người Kinh và tác động của nó:

Nghiên cứu viên: Em có bao giờ suy nghĩ là mình sẽ lấy người khác dân tộc không?

Người cung cấp thông tin: Sau lần yêu này em thấy sợ, em không dám lấy người Kinh ở đây nữa.

Mẹ em thì hơi vất vả, hơi khổ, bố em không biết làm ăn gì đâu ạ, không kiếm ra tiền, cũng hay

đánh mẹ thì em cũng cảm thấy sợ. Vừa sợ dưới này vừa sợ trên kia, em có cảm giác sợ yêu. (15_F,

nữ nhân viên cắt tóc người Thái).

4.5. Mức độ công bằng kinh tế Như chúng tôi đã đề cập, khung lý thuyết công bằng xã hội (Fraser & Honneth, 2003) cho phép xem xét

sự giao thoa của thực trạng thiếu quyền công dân, xã hội, văn hóa và chính trị đè nén thanh niên DTTS di

cư tay nghề thấp tại thành thị. Chúng hạn chế sự dịch chuyển xã hội (social mobility) của thanh niên DTTS

di cư, khiến họ đối mặt với tình thế bấp bênh và dễ tổn thương, chúng cùng lúc đặt họ vào vị thế bất lợi,

thiếu thốn (underserving status). Như vậy, câu hỏi là tác động nào hay nhân tố nào chịu trách nhiệm cho

bất công đối với thanh niên DTTS tay nghề thấp? Chính quyền cấp trung ương và thành phố cấp địa

phương hẳn chịu trách nhiệm tầm vĩ mô cho sự dịch chuyển xã hội mang tính loại trừ và chế độ quản lý

hộ khẩu ở thành thị. Nếu hộ khẩu về cơ bản là rào cản lớn nhất với thanh niên DTTS di cư xét trên cấp độ

vĩ mô, thì các công ty và nhà tuyển dụng tại thành thị đóng vai trò ra sao và họ khắc sâu bất công xã hội ở

cấp vi mô như thế nào? Khi được hỏi về chủ trước kia, một người từng di cư cho biết:

“Ông chủ mà anh đi được lâu nhất cũng tốt, vì thực sự kể cả ốm đau, bệnh tật, không biết người

khác có được tốt không nhưng đối với mình, ông ấy đối xử với mình thế. Mình không phải máu

mủ ruột thịt mà ông ấy đối xử với mình như thế thì khá là ổn” (28_M, nam người Mường đã di cư

trở về).

Thành phố, theo các học giả chủ nghĩa Marx như Fraser và Honneth (2003), hoặc Harvey (2013), là giao

điểm của sản xuất xã hội liên thế hệ (intergenerational social production), tích lũy tư bản, bóc lột và lề

hóa. Các thành phố thế kỷ 21 đậm nét đặc trưng của chủ nghĩa tân tự do, phúc lợi xã hội không được chú

trọng và chủ nghĩa tư bản thị trường tự do định hình quan hệ xã hội và các cấu trúc mới. Điều này làm

tăng tính bấp bênh, hoặc theo thuật ngữ của Rigg (2018, trang 169) là đói nghèo kiểu mới (new poverty).

Quan hệ kinh tế giữa nhà tư bản/người tuyển dụng với người di cư/nhân viên giống với quan hệ tư sản -

vô sản trong quá khứ, nhưng đặt trong bối cảnh lịch sử khác. Để minh họa, chúng tôi nhấn mạnh lời một

người cung cấp thông tin khi anh nói về quan hệ anh xây dựng với người chủ (sở hữu mô hình nhỏ kinh

doanh gia đình).

“Em đến nhà anh ấy nhiều lần rồi, ở Bắc Giang. Đi nhiều lần rồi thì tin tưởng nhau, một khi mình

đã làm với nhau thì cứ tin tưởng nhau. Chủ này cũng tin tưởng em. Ngủ chung với nhau, hai anh

em cứ nói chuyện ở trong gia đình. [Anh động viên] chịu khó để mà học cái nghề. Ngày xưa thì

anh cũng vất vả như thế. Còn em cũng kể chuyện trong gia đình, anh cũng kể chuyện về gia đình

ngày xưa mẹ anh ấy mất sớm. Thường người tốt kể chuyện, biết quan tâm đến mình, thì mình

Page 46: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

cũng kể chuyện tâm sự gia đình của mình. Anh bảo là em phải cố gắng phấn đấu làm chủ, để sau

này mình còn tương lai. Mình chưa có vợ, mình phải phấn đấu” (2_M, nam công nhân người Dao).

Suy nghĩ của người cung cấp thông tin về chủ và công việc rất thú vị. Trong cách nói của một người di cư,

anh ta nhìn nhận lạc quan về công việc phi chính thức, không hợp đồng, không công đoàn và lương thấp,

như cơ hội để học và trở thành ông chủ một ngày nào đó. Anh mô tả quan hệ với người chủ một cách hết

sức thân mật, anh lặp lại một từ nhiều lần trong cuộc phỏng vấn: tin tưởng. Như vậy, chúng ta nên hiểu

nghịch lý này ra sao, khi một người tham gia hệ thống tư bản có tính bóc lột, đầy bấp bênh, mà vẫn đánh

giá cao nó? Phải chăng vì họ thiếu những cơ hội tốt hơn và phải nắm lấy cơ hội này bằng mọi giá?

Câu trả lời không hẳn vậy, ít nhất trong trường hợp này. Người cung cấp thông tin từng làm việc trong

ngành công nghiệp khai khoáng, nơi anh kiếm được gần gấp đôi mức lương hiện tại. Và anh không phải

người duy nhất. Ở những nơi khác trên miền núi phía Bắc Việt Nam, hàng trăm nghìn thanh niên DTTS từ

các bản làng dọc theo biên giới Việt-Trung đã rời nhà, vượt biên và di chuyển hàng triệu kilomet đến miền

Nam Trung Quốc. Họ dấn thân cùng với bấp bênh, nguy cơ tổn thương, những cuộc lùng sục của cảnh sát,

lạm dụng và trục suất, do tiền công bên Trung Quốc cao gấp ba lần số tiền họ có thể kiếm ở Việt Nam.

Thanh niên DTTS trong nghiên cứu này có lẽ chỉ là số ít trong bức tranh rộng lớn hơn về thanh niên Việt

Nam di cư. Quyết định di cư, làm việc tại thành thị ở vùng thấp Việt Nam của thanh niên DTTS không hề

thiếu thông tin, thiếu sự cân nhắc hoặc do tình cờ. Từ những cuộc phỏng vấn, chúng tôi thấy thanh niên

DTTS hiểu sự lựa chọn của họ và cân nhắc việc dấn thân vào bấp bênh nơi thành thị khi xét đến các kỹ

năng, sự lựa chọn cho cuộc sống (học hỏi và trải nghiệm cuộc sống thành phố) và đặc điểm di chuyển (hợp

đồng chính thức ổn định hơn, nhưng cũng giới hạn hơn nếu họ muốn rời đi khi cơ hội mới xuất hiện hoặc

trở về nhà).

Chúng tôi cho rằng yếu tố niềm tin trong quan hệ với người sử dụng lao động ở thành thị không đơn thuần

là lựa chọn thực dụng, đó là quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và kết nối chân thật giữa con người

với con người. Quan trọng cần hiểu rằng chủ hộ kinh doanh gia đình/quy mô nhỏ ở thành phố không phải

lúc nào cũng hiểu luật lao động, vì họ làm kinh doanh theo kinh nghiệm và hiểu biết thị trường. Với nhiều

người trong số họ, lịch sử di cư thành thị trong gia đình có thể tương đối mới, họ có thể là người thành

thị/người Hà Nội thế hệ đầu tiên hoặc thứ hai. Trong nghiên cứu về giai tầng và quyền công dân của người

di cư thành thị tại Hà Nội, Anh và cộng sự (2012, trang 1123) kết luận “một người không cần đào sâu quá

khứ để lộ ra nguồn gốc nông thôn của hầu hết cư dân thành thị”. Nhiều người kinh doanh phi chính thức

tại thành thị có cảm thức về giai cấp và địa vị không khác nhiều với người di cư, điều này có thể lý giải

quan hệ chân thật nảy sinh với người mới di cư. Trong một trường hợp, người cung cấp thông tin là giúp

việc gia đình chia sẻ rằng gia đình mà cô phục vụ rất tin tưởng cô, đến mức sau khi hai vợ chồng nhà chủ

ly dị thì người vợ vẫn giữ cô ở lại dù công việc của cô gần như không cần thiết.

Tất nhiên, chúng tôi không hàm ý rằng tất cả mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và nhân viên trong

nghiên cứu này đều dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, chúng tôi cũng không cho rằng quan hệ tin cậy là khía

cạnh quan trọng nhất mà thanh niên DTTS di cư cân nhắc. Nhiều thanh niên thực tế đã quyết định thay

đổi công việc hoặc chuyển đến khu vực đô thị khác khi có cơ hội tốt. Thu nhập có vẻ cũng quan trọng

tương đương vì họ có nghĩa vụ gửi tiền về nhà. Tuy nhiên, dữ liệu của chúng tôi cho thấy nhìn chung thanh

niên DTTS ở các trung tâm đô thị có trải nghiệm tích cực trong đời sống hằng ngày. Họ có thể phải làm

việc nhiều giờ, không có hợp đồng hay chế độ phúc lợi, đôi khi không được trả lương đầy đủ cho tới khi

hoàn thành cam kết do người sử dụng lao động sợ họ bỏ việc. Tuy vậy, làm việc trong khu vực phi chính

thức cùng người chủ có địa vị xã hội tương đồng là cách thanh niên DTTS di cư thích nghi và có được cơ

Page 47: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

hội nghề nghiệp ở đô thị. Như vậy, trải nghiệm ở cấp độ vi mô giúp họ nâng cao vị thế dù điều kiện làm

việc bấp bênh.

Thông qua tìm hiểu cách thanh niên DTTS phát triển và tận dụng mạng lưới xã hội để gia nhập và trở nên

nổi bật trong thị trường lao động, cách họ định vị các tầng bậc khác nhau của quan hệ xã hội tại thành phố

- một số người hỗ trợ họ, một số lại phân biệt đối xử, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng tồn tại bất công xã

hội với thanh niên DTTS di cư ở khu vực đô thị. Tuy nhiên, bất công xã hội có tính đa diện và có nhiều mức

độ khác nhau. Chúng tôi cho rằng bất công ở cấp độ vĩ mô xảy ra là do cách thức quản lý đô thị ở Việt Nam

có bản chất loại trừ, chúng tôi cũng cho rằng ở cấp vi mô thì quan hệ giữa người sử dụng lao động và nhân

viên di cư nhìn chung khá tích cực.

Page 48: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

PHẦN 5: ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ Phần sau bàn về hàm ý và chiến lược đối với không gian của thanh niên DTTS di cư khi sống và làm việc tại

Hà Nội và các trung tâm công nghiệp phụ cận. Nhìn chung, sự dịch chuyển về thể chất và không gian định

hình cách họ nhìn, hiểu và “tiêu thụ” thành phố. Không gian đô thị, trong trải nghiệm của họ, biểu trưng

cho sợ hãi và hy vọng, hiểm nguy và bảo đảm, thách thức và cơ hội, lề hóa và hòa nhập.

