seo với google webmaster tools

27
SEO với Google Webmaster Tools: P1 22:27 Được đăng bởi battocentre.com Nhiều webmaster có tâm lý tin theo những gì Google trình bày về giải pháp Marketing trên các công cụ tìm kiếm. Điều này cũng hợp lý vì Google chiếm một thị phần không nhỏ nếu không muốn nói là "ông trùm" trong thế giới tìm kiếm. Trong chiến lược SEO của mình, việc tìm hiểu những điều website của mình được cho phép, khuyến khích và không được cho phép bởi Google là một điều tất yếu. Thật may mắn là với Google Webmaster Tools, webmaster có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian nghiên cứu của mình để tập trung tìm kiếm và chỉnh sửa website thích hợp và dễ dàng. Công cụ này là một trong những công cụ theo dõi và bổ trợ phát triển website tốt nhất hiện nay được rất nhiều webmaster tin dùng. Trong bài viết này, babyinternet sẽ cố gắng hướng dẫn các bạn làm chủ công cụ này để tiến hành công việcSEO của mình hiệu quả hơn. Cũng cần nhắc lại là Google Webmaster Tools chỉ là một công cụ tham khảo chứ không phải là tất cả những gì Google cung cấp cũng như có yếu tố quyết định tiên quyết. Việc phát triển website đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu sự quản trị bằng đầu óc của bạn. Setup Google Webmaster Tools Để cài đặt Google Webmaster Tools bạn cần có một tài khoản Google, mình nghĩ việc đăng ký một tài khoản Google đối với một webmaster có lẽ là việc không quá khó khăn nên sẽ không nói về phần này nữa nhé. Một khi đã có tài khoản Google, bạn có thể bắt đầu công việc cài đặt Google Webmaster Tools bằng cacbs truy cập và đăng nhập vào công cụ này bằng cách truy cập vào trang chủ Google Webmaster Tools. Sau khi đăng nhập, bạn có thể thêm website của mình vào danh sách các website quản trị theo hình dưới đây:

Upload: nguyen-khanh

Post on 27-May-2015

1.701 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Seo với google webmaster tools

SEO với Google Webmaster Tools: P122:27 Được đăng bởi battocentre.com

Nhiều webmaster có tâm lý tin theo những gì Google trình bày về giải pháp

Marketing trên các công cụ tìm kiếm. Điều này cũng hợp lý vì Google chiếm một

thị phần không nhỏ nếu không muốn nói là "ông trùm" trong thế giới tìm kiếm.

Trong chiến lược SEO của mình, việc tìm hiểu những điều website của mình

được cho phép, khuyến khích và không được cho phép bởi Google là một điều

tất yếu.

Thật may mắn là với Google Webmaster Tools, webmaster có thể tiết kiệm được khá

nhiều thời gian nghiên cứu của mình để tập trung tìm kiếm và chỉnh sửa website thích

hợp và dễ dàng. Công cụ này là một trong những công cụ theo dõi và bổ trợ phát triển

website tốt nhất hiện nay được rất nhiều webmaster tin dùng.

Trong bài viết này, babyinternet sẽ cố gắng hướng dẫn các bạn làm chủ công cụ này

để tiến hành công việcSEO của mình hiệu quả hơn. Cũng cần nhắc lại là Google

Webmaster Tools chỉ là một công cụ tham khảo chứ không phải là tất cả những gì

Google cung cấp cũng như có yếu tố quyết định tiên quyết. Việc phát triển website đòi

hỏi có sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu sự quản trị bằng đầu óc

của bạn.Setup Google Webmaster Tools

Để cài đặt Google Webmaster Tools bạn cần có một tài khoản Google, mình nghĩ việc

đăng ký một tài khoản Google đối với một webmaster có lẽ là việc không quá khó khăn

nên sẽ không nói về phần này nữa nhé. Một khi đã có tài khoản Google, bạn có thể bắt

đầu công việc cài đặt Google Webmaster Tools bằng cacbs truy cập và đăng nhập vào

công cụ này bằng cách truy cập vào trang chủ Google Webmaster Tools.

