word tmqt thủy sản

15
BGIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- BÀI TP NHÓM Môn h ọc: Thương mại qu c tế XUT KHU THY SN TI THTRƯỜNG MGiáo viên: Th.S Vũ Ngọc Thng Nhóm sinh viên thc hin: Nhóm Hero Gihc: Tiết 1-5 thnăm HÀ NI - 2014

Upload: tho-chunnie-yo-yo

Post on 08-Jul-2015

108 views

Category:

Education


0 download

DESCRIPTION

Thủy sản VN

TRANSCRIPT

Page 1: Word TMQT thủy sản

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

BÀI TẬP NHÓM

Môn học: Thương mại quốc tế

XUẤT KHẨU THỦY SẢN

TỚI THỊ TRƯỜNG MỸ

Giáo viên: Th.S Vũ Ngọc Thắng

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm Hero

Giờ học: Tiết 1-5 thứ năm

HÀ NỘI - 2014

Page 2: Word TMQT thủy sản

2

MỤC LỤC

PHẦN 1. Giới thiệu ....................................................................................................1

1.1 Lịch sử hình thành ........................................................................................1

1.2 Ngành thủy sản Việt Nam ............................................................................2

1.2.1 Điểm mạnh..................................................................................................3

1.2.2 Điểm yếu .....................................................................................................3

PHẦN 2. Phân tích thị trường Trong và ngoài nước..........................................4

2.1 Phân tích thị trường Việt Nam, cơ hội và thách thức .............................4

2.1.1 Cơ hội ..........................................................................................................4

2.1.2 Thách thức ..................................................................................................7

2.2 Thị trường Mỹ và các rào cản .....................................................................8

Rào cản khi gia nhập thị trường thủy sản Mỹ.....................................................8

2.2.1 Những quy định về thuế quan ..................................................................9

2.2.2 Những quy định về phi thuế quan......................................................... 12

2.2.3 Các hàng rào tiêu chuẩn kĩ thuật ........................................................... 12

PHẦN 3. Chiến lược kinh doanh.......................................................................... 13

3.1 Biện pháp liên kết các cơ sở sản xuất, xuất khẩu................................. 13

3.2 Tham gia hội chợ thủy sản quốc tế ......................................................... 13

Page 3: Word TMQT thủy sản

1

PHẦN 1. GIỚI THIỆU

1.1 Lịch sử hình thành

Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, có giá trị

ngoại tệ xuất khẩu đứng hàng thứ tư trong các ngành kinh tế quốc dân (sau dầu, gạo và

hàng may mặc) trước năm 2001và đã vươn lên hàng thứ ba vào năm 2001.

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km, nên

rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong năm 2012,

sản lượng khai thác tăng mạnh 10,6% so với năm 2011, chủ yếu do sản lượng đánh bắt

cá ngừ tăng mạnh ở các tỉnh miền Trung nhờ thời tiết thuận lợi và việc ngư dân sử

dụng công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp, nâng công suất lên gấp

đôi và giảm thời gian đi biển 15-30%. Sản lượng cá tra tăng nhẹ 3,4% trong năm 2012,

nhưng đã đạt mức cao kỷ lục 1.190 nghìn tấn. Tăng trưởng sản lượng nuôi trồng đến

chủ yếu từ hoạt động nuôi trồng các loài thủy sản khác, với mức tăng khá cao 10,6%

trong năm 2012.

Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước,

nhưng có thể phân ra thành 5 vùng xuất khẩu lớn:

Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ,

đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ yếu

như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng...

Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn

lợ, với một số đối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại…

Page 4: Word TMQT thủy sản

2

Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa –

Vũng Tàu và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và

thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại....

Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ

thống sông rạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang,

Đồng Tháp, An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt

như: cá tra - basa, cá rô phi, cá chép…

Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy

sản chính của Việt Nam, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt

nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra - ba sa, sò huyết, nghêu và một số loài cá

biển. Theo thống kê, năm 2011 cả nước có 37 tỉnh có doanh nghiệp xuất khẩu

thủy sản, trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất lần lượt

là Cà Mau, TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Sóc Trăng…

1.2 Ngành thủy sản Việt Nam

Page 5: Word TMQT thủy sản

3

Theo thống kê từ Vasep, đến cuối năm 2012, chỉ còn khoảng 600 doanh nghiệp

tham gia xuất khẩu thủy sản so với con số 900 của năm 2011. Với tình hình hiện tại

vẫn còn nhiều khó khăn, dự kiến số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm

trong thời gian tới.

