Ô nhiỄm mÔi trƯỜng cÔng nghiỆp

31
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP, MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN CON NGƯỜI Môi trường sống là tổng hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội và văn hóa bao quanh con người. Một môi trường lành mạnh, kết hợp hài hòa các yếu tố tự nhiên xã hội và văn hóa sẽ có đóng góp lớn cho sự phát triển con người và xã hội. Trái lại, một môi trường không lành mạnh (bị ô nhiễm nặng) sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, làm suy giảm điều kiện tồn tại và phát triển của cộng đồng. Trong vài thập niên gần đây, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã đưa ra cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường mang tính toàn cầu, làm biến đổi khí hậu, gây hậu quả lớn cho phát triển bền vứng kinh tế - xã hội, văn hóa và đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của con người. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng: ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của con người gây ra; và ô nhiễm môi trường nặng nhất tập trung ở các đô thị đông dân cư và các khu công nghiệp. Hiện nay, trên thế giới mỗi năm có hơn 2 tỷ Page 1 of 31

Upload: lan-huong-do

Post on 23-Jun-2015

713 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP, MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN CON NGƯỜI

Môi trường sống là tổng hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội và văn hóa bao

quanh con người. Một môi trường lành mạnh, kết hợp hài hòa các yếu tố tự

nhiên xã hội và văn hóa sẽ có đóng góp lớn cho sự phát triển con người và xã

hội. Trái lại, một môi trường không lành mạnh (bị ô nhiễm nặng) sẽ ảnh hưởng

xấu đến sức khỏe con người, làm suy giảm điều kiện tồn tại và phát triển của

cộng đồng.

Trong vài thập niên gần đây, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã

đưa ra cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường mang tính toàn cầu, làm biến

đổi khí hậu, gây hậu quả lớn cho phát triển bền vứng kinh tế - xã hội, văn hóa

và đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của con người.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng: ô nhiễm môi trường do

nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do các hoạt động sản xuất kinh doanh và

sinh hoạt của con người gây ra; và ô nhiễm môi trường nặng nhất tập trung ở

các đô thị đông dân cư và các khu công nghiệp. Hiện nay, trên thế giới mỗi năm

có hơn 2 tỷ tấn rác thải công nghiệp mỗi năm (có nguy cơ suy giảm môi trường

và ảnh hưởng đến sức khỏe con người), khoảng 500 tỷ tấn nước bẩn thải ra tự

nhiên (và cứ 10 năm thì con số này lại tăng lên gấp đôi). Theo tổ chức y tế thế

giới (WHO), có tới 80% bệnh tật do nguồn nước bẩn này gây ra. Theo dự báo

của Viện nghiên cứu năng lượng Hoa Kỳ, trong khoảng 50 năm đầu thế kỷ XXI,

lượng CO2 trong không khí sẽ tăng lên gấp đôi, chủ yếu là do hoạt động công

nghiệp gây ra. Tác hại của chúng là làm nhiễm bẩn không khí dẫn đến biến đổi

khí hậu toàn cầu. Đó là nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của hệ sinh thái và số

phận loài người(1).

1 Nguồn: Theo http://www.vnn.vn

Page 1 of 20

Page 2: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Có thể nói, ô nhiễm môi trường (nhất là môi trườn công nghiệp và đô

thị) đã đang gây tổn hại đến sức khỏe con người và trở thành lực cản cho sự

phát triển bền vững của cộng đồng. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển (nơi

đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, trong khi chưa có đủ điều kiện để

kiểm soát môi trường) đã và đang diễn ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng

nề.

Ở Việt Nam trong những năm qua, quá trình phát triển kinh tế thị

trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa đã hình thành những khu công

nghiệp tập trung, những đô thị lớn. Có thể nói, những khu công nghiệp và đô thị

lớn này đã giữ vai trò quan trọng trong phát triển và tăng trưởng kinh tế, cải

thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên, chúng cũng bộc lộ những hạn chế -

tình trạng ô nhiễm môi trường nặng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và

cản trở sự phát riển của cộng đồng.

I. Ô nhiễm môi trường công nghiệp

I.1 Khái quát về các khu công nghiệp

Sự ra đời và phát triển của các khu công nghiệp gắn liền với đường lối

đổi mới và chính sách mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và

Nhà nước ta. Sau 18 năm xây dựng và phát triển (1991 – 2009), nước ta đã

thành lập được 223 khu công nghiệp ở 56 tỉnh, thành phố với diện tích

57.264ha. Trong đó, có 171 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (52 khu công

nghiệp đang xây dựng). Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội (11

KCN), Hải Dương (23 KCN), Đồng Nai (28 KCN), TP.Hồ Chí Minh (15 KCN),

Long An (13KCN).

Trong những năm qua các khu công nghiệp đã giữ vai trò quan trọng

trong phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống. Năm

2008, các khu công nghiệp đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ

Page 2 of 20

Page 3: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

USD (chiếm 38% GDP cả nước), giá trị xuất khẩu đạt hơn 16 tỷ USD (chiếm

gần 26% tổng giá trị xuất khẩu cả nước), nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo

việc làm cho gần 1,2 triệu lao động(2). Mặt khác, các khu công nghiệp còn là

trung tâm thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, trung tâm thu hút vốn đầu

tư ở trong và ngoài nước, trung tâm đào tạo rèn luyện góp phần xây dựng đội

ngũ công nhân có tay nghề cao, có ý thức kỷ luật lao động và tác phong công

nghiệp.