Sau khi đăng nhập, bạn có thể thêm website của mình vào danh sách các website quản

trị theo hình dưới đây:

Page 2: Seo với google webmaster tools

Một vài bạn sẽ đưa ra câu hỏi rằng chúng ta nên thêm một URL có WWW hay non-

WWW ? Câu trả lời là cái nào cũng được. Trước đây, chúng ta có sự phân biệt về 2

URL bởi Google cho rằng 2 URL này là khác nhau. Tuy nhiên, hiện Google Webmaster

đã có thể đồng nhất được 2 kết quả trả về từ 2 URL này như một bởi một phần tùy

chỉnh mà mình sẽ nói đến trong bài viết sau.Xác nhận chủ quyền Website

Đây là việc bắt buộc phải làm để Google biết rằng bạn là chủ nhân thực sự của website

nhằm đưa ra những kết quả. Nếu bạn không verify tài khoản của mình với website, các

số liệu sẽ không được cung cấp cho bạn.

Hiện Google Webmaster Tools cung cấp 3 hình thức xác nhận chủ quyền website:

1. Hoặc bạn thêm một đoạn thẻ Meta được Google Webmaster Tools cung cấp vào

phần header của website.

2. Hoặc bạn upload một file HTML lên Webroot để xác định bạn là chủ nhân của

Hosting mà website đang chạy.

3. Hoặc bạn bổ sung một DNS record để xác nhận bạn là chủ nhân của Domain

được sử dụng.

Nhìn chung cả 3 hình thức này đều có giá trị ngang nhau. Nếu bạn sử dụng nhiều file

HTML có header riêng biệt hoặc thường xuyên thay đổi giao diện thì hình thức thứ 2 có

vẻ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn. Nếu không bạn có thể chọn hình thức thức nhất. Riêng

hình thức thứ 3 khá rối đối với các bạn chưa có kinh nghiệm quản trị domain. Hình thức

thứ 3 cũng tiêu tốn của bạn một thời gian nhất định để DNS cập nhật lại, để nhanh

chóng tôi thường chọn cách thứ nhất hoặc thứ hai cho lẹ :D .

Sau khi lựa chọn một hình thức thích hợp cho mình, bạn làm theo hướng dẫn được

Google Webmaster Tools cung cấp tương ứng với hình thức ấy và nhấn vào

Page 3: Seo với google webmaster tools

nút Verify để xác nhận bạn là chủ nhân thực sự của website. Nếu không có vấn đề gì

xảy ra, website của bạn sẽ được Verified và bạn có thể nhìn thấy các thông số liên

quan đến website của mình.Dashboard

Sau khi xác nhận chủ quyền website, webmaster có thể tìm thấy phần thông tin này.

Đây là phần thông tin thống kê cơ bản nhất về một số tính năng cũng như những gì

đang nổi bật trên website của bạn. Phần thống kê này là một trang thu nhỏ của các tiện

ích của công cụ trong webmaster tools. Một khi nhìn thấy phần thông tin này nghĩa là

việc setup của bạn đã hoàn tất.

Trong phần tiếp theo mình sẽ cố gắng trình bày các tính năng của Webmaster Tools,

mời các bạn đón đọc tiếp Seo với :  (Hướng dẫn SEO với Google Webmaster Tools :

P2)

Chúc các bạn thành công.

Page 4: Seo với google webmaster tools

SEO với Google Webmaster Tools : P2,23:00 Được đăng bởi battocentre.com

Trong phần trước, mình giới thiệu với các bạn về Google Webmaster Tools và

cách thức đăng ký tài khoản Google Webmaster Tools. Phần này, chúng ta sẽ

nghiên cứu tính năng đầu tiên trong các hạng mục tính năng mà Google

Webmaster Tools cung cấp: tính năng Site Configuration.Site Configuration

Với tính năng Site Configuration bạn có thể xem và cấu chỉnh một số thành phần liên

quan đến website sao cho có lợi nhất cho website của bạn trên Google. Các hạng mục

bạn có thể xem và chỉnh sửa bao gồm:

1. Sitemaps.

2. Crawler Access.

3. Sitelinks.

4. Change of Address.

5. Settings.

Chúng ta sẽ giành thời gian tìm hiểu từng tính năng một trong công cụ Site

Configuration này.Sitemaps

Submit site map thành công

Chúng ta đã từng nghe nói đến file sitemap.xml và tác dụng điều hướng của nó đối với

các spider khi nó truy cập website. Công cụ Sitemaps được nói đến ở đây là một công

cụ hỗ trợ spider nhận biết các sitemap được bạn thêm vào website mà không phải có

tên sitemap.xml như đã nói ở trên. Một khi bạn thêm vào một sitemap, spider sẽ tìm

Page 5: Seo với google webmaster tools

kiếm dựa theo các sitemap này dù bạn đặt tên nó như thế nào đi nữa.

