kien giang

35
Đôi Nét Về Kiên Giang o Có diện tích 6243km2, o Với dân số: 1.494.433 người. o Tỉnh lỵ là Thành Phố Rạch Giá. o Gồm có các huyện: thị xã Hà Tiên, Hà Tiên , Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giòng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận o Có Hai Huyện Đảo: Phú Quốc và Kiên Hải. o Kiên Giang có dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Kiên Giang là một dải đất nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 250km, Phía Đông và Đông Nam của tỉnh Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giang và Cần Thơ. Phía Nam Giáp Cà Mau Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 54 km. Ngoài ra còn cĩ hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài Vịnh. Là một tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Kiên Giang có những cánh đồng lúa phì nhiêu, có rừng vàng biển bạc có hải đảo và đồi núi với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng về nông sản hải sản, khoáng sản và du lịch. Nằm ven vịnh Thái Lan, Kiên Giang lưu thông với quốc tế bằng đường biển rất thuận lợi. Tỉnh hiện có 3 sân bay: Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc. Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ trung bình là 270C quanh năm không quá nóng và quá lạnh, khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình là 2016mm hàng năm. Ở đây không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bo, ánh nắng và nhiệt lượng dồi dào thuận lợi cho trồng cây và vật nuôi phát triển. Nghề chính của tỉnh là nghề nông, nhưng nghề cá cũng rất phát triển.

Upload: anh-tuan

Post on 28-Nov-2014

1.391 views

Category:

Education


4 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Kien giang

Đôi Nét Về Kiên Giango Có diện tích 6243km2,

o Với dân số: 1.494.433 người.

o Tỉnh lỵ là Thành Phố Rạch Giá.

o Gồm có các huyện: thị xã Hà Tiên, Hà Tiên , Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giòng Riềng, Gò Quao, An Biên, An

Minh, Vĩnh Thuận

o Có Hai Huyện Đảo: Phú Quốc và Kiên Hải.

o Kiên Giang có dân tộc Kinh, Khmer và Hoa.

Kiên Giang là một dải đất nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 250km,

Phía Đông và Đông Nam của tỉnh Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giang và Cần Thơ.

Phía Nam Giáp Cà Mau

Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 54 km.

Ngoài ra còn cĩ hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài Vịnh. Là một tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Kiên Giang có những

cánh đồng lúa phì nhiêu, có rừng vàng biển bạc có hải đảo và đồi núi với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng

về nông sản hải sản, khoáng sản và du lịch. Nằm ven vịnh Thái Lan, Kiên Giang lưu thông với quốc tế bằng đường

biển rất thuận lợi.

Tỉnh hiện có 3 sân bay: Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc.

Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ trung bình là 270C quanh năm không quá nóng và quá lạnh, khí

hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình là 2016mm hàng năm. Ở đây không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bo, ánh nắng và nhiệt

lượng dồi dào thuận lợi cho trồng cây và vật nuôi phát triển.

Nghề chính của tỉnh là nghề nông, nhưng nghề cá cũng rất phát triển.

Biển Kiên Giang cũng có những bãi tôm và luồng cá rất lớn. Nhiều loại cá ngon như cá thu, chim, nhám, bạc má,

chép, he, thiều. Kiên Giang còn nổi tiếng về làm nước mắm.

Page 2: Kien giang

Kiên Giang là tỉnh có đông người Việt sau đó đến người Khmer, Hoa sinh sống. Ở đây có một nền văn hoá cổ thuộc

văn hoá Óc – Eo, với nhiều khu mộ tán cổ đặc biệt là một Yoni và Linga cùng với nhiều tượng phật quí. Kiên Giang

có nhiều địa danh nổi tiếng đi vào lịch sử là rừng U Minh, Hòn Đất, Hà Tiên, Phú Quốc…

Thiên nhiên đã ưu đãi dành cho Kiên Giang nhiều thắng cảnh như: thắng cảnh tập trung ở Hà Tiên và Phú Quốc.

Cụm thắng cảnh Hòn Phụ tử như một Hạ Long thu nhỏ. Đảo Phú Quốc có diện tích 585 km2 (gần bằng Singapore);

du khách có thể tắm biển, tắm suối, tắm sông, leo núi, vào hang, lên rừng. Ở đây có nhiều bãi tắm đẹp như Bãi

Dùng, Bãi Nhem, Ghềnh Dầu, rạch Tràm, Rạch Vủm. Ngoài khơi Kiên Giang có 105 hòn đảo lớn nhỏ có thể phát triển

du lịch biển, hải đảo.

Kiên Giang có các di tích lịch sử, kiến trú: thờ mộ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở thị xã Rạch giá, chùa Tam

bảo, rừng U minh thượng (căn cứ cách mạng, sân Chim, chùa Tân Hội lăng Mạc Cửu).

Non nước Hà Tiên, Biển Trời Phú Quốc. Địa danh Hà Tiên cách Rạch Giá 90km về phía Tây Bắc được đánh giá là nơi

có nhiều cảnh đẹp đứng sau Hạ Long với nhiều núi non hang động, chùa chiềng, lăng mộ với nhiều hòn đảo gần xa.

Ở Kiên Giang có nhiều lễ hội văn hoá đac biệt của người Khmer hàng năm họ tổ chức các lễ hội theo phong tục tập

quán của người Khmer cung giống như đồng bào Khmer ở các tỉnh Nam Bộ.

Theo chiều dọc của đất nước thì vị trí địa lý của Hà Tiên là:

Phía Bắc: giáp An Giang, Cần Thơ.