5.1. Thành phố phồn hoa xa lạ

Một đặc điểm không gian chúng tôi nhận thấy khi thực hiện phỏng vấn là nơi chốn địa lý trong đô thị của

người di cư liên quan chặt chẽ với vị thế của họ. Hầu hết địa điểm phỏng vấn ở nơi công cộng hoặc bán

công cộng (như quán café), tuy nhiên, chúng tôi cố gắng đến gần nơi người cung cấp thông tin sống hoặc

làm việc nhất có thể, để tối thiểu hóa sự bất tiện của họ khi phải di chuyển đến gặp chúng tôi. Trong khi

các cuộc phỏng vấn với nhóm tay nghề cao được thực hiện tại các quận lõi đô thị (Ba Đình, Đống Đa),

chúng tôi phải di chuyển đến khu ven đô (như Cầu Giấy, Cầu Thăng Long, Tây Hồ, Nguyễn Trãi/Hà Đông)

hay thậm chí các trung tâm công nghiệp lân cận (Hải Dương, Bắc Ninh) để thực hiện phỏng vấn người di

cư tay nghề thấp. Lý do nhiều người sống ở ngoại ô là vì họ thuê nhà gần nơi làm việc hoặc sống cùng gia

đình chủ. Lựa chọn này có tính thực tiễn giúp cắt giảm chi phí thuê nhà, di chuyển và tiết kiệm tiền cho

các mục đích khác. Như chúng tôi sẽ giải thích, nơi chốn trong không gian đô thị định hình cách họ hiểu

về thành phố, cũng như các hành vi với không gian. So với thanh niên DTTS tay nghề cao ở lõi đô thị,

những người làm việc phi chính thức tại Hà Nội hoặc tại các thị trấn công nghiệp quanh Hà Nội có trải

nghiệm không gian và sự dịch chuyển xã hội-không gian rất khác về mặt cơ thể và cảm thức xã hội.

Nóng, hỗn độn, náo nhiệt và nguy hiểm

Thanh niên DTTS di cư ở ngoại ô chia sẻ họ thấy Hà Nội và các khu phụ cận có khác biệt vật lý với nguyên

quán nông thôn miền núi. Với họ, mật độ dân cư và nhà cửa, giao thông đông đúc tại đô thị khắc sâu cảm

giác thành phố đông đúc và hỗn độn. Một số người mô tả Hà Nội nóng hơn quê xét trên cảm nhận cơ thể.

Cùng với đó, nhiệt độ và sự hỗn độn của thành phố không chỉ là cảm giác mà còn được cảm nhận về mặt

sinh lý. Một số người chia sẻ về phản ứng sinh lý khi họ đến Hà Nội, như mụn xuất hiện đột ngột.

Dù chật chội và hỗn độn, nhiều người cho rằng họ thật sự thích không khí náo nhiệt nơi thành phố. Tương

tác thường xuyên với những người mới và những không gian tiện nghi mới của đô thị như siêu thị và

không gian đi bộ là một vài lý do khiến họ thấy đời sống thành phố thú vị và sống động.

Bên cạnh đó, thanh niên DTTS di cư cũng thấy thành phố nguy hiểm. Sự mới lạ của thành phố làm họ phấn

khích với những chuyến phiêu lưu mới thì nó cũng đặt họ vào hiểm nguy và cạm bẫy. Một người cung cấp

thông tin chia sẻ với chúng tôi rằng anh bị lừa ở trạm xe bus khi vừa tới Hà Nội.

“Em xuống lần thứ hai thì em bị lừa rồi, xong từ lúc đấy em về em cũng bảo với mấy anh em họ

hàng là đi làm xa thì mình phải cẩn thận, hết sức cẩn thận. Nếu mà mình mua điện thoại ở ngoài

thì đừng có mà nên mua. Em đã bị lừa rồi thì đừng có mua. Cả người yêu nữa em cũng bảo là phải

luôn luôn cảnh giác người ta. Ra ngoài đừng có thấy người ta bảo cái đồ gì quý giá hoặc người ta

mượn tiền, mình không được cho. Ở trên quê, người ta bảo mượn tiền thì người ta mượn rồi trả,

còn thì mình xuống dưới này người ta mượn rồi không trả đâu” (2_M, nam công nhân người Dao)

Một trải nghiệm xã hội mới

Page 49: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Ngoài việc cảm thấy thành phố khác lạ về mặt vật lý, một số nhấn mạnh cách sống và tương tác xã hội

khác nhau giữa thành phố và quê nhà ở nông thôn. Với nhiều người, đặc điểm nổi bất nhất trong trải

nghiệm xã hội thành thị là kết nối và ràng buộc xã hội ở thành phố kém mật thiết so với ở quê nhà. Khi

đến thành phố, họ có thể thoát khỏi các quy chuẩn và giá trị khiến hạn chế tự do, đồng thời họ cũng trải

nghiệm rõ ràng cảm thức về chủ nghĩa cá nhân (quan điểm chuyện ai người ấy lo), và có lẽ là cảm giác cô

độc thấm đẫm trong cơ cấu xã hội thành thị. Ví dụ:

“Ở quê vui thì cũng vui vì đông anh em, sống quê sống tình cảm, còn đúng ở dưới phố thì nhiều

cái cũng không như [ở quê]. Nhà nào sống nhà đấy thôi, trong phố thì không hay đi chơi, không

ra nói chuyện. Còn trên quê tầm muộn muộn lại có lúc bạn bè gọi đi chơi” (2_M, nam công nhân

người Dao).

Bất động về xã hội-không gian

Mặc dù thanh niên DTTS di cư di chuyển trong thành phố, dường như họ không quá “phiêu lưu” trong các

không gian. Nhiều người trong số họ không có xe máy hoặc xe đạp, do đó việc di chuyển bị hạn chế nếu

họ chỉ sử dụng phương tiện công cộng. Một lý do khác là họ muốn tiết kiệm chi phí đi lại và vé vào cửa để

gửi tiền cho gia đình thay vì tiêu cho bản thân ở thành thị. Vì vậy, họ gần như bị giới hạn trong nơi làm

việc và chỉ di chuyển giữa nhà và nơi làm việc. Ví dụ:

Nghiên cứu viên: Chị đi những chỗ nào ngoài Hà Nội rồi?

Người cung cấp thông tin: Ở ngoài kia chỉ có đi chơi Bắc Thăng Long này cái thứ nhất, cái thứ hai

đi vào công trường xong thì chỉ có vườn hoa. Đi các thứ ấy thôi còn đi vào các kiểu chẳng hạn như

vườn bách thú hoặc thế này thế kia thì không có tiền vào mua vé. Người ta cũng đi nhưng mà

mình đi làm mình tiết kiệm mang về cho gia đình nuôi con cái ăn học nên không dám đi (27_F; nữ

dân tộc Mường đã di cư trở về).

Cảm thức về sự bất động trong đô thị cũng được củng cố bằng lựa chọn nghề nghiệp. Như đã đề cập trước

đó khi phân tích lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên DTTS di cư, tất cả người cung cấp thông tin (ngoại

trừ một người) chọn các công việc không yêu cầu di chuyển nhiều (như bán hàng rong và buôn bán phế

thải). Thay vào đó, công việc của họ hầu như làm trong nhà, trừ một người từng lái xe ôm cho Uber.

Những đặc điểm khác nhau về sự bất động/di chuyển trong không gian đô thị, còn bỏ ngỏ trong nghiên

cứu này, rất đáng được khám phá trong tương lai. Quan sát này rất đáng chú ý nếu chúng ta so sánh với

cách người DTTS bán hàng rong chiếm hữu và chi phối không gian bán lẻ phi chính thức tại thành phố

thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc (Flock & Breitung, 2016), hoặc thực hành bán rong của người Mông

và Dao ở thị trấn Sapa và một số điểm chợ ở miền núi phía Bắc Việt Nam (Turner và cộng sự, 2015).

Dù nhận thấy những thay đổi về cơ thể và môi trường xã hội, thanh niên DTTS di cư ở thành phố nhìn

chung có trải nghiệm tích cực hoặc trung lập. Điều này có thể được giải thích từ góc độ sự lựa chọn cá

nhân – họ quyết định chọn thành phố và có những lý do chủ quan lẫn khách quan để quyết định đó được

nhìn nhận lạc quan.

“Bây giờ em ở dưới thành phố cảm thấy vui hơn, ở quê thì tầm tám giờ là ngủ rồi. Trên em thuộc

vùng sâu vùng xa, lúc mưa là không đi đâu được, mưa là toàn đường dốc, đi lên dốc lầy trơn trượt,

đi xe toàn lái đấy, có lúc mưa không mang xe về nhà được, đường trơn lắm. Sống ở dưới thành

Page 50: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

phố cảm thấy đông người, có nhiều cảnh đẹp, ra đường đi làm có nhiều cái đẹp thì thích. Còn ở

trên quê thì toàn là đồi núi, rẫy ngô không thích bằng ở đây” (2_M; nam công nhân người Dao).

5.2. Xóm trọ dân tộc: một chiến lược sáng tạo với tác động hỗn hợp

Với thanh niên DTTS di cư làm công nhân sản xuất trong các khu công nghiệp ven Hà Nội, môi trường xã

hội khác biệt ở ngoại ô cho phép họ sáng tạo một chiến lược về không gian giúp tăng cường mạng lưới và

củng cố sự hiện diện của họ trong không gian đô thị.

Chúng tôi thực hiện ba chuyến thực địa (Hải Dương, Bắc Ninh và Thái Nguyên) để phỏng vấn người cung

cấp thông tin làm việc trong nhà máy tại các tỉnh này. Cụ thể, ở Hải Dương và Thái Nguyên, chúng tôi nhận

thấy số lượng lớn thanh niên DTTS di cư đồng tộc (người Mông ở Hải Dương và người Thái ở Thái Nguyên)

cho phép họ hình thành xóm trọ dân tộc với hơn 10 phòng trong một khu nhà trọ.

Để hiểu hàm ý của chiến lược không gian này, chúng tôi phải lùi lại xem xét tính chính trị của không gian

đô thị và quyền lực. Nhìn chung, bức tranh thành thị bao gồm các hoạt động có tính không gian mà qua

đó, quyền lực của các nhóm lộ diện. Lấy cảm hứng từ ý tưởng khởi nguyên của Lefebvre (1968) trong cuốn

Le Droit à la Ville (tạm dịch: Quyền đối với thành phố), các học giả như Harvey (2013), khi phân tích vai

trò của thành phố trong thời đại toàn cầu hóa, cho rằng bản chất của thành phố là những không gian sản

xuất và tái sản xuất, nơi tích lũy tư bản và tập trung quyền lực, vì thế bất bình đẳng trong không gian đô

thị là phụ phẩm tất yếu. Học giả này đã phát triển ý tưởng “Quyền đối với thành phố” của Lefebrve năm

1968. Ông cho rằng thành phố trong thế kỷ 21 có cơ hội thay đổi hiện thực bất bình đẳng cố hữu và thứ

bậc quyền lực bằng cách đối xử bình đẳng với tất cả cư dân và sửa đổi không gian công cộng. Biến đổi các

không gian đô thị công cộng, tức là thay đổi chính trị và quyền lực của địa danh và thực hành tạo ra bởi

nơi chốn, giúp đảm bảo sự tham gia dân chủ của toàn thể cư dân đô thị, vì vậy, mục tiêu của dự án chính

trị này là giành công lý xã hội cho tất cả mọi người (Berg & Vuolteenaho, 2009; Rose-Redwood, 2011, trang

34-41).