Trong danh sách 10 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu lớn nhất, chỉ duy nhất

Yuen Chyang Co là xuất khẩu hải sản, còn lại hầu hết là các doanh nghiệp xuất khẩu

tôm và cá tra

1.2.1 Điểm mạnh

Tiềm năng ngành thuỷ sản của Việt Nam là rất lớn, từ năm 1998 trở lại đây, kim

ngạch xuất khẩu thuỷ sản luôn được duy trì tăng hơn 200 triệu USD/năm. Năm 2002,

kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã đạt được 2 tỷ USD là kết quả của việc

phát triển ngành thuỷ sản trong hầu hết các lĩnh vực: đánh bắt, nuôi trồng, chế biến,

tìm kiếm thị trường.

Việt Nam có điều kiện tự nhiên, môi trường, khí hậu cho chăn nuôi thủy sản,

mang lại cho nuôi trồng năng suất cao, chất lượng thịt cá thơm ngon, đặc biệt

trong hang loạt loại cá thì cá da trơn đang được thị trường trên thế giới ưa

chuộng. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng khai thác đánh cá

xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng trong những

năm qua. Mức tăng trưởng trung bình từ năm 2008-2013 là khoảng 11%.

Nguồn tài nguyên thuỷ sản của Việt Nam rất phong phú do bởi điều kiện tự nhiên

ưu đãi: Việt Nam có bờ biển dài hơn 3000 km, 4000 hòn đảo lớn nhỏ, sông rạch, 1

triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế (gấp 3 lần lãnh thổ Việt Nam) đã tạo nên một nguồn

tài nguyên thuỷ sản phong phú.

Nhà nước đang có nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ ngành thuỷ sản: Hỗ trợ

nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xây dựng quy hoạch, hỗ trợ đầu tư, hỗ

trợ xúc tiến thương mại...Những sự hỗ trợ này góp phần tăng tiềm lực cho các doanh

nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ

1.2.2 Điểm yếu

Việt Nam là một nước đang phát triển và mới thực hiện chính sách mở cửa trong

một thời gian còn chưa lâu nên các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thiết bị lạc hậu so với đối thủ cạnh tranh.

Nguồn nguyên liệu không ổn định. Việc phát triển nhanh chóng trong những

năm gần đây gây ra việc nuôi trồng hải sản đại trà nhằm cung ứng đủ nguồn

cung của thị trường

Page 6: Word TMQT thủy sản

4

Doanh nghiệp chưa chú trọng xác lập độc quyền sở hữu nhãn hiệu.

Những đòi hỏi rất cao và ngày càng chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh và chất lượng

sản phẩm thuỷ sản của các nước nhập khẩu

Xu hường bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các

tiêu chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh thực phẩm tại các thị trường

gây trở ngại cho các doanh nghiệp việt nam

Trong sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều tồn tại như thiếu thông tin về thị trường

xuất khẩu, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản vẫn đang trong quá trình

tháo gỡ, khắc phục; công tác quy hoạch còn nhiều bất cập... Do hệ thống thú y thủy

sản hoạt động hiệu quả thấp nên không dự báo được tình hình dịch bệnh, dẫn đến dịch

bệnh thủy sản phát sinh và phát tán nhanh, chưa có giải pháp khắc phục kịp thời và

phòng trị triệt để.

PHẦN 2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.1 Phân tích thị trường Việt Nam, cơ hội và thách thức

2.1.1 Cơ hội

Thị trường Mỹ đã và đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều quốc gia và không loại

trừ Việt Nam, thị trường Mỹ cũng đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp

Việt Nam. Cùng với những cơ hội khách quan xuất phát từ nhu cầu lớn và thị hiếu

phong phú của người tiêu dùng mỹ thì Việt Nam còn có thuận lợi do lợi ích thuế quan

mà Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đem lại. Ngoài ra, Việt Nam còn có rất nhiều lợi

thế trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Mỹ và những lợi thế do cộng đồng

người Việt ở Mỹ mang lại.