Phía Đông Nam: giáp Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Phía Nam: giáp Cà Mau, biển Đông.

Phía Tây Bắc: giáp Campuchia.

Phía Tây Nam: giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan.

Là một tỉnh ĐBSCL nằm ven Vịnh Thái Lan nên lưu thông quốc tế bằng đường biển rất thuận lợi.

Đường biên giới dài 54km cùng với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài vịnh cũng giúp tỉnh Kiên Giang phát triển thuận

lợi về mọi mặt, nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

Sơ Lược về Lịch Sử Thị xã Hà TiênHà Tiên, vùng đất được hàng bao thế hệ lưu dân tôn tạo ở Cực Nam của tổ quốc. Được mệnh danh là “Nam thiên đệ

nhất động” của Miền Nam.

Hà Tiên xưa kia có tên là Mang Khảm, tục danh Trúc Phiên Thành còn gọi là Đồng Trụ Trấn vốn là nơi hoang vu.

Thị xã Hà Tiên được hình thành cách đây 300 năm, nơi đây ngày xưa vốn là thủ phủ của Mạc Cửu (1655-1935) nằm

ở vị trí khá đẹp, hai bên bờ sông hướng ra biển, trên bến dưới thuyền nhà doanh điền Mạc Cửu, Mạc Cửu sinh 1655

tại quảng Đông Trung Quốc, bất phục chính sách cai trị của nhà Mảng Thanh, nên cùng gia quyến vượt biển đến

nước Chân Lạp, Mạc Cửu là người tài trí, khéo sử thế nên kết thân được với các qun Chân Lạp và nhờ tiến cử lên vua.

Vua Chân Lạp là Nặc Ong Non tin dùng, Mạc Cửu giúp vua được nhiều việc nhưng Mạc Cửu muốn hùng cứ một

phương nên tâu xin cho khai khẩn đất Mang Khảm là vùng hoang địa ở phía tây duyên hải thủy chân lạp vua thuận

và phong cho Mạc Cửu chức Óc Nha (tương đương với quan huyện). Mạc Cửu chiêu tập dân phu lặp đồn điền, mở

chợ xây cảng giao thương với các nước. Mang Khảm bây giờ trở thành một cửa khẩu phồn thịnh và thành mục tiêu

xâm lược của các nước ngoài.

Năm 1674 có bề tôi Năc Ong Non làm phản, cầu viện Quân Xiêm đánh lại vua. Quân Xiêm tiến đánh Mang Khảm,

Mạc Cửu chống cự không lại cầu viện quân Chân Lạp, viện binh chưa đến buộc Nặc Ong Non cầu viện chúa Nguyễn

quân chúa Nguyễn đánh tan quân Xiêm. Quân Xiêm rút về đem theo gia quyến của Mạc Cửu cùng của cải chiếm

được. Sau đó năm 1706 thừa cơ hội nước Xiêm có nội loạn, Mạc Cửu cùng gia quyến và gia nhân chạy về Trủng kè

thuộc đất Mang Khảm. Ở đây phu nhân hạ sinh Mạc Thiên Tích rồi lần về đất Mang Khảm để khôi phụ nơi đây.

Năm 1714 Mạc Cửu đến dâng biểu xin đem bảy xã mình đã lập quy phục nam triều. Chúa Nguyễn phúc Chu ưng

thuận, phong cho Mạc Cửu chức tổng binh và đổi Mang Khảm thành Hà Tiên trấn. Vì thế Mạc Cửu là người đầu tiên

Page 3: Kien giang

có công khai hoang hình thành vùng đất Hà Tiên. Con trai ông là Mạc Thiên Tích (1706-1780) cũng là một danh

tướng, một quan tổng binh đại đô đốc, một nhà doanh điền và cũng là một nhà doanh sỹ có tiếng đã làm rạng rỡ

đất phương thành (Hà Tiên ngày nay) và cả khu vực Tây Nam Bộ nửa sau thế kỷ 18.

Ngày từ thời Mạc Cửu Hà Tiên là điểm giao lưu buôn bán với nhiều nước ngoài. Trong gia phả cửa dòng họ Mạc có

ghi chép rằng « Ông Mạc Cửu đã chiêu mộ các nước hải ngoại đến buôn bán. Tàu thuyền đi lại nhộn nhịp, người

Việt, người Đường, người Liêu, người Man kéo đến trú ngụ làm ăn ». như vậy có thể nói từ thuở sơ khai ở Hà Tiên đã

hình thành nên một trung tâm thương mại – du lịch. Dấu tích một thời khai hoang vẫn còn in rõ nét trên mảnh đất

này qua hình ảnh lăng Mạc Cửu được người dân nhớ ơn công lao mở mang bờ cõi của dòng học Mạc.

Sự Tích Hà Tiên

Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, một bộ phận dân cư Trung Quốc, đa số là quan quân nhà Minh và gia quyến của họ, vì

không phục tùng sự thống trị của nhà Thanh, đã rời bỏ đất nước di dân đến các quốc gia Đông Nam Á. Ở Nam Bộ

lúc bấy giờ đã tiếp nhận một số nhóm di dân người Hoa: nhóm do Dương Ngạn Địch vào lập nghiệp ở Mỹ Tho, nhóm

Trần Thượng Xuyên vào Cù lao Phố (Biên Hòa) và nhóm thứ ba do Mạc Cửu cầm đầu đến cư trú ở Hà Tiên.

