thÔng bÁo của trường Đại học kinh tế tp. hồ chí minh,...

22
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Biểu mẫu 20 THÔNG BÁO Công khai cam kết chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, năm học 20122013 (Kèm theo Công văn số 7735 /BGDĐTKHTC ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Stt Nội dung I Điều kiện tuyển sinh chung 1 Đại học 1.1 Đại học chính quy Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành kèm theo Thông tư số 03/2010/TTBGDDT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.2 Đào tạo văn bằng 2 chính quy (VB2CQ) Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành kèm theo Thông tư số 03/2010/TTBGDDT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học của các trường, viện, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đối tượng miễn thi đầu vào: Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 1.3 Liên thông đại học, hệ chính quy Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành kèm theo Thông tư số 03/2010/TTBGDDT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. § Văn bằng: Có bằng cao đẳng chính quy đúng ngành đăng ký dự thi. § Thâm niên công tác: Có tối thiểu 1 năm công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế (sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên được miễn điều kiện thâm niên công tác). 1.4 Đại học hệ vừa làm vừa học (VLVH) Công dân Việt Nam có lý lịch rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có đủ sức khoẻ để theo học và đáp ứng được một trong các điều kiện sau: Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp hoặc; Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp khối ngành kinh tế thuộc tất cả các hệ đào tạo (chính quy, tại chức…). 2 Sau đại học 2.1 Thạc sĩ Công dân Việt Nam có lý lịch rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có đủ sức khoẻ để theo học và đáp ứng được các điều kiện sau:

Upload: lamquynh

Post on 13-Mar-2018

216 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Biểu mẫu 20

THÔNG BÁO Công khai cam kết chất lượng đào tạo

của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, năm học 2012­2013 (Kèm theo Công văn số 7735 /BGDĐT­KHTC ngày 14 tháng 11 năm 2012

của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Stt Nội dung I Điều kiện tuyển sinh chung 1 Đại học 1.1 Đại học chính quy Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ đại học chính quy

của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành kèm theo Thông tư số 03/2010/TT­BGDDT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2 Đào tạo văn bằng 2 chính quy (VB2CQ)

Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành kèm theo Thông tư số 03/2010/TT­BGDDT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. ­ Thí sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học của các trường, viện, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. ­ Đối tượng miễn thi đầu vào: Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

1.3 Liên thông đại học, hệ chính quy

Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành kèm theo Thông tư số 03/2010/TT­BGDDT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. § Văn bằng: Có bằng cao đẳng chính quy đúng ngành đăng ký dự thi. § Thâm niên công tác: Có tối thiểu 1 năm công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế (sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên được miễn điều kiện thâm niên công tác).

1.4 Đại học hệ vừa làm vừa học (VLVH)

Công dân Việt Nam có lý lịch rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có đủ sức khoẻ để theo học và đáp ứng được một trong các điều kiện sau: ­ Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp hoặc; ­ Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp khối ngành kinh tế thuộc tất cả các hệ đào tạo (chính quy, tại chức…).

2 Sau đại học 2.1 Thạc sĩ Công dân Việt Nam có lý lịch rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách

nhiệm hình sự, có đủ sức khoẻ để theo học và đáp ứng được các điều kiện sau:

2

§ Văn bằng ­ Có bằng tốt nghiệp đại học khối ngành kinh tế; hoặc ­ Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy khối A, B và có chứng chỉ bổ sung kiến thức.

§ Thâm niên công tác ­ Thí sinh có bằng tốt nghiệp từ loại khá trở lên, đúng chuyên ngành có quyền dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học; hoặc ­ Thí sinh có bằng đại học khối ngành kinh tế xếp loại trung bình­ khá và trung bình phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn, phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày Hiệu trưởng ký Quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự thi).

2.2 Tiến sĩ Công dân Việt Nam có lý lịch rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có đủ sức khoẻ để theo học và đạt được các điều kiện sau:

§ Văn bằng và công trình khoa học a. Có bằng thạc sĩ kinh tế phù hợp với ngành dự tuyển. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì phải có bằng tốt nghiệp đại học kinh tế hệ chính quy từ loại khá trở lên (phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển). ­ Trường hợp thí sinh chưa có bằng Thạc sĩ Kinh tế hoặc có bằng Thạc sĩ Kinh tế nhưng không thuộc chuyên ngành dự tuyển, thí sinh phải học bổ sung các môn học trong chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ.

b. Có một bài luận về dự định nghiên cứu, trình bày rõ đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và mong muốn đạt được; lý do chọn Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; phương pháp nghiên cứu dự kiến; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết cũng như sự chuẩn bị của thí sinh đối với vấn đề hay dự định nghiên cứu; dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn (nếu có).

c. Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học cùng chuyên ngành (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ); hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị mà thí sinh đang công tác. Người giới thiệu phải có thâm niên công tác cùng chuyên môn với thí sinh tối thiểu là 6 tháng. Thư giới thiệu phải đánh giá đầy đủ về năng lực, phẩm chất của người dự tuyển; cụ thể:

­ Phẩm chất đạo đức, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp; ­ Năng lực chuyên môn;

3

­ Phương pháp làm việc; ­ Khả năng nghiên cứu; ­ Khả năng làm việc theo nhóm; ­ Ưu­khuyết điểm của người dự tuyển; ­ Triển vọng phát triển về chuyên môn; ­ Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu người dự tuyển.

§ Trình độ ngoại ngữ Người dự tuyển phải đạt được một trong những điều kiện sau: ­ Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức và Trung văn; ­ Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là tiếng Anh trực tiếp (có xác nhận của cơ sở đào tạo); ­ Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngữ: Anh, Pháp, Đức và Trung văn; ­ Có chứng chỉ TOEFL, ITP 450 điểm; IBT 45 điểm; IELTS 5.0 trở lên, hoặc TOEIC 550 điểm trở lên (trong 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ); Trường hợp không đạt được một trong những điều kiện trên, thí sinh phải đăng ký dự thi một trong ba ngoại ngữ: Nga, Pháp (tương đương trình độ C); hoặc Anh (tương đương B1 khung châu Âu ­ theo hướng dẫn của Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học).