Nhu cầu lớn và thị hiếu phong phú của người tiêu dùng Mĩ

Nhu cầu và thị hiếu luôn là yếu tố mà các doanh nghiệp quan tâm khi thâm nhập

vào bất cứ thị trường nào. Thị trường Mỹ, một thị trường mang nét đặc trưng riêng với

nhu cầu vô cùng lớn và thị hiếu phong phú đã mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp

nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Đây là cơ hội tồn tại mang tính khách

quan nhưng lại rất quan trọng vì nó là động cơ chính để các doanh nghiệp Việt Nam

nỗ lực tìm cách thâm nhập thị trường Mỹ.

Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông lâm thế giới (FAO), hàng năm Mỹ

nhập khẩu mặt hàng thuỷ sản có giá trị trên 7 tỷ USD, trong đó có nhiều phần nhóm

thuộc mặt hàng này Mỹ nhập với số lượng và giá trị lớn nhất thế giới. Người tiêu dùng

Mỹ hàng năm chi khoảng 50 tỷ USD cho các loại thuỷ hải sản,trong đó 32 tỷ USD

mua qua các cơ sở chế biến thực phẩm và 18 tỷ USD mua qua các cửa hàng bán lẻ.

Page 7: Word TMQT thủy sản

5

Mỗi người Mỹ hàng năm tiêu dùng khoảng 14,9 pound hàng thuỷ sản so với 10,3

pound những năm 60 và 12,5 pound những năm 80. Mức tiêu dùng hàng thuỷ sản của

người Mỹ sẽ còn có triển vọng tăng vì hiện nay người dân Mỹ đã ý thức được rằng

thuỷ sản là loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ và ít chứa các loại chất béo.

Cá hộp là loại thuỷ sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ với mức khá ổn định

trong nhiều năm gần đây là 4,4-4,5 lb/người/ năm trong đó cá ngừ là loại được ưa

thích với mức tiêu thụ 3,4 lb/ người / năm. Mặt hàng tiêu thụ lớn thứ hai là tôm đông

lạnh với mức tiêu thụ bình quân là 3,19 / người trong năm 1996 và tăng lên mức 3,59

lb/ người trong năm 1998. Ngoài ra, các loại có mức tiêu thụ khá là: cá hồi, 1,7 pound/

người/ năm ; cá tuyết pollack: 0,54 pound/ người / năm.

Theo thống kê của ITC, 8 tháng đầu năm nay, NK thủy sản vào Mỹ đạt 13,65

tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu tôm tăng mạnh nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất: tăng gần 40% và

chiếm 33% giá trị NK. Mỹ là nước đứng đầu thế giới về khối lượng tôm NK. Mỹ và

Nhật Bản là 2 nước tiêu thụ tôm có giá trung bình cao nhất: 11-13 USD/kg trong năm

nay. 8 tháng đầu năm, Mỹ nhập khẩu 372,6 nghìn tấn tôm. Trong quý I và quý II Mỹ

nhập khẩu trung bình 45 nghìn tấn tôm/tháng, sang quý III tăng lên 53 nghìn tấn/tháng.

Việt Nam là nguồn cung cấp lớn thứ 3 (chiếm 15% thị phần) sau Indonesia

(chiếm 19,3% thị phần) và Ấn Độ (17,4%)

Thị hiếu

Ngoài nhu cầu ra thì thị hiếu cũng là yếu tố quan tâm hàng đầu đối với bất cứ một

chiến lược thâm nhập thị trường nào. Một thị trường có thị hiếu đa dạng như thị trường

Mỹ sẽ là một thuận lợi lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng như các nước khác.

Thị hiếu càng phong phú thì có nghĩa cơ hội để thoả mãn thị trường càng rộng mở.

Xuất phát từ lịch sử hình thành nước Mỹ là một đất nước được tập hợp bởi nhiều

luồng dân cư với nhiều huyết thống và nhiều dân tộc khác nhau vì vậy mà thị hiếu tiêu

dùng của người Mỹ chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, văn hoá, lối sống rất phong

phú. Diện tích nước Mỹ rộng lớn gồm 50 bang thì ở mỗi bang lại có những sở thích

tiêu dùng khác nhau. Vì vậy hàng hoá với nhiều chủng loại và chất lượng dù cao hay

vừa đều có thể bán được trên thị trường Mỹ.

