thiết kế mạng

13
Câu 1. Trình bày quy trình thiết kế một mạng máy tính? Theo bạn thì công đoạn nào là quan trọng nhất? Tại sao? a. Thu thập yêu cầu của khách hàng Mục đích nhằm xác định mong muốn của khách hàng trên mạng mà chúng ta sắp xây dựng. Những câu hỏi cần được trả lời trong giai đoạn này là: Bạn thiết lập mạng để làm gì? sử dụng nó cho mục đích gì? Các máy tính nào sẽ được nối mạng? Những người nào sẽ được sử dụng mạng, mức độ khai thác sử dụng mạng của từng người / nhóm người ra sao? Trong vòng 3-5 năm tới bạn có nối thêm máy tính vào mạng không, nếu có ở đâu, số lượng bao nhiêu ? Phương pháp thực hiện: bạn phải phỏng vấn khách hàng, nhân viên các phòng mạng có máy tính sẽ nối mạng.. Phải biết cách đặt câu hỏi và tổng hợp thông tin. Một công việc cũng hết sức quan trọng trong giai đoạn này là “Quan sát thực địa” Trong quá trình phỏng vấn và khảo sát thực địa, đồng thời ta cũng cần tìm hiểu yêu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận trong cơ quan khách hàng, mức độ thường xuyên và lượng thông tin trao đổi. Điều này giúp ích ta trong việc chọn băng thông cần thiết cho các nhánh mạng sau này. b. Phân tích yêu cầu

Upload: anon415010354

Post on 21-Dec-2015

28 views

Category:

Documents


9 download

DESCRIPTION

Tài liệu về thiết kế mạng

TRANSCRIPT

Page 1: Thiết Kế Mạng

Câu 1. Trình bày quy trình thiết kế một mạng máy tính? Theo bạn thì công đoạn nào

là quan trọng nhất? Tại sao?

a. Thu thập yêu cầu của khách hàng

Mục đích nhằm xác định mong muốn của khách hàng trên mạng mà chúng ta sắp

xây dựng. Những câu hỏi cần được trả lời trong giai đoạn này là:

Bạn thiết lập mạng để làm gì? sử dụng nó cho mục đích gì?

Các máy tính nào sẽ được nối mạng?

Những người nào sẽ được sử dụng mạng, mức độ khai thác sử dụng mạng

của từng người / nhóm người ra sao?

Trong vòng 3-5 năm tới bạn có nối thêm máy tính vào mạng không, nếu có

ở đâu, số lượng bao nhiêu ?

Phương pháp thực hiện: bạn phải phỏng vấn khách hàng, nhân viên các phòng

mạng có máy tính sẽ nối mạng.. Phải biết cách đặt câu hỏi và tổng hợp thông tin.

Một công việc cũng hết sức quan trọng trong giai đoạn này là “Quan sát thực địa”

Trong quá trình phỏng vấn và khảo sát thực địa, đồng thời ta cũng cần tìm hiểu yêu

cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận trong cơ quan khách hàng, mức độ

thường xuyên và lượng thông tin trao đổi. Điều này giúp ích ta trong việc chọn băng thông

cần thiết cho các nhánh mạng sau này.

b. Phân tích yêu cầu

- xây dựng bảng “Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng”, trong đó xác định rõ những vấn

đề sau:

Những dịch vụ mạng nào cần phải có trên mạng ? (Dịch vụ chia sẻ tập tin, chia

sẻ máy in, Dịch vụ web, Dịch vụ thư điện tử, Truy cập Internet hay không?, ...)

Mô hình mạng là gì? (Workgoup hay Client / Server? ...)

Mức độ yêu cầu an toàn mạng.

Ràng buộc về băng thông tối thiểu trên mạng.

c. Thiết kế giải pháp

- Cung cấp chi tiết giải pháp về vật lý cho kiến trúc mạng.

- Thiết kế các tài liệu và bản vẽ kỹ thuật của HT mạng, lựa chọn nhà cung cấp thiết

bị và dịch vụ lựa chon thiết bị.

- Thiết kế giải pháp để thỏa mản những yêu cầu đặt ra trong “bảng đặc tả yêu cầu

hệ thống mạng”, dựa vào các yếu tố sau:

Kinh phí dành cho hệ thống mạng.