II Điều kiện cơ sở vật chất của Trường cam kết phục vụ người học (phòng học, trang thiết bị, thư viện…)

§ Phòng học Hiện nay, đất đai do Trường quản lý và sử dụng là 2,86 ha, với tổng diện tích xây dựng: 70.932,8 m2 (trong đó, kế hoạch làm mới: 23.332,6 m2); với các thông số cụ thể như sau:

1. Số cơ sở đào tạo: 11; 2. Số phòng học: 101 (trong đó, kế hoạch xây dựng trong năm 2013: 13) 3. Diện tích giảng đường, phòng học: 9.203,2 m2 (trong đó, kế hoạch xây dựng mới trong năm 2013: 1.631 m2); ­ Thư viện: 20 phòng với tổng diện tích là 2.235 m2 (trong đó, kế hoạch xây dựng trong năm 2013 là 5 phòng với diện tích 800 m2); ­ Nhà ở ký túc xá: 228 phòng với diện tích là 12.829 m2; ­ Hội trường: 02 (1.608 m2); ­ Nhà tập thể dục thể thao: Kế hoạch xây dựng trong năm 2013 là 750 m2; ­ Sân vận động: 10.290 m2.

Toàn bộ các phòng học đều được trang bị hệ thống micro không dây, máy chiếu đa phương diện (multimedia), quạt gió, hệ thống chiếu sáng… đạt tiêu chuẩn sử dụng cho các hoạt động giảng dạy,

4

nghiên cứu và học tập. Tất cả các phòng học dành cho học viên bậc sau đại học đều được trang bị hệ thống điều hoà nhiệt độ. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập, Trường tiến hành thuê ngoài 66 phòng học, với tổng diện tích xây dựng là 8.630 m2. Hiện nay, Trường đang tiến hành các thủ tục cần thiết để cải tạo và xây dựng khu đất 2.000 m2 để thành lập phân hiệu tại tỉnh Nha Trang (đã được UBND tỉnh đồng ý bằng văn bản).

§ Ký túc xá Trường có 3 ký túc xá dành cho sinh viên lưu trú với tổng diện tích là 12.829,8 m2, gồm 228 phòng.

§ Phòng thực hành máy tính Trường có 13 phòng thực hành máy tính với tổng diện tích là 1.100 m2, gồm 934 máy có cấu hình mạnh. Tất cả máy tính đều được kết nối mạng ADSL, phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập của người học.

§ Thư viện Trường có 20 phòng đọc với tổng diện tích là 2.235 m2 (trong đó, kế hoạch xây dựng mới trong năm 2012 là 5 phòng). Người học được tạo điều kiện tốt nhất trong việc sử dụng hệ thống thư viện của Trường. Tổng lượng sách, tài liệu tham khảo tại Thư viện Trường hiện nay là 126.857 quyển, với 76.818 đầu sách, bao gồm các loại sách giảng dạy, nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng... Chỉ tính riêng năm học 2012, Trường và các cơ sở liên kết đào tạo đã bổ sung 19.389 sách và tài liệu tham khảo; trong đó, có 9.062 sách ngoại văn. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tin học hóa công tác thư viện, Trường tiếp tục triển khai ứng dụng các phần mềm quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ; thư viện điện tử và thư viện số; quản trị nhân sự; Web Portal… Những phần mềm này hỗ trợ rất nhiều trong công tác quản lý và phục vụ đào tạo. Bên cạnh đó, Trường còn trang bị một phòng đọc dành riêng cho học viên cao học và cho cán bộ­viên chức tại cơ sở 59C Nguyễn Đình Chiểu. Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài (Dự án DBA, các chương trình Việt Nam­Hà Lan, Việt Nam­New Zealand, CFVG, Fullbright…) cũng có hệ thống thư viện ngoại văn với lượng sách đa dạng và phong phú trong lĩnh vực khoa học kinh tế, tài chính­ ngân hàng và quản trị kinh doanh. Trong năm 2012, Thư viện của các chương trình liên kết đã bổ sung: 8.178 sách ngoại văn, 593 luận án, luận văn và tiểu luận; 375 đĩa CD Room.

III Đội ngũ giảng viên Tính đến tháng 12/2012, tổng số giảng viên cơ hữu của Trường là 601 người; trong đó có 7 Giáo sư và 43 Phó giáo sư. Số lượng giảng viên cơ hữu chia theo trình độ chuyên môn như sau:

­ Tiến sĩ khoa học và tiến sĩ: 144; ­ Thạc sĩ: 321;

5

­ Cử nhân: 136. Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, Trường còn mời trên 400 giảng viên tham gia thỉnh giảng; trong đó có 02 Giáo sư, 10 Phó giáo sư, 97 tiến sĩ, 277 thạc sĩ và trên 100 cử nhân. Đây cũng là một trong những nguồn lực mạnh của Trường. Trường cũng tổ chức những buổi gặp và trao đổi giữa lãnh đạo Trường và giảng viên thỉnh giảng về công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng.

IV Các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt của người học

§ Chế độ, chính sách đối với sinh viên ­ Các chế độ, chính sách đối với sinh viên được thực hiện trên tinh thần công khai, công bằng và đúng quy định. Tổ chức xét khen thưởng, kỷ luật sinh viên được tiến hành thường xuyên và đúng quy chế; do đó, đã khuyến khích sinh viên tích cực hưởng ứng, tham gia phong trào rèn luyện, góp phần giữ gìn kỷ cương trong trường. ­ Thực hiên Nghị định 157/2007­QĐ­TTg của Thủ tướng chính phủ về công tác vay vốn tín dụng đối với học sinh, sinh viên; bằng nhiều biện pháp và hình thức, các đơn vị chức năng đã phối hợp chặt chẽ để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho sinh viên. Trong năm, Trường đã xác nhận cho 8.978 sinh viên các bậc, hệ đào tạo được vay vốn tín dụng học tập, với thủ tục nhanh gọn và chặt chẽ. § Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ­ Trường luôn khuyến khích và tạo điều kiện giúp sinh viên tham gia các công trình nghiên cứu khoa học. Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngày càng tăng. Năm học 2012, Trường có Số lượng công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đạt các giải thưởng ngày càng tăng.

§ Thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội ­ Phân tích tình hình kinh tế và nhu cầu xã hội trong từng giai đoạn, Trường phân bổ chỉ tiêu đào tạo ở giai đoạn chuyên ngành theo số lượng phù hợp. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, những ngành nghề liên quan đến các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, quản trị kinh doanh... có xu hướng sử dụng nhiều lao động có kiến thức chuyên môn cao. ­ Đào tạo theo nhu cầu xã hội là nhiệm vụ trọng tâm; tuy nhiên, với mục tiêu cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho xã hội, nội dung đào tạo gắn liền với thực tiễn là một nhiệm vụ quan trọng. Trong thời gian qua, trường đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực trong việc gắn kết, hợp tác giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động và có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn. Trong năm học 2012, Trường tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm hỗ trợ sinh viên hội nhập nhanh vào môi trường thực tiễn. ­ Trường thường xuyên tổ chức các ngày hội hướng nghiệp và ngày

6

hội việc làm cho sinh viên; qua đó, sinh viên có thể gặp gỡ, giao lưu và tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Các đơn vị, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước cũng có thể phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với sinh viên nhằm bổ sung nguồn nhân lực của mình. ­ Hiện nay, Trường đã tạo được một mạng lưới hợp tác nghiên cứu ứng dụng rộng rãi với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thường xuyên có hoạt động hợp tác trao đổi thông tin, gửi sinh viên thực tập và tư vấn phát triển dự án. § Các cuộc thi học thuật ­ Bên cạnh khối kiến thức nền tại giảng đường, những kỹ năng phụ trợ cũng rất cần thiết cho sinh viên khi tốt nghiệp. Trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi học thuật với hàm lượng cao về tri thức và kỹ năng cho người học. ­ Với mục tiêu giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học để tìm ra giải pháp sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống kinh doanh thực tiễn; đồng thời tạo lập cầu nối giữa lý thuyết trong bài giảng với thực tế kinh doanh và tạo điều kiện để xã hội đánh giá được năng lực thực chất của sinh viên, với sự tài trợ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Trường tổ chức nhiều cuộc thi học thuật dành cho sinh viên như: Dynamic­Sinh viên nhà doanh nghiệp tuơng lai, Thử tài kinh doanh, CPA­Cơ hội thử thách tỏa sáng sao Kế toán, Bản lĩnh giám đốc tài chính­CFO, Hội thảo Tài chính quốc tế, Toán tài chính, Thế giới vĩ mô, Sàn giao dịch chứng khoán ảo, Tìm hiểu chứng khoán, Anh văn chuyên ngành Ngân hàng­VOB’s, Thế giới marketing, Vui học thống kê, Kiến thức thuế­Sự vận dụng trong kinh doanh, Kinh tế học­Tầm nhìn của bạn và tôi, , Nhà tư vấn luật kinh tế trẻ, cuộc thi Assembly, IMS Award, Nấc thang tin học… Ngoài ra, Trường đăng cai tổ chức cuộc thi Olympic các môn học Mác­Lênin dành cho sinh viên khối các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh trong năm 2012. ­ Ngoài ra, các câu lạc bộ, đội nhóm học thuật còn phối hợp với các công ty, doanh nghiệp tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo, báo cáo chuyên đề khoa học với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế­tài chính và quản trị kinh doanh với sự tham gia của rất nhiều sinh viên khối ngành kinh tế thuộc các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đây là một sân chơi học thuật bổ ích cho sinh viên, gắn kết một cách sinh động giữa lý thuyết với thực hành. Có thể khẳng định, đây là một mô hình, giải pháp thiết thực trong lĩnh vực học tập­nghiên cứu khoa học sinh viên, có khả năng nhân rộng, duy trì, phát huy hiệu quả vì phù hợp với mô hình đào tạo đa ngành của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hộicd. Mặt khác, thông qua các hoạt động hỗ trợ học thuật, các chương trình còn xây dựng phong trào học tập từ các chi đoàn lớp, phát huy tính năng động, nhạy bén đồng thời rèn luyện khả năng ứng xử cho sinh viên. ­ Hiện nay, Trường đã tạo được một mạng lưới hợp tác nghiên cứu ứng dụng rộng rãi với các doanh nghiệp trong và ngoài nước,

7

thường xuyên có hoạt động hợp tác trao đổi thông tin, gửi sinh viên thực tập và tư vấn phát triển dự án.

V Yêu cầu về thái độ học tập, sinh hoạt của người học

­ Ngoài các điều kiện tuyển sinh được trình bày cụ thể tại Mục I, người học ở các bậc, hệ đào tạo phải tuân thủ nghiêm các quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường. Tùy theo cấp độ, người học phải vượt qua các kỳ thi hết môn, kết thúc học phần bắt buộc, thực hiện các chuyên đề, luận văn, luận án theo yêu cầu của bậc đào tạo. ­ Kể từ năm học 2008­2009, Trường bắt đầu chuyển sang học chế tín chỉ đối với hệ đại học chính quy; theo đó, người học phải hoàn thành các chương trình, thời gian đào tạo và các khối giáo dục kiến thức đại cương và chuyên ngành như đã quy định tại “Quy định tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh” (ban hành kèm theo Quyết định số 1407/ĐHKT­TCHC do Hiệu trưởng ký ngày 03/9/2009). Đến nay, Trường đang thực hiện học chế tín chỉ đối với các bậc, hệ đào tạo: Đại học chính quy; Liên thông đại học chính quy; Văn bằng hai chính quy và Cao học. ­ Theo học chế tín chỉ, người học phải tích cực trong việc tự học, nghiên cứu, bổ sung kiến thức, trình độ ngoại ngữ và trau dồi các kỹ năng hỗ trợ. Người học phải biết tư duy, lập luận có hệ thống, áp dụng phương pháp luận một cách sáng tạo.

VI A. Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ đạt được ở hệ đại học chính quy (Căn cứ Quy định chuẩn đầu ra của sinh viên hệ đại học chính quy,. ban hành kèm theo Quyết định số 2410/QĐ­ĐHKT­KT­ĐBCL ngày 30/12/2008 của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM)

1 Ngành Kinh tế § Kiến thức ­ Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức và tri thức về kinh tế phát triển, am hiểu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để giải quyết các vấn đề về kinh tế phát sinh từ thực tế của ngành, địa phương và doanh nghiệp để ra các quyết định về mặt chính sách, định hướng phát triển, hoạch định các giải pháp kinh tế cho các tổ chức đặt trong bối cảnh vi mô và vĩ mô mà nền kinh tế đang diễn ra; ­ Sinh viên tốt nghiệp theo từng chuyên ngành sẽ nắm được các quy trình cụ thể về phân tích dự án đầu tư, phân tích hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, phân tích thẩm định giá, phân tích chính sách kinh tế, xây dựng kế hoạch phát triển, phân tích và thẩm định dự án đầu tư; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế.