Cơ hội từ hiệp định thương mại Việt-Mĩ

Page 8: Word TMQT thủy sản

6

Kể từ ngày 10/12/2001, hiệp định thương mại Việt- Mỹ (Vietnam-US Bilateral

Trade Agreement - BTA) bắt đầu có hiệu lực, đánh dấu một giai đoạn mới trong việc

phát triển kinh tế, thương mại giữa hai nước. Hiệp định được xây dựng dựa trên các

tiêu chuẩn của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nội dung bao gồm cả bốn lĩnh

vực: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ.

Hiệp định thương mại có hiệu lực cũng có ý nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam có

cơ hội được tiếp cận thị trường Mỹ.

Thị trường Mỹ hiện nay đang là thị trường thuỷ sản dẫn đầu trong kim ngạch xuất

khẩu thuỷ sản của Việt Nam, vượt lên trên cả thị trường Nhật Bản và EU, vốn là thị

trường xuất khẩu thuỷ sản truyền thống của Việt Nam: theo báo cáo của Bộ thuỷ sản,

quý I năm 2003, cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam là: Mỹ chiếm

41%, Nhật Bản chiếu 23,5%, Trung Quốc và Hồng Kông chiếm 11,4%, các nước

ASEAN chiếm 3,8%, EU chiếm 6,2%, các thị trường khác chiếm 14,4%

Một số mặt hàng trong nhóm thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được hưởng

mức thuế suất bằng không hoặc ở mức thấp khoảng 5% như mặt hàng cá đông lạnh,

cá tươi sống, tôm chế biến... đã làm kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt

616.029 triệu USD tăng 29% trong năm 2002 so với năm 2001 và chỉ riêng hai tháng

đầu năm 2003 đã đạt được 111,828 triệu USD.

Những cơ hội do cộng đồng Việt kiều ở Mỹ mang lại

Trong số rất nhiều những cơ hội mà các doanh nghiệp Việt Nam có được khi

thâm nhập vào thị trường Mỹ thì có một cơ hội mà các doanh nghiệp chưa mấy để ý

tới. Đó là những cơ hội do cộng đồng Việt kiều tại Mỹ mang lại. Nghe qua thì tưởng

chừng nhỏ bé nhưng trên thực tế thì đó là một cơ hội không nhỏ cho các doanh nghiệp

Việt Nam trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường Mỹ bởi những lý do sau:

Cộng đồng Việt kiều hình thành một thị trường quan trọng. Hiện nay có

khoảng 2,7 triệu Việt kiều đang làm ăn, sinh sống tại Mỹ. Mặc dù đã định

cư tại Mỹ khoảng 20-30 năm, song phần lớn các gia đình Việt Nam vẫn giữ

thói quen tiêu dùng các sản phẩm Việt Nam.

Ngoài nhu cầu trực tiếp của người Việt, thông qua sự tiêu dùng của cộng

đồng Việt kiều, các hàng hoá Việt Nam cũng được mở rộng để tiếp cận đến

người dân Mỹ. Đó cũng là một cách để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thị

hàng hoá của mình.

Là đối tác kinh doanh và hợp tác tiềm năng. Trong nhiệm vụ xâm nhập thị

trường Mỹ hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế về nhiều

mặt như thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm cũng như thông tin và kinh phí

để xâm nhập thị trường nhanh chóng và có hiệu quả

Page 9: Word TMQT thủy sản

7

Họ có ưu thế về văn hoá, ngôn ngữ. Khi kinh doanh tại thị trường Mỹ,

doanh nghiệp phải nắm được và hành xử theo các chuẩn mực văn hoá

chung và văn hoá kinh doanh ở đây. Các nhà kinh doanh tại Việt Nam phải

nhanh chóng tăng cường khả năng thích ứng của mình, đặc biệt là khả năng

thích ứng về ngôn ngữ. Để khắc phục tình trạng trên, Việt kiều là những

người trợ giúp đắc lực.

Hiểu biết sâu sắc về hai thị trường. So với phần lớn các nhà kinh doanh

Việt Nam, nhiều chuyên gia Việt kiều được đào tạo khá cơ bản và có kiến

thức chuyên sâu, thông thạo các khía cạnh của hoạt động kinh doanh quốc

tế, am hiểu rõ mọi ngõ ngách, lắt léo của các luật lệ và thủ tục kinh doanh,

pháp luât.

