nỘi dung hƯỚng dẪn hỌc sinh nghiÊn cỨu bÀi hỌc …

11
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC (TUẦN 30/3 DẾN 4/4/2020) VẬT LÍ 7 TUẦN 25- 26 Các em theo dõi bài giảng trên internet theo link sau : Bài 25: https://www.youtube.com/watch?v=gHkh3x3xtdE Bài 26 : https://www.youtube.com/watch?v=VMZBykrvYf0 GỢI Ý: Kiến thức cơ bản: Hiệu điện thế - Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện A. Lý thuyết 1. Hiệu điện thế - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. - Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U. - Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V. + Đối với hiệu điện thế có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị milivôn, kí hiệu mV. 1 mV = 0,001 V 1 V = 1000 mV + Đối với hiệu điện thế có giá trị lớn, người ta dùng đơn vị kilôvôn, kí hiệu là kV. 1 kV = 1000 V 1 V = 0,001 kV - Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. 2. Dụng cụ đo hiệu điện thế - Để đo hiệu điện thế người ta dùng dùng cụ gọi là vôn kế. + Trên mặt vôn kế có ghi chữ V (số đo hiệu điện thế tính theo đơn vị V). + Có hai loại vôn kế: Vôn kế dùng kim và vôn kế hiện số (sử dụng đồng hồ đo điện đa năng). - Mỗi vôn kế đều có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) xác định. - Kí hiệuVôn kế 3. Đo hiệu điện thế Khi sử dụng vôn kế đo hiệu điện thế cần lưu ý: - Chọn Vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với giá trị cần đo. - Mắc Vôn kế song song với vật cần đo hiệu điện thế sao cho dòng điện đi vào chốt dương (+) và đi ra chốt (-) của Vôn kế (tức là chốt (+) của Vôn kế mắc về phía cực dương của nguồn điện còn chốt (-) của vôn kế mắc về phía cực âm của nguồn điện). - Số chỉ của Vôn kế mắc song song với vật chính là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn đó. - Khi mắc trực tiếp hai chốt của Vôn kế vào hai cực của nguồn điện tức là đo hiệu điện thế giữa hai đầu của nguồn điện đó Bài tập luyện: Ngoài những bài tập trong SBT các em làm thêm các Bài tập TN sau: Câu 1: Đin tthích hp vào chtrng Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một……………… A. Điện thế B. Hiệu điện thế C. Cường độ điện thế D. Cường độ dòng điện Câu 2: Chọn câu đúng nhất Hiệu điện thế được đo bằng: A. Ampe kế B. Vôn kế C. Điện kế D. Áp kế Câu 3: Chọn câu trả lời đúng Đơn vị đo hiệu điện thế là:

Upload: others

Post on 03-Jan-2022

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC …

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

(TUẦN 30/3 DẾN 4/4/2020)

VẬT LÍ 7 TUẦN 25- 26

Các em theo dõi bài giảng trên internet theo link sau : Bài 25: https://www.youtube.com/watch?v=gHkh3x3xtdE Bài 26 : https://www.youtube.com/watch?v=VMZBykrvYf0

GỢI Ý: Kiến thức cơ bản: Hiệu điện thế - Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện

A. Lý thuyết

1. Hiệu điện thế - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

- Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U.

- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.

+ Đối với hiệu điện thế có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị milivôn, kí hiệu mV.

1 mV = 0,001 V 1 V = 1000 mV

+ Đối với hiệu điện thế có giá trị lớn, người ta dùng đơn vị kilôvôn, kí hiệu là kV.

1 kV = 1000 V 1 V = 0,001 kV

- Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.

2. Dụng cụ đo hiệu điện thế - Để đo hiệu điện thế người ta dùng dùng cụ gọi là vôn kế.

+ Trên mặt vôn kế có ghi chữ V (số đo hiệu điện thế tính theo đơn vị V).