Tuy nhiên, hoạt động của các khu công nghiệp trong những năm qua đã

bộc lộ những hạn chế, cả những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực kinh tế xã hội,

đời sống, văn hóa. Cụ thể là, việc phát triển ồ ạt các khu công nghiệp gắn với

việc thu hồi đất nông nghiệp làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của dân cư

nông nghiệp, đời sống kinh tế và văn hóa của lực lượng công nhân làm việc

trong các khu công nghiệp không cao (nếu không muốn nói là thấp), quyền lợi

của người lao động được tôn trọng và bảo đảm… Đặc biệt là, tình trạng ô nhiễm

môi trường diễn ra trầm trọng và phức tạp làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con

người và suy giảm hệ sinh thái.

1.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp

Ô nhiễm môi trường công nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch

vụ và sinh hoạt công nghiệp thải ra môi trường các loại chất thải (nước thải, khí

thải, chất thải rắn, khói bụi, tiếng ồn…) làm ô nhiễm môi trường, ảnh hửơng

đến đến sức khỏe con người và làm suy giảm sức sống của hệ sinh thái; Và do

đó, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

1.2.1 Ô nhiễm môi trường do nước thải các khu công nghiệp

Theo báo cáo quốc gia môi trường Việt Nam năm 2009 (môi trường khu

công nghiệp Việt Nam); lượng nước thải tại các khu công nghiệp ngày càng gia 2 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009 – Môi trường khu công nghiệp Việt Nam

Page 3 of 20

Page 4: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

tăng,tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp thuộc bốn vùng kinh tế trọng

điểm ở cả nước (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung,vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng

bằng sông Cửu Long).

Năm 2009, tổng lượng nước thải từ các khu nghiệp của 4 vùng kinh tế

trọng điểm nói trên là 640.963 m3/ngày, trong đó, các chất ô nhiễm trong nước

thải là: các chất lơ lửng (SS) – 141.012 kg/ ngày, chất hữu cơ (COD) – 87.812

kg/ngày, chất hữu cơ (COD) – 204.467 kg/ngày, chất dinh dưỡng (tổng Nitơ) –

37.176 kg/ngày, chất dinh dưỡng (tổng Phốt pho) – 51.277 kg/ngày (Bảng 1).

Bảng 1. Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ

các khu công nghiệp của 4 vùng KTTĐ năm 2009:

TT Khu vực

Lượng

nước thải

(m3/ngày)

Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

TSS BOD COD Tổng N Tổng P

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009 – Môi trường khu công nghiệp Việt Nam)

Bảng trên cho thấy, lượng nước thải từ các khu công nghiệp rất lớn, tập

trung chủ yếu ở các khu công nghiệp thuộc vùng KTTĐ phía Nam (4113,400

m3/ngày, gần gấp đôi lượng nước thải của các khu công nghiệp thuộc 3 vùng

kinh tế trọng điểm còn lại, 227.563 m3/ngày). Hơn nữa, tổng lượng các chất ô

Page 4 of 20

Page 5: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

nhiễm trong nước thải ở các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

cũng là lớn nhất.

Chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc

nước thải có được xử lý không và xử lý như thế nào. Hiện nay, các khu công

nghiệp đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải chỉ chiếm 43%, còn hơn

57% chưa có cơ sở xử lý nước thải đã qua xử lý chỉ đạt khoảng 30%, còn 70%

của hơn 1triệu m3 nước thải/ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra các

nguồn tiếp nhận (không qua xử lý), chỉ có 4,26% nước thải được xử lý đạt tiêu

chuẩn môi trường, còn hơn 25% xử lý qua loa không bảo đảm tiêu chuẩn môi

trường. Tình hình trên dẫn đến ô nhiễm nặng không chỉ môi trường nước mặt,

mà cả môi trường nước ngầm.

Kết quả phân tích mẫu nước thải từ các khu công nghiệp cho thấy: nước

thải có hàm lượng các chất lơ lưởng (SS) cao hơn QCVN từ 2 đến hàng chục

lần, thậm chí có nơi cao hơn đến hàng trăm lần. Giá trị các thông số BOD,

COD, tổng N và tổng P cũng cao hơn nhiều lần QCVN(3).

Kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của Chi cục bảo vệ môi

trường Đông Nam Bộ từ tháng 8/2008 đến tháng 11/2008 cho thấy: Tất cả các

khu công nghiệp chưa thu gom triệt để lượng nước thải từ các doanh nghiệp

trong khu công nghiệp; 6/7 khu công nghiệp được kiểm tra có lượng nước thải

có độ ô nhiễm cao (Ví dụ: Công ty TNHH Việt Nam Northem Viking

Technologies tại khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, nồng độ các chất ô nhiễm

trong nước thải như COD vượt mức cho phép 20 lần, Coliorm vượt 18.600 lần;

công ty cổ phần bia Sài Gòn – Bình Tây tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc xả nước

thải có nồng độ BOD5 vượt mức cho phép gấp 145 lần, COD vượt mức cho

phép 165 lần và Coliform vượt mức cho phép 1.000 lần)(4).

3 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009 – Môi trường khu công nghiệp Viêt Nam.4 Nguồn: Báo cáo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ và làng nghề trên lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn năm 2008. Tổng cục Môi trường năm 2009.