Mạc Cửu (1652-1735) vốn là người xã Lê Quách, huyện Hải Khanh, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông. Năm 1680, ông

dẫn nhóm di dân vượt biển sang Chân Lạp. Ông được nhà vua xứ này trọng dụng và ban cho chức gọi là Ốc Nha. Về

sau, vì có kẻ dèm xiểm, Mạc Cửu lo ngại ở đây lâu có ngày bị hại, nên đem vàng bạc đút lót cho Hoàng Hậu Chân

Lập để nhờ bà xin vua xứ này cho phép ra khẩn hoang vùng đất Mang Khảm (tức là Hà Tiên sau này).

Được phép của vua Chân Lạp, Mạc Cửu dẫn đầu đoàn người vượt biển ra đi. Thuyền từ biển tiến dần vào của sông

và cập bến. Ở đây vùng đất rộng người thưa mở rộng đôi tay đón đoàn người tha hương đến cư ngụ. Người cũ và kẻ

mới đến thân thiện trong cảnh chim trời cá nước.

Một hôm Mạc Cửu dong thuyền đi đây đó tìm một cuộc đất tốt để lập nghiệp an cư lâu dài. Chiều xuống, thuyền

Mạc Cửu đến một cửa sông. Núi non cây cảnh thật hữu tình, chim rừng từng đàn bay về gây tổ, đậu kín cả những

tán cây cao nơi bờ sông, triền núi…. Đang mải ngắm nhìn cảnh sơn thủy đẹp như bức tranh thuỷ mạc, bỗng Mạc

Cửu giật mình khi thấy trên lớp sóng ở cửa sông hiện ra một nàng tiên kiều diễm lả lướt như bay lượn chập chờn khi

mờ khi tỏ…. Mạc Cửu thúc giục bọn chèo thuyền đuổi theo bóng nàng tiên lúc hiện ra trước mắt lúc biến mất sau

làn khói nước nhạt nhòa…. Thuyền chèo đi, đi mãi theo bóng nàng tiên, nhưng trên một khúc sông, nàng tiên đột

nhiên bay bổng lên cao và nhạt dần như tan trong ánh tà dương. Mạc Cửu cho đây là điềm lành nên chọn vùng đất

bên bờ khúc sông này làm nơi định cư cho mình và do đó, ông đặt tên vùng đất này là Hà Tiên – Nàng tiên của sông

nước.

Tục truyền, khi đào móng xây dựng nhà, Mạc Cửu đào được một số hũ vàng lớn. Ông xuất số vàng này để dùng vào

việc phát triển và xây dựng phố xá, chợ búa, biến nơi đây thành một trung tâm buôn bán sầm uất. Về sau Mạc Cửu

nghe theo lời của mưu sĩ họ Tô, sai các bộ hạ của mình là Lý Xá, Trương Cầu ra Phú Xuân dâng biểu xưng thần và

xin làm chức Hà Tiên trưởng. Tháng tám năm mậu tý (1708) chúa Nguyễn Phúc Chu chấp nhận lời cầu xin của Mạc

Cửu và phong ông làm tổng binh trấn Hà Tiên và chính thức đổi tên vùng đất này (bao gồm cả Long Xuyên – Cà

Mau) là Hà Tiên trấn.

MỘT THOÁNG HÀ TIÊN

Có những miền đất đi qua vẫn còn đọng lại trong ta nhiều ấn tượng khó quên và Hà Tiên là một trong những nơi như

thế. Thuộc miền Tây Nam Bộ, Hà Tiên là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi có biển, núi, rừng xen giữa đồng

bằng phì nhiêu. Hà Tiên – hòn ngọc quý của tỉnh Kiên Giang với phong cảnh hửu tình. Cảnh Hà Tiên thơ mộng hữu

tình còn được tô điểm những di tích lịch sử, dấu vết một thời Phương Thành oanh liệt, và văn hiến với Chiêu Anh

Các. Đến Hà Tiên, du khách sẽ nhận ra ở đây một Việt Nam thu nhỏ bởi có núi, rừng, sông, biển của mọi miền đất

nước: một ít hang động của Lạng Sơn, vài ngọn đá chơi vơi ngoài biển như Vịnh Hạ Long, một ít Thạch Thất Sơn Môn

Page 4: Kien giang

Hương Tích của Ninh Bình, vài cảnh Tây Hồ Hà Nội hay đôi nét dòng Hương Giang của Huế. Những ai yêu vẻ đẹp

hoang sơ của thiên nhiên sẽ bị chinh phục bởi dãy núi Thạch Động, của bãi tắm Mũi Nai, của tiếng chuông vang

vọng từ dãy núi Bình San…

Click this bar to view the full image.

Do có địa thế thuận lợi với hơn 13,5km biên giới đất liền và 26km biên giới với Campuchia, lại có cửa khẩu quốc gia

nên Hà Tiên có điều kiện tốt để khai thác tối đa các thế mạnh thương mại, du lịch và nuôi trồng thủy sản. Du lịch

biển đảo là lợi thế của Hà Tiên nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Kiên Giang. Tuyến du lịch biển

chùa Hang – Hòn Chông – Mũi Nai bằng tàu thuỷ sẽ hấp dẫn du khách với những dãy núi đá vôi tựa như Vịnh Hạ

Long phía Tây Nam.