2.1.2 Thách thức

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Mỹ: Do sức mua lớn và ổn định, hầu hết

các quốc gia trên thế giới đều coi thị trường Mỹ là thị trường chiến lược trong hoạt

động xuất khẩu. Chính phủ và các doanh nghiệp của các nước này đều rất nỗ lực để

thâm nhập và giành thị phần tối đa trên thị trường quan trọng vào bậc nhất này. Vì vậy

mà đã tạo nên một môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt trên thị trường Mỹ. Theo

báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2002 thì tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ

là cao nhất thế giới. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Mỹ

sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh không chỉ của các doanh nghiệp nội địa của Mỹ mà

còn phải đương đầu với rất nhiều đối thủ đáng gờm từ các quốc gia xuất khẩu hàng

vào Mỹ.

Các nước Asean: Đây là những đối thủ cạnh tranh có thể nói là ngang tầm với

chúng ta bởi vì có sự tương đồng về trình độ phát triển, sự giống nhau về cơ cấu hàng

hoá xuất khẩu. Hầu hết các nước Asean, trong đó có Việt Nam đều tập trung vào sản

xuất những mặt hàng đòi hỏi nhiều lao động và có lợi thế so sánh như: thuỷ hải sản,

nông sản, dệt may, giày dép, đồ điện tử, cao su...

Page 10: Word TMQT thủy sản

8

Hệ thống luật pháp của Việt Nam còn nhiều yếu kém. Trong khi đó, Mỹ lại là

một đối tác quá lớn, qúa hùng mạnh; hệ thống pháp luật rất phức tạp, ngoài luật liên

bang thì mỗi bang lại có thể lệ riêng. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến

hành xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì phải tìm hiểu luật pháp của Mỹ một cách cặn

kẽ và rõ ràng.

2.2 Thị trường Mỹ và các rào cản

Rào cản khi gia nhập thị trường thủy sản Mỹ

Để thâm nhập được thị trường Mỹ, các doanh nghiệp sẽ vấp phải rào cản đầu tiên

đó là hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ. Hệ thống luật này được điều tiết từ nhiều

nguồn luật khác nhau bao gồm:

1. Hiến pháp

2. Hiệp ước quốc tế

3. Pháp lệnh và pháp luật

4. Nghị định và các văn bản dưới luật của ngành hành pháp

5. Quy chế của các cơ quan cấp Liên bang ban hành

6. Hiến pháp của Bang

7. Luật của Bang

8. Quy chế của Bang

Page 11: Word TMQT thủy sản

9

9. Quy chế của thành phố, quận và của các địa phương khác

Điều này đã tạo nên sự đồ sộ và phức tạp của hệ thống luật pháp Mỹ nói chung

và của những luật lệ điều tiết nhập khẩu của Mỹ nói riêng. Hàng hoá nhập khẩu vào

Mỹ sẽ không chỉ chịu sự điều tiết của luật Liên bang mà thậm chí ở mỗi bang lại có

luật lệ điều tiết riêng. Đây là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì

Việt Nam chỉ mới bắt đầu thực sự thâm nhập thị trường Mỹ sau khi ký Hiệp định

thương mại song phương ( năm 2001) nên rất thiếu thông tin và hiểu biết về thị trường

cũng như luật pháp của Mỹ.

Thị trường Mỹ là một thị trường vừa “mở” nhưng cũng vừa “ đóng”, hàng hoá

nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ gặp phải hàng rào thuế quan và phi thuế quan tuỳ

thuộc vào mối quan hệ thương mại giữa nước xuất khẩu với Mỹ hoặc sự ảnh hưởng

của việc nhập khẩu hàng hoá đó đối với những mặt hàng nằm trong diện bảo hộ của

Mỹ.

2.2.1 Những quy định về thuế quan

Chính sách thuế quan

Chính sách thuế quan của Mỹ được thể hiện thông qua hệ thống thuế quan.