§ Kỹ năng ­ Có kỹ năng phân tích và nghiên cứu cơ bản nhằm xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong tổ chức liên quan đến chuyên ngành đào tạo; kỹ năng phân tích, tổng hợp, dự báo và trình bày thông tin một cách độc lập;

8

­ Tiếp cận và thích nghi với thị trường lao động; kỹ năng làm việc hiệu quả theo nhóm; ­ Tổ chức công việc và giao tiếp hiệu quả với các cá nhân, tổ chức liên quan.

§ Trình độ ngoại ngữ ­ Sinh viên các chuyên ngành có trình độ TOEIC tối thiểu 450 điểm (tiếng Anh) hoặc đạt trình độ DELF A2 (tiếng Pháp) sau khi tốt nghiệp ra trường; sinh viên phân khoa tiếng Pháp đạt trình độ DELF B1.

2 Ngành Quản trị kinh doanh

§ Kiến thức Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức cập nhật và tiên tiến về: ­ Quản trị kinh doanh (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) ở các doanh nghiệp trong nước và quốc tế; ­ Có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế.

§ Kỹ năng ­ Tư duy: Sinh viên tốt nghiệp có tư duy chiến lược tốt và có những quyết định đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức; ­ Nhân sự: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc, tổ chức động viên, điều khiển cá nhân và tập thể nhằm khai thác tối đa khả năng của nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức; ­ Chuyên môn, nghiệp vụ: Sinh viên tốt nghiệp có các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ như: quản trị sản xuất, quản trị ngoại thương, thương mại, du lịch, kinh doanh quốc tế, quản trị chất lượng, quản trị marketing, quản trị hành chính văn phòng…

§ Trình độ ngoại ngữ Sinh viên các chuyên ngành Ngoại thương, Du lịch, Kinh doanh quốc tế có trình độ TOEIC tối thiểu 550 điểm (tiếng Anh); sinh viên phân khoa tiếng Pháp và sinh viên các chuyên ngành Ngoại thương, Du lịch, Kinh doanh quốc tế học tiếng Pháp đạt trình độ DELF B1 (tiếng Pháp); sinh viên các chuyên ngành còn lại có trình độ TOEIC tối thiểu 450 điểm (tiếng Anh) hoặc đạt trình độ DELF A2 (tiếng Pháp) sau khi tốt nghiệp.

3 Ngành Tài chính­ Ngân hàng

§ Kiến thức ­ Sinh viên được trang bị kiến thức hiện đại về tài chính­ngân hàng và kỹ năng chuyên môn một cách có hệ thống; biết vận dụng những nội dung tác nghiệp chuyên sâu tại các công ty, ngân hàng, các tổ chức tài chính khu vực công cũng như khu vực tư nhân và có khả năng phân tích chính sách ở tầm vĩ mô; ­ Các nội dung lý thuyết được kết hợp với rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc học tập mang tính mô phỏng, được thực hiện thông qua các phần mềm chuyên biệt, giúp sinh viên có khả năng

9

nắm bắt, hiểu biết sâu sắc hoạt động thực tế trong quản trị tài chính ở các doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng như hoạt động của thị trường chứng khoán; ­ Có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp và phân tích dữ liệu kinh tế­tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô, phục vụ cho nhu cầu công việc; ­ Làm việc độc lập và làm việc hiệu quả theo nhóm; ­ Thuyết trình, trình bày ý tưởng một cách thuyết phục; ­ Viết báo cáo, lập dự án và bảo vệ dự án

§ Trình độ ngoại ngữ ­ Sinh viên các chuyên ngành có trình độ TOEIC tối thiểu 450 điểm (tiếng Anh) hoặc đạt trình độ DELF A2 (tiếng Pháp) sau khi tốt nghiệp; sinh viên phân khoa tiếng Pháp đạt trình độ DELF B1.

4 Ngành Kế toán­ Kiểm toán

§ Kiến thức ­ Nắm vững các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán­kiểm toán; am hiểu các quy trình kế toán­kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; có khả năng hoạch định các chính sách kế toán­kiểm toán; tham gia nghiên cứu soạn thảo chế độ kế toán; ­ Có khả năng tổ chức, điều hành công tác kế toán thuộc các cấp độ khác nhau của các lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế; ­ Có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, xử lý được các tình huống kế toán­kiểm toán phát sinh trong thực tế; tạo lập được hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin kế toán đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng sử dụng công nghệ thông tin kế toán­kiểm toán; ­ Có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế.

§ Kỹ năng ­ Xử lý công việc chuyên môn và nghiên cứu độc lập, sáng tạo; ­ Làm việc theo nhóm hiệu quả, giải quyết mối quan hệ trong nhóm để thực hiện các mục tiêu đã đề ra; ­ Kỹ năng, kỹ thuật thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin liên quan đến lĩnh vực công tác.

§ Trình độ ngoại ngữ ­ Sinh viên các chuyên ngành có trình độ TOEIC tối thiểu 450 điểm (tiếng Anh) hoặc đạt trình độ DELF A2 (tiếng Pháp) sau khi tốt nghiệp ra trường; sinh viên phân khoa tiếng Pháp đạt trình độ DELF B1.

5 Ngành hệ thống § Kiến thức

10

thông tin quản lý Sinh viên tốt nghiệp có đủ các kiến thức về: ­ Hệ thống thông tin quản lý và công nghệ thông tin: Hiểu và vận dụng các mô hình thông tin quản lý cũng như các lý thuyết trong công nghệ thông tin, cho phép phân tích, thiết kế, xây dựng, triển khai, quản trị và kiểm soát các hệ thống thông tin quản lý; ­ Kinh tế: Bổ trợ cho khối kiến thức chuyên ngành, hiểu và vận dụng các lý thuyết kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quản trị hệ thống… nhằm triển khai hiệu quả các dự án hệ thống thông tin; ­ Quản trị: Hiểu và vận dụng các mô hình tổ chức, các phương thức ra quyết định và nhu cầu thông tin của tổ chức; ­ Toán kinh tế, toán tài chính và thống kê: Hiểu và vận dụng các lý thuyết về mô hình toán kinh kế, toán tài chính và thống kê, xây dựng các mô hình dự báo, thống kê, hệ thống thông tin quản lý và tài chính phát sinh, nhằm đạt hiệu quả trong công tác dự báo; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng giải quyết vấn đề: Biết mô hình hoá các hệ thống thông tin quản lý, đặt ra các bài toán cụ thể và giải quyết trong quy trình phát triển hệ thống; ­ Làm việc nhóm: Biết phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành công việc được giao đúng yêu cầu; ­ Quản trị hệ thống: Làm chủ và kiểm soát được hệ thống, giải quyết các sự cố phát sinh theo các lược đồ đã học; ­ Truyền đạt thông tin: Biết đọc và lập mô hình hệ thống thông tin quản lý; có khả năng trình bày ý kiến của mình một cách lưu loát và dễ hiểu.