+ Có hai loại vôn kế: Vôn kế dùng kim và vôn kế hiện số (sử dụng đồng hồ đo điện đa năng).

- Mỗi vôn kế đều có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) xác định.

- Kí hiệuVôn kế

3. Đo hiệu điện thế

Khi sử dụng vôn kế đo hiệu điện thế cần lưu ý:

- Chọn Vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với giá trị cần đo.

- Mắc Vôn kế song song với vật cần đo hiệu điện thế sao cho dòng điện đi vào chốt dương (+) và

đi ra chốt (-) của Vôn kế (tức là chốt (+) của Vôn kế mắc về phía cực dương của nguồn điện còn

chốt (-) của vôn kế mắc về phía cực âm của nguồn điện).

- Số chỉ của Vôn kế mắc song song với vật chính là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn

đó.

- Khi mắc trực tiếp hai chốt của Vôn kế vào hai cực của nguồn điện tức là đo hiệu điện thế giữa

hai đầu của nguồn điện đó

Bài tập luyện:

Ngoài những bài tập trong SBT các em làm thêm các Bài tập TN sau: Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một………………

A. Điện thế

B. Hiệu điện thế

C. Cường độ điện thế

D. Cường độ dòng điện

Câu 2: Chọn câu đúng nhất

Hiệu điện thế được đo bằng:

A. Ampe kế

B. Vôn kế

C. Điện kế

D. Áp kế

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng

Đơn vị đo hiệu điện thế là:

Page 2: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC …

A. Jun B. Ampe

C. Vôn D. Niu – tơn

Câu 4: Chọn câu sai

A. 1V = 1000mV

B. 1kV = 1000mV

C. 1mV = 0,001V

D. 1000V = 1kV

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Trên vôn kế, ở các chốt nối dây có kí hiệu dấu (+) và dấu (-). Dấu (+) phải được nối

với……………của nguồn, dấu (-) phải nối với………..của nguồn

A. Cực âm, cực dương

B. Cực âm, cực âm

C. Cực dương, cực âm

D. Cực dương, cực dương

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng

Đối với 1pin thường sử dụng trong các đồng hồ treo tường trong nhà, giá trị hiệu điện thế giữa hai

cực là:

A. 1,5 V B. 3,0 V

C. 6,0 V D. 9,0 V

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng

Đối với loại pin vuông , giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó là:

A. 1,5 V B. 3, 0 V

C. 6,0 V D. 9,0 V

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng

Giữa hai lỗ của ổ điện lấy trong mạng điện gia đình ở Việt Nam, giá trị hiệu điện thế là:

A. 100 V hay 200 V

B. 110 V hay 220 V

C. 200 V hay 240 V

D. 90 V hay 240 V

Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, ta phải mắc vôn kế………….với đoạn mạch đó

A. Nối tiếp B. Song song

C. Hỗn hợp D. Tùy ý

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng

Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu ổ cắm điện trong nhà, ta phải chỉnh thang đo trên vôn kế có giới

hạn đo:

A. Điện một chiều (DC), GHĐ bằng 220 V

B. Điện xoay chiều (AC), GHĐ nhỏ hơn 220 V

C. Điện một chiều (DC), GHĐ lớn hơn 220 V

D. Điện xoay chiều (AC), GHĐ lớn hơn 220 V

SINH HỌC 7 - Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát

- Bài 41: Chim bồ câu

TIẾNG ANH 7

A. Yêu cầu học sinh chuẩn bị.

1. Lesson 6: Skills 2:

- Học sinh tra nghĩa của các từ mới sau:

Page 3: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC …

compare (to) (v) /kəmˈpeə(r)/

role (n) /rəʊl/

soldier (v) /ˈsəʊldʒə/

private (n) /ˈpraɪvɪt/

lawyer (a) /ˈlɔːjər/

bachelor (n) /ˈbætʃələr/ - Học sinh sẽ được giáo viên gửi file nghe:

+ Học sinh nghe hội thoại giữa Nick và bố mình nói về Tom Hanks để chữa lỗi sai

trong Activity 1.