Nằm sát bên vùng đồng bằng sông Cửu Long gần như bằng phẳng nhưng Hà Tiên lại có hệ thống cảnh quan tựa như

Vịnh Hạ Long. Thật bất ngờ khi hệ thống đồi núi bao quanh khu vực đồng bằng thông ra biển đã tạo nên vị thế

thuận lợi để xây dựng khu bãi tắm ven biển. Núi đá Dựng nằm sát biên giới Campuchia, do đá vôi bị xâm lược qua

nhiều thế kỷ nên phía bên trên được tái tạo như một toà lâu đài cổ kính với hàng trăm vọng gác hàng nghìn gác

chuông, trong hang phủ nhiều thạch nhũ, có thạch nhủ dài và to như những cột đá. Rồi những cây dừa 7 ngọn, 6

ngọn, hay 3 ngọn xuất hiện ở Hà Tiên. Khai thác tốt những nét độc đáo Hà Tiên sẽ trở thành một trung tâm du lịch

lớn trong tương lai.

Click this bar to view the full image.

Page 5: Kien giang

Từ năm 1996 trở lại đây, các khu du lịch Hà Tiên và Kiên Lương hàng năm đón khoảng 800000 du khách tham quan.

Doanh thu ngành du lịch trong giai đoạn này tăng bình qun hàng năm khoảng 16%. Theo các số liệu thống kêvlượng

khách đến Hà Tiên kiên Giang nhiều hơn các tỉnh An Giang và Cần Thơ. Thưởng ngoạn thắng cảnh tham quan di

tích, nghỉ dưỡng đang là thế mạnh để Hà Tiên thu hút một lượng đáng kể khách du lịch từ các tỉnh phía Nam và các

du khách nước ngoài.

Vài năm gần đây các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đổ dồn về đây xây dựng nhà hàng khách sạn và các khu

vui chơi giải trí nhằm phục vụ cho khách du lịch. Bên cạnh đó, Hà Tiên cũng chú trọng tổ chức các ngày hội truyền

thống địa phương và các lễ hội của các đồng bào dân tộc Khmer.

Nằm sát biên giới với Campuchia, thị xã Hà Tiên trở thành thương trường một thương trường của một cửa khẩu cả

trên biển và trên đất liền. Ngoài mục đích phục vụ khách du lịch, cửa khẩu Hà Tiên còn mở ra cơ hội giao thương

hàng hoá. Hàng năm có khoảng từ 70000 đến 80000 lượt khách từ Campuchia qua lại cửa khẩu. Tuyến du lịch Hà

Tiên – tỉnh Campốt- thành phố Kép (Campuchia) và ngược lại bằng đường bộ, đường thuỷ đã đưa vào khai thác, tạo

điều kiện đi lại cho du khách 2 nước.

Sau 4 năm thực hiện thí điểm khu kinh tế cửa khẩu theo quyết định của chính phủ, diện mạo thị xã Hà Tiên đ thay

đổi rõ rệt. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển vượt bậc. Thị x còn xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch và các

trung tâm thương mại gắn với các chính sách thu hút và đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Đời sống vật chất người

dân nhờ đó được cải thiện đáng kể. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc để Hà Tiên khai thác lợi thế phát triển

kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Cảnh sắc thiên nhiên của Hà Tiên đã được người đương thời ca tụng và cũng chính nơi đây xuất hiện nhóm Tao Đàn Chiêu Anh Các gồm nhiều nhà thơ Việt Nam, cùng hội lại với nhau để sáng tác, ngâm vịnh, đàm luận do Mạc Thiên Tích lập ra. Tác phẩm được hấp dẫn hơn cả là “Hà Tiên Thập Vịnh” tả 10 cảnh đẹp của Hà Tiên lồng trong sinh hoạt của cư dân để tạo ra bức tranh ngư tiều canh mục:1. Kim Dự Lan Đào (Đảo Vàng Chắn Sóng ): trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên mà người xưa ghi nhận, Kim Dự Lan

Đào được xếp đầu tiên. Đó là hòn đảo nhỏ ngay cửa biển Hà Tiên được nối với đất liền TK XX, người ta còn gọi Kim

Dự là Pháo Đài, bởi từng có một pháo đài canh dự cửa biển, bảo vệ thị trấn Hà Tiên chống giặc ngoại xâm.

Page 6: Kien giang

Click this bar to view the full image.

2. Bình San Điệp Thúy (Núi Bình San Xanh Biếc ): có nghĩa là núi Bình San như tấm bình phong điệp trùng xanh biếc.

Núi Bình San là núi Lăng, nơi Mạc Thiên Tích thường cùng bạn thơ trong Tao Đàn Chiêu Anh Các lên thưởng ngoạn

xướng họa thơ ca

Click this bar to view the full image.

3. Tiêu Tự Thành Chung (Tiếng Chuông Tiêu Tự ): có nghĩa là tiếng chuông sớm ở chùa Tiêu, là ngôi chùa Tam

Bảo bây giờ. Trước cổng chùa có 2 câu đối:

“Nhất trần bất nhiễm bồ đề địa

Vạn thiện đồng qui bát nhã môn”.

Click this bar to view the full image.

Page 7: Kien giang

Để tuyên báo nơi đây không bị niễm bụi trần, nhưng tất cả điều thiện đều qui tụ về đây.

4. Giang Thành Dạ Cổ (Tiếng Trống Đêm Ở Giang Thành ): tức là nghe tiếng trống canh vang lên đêm đêm ở

đồn Giang Thành. Giang Thành ngày nay không còn thành quách, mà chỉ là một địa danh thuộc Xã Tân Khánh Hòa,

huyện Kiên Lương, cách thị xã Hà Tiên Khỏang 10km theo đường chim bay, chỗ hợp lưu của knh Vĩnh Tế và sông

Giang Thành. Vào thời Minh Mạng, Giang Thành đã từng là tỉnh lụy của Hà Tiên.