Page 5 of 20

Page 6: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Tình trạng xả nuwocs thải công nghiệp thẳng ra môi trường (không qua

xử lý) đã làm ô nhiễm nặng cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm; hầu hết

các con sông, hồ ao, kênh rạch ở khu vực Khu công nghiệp bị suy thoái, không

bảo đảm chất lượng nước sinh hoạt, thậm chí nhiều địa phương có nguồn nước

nhưng không sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào. Theo tài liệu của các tổ

chức bảo vệ môi trường, hiện nay ở Việt Nam có tới 70% các dòng sông, 45%

vùng ngập nước, 40% bãi biển đã bị ô nhiễm và suy giảm môi trường(5).

Trên thực tế, các nguồn nước thuộc lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn,

sông Bến Nghé, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Kênh Tàu Hũ ở TP.Hồ Chí Minh

và 111 hồ, 13 con sông chảy qua Hà Nội (nhất là 4 sông nội thành: Tô Lịch,

Kim Ngưu, Sét, Lử) đều bị ô nhiễm. Ở đây, nước thải công nghiệp và các loại

nước thải khác (sinh hoạt, y tế, làng nghề, chăn nuôi…) đều được xả trực tiếp

vào cống rãnh sông hồ mà không qua xử lý nào(6). Đặc biệt là, dòng sông Thị

Vải đã “chết” vì nước thải công nghiệp từ công ty Vedan.

Ngoài ra, kênh Bàu Lăng (Quảng Ngãi), sông Hoài (Quảng Nam), lưu

vực sông Cầu (địa phận Thái Nguyên), sông Cà Lồ, hạ lưu sông Công, lưu vực

sông Nhuệ - Đáy… đều bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau.

1.2.2 Ô nhiễm môi trường từ khí thải công nghiệp

Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ hoạt động công nghiệp chủ yéu do 2

nguồn gây ra: đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất và rò rỉ chất

ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất. Hiện nay ở Việt Nam, các cơ sở sản xuất có

thể khống chế được ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu tạo năng lưỡng cho sản

xuất, còn ô nhiễm không khí do rò rỉ chất ô nhiễm từ hoạt động sản xuất và tác

động từ các loại khí thải hầu như vẫn không được kiểm soát. Và, điều này gây

ra tác hại rất xấu cho môi trường và sức khỏe không chỉ của những người làm

5 Diễn đàn dân trí.Email: [email protected] Diễn đàn dân trí.Email: [email protected]. Ngày 31/05/2010.

Page 6 of 20

Page 7: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

việc trong các khu công nghiệp, mà còn cả những khu dân cư rộng lớn chung

quanh các khu công nghiệp.

Các khí thải ô nhiễm rất đa dạng (phụ thuộc vào từng ngành sản xuất và

từng loại công nghệ sản xuất), song tập trung chủ yếu ở các loại: Bụi, khí NO2,

CO và SO2.

Nhiều nghiên cứu về môi trường gần đây cho thấy: lượng khí thải công

nghiệp ở Việt Nam ngày một tăng, song tập trung chủ yếu ở các khu công

nghiệp thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm cả nước. Đặc biệt là vùng KTTĐ phía

Nam tập trung nhiều khu công nhiệp, cũng là nơi thải ra nhiều bụi, khí làm ô

nhiễm môi trường nặng nhất.

Năm 2009, thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các khu công

nghiệp thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm là: 91.659kg bụi/ngày, 172.034kg

NO2/ngày, 26.536kg CO/ngày và 1.644.711kg SO2/ngày. (xem: Bảng 2)

Bảng 2: Thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN của 4 vùng

KTTĐ năm 2009.

TT Khu vực

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009 – Môi trường khu công nghiệp Việt Nam)

Page 7 of 20

Page 8: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

- Hiện nay, tình trạng ô nhiễm bụi ở hầu hết các khu công nghiệp đã trở

thành phổ biến. Chất lượng môi trường không khí, nhất là ở các khu công

nghiệp cũ, công nghệ sản xuất lạc hậu và các khu công nghiệp chưa có hệ thống

xử lý khí thải đã và đang suy giảm nghiêm trọng. Hàm lượng bụi lơ lửng trong

không khí ở các khu công nghiệp đều vượt QCVN(7). Đặc biệt là ở khu công

nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng): nồng độ khí CO vượt từ 67 đến 100 lần QCVN;

nồng độ khí NO2 vượt từ 2 đến 6 lần QCVN và nồng độ chì (Pb) vượt từ 40 đến

65,5 lần QCVN(8).

- Theo đánh giá của chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc, ở hầu

hết các khu công nghiệp và đô thị Việt Nam, môi trường không khí đều bị ô

nhiễm nồng độ bụi vượt trên chuẩn cho phép từ 1,3 đến 3 lần; thậm chí ở một số

khu công nghiệp và đô thị nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần đến

20 lần. Trong đó, các cơ sở sản xuất xi măng, cơ khí, luyện kim, hóa chất, phân

bón, nhiệt điện, vật liệu xây dựng… có mức độ gây ô nhiễm nặng nề (Ngân

hàng thế giới, 2008). Kết quả điều tra của Viện Nghiên Cứu quản lý kinh tế

trung ương năm 2008 trên 275 doanh nghiệp (các ngành vật liệu xây dựng, hóa

chất, luyện kim, cơ khí) cho thấy: 23% cơ sở sản xuất này có nồng độ khí thải

độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 50 lần.