Công nghệ phổ biến trên thị trường.

Page 2: Thiết Kế Mạng

Thói quen về công nghệ của khách hàng.

Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng.

Ràng buộc về pháp lý.

Tùy thuộc vào mỗi khách hàng cụ thể mà thứ tự ưu tiên, sự chi phối của các yếu tố

sẽ khác nhau dẫn đến giải pháp thiết kế sẽ khác nhau. Giai đoạn này bao gồm:

Thiết kế sơ đồ mạng ở mức logic:

- Chọn lựa mô hình mạng ( Workgroup, Client/Server).

- Giao thức sử dụng, thiết đặt cấu hình cho các thành phần nhận dạng mạng.

Chọn HĐH và các phần mền ứng dụng: Dựa vào các yếu tố sau

- Giá thành phần mềm của giải pháp.

- Sự quen thuộc của khách hàng với phần mềm

- Sự quen thuộc của người xây dựng mạng với phần mềm

d. Cài đặt mạng và kiểm thử(kiểm thử thiết kế)

Khi bản thiết kế đã được thẩm định, bước kế tiếp là tiến hành lắp đặt phần cứng và

cài đặt phần mềm mạng theo thiết kế.

Lắp đặt phần cứng: Đi dây mạng và lắp đặt các thiết bị kết nối mạng (Hub, SW, R).

Cài đặt và cấu hình phần mềm:

- Cài đặt HĐH cho các Server,các máy trạm.

- Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng

- Tạo người dùng, phân quyền sử dụng mạng cho người dùng.

Theo thiết kế ở mức logic

e. Kiểm thử mạng: Kiểm tra sự vận hành của mạng:

Trước tiên, kiểm tra sự nối kết giữa các máy tính với nhau. Sau đó, kiểm tra hoạt

động của các dịch vụ, khả năng truy cập của người dùng vào các dịch vụ và mức độ an

toàn của hệ thống.

Nội dung kiểm thử dựa vào bảng đặc tả yêu cầu mạng đã được xác định lúc đầu.

f. Bảo trì hệ thống

Mạng sau khi đã cài đặt xong cần được bảo trì một khoảng thời gian nhất định để

khắc phục những vấn đề phát sinh xảy trong tiến trình thiết kế và cài đặt mạng.

phân tích yêu cầu quan trọn nhất vì nó cung cấp nèn tảng cho tất cả các quyết định

kiến trúc và thiết kế để làm theo.

Câu 2. Trình bày các nội dung chính trong 1 tài liệu thiết kế mạng? (Các loại tài liệu)

a. Tài liệu lưu trữ:

- Cho phép người dùng không chuyên nhanh chóng nắm bắt các mô hình mạng.

Page 3: Thiết Kế Mạng

- Giúp phát triển mạng theo kế hoạch và cách thức có cấu trúc ,cho phép sử dụng

ngân sách hiện có tốt nhất.

- Hỗ trợ nười khác tham gia vào mạng bằng cách cho họ xem sét chính xác những

gì đã đặt ra

- Cung cấp công cụ giúp xác định vị trí lỗi

- Hỗ trợ bảo hiểm phục hồi

b. Chi tiết các bảng ghi

- Bảng vẽ trình bày vị trí cáp

- Kích thước và khoảng chiếm dụng của ống cáp

- Chi tiết về năng lực của các loại cáp và các đầu nối

- Chi tiết về loại kết nối hoặc ổ cắm ở hai đầu dây cáp

- Bảng ghi tên và vị trí oulet, chứng nhận thực hiện sơ đồ hiển thi mối quan hệ của

các thiết bị trong mạng với nhau, cấu hình card mạng máy trạm

- Các bảng ghi dây nối và đầu cắm

- Quản tri hệ thống, bảo trì và sưa chữa

c. Các bản ghi dây nối và đầu cắm

- Được lưu giữ lại ở mỗi bảng vá lỗi or kết nối ngang.

- Dùng để xác định các mqhệ giữa Hub và các cổng của SW, cổng nối dây & các

thiết bị đầu cuối.

d. Quản trị hệ thống

- Người quản trị HT sử dụng phần mềm NOS (hệ điều hành mạng) để thực hiện các

tác vụ như sao lưu tập tin, giữ cho lưu lượng mạng ổn định, giao tiếp với máy in, Internet

& với các máy tính khác.