Một mẹo nhỏ mà bạn nên quan tâm, đó là mỗi khi website bạn có sự thay đổi về mặt

nội dung hoặc cấu trúc. Bạn nên ngay lập tức update sitemap và submit lại sitemap này

lên Google Webmaster Tools để các spider nhanh chóng crawl lại website của bạn.

Điều này không những giúp spider của cập nhật được những trang nằm sâu bên trong

cấu trúc web dễ dàng mà còn khiến spider quay lại trang của bạn sớm hơn dự kiến của

nó.

Một trường hợp cũng thường xảy ra mà bạn cũng nên lưu ý đó là tình trạng không

đồng nhất giữa các liên kết mà bạn submit trong sitemap với số lượng trang được index

thực tế. Không phải mọi liên kết trong sitemap đều được index, nguyên nhân có thể là

có nhiều nhưng thường gặp nhất là vấn đề truy cập của spider vào trang đó gặp khó

khăn. Nếu số lượng này chênh lệch quá lớn, bạn nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân và khắc

phục ngay khi có thể.Crawler Access

Phần thông tin này cho phép bạn xem và chỉnh sửa cách mà spider truy cập vào trang

bạn, những vùng nào spider được phép truy cập, những vùng nào không. Bạn có thể

tìm thấy file robots.txt cuối cùng mà spider đọc được trên trang web của mình tại đây,

ngoài ra Google Webmaster Tools còn cung cấp cho bạn một công cụ tạo file robots.txt

nếu bạn không rõ về nó.

Page 6: Seo với google webmaster tools

Truy cập các spider vào trang web chúng ta

Remove link index ra khỏi chỉ mục google

Ngoài ra, với công cụ này, bạn cũng có thể gỡ bỏ các  URL đã được spider index khỏi

các trang tìm kiếm nếu các trang đó có những thông tin mà bạn không mong muốn

người dùng tìm thấy. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ một URL có thể tốn thời gian lên đến 90

Page 7: Seo với google webmaster tools

ngày tùy vào tốc độ cập nhật của Google. Do đó, nếu bạn không mong muốn 1 trang

hoặc một danh sách trang nào đó, bạn nên sử dụng file robots.txt sẽ tốt hơn.Sitelinks

Tính năng này có lẽ rất ít bạn được dùng đến vì không phải site nào  Google cũng có

sitelinks cho nó. Tính năng sitelinks chỉ hoạt động sau một thời gian nhất định và 

Google công nhận sitelinks mà thôi.  Ngay cả VNWebmaster.COM hiện này cũng chưa

có sitelinks.

Sitelink của một trang web

Một công cụ tuyệt vời mà Google Webmaster  Tools cung cấp đó là khả năng giúp bạn 

Edit sitelinks của website mình nếu bạn có sitelinks:

Chỉnh sửa sitelink

Và nếu bạn không hài lòng hoặc không muốn sử dụng một sitelink nào đó, bạn có thể

block nó lại.

Page 8: Seo với google webmaster tools

Block sitelink

Change of Address

Tính năng này cho phép bạn dễ dàng thay đổi các kết quả tìm kiếm sang một site mới

nếu bạn muốn đổi domain của mình. Việc này giúp bạn duy trì các kết quả tìm kiếm cũ

trên trang tìm kiếm đồng thời giữ được PageRank.  Tuy nhiên, không phải tất cả đều

được giữ nguyên như nguyên mẫu ban đầu, điều này phụ thuộc vào cách mà bạn thực

hiện đựa trên những hướng dẫn được Webmaster Tools dưa ra.