Như vậy, mức độ ô nhiễm không khí ở hầu hết các khu công nghiệp

trong nước (nhất là nồng độ bụi, khí NO2, CO và SO2) đều vượt mức tiêu chuẩn

cho phép; thậm chí một số khu công nghiệp vượt rất nhiều lần. Điều này gây

hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động tại các khu công nghiệp

và người dân sống trong vùng; đồng thời làm suy giảm môi trường.

1.2.3 Ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn công nghiệp

Hoạt động công nghiệp ở Việt Nam đã và đang thải ra một lượng ngày

càng lớn các chất thải rắn, trong đó chất thải rắn độc hại chiếm khoảng 20%.7 Xem: Báo cáo môi trường Quốc Gia 2009 – Môi trườn khu công nghiệp Viêt Nam.8 Nguồn: Sở TN&MT Đà Nẵng, 2009.

Page 8 of 20

Page 9: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2009 cho thấy: Tổng lượng chất thải

rắn trung bình của cả nước đã tăng từ 25nghìn tấn/ngày (năm 1999) lên tới

30nghìn tấn/ngày (năm 2005). Trong những năm gần đây, lượng chất thải rắn

công nghiệp tăng nhanh (từ 1triệu tấn/năm vào năm 2005 lên gần 2.500.000

tấn/năm vào năm 2008). Trong đó, lượng chất thải rắn độc hại cũng tăng khá

cao (từ 200.000 tấn/năm vào năm 2005 tăng lên 500.000 tấn/năm 2008).

Lượng chất thải rắn từ hoạt động công nghiệp tăng nhanh phần lớn tập

trung ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là ở vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam. Chất thải rắn từ các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất so với các vùng khác (3.000 tấn/ngày). Đồng thời,

lượng chất thải rắn độc hại ở đây cũng chiếm tỉ trọng lớn nhất: nhiều gấp 3 lần

lượng chất thải rắn độc hại ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và gấp 20 lần

lượng chất thải rắn độc hại ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Bảng 3).

Bảng 3. Khối lượng chất thải rắn từ các khu công nghiệp phía Nam năm

2008.

TT Tỉnh/Thành phố

Page 9 of 20

Page 10: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009 – Môi trường khu công nghiệp Việt Nam)

Tại Bắc Ninh, lượng chất thải rắn công nghiệp có khoảng 450tấn/ngày,

trong đó, chất thải độc hại khoảng 48 tấn/ngày (chiểm 10,7%), nhưng hầu hết

các khu công nghiệp ở đây đều không có khu vực thu gom và xử lí chất thải rắn

tập trung.

Ở Hà Nội, tổng lượng chất thải rắn do Công ty Môi trường đô thị

URENCO thu gom trong 1 tháng (năm 2009) là 2.700 tấn/tháng, trong đó lượng

chất thải độc hại từ hoạt động sản xuất công nghiệp (dầu thải, bùn thải, dung

môi, dung dịch tẩy rửa, bao bì hóa chất, pin, ắc quy…) là 2.100 tấn/tháng. Điều

đó chứng tỏ tỉ lệ chất thải độc hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp là rất cao.

Như vậy, lượng chất thải rắn công nghiệp ở nước ta là rất lớn và ngày

càng tăng lên; trong đó lượng chất thải độc hại chiến một tỷ lệ không nhỏ và

ngày càng tăng lên. Trong khi đó, hầu hết các khu công nghiệp chưa có khu tập

trung thu gom và xử lý chất thải rắn (Một số khu công nghiệp đã thu gom và xử

lý chất thải rắn, nhưng do công nghệ không phù thuộc nên xử lý hiệu quả không

cao).

Hiện nay, việc thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp là vấn đề nan

giải. Bởi lẽ, thứ nhất, đa số các khu công nghiệp chưa có khu tập trung thu gom,

phân loại chất thải rắn. Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có khu chế xuất Tân

Thuận, KCN. Linh Trung 1 và 2, KCN.Tân Bình đã hoàn thành hạng mục xây

dựng khu vực phân loại và trung chuyển chất thải rắn; KCN.Vĩnh Lộc và Hiệp

Phước đang xây dựng trạm trung chuyển; tất cả các KCN còn lại đều chưa triển

khai thực hiện. (Nguồn: BQL. Các khu KCX và KCN Tp. Hồ Chí Minh, 2009).

Tại miền Trung, các khu công nghiệp chưa có trung tâm xử lý chất thải độc hại

Page 10 of 20

Page 11: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

tập trung (Nguồn: TCMT, 2009). Thứ hai, các khu doanh nghiệp được cấp giấy

phép vẫn chuyển, xử lý, chất thải rắn, chất thải độc hại còn ít; mặt khác, năng

lực của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế, công nghệ chưa hoàn chỉnh,

chưa phù hợp nên hiệu quả vận chuyển và xử lý chất thải rắn, nhất là chất thải

độc hại chưa cao, một số trường hợp gây ô nhiễm thứ cấp.