Không gian mà chúng tôi đề cập ở đây là hai xóm trọ dân tộc có cách tiếp cận từ dưới lên để được công

nhận. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày vì sao và bằng cách nào mô hình này tồn tại, cũng như

cách các xóm trọ như vậy có thể đóng góp hoặc hạn chế tiềm năng của văn hóa và vị thế người DTTS đang

dần được công nhận trong không gian đô thị.

Điều quan trọng chúng ta cần nhớ là cả hai xóm trọ dân tộc đều tồn tại ở các thị trấn công nghiệp ngoại ô

Hà Nội. Chúng tôi không bắt gặp hình thức dàn xếp này khi đi thực địa tại Hà Nội, tuy nhiên chúng tôi hy

vọng có thể khám phá thêm sự tồn tại của mô hình này. Lý do chúng tôi coi đây là chủ đề quan trọng vì

kiểu định cư như vậy thường bị chính quyền thành phố và người dân địa phương cho là lộn xộn, bừa bãi

hoặc nguy hiểm, vì vậy cần được dọn sạch (M.T.N. Nguyen & Locke, 2014, trang 868).

Các khu trọ hình thành hoàn toàn tự nhiên và không có tổ chức. Nó bắt đầu từ quyết định của một số

người để làm việc cùng nhau, dần dần ngày càng nhiều người di cư gia nhập và thuê các phòng còn trống.

Nghiên cứu viên: Xóm người Mông ở trong này, khi mình xuống đây làm thì mới thành lập cái

xóm đấy à?

Người cung cấp thông tin: Ở đấy ngày trước là hội sinh viên của người Mông, nhưng mà về sau

họ tốt nghiệp hết thì đi về. Một số người ở lại quê luôn, đa phần bây giờ dân ở quê xuống, cái xóm

Page 51: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

đấy thì công nhân ở. Xóm mình hiện tại mười bốn phòng thì có đúng một phòng là sinh viên. (7_M,

nam công nhân người Mông)

So với các xóm trọ quy mô lớn của người Nam Định di cư ở phường Thịnh Liệt mà Karis (2013) nghiên cứu

tại Hà Nội, hai xóm trọ trong nghiên cứu của chúng tôi có quy mô và tính hiện diện công khai hạn chế hơn.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây là chiến lược giúp thanh niên DTTS di cư chiếm hữu không gian đô thị

và tái tạo một không gian thân thuộc.

Tại những nơi khác ở châu Á, các học giả khác như Swank (2011, trang 50–73), Anand (2000, trang 271–

287) và Anand (2002) nghiên cứu cách người di cư thành thị phát triển chiến lược thích nghi và tái tạo quê

nhà khi tha hương vì nhiều nhu cầu và kế hoạch khác nhau, thông qua chữ viết, hỗ trợ tinh thần, căn tính

và tái trình hiện, giọng nói. Chiến lược trong nghiên cứu này có tính thực tiễn do thanh niên DTTS di cư tái

tạo các không gian văn hóa và xã hội nhằm giảm thiểu bất lợi khi di cư. Cách này giúp lao động di cư giảm

sốc và thích nghi những thực hành văn hóa khác biệt trong môi trường mới, khiến họ cảm thấy mình là

một phần trong cộng đồng ngôi làng thu nhỏ. Trong mỗi xóm trọ, sự tin tưởng rất mạnh mẽ do mạng lưới

xã hội được nuôi dưỡng từ bên trong khi người di cư gia nhập xóm trọ, vì đa phần cư dân ở đây kết nối

nhờ quan hệ họ hàng hoặc tình bạn lâu bền. Với mạng lưới hình thành trong khu trọ, họ có thể hỗ trợ lẫn

nhau. Họ sống trong cùng khu nhà và tiếp diễn các thực hành văn hóa (như nói ngôn ngữ của mình, nấu

ăn, tụ tập và thực hành nghi lễ trong các sự kiện quan trọng).

Ảnh 2. Một người Mông di cư sống tại xóm trọ dân tộc ở tỉnh Hải Dương. Bộ phim tài liệu dài 10 phút về

xóm trọ này đã được sản xuất và tải lên Youtube, với sự cho phép của người cung cấp thông tin. Xem tại:

https://youtu.be/bbEoAbvElcY. Nguồn: iSEE, 2018.

Page 52: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Xóm trọ tự thân nó không chỉ là hiện diện vật chất và không gian của người di cư trong các cộng đồng mới,

mà còn là tiểu không gian nơi thực hành văn hóa và ngôn ngữ được duy trì bên ngoài không gian và bối

cảnh truyền thống, và cảm thức nhà xa nhà (home faraway from home) tiếp cho họ hy vọng để tiếp tục

sống trong điều kiện bấp bênh thường trực, như Allison (2013) nhận định. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với

quy mô hiện tại, khó mà tin rằng các xóm trọ có thể tác động đến căn tính của một khu vực, như các thực

hành hằng ngày trong không gian đô thị của người di cư ở thành phố Hồ Chí Minh có thể tái định hình căn

tính của thành phố (Gillen, 2016).

Tự thân sự tồn tại của những cộng đồng như vậy trong khu vực mà đa số người Kinh thống soát cho thấy

các nhóm thiểu số có thể khẳng định sự hiện diện và căn tính tại không gian đô thị. Nhưng quan sát của

chúng tôi cũng chỉ ra rằng chiến lược nội bộ (inward strategy) này vừa có lợi ích cho những người đồng

tộc, vừa có vấn đề nếu nó không hỗ trợ một nhóm dân tộc tương tác hiệu quả với các nhóm khác và người

dân địa phương, khi đó thực tế nó không giúp tăng sự công nhận chính thức hoặc phi chính thức của cộng

đồng địa phương với văn hóa DTTS. Tại một trong hai xóm trọ mà chúng tôi đến thăm, không ai trong số

người Mông ở đây từng thăm ngôi đền đối diện khu nhà trọ. Một người Mông chia sẻ với chúng tôi rằng

anh chưa từng được mời đến một buổi họp nào của địa phương, dù anh ở khu trọ đã ba năm nay.

Chúng tôi nhận thấy cách tổ chức cuộc sống như vậy là một chiến lược sáng tạo giúp người DTTS di cư

tiếp diễn các thực hành văn hóa và nuôi dưỡng sự gắn kết, chúng tôi cũng cho rằng nó đặt ra một số thách

thức: mô hình này có thể tiềm ẩn cản trở tương tác với các nhóm khác, giới hạn vốn xã hội tại cộng đồng

địa phương, và đẩy họ đến mức lề hóa về không gian và xã hội cao hơn. Chúng tôi khuyến nghị nhiều

nghiên cứu về các khu trọ có tính văn hóa – xã hội như vậy cần được thực hiện trong tương lai.

Page 53: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

PHẦN 6: CĂN TÍNH DÂN TỘC TRONG SỰ BIẾN ĐỔI Phần này bàn đến vấn đề cuối cùng của công lý xã hội: bản dạng cá nhân đa diện, đa chiều, và thường

xuyên thay đổi khi một người di cư. Bản dạng cá nhân là kết quả của quá trình diễn ra bên trong và bên

ngoài. Trong trường hợp của thanh niên DTTS di cư, bản dạng đa chiều và có tính tạm thời, thường bị

thách thức hoặc đánh giá, khiến họ càng khó khẳng định các quyền và yêu cầu sự công nhận trong không

gian đô thị.

6.1. Dấu ấn căn tính gợi sự tò mò và chiến lược thích nghi về văn hóa – xã hội Một số dấu ấn khiến người khác dễ dàng nhận biết căn tính dân tộc của thanh niên DTTS di cư bao gồm

ngoại hình (trang phục, nước da, đặc điểm khuôn mặt), ngôn ngữ (từ vựng và giọng nói tiếng Việt), và họ

tên (đặc biệt là họ). Như họ chia sẻ với chúng tôi, việc đồng nghiệp người Kinh hoặc người xung quanh

nhận diện họ không phải người Kinh tại các điểm công cộng (trên xe bus, trong ngân hàng, trong bệnh

viện) gợi sự tò mò của những người xung quanh (từ vựng, giọng nói, họ tên và trang phục), cũng như các

giả định (hành vi, suy nghĩ, điều kiện kinh tế xã hội hoặc năng lực), và định kiến (thực hành văn hóa, bùa

chú hoặc ma thuật). Câu hỏi tiếp theo cần giải đáp là liệu những người Kinh tương tác với thanh niên DTTS

di cư có chủ ý tạo ra hoặc gây tổn thương bằng những câu hỏi tọc mạch về dân tộc?

Theo chia sẻ của hai người Kinh cung cấp thông tin và các thanh niên DTTS di cư khác, có lý do để tin rằng

những hành động này thường bắt nguồn từ cảm giác xa lạ, tò mò, định kiến, các đặc tính bị thần bí hóa

hoặc những hình dung lãng mạn hóa về người DTTS và văn hóa của họ trên truyền thông đại chúng. Ví dụ,

một trong hai người Kinh trên thuê họa sĩ thực tập người Mông, anh chia sẻ:

Nghiên cứu viên: Lúc đầu gặp bạn ấy mà biết bạn ấy là người Mông, thì mình có nghĩ lăn tăn khéo

nó không làm được việc hay nó sẽ không phù hợp với môi trường không?

Người cung cấp thông tin: Em cũng trả lời thật là không có. Tại vì môi trường của em thực sự nó

rất mở mà cũng không phân biệt. Kể cả nó ở trên núi thì càng tốt, em nghĩ có khi nó lại mang một

luồng gió mới về. Nó lại có thứ hay ho, bởi vì đặc thù cái nghề của bọn em hơi khác các ngành

nghề khác. (31_M, chủ xưởng vẽ người Kinh)

Hoặc khi anh chia sẻ rằng việc lớn lên và sống trên núi có thể là vấn đề với sự thích nghi của thanh niên

DTTS di cư khi họ đến làm việc tại thành phố:

Người cung cấp thông tin: Đầu tiên là cái thế giới quan hoặc hệ quy chiếu họ nhìn sẽ khác mình,

tại vì họ đang ở trên này. Hệ quy chiếu hoặc nhân sinh quan họ nhìn khác nhưng bây giờ buộc họ

phải xuống đây. Mình quen nhìn ở góc này rồi, họ xuống đây tất nhiên không phải người nào cũng

thế nhưng tựu trung lại là cái khó của các bạn ấy, đấy là về thế giới quan, tin chắc là cái đấy có.