Thay đổi địa chỉ web page khi chuyển sang tên miềm mới

Settings

Đây có lẽ là phần yêu thích nhất của mình đây  

Page 9: Seo với google webmaster tools

Phần này cho phép bạn cấu hình lại một số thông tin đối với kết quả tìm kiếm cũng như

cấu chỉnh cách mà spider truy cập và tìm kiếm dữ liệu trên website. Hãy cùng tìm hiểu

một số tính năng nổi bật:

- Geographic target: Nếu website của bạn hướng đến một đối tượng cụ thể về mặt địa

lý bạn có thể tùy chỉnh đến quốc gia đó.  Nếu tên miền của bạn có dạng .com/.net...

nhưng bạn lại muốn hướng đến một quốc gia cụ thể nào đó thì hãy chọn nó.  Nếu

không cứ để nguyên.

- Rreferred domain: chúng ta đã biết về sự khác nhau của tên miền có www và không

có www (non-www) và chúng ta có xu hướng lựa chọn một tên miền để thực hiện

website. Nhưng thật không may là có đôi lúc bạn quên rằng giữa chúng có sự khác

nhau nên trong website đôi lúc có sự lẫn lộn giữa các  URL có www và non-www. Bằng

cách lựa chọn loại tên tên nào làm tên miền chính.  Bạn sẽ giúp Google biết được tên

miền nào là tên miền chủ đạo trên website và các kết quả trên công cụ tìm kiếm có thể

được tùy chỉnh lại theo sở thích của bạn.

- Crawl Rate: bản thân  Nhân rất yêu thích tính năng này vì nó giúp mình có thể điều

chỉnh lại tỉ lệ và tốc độ thu thập dữ liệu tùy thuộc vào tình trạng website của mình.

Chúng ta đều công nhận rằng không phải website nào cũng được sở hữu một server

chạy độc lập và một nguồn tài nguyên băng thông dồi dào. Việc cho các spider truy cập

website có thể ngốn một nguồn tài nguyên không nhỏ của website khiến cho website

của bạn bị hết banwidth hoặc bị treo giữa chừng.  Bằng cách tùy chỉnh tốc độ làm viết

Page 10: Seo với google webmaster tools

của spider trên website của mình, chúng ta có thể tránh được các spider quá "chăm

chỉ" làm tốn băng thông server của chúng ta

Điều chỉnh truy cập cho spider

- Parameter Handling: Không phải site nào cũng có điều kiện tối ưu hóa đường dẫn 

URL cho đẹp mắt và giúp cho spider dễ dàng di chuyển. Những site không có điều kiện

làm việc đó thường gặp không ít khó khăn khi được index dữ liệu.  Trường hợp này

chúng ta hay gặp ở các diễn đàn.

Tính năng  Parameter Handling có thể giúp các webmaster đỡ lo lắng phần nào bằng

cách giúp bạn thông báo cho spider biết những thành phần nào trên  URL có thể bỏ

qua mà không làm ảnh hưởng đến việc hiển thị đúng trang cần thiết rất tốt cho những

web site làm Seo.

Page 11: Seo với google webmaster tools

Chỉnh đường dẫn cho Url

Page 12: Seo với google webmaster tools

SEO với Google Webmaster Tools: P323:21 Được đăng bởi battocentre.com

Vậy là chúng ta đã setup những thuộc tính cần thiết để website có thể làm việc

tốt với các spider cũng như cấu chỉnh lại tốc độ truy cập của spider sao cho

không làm ảnh hưởng quá lớn đối với với vấn đề truy cập của người dùng. Hôm

nay chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu phần tiếp theo của công cụ Google

Webmaster Tools: Your site on Web.

Your site on the Web

Hạng mục You site on site on the Web cung cấp cho bạn những thông tin và biểu đồ

phát triển website của bạn trong thời gian qua. Nếu bạn đang sử dụng tài khoản Google

Analytics thì có lẽ những biểu đồ được cung cấp bởi Google Webmaster Tools có lẽ là

sẽ không đủ và không làm hài lòng bạn. Tuy nhiên, ở mức độ nào đó nó cũng có một

giá trị nhất định.

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu về những thông tin do hạng mục này cung cấp:

1. Top search Queries.

2. Links to your site.

3. Keywords.

4. Internal Links.

5. Subscriber stats.

Top search Queries.

Phần thông tin này cung cấp cho bạn những thông tin về những từ khóa được người

dùng sử dụng để tìm kiếm website bạn. Trước khi đi sâu tìm hiểu về Top Search

Queries mình muốn nhắc các bạn rằng kết quả trả về của phần này là không chính xác

hoàn toàn. Mình cũng không rõ tại sao lại có sự khác biệt này, tuy nhiên kết quả trả về

của Google Analytics không giống với Google Webmaster Tools, do đó sẽ có một sự

khác biệt nào đó.