+ Học sinh nghe lại hội thoại giữa Nick và bố mình nói về Tom Hanks để trả lời các

câu hỏi trong Activity 2

2. Lesson 7: Looking back & Project:

- Học sinh xem lại các từ vựng và nội dung ngữ pháp đã học trong Unit 8.

- Học sinh thực hành làm các bài tập trong SGK tập trung vào các Activity 3, 4, 5.

+ Học sinh tập trung ôn lại nội dung Advs of attitude để chuyển dạng đúng của động

từ trong ngoặc ở Activity 3 và viết lại câu sao cho nghĩa không đổi ở Activity 4.

+ Học sinh ôn lại nội dung các từ nối với Although, Despite, In spite of và However

để làm bài nối các mệnh đề sao cho phù hợp ở Activity 5

B. Chữa bài kiểm tra.

- Học sinh truy cập vào đường link xem lại các bài kiểm tra mình đã làm.

C. Hướng dẫn sau buổi học:

- Học sinh thực hành viết về một bộ phim mình yêu thích dựa vào gợi ý:

Introduction (Paragraph 1)

Name of film, type of film, and actors or director

Body

Paragraph 2:

The plot: What happens in the film? How is the film? (gripping/moving/hilarious)

What about the ending?

Paragraph 3:

Other aspects of the film: the acting, the music, the special effects, the visuals, etc.

Conclusion (Paragraph 4)

Critics’ reviews, your overall opinion (Why you recommend the film to everyone)

CÔNG NGHỆ 7

Tiết 28 – Bài 36 : Thực hành : Nhận biết một số giống lợn

( heo ) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều. Trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 từ ngày 30/3/2020 đến ngày 05/4/2020

: Các thầy/ cô trong nhóm công nghệ 7 quyết định tuần này sẽ dành nhiều thời gian

Page 4: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC …

cho các em tự nghiên cứu kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của các thầy/ cô. Các em

đọc và nghiên cứu “ Tiết 28 – Bài 36 : Thực hành : Nhận biết một số giống lợn ( heo

) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều” với các định hướng sau :

Phần I : Vật liệu và dụng cụ cần thiết - HS chuẩn bị thước dây, các tài liệu, ảnh hoặc tranh vẽ, mô hình, vật nhồi hoặc

vật nuôi thật các giống lợn Ỉ, lợn Móng Cái, lợn Lan đơ rat, lợn Đại Bạch, lợn

Ba Xuyên, lợn Thuộc Nhiêu.

Phần II : Quy trình thực hành

Bước 1 : Quan sát đặc điểm ngoại hình

- HS quan sát Hình 61 SGK cho biết:Đặc điểm của các giống heo trong hình ?

Bước 2 : Đo một số chiều đo

- Quan sát Hình 62 SGK cho biết : Cách đo chiều dài thân và vòng ngực trên mô

hình lợn bằng thước dây ?

- Nêu công thức ước tính khối lương heo ?

Bài tập : Sau khi nghiên cứu bài 36 dưới sự hướng dẫn của GV : Các em hãy làm bản

thu hoạch và làm bài tập sau :

Em hãy tìm khối lượng của đàn lợn có các kích thước sau :

Dài thân (cm) 67 77 84 87 92 98

Vòng ngực(cm) 64 75 81 84 88 96

Khối lượng(kg)

TOÁN 7 CHỦ ĐỀ: HÌNH HỌC 7

Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác Phần 1: Hướng dẫn HS nghiên cứu một số kiến thức mới.

- Đọc nghiên cứu trước nội dung :

Chương III. §1 quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác - Trả lời các câu hỏi lý thuyết sau:

+ Góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc như thế nào ?

+ Cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh như thế nào ?

+ Trong tam giác vuông cạnh đối diện với góc vuông là cạnh như thế nào ?