5. Thạch Động Thôn Vân (Mây Luồn Thạch Động): tức động đá nuốt mây, miêu tả vẻ đẹp của núi Thạch Động

ở phía Tây Bắc Hà Tiên, trên có một khối đá to, trong có hang động thiên nhiên lộng gió.

Click this bar to view the full image.

Page 8: Kien giang

6. Châu Nham Lạc Lộ (Châu Nham Cò Đậu ): có nghĩa là cò đậu núi Châu Nham. Theo nhà thơ Đông Hồ, Châu Nham

là 1 ngọn núi nhỏ ở gần biên giới Campuchia, cách Thạch Động không xa. Núi có nhiều đá dựng, hiểm trở, có thạch

nhũ lấp lánh nên còn gọi là núi Đá Dựng. Ngày xưa cò về đậu trên núi đá này rất đông. Nhưng theo nhà sưu khảo

Trương Minh Đạt, Châu Nham là cụm núi ở Bãi Ớt. Nơi có đá tinh quang trong và sng. Do bên bờ nham có vực sâu

nên tôm cá thường về trú ẩn, chim cò kéo theo tìm mồi trắng cả một vùng.

7. Đông Hồ Ấn Nguyệt (Đông Hồ Trăng Soi): tức trăng in bóng Đông Hồ, một hồ nước xanh biếc nối liền dòng sông

Giang Thành ra biển. Trong có vàm sông, ngoài có cửa biển Kim Dự, nằm phía đông thị xã Hà Tiên.

Click this bar to view the full image.

8. Nam Phố Trừng Ba (Sóng Trong Nam Phố): có nghĩa là Phố Nam trị sóng, một vịnh nhỏ thuộc Bãi Ớt, xã Dương

Hòa, nơi mặt biển thường xuyên yên tĩnh do các dãy núi chắn quanh. Tàu thuyền qua lại hay vào đây tránh gió.

Click this bar to view the full image.

9. Lộc Trĩ Thôn Cư (Xóm Dân Ở Lộc Trĩ ): tức khu dân cư Lộc Trĩ, còn gọi là Mũi Nai, thuộc xã Mỹ Đức. Lộc Trĩ có

nghĩa là Mũi Nai. Ra biển nhìn vào mới thấy mũi núi chỗ ngọn hải đăng giống hình đầu con nai thò mõm ra biển.

Click this bar to view the full image.

Page 9: Kien giang

10. Lư Khê Ngư Bạc (Cảnh Chài Cá Ở Lư Khê): có nghĩa là xóm chài ở khe Lư. Lư Khê là Rạch Vược, một con rạch

nhỏ có nhiều cá vược ở xã Thuận Yên. Rạch đổ ra biển qua các khe núi tạo thành một bức tranh sơn thủy rất đẹp.

Ngày nay cửa rạch đã bị Quốc lộ 80 chắn ngang.

Click this bar to view the full image.

Phát triển cùng thời là nền văn hoá Trung Hoa mang nhiều bản sắc đã được phổ biến ở đây cụ thể là

qua việc xây dựng nhiều công trình kiến trúc tôn giáo nhiều chùa chiền với kiến trúc nguy nga hùng vĩ

nhưng đã bị phá gần như hầu hết khi quân Xiêm La tấn công Hà Tiên năm 1771.

Page 10: Kien giang

Dòng họ Mạc có lịch sử thăng trầm gắn liền với triều Nguyễn. Khi triều đình nhà Nguyễn thua Tây Sơn, giang sơn

không còn. Mạc Thiên Tích đã nuốt vàng lá tự tử tại Băngcok. Sau này khi vua Gia Long lên ngôi đã khôi phục lại

quan chức cho con cháu dòng họ Mạc.

Vào thế kỉ thứ 19 vào ngày 2/6/1867, Tỉnh Hà Tiên lọt vào tay thực dân Pháp. Rạch Giá vốn là huyện lỵ được nâng

lên thành tỉnh lỵ, tập trung bộ máy cai trị của giặc.

Đầu thế kỷ 20 Kiên Giang là một trong những địa phương cơ sở của phong trào Đông Du và Duy Tân.

Truyền thống này là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của đội ngũ phong trào cách mạng bắt đầu từ tháng 6

năm 1930….

Hà Tiên ngày nay đã được quy hoạch thành một bãi biển sạch đẹp và “ngăn nắp“ với biển trong xanh và những bãi

cát trắng đang thu hút nhiều khách du lịch đặc biệt là trong mùa lễ hội Bà Chúa Xứ (khách hành hương hay kết hợp

tham dự lễ ở chùa bà rồi tiện đường đến Hà Tiên).

Hà Tiên là 1 thị xã ở phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang, có 22 km bờ biển và 13,7 km đường biên giới với Campuchia

nên từ lâu đã là điểm giao lưu thương mại giữa 2 nước và một số nước trong khu vực ASEAN. Hà Tiên có những di

tích văn hóa được Nhà nước công nhận, có những thắng cảnh đẹp thu hút nhiều lượt khách tham quan du lịch

quanh năm, là vùng ven biển có ngư trường khai thác rộng và nằm trong khu tam giác Rạch Giá – Hà Tiên – Phú

Quốc, nên có vai trò quan trọng đối với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Thị xã Hà Tiên đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ VII xác định là một trong 4 vùng trọng điểm của

Tỉnh, trong đó 2 ngành kinh tế quan trọng được tỉnh tập trung phát triển là du lịch và thương mại – dịch vụ.

Thị xã Hà Tiên bao gồm 4 phường và 3 xã. Cụ thể như sau: phường Đông Hồ, phường Bình San, phường Pháo Đài,

phường Tô Châu, xã Thuận Yên, xã Mỹ Đức và xã đảo Tiên Hải.