Thì mình lên dân tộc, mình cũng lơ ngơ cũng có biết gì về văn hóa rồi là cái nọ cái kia đâu. Cái thứ

hai nữa là nhận thức thì như lúc nãy em cũng có một ví dụ điển hình, cùng truyền đạt một lượng

kiến thức chuyên môn thôi chẳng hạn, em thấy người Kinh chắc chắn nó sẽ cảm nhận tốt hơn, ở

đây em không nói tất cả, đa số, đấy là trừ những đứa nó đột biến em không biết. Còn cái một cái

nữa là ngôn ngữ, thì em chưa được trải nghiệm nhiều, nhưng với T thì không có vấn đề về ngôn

ngữ. (31_M, chủ xưởng vẽ người Kinh)

Tuy nhiên, cả hai cuộc phỏng vấn người Kinh cho thấy họ thể hiện sự thương cảm lớn với thanh niên DTTS

họ làm việc cùng. Như vậy, những tò mò, phỏng đoán và định kiến về xuất thân dân tộc không nhất thiết

dẫn đến phân biệt đối xử. Nhưng với một số nhóm tay nghề thấp, tò mò, phỏng đoán và định kiến có thể

Page 54: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

là một dạng xúc phạm tinh vi dựa trên tộc người (Sue và cộng sự, 2007) mà đặt các ứng viên DTTS di cư

vào vị trí kém thuận lợi hơn trong quá trình tuyển dụng, hoặc áp đặt một số phân biệt đối xử tích cực và

đặc tính quy chuẩn nhất định về người DTTS mà chúng tôi sắp giải thích.

Thông thường, việc sử dụng phương ngữ hoặc ngôn ngữ dân tộc và giọng nói tiếng Việt có thể trở thành

rào cản khi thanh niên DTTS giao tiếp với một người nghe không quen hoặc không nhận thức được khác

biệt vùng miền và dân tộc. Do đó, một số người bắt đầu nội tâm hóa cách người khác nghĩ về xuất thân

dân tộc của họ, và chủ động che đậy dấu ấn căn tính để tránh bị đối xử khác biệt hoặc sự chú ý không cần

thiết. Những chiến lược đó bao gồm tạo ra bản dạng phi dân tộc bằng cách không mặc trang phục truyền

thống trong đời sống hằng ngày, chuyển đổi ngôn ngữ khi nói chuyện với bạn bè và người nhà khi ở không

gian công cộng (như trên xe bus), lựa chọn từ ngữ và cách thể hiện được sử dụng ở thành phố, và thay

đổi giọng nói tiếng Việt – tất cả những thực hành xã hội và ý nghĩa văn hóa mà thanh niên DTTS chủ ý lựa

chọn che giấu hoặc phô bày (Ahearn, 2017). Không phải toàn bộ người cung cấp thông tin đều quyết định

cởi mở công khai về dân tộc mình trừ khi được hỏi trực tiếp. Tất cả những nỗ lực này, theo thanh niên

DTTS di cư giải thích, để tránh sự kỳ thị và hòa nhập tốt hơn vào cấu trúc xã hội đô thị - nỗ lực mà Goffman

(1986) gọi là chiến lược giúp các nhóm và cá nhân chịu kỳ thị xã hội có thể “khớp/vừa vặn” với các giá trị

quy chuẩn của xã hội.

Nghiên cứu viên: Lúc anh và mọi người nói tiếng Mông với nhau thì mấy người kia có hỏi gì không?

Người cung cấp thông tin: Họ không biết đâu, có người biết có người cứ hỏi bảo là nói chúng mày

nói cái gì đấy, chúng mày chửi bọn anh à. Nhưng mà ít nói tiếng Mông lắm, trước đây xuống làm

khoảng bốn năm tháng với nhau rồi nhưng bọn nó không biết mình là người Mông mà.

Nghiên cứu viên: Tại vì anh không nói gì?

Người cung cấp thông tin: Không nói, tại vì ba anh em đã bảo không được nói nhưng mà thằng

em này nó kiểu nhớ mẹ, hay gọi hỏi thăm nên nó nói cho mẹ nghe mới lộ ra hết.

Nghiên cứu viên: Sao mình lại phải giấu ạ?

Người cung cấp thông tin: Không giấu đâu nhưng mà tại vì mình ngại dân tộc, sợ bọn nó biết bọn

nó khinh thường.

Nghiên cứu viên: Thế lúc họ biết rồi thì họ phản ứng như thế nào?

Người cung cấp thông tin: Phản ứng là họ cười xong rồi bảo ở trên bản à, xong rồi là có những

cái gì, còn có phong tục bắt vợ không hay này nọ [“tục bắt vợ”: nam thanh niên Mông tiếp cận cô

gái mình thích và kéo cô về nhà mình để làm vợ]. (4_M, nam công nhân lắp đặt dân dụng người

Mông)

Từ góc độ thanh niên DTTS di cư, sự thích ứng là cần thiết và không làm họ chối bỏ xuất thân dân tộc bởi

họ vẫn kết nối với văn hóa của mình thông qua mạng lưới xã hội và những dịp về thăm nhà. Những điều

chỉnh này là lựa chọn thực dụng để hòa nhập vào môi trường mới được nhất quán hơn. Dù điều này có

nghĩa rằng họ bằng cách này hay cách khác chủ ý điều chỉnh các dấu ấn để hòa nhập xã hội tốt hơn, tuy

nhiên, nó cũng gợi ra câu hỏi về sự khác biệt giữa thích ứng và tuân phục, vì thế là câu hỏi về bất công,

trong quan hệ bất cân xứng giữa thị dân quyền lực, giàu có với người di cư bên lề. Điều này có thể không

nhất thiết đúng, chiến lược của họ chủ động và tương tự cách làm của người di cư từ Nghệ An và Hà Tĩnh.

Page 55: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Người di cư từ các tỉnh trên được cho là có khả năng thay đổi ngôn ngữ và làm mềm giọng khi giao tiếp

với người tỉnh khác, nhưng vẫn sử dụng ngữ âm địa phương khi nói chuyện với nhau.

Phản hồi của thanh niên DTTS di cư khác nhau nên câu trả lời dường như đâu đó ở giữa. Nhiều chiều cạnh

trong sự thích nghi và bản dạng của họ về vị thế xã hội (người địa phương/người di cư), giai cấp

(giàu/nghèo) và dân tộc (đa số/thiểu số) đan cài với nhau. Nhưng chúng tôi có thể kết luận rằng so với

người Kinh di cư, thanh niên DTTS di cư đối mặt với nhiều thách thức hơn khi ở thành phố bởi căn tính

dân tộc của họ vẫn bị người Kinh kỳ thị.

6.2. Là DTTS di cư và Trở thành người DTTS di cư tại Hà Nội Đa dạng như kỹ năng và lựa chọn nghề nghiệp của người di cư, chúng tôi thấy có nhiều cách là người DTTS

di cư và trở thành người DTTS di cư tại Hà Nội. Bàn về những cách thức của việc “là” và “trở thành” này,

chúng tôi đề xuất xem xét các thực hành văn hóa và mức độ gắn bó của hai nhóm: thanh niên DTTS di cư

đã lâu – những người rời quê từ khi còn trẻ và không nói thuần thục tiếng mẹ đẻ19; thanh niên DTTS mới

di cư – những người mới rời cộng đồng gần đây và nói thành thạo tiếng mẹ đẻ.

Quá trình “là” người DTTS và “trở thành” người DTTS với người mới di cư

Có vẻ tồn tại mối liên kết giữa mức độ nhuần nhuyễn tiếng mẹ đẻ và thời gian tiếp xúc với một bối cảnh

văn hóa cụ thể, chúng định hình cách hiểu về bản dạng cá nhân (being) của thanh niên DTTS. Một người

cung cấp thông tin chia sẻ với chúng tôi:

Nghiên cứu viên: Chị nghĩ ngôn ngữ là cái gốc à?

Người cung cấp thông tin: Ngôn ngữ là cái đầu tiên, vì là cái người ta nhận dạng đầu tiên, ngôn

ngữ xong mới đến hành xử. Thậm chí đôi khi cũng cái hành xử đấy, có thể người ta vụng về một

tí bình thường không ai để ý, nhưng khi người ta nhận ra đấy là một người dân tộc, người ta bảo

à hóa ra đấy là bọn dân tộc. Ví dụ đôi khi không biết dùng thìa dĩa chẳng hạn, như mình ở Hà Nội

bao nhiêu năm nay mình dùng thìa dĩa cũng rất vụng về, mình không biết dùng. Bình thường thì

không để ý nhưng nếu mình bảo mình ở Lạng Sơn xuống, bảo à hóa ra vì thế mà không biết dùng

thìa dĩa (3_F, nữ lãnh đạo NGO người Tày).

Chúng tôi nhận thấy trong đa số trường hợp, thời gian một người lớn lên trong không gian văn hóa của

họ có liên hệ với độ thành thạo tiếng mẹ đẻ, chúng tôi cũng thừa nhận rằng việc sử dụng trôi chảy tiếng

mẹ đẻ như một dấu ấn của căn tính văn hóa có thể còn phải bàn cãi, vì có nhiều chiều cạnh về cảm thức

căn tính của một người. Bản dạng DTTS không phải điều bất biến. Thật vậy, quá trình trở thành người

DTTS, tức là quá trình biến đổi tính chủ thể mà chúng tôi đã đề cập, thường xuyên đòi hỏi các chủ thể dàn

xếp và kiến tạo nên “bản dạng”. Với người mới di cư, sự dịch chuyển vật lý và tiếp xúc với cuộc sống thành

thị tương đối gần đây, trải nghiệm và tương tác hằng ngày với những người khác trong môi trường mới

tiếp tục định hình cách họ hiểu về bản thân. Chắc hẳn độ thành thạo tiếng mẹ, ít nhất xét trong nghiên

cứu này, có vai trò then chốt để họ duy trì sự gắn kết với gia đình, cộng đồng và di sản văn hóa.

19 Tiếng mẹ đẻ là bất cứ ngôn ngữ nào được nói bởi một nhóm dân tộc, trong nghiên cứu này được hiểu là ngoại trừ tiếng Việt.

Page 56: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Câu hỏi tiếp theo chúng tôi đặt ra là bằng cách nào di cư thành thị định hình quá trình “trở thành” người

DTTS, và các thực hành văn hóa liệu có bất kỳ đứt gãy nào khi họ di cư? Khi được hỏi về thực hành văn

hóa, phản hồi của người cung cấp thông tin, bất kể nhóm dân tộc, đều cho rằng các thực hành văn hóa

trải qua những thay đổi lớn. Hầu hết người tham gia đều biết một số thực hành văn hóa, họ cho biết thực

tế họ không thực hành kể cả ở thành phố hay về nhà. Nhưng khi hỏi họ có cảm thấy kết nối mạnh mẽ với

văn hóa của mình hay không, chúng tôi bắt đầu thấy mức độ khác nhau trong các câu trả lời. Với người

mới di cư (tính cả một người khoảng 50 tuổi), họ sống trong cộng đồng thời gian dài trước khi di cư nên

thể hiện sự gắn kết mạnh mẽ hơn với văn hóa của mình. Họ sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp thân mật và

thoải mái với người nhà hoặc bạn bè đồng tộc. Thanh niên trẻ trong nhóm này, có thể không thành thạo

tiếng dân tộc như những người lớn tuổi hơn, vẫn cho thấy họ coi trọng các dịp lễ của dân tộc, thể hiện

qua sự quen thuộc của họ với các lễ nghi, niềm thôi thúc về thăm gia đình trong các dịp đó, cảm thức

mạnh mẽ là một cá nhân DTTS và cảm giác thuộc về một cội nguồn văn hóa cụ thể.