- Khi HT bị treo QTHT se khôi phục lại trạng thái làm việc như trước.

- Khoảng thời gian và kỹ năng cần thiết của QTHT phụ thuộc vào kích cở của

mạng.

e. Bảo trì và sửa chữa

tùy thuộc quy mô mạng để có biện pháp phù hợp (ủy quyền cho nhân viên công ty or hợp

đồng với nhà cung cấp d/vụ)

Câu 3. Trình bày một số lưu ý trong quá trình thiết kế hạ tầng cáp mạng?

- Tính thống nhất: Một hệ thống cáp có cấu trúc phải giống nhau cho hệ thống cáp

dữ liệu, thoại và video

- Hỗ trợ cho nhiều nhà cung cấp thiết bị: Một tiêu chuẩn dựa trên hệ thống cáp sẽ

hỗ trợ ứng dung và phần cứng.

Page 4: Thiết Kế Mạng

- Đơn giản hoá di chuyển, bổ sung, thay đổi_hệ thống cáp hổ trợ bất kì thay đổi

trong hệ thống

Câu 4. Người ta thường sử dụng phương thức kết nối nào để kết nối WAN cho các

doanh nghiệp vừa và nhỏ? Hãy trình bày một phương thức kết nối WAN mà bạn

biết?

(Câu này ko biết, mấy pro xem lại mà sửa cho nhanh, phần dưới đây có thể sai...)

Đường thuê bao (leased line). Đây là phương pháp cũ nhất, là phương pháp truyền

thống nhất cho sự nối kết vĩnh cửu. Bạn thuê đường dây từ công ty điện thoại (trực tiếp

hoặc qua nhà cung cấp dịch vụ). Bạn cần phải cài đặt một "Chanel Service Unit" (CSU) để

nối đến mạng T, và một "Digital Service Unit" (DSU) để nối đến mạng chủ (primary) hoặc

giao diện mạng.

ISDN (Integrated Service Digital Nework). Sử dụng đường điện thoại số thay vì

đường tương tự. Do ISDN là mạng dùng tín hiệu số, bạn không phải dùng một modem để

nối với đường dây mà thay vào đó bạn đang phải dùng một thiết bị gọi là "codec" với

modem có khả năng chạy ở 14.4 kbit/s. ISSDNthích hợp cho cả hai trường hợp cá nhân và

tổ chức. Các tổ chức có thể quan tâm hơn đến ISDN có khả năng cao hơn ("primary"

ISDN) với tốc độ tổng cộng bằng tốc độ 1.544 Mbit/s của đường T1. Cước phí khi sử dụng

ISDN được tính theo thời gian, một số trường hợp tính theo lượng dữ liệu được truyền đi

và một số thì tính theo cả hai.

CATV link. Công ty dẫn cáp trong khu vực của bạn có thể cho bạn thuê một "chỗ"

trên đường cáp của họ với giá hấp dẫn hơn với đường điện thoại. Cần phải biết những thiết

bị gì cần cho hệ thống của mình và độ rộng của dải mà bạn sẽ được cung cấp là bao nhiêu.

Cũng như việc đóng góp chi phí với những khách hàng khác cho kênh liên lạc đó và như

thế nào. Một dạng kỳ lạ hơn được đưa ra với tên gọi là mạng "lai" ("hybrid" Network), với

một kênh CATV được sử dụng để lưu thông theo một hướng và một đường ISDN hoặc gọi

số sử dụng cho đường trở lại. Nếu muốn cung cấp thông tin trên Internet, bạn phải xác định

chắc chắn rằng "kênh ngược" của bạn đủ khả năng phục vụ cho nhu cầu thông tin của

khách hàng của bạn.

( Theo Minh):

Các phương thức kết nối WAN:

1. Mạng chuyền mạch kênh:

1.1. Chuyển mạch tương tự (Analog

1.2. Chuyển mạch số (Digital):

1.2.1.Thuê kênh riêng (Leased lines)

Page 5: Thiết Kế Mạng

1.2.2.Công nghệ xDSL

2. Mạng chuyển mạch gói:

2.1. Chuyển mạch gói theo đường xác định

2.2. Kết nối dùng ATM

2.3. Kết nối dùng Frame Relay

2.4. Kết nối dùng dịch vụ chuyển mạch nhiều Megabit

2.5. Kết nối dùng X.25

Chọn một cái mà trình bày

Câu 5. Trình bày các khái niệm MDF (Main Distribution Facility) và IDF

(Intermediate Distribution Facility)? Việc triển khai đấu nối MDF và IDF như thế

nào?

