tom tat ubuntu desktop

17
Ver 2.0 [QUN TRMN GLINUX: LINUX DESKTOP] Biên son: ThS Âu Bu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phm TP. HCM Trang 1 CHĐỀ: UBUNTU DESKTOP* Tóm tt quy trình cài đặt và sdng mt sng dng *Minh ha trên phiên bn Ubuntu Desktop 12.04.1-32bits ----//---- MC LC I. Gii thiu vcác bn phân phi Linux .................................................................... 2 1. Bn phân phi Linux (Linux Distro) ....................................................... 2 2. Mt sbn phân phi Linux đin hình .................................................... 4 II. Quá trình cài đặt Ubuntu Desktop ............................................................................ 5 1. Các lưu ý trước khi cài đặt Ubuntu .......................................................... 5 a. Cu hình ti thiu để chy Ubuntu Desktop ............................................ 5 b. Chương trình máy o Virtual Box ........................................................... 6 2. Cài đặt Ubuntu song song vi MS Windows dùng đĩa cng o ........... 8 3. Cài đặt Ubuntu trên phân vùng độc lp ................................................. 11

Upload: letridd

Post on 23-Dec-2015

242 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Tong hop lenh thuong dung trong ubuntu

TRANSCRIPT

Page 1: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 1

CHỦ ĐỀ: UBUNTU DESKTOP*

Tóm tắt quy trình cài đặt và sử dụng một số ứng dụng

*Minh họa trên phiên bản Ubuntu Desktop 12.04.1-32bits

----//----

MỤC LỤC

I. Giới thiệu về các bản phân phối Linux .................................................................... 2

1. Bản phân phối Linux (Linux Distro) ....................................................... 2

2. Một số bản phân phối Linux điển hình .................................................... 4

II. Quá trình cài đặt Ubuntu Desktop ............................................................................ 5

1. Các lưu ý trước khi cài đặt Ubuntu .......................................................... 5

a. Cấu hình tối thiểu để chạy Ubuntu Desktop ............................................ 5

b. Chương trình máy ảo Virtual Box ........................................................... 6

2. Cài đặt Ubuntu song song với MS Windows dùng ổ đĩa cứng ảo ........... 8

3. Cài đặt Ubuntu trên phân vùng độc lập ................................................. 11

Page 2: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 2

I. Giới thi ệu về các bản phân phối Linux

1. Bản phân phối Linux (Linux Distro)

Một bản phân phối Linux là một nhánh hệ điều hành dựa trên nhân Linux

và đi kèm với nó là một hệ thống phần mềm, thư viện. Mỗi bản phân phối Linux

hướng đến một hoặc một số nhóm đối tượng người dùng cụ thể, hướng đến một

mục đích sử dụng cụ thể như: Các bản phân phối dành cho người mới bắt đầu sử

dụng Linux, các bản phân phối khác lại hướng đến nhóm người dùng chuyên

nghiệp.

Do đặc trưng của Linux là nguồn mở, và được rất nhiều người dùng có

chuyên môn cao sử dụng cũng như tham gia phát triển nên hiện tại số Distro Linux

là rất lớn (trên 600 bản phân phối khác nhau). Các Distro này trải rộng trền rất

nhiều miền ứng dụng từ các router wireless đến điện thoại di động, robot, máy tính

laptop, server, hệ thống điện toán lưới, điện toán đám mây…

Hình sau đây cho thấy một số nhánh trong cây phả hệ của Ubuntu Linux

xuất phát từ gốc là bản phân phối Debian:

Page 3: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢ

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long

ẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

u Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 3

Page 4: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 4

Ngoài ra còn nhiều nhánh lớn của các bản phân phối khác như Redhat,

Slackware…

2. Một số bản phân phối Linux điển hình

Redhat: Các hệ điều hành gốc Radhat ngày nay khá thông dụng, lý do là vì

hệ điều hành Redhat được điều hành tốt bởi một công ty lớn, hệ thống tài liệu

được biên soạn công phu và đầy đủ, hiện

tại các trung tâm đào tạo về Linux thường

dùng hệ điều hành gốc Redhat. Các bản

Linux gốc Redhat nổi tiếng như: Mandrake, CentOS, Redhat Enterprise, Fedora

Core…

OpenWRT: Đây không phải là bản Linux được rất nhiều người sử dụng-

nếu đem so với các Distro khác, tuy nhiên nó là một minh chứng cho tính đa dạng

và khả năng ứng dụng của Linux. Bản OpenWRT được dùng để chạy trên nền các

thiết bị Wireless Router và

điều hành toàn bộ các hoạt

động của router wifi như:

quản lý các tài nguyên:

Card wireless, chip switch,

RAM, bộ nhớ flash; Quản lý kết nối, tường lửa, quản trị băng thông, quản lý truy

cập… Và tất cả mọi công việc này được thực hiện với một bản linux có dung

lượng chỉ từ 4-32MB, với phần cứng của các thiết bị phát wifi cũng rất khiêm tốn,

tốc độ CPU thấp (thường thấp hơn 500MHz), bộ nhớ RAM chỉ từ 4-64MB. Bản

OpenWRT được thiết kế để thay thế cho firmware gốc của các thiết bị này. Ngày

nay, có rất nhiều thiết bị của các hãng Linksys, Asus, D-Link, TP-Link và thậm

chí cả Tenda có thể chạy được firmware OpenWRT.