Trước khi chuyển sang thảo luận về bản dạng người DTTS và quá trình trở thành người DTTS với người di

cư đã lâu (những người dành phần lớn thời gian cuộc đời ở bên ngoài cộng đồng nguyên quán), chúng tôi

muốn nhắc lại rằng các yếu tố như khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của người mới di cư, sự thân thuộc với

các lễ nghi, sự gắn kết với văn hóa cộng đồng và cảm thức thuộc về tiếp tục giao thoa với bản dạng và quá

trình trở thành người DTTS.

Quá trình “là” người DTTS và “trở thành” người DTTS với những người di cư đã lâu

Nhóm thứ hai trong thanh niên DTTS di cư là những người di cư đã lâu, bao gồm những người rời cộng

đồng từ nhỏ và sống ở thành phố trong thời gian dài, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa nhờ đi nước ngoài

hoặc học ở nước ngoài. Đặc điểm của nhóm này là sự đấu tranh nội tâm để định nghĩa và tái kết nối tính

chủ thể của họ với căn tính dân tộc hợp pháp. Các học giả như Scott (2009) hoặc Middleton (2016) giải

thích rằng dự án phân loại tộc người là hình thức kỹ trị mà nhà nước sử dụng để quản trị dân chúng. Ở

Việt Nam, Nhà nước theo mô hình phân loại dân tộc của Soviet (Itō & Sato, 2013; A. Terry Rambo, 2003),

theo đó quy cho mỗi cá nhân một tộc người hợp pháp cụ thể20.

Khi được hỏi về sự gắn kết văn hóa – sự thân thuộc với tiếng mẹ đẻ và các lễ nghi, thực hành văn hóa và

giá trị nội tộc, những người trả lời nhấn mạnh sự mất kết nối giữa căn tính dân tộc hợp pháp (legal ethnic

identities) với tính chủ thể mà họ tự nhận (self-embraced subjectivity). Một người cung cấp thông tin chia

sẻ với chúng tôi:

Nghiên cứu viên: Chị thấy việc mình là người Tày có tác động gì nhiều đến công việc của chị không,

ví dụ các cơ hội hay có rào cản nào không?

Người cung cấp thông tin: Chắc chị không nghĩ cái điều đấy, bởi vì có lẽ bản thân chị cũng chỉ ý

thức nó trên giấy tờ. Còn về khái niệm người DTTS thì nó không tồn tại trong suy nghĩ của chị. Chị

cũng không có ý niệm gì về việc mình là người dân tộc và mình bị bất lợi hay gặp khó khăn, cơ hội

gì trong cuộc sống cũng như công việc. Đôi lúc mới nhớ ra [mình là người DTTS]. Đợt chị phải đi

20 Rambo (2003) và Itō & Sato (2013) giải thích rằng khung phân loại được Việt Nam sử dụng năm 1979 để

phân chia 53 DTTS. Phân loại dân tộc buộc công dân phải thuộc một DTTS cụ thể theo pháp lý, dù xuất

thân phức tạp. Cách tiếp cận quan liêu này tiếp tục tồn tại đến ngày nay trong phân chia dân tộc, bỏ qua

cơ hội cho cách tiếp cận tương tác (transactional approach) về căn tính tộc người.

Page 57: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

gặp những gia đình nạn nhân trên miền núi, người dân tộc Mông. Khi chị nói chuyện với họ thì họ

không được thân thiện lắm, nhưng khi chị bảo ôi cháu cũng là người Tày thì người ta tự nhiên lại

cởi mở hơn. Tốt nghiệp vào đại học đấy, thì em sẽ được cộng điểm khi em dân tộc đúng không.

Hồi đấy chị đã phải trải qua một quá trình làm giấy tờ rất phức tạp. Hồi đấy chị đỗ, sau khi chị đỗ

đại học thì chị bảo à ừ nhờ, nếu mình được cộng một điểm nào đấy, vì rất nhiều bạn bè thiếu nửa

điểm, thì chị bảo ừ nhờ nếu điều đấy cho được ai đấy thì tốt quá, nhưng mình lại không cần chứng

minh mình là người dân tộc để được hưởng điều đấy.

Nghiên cứu viên: Chị có cảm thấy mình là một người Tày không?

Người cung cấp thông tin: Chị không biết như thế nào là một người Tày, cho nên chị cũng không

biết định nghĩa thế nào, tại vì chị không biết là một người Tày là như thế nào (16_F, nữ điều phối,

người Tày).

Chúng ta nên hiểu sự mất kết nối giữa văn hóa và căn tính như thế nào? Đầu tiên, dự án phân loại tộc

người do nhà nước điều hành, như A. Terry Rambo (2003) giải thích, có tính chính trị hơn là tính khoa học,

khá giống với cách giải thích của Middleton (2016) về tình trạng của người Gurkhas ở Ấn Độ. Do bản chất

chính trị, các tộc người bị giảm thiểu và xếp vào các danh mục nhất định mà nhà nước cho là cần thiết,

dẫn đến việc các nhóm dân tộc bị đặt sai tên hoặc bị gộp vào danh mục lớn mà họ có rất ít hoặc không có

kết nối văn hóa tộc người. Một ví dụ điển hình là người Miêu ở tỉnh Lạng Sơn mà V. T. Nguyen (2007) mô

tả trong cuốn Ambiguity of Identity: The Mieu in Northern Vietnam (tạm dịch: Sự mơ hồ của căn tính:

Người Miêu ở phía Bắc Việt Nam), phân tích kỹ lưỡng ngôn ngữ cho thấy họ thực tế là người Hmu, không

phải người Mông. Thứ hai, có nhiều lớp lang của căn tính văn hóa tộc người mà một cá nhân có thể lựa

chọn. Tapp (2014), khi thực hiện nghiên cứu với người Miao di cư ở Thượng Hải, đã nhận thấy một hiện

tượng mà sau này ông gọi là căn tính “dưới tộc người” (“sub-ethnic” identity). Người Miao mà ông làm

việc cùng thực tế là người Khanao/Hmu từng bị gộp chung vào nhóm lớn là dân tộc Miao do chính sách

phân loại tộc người của nhà nước. Sự mất kết nối của những người Miao trong nghiên cứu với văn hóa

Miao, như ông giải thích, là vì sự gắn kết tộc người xảy ra ở cấp dưới- tộc người (sub-ethnicity level) –

“cảm giác kết nối với họ hàng, nơi chốn, lịch sử địa phương và cá nhân, chứ không phải lịch sử của người

Miao mà được chính quyền cho phép” (Tapp, 2014, trang 396).

Quay lại câu chuyện về căn tính không tương hợp của người thiểu số di cư, nếu chúng ta xem căn tính của

họ là căn tính dưới- tộc người như Tapp (2014) nhận định, khi đó mọi thứ bắt đầu có nghĩa. Sự gắn kết

với di sản văn hóa (và căn tính của họ) bắt nguồn từ cảm thức kết nối với môi trường tiểu văn hóa của gia

đình trong quá trình lớn lên. Giải thích cảm giác không tương thích giữa căn tính của họ và tộc người hợp

pháp, họ cho biết có thể do họ rời cộng đồng khi còn trẻ hoặc tiếng mẹ đẻ không được sử dụng nhiều

trong gia đình nên mất tiếng. Từ góc độ này, chúng tôi cho rằng họ không đi chệch hoặc tách rời căn tính

và di sản của họ. Họ lớn lên theo những quy chuẩn mà môi trường tiểu văn hóa – gia đình họ - đặt ra,

chúng không thực sự tuân theo quy chuẩn văn hóa tộc người. Căn tính dân tộc, vì thế, thể hiện ở cấp độ

dưới-dân tộc và giải thích sự mất kết nối với tộc người được quy định theo pháp luật. Với họ, việc không

nói tiếng mẹ đẻ của dân tộc hợp pháp thành thục khiến họ xa rời việc học và tái sản xuất các thực hành

văn hóa của tộc người mà họ thuộc về trên phương diện pháp lý. Nhưng đồng thời điều này cho phép họ

xây dựng hệ thống giá trị của mình và tạo nên bản dạng riêng mà không dựa chỉ dựa trên tộc người và nơi

cư trú.

Nhưng dù có quyền tự lựa chọn bản dạng cá nhân, các cá nhân có căn tính không tương thích đôi lúc bị

kéo vào cuộc tranh luận. Họ bị thách thức bởi những người cho rằng vị thế dân tộc hợp pháp không phù

Page 58: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

hợp với căn tính họ thể hiện. Điều này có thể rất tinh vi như việc ai đó khen: “Trông anh không giống dân

tộc lắm!” (có thể là một phần của “phân biệt đối xử tích cực” được mô tả phía trên). Cooley (1922) giải

thích bằng lý thuyết chiếc gương, tri nhận về bản thân và hình thành sự tự tin chịu tác động của tương tác

xã hội và phán xét, đặc biệt từ những người có uy tín trong xã hội hoặc từ các giá trị quy chuẩn. Đôi khi

tiếp xúc với nhận định của xã hội khiến họ mất tự tin và cảm giác thuộc về, khiến họ nội tâm hóa ý nghĩ

rằng họ là người dân tộc giả hiệu.

Nghiên cứu viên: Trong môi trường đấy [đại học] khi bạn bè biết chị là người Tày, họ có ngạc

nhiên không?

Người cung cấp thông tin: Ừ cũng kiểu ơ người Tày à, thế thôi chứ còn không có hỏi gì cả. Có

người thì bảo chị: Mày có nói tiếng Tày không, bảo không, chắc là bởi vì chị không có cái gì đặc

trưng của người Tày (16_F, nữ điều phối, dân tộc Tày).

Một điều thú vị khác là khi thanh niên DTTS cố gắng hòa nhập trong thành thị, nơi người Kinh chiếm đa

số, bản dạng cá nhân của họ biến đổi (các hành vi bị ảnh hưởng, ngoại hình và tham gia vào các sự kiện

cộng đồng quan trọng); khi trở về, bản dạng đó lại bị các thành viên trong cộng đồng chú ý.

Nghiên cứu viên: Anh đi xa một thời gian như thế, khi về thì anh thấy văn hóa của mình có gì bị

đứt đoạn không?

Người cung cấp thông tin: Ở đây hầu như giao tiếp bằng tiếng Mường hết. Sau khi đi làm một

thời gian cũng lâu, mình cũng thấy đôi khi có những câu chuyện, người ta hay trêu mình thằng

này mày ở đâu đấy, thằng này không phải người Mường hay sao. Cũng bị đứt đoạn ở những câu

chuyện thôi chứ còn văn hóa thì thực sự cũng không có. Mình đi làm nó cũng có anh em, trừ lúc

làm thôi còn lúc nói chuyện hoặc nghỉ ngơi hầu như tiếp xúc với người Mường nhiều.

Nghiên cứu viên: [Trước đó anh nói đôi khi anh bực khi cảm thấy mình khác] thế sao lại bực?

Người cung cấp thông tin: Vì ừ thì rõ ràng ngồi mâm cơm với nhau, ngồi uống với nhau chén

rượu, thì mình nói nhanh đấy, mình bị mắc phát là mình chuyển ra sóng kia ngay, người ta cứ nhìn

chằm chằm mình (28_M, nam người Mường đã trở về quê nhà).