§ Trình độ ngoại ngữ ­ Sinh viên các chuyên ngành có trình độ TOEIC tối thiểu 450 điểm (tiếng Anh) hoặc đạt trình độ DELF A2 (tiếng Pháp) sau khi tốt nghiệp ra trường; sinh viên phân khoa tiếng Pháp đạt trình độ DELF B1.

6 Ngành Kinh tế chính trị

§ Kiến thức Sinh viên tốt nghiệp có năng lực: ­ Phân tích, đánh giá và tham gia hoạch định các chính sách kinh tế. Nắm vững nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn kinh tế. Hiểu biết sâu sắc đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm công tác giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng; làm cán bộ tổ chức, tuyên huấn ở các cơ quan Đảng, chính quyền, các doanh nghiệp nhà nước; ­ Có kiến thức rộng về lĩnh vực kinh tế­xã hội; ­ Có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế.

11

§ Kỹ năng ­ Thuyết trình và truyền đạt thông tin; ­ Giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong lĩnh vực chuyên môn của mình; ­ Hoạch định những chính sách kinh tế của ngành, của địa phương…

§ Trình độ ngoại ngữ ­ Sinh viên tốt nghiệp có trình độ TOEIC tối thiểu 450 điểm (tiếng Anh) hoặc đạt trình độ DELF A2 (tiếng Pháp) sau khi tốt nghiệp; sinh viên phân khoa tiếng Pháp đạt trình độ DELF B1.

7 Ngành Luật học (chuyên ngành Luật Kinh doanh)

§ Kiến thức ­ Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật học (chuyên ngành Luật Kinh doanh) có kiến thức cơ bản và chuyên môn về pháp luật trong hoạt động kinh doanh, trên cơ sở kiến thức về kinh tế và quản trị kinh doanh; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. ­ Có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế.

§ Kỹ năng ­ Nghiên cứu, tiếp cận các vấn đề về pháp luật trong kinh doanh; ­ Đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh; ­ Tổ chức công việc.

§ Trình độ ngoại ngữ Sinh viên tốt nghiệp có trình độ TOEIC tối thiểu 450 điểm (tiếng

Anh) hoặc đạt trình độ DELF A2 (tiếng Pháp) sau khi tốt nghiệp; sinh viên phân khoa tiếng Pháp đạt trình độ DELF B1.

B. Kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ ở hệ đại học liên thông chính quy (căn cứ Quy định chuẩn đầu ra của sinh viên hệ liên thông đại học chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 2309/QĐ­ĐHKT­KT­ĐBCL ngày 11/10/2011 của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM)

1 Ngành Quản trị kinh doanh

§ Kiến thức ­ Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức hiện đại về quản trị kinh doanh (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) ở các doanh nghiệp trong nước và quốc tế; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng tư duy: Sinh viên tốt nghiệp có tư duy chiến lược tốt và có

12

những quyết định đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức; ­ Kỹ năng nhân sự: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc, tổ chức động viên, điều khiển cá nhân và tập thể nhằm khai thác tối đa khả năng của nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức; ­ Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ: Sinh viên tốt nghiệp có các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ như quản trị sản xuất, quản trị ngoại thương, thương mại, du lịch, kinh doanh quốc tế, quản trị chất lượng, quản trị marketing, quản trị hành chính văn phòng…

2 Ngành Tài chính­ Ngân hàng

§ Kiến thức Sinh viên được trang bị kiến thức hiện đại về tài chính ­ ngân hàng và kỹ năng chuyên môn một cách có hệ thống; biết vận dụng những nội dung có tính chất chuyên sâu thuộc về tác nghiệp ở các công ty, ngân hàng, tổ chức tài chính khu vực công cũng như khu vực tư, mà còn đạt khả năng phân tích chính sách ở tầm vĩ mô; ­ Các nội dung lý thuyết còn được kết hợp với rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên thông qua việc học tập mang tính mô phỏng được thực hiện thông qua các phần mềm chuyên biệt để giúp sinh viên có khả năng nắm bắt, hiểu biết sâu sắc hoạt động thực tế trong quản trị tài chính ở các doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng như hoạt động của thị trường chứng khoán; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp và phân tích dữ liệu kinh tế ­ tài chính vĩ mô cũng như vi mô phục vụ cho nhu cầu công việc; ­ Kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc hiệu quả theo nhóm; ­ Kỹ năng thuyết trình, trình bày ý tưởng một cách thuyết phục; kỹ năng viết báo cáo, lập dự án và bảo vệ dự án.

3 Ngành Kế toán § Kiến thức ­ Nắm vững các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán – kiểm toán; am hiểu các quy trình kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; ­ Có đủ khả năng tổ chức, điều hành công tác kế toán thuộc các cấp độ khác nhau của các lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế; ­ Có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, xử lý được các tình huống kế toán­kiểm toán phát sinh trong thực tế; tạo lập được hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin kế toán đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng sử dụng công nghệ thông tin kế toán – kiểm toán; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn

13

phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng xử lý công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo; ­ Kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả, giải quyết mối quan hệ trong nhóm để thực hiện các mục tiêu đã đề ra; ­ Kỹ năng và kỹ thuật thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin liên quan đến lĩnh vực công tác.