Từ ngày 1/1/1989, nước Mỹ đã thông qua Hệ thống mô tả và mã hàng hoá đồng

bộ (Harmonized Commodity Description and Coding System- còn gọi tắt là Bảng mã

đồng bộ- Harmonized code ) và đã đưa nó vào thành luật Liên bang trong Biểu thuế

quan đồng bộ Mỹ (Harmonized Tariff Schedules of United States)

Biểu thuế quan đồng bộ của Mỹ chia hàng hoá thành xấp xỉ 5000 mục (heading)

và tiểu mục (subheading), theo trình tự: từ những hàng hoá đơn giản, sản phẩm nông

nghiệp tới các loại hàng hoá chế tạo tinh vi. Biểu này còn chia thành 22 lĩnh vực, mỗi

lĩnh vực thông thường bao quát một ngành công nghiệp. 22 lĩnh vực lại được chia

thành các chương nhỏ, mà mỗi chương lại bao gồm một loại hàng hoá, nguyên vật liệu

hay sản phẩm của ngành công nghiệp đó. Mỗi mục được biểu hiện bằng 8 ký tự. Để

xác định mức thuế, người nhập khẩu trước hết xếp sản phẩm hay nguyên liệu vào biểu

HTS sau đó gióng sang cột mức thuế.

Mọi hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ đều phải chịu thuế hoặc được miễn trừ thuế phù

hợp với các quy định trong biểu thuế quan đồng bộ này. Khi hàng hoá phải chịu thuế,

người ta áp dụng tỷ lệ trên giá trị, tỷ lệ trên số lượng hoặc tỷ lệ hỗn hợp.

*Quy chế Tối huệ quốc (The Most Favoured Nation- MFN )

Quy chế Tối huệ quốc là chính sách thương mại truyền thống quan trọng của Mỹ.

Hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ đều được hưởng MFN. Hàng hoá các nước

Page 12: Word TMQT thủy sản

10

thuộc diện đối xử Tối huệ quốc sẽ chịu các mức thuế như nhau khi xuất khẩu hàng vào

Mỹ và mức thuế thuộc cột 1 trong biểu thuế quan đồng bộ của Mỹ.

Các nước muốn được hưởng quy chế MFN phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản:

Tuân thủ các điều khoản Jackson- Vanik của luật thương mại 1974, trong

đó yêu cầu Tổng thống phải xác nhận quốc gia đó không từ chối hoặc ngăn

cản quyền hay cơ hội của công dân nước đó được di cư.

Đã ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ.

Hiện nay, Mỹ đã dành quy chế MFN cho tất cả các thành viên của WTO và hầu

hết các quốc gia trừ các nước Afghanistan, Cuba, Lào, Bắc Triều Tiên và Serbi/

Montenegro. Đối với Việt Nam, sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ

(BTA) có hiệu lực ( ngày 10/12/2001) cũng là lúc hàng xuất khẩu của Việt Nam vào

thị trường Mỹ được hưởng quy chế MFN.

* Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences- GSP)

Đây là chế độ ưu đãi chỉ về thuế mà Mỹ dành cho các nước đang phát triển và là

chế độ ưu đãi đơn phương, không đòi hỏi có đi có lại như MFN. Theo đó, chế độ GSP

của Mỹ miễn thuế hoặc ưu đãi thuế rất thấp cho khoảng 5000 sản phẩm từ khoảng 150

nước và lãnh thổ đang phát triển. Những mặt hàng như giầy dép, dệt may, đồng hồ,

một số hàng điện tử, một số sản phẩm kính thường không được hưởng GSP.

Để được hưởng chế độ GSP của Mỹ thì quốc gia đó cũng như những mặt hàng đó

phải đáp ứng những tiêu chuẩn mà Mỹ đặt ra chẳng hạn như: phải là nước đang phát

triển có mức thu nhập quốc dân trên đầu người thấp hơn 8500 USD... hoặc hàng hoá

đó phải đi thẳng từ nước được hưởng GSP vào lãnh thổ hải quan của Mỹ, hàng hoá đó

phải được sản xuất tại nước được hưởng GSP và chi phí nguyên liệu cộng chi phí gia

công tại nước được hưởng GSP không được thấp hơn 35% giá trị sản phẩm ấy khi vào

lãnh thổ hải quan của Mỹ...

Các quốc gia được hưởng GSP có thể bị loại khỏi danh sách bất cứ lúc nào bởi:

Quan hệ thương mại với Mỹ

Khi nước được hưởng GSP đạt mức “có khả năng cạnh tranh”

Hơn một nửa loại hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ là từ một nước được hưởng

GSP

Nước được hưởng GSP đạt mức GNP/người là 8500 USD trở lên. Việc

được hưởng GSP của Mỹ đem lại rất nhiều thuận lợi do lợi ích về thuế

quan. Việt Nam hiện đang là nước thuộc nhóm nước đang phát triển nhưng

Page 13: Word TMQT thủy sản

11

Việt Nam vẫn chưa được hưởng GSP của Mỹ. Đây là một thiệt thòi lớn đối

với một quốc gia còn non trẻ trong thương mại quốc tế như chúng ta.