Click this bar to view the full image.

Cầu Phao

Vị trí địa lý

Địa giới hành chính của thị xã Hà Tiên được xác định như sau:

Phía Bắc giáp vương quốc Campuchia;

Phía Đông giáp huyện Kiên Lương;

Phía Nam và phía Tây giáp biển Tây.

Diện tích tự nhiên toàn thị xã: 8.851,5 ha, trong đó đầm ngập mặn Đông Hồ chiếm 1.047 ha.

Địa hình

Page 11: Kien giang

Địa hình đa dạng, gồm: đồng bằng, núi và núi đá, hang động, biển, đầm, quần đảo, tạo nên cảnh quan thơ mộng

hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Khí hậu ở Hà Tiên có những đặc điểm chính như sau:

Số giờ nắng trung bình từ 6,5 đến 7,5 giờ/ngày. Năng lượng bức xạ trung bình 150 – 160 kcal/c2 năm. Nhiệt độ

trung bình hàng năm khoảng 27 -> 28 0C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 (25 – 26

0C); tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng 5 (28 ->29 0C). Độ ẩm trung bình 81,9%.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác của

đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa lớn, trung bình 2.118 mm/năm.

Với điều kiện khí hậu như vậy đã tạo nên những thuận lợi cơ bản để phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến

thủy hải sản, nông nghiệp và du lịch.

Tài nguyên biển

Thị xã Hà Tiên hai phía (Tây và Nam) giáp biển, đầm Nước Mặn chia thị xã làm hai khu riêng biệt: phía Đông Nam

của đầm là phường Tô Châu và xã Thuận Yên; phía Tây Bắc của đầm gồm: phường Đông Hồ, phường Bình San,

phường Pháo Đài và xã Mỹ Đức; đặc biệt xã đảo Tiên Hải (quần đảo Hải Tặc) gồm 15 đảo lớn nhỏ là ngư trường

đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đầy tiềm năng do thiên nhiên ban tặng cho thị xã Hà Tiên nói riêng và tỉnh Kiên

Giang nói chung.

Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên của thị xã 8.851,51 ha, trong đó đất nông nghiệp 4386ha (chiếm 49,55%), nhưng mức độ phèn

mặn cao, nếu ứng dụng khoa học kỹ thuật tốt để nuôi trồng thủy sản để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra còn

quỹ đất chưa sử dụng là 2.561,89ha.

Tài nguyên nước

Sông Hậu là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho thị xã Hà Tiên thông qua kênh Rạch Giá – Hà Tiên, kênh Vĩnh Tế

và sông Giang Thành, hàm lượng phù sa trung bình 250g/m3 .

Dân số

Dân số năm 2002 là 39.957 người, mật độ trung bình là 451 người/km2. Dân cư ở tập trung nhiều trong khu nội ô thị

xã.

Kim Dự Lan Đào

Page 12: Kien giang

Kim là vàng, là kim khí .Dự củng là dữ (theo Bắc ) . Chử Hán có bộ sơn kèm theo dữ là cùng với. Đây là hòn đảo nhỏ.

(Ngày xưa). Lan có nghĩa là ngăn chặn lại. Đào là sóng to, KIM DỰ LAN ĐÀO là hòn đảo vàng ngăn chặn sóng gió.

Xưa kia, trước hải khẩu trấn Hà Tiên có hòn đảo nhỏ ngăn chặn sóng gió gìn giữ cho bên trong đất liền được yên ổn.

Bốn chữ này cũng ngụ ý rằng Hà Tiên tuy là một lãnh thổ nhỏ ở vùng biển, Cũng có công che chắn cho giang sơn

phía Nam của chúa Nguyễn.

Dự là phải rồi, có ý xác định. Kim có một dụng ý, chữ văn hoa có nghĩa là tự hào. Do chữ « Kim Thành Thang Trì »

nghĩa là thành vàng ao sôi biểu tỏ thành trì kiên cố, hào lũy vững vàng Mạc Thiên tích mệnh danh hòn đảo trước

biển Hà Tiên là Kim Dự, muốn nói đây là một dãy kiên cố, cũng có ý khoe công nghiệp « Kim Thành Thang Trì » của

mình.

Kim Dự từ thuở đó tới bây giờ còn gọi là pháo đài, vì từ thời Nguyễn đến hồi Pháp thuc và cả hiện nay vẫn là cứ điểm

quân sự có nhịêm vụ biên phòng, trấn giữ cửa biển. Trên đó có đặt trọng pháo cho nên gọi là pháo đài. Ngày nay

trên đỉnh là toà kiến trúc bề thế được dùng làm khách sạn gọi là nhà khách Pháo Đài.

Du khách đamh thấy đây là một ngọn đồi đất cao có dáng vẻ hùng vĩ, cảnh quan chung khá đẹp mắt. Ngọn đồi này

dính vào đất liền. Thật ra, ngày xưa ngọn đồi này là một hòn đảo tách biệt để tin việc lưu thông, người thời trước đã

bắt một đường cầu đá, từ đất liền sang hòn đảo. Người thời sau theo đó đắp thành con đường đất rộng rãi. Đủ cho

xe cộ lưu thông. Bây giờ đã tráng nhựa thành đại lộ. Con đường này, bắt đầu từ chỗ cuối xóm ngã 3, trước Lạc An

Hội Quán, tức chùa Quan Đế, chạy thẳng đến chân bậc tam cấp bước lên pháo đài. Xóm này nằm 2 bên đường này,

nay còn có tên là xóm cầu đá.