Một số người không gặp bất cứ thách thức nào khi trở về, những người khác có thể cảm thấy không thoải

mái do những kỳ vọng thiếu thực tế và vô lý mà người dân địa phương gắn cho họ (người di cư giàu có

hơn người ở nhà).

“Trước đấy tóc bốn năm màu, ba bốn màu, đen, vàng đỏ có đấy. Ở trong ví mình móc tiền ra ừ thì

tờ một nghìn nó khác tờ hai nghìn gì đấy, thì người ta bảo thằng này làm gì có tiền” (28_M, nam

người Mường đã trở về quê nhà).

Trên đây là những khía cạnh về bản dạng biến đổi của thanh niên DTTS di cư mà chúng tôi đã quan sát

nhưng chưa thể bao quát trong phạm vi nghiên cứu này. Một số lý do bao gồm việc sử dụng mạng xã hội

để tái tạo và dự phóng căn tính dân tộc (Cawthorne & Ha, 2017; Do & Chu, 2018), thay đổi thói quen tiêu

dùng và khát khao vật chất, chuyển đổi hệ hình từ chủ nghĩa tập thể sang chủ nghĩa cá nhân đang ngày

càng phổ biến trong giới trẻ Việt Nam thời kỳ hậu chiến (L. Do & Phan, 2002; S. L. Le, 2009). Chúng tôi đề

xuất khám phá thêm chủ đề này trong các nghiên cứu tiếp theo.

Page 59: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Tóm lại, chúng tôi cho rằng thanh niên DTTS trải nghiệm hai quá trình chồng lấn khi di cư: là người DTTS

và trở thành người DTTS. Quá trình xác định bản dạng DTTS liên quan đến sự thân thuộc với ngôn ngữ và

văn hóa dân tộc, và mở rộng ra ngoài môi trường cộng đồng của họ. Khi di cư thành thị và tiếp xúc với

những môi trường xã hội, văn hóa mới, quá trình trở thành người DTTS xảy ra, nó là sự thương lượng và

kiến tạo của tính chủ thể và định hình trải nghiệm di cư tại thành thị.

Chúng tôi cũng kết luận rằng thanh niên DTTS di cư trải nghiệm một số mức độ bất công văn hóa, phản

ánh vị thế kinh tế - xã hội của họ. Nhìn chung, chính trị tộc người lấy người Kinh làm trung tâm tiếp tục

tạo ra định kiến và kỳ thị xã hội với người DTTS di cư. Họ bị thách thức bởi những định kiến hằng ngày và

sự phán xét liệu căn tính dân tộc của họ có đủ thật không, trong tương tác với người Kinh di cư hoặc cư

dân thành thị. Bên cạnh đó là vị thế kinh tế - xã hội của người di cư, người mới di cư – có lịch sử di cư

thành thị chưa lâu - trải nghiệm định kiến và kỳ thị xã hội, điều này ảnh hưởng sâu sắc đến tình trạng/sự

thịnh vượng về kinh tế - xã hội của họ nhiều hơn so với người di cư đã lâu. Khi về quê, người từng di cư

có thể đối mặt với kỳ thị và những kỳ vọng không thực tế từ những thành viên khác trong cộng đồng.

Page 60: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

PHẦN 7. KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN Nghiên cứu này chỉ ra một số xu hướng của thanh niên DTTS di cư ở thành thị phía Bắc Việt Nam.

Thứ nhất, di cư thành thị tiếp tục là chiến lược sinh kế hộ gia đình nhằm giảm thiểu bất lợi và phát triển

kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự thâm nhập của thị trường ngày càng mạnh mẽ ở khu vực nông

thôn miền núi. Xu hướng xuất cư của thanh niên DTTS đến các khu công nghiệp và thành phố phản ánh

những cân nhắc thực tiễn nhằm hỗ trợ thu nhập gia đình bằng cách tận dụng các công việc chính thức và

phi chính thức có sẵn trên thành phố. Tuy nhiên, họ cũng có những động cơ khác như chuẩn bị cho tương

lai và khát khao vật chất; chủ nghĩa cá nhân đang phát triển trong giới trẻ cũng tác động đến quyết định

di cư. Giới trẻ tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn, nhờ tăng cường di chuyển, sự phổ biến của điện thoại

thông minh, sự thâm nhập của internet, đều đóng góp vào sự hiểu về cơ hội và đời sống vật chất bên

ngoài làng bản.

Thứ hai, thanh niên DTTS có đặc điểm di chuyển khá phức tạp, gồm các chuyến thăm quê thường kỳ, di

cư con lắc (circular migration) hoặc tiếp tục di cư đến các địa điểm khác (onward migration) (Luong, 2018),

nhưng rất ít người muốn định cư tại thành phố. Họ thi thoảng về thăm nhà và cư trú tại nhà khi thị trường

việc làm ở thành phố có những thay đổi không lường trước. Thành thị, vì thế, trở thành không gian chuyển

tiếp thay vì là nơi định cư lâu dài. Trong dài hạn, hầu hết thanh niên DTTS di cư muốn chuyển về gần nhà

hơn khi có cơ hội. Họ có lựa chọn về nơi sống và sự gắn kết với quê nhà đặc biệt khác so với giới trẻ người

Kinh di cư đến thành phố để học tập với ý định cư trú lâu dài tại thành phố.

Thứ ba, là người DTTS và người di cư, thanh niên DTTS phải chịu hai tầng phân biệt đối xử. Rào cản chính

thức có tính cấu trúc tạo ra phân biệt đối xử với quyền bình đẳng của họ là chế độ quản lý chặt chẽ sự di

chuyển và quản lý đô thị hiện nay thông qua hộ khẩu. Nó tiếp tục là rào cản mang tính cấu trúc, chối bỏ

các quyền của thanh niên DTTS di cư (bao gồm quyền chính trị - dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa) khi họ

đến thành thị. Tuy nhiên, hy vọng tình hình sẽ thay đổi vào năm 2020 khi hệ thống hộ khẩu bị bãi bỏ và

có thêm cơ hội cho chính quyền thành phố linh hoạt hơn trong quản lý di cư thành thị. Rào cản thứ hai,

dù phi chính thức nhưng cũng rất lớn, là kỳ thị xã hội. Như tất cả những người di cư thành thị, thanh niên

DTTS chịu sự kỳ thị do xuất thân kinh tế - xã hội và tầng lớp của họ (người ngoại tỉnh/người nhà quê đối

lập với người thành phố). Nhưng là người DTTS, họ còn bị giới hạn bởi sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối

với dân tộc của họ, do người Kinh được lấy làm trung tâm. Vì vậy, thanh niên DTTS di cư đối mặt với những

rủi ro lớn về kỳ thị xã hội và phân biệt đối xử về kinh tế. Tình huống này ít rõ rệt hơn với gười di cư tay

nghề cao, nhưng không thể phủ nhận rằng vị thế kinh tế - xã hội cao hơn không giúp họ miễn nhiễm với

kỳ thị xã hội và những câu hỏi không mấy dễ chịu về căn tính dân tộc.

Cuối cùng, giữa người Kinh di cư và người DTTS di cư tồn tại sự khác biệt rõ rệt về cách mỗi nhóm này

định vị và sử dụng không gian đô thị nhằm tăng quyền kinh tế và xã hội. Nhìn chung, người Kinh di cư

thành công hơn trong việc sử dụng không gian công cộng và các chiến lược di chuyển trong không gian

nhằm phục vụ mục đích kinh tế - xã hội. Mặc dù một số xóm trọ dân tộc ngoài Hà Nội cho phép các nhóm

DTTS hình thành tiểu không gian của mạng lưới và hỗ trợ xã hội, chiến lược này có thể phản tác dụng nếu

họ không có thêm tương tác xã hội với cư dân địa phương bên ngoài xóm trọ. Chưa có nhiều bằng chứng,

ngoại trừ một số hoạt động thể thao quanh khu công nghiệp, cho thấy thanh niên DTTS có thể tiếp cận và

sử dụng không gian công để cải thiện hòa nhập xã hội và tương tác với các nhóm khác. Hiện nghiên cứu

cũng chưa có bằng chứng rằng thanh niên DTTS di cư có thể tận dụng không gian đường phố và vỉa hè

nhằm kiếm thêm thu nhập như cách làm của nhiều người Kinh di cư. Do họ sống trong thành phố mà

Page 61: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

không sử dụng không gian đô thị theo cách giống người Kinh di cư, nên tính bất động về không gian trong

thành phố có liên quan đến sự lề hóa và vị thế kinh tế, xã hội và chính trị.

Từ những phát hiện trên, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất sau:

(i) Cần triển khai thêm nghiên cứu về nhu cầu cơ bản như nhà ở, y tế, vai trò giới, tiêu dùng và

các nhóm bất lợi nhất như cửu vạn, người làm nghề mại dâm, công nhân xây dựng tại khu vực

đô thị.

(ii) Vận động luật và các hoạt động can thiệp nên được thiết kế để tránh một chiều. Một mặt,

nên tránh đơn giản hóa vấn đề về chính trị căn tính khi vận động chính sách. Bằng cách không

dán nhãn vấn đề theo lối phân biệt giữa người Kinh di cư và người DTTS di cư, chúng ta có cơ

hội giải quyết và loại bỏ các rào cản mang tính cấu trúc mà ảnh hưởng tới người di cư ở mọi

cấp độ, đáp lại lời kêu gọi của Fraser về chính trị vị thế thay vì chính trị căn tính. Mặt khác, cần

một quy trình song song để giải quyết những vấn đề đặc thù về kỳ thị và sự loại trừ xã hội dẫn

đến lề hóa người DTTS trên cả phương diện xã hội và kinh tế. Tóm lại, chúng tôi đề xuất:

o Ở cấp vĩ mô: loại bỏ hộ khẩu; vận động Sáng Kiến Quyền con người đối với thành phố.

o Ở cấp trung dung: (i) phân công cho các cơ quan và điều phối các cơ chế nhằm hỗ trợ và (ii)

chuẩn bị cho người di cư và cư dân đô thị trong thời đại của di cư đô thị/đô thị hóa toàn cầu.

Các cơ quan có trách nhiệm với quyền của người di cư bao gồm: tổ chức phi chính

phủ, cơ quan nhà nước ở cấp thành phố và cấp quốc gia,

Tổ chức phi chính phủ (NGO): có trách nhiệm đảm bảo di cư an toàn từ nơi đi, tập

huấn luật lao động và nguyên tắc bao trùm (inclusiveness) với bên tuyển dụng và

người di cư,

Chính phủ: có trách nhiệm trợ cấp nhà ở, các dịch vụ nâng cao kiến thức/kỹ năng lâu

dài tại cả nơi đi và đô thị, thành lập công đoàn lao động trong khu vực phi chính thức.

o Ở cấp vi mô: nâng cao nhận thức, tổ chức phong trào xã hội (phong trào về sự tử tế); cung

cấp tập huấn tăng cường kỹ năng phù hợp với người di cư.