Ubuntu: Đây là một Distro xuất phát từ Debian, đến năm 2012, Ubuntu là

bản Linux thông dụng nhất cho máy tính cá nhân. Ubuntu thành công nhờ vào một

Page 5: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢ

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long

tại Ubuntu vẫn là hệ

hơn cả Fedora, OpenSUSE và CentOS. Ngoài phiên b

Ubuntu còn có nhiều phiên b

mây, thiết bị di động…

II. Quá trình cài

1. Các lưu ý trước khi c

a. Cấu hình tối thi ể để

Cũng như các h

nghị cấu hình tối thiể

cầu tối thiểu là máy cài

ngoài ra còn tùy vào nhu c

thống có thể đòi hỏi c

cho card đồ họa, lượ

luồng hay đa nhân…

Mỗi nhánh con c

Edubuntu, Xubuntu…

khi cài một bản phân ph

trang web chính thức c

Ngoài ra thì khi b

bạn phải dùng phiên b

Ubuntu còn có m

Support”: Hỗ trợ lâu dài), trong m

ẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

u Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM

môi trường d

đến tính b

hỗ trợ cập nh

ệ điều hành được nhiều người dùng và bậ

Fedora, OpenSUSE và CentOS. Ngoài phiên bản Desktop thông d

u phiên bản cho các nền tảng khác như Server,

ng…

Quá trình cài đặt Ubuntu Desktop

ớc khi cài đặt Ubuntu

ối thi ểu để chạy Ubuntu Desktop

ư các hệ điều hành khác, Ubuntu Desktop cũng đ

ểu để hệ điều hành này có thể chạy, với Ubuntu Desktop, yêu

u là máy cài đặt phải có CPU 1.0Ghz, RAM 512MB,

ngoài ra còn tùy vào nhu cầu sử dụng thực tế của người dùng, các ph

i cấu hình cao hơn, ví dụ như card đồ họ

a, lượng RAM nhiều để phục vụ chạy nhiều

đa nhân…

i nhánh con của bản phân phối Ubuntu như Ubuntu, Kubuntu,

Edubuntu, Xubuntu… cũng đòi hỏi cấu hình khác nhau, nên cách t

n phân phối Linux bất kỳ đó là tham khảo cấu hình khuy

c của bản phân phối/phiên bản Linux dự đ

Ngoài ra thì khi bạn muốn cài đặt Ubuntu trên máy có RAM nhi

i dùng phiên bản 64 bits để có thể dùng hết lượng RAM trên h

Ubuntu còn có một khái niệm nữa cần quan tâm đó là LTS (

lâu dài), trong một năm Ubuntu cho ra đời 2 phiên b

Trang 5

ng dễ sử dụng, hướng

n tính bản địa hóa và được

p nhật vá lỗi tốt. Hiện

ậc top 5 của thế giới,

n Desktop thông dụng thì

ư Server, điện toán đám

ũng đưa ra một khuyến

i Ubuntu Desktop, yêu

i có CPU 1.0Ghz, RAM 512MB, ổ đĩa cứng 5GB;

i dùng, các phần trong hệ

ọa mạnh kèm bộ nhớ

u ứng dụng, CPU đa

i Ubuntu như Ubuntu, Kubuntu,

u hình khác nhau, nên cách tốt nhất trước

u hình khuyến nghị trên

định cài đặt.

máy có RAM nhiều hơn 4G,

ng RAM trên hệ thống.

đó là LTS (“Long Term

i 2 phiên bản mới, và

Page 6: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 6

mỗi 2 năm thì một phiên bản LTS được ra đời. Với các phiên bản trước đây thì

thời gian hỗ trợ (cung cấp các bản cập nhật, vá lỗi…) cho bản LTS là 3 năm cho

Ubuntu Desktop và 5 năm cho Ubuntu Server, riêng từ phiên bản 12.04 thì thời

gian hỗ trợ cho cả hai hệ thống là 5 năm. Do đó tốt nhất là khi dùng trong thực tế

ta nên cài đặt bản LTS để đạt được thời gian hỗ trợ tối đa.