4 Ngành Hệ thống thông tin quản lý

§ Kiến thức ­ Kiến thức về Hệ thống thông tin quản lý và Công nghệ thông tin: hiểu và vận dụng các mô hình thông tin quản lý cũng như các lý thuyết trong công nghệ thông tin cho phép phân tích, thiết kế, xây dựng, triển khai, quản trị và kiểm soát các hệ thống thông tin quản lý;­ Kiến thức về Kinh tế: bổ trợ cho khối kiến thức chuyên ngành, hiểu và vận dụng các lý thuyết kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quản trị hệ thống, nhằm triển khai hiệu quả một dự án hệ thống thông tin về mặt kinh tế; ­ Kiến thức về quản trị: hiểu và vận dụng các mô hình tổ chức, các phương thức ra quyết định và nhu cầu thông tin của tổ chức; ­ Kiến thức về Toán kinh tế, Toán tài chính và Thống kê: hiểu và vận dụng các lý thuyết về mô hình Toán kinh kế, Toán tài chính và Thống kê, xây dựng các mô hình dự báo, các mô hình thống kê, các mô hình hệ thống thông tin quản lý, các mô hình tài chính phái sinh, nhằm đạt hiệu quả trong công tác dự báo; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng giải quyết vấn đề: biết mô hình hoá các hệ thống thông tin quản lý, đặt ra các bài toán cụ thể và giải quyết trong quy trình phát triển hệ thống; ­ Kỹ năng làm việc nhóm: biết phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành công việc được giao đúng yêu cầu; ­ Kỹ năng quản trị hệ thống: làm chủ và kiếm soát được hệ thống, giải quyết các sự cố phát sinh theo các lược đồ đã được học; ­ Kỹ năng truyền đạt thông tin: biết đọc và lập mô hình hệ thống thông tin quản lý, có khả năng trình bày ý kiến của mình một cách lưu loát và dễ hiểu.

C. Kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ đạt được ở hệ đại học văn bằng 2 chính quy (căn cứ Quy định chuẩn đầu ra của sinh viên hệ văn bằng 2 chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 2308/QĐ­ĐHKT­KT­ĐBCL ngày 11/10/2011 của Trường Đại học

14

Kinh tế TP.HCM) 1 Ngành Kinh tế § Kiến thức

­ Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức và tri thức về kinh tế phát triển, am hiểu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để giải quyết các vấn đề về kinh tế phát sinh từ thực tế của ngành, địa phương và doanh nghiệp để ra các quyết định về mặt chính sách, định hướng phát triển, hoạch định các giải pháp kinh tế cho các tổ chức đặt trong bối cảnh vi mô và vĩ mô mà nền kinh tế đang diễn ra; ­ Sinh viên tốt nghiệp theo từng chuyên ngành sẽ nắm được các quy trình cụ thể về phân tích dự án đầu tư, phân tích hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, phân tích thẩm định giá, phân tích chính sách kinh tế, xây dựng kế hoạch phát triển, phân tích và thẩm định dự án đầu tư; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng phân tích và nghiên cứu cơ bản nhằm xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong tổ chức liên quan đến chuyên ngành đào tạo; kỹ năng phân tích tổng hợp dự báo và trình bày thông tin một cách độc lập; ­ Kỹ năng tiếp cận và thích nghi với thị trường lao động; kỹ năng làm việc hiệu quả theo nhóm; ­ Kỹ năng tổ chức công việc và giao tiếp tốt với các cá nhân, tổ chức có liên quan.

2 Ngành Quản trị kinh doanh

§ Kiến thức ­ Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức hiện đại về quản trị kinh doanh (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) ở các doanh nghiệp trong nước và quốc tế; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng tư duy: Sinh viên tốt nghiệp có tư duy chiến lược tốt và có những quyết định đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức; ­ Kỹ năng nhân sự: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc, tổ chức động viên, điều khiển cá nhân và tập thể nhằm khai thác tối đa khả năng của nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức; ­ Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ: Sinh viên tốt nghiệp có các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ như quản trị sản xuất, quản trị ngoại thương, thương mại, du lịch, kinh doanh quốc tế, quản trị chất lượng, quản trị marketing, quản trị hành chính văn phòng…

15

3 Ngành Tài chính­ Ngân hàng

§ Kiến thức ­ Sinh viên được trang bị kiến thức hiện đại về tài chính ­ ngân hàng và kỹ năng chuyên môn một cách có hệ thống; biết vận dụng những nội dung có tính chất chuyên sâu thuộc về tác nghiệp ở các công ty, ngân hàng, tổ chức tài chính khu vực công cũng như khu vực tư, mà còn đạt khả năng phân tích chính sách ở tầm vĩ mô; ­ Các nội dung lý thuyết còn được kết hợp với rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên thông qua việc học tập mang tính mô phỏng được thực hiện thông qua các phần mềm chuyên biệt để giúp sinh viên có khả năng nắm bắt, hiểu biết sâu sắc hoạt động thực tế trong quản trị tài chính ở các doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng như hoạt động của thị trường chứng khoán; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp và phân tích dữ liệu kinh tế ­ tài chính vĩ mô cũng như vi mô phục vụ cho nhu cầu công việc; ­ Kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc hiệu quả theo nhóm; ­ Kỹ năng thuyết trình, trình bày ý tưởng một cách thuyết phục; kỹ năng viết báo cáo, lập dự án và bảo vệ dự án.

4 Ngành Kế toán § Kiến thức ­ Nắm vững các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán­kiểm toán; am hiểu các quy trình kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; ­ Có đủ khả năng tổ chức, điều hành công tác kế toán thuộc các cấp độ khác nhau của các lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế; ­ Có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, xử lý được các tình huống kế toán­kiểm toán phát sinh trong thực tế; tạo lập được hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin kế toán đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng sử dụng công nghệ thông tin kế toán – kiểm toán; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định củaTrường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng xử lý công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo; ­ Kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả, giải quyết mối quan hệ trong nhóm để thực hiện các mục tiêu đã đề ra; ­ Kỹ năng và kỹ thuật thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin liên quan đến lĩnh vực công tác.

16

5 Ngành Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế chính trị)

§ Kiến thức ­ Sinh viên tốt nghiệp có năng lực phân tích đánh giá và tham gia hoạch định các chính sách kinh tế. Nắm vững nguyên lý của chủ nghĩa Mác­Lênin, có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn kinh tế. Hiểu biết sâu sắc đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm công tác giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng; làm cán bộ tổ chức, tuyên huấn ở các cơ quan Đảng, chính quyền, các doanh nghiệp nhà nước; ­ Có những kiến thức rộng về lĩnh vực kinh tế ­ xã hội; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ khả năng thuyết trình và truyền đạt thông tin; ­ Kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra trong lĩnh vực chuyên môn của mình; ­ Kỹ năng hoạch định những chính sách kinh tế của ngành, địa phương.

6 Ngành Luật (chuyên ngành Luật Kinh doanh)

§ Kiến thức ­ Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật (chuyên ngành Luật Kinh doanh) có kiến thức cơ bản và chuyên môn về pháp luật trong hoạt động kinh doanh, trên cơ sở kiến thức về kinh tế và quản trị kinh doanh; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng nghiên cứu tiếp cận các vấn đề về pháp luật trong kinh doanh; ­ Kỹ năng đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh; ­ Kỹ năng tổ chức công việc.

D. Kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ đạt được ở hệ đại học vừa làm vừa học (căn cứ Quy định chuẩn đầu ra của sinh viên hệ đại học vừa làm vừa học, ban hành kèm theo Quyết định số 2307/QĐ­ĐHKT­KT­ĐBCL ngày 11/10/2011 của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM)

1 Ngành Kinh tế § Kiến thức ­ Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức và tri thức về kinh tế phát triển, am hiểu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để giải quyết các vấn đề về kinh tế phát sinh từ thực tế của ngành, địa phương và doanh nghiệp để ra các quyết định về mặt chính sách, định hướng

17

phát triển, hoạch định các giải pháp kinh tế cho các tổ chức đặt trong bối cảnh vi mô và vĩ mô mà nền kinh tế đang diễn ra; ­ Sinh viên tốt nghiệp theo từng chuyên ngành sẽ nắm được các quy trình cụ thể về phân tích dự án đầu tư, phân tích hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, phân tích thẩm định giá, phân tích chính sách kinh tế, xây dựng kế hoạch phát triển, phân tích và thẩm định dự án đầu tư; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng phân tích và nghiên cứu cơ bản nhằm xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong tổ chức liên quan đến chuyên ngành đào tạo; kỹ năng phân tích tổng hợp dự báo và trình bày thông tin một cách độc lập; ­ Kỹ năng tiếp cận và thích nghi với thị trường lao động; kỹ năng làm việc hiệu quả theo nhóm; ­ Kỹ năng tổ chức công việc và giao tiếp tốt với các cá nhân, tổ chức có liên quan.

2 Ngành Quản trị kinh doanh

§ Kiến thức ­ Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức hiện đại về quản trị kinh doanh (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) ở các doanh nghiệp trong nước và quốc tế; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng tư duy: Sinh viên tốt nghiệp có tư duy chiến lược tốt và có những quyết định đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức; ­ Kỹ năng nhân sự: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc, tổ chức động viên, điều khiển cá nhân và tập thể nhằm khai thác tối đa khả năng của nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức; ­ Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ: Sinh viên tốt nghiệp có các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ như quản trị sản xuất, quản trị ngoại thương, thương mại, du lịch, kinh doanh quốc tế, quản trị chất lượng, quản trị marketing, quản trị hành chính văn phòng…

3 Ngành Tài chính­ Ngân hàng

§ Kiến thức ­ Sinh viên được trang bị kiến thức hiện đại về tài chính ­ ngân hàng và kỹ năng chuyên môn một cách có hệ thống; biết vận dụng những nội dung có tính chất chuyên sâu thuộc về tác nghiệp ở các công ty, ngân hàng, tổ chức tài chính khu vực công cũng như khu vực tư, mà còn đạt khả năng phân tích chính sách ở tầm vĩ mô;

18

­ Các nội dung lý thuyết còn được kết hợp với rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên thông qua việc học tập mang tính mô phỏng được thực hiện thông qua các phần mềm chuyên biệt để giúp sinh viên có khả năng nắm bắt, hiểu biết sâu sắc hoạt động thực tế trong quản trị tài chính ở các doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng như hoạt động của thị trường chứng khoán; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp và phân tích dữ liệu kinh tế ­ tài chính vĩ mô cũng như vi mô phục vụ cho nhu cầu công việc; ­ Kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc hiệu quả theo nhóm; ­ Kỹ năng thuyết trình, trình bày ý tưởng một cách thuyết phục; kỹ năng viết báo cáo, lập dự án và bảo vệ dự án.

4 Ngành Kế toán § Kiến thức ­ Nắm vững các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán­kiểm toán; am hiểu các quy trình kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; ­ Có đủ khả năng tổ chức, điều hành công tác kế toán thuộc các cấp độ khác nhau của các lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế; ­ Có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, xử lý được các tình huống kế toán­kiểm toán phát sinh trong thực tế; tạo lập được hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin kế toán đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng sử dụng công nghệ thông tin kế toán­kiểm toán; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng xử lý công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo; ­ Kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả, giải quyết mối quan hệ trong nhóm để thực hiện các mục tiêu đã đề ra; ­ Kỹ năng và kỹ thuật thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin liên quan đến lĩnh vực công tác.

5 Ngành Hệ thống thông tin quản lý

§ Kiến thức ­ Kiến thức về hệ thống thông tin quản lý và công nghệ thông tin: hiểu và vận dụng các mô hình thông tin quản lý cũng như các lý thuyết trong công nghệ thông tin cho phép phân tích, thiết kế, xây dựng, triển khai, quản trị và kiểm soát các hệ thống thông tin quản lý;

19

­ Kiến thức về kinh tế: bổ trợ cho khối kiến thức chuyên ngành, hiểu và vận dụng các lý thuyết kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quản trị hệ thống,.. nhằm triển khai hiệu quả một dự án hệ thống thông tin về mặt kinh tế; ­ Kiến thức về quản trị: hiểu và vận dụng các mô hình tổ chức, các phương thức ra quyết định và nhu cầu thông tin của tổ chức; ­ Kiến thức về toán kinh tế, toán tài chính và thống kê: hiểu và vận dụng các lý thuyết về mô hình toán kinh kế, toán tài chính và thống kê, xây dựng các mô hình dự báo, các mô hình thống kê, các mô hình hệ thống thông tin quản lý, các mô hình tài chính phái sinh, nhằm đạt hiệu quả trong công tác dự báo; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng giải quyết vấn đề: biết mô hình hoá các hệ thống thông tin quản lý, đặt ra các bài toán cụ thể và giải quyết trong quy trình phát triển hệ thống; ­ Kỹ năng làm việc nhóm: biết phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành công việc được giao đúng yêu cầu; ­ Kỹ năng quản trị hệ thống: làm chủ và kiếm soát được hệ thống, giải quyết các sự cố phát sinh theo các lược đồ đã được học; ­ Kỹ năng truyền đạt thông tin: biết đọc và lập mô hình hệ thống thông tin quản lý, có khả năng trình bày ý kiến của mình một cách lưu loát và dễ hiểu.

6 Ngành Luật Kinh doanh

§ Kiến thức ­ Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật (chuyên ngành Luật Kinh doanh) có kiến thức cơ bản và chuyên môn về pháp luật trong hoạt động kinh doanh, trên cơ sở kiến thức về kinh tế và quản trị kinh doanh; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh; ­ Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý tốt các nghiệp vụ văn phòng trong môi trường làm việc quốc tế; ­ Sinh viên đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra theo quy định của Trường.