- MDF: Trong 1 tòa nhà, người ta chọn ra 1 phòng đặc biệt để lắp đặt các thiết

bịmạng như Hub, SW, Router hay các bảng cắm dây. Người ta gọi phòng này là “nơi phân

phối chính ” - MDF

- IDF: Khi chiều dài từ máy tính đến điểm tập trung nối kết lớn hơn 100m ta cần

phải thêm nhiều điểm tập trung nối kết khác, điểm tập trung nối kết thứ 2 được gọi là “noi

phân phối trung gian” - IDF

- Đấu nối MDF và IDF

Sử dụng MDF cho các mạng có đường kính nhỏ hơn 200m

Sử dụng thêm các IDF cho các mạng có đường kính lớn hơn 200m

Có thể nối các IDF về 1 MDF cần sử dụng thêm các patch panel kết nối

chéo chiều đứng (VCC)

Dây cable nối giữa 2 VCC patch panel được gọi là cáp chiều đứng

Chúng có thể là cable xoắn đôi nếu khoảng cách giữa chúng ko lớn hơn

100m, người lại phải là cable quang khi khaongr cách lớn hơn 100m

Tốc độ cable chiều đứng thường là 100 hay 1000Mbps

Câu 6. Nêu các chức năng cơ bản của các thiết bị mạng lớp 1, 2, và 3?

1. NIC

- Là Adapter (bộ điều hợp) được cài đặt trên MT để cung cấp điểm kêt nối vơi

mạng MT.

- Hoạt động ở layer 1&2 trong mô hình OSI.

- Trên NIC chứa Address MAC

2. REPEATER

- Bộ lặp – hoạt động ở layer 1.

Page 6: Thiết Kế Mạng

- Repeater có 2 cổng IN & OUT

Chức năng:

- Bù suy hao tín hiệu bằng cách chuyển tiếp tất cả các tín hiệu đến từ cổng IN tới

cổng OUT sau khi đã khuếch đại.

Repeater ko xử lý các tín hiệu mà nó chỉ loại các tín hiệu méo, nhiễu, khuếch đại

tín hiệu đã suy hao.

- Repeater có 2 loại:

+ điện: tín hiệu 2 đầu là điện

+điện quang: 1 đầu cáp điện 1 đầu cáp quang.

3. HUB

Hoạt động như 1 multiport repeater lặp lại và khuếch đại tín hiệu điện sang tất cả

các cổng kết nối tới nó.

- 1 Hub có từ 4->24 cổng or nhiều hơn.

- Với mạng hình sao Hub đóng vai trò như là trung tâm của mạng

- Hub có 3 loại: Passive Hub, Active Hub, Smart (Interlligent) Hub.

4. BRIDGE

- Hoạt động ở layer 2

- Bridge đc sử dụng phổ biến để làm cầu nối giữa 2 mạng Ethernet.

- HĐ: Bridge quan sát các gói tin trên mọi mạng, khi thấy 1 gói tin từ 1 máy tính

thuộc mạng này chuyển tới 1 MT ở mạng khác, Bridge sẽ sao chép & gửi gói tin tới mạng

đích.

- Bridge được sử dụng trong các trường hợp sau:

+ Mỡ rộng mạng hiện tại khi đã đạt tới k/c tối đa.

+ Giãm bớt tắc nghẽn mạng

+ Nối các mạng có giao thức khác loại

5. SWITCH

- HĐ ở layer 2&3

Nhiệm vụ:

- Quyết định khi nào chuyển tiếp 1 frame hay khi nào phải lọc frame đó, dựa trên

địa chỉ MAC.

- Học các đ/chỉ MAC bằng cách kiểm tra đ/chỉ MAC nguồn của mỗi frame nhận

được.

- Tạo môi trường ko có vòng lặp sử dụng giải thuật STP.

6. ROUTER

Page 7: Thiết Kế Mạng

- HĐ ở layer 3 mô hình OSI

Mục đích:

- Phân cách mạng MT thành các Segment riêng biệt để giãm đụng độ, giãm

Broadcast & thực hiện các c/năng bảo mật.