Hình sau đây biểu diễn cho thời gian hỗ trợ của nhà cung cấp cho từng

phiên bản Ubuntu:

b. Chương trình máy ảo Virtual Box

Khi sử dụng Linux cho môi trường học thuật, người học có thể triển khai dễ

dàng hơn bằng cách cài chúng trên máy ảo. Cùng với nhiều công nghệ mới được

áp dụng cho CPU máy tính cá nhân, trong đó nổi bậc nhất là công nghệ ảo hóa

Page 7: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 7

CPU (Virtualization), máy tính chạy bất kỳ hệ điều hành nào đều có thể chạy được

các máy ảo trên nó với hiệu năng cao.

Virtual Box là một chương trình máy ảo nguồn mở thông dụng, cung cấp

cho người dùng nhiều tính năng hữu ích như: Chạy và quản lý các máy ảo 32/64

bits; giả lập hầu hết các thiết bị phần cứng trên máy PC như: HDD, Soundcard,

LAN, USB; cho phép các máy ảo có thể tương tác với nhau bằng cách giả lập

mạng LAN ảo với các chế độ card mạng khác nhau như dịch địa chỉ (NAT), cầu

nối mạng ảo với mạng thật (Bridged Adapter), chỉ kết nối máy ảo với máy thật

(Host-Only). Các thiết đặt chính cho một máy ảo được tóm tắt như hình sau:

Các nguồn tài nguyên trong máy ảo Virtual Box dễ dàng được quản lý và

sao chép như sao chép file ổ cứng, sao chép toàn bộ máy ảo…

Chú ý: Ta có thể cài đặt Virtual Box dễ dàng như bất kỳ ứng dụng nào khác

trong Windows, tuy nhiên trong quá trình cài đặt nếu được trình cài đặt hỏi, ta cần

đồng ý cho phép cài đặt driver card mạng ảo trên máy thật để cho các máy ảo có

thể giao tiếp được với máy thật và qua đó có thể giao tiếp với mạng thật.

Page 8: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 8

2. Cài đặt Ubuntu song song với MS Windows dùng ổ đĩa cứng ảo

Ubuntu cung cấp một ứng dụng giúp cài đặt hệ điều hành này theo cách

giống như một ứng dụng trong Windows, tất nhiên dưới khía cạnh của một hệ điều

hành độc lập thì Ubuntu không thể hoàn toàn phụ thuộc vào Windows.

Ứng dụng này có tên là WUBI (Windows-based UBuntu Installer) là một

ứng dụng nhỏ chạy trên nền Windows với chức năng giúp cài đặt Ubuntu mà

không cần phải thực hiện các thao tác mạo hiểm liên quan đến việc phân vùng và

format đĩa cứng. WUBI sẽ dùng một phần không gian trống trên các ổ cứng để tạo

ra ổ đĩa ảo dành cho việc cài đặt Ubuntu và thêm một tùy chọn vào bootloader của

Windows.

Có một số đặc điểm sau đây về WUBI:

- Ổ cứng chứa Ubuntu thật ra là một file ổ cứng ảo nằm trên một phân

vùng nào đó được chỉ định lúc cài.

- Môi trường chạy của hệ điều hành là trên ổ cứng ảo này, nhưng tất cả

mọi quá trình từ lúc khởi động đến việc nạp driver, cài ứng dụng… đều

là quá trình chạy trên phần cứng thật của máy và hoàn toàn không phụ

thuộc vào Windows-mặc dù ta có thể khởi động vào Windows để gở bỏ

WUBI kèm theo toàn bộ hệ điều hành Ubuntu đã cài.

Trong Ubuntu phiên bản 12.04, do WUBI còn một số điểm chưa ổn định

(ví dụ như khi cài trong Windows 8) nên nhà điều hành đã tạm thời vô hiệu hóa

tính năng cài đặt trong Windows. Tuy nhiên WUBI vẫn hoạt động ổn định trên

Windows 7 và các hệ điều hành trước.

Các bước để cài Ubuntu 12.04 bằng WUBI:

- Bước 1: Dùng đĩa CD Ubuntu 12.04 hoặc file ISO chứa Ubuntu. (Nếu

dùng file ISO Ubuntu thì ta có thể dùng kèm một chương trình ổ đĩa CD

ảo nào đó như WinCDEmu)

Page 9: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 9

- Bước 2: Như đã trình bày, mặc định thì WUBI trong Ubuntu 12.04

được tắt tính năng cài đặt Ubuntu, ta sẽ chạy WUBI bằng lệnh để có thể

truyền tham số vào: Vào cửa số cmd, chuyển sang ổ đĩa CD Ubuntu,

chạy lệnh wubi --force-wubi. Lệnh này sẽ chạy WUBI và giao diện ban

đầu sẽ hiện ra, ta chọn tùy chọn “Install inside Windows”