§ Kỹ năng ­ Kỹ năng nghiên cứu tiếp cận các vấn đề về pháp luật trong kinh doanh; ­ Kỹ năng đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh; ­ Kỹ năng tổ chức công việc.

VII Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp ở các trình độ theo các ngành đào tạo 1 Bậc sau đại học Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các viện nghiên

cứu, các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp Trung ương đến địa

20

phương (các bộ, vụ, viện), các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực nhà nước và tư nhân, các công ty liên doanh và các tổ chức quốc tế…; có năng lực nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu độc lập; tham gia hoạch định, đề xuất các chính sách, dự án ở tầm vĩ mô và vi mô; tham gia giảng dạy tại các trường đại học, viện và các đại học…

2 Bậc đại học 2.1 Ngành Kinh tế ­ Chuyên ngành Kinh tế học: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể

công tác tại viện nghiên cứu kinh tế, làm việc tại: các định chế tài chính trong nước và quốc tế; các cơ quan quản lý nhà nước; các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân; tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…

­ Chuyên ngành Kinh tế kế hoạch và đầu tư: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể công tác tại: các cơ quan quản lý nhà nước, (các bộ, ủy ban nhà nước, ủy ban nhân dân…); các viện nghiên cứu, trường đại học khối kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất; các tổng công ty, doanh nghiệp và các tổ chức, chương trình nghiên cứu, hỗ trợ phát triển . ­ Chuyên ngành Kinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý vĩ mô cấp Trung ương, cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu; phòng tổ chức, quản trị nhân sự của các bộ, cơ quan… thuộc thành phố và địa phương; các công ty, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

­ Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các sở nông­lâm­thủy sản; sở địa chính, sở kế hoạch và đầu tư; phòng kế hoạch cấp quận, huyện, thị xã…; các viện nghiên cứu kinh tế, viện nghiên cứu liên quan đến nông­lâm­thủy sản và phát triển nông thôn; các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành; các công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu nông­lâm­thủy sản; các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo của Chính phủ và của các tổ chức quốc tế; các ngân hàng có hoạt động liên quan đến nông nghiệp và nông thôn.

­ Chuyên ngành Kinh tế thẩm định giá: Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại: các trung tâm và chi nhánh thẩm định giá; các công ty kiểm toán nhà nứơc và tư nhân; các sàn giao dịch bất động sản; các trung tâm đấu giá thuộc phòng thi hành án (Sở Tư pháp); các phòng vật giá, trung tâm dịch vụ thẩm định giá và bán đấu giá (Sở Tài chính).

­ Chuyên ngành Kinh tế bất động sản: Sinh viên tốt nghiệp có thể tìm cơ hội việc làm với công việc như chuyên viên tẩhm định gái bất động sản; cố vấn phát triển bất động sản; chuyên viên quản lý đầu tư và bất động sản; chuyên viên chính sách công.

21

2.2 Ngành Quản trị kinh doanh

­ Các chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp và Quản trị chất lượng: Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế.

­ Các chuyên ngành Thương mại và Marketing: Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước về thương mại; các công ty thương mại, xuất­nhập khẩu, dịch vụ, sản xuất, thương mại; các công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài.

­ Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp với môi trường kinh doanh toàn cầu và các nền văn hoá khác nhau.

­ Chuyên ngành Ngoại thương: Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất­nhập khẩu, các công ty liên doanh, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các cơ quan quản lý nhà nước; các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế và quan hệ đối ngoại.

­ Chuyên ngành Du lịch: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu liên hợp vui chơi và giải trí…); các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các tổ chức đào tạo, nghiên cứu chuyên ngành.

2.3 Ngành Tài chính­ Ngân hàng

­ Chuyên ngành Tài chính nhà nước: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý tài chính ở tầm vĩ mô (Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, các sở tài chính, các cục và chi cục thuế, kho bạc…).

­ Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các công tác liên quan đến lĩnh vực quản trị tài chính­kế toán, kinh doanh tiền tệ, thẩm định dự án, kinh doanh và đầu tư chứng khoán tại các tổ chức tài chính; công ty kiểm toán; các công ty kinh doanh trong và ngoài nước.

­ Chuyên ngành Kinh doanh bảo hiểm: Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các tổ chúc bảo hiểm, cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ Lao động­Thương binh và Xã hội…); các tổ chức tài chính trung gian (ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ…) và các tổ chức kinh tế­xã hội khác.

­ Các chuyên ngành Ngân hàng và Chứng khoán: Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các ngân hàng khu vực công và tư nhân; các công ty tài chính và các tổ chức tín dụng khác.

2.4 Ngành Kế toán­ Kiểm toán

­ Các chuyên ngành Kế toán và Kiểm toán: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính; các ngân hàng, công ty kinh doanh trong nước và đa quốc gia.

22

2.5 Ngành Hệ thống thông tin quản lý

­ Các chuyên ngành Toán kinh tế và Toán tài chính: Sinh viên tốt nghiêp có thể làm việc tại các công ty tài chính, các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng, trung tâm giao dịch chứng khoán, các trường đại học và cơ quan nhà nước.

­ Chuyên ngành Thống kê: Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ quan thống kê cấp quận, huyện, tỉnh và tổng cục cũng như các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khác trong nền kinh tế quốc dân trong việc thu thập, phân tích và xử lý số liệu; từ đó, đưa ra các dự báo thống kê ngắn và dài hạn.

­ Chuyên ngành Tin học quản lý: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các bộ phận tin học, quản trị hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, ngân hàng… Ngoài ra, sinh viên còn có khả năng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thiết kế và xây dựng phần mềm…

­ Chuyên ngành Thống kê kinh doanh: Sinh viên tốt nghiệp có năng lực lập kế hoạch nghiên cứu, thiết kế và tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu và có thể làm việc tại: các tổ chức, công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu; tham gia huấn luyện công tác thống kê tại các các cơ sở đào tạo; thành lập, tổ chức cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường và kinh doanh tiếp thị.

2.6 Ngành Kinh tế chính trị

Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia nghiên cứu và quản lý kinh tế tại các viện, các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước; tham gia giảng dạy kinh tế chính trị tại các trường đại học, cao đẳng…

2.7 Ngành Luật học ­ Chuyên ngành Luật Kinh doanh: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các toà án kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân; các trung tâm trọng tài thương mại; các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.