Vì vậy, đa số chất thải rắn công nghiệp độc hại không được xử lý, mà

được chôn xuống đất hoặc để trong kho, hoặc xả lẫn với chất thải thông thường

ra môi trường. Đặc biệt là, một số doanh nghiệp không xử lý chất thải độc hại,

mà thu gom rồi lén lút đổ xả thẳng ra môi trường tạo hậu quả rất nghiêm trọng

đối với môi trường và nhất là đối với sức khỏe của nhân dân (ví dụ: DNTN Tân

Phát Tài là đơn vị duy nhất ở tỉnh Đồng Nai được cấp giấy phép đăng ký kinh

doanh xử lý chất thải. Doanh nghiệp này đã thu gom chất thải độc hại từ các

KCN ở Đồng Nai và TP.HCM đem đổ tại Ấp 7, xã An Phước, huyện Long

Thành (27/10/2008); tháng 7/2009, doanh nghiệp này lại thuê xe chở chất thải

công nghiệp độc hại đổ lại kênh mương là ranh giới giữa TP.Biên Hòa và huyện

Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai (9). Điển hình là vụ xâm hại môi trường của Hyndai

Vinashin; năm 2008 doanh nghiệp này đã thải ra môi trường 705,9 tấn rác thải

độc hại (trong đó có 196,6tấn dầu thải và 509,2 tấn giẻ lau dầu thải) và gần 200

tấn chất thải từ 4 sửa chữa tàu biển, trong đó có 60 tấn chất thải độc hại được

Hyndai Vinashin chôn ngay sát đình làng và trường mẫu giáo thôn Phú Thọ 3,

xã Ninh Diêm,huyện Ninh Hòa mà công an tỉnh Khánh Hòa phát hiện, ngăn

chặn(10).

I.2 Hậu quả của ô nhiễm môi trường công nghiệp

Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, kinh doanh công nghiệp nói

chung và hoạt động của các khu công nghiệp nói riêng là rất lớn. Nó gây hậu

quả nghiêm trọng tới các hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt là, nước thải, khí thải, 9 Nguồn: cục quản lý tài nguyên nước,http://dwrm.gov.vn, ngày 17/7/2009; Người lao động, ngày 19/6/2009.10 Nguồn: http:// www.tuanvietnam.net/v/sukiennonghomnay.

Page 11 of 20

Page 12: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

chất rắn công nghiệp không được xử lý, mà xả thẳng ra môi trường đã gây ra

thiệt hại lớn tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở các vùng lận cận,

tạo ra nguy cơ “sa mạc hóa nông nghiệp, nông thôn”.

Ô nhiễm môi trường công nghiệp còn là nguồn gốc phát sinh và làm gia

tăng dịch bệnh, gia tăng tỷ lệ người mặc bệnh và làm trầm trọng thêm mức độ

bệnh tật ở những người lao động tại các khu công nghiệp và cộng đồng dân cư

vùng phụ cận. Điều báo động là mức độ bệnh tật và tỷ lệ người bệnh ngày càng

gia tăng trong những năm gần đây và gây ra tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng

xấu đến sự phát triển con người.

Theo Ngân hàng thế giới, Việt Nam sẽ phải chịu tổn thất do ô nhiễm

môi trường lên tới 5,5GDP mỗi năm (như vậy, Việt Nam mất 3,9tỷ USD trong

71tỷ USD của GDP năm 2007 và khoảng 4,2 tỷ USD trong 76 tỷ USD của GDP

năm 2008). Mỗi năm Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức

khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường(11).

1.3.1 Tổn thất hệ sinh thái, làm suy giảm sản xuất nông nghiệp và nuôi

trồng thủy sản, ảnh hưởng đời sống của người lao động.

Sông suối, hồ ao, kênh rạch là nơi tiếp nhận trực tiếp các chất ô nhiễm

trong nước thải công nghiệp. Thông thường, nước thải công nghiệp chứa các

chất hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng làm

giảm lượng oxy trong nước, làm cho các loại thủy sinh suy thoái chết dần chết

mòn, có một số loài bị chết hàng loạt. Đặc biệt là các chất độc tố như dầu mỡ,

kim loại, các loại hóa chất… thấm vào thức ăn của các loài sinh vật và cuối

cùng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Mặt khác các chất độc tố sẽ tác động

trực tiếp đến con người thông qua sinh hoạt và nước uống. Dưới đây là một số

dẫn chứng tiêu biểu.

11 NguồnL Bộ Công Thương – Trang thông tin điện tử Thương mại và môi trường, 2008).

Page 12 of 20

Page 13: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

- Ở khu vực miền Bắc trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy có 19 khu công

nghiệp. nước thải của các khu công nghiệp này không được xử lý triểt để đã làm

ô nhiễm nặng nguồn nước sông Nhuệ - Đáy, làm giảm sản lượng nuôi trồng

thủy sản và gây ra các vụ cá lồng chết hàng loạt vào những năm 2002 – 2005;

đồng thời làm giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn

cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong khu vực. Cụ thể là, do nước sông Đáy

bị ô nhiễm nên gần 60.000 dân Hà Nam thiếu nước sinh họat từ năm 2001 và

tình trạng này ngày càng trầm trọng; có những đợt ô nhiễm nghiêm trọng làm

cho nhà máy nước ở Phủ Lý phải ngừng hoạt động vì nước quá nhiễm bẩn(12).