Xóm cầu đá trở thành khu dân cư, có vườn tược. Việc lấp đất các chỗ bùn lầy được tiến hành dần và người ta cũng

đắp thêm 2 con đường mới nữa cho tiện việc lưu thông.

Cảnh vật chỗ này, ngày xưa đã được Mạc Thiên Tích mô tả :

Kim Dự này là núi chốt than

Xanh xanh dành trấn cửa Hà Tiên

Ngăn ngừa nước dữ khôn vùng vẫy

Che chở dân lành khỏi ngửa nghiêng

Page 13: Kien giang

Thế cả vững vàng trên Bắc Hải

Công cao đồ sộ giữa Nam Thiên

Nước yên chẳng chút lòng thu động

Rồng bủa nhơn xa tiếp Bắc xuyên

Một truyền thyuết được kể : Kim Dự ngày xưa là hòn đảo nổi. Dưới hòn đảo có con giao long nằm ẩn mình tu đã lâu

đời. Thỉnh thoảng có lúc giao long cựa mình, người ta thấy hòn đảo lay chuyển. Có khi xê dịch ra xa bờ. Chỗ đất nhô

hiện nay có miếu thờ thuỷ thần và miếu thờ cá ông Nam Hải.

Khu Lăng Mộ Dòng Họ MạcNúi lăng hay núi Bình San là nơi an táng hơn 40 ngôi mộ dòng họ Mạc ,xây dựng cách đây trên 300 năm. Tất cả đều

có kiến trúc theo lối Trung Hoa, nền mộ ăn sâu vào vách núi theo hình bán nguyệt bề mặt chạm khắc hình thù tứ

linh.

Lăng được xây dựng vào năm 1809 theo lệnh của vua Gia Long. Mạc Cửu rất giỏi về phong thuỷ địa lý nên đã chọn

xây ở nơi mà có núi Tô Châu và núi Ngũ Hổ làm nên thế bình Phong, Sông Giang Thành tạo nên thế Minh Đường tức

thuỷ triều qui bên dưới lăng có hai hồ sen tích nước vừa tạo thế vừa là hồ nước cung cấp nước cho nhân dân ở đây.

Mạc Cửu là người xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 1644, nhà

Thanh thay thế nhà Minh, Mạc Cửu không phục tùng nên cùng gia quyến và đoàn tùy tùng xuống tàu vượt biển vào

Nam đến nước Chân Lạp và được cho làm Ốc Nha, một chức quan của Chân Lạp thời đó… Một thời gian sau, thấy

đất Mang Khảm thuận lợi nhiều mặt về kinh tế, giao thương, ông bèn xin lui về đó chiêu tập lưu dân, mở mang đồng

ruộng và tiếp đón khách thương hồ đến để mua bán, mở sòng bạc… Chẳng bao lâu vùng đất này trở nên phồn thịnh

và không tránh khỏi giặc cướp, giặc Xiêm La kéo quân đến xâm lăng. Mạc Cửu thế cô phải qua Xiêm trú ngụ 1 thời

gian. Khi trở lại Hà Tiên, thấy chúa Nguyễn ở Đàng Trong đang mở rộng thế lực đến tận vùng đồng bằng sông Cửu

Long, Mạc Cửu dâng biểu xưng thần và được chúa Nguyễn Phúc Chu chấp thuận, phong chức Tổng binh trấn Hà

Tiên. Mạc Cửu mất năm 1735, được nhà Nguyễn truy tặng Khai trấn thượng trụ quốc, Đại tướng quân Vũ Nghị Công.

Lăng Mạc Cửu theo kiểu Tàu, bên trái đắp nổi đầu rồng, bên phải đắp đầu hổ (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ). Đứng

tại lăng Mạc Cửu trông xa thấy Đông Hồ, biển Hà Tiên, núi Đại Tô Châu và Tiểu Tô Châu như hình voi phục. Lên đỉnh

núi, du khách có thể nhìn toàn cảnh Hà Tiên bên dưới.

Mạc Thiên Tích là con trưởng của Mạc Cửu, tự Sĩ Lân, lúc nhỏ tên là Mạc Tứ. Gia phả nhà họ Mạc ghi lại rằng vào

đêm mùng 7 tháng 3 năm 1706, tại Lũng Cà tự nhiên nước sông bắn vọt lên trời, lúc ấy xuất hiện tượng vàng cao 7

thước, tỏa sáng cả 1 khúc sông. Một vị quan trông thấy ngạc nhiên nói với Mạc Cửu : “Đây là điềm có người tài xuất

hiện, thật là phúc đức”. Mạc Cửu liền cho người đưa tượng vàng ấy lên bờ, nhưng không có cách nào di chuyển

được, bèn xây chùa nhỏ bên bờ sông để thờ. Vào đêm ấy, Mạc Thiên Tích ra đời. Mạc Thiên Tích thông minh, hiểu

rộng, văn võ song toàn. Năm 1735 Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tích kế tục sự nghiệp của cha. Đầu xuân 1736, được

chúa Nguyễn phong Đô đốc trấn Hà Tiên . Thời kỳ ông cai quản, đất Hà Tiên sung túc, phồn vinh. Phố xá ở trấn lỵ

được mở mang, ruộng đất được khai khẩn tăng cường trồng trọt, tàu thuyền buôn bán tấp nập. Ông cũng đã nhiều

đánh tan bọn cướp biển và giặc Chân Lạp để bảo vệ bờ cõi. Năm 1780, Mạc Thiên Tích đang ở Xiêm bị Bồ Ông Giao,

người Chân Lạp, gièm pha với vua Xiêm Trịnh Quốc Anh rằng nhà Nguyễn lập kế cho Mạc Thiên Tích và Tôn Thất

Xuân vào Xiêm làm nội ứng, mưu chiếm thành Vọng Các. Vua Xiêm nghe lời giết Tôn Thất Xuân, bắt trói Mạc Thiên

Tích tra khảo. Mạc Thiên Tích tự tử, nhiều người đi theo cũng bị sát hại.