Page 10: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 10

- Bước 3: Chọn các thông số cài đặt như: Vị trí đặt file ổ cứng ảo

Ubuntu (Installation Drive); Kích th ước cho ổ cứng ảo (Installation

Size); Username và Password. Sau đó chọn “Install”.

o Khi thao tác copy của WUBI hoàn tất, trình cài đặt sẽ yêu cầu

khởi động lại máy, chọn “Restart now”

Page 11: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 11

- Bước 4: Khi khởi động lại vào Ubuntu sẽ tiếp tục thực hiện quá trình

cài đặt trên môi trường Linux “thật”. Trong bước này chương trình cài

đặt không hỏi thêm bất cứ thông tin nào. Quá trình này bao gồm:

o Gắn kết ổ đĩa ảo đã cấp phát dung lượng.

o Format ổ ảo này.

o Cài đặt Ubuntu vào ổ đĩa ảo.

o Hoàn tất quá trình cài và khởi động lại máy.

- Bước 5: Khởi động vào Ubuntu để xem kết quả cài đặt!

3. Cài đặt Ubuntu trên phân vùng độc lập

Một trong những tùy chọn lý thú cho người mới bắt đầu dùng Linux đó là

tính năng “chạy ngay” hay “Live CD/DVD”, với tính năng này thì người dùng có

thể trải nghiệm Linux mà không cần phải cài đặt vào máy.

Để chạy trực tiếp hoặc cài Ubuntu độc lập với Windows thì cần khởi động

máy từ CD Ubuntu. Trường hợp cài đặt lên máy áo Virtual Box thì ta có thể dùng

file ISO của đĩa Ubuntu làm ổ CD ROM cho máy ảo và cài đặt từ đó.

Page 12: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 12

Các bước cài Ubuntu độc lập:

- Bước 1: Khởi động từ đĩa CD Ubuntu và click nút “Install Ubuntu” để

cài đặt:

- Bước 2: Chuẩn bị cài đặt, trình cài đặt yêu cầu kiểm tra lại các thông tin

cần thiết: đủ dung lượng ổ cứng để cài, máy (laptop) đã cắm nguồn

sạc… Bước này còn có 2 tùy chọn: tự update hệ thống trong lúc cài và

cài plugin MP3. Nếu không có kết nối Internet hay kết nối chậm thì ta

nên tắt 2 dấu check này đi:

Page 13: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 13

- Bước 3: Chọn phân vùng cài đặt, bước này sẽ có giao diện cài đặt khác

nhau tùy vào việc trên ổ cứng đã có hệ điều hành nào hay chưa. Trong

hình minh họa bên dưới ứng với trường hợp ổ cứng đang trống, có hai

tùy chọn là xoá toàn bộ ổ cứng và phân hoạch toàn bộ cho Ubuntu, tùy

chọn thứ 2 là người dùng tự phân vùng.

Page 14: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢ

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long

Nếu ổ cứng c

như: “Xóa Windows và cài Ubuntu”, “Thu h

Windows và cài Ubuntu”

- Bước 4: Xem

để thực sự

ẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

u Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM

ng của bạn đã có sẵn Ubuntu thì bước này s

ư: “Xóa Windows và cài Ubuntu”, “Thu hẹ

Windows và cài Ubuntu”

Xem để xác nhận thông tin phân vùng và ch

ự bắt đầu cài đặt.

Trang 14

c này sẽ có các tùy chọn

ẹp phân vùng chứa

n thông tin phân vùng và chọn “Install Now”

Page 15: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 15

- Bước 5: Trình cài đặt tiếp tục hỏi bạn một số thông tin như múi giờ,

kiểu bàn phím và một số thông tin cá nhân như tên thật, tên đăng nhập,

mật khẩu (2 lần) trong khi vẫn liên tục copy các file cài đặt bên dưới.

Page 16: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 16

Tùy chọn “Log in automatically” cho phép tự động đăng nhập Ubuntu.

Tùy chọn “Encrypt my home folder” cho phép mã hóa dữ liệu trong thư

mục home của người dùng, tùy chọn này không nên dùng ngoại trừ

trường hợp dữ liệu rất riêng tư và bí mật.

- Quá trình cài đặt tiếp tục đến khi hệ thống yêu cầu khởi động lại máy và

hoàn tất khâu cài đặt.

Page 17: Tom Tat Ubuntu Desktop

Ver 2.0 [QUẢN TRỊ MẠN GLINUX: LINUX DESKTOP ]

Biên soạn: ThS Âu Bửu Long-Khoa CNTT-Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM Trang 17