+ Trong tam giác tù cạnh đối diện với góc tù là cạnh như thế nào ?

Phần 2: Bài tập

Bài 1: Cho hình vẽ:

Page 5: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC …

Tính góc A của tam giác ABC

Tìm cạnh nhỏ nhất của tam giác ABC

Bài 2: Cho tam giác DEF có DE = 3 cm, EF = 9 cm, DF = 7 cm

a, Hãy so sánh góc D với góc E của tam giác DEF

b, Tìm góc lớn nhất của tam giác DEF

Bài 3: Cho tam giác ABC có góc A = 1000, góc B = 400

a, Tìm cạnh lớn nhất của tam giác ABC

b, Tam giác ABC là tam giác gì ?

Bài 4: Cho tam giác MNP như hình vẽ:

a, So sánh góc N và góc P.

b, So sánh 3 cạnh của tam giác và rút ra nhận xét.

ĐỊA LÍ 7:

CHỦ ĐỀ: TRUNG VÀ NAM MĨ

o64

o80

B

C A

9cm

7cm3cm

D

FE

6cm

P

N

M

10cm

Page 6: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC …

I. MỤC TIÊU

- HS nắm được :

+ Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mĩ.

+ Đặc điểm về dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ.

+ Đặc điểm chính về kinh tế Trung và Nam Mĩ: nông nghiệp, công nghiệp, vấn đề khai thác

rừng A-ma-zôn.

II. GIAO NHIỆM VỤ ĐỂ HỌC SINH THỰC HIỆN THEO CÁC CHỦ ĐỀ:

+ Nhiệm vụ 1: tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mĩ.

+ Nhiệm vụ 2: tìm hiểu về đặc điểm của sự phân bố dân cư, quá trình đô thị hóa ở Trung và

Nam Mĩ.

+ Nhiệm vụ 3: tìm hiểu đặc điểm nền nông nghiệp, công nghiệp và quá trình khai thác rừng

A-ma-zôn.

Học sinh có thể lựa chọn các hình thức sau cho phần chuẩn bị bài:

Vẽ sơ đồ tư duy cho mỗi nhiệm vụ.

Chuẩn bị nội dung trên phần mềm powerpoint

Nhóm Lịch Sử 7

Bài 21: Ôn tập chương IV

Học sinh đọc vận dụng những kiến thức đã học trong chương để tiến hành

những hoạt động sau ở nhà :

1.1 Hoạt động 1: Ôn tập tổng kết:

a. Vẽ lại Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và Lí Trần:

b. Nhà nước thời Lê Sơ và Lí Trần có gì khác nhau?

c. Luật pháp thời Lê Sơ và Lí Trần có gì khác nhau?

d. Tình hình kinh tế thời Lê Sơ và Lí Trần có gì giống và khác nhau?

e. Nhìn sơ đồ sau và cho biết xã hội thời Lê Sơ và Lí Trần có gì giống và khác nhau?

Page 7: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC …

1.2 Hoạt động 2: Nhận diện lịch sử : Các em nhìn tranh và trả lời câu hỏi :

Đây là đâu ?

Đây là hoạt động gì ?

Đây là hoạt động kinh tế nào?

Page 8: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC …

Đây là ai?

Đây là gì ?

Đây là hoạt động nghệ thuật nào?

Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

1. Triều đình nhà Lê

1.1 Em hãy cho biết tình hình nhà Lê ở thế kỉ thứ XV?

? 1380-1442

Page 9: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC …

1.2 Nhìn vào sơ đồ sau hãy cho biết vị vua nào là vị vua cuối cùng thời Lê sơ?

2. Phong trào khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ thứ XVI

2.1 Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa?

2.2 Hãy chọn tên nhân vật, địa điểm để điền vào tương ứng với các mốc thời

gian sau:

Năm khởi nghĩa Người lãnh đạo Địa điểm

1511

1512

1515

1516

2.3 Em hãy giải thích vì sao các cuộc khởi nghĩa đều thất bại? Các cuộc khởi nghĩa

đã có ý nghĩa lịch sử gì?