Luật bồi thường thương mại

Luật bồi thường thương mại trong đó có luật chống bán phá giá (Antidumping

Duties - ADs) và luật thuế chống trợ giá (Counter - Vailing Duties - CVDs) là hai đạo

luật mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi thâm nhập thị trường Mỹ đều phải lưu ý vì đây là

hai công cụ Mỹ áp dụng thường xuyên đối với những mặt hàng nhập khẩu mà ảnh

hưởng tới nền sản xuất hàng hóa nội địa của Mỹ. Điều này đã gây ra những trở ngại

không nhỏ và dẫn đến những thua thiệt nhiều khi không đáng có cho các doanh nghiệp

Việt Nam.

Cả hai đạo luật này quy định một phần thuế bổ sung sẽ được ấn định đối với hàng

hoá nhập khẩu nếu chúng bị phát hiện là được trao đổi không công bằng và đều bao

gồm những thủ tục tương tự để tiến hành điều tra, ấn định thuế, sau đó là kiểm tra và

có khả năng loại bỏ thuế.

Thuế chống phá giá

Thuế chống phá giá là loại thuế đánh vào những hàng hoá được xuất khẩu vào

Mỹ với giá bán “thấp hơn giá trị thực tế” (less than fair value) của nó, tức là giá trị

thực tế của hàng hoá này ở thị trường nước ngoài cao hơn giá bán vào Mỹ. Mức chênh

lệch này gọi là mức phá giá. Nguyên tắc tính mức phá giá là một trong những nguyên

tắc thực thi phức tạp nhất trên thực tế, đòi hỏi quy trình điều tra tỉ mỉ và chính xác.

Mức giá chủ yếu được xác định dựa trên sự so sánh giá trị thực tế với giá xuất khẩu.

Bộ thương mại sẽ xác định giá trị thực tế bằng một trong ba cách sau, theo thứ tự

ưu tiên là: giá bán tại nước xuất xứ, giá bán hàng hoá tại thị trường thứ ba và “giá trị

tính toán”. Giá trị tính toán bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các khoản bổ sung như

lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng và các khoản chi phí khác cho hàng hoá như chi phí

bao bì, chi phí đóng gói...

Luật chống phá giá của Mỹ cũng cho phép một ngành công nghiệp Mỹ khiếu nại

về hiện tượng phá giá ở các nước thứ ba.

Thuế chống trợ giá

Thuế chống trợ giá là loại thuế quy định một khoản bồi thường dưới dạng thuế

nhập khẩu phụ thu để bù đắp vào phần trợ giá của sản phẩm nước ngoài, mà việc bán

sản phẩm đó ở Mỹ gây thiệt hại tới các nhà sản xuất những mặt hàng giống và tương

tự ở Mỹ. Trong hầu hết các trường hợp, phần trợ giá phải bù lại có thể do chính phủ

Page 14: Word TMQT thủy sản

12

nước ngoài trực tiếp trả. Luật này cũng áp dụng đối với loại trợ giá gián tiếp bị phát

hiện sau khi kiểm tra theo luật thuế trợ giá

2.2.2 Những quy định về phi thuế quan

Hiện nay, hầu hết các nước có quan hệ thương mại với Mỹ thì đều được hưởng

một trong những chính sách ưu đãi về thuế của Mỹ, thế nhưng việc hàng hoá những

nước này vào và tồn tại được trên thị trường Mỹ vẫn không dễ dàng chút nào bởi vì

Mỹ còn có một rào cản vô hình thông qua những quy định phi thuế quan như: hạn

ngạch nhập khẩu, các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật.