Nước thải của khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên) đã và đang làm

ô nhiễm nghiêm trọng sông Bần và sông Bắc Hưng Hải và hệ thống kênh

mương ở khu vực này; chất lượng nước ở khu vực này không đạt tiêu chuẩn B1

(QCVN 08/2008) nên không thể tưới tiêu cho nông nghiệp. ở đây, “Hàng chục

kênh nương đã biến thành dòng nước chết, bốc mùi hôi tanh khó chịu. Nước

chảy đến đâu, tôm cá chết nổi đến đó, cây trồng cũng héo rũ. Trên địa bàn Văn

Lâm, Mỹ Hào do hệ thống thủy lợi bị ô nhiễm không thẻ tưới tiêu phục vụ sản

xuất, hàng chục ha đất canh tác phải bỏ hoang”(13).

- Ở khu vực miền Nam, các khu công nghiệp trên lưu vực hệ thống sông

Đồng Nai – Sài Gòn đã xảy ra lượng nước thải lớn với nồng độ ô nhiễm cao,

làm ô nhiễm tất cả các dòng sông, kênh rạch ở khu vực này và gây ta hiện tượng

các “đoạn sông chết”.

10 KCN của tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu mà điển hình là công

ty Vedan Việt Nam đã xả các chất thải ô nhiễm với nồng độ cao và không thể

kiểm soát được đã làm cả sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là 12km sông

đã trở thành “đoạn sông chết”. Trong khu vực này, các loài tôm, cua, cá, thủy

sản đều chết, làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng 12 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2006, Bộ TN&MT.13 Nguồn: Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam, ngày 1/11/2009.

Page 13 of 20

Page 14: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

thủy sản, ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn hộ dan ở khu vực. Theo ước

tính của các nhà khoa học, để cứu “đoạn sông chết” này và khôi phục lại như

trước phải cần đến hàng ngàn tỷ đồng và phải mất thời gian từ 10 đến 15 năm.

Vào tháng 7/2009, công ty TNHH San Miguel Pure Foods Việt Nam đã

gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở suối Bến Vân và sông Thị Tính

(Bình Dương). Hồ chứa nước thải của công ty bị vỡ làm cho 230.000m3 nước

thải chưa xử lý xả ra môi trường làm ô nhiễm nặng vùng đất, vùng nước ở khu

vực này. Kết quả phân tích mẫu nước thải từ hồ chứa này cho thấy nồng độ ô

nhiễm rất cao: nồng độ COD vượt tiêu chuẩn cho phép 263,8 lần, SS vượt 165,6

lần, tổng Nitơ vượt 44,6 lần, tổng phốtpho vượt 237,5 lần, theo thống kê sơ bộ

của luyện Bến Cát (Bình Dương), sự cố này làm 20ha cao su bị ảnh hưởng,

10.000m2 ao cá bị thiệt hại (cá bị chết), hàng loạt tôm cá chết nổi lên ở suối Bến

Vân và sông Thị Tính…

- Ở khu vực miền Trung, KCN Quảng Phú (Quảng Ngãi) chưa có hệ thống

nước thải tập trung, toàn bộ nước thải của KCN này đều xả trực tiếp ra môi

trường làm kênh Bầu Lăng bị ô nhiễm nặng và người dân trong khu vực đã mất

nguồn nước sinh họat.

Như vậy, hậu quả về môi trường, về kinh tế và đời sống của người dân

do ô nhiễm môi trường công nghiệp gây ra là rất lớn. Hậu quả này có liên quan

và tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người và cộng đồng.

1.3.2 Ô nhiễm môi trường công nghiệp làm tổn thất kinh tế, gia tăng bệnh

tật và làm suy giảm điều kiện phát triển con người.

- Trước hết, ô nhiễm môi trường công nghiệp làm gia tăng số lượng

người mắc các bệnh nghề nghiệp. Trong giai đoạn 1976 – 1990 ở Việt Nam chỉ

có 5.497 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, nhưng đến năm 2004 con số này đã

Page 14 of 20

Page 15: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

tăng gấp 3 lần (21.597 người). Dự báo số người mắc bệnh nghề nghiệp đến

2010 là trên 30 ngàn. Số tiền phải chi trợ cấp bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2000

– 2004 là hơn 50 tỷ đồng(14).

Ô nhiễm môi trường công nghiệp không chỉ làm tăng bệnh nghề nghiệp

và chi phí trợ cấp bệnh nghề nghiệp, mà còn làm tổn hại đến sức khỏe của

người dân sống gần khu vực công nghiệp. Điều này đã gây tổn thất kinh tế

không nhỏ cho việc khám, chữa bệnh và các thiệt hại về thu nhập do bị bệnh.

Kết quả điều tra ở phường Thọ Sơn, TP. Việt Trì (nơi người dân chịu tác động ô

nhiễm môi trường công nghiệp) và phường Gia Cầm, TP. Việt Trì (nơi người

dân không chịu tác động của ô nhiễm môi trường công nghiệp) cho thấy: thiệt

hại kinh tế trung bình của mỗi người dân trong một năm ở nơi chịu tác động ô

nhiễm môi trường công nghiệp cai gấp 3,5 lần so với nơi người dân không chịu

tác động ô nhiễm môi trường công nghiệp (Xem: Bảng 4).