Những từ khóa được liệt kê ở đây, có nghĩa là những từ khóa mà website của bạn đã

được tối ưu hóa để hiển thị nó ở mức tốt nhất chứ không có nghĩa là những từ khóa

Page 13: Seo với google webmaster tools

khác không phải là từ khóa tiềm năng của bạn. Do đó, bạn có thể sử dụng công cụ này

để tìm hiểu xem việc từ khóa bạn chọn đã được tối ưu hóa tốt hay chưa.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm ở Google Analytics.

Tỉ lệ Click so với số lần hiển thị web site trên SE

- Cột Impression cho bạn biết số lần người dùng tìm kiếm có thể tìm thấy kết quả từ

website của bạn trên công cụ tìm kiếm.

- Cột Clicks cho bạn biết số lần người dùng nhấp vào trang web của bạn từ công cụ

tìm kiếm.

- Cột CTR là tỉ lệ lần hiển thị so với số lượng Click.

Dựa vào các số liệu này, bạn có thể so sánh và đo lường được kết quả tìm kiếm, triển

khai các chiến dịch tối ưu hóa từ khóa, các chiến dịch SEO… hiệu quả hơn trên công

cụ tìm kiếm.

Trong mục này, bạn có thể có nhiều lựa chọn để lọc dữ liệu của mình như theo các

thiết bị truy cập (điện thoại, PC, Hình Ảnh, Smartphone, search từ trang Image…). Bây

giờ, bạn có thể theo dõi và xem xét các dữ liệu. Mình nghĩ rằng những kết quả được

cung cấp có thể là rất có ích cho chiến lược SEO của bạn.

Page 14: Seo với google webmaster tools

Những kết quả được Google Webmaster Tools cung cấp theo keyword có thể giúp bạn

tìm thấy vị trí hiện tại của từ khóa trên công cụ tìm kiếm cũng như trang web mục tiêu.

Links to your site

Nếu sử dụng một query tìm kiếm :

link:http://seohanam.blogspot.com

Kết quả trả về cho bạn không thể hiển thị chính xác số lượng linkbacks về website bạn

được. Nói cách khác, bạn đừng bao giờ mong chờ một kết quả chính xác

các linkbacks về website của mình thông qua công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, với Google

Webmaster Tools, bạn sẽ có được một kết quả chính xác hơn.

Link trên trang web của bạn

Page 15: Seo với google webmaster tools

Không chỉ giúp bạn xác định số backlinks hiện có của website bạn, công cụ này còn

cho bạn biết được số lượng liên kết cụ thể của từng trang. Tiếc một chút vì Google

không cho bạn biết những backlinks này có liên hệ với PageRank của website hay

không nhưng dù sao cũng thật tuyệt vời vì bạn xác định được chính xác backlinks của

mình.

Để tìm kiếm thêm thông tin liên quan đến backlink cụ thể nào đó, bạn hãy nhấp vào

phần thông tin chi tiết của từng backlinks. Danh sách cụ thể các trang có chứa liên kết

đến trang bạn có lẽ sẽ là thông tin hữu ích cho bạn.

SEO với Google Webmaster Tools: P423:30 Được đăng bởi battocentre.com

Trong bài này, chúng ta sẽ giành thời gian nghiên cứu tiếp một số thành phần

của Your site on the web đã được nói trong bài viết trước. Trong bài viết trước

chúng ta đã nghiên cứu về công cụ Search Queries và Links to your site. Chúng

ta sẽ tiếp tục với các phần còn lại của mục này.

Your site on the web (phần tiếp theo)

Các mục của bài viết này:

1. Search queries

2. Links to your site

3. Keywords

4. Internal links.

5. Subscriber stats

Keywords:

Page 16: Seo với google webmaster tools

Trang này liệt kê tất cả các từ khóa được bạn sử dụng thường xuyên trên toàn bộ trang

web, những từ khóa này được trình bày cùng với tỉ lệ nó xuất hiện trên website bao

gồm cả những từ ngữ thông dụng như "của", "và", "nhưng"... Thông tin này cho biết

những từ nào thường xuyên xuất hiện trên website của bạn.