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

I. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU BÀI 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA( tiếp)

LƯU Ý: Học sinh đọc sách giáo khoa và sưu tầm thêm các tư liệu về di sản văn hóa

của nước ta, đặc biệt là các di sản văn hóa đã được tổ chức UNESCO công nhận( trong

đó có di sản cần được bảo vệ khẩn cấp) và trả lời các câu hỏi sau:

* Nội dung bài học( tiếp)

? Bên cạnh các ý nghĩa về DSVH được nêu trong sgk, theo em, DSVH có ý nghĩa như

thế nào đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước?

Page 10: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC …

? Hãy lấy ví dụ và đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa việc bảo vệ DSVH với bảo vệ

môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người?

? Xác định trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ DSVH? ( căn cứ vào những

quy định của Nhà nước ta và Cộng đồng thế giới trong việc bảo vệ DSVH)

* BÀI TẬP

1. Việt Nam đã có di sản văn hóa nào đã được UNESCO xếp loại là di sản thế giới và

được xác định là di sản văn hóa cần được bảo vệ khẩn cấp?

2. Ôn tập nội dung của bài học số 14 “ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”

và bài học số 15 “ Bảo vệ di sản văn hóa” để làm bài kiểm tra theo lịch của nhà trường

thông báo.

NGỮ VĂN 7

Hướng dẫn chuẩn bị nội dung bài học:

- Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

- Cách làm bài văn lập luận chứng minh

( Học sinh trả lời vào vở soạn văn các câu hỏi dưới đây)

Bài 1: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

1. Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh (nêu ví dụ cụ thể)? Khi cần chứng

minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào?

2. Đọc văn bản Đừng sợ vấp ngã trong sách giáo khoa trang 4, 42 và thực hiện các

yêu cầu:

a. Xác định luận điểm của bài văn Đừng sợ vấp ngã và tìm những câu mang luận điểm

đó.

b. Xác định các luận cứ dùng để triển khai luận điểm của bài văn. Các luận cứ được

dẫn ra có đáng tin không? Qua việc sắp xếp các luận cứ, em có nhận xét gì về cách lập

luận của bài văn?

Bài 2: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Đọc đề văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Nhân dân ta thường nói “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của

câu tục ngữ đó.

1.Tìm hiểu đề và tìm ý

- Hãy đọc kĩ đề bài để xác định các yêu cầu về thể loại, nội dung và phạm vi nghị

luận của đề.

- Chí có nghĩa là gì? Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

Page 11: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC …

- Trong cuộc sống, có những việc tưởng như rất đơn giản như chơi thể thao, học ngoại

ngữ, học hát đúng giai điệu một bài hát … nhưng nếu không có chí, không chuyên tâm,

kiên trì thì liệu có làm được không? ( Lưu ý: câu trả lời phải rõ ràng, cụ thể, có sức

thuyết phục, không trả lời bằng một từ “có” hoặc “không”).

- Từ xưa đến nay có rất nhiều tấm gương nêu cao ý chí, nhờ có ý chí mà thành công.

Em hãy nêu một số tấm gương tiêu biểu trong số đó để minh chứng rằng những người

được nêu đều là những người đã kiên trì làm nên sự nghiệp.

- Từ vấn đề được gợi ra trong câu tục ngữ, em rút ra được bài học gì cho bản thân

mình? ( Nêu rõ bài học nhận thức và những hành động, việc làm cụ thể)

2. Dựa vào phần tìm hiểu đề và tìm ý, em hãy lập dàn ý cho đề bài trên.

3. Hãy chọn một luận điểm trong dàn ý để viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh hoặc

viết đoạn mở bài, kết bài.

Gợi ý: Học sinh đọc sách giáo khoa trang 41,42 và 48,49 để làm bài.