- Kết nối các mạng MT, kết nối các user với mạng MT ở k/c xa với nhau thông

qua các đường truyền thông.

- 2 chức năng chính của Router là Routing & Switching.

Câu 7. Tại sao phải phân đoạn mạng máy tính? Trình bày 2 khái niệm “Miền quảng

bá” và “Miền xung đột”? Để phân đoạn mạng người ta thường sử dụng các thiết bị

nào?

a. Mục đích của phân đoạn mạng

Mục đích là phân chia băng thông hợp lý đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng trong

mạng. Đồng thời tận dụng hiệu quả nhất băng thông đang có. Để thực hiện tốt điều này cần

hiểu rõ khái niệm: miền xung đột ( collition domain ) và miền quảng bá (broadcast

domain) 

b. Miền xung đột (còn được gọi là miền băng thông – bandwidth domain)

Hiện tượng xung đột xảy ra khi hai trạm trong cùng một phân  đoạn mạng đồng

thời truyền khung. Miền xung  đột được định nghĩa là vùng mạng mà trong đó các khung

phát ra có thể gây xung đột với nhau. Càng nhiều trạm trong cùng một miền xung đột thì sẽ

làm tăng sự xung đột và làm giảm tốc độ truyền, vì thế mà miền xung đột còn có thể gọi là

miền băng thông (các trạm trong cùng miền này sẽ chia sẻ băng thông của miền).

c. Miền quảng bá (broadcast domain)

Miền quảng bá được định nghĩa là tập hợp các thiết bị mà trong đó khi một thiết bị

phát đi một khung quảng bá (khung broadcast) thì tất cả các thiết bị còn lại đều nhận được.

Khi sử dụng các thiết bị kết nối khác nhau, ta sẽ phân chia mạng thành các miền

xung đột và miền quảng bá khác nhau.

Phân đoạn mạng bằng repeater,bridge,router,switch

Câu 8. Trình bày các đặt trưng cơ bản của mạng WLAN? Hiện nay người ta thường

triển khai mạng WLAN theo các mô hình nào? Vẽ sơ đồ minh họa?

- Wlan là một mạng dùng để kết nối hai hay nhiều máy tính với nhau mà không sử

dụng dây dẫn.wlan dùng công nghẹ trải phổ,sử dụng sóng vô tuyến cho phép truyền thông

giữa các thiết bị trong một vùng nào đó còn gọi là basic Service Set.Nó giúp cho người sử

dụng có thể di chuyển trong một vùng bao phủ rộng mà vẫn kết nối được với mạng.

Wireless LAN thường sử dụng băng tần ISM

Page 8: Thiết Kế Mạng

Các chuẩn thông dụng của Wlan : Hiện nay tiêu chuẩn chính của wlan là

IEEE802.11.một số chuẩn thông dụng như 802.11a,802.11b,802.11g…

Khác:

Các đặt trưng cơ bản của mạng WLAN:

- Sự tiện lơi: mạng ko dây cũng như HT mạng thông thường, nó cho phép người truy

xuất tài nguyên mạng ở bất cứ nơi đâu trong khu cực được triễ khai(nhà hay văn

phòng). Phù hợp với việc sử dụng Lap.

- Khả năng di động: Với sự phát triển của mạng ko dây công công, người dùng có thể

truy nhập Internet ở bất cứ nơi đâu (cafe chẳng hạn)

- Tính hiệu quả: Người dùng có thể truy cập kết nối mạng khi họ di chuyển từ nơi này

đến nơi khác.

- Triển khai: Việc thiết lập mạng ko dây ban đầu chỉ cần ít nhất 1 điểm truy cập (AP).

Với mạng dùng cáp phải tốn thêm chi phí và có thể gặp khó khăn khi triển khai HT cáp

ở nhiều nơi trong tòa nhà.

- Khả năng mỡ rộng: mạng ko dây có thể đáp ứng tức thì khi gia tăng số lượng nguwoif

dùng. Với HT mạng dùng cáp cần phải gắn thêm cáp.

Các mô hình WLAN hiện nay:

1. AD – HOC

2. Mô hình mạng cơ sở

Page 9: Thiết Kế Mạng

3. Mô hình mạng mỡ rộng