Hạn ngạch nhập khẩu

Hiện nay, Mỹ vẫn duy trì hạn ngạch đối với hàng dệt may và một số mặt hàng

nông sản như: bơ, sữa, lạc, bông...Có thể chia hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ thành hai

loại: loại thuế quan và loại tuyệt đối

Hạn ngạch thuế quan

Hạn ngạch thuế quan (tariff- rate quota) quy định số lượng hàng hoá được nhập

khẩu vào với mức thuế thấp trong một thời gian nhất định. Không có giới hạn về lượng

sản phẩm có thể được đưa vào trong thời gian ghi trên hạn ngạch, nhưng số lượng

nhiều hơn mức hạn ngạch trong thời gian đó không bị từ chối nhập khẩu mà sẽ bị đánh

thuế nhập khẩu cao hơn. Trong hầu hết các trường hợp các sản phẩm của các khu vực

do Đảng cộng sản kiểm soát không được hưởng các hạn ngạch thuế quan.

Hạn ngạch tuyệt đối

Hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota) là hạn ngạch về số lượng, tức là không

được phép nhập quá số lượng được quy định trong thời gian ghi trên hạn ngạch. Các

hàng nhập khẩu quá mức có thể bị xuất khẩu trả lại hoặc giữ trong kho để đưa vào thời

gian của hạn ngạch sau đó.

2.2.3 Các hàng rào tiêu chuẩn kĩ thuật

o Quy định về nhãn mác, thương hiệu

o Quy định về mã, ký hiệu

o Quy định về quyền sở hữu trí tuệ

o Quy định về trách nhiệm sản phẩm

o Những tiêu chuẩn về vệ sinh

Page 15: Word TMQT thủy sản

13

PHẦN 3. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Với hiệp định thương mại Việt- Mỹ, thuế nhập khẩu thuỷ sản vào Mỹ có xuất

xứ từ Việt Nam sẽ giảm mạnh, cho phép chúng ta đa dạng hoá các mặt hàng

thuỷ sản vào Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng chế biến cao cấp có giá trị cao.

Cuộc khủng hoảng về thực phẩm thịt ở châu Âu và Mỹ ở mặt hàng thịt bò và

cừu khiến cho nhiều người tiêu dùng Mỹ gia tăng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản

Tôm, ghẹ, cá ngừ, cá da trơn là bốn nhóm hàng thuỷ sản mà thị trường Mỹ

đang có nhu cầu nhập khẩu mạnh vì sản xuất nội địa giảm do nguồn nước bị ô

nhiễm và giá nhân công cao. Trong đó, tôm đang là mặt hàng xuất khẩu lớn

nhất của Việt Nam sang Mỹ ( chỉ sau Thái Lan), ghẹ thì còn nhiều cơ hội, cá

ngừ là sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất tại Mỹ, còn cá da trơn của Việt Nam

thì rất được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng.

3.1 Biện pháp liên kết các cơ sở sản xuất, xuất khẩu

Xây dựng các Trung tâm nghề cá lớn gắn kết với các ngư trường trọng điểm,

vùng sản xuất nguyên liệu tập trung và khu công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ

1-Trung tâm nghề cá Hải Phòng, gắn với ngư trường Vịnh Bắc bộ

2-Trung tâm nghề cá Đà Nẵng, gắn với ngư trường Biển Đông và Hoàng Sa

3-Trung tâm nghề cá Khánh Hòa với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa

4-Trung tâm nghề cá Bà Rịa - Vũng Tàu, gắn với ngư trường Đông Nam bộ

5-Trung tâm nghề cá Kiên Giang, gắn với ngư trường Tây Nam bộ

6-Trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ, gắn với vùng nuôi trồng thủy sản Đồng

bằng sông Cửu Long.

Tại các Trung tâm nghề cá lớn, sẽ bố trí các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu khai thác xa bờ. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở sản xuất nước đá, hệ thống kho lạnh,

chợ đầu mối thủy sản, các cơ sở sản xuất ngư cụ, thiết bị nghề cá phục vụ hoạt động

nghề cá xa bờ; Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình hợp tác.

3.2 Tham gia hội chợ thủy sản quốc tế

Hội chợ VIETFISH là một trong những hội chợ chuyên ngành thủy sản hàng đầu

trên thế giới đồng thời là hội chợ thủy sản lớn nhất Đông Nam Á. Triển lãm cung cấp

gần như tất cả các loại cá, hải sản và sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thủy sản.

Thủy hải sản tươi, đông lạnh, đóng hộp, khô muối, xông khói, giá trị gia tăng,

nước mắm

Thiết bị và kỹ thuật chế biến thủy sản

Thiết bị và kỹ thuật đông lạnh, bảo quản lạnh