Bảng 4: Thiệt hại kinh tế do bệnh tật tại phường Thọ Sơn và

phường Gia Cầm (TP. Việt Trì, Phú Thọ)

TT Các chi phí Thọ Sơn

(n=4813)

Gia Cầm

(n=3.967)

1 Chi cho khám, chữa bệnh – Điều trị

bệnh nhân (đồng)

200.151.000 64.295.000

2 Tiền thuốc (đồng) 728.330.000 93.202.000

3 Đi lại của bệnh nhân (đồng) 93.256.000 48.820.000

4 Chi phí khác (đồng) 123.780.000 34.155.000

14 Nguồn: Nguyễn Khắc Hải, Viện y học lao động và vệ sinh môi trường. Ô nhiễm môi trường công nghiệp và sức khỏe cộng đồng, 2005.

Page 15 of 20

Page 16: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

5 Chi của người nhà bệnh nhân (đồng) 44.900.000 26.920.000

6 Chi trung bình (đồng/người/năm) 247.000 65.640

7 Thiệt hại về thu nhập – Tiền bệnh nhân

giảm thu nhập do phải nghỉ việc (đồng)

599.387.000 58.588.000

8 Tiền người nhà giảm thu nhập do phải

nghỉ việc (đồng)

245.659.000 78.588.000

9 Tiền giảm thu nhập (đồng/người/năm) 175.000 34.600

Tổng cộng: 422.000 100.200

Chú thích: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, tính tổng chi phí và tính thiệt

hại bằng cách chia trung bình cho tổng số người được phỏng vấn tại mỗi giường.

(Nguồn: Chương trình điều tra, đánh giá tác động sức khỏe môi trường

TP. Việt Trì (Phú Thọ), Cục bảo vệ môi trường, 2007).

Như vậy, ô nhiễm môi trường trong công nghiệp, nhất là ô nhiễm nguồn

nước, đất là một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh và gia tăng

các bệnh tật lây nhiễm (tiêu chảy, lao, sốt xuất huyết, sốt rét, giun sán, ARI, các

tai biến sản khoa…), suy dinh dưỡng và các loại bệnh không lây nhiễm (bệnh

khối u, bệnh nội tiết, bệnh tim mạch, hen, bệnh tiêu hóa, xơ gan, bệnh thận…)

(Nguồn: Chương trình điều tra, đánh giá tác động sức khỏe môi trường tại TP.

Việt Trì (Phú Thọ), Cục Bảo vệ môi trường, 2007).

- Thứ 2, ô nhiễm môi trường công nghiệp, nhất là ô nhiễm không khí do

khí thải công nghiệp xả ra là một trong những nguyên nhân phát sinh bệnh tật

và làm gia tăng bệnh tật.

Page 16 of 20

Page 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Có thể nói, tình trạng ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp trên cả

nước khá trầm trọng và đang ở mức báo động. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp

trong các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lí ô nhiễm không khí hoặc có

nhưng hoạt động không hiệu quả; trong khi đó nền công nghiệp của chúng ta

còn mang tính sản xuất nhỏ, công cụ máy móc và công nghệ lạc hậu… nên đã

thải vào môi trường một lượng lớn bụi và các khí độc hại làm tổn hại sức khỏe

của không chỉ những người lao động trực tiếp trong các khu công nghiệp mà

còn làm phát sinh và gia tăng bệnh tật của dân cư cả một khu vực rộng lớn.

Ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp đã tác động trực tiếp đến

đường hô hấp, gây ra các bệnh về phổi, hen suyễn, viêm phế quản, tim mạch,

làm tăng nhanh quá trình lão hóa và giảm tuổi thọ con người. Theo số liệu năm

2004 của cục y tế Dự phòng và môi trường, trong 5 nhóm bệnh nghề nghiệp

được giám định, nhóm bệnh bụi phổi và phế quản chiếm 76,71% (cao nhất),

nhóm bệnh do các yếu tố vật lí là 16,94%, bệnh nhiễm độc nghề nghiệp 4,08%,

bệnh ngoài da nghề nghiệp 1,35% và bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp 0,93%

(nguồn: Cục y tế Dự phòng và Môi trường, 2004).

Theo nghiên cứu tại KCN Thượng Đình (Hà Nội), dân cư vùng ô nhiễm

không khí cực đại (phường Thượng Đình và Khương Đình), tỷ lệ người lớn mắc

triệu chứng hô hấp cap gấp từ 6,3 đến 9,1 lần; tỷ lệ trẻ em mắc triệu chứng hô

hấp cap gấp 4,9-5,5 lần; tỷ lệ dân cư mắc rối loạn thông khí phổi cao gấp 17,7-

30,8 lần (trong đó có đến 57,1-64,7% là rối loạn thông khí tắc nghẽn); tỷ lệ mắc

các triệu chứng bệnh về mắt, mũi, da, rối loạn thần kinh thực vật… cao gấp hơn

9 lần so với vùng đối chứng là xã Định Công, huyện Thanh Trì, Hà Nội (nguồn:

Nghiên cứu vùng ô nhiễm không khí cực đại và tác động của nó tới sức khỏe,

bệnh tật của dân cư trong vùng tiếp giáp KCN Thượng Đình, Hà Nội. Chu Văn

Thăng, 2005).

Page 17 of 20

Page 18: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Khí thải công nghiệp của cụm công nghiệp Quán Toan (Hải Phòng)

trong 2 ngày 27-28/10/2009 đã làm cho 72 học sinh và 1 giáo viên (trường

THCS Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng) phải nhập viện trong tình trạng hôn

mê, tức ngực khó thở vì hít phải khí độc (Nguồn: Báo Đất Việt, ngày

29/10/2009).