Nếu từ khóa mục tiêu của bạn không có ở những vị trí xuất hiện nhiều nhất (nghĩa là

những vị trí đầu tiên trong bản danh sách) bạn nên dành thời gian để tối ưu hóa những

từ khóa này đồng thời bổ sung nội dung hơn nữa và chú ý đưa những keyword này

xuất hiện thường xuyên hơn. Việc chúng xuất hiện ở bảng danh sách này có ý nghĩa rất

lớn trong kế hoạch SEO

Page 17: Seo với google webmaster tools

Nếu nhấp vào một keyword nào đó, bạn có thể xem được tổng số lần xuất hiện của

keyword đó trên website của bạn và "Top URLs" có chứa keyword đó. Tuy nhiên, bản

thân mình cũng chẳng hiểu Google sử dụng những tiêu chí nào để đánh giá "Top

URLs".

Internal links

Tính năng này tương tự tính năng Links to your site. Tuy nhiên, thay vì hiển thị các liên

kết từ các website khác đến website bạn nó hiển thị các liên kết trong trang web của

bạn. Đây là danh sách các liên kết chéo giữa các trang trong website.

Page 18: Seo với google webmaster tools

Bên trái, cũng giống như Links to your site, bạn có danh sách các URL. Còn bên phải là

số lần các liên kết xuất hiện trong nội bộ trang. Bạn được cung cấp thêm một bộ lọc

giúp bạn tìm kiếm các URL theo tên miền phụ hoặc tên miền chính. Nhấp vào số lượng

liên kết, bạn sẽ nhận được danh sách các URL có chứa liên kết đó.

Đây là một nguồn dữ liệu quan trọng giúp bạn phân tích và đánh giá các liên kết chéo

trong trang và cấu trúc nội bộ của trang. Bởi tính chất quan trọng của trang, những

trang quan trọng bạn nên giành cho nó một số lượng liên kết nhiều hơn những trang

khác và giảm dần đối với những trang ít quan trọng.

Nếu bạn không tìm thấy các liên kết trong các trang bạn cho là quan trọng, bạn nên

giành thời gian để bổ sung các liên kết nội bộ đến trang này.

Subscriber stats

Phần này giúp bạn xem nhanh các RSS của trang mình và số lượng người dùng đăng

ký sử dụng RSS của bạn qua Google. Bạn có thêm một tùy chọn submit trang này như

một Sitemap nếu muốn.

Page 19: Seo với google webmaster tools

SEO với Google Webmaster Tools: P523:39 Được đăng bởi battocentre.com

Trong các bài viết trước về Google Webmaster Tools, chúng ta đã nghiên cứu

những tính năng phổ biến mà công cụ này cung cấp cho webmaster. Trong bài

này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm một tính năng khá hay và cần thiết. Đó

chính là Diagnostics.

Diagnostics

Những công cụ được tính năng này cung cấp bao gồm:

1. Mailware.

2. Crawl error

3. Crawl stats

4. HTML suggestions

Mailware

Mailware có thể hiểu là một phần mềm hoặc một đoạn mã lập trình nào đó gây hại cho

máy tính người dùng được tìm thấy trên website bạn. Có thể, việc các phần mềm độc

hại này được đính kèm theo trang web khi tải xuống không phải là chủ ý của bạn nhưng

không phải là không có. Trường hợp thường xảy ra nhất là khi server chứa website của

bạn bị virus hay chính website của bạn bị hacker chiếm quyền điều khiển và thêm vào

trên trang bạn một số phần mềm độc hại nào đó. Ảnh hưởng của việc này có thể làm

website của bạn mất vị trí trên công cụ tìm kiếm cũng như thay vì truy cập vào website

người dùng sẽ nhận được một thông báo có phần mềm gây hại. Thiệt hại của việc này

thì ai cũng biết rồi phải không !

Thật may mắn là website của mình chưa từng được Google Webmaster Tools thông

báo rằng có một phần mềm hoặc một đoạn mã độc nào chạy trên website mình. Tất cả

những gì mình nhận được từ Google Webmaster Tools là một thông báo "Google

không tìm thấy bất kỳ đoạn mã nào có hại trên website của bạn". Và mình cũng hi vọng

là không bao giờ Google thay đổi thông báo này :D.