Page 62: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

PHỤ LỤC BẢNG HỎI VÀ HƯỚNG DẪN QUAN SÁT

Hướng dẫn cung cấp bộ khung bán cấu trúc khi làm việc với người tham gia nghiên cứu. Những thảo luận,

phỏng vấn và quan sát phi chính thức cần có sự đồng thuận bằng lời của người tham gia.

Yêu cầu có sự đồng thuận của người tham gia với các hoạt động: Thảo luận/Phỏng vấn Chụp ảnh

Ghi âm

Yêu cầu cần xác nhận nếu người tham gia chưa đủ 18 tuổi tại thời điểm tham gia nghiên cứu Đồng ý

Phần 1. Thông tin chi tiết

Họ tên:

Năm sinh:

Giới:

Dân tộc:

Quê quán:

Số thành viên trong gia đình:

Trình độ học vấn:

Nghề nghiệp hiện tại:

Phần 2. Câu hỏi

1. Công việc hiện tại của bạn là gì? Bạn đã làm việc tại nơi làm việc hiện tại trong bao lâu? Bạn làm

việc ở đâu trước khi làm việc ở đây?

2. Lý do nào khiến bạn muốn rời quê hương và làm việc tại đây? Bạn lựa chọn và tìm thấy công việc

này như thế nào?

3. Mọi người trong nhà phản ứng thế nào trước quyết định của bạn là rời nhà và làm việc tại đây?

Khi đi xa, bạn giữ liên lạc với gia đình bằng cách nào? Bao lâu thì bạn về nhà, lần gần đây nhất bạn

về quê là khi nào?

4. Công việc của bạn có an toàn không và bạn có hài lòng với nó không? Mức lương và các gói phúc

lợi khác (nếu có) hiện như thế nào? So với công việc trước đây thì sao?

5. Khi làm việc và sống ở đây, điều gì bạn cảm thấy dễ dàng và điều gì bạn thấy khó khăn? Bạn có

phải đối mặt với bất kỳ thách thức nào do giới và dân tộc của bạn, khi tiếp cận các dịch vụ xã hội

về sức khỏe, giáo dục, nhà ở an toàn và đăng ký cư trú, bảo vệ và hỗ trợ pháp lý, hoặc các quyền

bỏ phiếu, hội họp hay di chuyển?

6. Những người khác tại nơi làm việc và hàng xóm nói gì với bạn khi họ biết xuất thân dân tộc của

bạn? Bạn phản ứng thế nào trước nhận xét của họ? Bạn có thể tiếp tục nói ngôn ngữ của mình

hay thực hành văn hóa khi sống ở đây không? Nếu bạn thay đổi chúng thì tác động của nó đến

việc bạn là người DTTS như thế nào?

Phần 3. Quan sát

Cung cấp quan sát về người tham gia (nếu liên quan) theo:

1. Cảm thức gắn kết với quê nhà và nơi đến

2. Cách nêu lý do/giải thích các quyết định quan trọng trong cuộc sống

Page 63: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

3. Phản ứng với một số sự kiện quan trọng trong đời

4. Trải nghiệm có tính giới

5. Mạng lưới xã hội/Vốn xã hội tại quê nhà và nơi đến và cách sử dụng mạng xã hội

6. Điều kiện sống hiện tại và khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội (nhà ở, chất lượng cuộc sống, giáo dục,

y tế, dịch vụ pháp lý, bảo vệ, quyền chính trị)

7. Căn tính văn hóa tộc người, cảm giác tự hài lòng, lòng tự trọng

Page 64: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

TÀI LIỆU THAM KHẢO Ahearn, L. M. (2017). Living language: an introduction to linguistic anthropology (Second ed.). Hoboken:

John Wiley & Sons Inc.

Allison, A. (2013). Precarious Japan. Durham: Duke University Press.

Anand, D. (2000). (Re)imagining nationalism: Identity and representation in the Tibetan diaspora of South

Asia1. Contemporary South Asia, 9(3), 271-287. doi:10.1080/713658756

Anand, D. (2002). A Guide to Little Lhasa in India: The Role of Symbolic Geography of Dharamsala in

Constituting Tibetan Diasporic Identity in Tibet, Self, and the Tibetan Diaspora: Voices of Difference. .

Paper presented at the Proceedings of the Ninth Seminar of the International Association for Tibetan

Studies, Leiden.

Anh, N. T., Rigg, J., Huong, L. T. T., & Dieu, D. T. (2012). Becoming and being urban in Hanoi: Rural-urban

migration and relations in Viet Nam. The Journal of Peasant Studies, 39(5), 1103-1131.

doi:10.1080/03066150.2011.652618

Bastia, T. (2014). Intersectionality, migration and development (Vol. 14).

Berg, L. D., & Vuolteenaho, J. (2009). Critical toponymies: the contested politics of place naming. Farnham,

England;Burlington, VT;: Ashgate Pub.

Bhopal, R. (2004). Glossary of Terms Relating to Ethnicity and Race: For Reflection and Debate. Journal of

Epidemiology and Community Health (1979-), 58(6), 441-445. doi:10.1136/jech.2003.013466

Bora, P. (2010). Between the Human, the Citizen and the Tribal: READING FEMINIST POLITICS IN INDIA'S

NORTHEAST. International Feminist Journal of Politics, 12(3-4), 341-360.

doi:10.1080/14616742.2010.513100

Bork‐Hüffer, T., Etzold, B., Gransow, B., Tomba, L., Sterly, H., Suda, K., . . . Flock, R. (2016). Agency and the

Making of Transient Urban Spaces: Examples of Migrants in the City in the Pearl River Delta, China, and

Dhaka, Bangladesh. Population, Space and Place, 22(2), 128-145. doi:10.1002/psp.1890

Brettell, C., & Hollifield, J. F. (2008). Migration theory: talking across disciplines (2nd ed.). New York:

Routledge.

Cawthorne, J., & Ha, T. M. (2017). YOUTH ONLINE INTERNET ACCESS AND SOCIAL MEDIA USE AMONG

YOUTH IN VIETNAM. Retrieved from

Cooley, C. H. (1922). Human nature and the social order (Rev. ed.). New York;Chicago; U6 -

ctx_ver=Z39.88-2004&ctx_enc=info%3Aofi%2Fenc%3AUTF-

8&rfr_id=info%3Asid%2Fsummon.serialssolutions.com&rft_val_fmt=info%3Aofi%2Ffmt%3Akev%3Amtx

%3Abook&rft.genre=book&rft.title=Human+nature+and+the+social+order&rft.au=Cooley%2C+Charles+

Horton&rft.date=1922-01-

01&rft.pub=C.+Scribner%27s+sons&rft.externalDocID=b12837969&paramdict=en-US U7 - Book: C.

Scribner's sons.

Coxhead, I., Vu, L., & Nguyen, C. (2016). Migration in Vietnam: New Evidence from Recent Survey.

Retrieved from Munich: https://mpra.ub.uni-muenchen.de/70217/

Page 65: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Crenshaw, K. (1991). Mapping the Margins: Intersectionality, Identity Politics, and Violence against

Women of Color. Stanford Law Review, 43(6), 1241-1299. doi:10.2307/1229039

Denis, A. (2008). Review Essay: Intersectional Analysis: A Contribution of Feminism to Sociology.

International Sociology, 23(5), 677-694. doi:10.1177/0268580908094468

Dinh, H. Q. (2010). Di dân Nông thôn và Vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế nông hộ gia đình ở

nông thôn (Urban to Rural Migration and its impacts on rural household livelihood development). Tạp chí

Khoa học Xã hội Việt Nam (Vietnam Social Sciences Journal), 9.

Do, K. C., Nguyen, P. L., & Luu, V. D. (2015). Implementation of Poverty Reduction Policies: An Analysis of

National Targeted Program for Poverty Reduction in the Northwest Region of Vietnam. International

Journal of Business and Social Science, 6(91), 10.

Do, L., & Phan, T. M. H. (2002). Collectivism, Individualism and “the self” of the Vietnamese today (Tính

cộng đồng tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay). Hanoi: Chinh Tri Quoc Gia Publisher.

Đỗ, Q. A., & Chu, L. A. (2018). THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG KHÔNG GIAN MẠNG: Hiện thực và

trải nghiệm của một số nhóm cộng đồng tại khu vực miền núi tỉnh Bắc Kạn

Ethnic Minorities in the Internet space: Reality and Experiences of selected communities in Bac Kan’s

upland regions. Retrieved from Hanoi:

Eisenstadt, S. N. (2000). Multiple Modernities. Daedalus, 129(1), 1-29.

Endres, K. W., Leshkowich, A. M., & Turner, S. (2018). Traders in motion: identities, and contestations in

the Vietnamese marketplace. Ithaca: Cornell University Press.

Flock, R., & Breitung, W. (2016). Migrant Street Vendors in Urban China and the Social Production of Public

Space: Migrant Street Vendors and Public Space. Population, Space and Place, 22(2), 158-169.

doi:10.1002/psp.1892

Fraser, N., Dahl, H. M., Stoltz, P., & Willig, R. (2004). Recognition, Redistribution and Representation in

Capitalist Global Society: An Interview with Nancy Fraser. Acta Sociologica, 47(4), 374-382.

doi:10.1177/0001699304048671

Fraser, N., & Honneth, A. (2003). Redistribution or recognition?: a political-philosophical exchange.

London;New York;: Verso.

Gillen, M. J. (2016). Bringing the countryside to the city: practices and imaginations of the rural in Ho Chi

Minh city, Vietnam.

Goffman, E. (1986). Stigma: notes on the management of spoiled identity (1st Touchstone ed.). New York:

Simon & Schuster.

GSO, & UNFPA. (2005). The 2004 Viet Nam Migration Survey: Major Findings. Retrieved from

Harvey, D. (2013). The Right to the City READING MARX'S CAPITAL WITH DAVID HARVEY. Retrieved from

READING MARX'S CAPITAL WITH DAVID HARVEY website:

https://davidharvey.org/media/righttothecity.pdf

Page 66: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Haughton, J., Sun, W., & Loan, L. T. T. (2018). Discrimination against Migrants in Urban Vietnam.

International Advances in Economic Research, 24(3), 211-232. doi:10.1007/s11294-018-9688-6

Herriman, N., & Winarnita, M. (2016). Seeking the State: Appropriating Bureaucratic Symbolism and

Wealth in the Margins of Southeast Asia. Oceania, 86(2), 132-150. doi:10.1002/ocea.5122

Hewison, K. (2016). Precarious Work. In S. Edgell, E. Granter, & H. Gottfried (Eds.), The SAGE handbook of

the sociology of work and employment (pp. 428-443). Los Angeles: SAGE.

ISEE. (2011). Portrayal of Ethnic Minorities in Newspaper Hanoi: The Gioi Publisher

Itō, M., & Sato, M. (2013). Politics of ethnic classification in Vietnam (Vol. 23.). Sakyo-ku, Kyoto,

Japan;Balwyn North, Melbourne, Australia;: Kyoto University Press.

Jones, M. L., & Galliher, R. V. (2015). Daily racial microaggressions and ethnic identification among Native

American young adults. Cultural diversity & ethnic minority psychology, 21(1), 1-9. doi:10.1037/a0037537

Karis, T. (2013). Unofficial Hanoians: Migration, Native Place and Urban Citizenship in Vietnam. The Asia

Pacific Journal of Anthropology, 14(3), 256-273. doi:10.1080/14442213.2013.794156

Le, S. L. (2009). The Politics of the Vietnamese Post-War Generation. Education about Asia, 14(2), 6.