Tóm lại, ô nhiễm môi trường công nghiệp, nhất là môi trường nước, đất,

không khí do các chất thải độc hại từ nước thải công nghiệp, khí thải công

nghiệp và chất thải rắn công nghiệp gây ra là rất lớn và có xu hướng ngày càng

tăng lên. Tình trạng này đã và đang tác động gây hậu quả rất xấu đến mọi lĩnh

vực của xã hội. Đặc biệt là, làm thiệt hại lớn về kinh tế, làm ô nhiễm và giảm

diện tích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; làm giảm và ô nhiễm nguồn

nước ngọt cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng; gây ra và làm gia tăng bệnh tật

của con người (nhất là người lao động trong các KCN và vùng phụ cận). Có thể

nói ô nhiễm môi trường công nghiệp là “thủ phạm” chính gây các loại bệnh dịch

cho con người và làm suy giảm môi trường phát triển lành mạnh của con người.

1.4 Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm môi trường công nghiệp :

Một là, hệ thốn luật pháp và chính sách về bảo vệ môi trường, nhất là

môi trường công nghiệp chưa đầy đủ, còn nhiều kẽ hở. Vì vậy, nhiều doanh

nghiệp và các nhân cố tình lách luật, xâm hại môi trường để thu lợi. Hơn nữa,

mức xử phạt về vi phạm xâm hại môi trường quá thấp, không đủ sức răn đe

(trước đây, khung hình phạt được quy định từ 100.000 đến 70.000.000 đồng, từ

tháng 3/2008 được điều chỉnh lên trên 500.000 đồng nhưng đến nay vẫn chưa có

hướng dẫn thực hiện, theo chúng tôi vẫn còn quá thấp). Vì vậy, các doanh

nghiệp sẵn sàng vi phạm và bỏ ra tiền nộp phạt bởi số tiền nộp phạt nhỏ hơn

nhiều lần so với số tiền họ thu được do vi phạm môi trường.

Page 18 of 20

Page 19: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Hai là, sự yếu kém của các cơ quan quản lí, bảo vệ môi trường và các cơ

quan chức năng thực thi pháp luật về môi trường đã góp phần làm tăng thêm các

vụ xâm hại môi trường.

Theo thống kê mới nhất về tình hình tội phạm của tổng cục cảnh sát

chống tội phạm (Bộ công an), đã phát hiện hơn 3.000 vụ việc, tội phạm vi phạm

pháp luật về môi trường (tăng 275% s0 với cùng kì năm trước). Theo đó, có

1/034 doanh nghiệp, 2096 cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi

trường. Tuy nhiên, mới chỉ có 62 vụ đã bị khởi tố với 106 bị can.

Sự “lơ là”, chậm trễ và thiếu kiên quyết xử lý các vụ xâm hại môi trường

dẫn đến những hậu quả tai hại, làm xuất hiện tình trạng “nhờn luật” đi đến coi

thường pháp luật. Có thể nói “62 vụ việc đã bị khởi tố với con số 3.000 vụ việc

đã bị phát hiện lại tiềm ẩn mốt số mối lo khác. Đó là sự thiếu kiên quyết của

pháp luật đối với loại tội phạm vô cùng nguy hiểm này. Nó khiến người ta liên

tưởng tới vụ Vedan, một vụ vi phạm pháp luật về môi trường điển hình đã bị

phát hiện quả tang nhưng chỉ bị xử lý hành chính. Hai năm qua, những người cố

tình vi phạm pháp luật đó không chỉ nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, mà còn

mặc sức kỳ kèo trả giá với những người nông dân đáng thương về số tiền bồi

thường”(15).

Ba là, trong hệ thống sản xuất công nghiệp ở Việt Nam còn một bộ phận

không nhỏ các nhà máy, cơ sở công nghiệp cũ (ở TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa,

Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên, Việt Trì…), có máy móc thiết bị

và công nghệ lạc hậu, sản xuất tiêu tốn rất nhiều nguyên liệu và năng lượng, gây

ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ở các khu công nghiệp mới có có máy móc

thiết bủntung bình và tương đối hiện đại, song chưa đầu tư đúng mức cho hệ

thống xử lí nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn… nên phần lớn vẫn xả thải trực tiếp

ra môi trường.

15. Lê Huy. Pháp luật và môi trường. Báo Đát Việt, ngày 16/7/2010.

Page 19 of 20

Page 20: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Bốn là, quy mô phát triển công nghiệp ngày càng rộng lớn, tốc độ phát

triển công nghiệp ngày càng nhanh làm cho các cơ quan và đội ngũ cán bộ quản

lí công nghiệp, nhất là quản lí môi trường “theo không kịp”. Có thể nói, chúng ta

chưa chuẩn bị, chưa đào tạo đủ một đội ngũ cán bộ có đủ tâm và đủ tầm để thực

thi nghĩa vụ quản lí và bảo vệ môi trường công nghiệp.

Năm là, một bộ phận các nhà doanh nghiệp do “hám lợi” nên trong hoạt

động sản xuất kinh doanh đã bất chấp cả luật pháp, bất chấp môi trường; một bộ

phận khác thì thiếu kiến thức về môi trường. Trong khi đó, đa số người lao động

ở các khu công nghiệp có trình độ học vấn thấp, thiếu ý thức bảo vệ môi trường.

Page 20 of 20