Crawl Errors

Tính năng này cho bạn một thống kê những sai sót đang cản trở sự hoạt động của các

spider trên site bạn. Nói cách khác là những khó khăn của spider trong việc thu thập dữ

Page 20: Seo với google webmaster tools

liệu từ website. Có 4 tab cho phép bạn tìm kiếm các lỗi trong quá trình crawl của 4 loại

spider khác nhau: Web, Mobile CHTML, Mobile WML/XHTML và News.

Trong mỗi trang này cung cấp cho bạn các lỗi như lỗi Sitemap, lỗi 404(not found),

Unreachable... Nhấp vào từng lỗi, bạn sẽ có một mô tả chi tiết về lỗi này do các spider

cung cấp lại. Việc nắm rõ các lỗi này giúp bạn tối ưu hóa lại các liên kết cũng như chỉnh

sửa lại các liên kết trên site dễ dàng hơn cũng như dễ dàng tìm ra các liên kết chứa lỗi.

Đây là công cụ được mình theo dõi thường xuyên trên tất cả các site để đảm bảo rằng

việc tối ưu hóa sao cho site thân thiện với spider luôn ở mức tốt nhất.

Không phải bất kỳ lỗi nào liệt kê trong trang này đều đến từ website bạn, một số liên kết

đến từ bên ngoài (external link). Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ với người chủ

website kia để tìm cách khắc phục.

Crawl Stats

Crawl Stats cho phép bạn quan sát biểu đồ thu thập dữ liệu trên website của spider.

Điều này sẽ giúp bạn tối ưu hóa website dễ dàng hơn. Thông tin được tính năng này

cung cấp gồm 3 biểu đồ cho biết số page được crawl hàng ngày, Số dữ liệu được thu

thập hàng ngày và thời gian spider tiêu tốn để download page của bạn. Thông tin được

đánh giá dựa trên 3 tiêu chuẩn : cao - trung bình - thấp.

Page 21: Seo với google webmaster tools

Dựa trên số liệu này, bạn có thể tiến hành tối ưu hóa lại website. Sau đó, nếu việc tối

ưu hóa đem lại kết quả tốt, bạn hãy tiếp tục việc tối ưu hóa. Ngược lại, bạn có thể biết

được rằng việc tối ưu hóa như vậy không có lợi cho spider. Những số liệu này cũng có

thể giúp bạn tìm hiểu thuật toán và những thay đổi của Google nếu bạn muốn nghiên

cứu sâu về SEO.

HTML Suggestions

Đây cũng là một mục có nhiều thông tin hữu ích cho việc tối ưu hóa trang web của bạn.

Tính năng này được chia làm 3 phần: trùng tag mô tả (description tag), trùng tag title

(title tag) và những trang nào spider không thể thu thập được nội dung trang. Nếu bất kì

mục nào có lỗi, bạn có thể nhấp vào liên kết để xem các báo cáo liên quan đến lỗi.

Page 22: Seo với google webmaster tools

Như chúng ta đã biết, các tag title, description và nội dung là các thành phần được

Google spider rất quan tâm và hầu như là yếu tố để spider phân loại website cũng như

thu thập dữ liệu và tất nhiên có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của website bạn trên công

cụ tìm kiếm. Mình sẽ nói sơ qua về các mục một chút !

- Mục đầu tiên: Meta descriptionCung cấp các báo lỗi liên quan đến Meta description

bao gồm 3 loại lỗi: mô tả trùng, mô tả quá dài và mô tả quá ngắn. Phần bên phải cung

cấp cho bạn số lượng lỗi tìm thấy. Nhấp vào số lượng bạn sẽ được liệt kê lỗi và nhấp

thêm một lần nữa vào lỗi bạn sẽ được liệt kê các trang liên quan đến lỗi. Đây là những

liên kết quan trọng giúp bạn loại bỏ lỗi.

- Phần tiếp theo mà Title tag. Mục này cung cấp cho bạn các loại lỗi như thiếu tiêu đề,

trùng tiêu đề, tiêu đề quá dài hoặc quá ngắn và các tiêu đề không có nhiều thông tin

cho các spider. Một vài ý kiến cho rằng tiêu đề không còn là phần quan trọng trong

SEO nhưng mình nghĩ lúc nào nó cũng quan trọng và rất có giá trị đối với website cũng

như giúp người dùng xác định thông tin trước khi truy cập do đó không có lý do nào

nghĩ rằng nó không quan trọng cả. Nếu mục này bạn có lỗi, hãy chỉnh sửa nó ngay khi

có thể.