Le, S. V. (2014). Lao động Di cư Nội địa ở Việt Nam hiện nay (Current situations of internal migrants in

Vietnam). Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (Vietnam Social Sciences Journal), 1(74), 8.

Lee, E. S. (1966). A Theory of Migration. Demography, 3(1), 47-57. doi:10.2307/2060063

Lopez, D. S. (1998). Prisoners of Shangri-La: Tibetan Buddhism and the West. Chicago: University of

Chicago Press.

Lopez, D. S., Jr. (1994). New Age Orientalism:The Case of Tibet (Vol. v.3 n.2).

Luong, H. V. (2018). The Changing Configuration of Rural–Urban Migration and Remittance Flows in

Vietnam. Sojourn: Journal of Social Issues in Southeast Asia, 33(3), 602-646. doi:10.1355/sj33-3d

Marx, V., & Fleischer, K. (2010). Di cư trong nước: Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã

hội ở Việt Nam (Internal migration: Opportunities and Challenges in Socioeconomic development in

Vietnam). Retrieved from Hanoi:

MDRI. (2018). 54 Dân tộc: Vì sao khác biệt? (54 Ethnic groups: Why different?). Retrieved from Hanoi:

Michaud, J. (2009). Handling mountain minorities in China, Vietnam and Laos: from history to current

concerns. Asian Ethnicity, 10(1), 25-49. doi:10.1080/14631360802628442

Michaud, J., & Forsyth, T. (2011). Moving mountains: ethnicity and livelihoods in highland China, Vietnam,

and Laos. Vancouver: UBC Press.

Middleton, T. (2016). The demands of recognition: state anthropology and ethnopolitics in Darjeeling.

Stanford, California: Stanford University Press.

Narayan, K. (1993). How Native Is a "Native" Anthropologist? American Anthropologist, 95(3), 671-686.

doi:10.1525/aa.1993.95.3.02a00070

Page 67: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Nguyen, C., Linh, V., & Nguyen, T. (2013). Urban poverty in Vietnam: determinants and policy implications.

International Journal of Development Issues, 12(2), 110-139. doi:10.1108/IJDI-08-2012-0049

Nguyen, L. D., & Nguyen, H. Q. (2018). Người trẻ trong xã hội hiện đại (Youths in Contemporary Vietnam)

Hanoi: Social Life

Nguyen, M. T. N., & Locke, C. (2014). Rural-urban migration in Vietnam and China: gendered householding,

production of space and the state. Journal of Peasant Studies, 41(5), 855-876.

doi:10.1080/03066150.2014.925884

Nguyen, V. T. (2007). Ambiguity of identity: the Mieu in North Vietnam (9749511271;9789749511275;).

Retrieved from Chiang Ma, Thailand:

http://nus.summon.serialssolutions.com/2.0.0/link/0/eLvHCXMwdV07C8IwED58LG4-

Kr7J5KbYxqTtKKIIjgqCi1xtIg7qIB367700akV0SzJcHhx3X47k-

wC4N56MvmKCRIXBRKM8hgGPp76SUosjqgC5IA_CTP3N2-z5Ys33-

XtZQlpkNLGMgvfTu3DBfUN8FhahwI1cQ7hz6cJFyDg08MF3LbHOu2_yBhn5yBvLKtRzLVtG8TwxjRoU1LUOj

mXoSNmQGfpXzCR20wY4s0t0PiWEjtlNs7P9SJs60FsutvPViKY4PGsuh9cKhdeEEt3jVQsY91C4MaXXSBII0Qo

x1kLLiECPjv2paIPz00Tnz3gXKrbQaOoBPShr8lfVz7Y6yM7kAX9raBQ

Ortner, S. B. (1995). Resistance and the Problem of Ethnographic Refusal. Comparative Studies in Society

and History, 37(1), 173-193. doi:10.1017/S0010417500019587

Ortner, S. B. (2006). Anthropology and social theory: culture, power, and the acting subject. Durham: Duke

University Press.

Oxfam. (2017). Even it up: How to tackle inequality in Vietnam. Retrieved from Labor and Social Publishing

House:

Pham, P. Q., & Hoang, C. (2012). Diễn ngôn, Chính sách và sự biến đổi Văn hoá - Sinh kế tộc người

[Discourses, Policy and Ethnic Minority Culture and Livelihood Changes]. Hanoi: The Institute for Studies

of Society, Economics and Environment (iSEE)

Nhà Xuất bản Thế Giới [World Publisher].

Pham, Q. V., & Tran, K. V. (2015). Sự kỳ thị đối với lao động nhập cư nghèo tại các đô thị Việt Nam

(Discrminations towards poor urban migrants in Vietnam urban areas). Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam

(Vietnam Social Sciences Journal), 11(96), 8.

Piché, V., & Dutreuilh, C. (2013). Contemporary Migration Theories as Reflected in their Founding Texts.

Population (English Edition, 2002-), 68(1), 141-164. doi:10.3917/pope.1301.0141

Rambo, A. T. (2003). Vietnam. In C. Mackerras (Ed.). New York: RoutledgeCurzon.

Rambo, A. T., & Jamieson, N. (2003). Upland Areas, Ethnic Minorities, and Development In H. V. Luong

(Ed.), Postwar Vietnam: Dynamics of a Transforming Society (Asia/Pacific/Perspectives) (Vol. 1, pp. 139).

Singapore: Institute of Southeast Asian Studies and Rowman & Littlefield INC.

Rigg, J. (2007). An everyday geography of the global south. Milton Park, Abingdon, Oxon;New York;:

Routledge.

Page 68: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

Rigg, J. (2012). Joining the Dots of Agrarian Change in Asia: A 25 Year View from Thailand. World

Development, 40(7), 1469. doi:10.1016/j.worlddev.2012.03.001

Rigg, J. (2018). Rethinking Asian poverty in a time of Asian prosperity: Rethinking Asian poverty. Asia

Pacific Viewpoint, 59(2), 159-172. doi:10.1111/apv.12189

Rigg, J., Nguyen, T. A., & Luong, T. T. H. (2014). The Texture of Livelihoods: Migration and Making a Living

in Hanoi. The Journal of Development Studies, 50(3), 368-382. doi:10.1080/00220388.2013.858130

Rigg, J., & Vandergeest, P. (2012). Revisiting rural places: pathways to poverty and prosperity in Southeast

Asia. Singapore: NUS Press.

Rose-Redwood, R. (2011). Rethinking the Agenda of Political Toponymy. ACME: An International E-Journal

for Critical Geographies, 10(1), 34-41.

Scott, J. (2009). The Art of Not Being Governed: An Anarchist History of Upland Southeast Asia. New

Haven: Yale University Press

.

Sharma, J. R. (2013). Marginal but Modern: Young Nepali Labour Migrants in India. Young, 21(4), 347-362.

doi:10.1177/1103308813506307

Sharma, J. R. (2014). Migration, Marginality and Modernity: Hill men’s journey to Mumbai In G. r. Toffin

& J. Pfaff-Czarnecka (Eds.), Facing globalization in the Himalayas : belonging and the politics of the self

New Delhi, India: SAGE Publications India Pvt Ltd.

Sue, D. W., Capodilupo, C. M., Torino, G. C., Bucceri, J. M., Holder, A. M. B., Nadal, K. L., & Esquilin, M.

(2007). Racial Microaggressions in Everyday Life: Implications for Clinical Practice. American Psychologist,

62(4), 271-286. doi:10.1037/0003-066X.62.4.271

Swank, H. (2011). A Wanderer in a Distant Place: Tibetan Exile Youth, Literacy, and Emotion: A wanderer

in a distant place. International Migration, 49(6), 50-73. doi:10.1111/j.1468-2435.2011.00703.x

Tapp, N. C. T. (2014). Miao migrants to Shanghai: Multilocality, invisibility and ethnicity. Asia Pacific

Viewpoint, 55(3), 381-399. doi:10.1111/apv.12072

Taylor, P. (2008). Minorities at Large: New Approaches to Minority Ethnicity in Vietnam Journal of

Vietnamese Studies, 3(3), 3-43.

Tsing, A. L. (2005). Friction: an ethnography of global connection. Princeton, [N.J.]: Princeton University

Press.

Turner, S. (2013). Red stamps and gold stars: fieldwork dilemmas in upland socialist Asia. Vancouver: UBC

Press.

Turner, S., Bonnin, C., & Michaud, J. (2015). Frontier livelihoods: Hmong in the Sino-Vietnamese

borderlands. Seattle: University of Washington Press.

UN4Youth (Producer). (2019, 19 Feb 2019). Definition of Youth Retrieved from

https://www.un.org/esa/socdev/documents/youth/fact-sheets/youth-definition.pdf

Page 69: Ị CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN …isee.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/EM-Migration_2_51019.pdf · ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN

UNDP. (2016). Young people: United Nations brief 2012 – 2016. Retrieved from

UNDP. (2017). World’s most marginalized still left behind by global development priorities: UNDP report.

Retrieved from

http://www.vn.undp.org/content/vietnam/en/home/presscenter/articles/2017/04/26/human-

development-report-2016-human-development-for-everyone.html.

UNDP, & VASS. (2016). Growth that works for all: Vietnam human development report 2015 on inclusive

growth. Retrieved from

UNESCO, UNHABITAT, IOM, & UNDP. (2016). Overview of Internal Migration in Viet Nam. Retrieved from

Bangkok:

https://bangkok.unesco.org/sites/default/files/assets/article/Social%20and%20Human%20Sciences/pub

lications/vietnam.pdf

UNFPA, & GSO. (2016). Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015: các kết quả chủ yếu (National Survey on

Internal Migration 2015) Retrieved from Hanoi

https://vietnam.unfpa.org/vi/publications/%C4%91i%E1%BB%81u-tra-di-c%C6%B0-n%E1%BB%99i-

%C4%91%E1%BB%8B-qu%E1%BB%91c-gia-2015-c%C3%A1c-k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3-

ch%E1%BB%A7-y%E1%BA%BFu

UNW. (2017). Figures on ethnic minority women and men in Vietnam 2015: Base on the result of the

survey on the socio-economic situation of 53 ethnic minorities in Vietnam 2015. Retrieved from

VCCI. (2014). Poverty Reduction Programme Fails to Meet People’s Expectations. Retrieved from

http://vccinews.com/news_detail.asp?news_id=30669

Werbner, P. (2006). Vernacular Cosmopolitanism. Theory, Culture & Society, 23(2-3), 496-498.

doi:10.1177/026327640602300291

Werbner, P. (2008). Introduction: Towards a New Cosmopolitan Anthropology. In P. Werbner (Ed.),

Anthropology and the new cosmopolitanism: rooted, feminist and vernacular perspectives (Vol. 45, pp. 1-

32). New York: Berg.

Yuval-Davis, N. (2007). Intersectionality, Citizenship and Contemporary Politics of Belonging*. In J. Bennett

& H. B. Foundation (Eds.), Scratching the Surface: Democracy, Traditions, Gender: Heinrich Boll

Foundation.