- Phần cuối cùng mà bạn quan tâm là các nội dung không được Index. Tiếc là mình

chưa gặp lỗi này bao giờ nhưng theo suy đoán của mình có thể là các trang được đặt

dưới dạng mật khẩu truy cập, hình ảnh hoặc là các trang flash. Tuy nhiên đó cũng chỉ là

phỏng đoán thôi.

Một điều tuyệt vời mà Google Webmaster Tools không quên cung cấp là cho phép

webmaster có thể download danh sách các lỗi về để sửa dần. Nếu số lượng lỗi nhiều,

bạn nên tận dụng công cụ này trong lúc làm việc với Google Webmaster Tools.

Page 23: Seo với google webmaster tools

SEO với Google Webmaster Tools: P623:45 Được đăng bởi battocentre.com

Trong bài viết này, mình xin giới thiệu đến các bạn tính năng cuối cùng trong bộ

công cụ Google Webmaster Tools mà theo Google là tính năng "thử nghiệm" và

có thể sẽ được gỡ bỏ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, không có nghĩa là chúng ta

không nên tận dụng và tìm hiểu về nó.

Labs

Các tính năng Labs cung cấp cho bạn:

1. Fetch as Googlebot

2. Sidewiki.

3. Site performance

Fetch as Googlebot

Bạn muốn biết spider đọc website của bạn như thế nào ?

Trong một bài viết trước đây, bác rvnhanh đã có bài viết hướng dẫn sử dụng Lynx để

xem cách spider truy cập website. Ngoài công cụ này, Fetch as Googlebot cũng là một

công cụ đáng để bạn sử dụng.

Page 24: Seo với google webmaster tools

Việc sử dụng công cụ này khá đơn giản, bạn chỉ việc dán URL muốn kiểm tra, thường

chỉ cần vài giây là Googlebot có thể cho bạn kết quả ngay. Tuy nhiên, bạn cần refresh

trang lại mới thấy được kết quả. Nếu ngồi im đợi thì chỉ thấy Pending mà thôi.

Thông tin được cung cấp theo từng spider. Bạn có thể chọn loại spider để có thể xem

kết quả tương ứng.

Sidewiki

Đây là thương hiệu mới của Google cho phép những người sử dụng website có thể

đăng những ý kiến bình luận về website nào đó. Sản phẩm này có ích cho người dùng

sử dụng Google Toolbar. Do Google không quản lý các bình luận, do đó việc các bình

luận trên SiteWiki có thể rất khó kiểm soát.

Page 25: Seo với google webmaster tools

Sử dụng công cụ Sidewiki từ Google Webmaster Tools, bạn có thể bổ sung thông tin và

đăng bình luận của mình lên đầu các bình luận khác. Điều này khá hữu ích vì có thể

giúp người đọc tìm kiếm thêm rất nhiều thông tin và giúp bạn hạn chế phần nào các

bình luận không mong muốn.

Site performance

Trong một bài viết gần đây, Google đã công nhận tốc độ truy cập website đang là một

thước đo rất quan trọng đối với kết quả tìm kiếm. Với một biểu đồ khá đẹp, bạn có thể

thấy sự đánh giá của Google đối với tốc độ tải trang của bạn trong nhiều tháng trời.

Bạn có thể sử dụng công cụ này để tìm hiểu và tối ưu hóa tốc độ tải trang của mình dần

dần thông qua việc theo dõi.

Page 26: Seo với google webmaster tools

Kéo xuống phía dưới, bạn có thể thấy được một số URL tiêu biểu cùng các hướng dẫn

để tối ưu hóa chúng.

Google cũng gợi ý bạn sử dụng một công cụ tối ưu hóa tốc độ website là Page Speed

Trên đây là 6 bài viết về "Google Webmaster Tools" đó là những bước cơ bản để biết

SE làm việc thế nào trên site của bạn. Đó là những kiến thức cơ bản nhất để ban chiếm

được ngôi vị số 1 trên Google