Trên đỉnh núi còn lưu lại vết tích của đàn Sơn Xuyên và đàn Xã Tắc. Dưới chân núi có đền thờ dòng họ Mạc. Theo

Đại Nam Nhất Thống Chí, ngôi đền thờ này thờ ba người họ Mạc: Vũ Nghị Công Mạc Cửu, Quốc lão Mạc Thiên Tích,

Chính Lý Hầu Mạc Tử Sanh. Bên hữu thờ các con cháu dòng họ Mạc, bên tả có bài vị phu nhân Thái Thái mẹ Mạc

Cửu, phu nhân Nguyễn Thị Thủ vợ Mạc Thiên Tích, tiểu thư Mạc Mi Cô. Truyền thuyết kể rằng, người con gái thứ

năm của Mạc Cửu mới sinh ra đã có mái tóc dài một thước, mới 3 tuổi răng đã mọc đủ, ăn nói rành rẽ nhưng xương

Page 14: Kien giang

sống yếu phải nằm một chỗ. Cận thần cho đó là điềm xấu, Mạc Cửu liền sai người đi cho chôn sống. Không lâu sau

tin đồn về người con gái xấu số lan xa cùng những truyền thuyết xoay quanh câu chuện cô hiển linh. Tục truyền

Mạc Mi Cô được phối tự ở bàn thờ bên tả của đền thờ Mạc công trông ra cổng Tam Quan, những gian thần, người

xiểm nịnh đi qua cổng đều bị cô vật chết. Ai cũng sợ nên vái van xin cô cho xây kín cổng lại. Đến nay dấu tích vẫn

còn. Người đến viếng đền chỉ có thể vào bằng cổng giữa hay cổng bên mặt.

Đền thờ Mạc Công có biển đề Trung Nghĩa Từ, dân gian gọi là miếu ông Lịnh vì Mạc Cửu đựơc tôn xưng là Mạc Lịnh

Công. Khởi thuỷ ngôi đền này do Mạc Công Du lập đến năm Thiệu Trị thứ 6- Năm1846 mới lợp ngói. Từ đó tới nay

được tái thiết tu bổ nhiều lần. Di tích hiện tồn là kiến trúc có giá trị nghệ thuật, trạm trổ tinh vi, sắc sảo.Trong miếu

còn ghi lại những bài thơ Nôm vịnh thập cảnh Hà Tiên, Bản Nhật Lịnh của tướng Long Hổ Trần Hầu và tranh vẽ đề

tài Bát Tiên, ngư tiều canh mục …..Trước sân có ao sen “Bảo Nguyệt Liên Trì ”, mùa hạ hoa nở toả hương thơm

ngát. Phía ngoài cổng có hai câu đối :

“Nhứt môn trung nghĩa gia thanh tọng ,

Thất diệp phiên hàn quốc thân vinh “.

Đền thờ các đạo sắc truy phong. Theo Đại Nam liệt truyện tiền biên thì năm 1785 Mạc Cửu bị bệnh qua đời được

chúa Túc Tông phong cho là Khai Trấn Thượng Trụ Quốc Đại Tướng Quân Vũ Nghị Công, rồi năm Minh Mạng Thứ 3

(1822) truy phong Mạc Cửu làm Thụ Đức Thuận Nghĩa và chuẩn cho làng Mỹ Đức ở Hà Tiên thờ phụng như cũ. Năm

1829 Mạc Công Du vì già yếu về hưu. Năm 1830 Lấy Mạc Công Tài làm Quản Thủ Hà Tiên. Năm Tự Đức thứ nhất ấn

phong cho cháu cố là Mạc Văn Phong làm đội trưởng để thờ cúng Mạc Thiên Tứ. Gọi là đền thờ họ Mạc, nhưng ngoài

đối tượng thờ tự chính như đã nêu trên, hai gian bên còn phối tự các quan học sĩ và các thuộc tướng của Trấn Hà

Tiên. Nói chung đền thờ này và khu lăng trên núi Bình San là một di tích lịch sử của xứ Hà Tiên xưa. Ngoài ra thời họ

Mạc ở Hà Tiên đạo phật được sùng hưng do đó ở đây có nhiều ngôi chùa cổ liên quan đến lịch sử vùng đất này như

chùa Tam Bảo, Chùa Phù Dung….

Nguyên dòng họ Mạc ở Hà Tiên có một thể thức để đặt danh hiệu là dùng 7 chữ : Thiên-Tử-Công-Hầu-Bá-Tử-Nam để

làm chữ đệm tên. Bắt đầu từ Mạc Thiên Tích lót chữ Thiên, rồi kế tiếp con Mạc Thiên Tích lót chữ Tử như Mạc Tử

Hoàng, Mạc Tử Dung. Con Tử Hoàng lót chữ Công như Mạc Công Tài, Mạc Công Du. Con Công Du lót chữ Hầu như

Mạc Hầu Hy, Mạc Hầu Diệu. Con Hầu Hy lót chữ Ba như Mạc Bá Bình, Mạc Bá Thành. Con Bá Thành lót chữ Tử là Mạc

Tử Khâm. Mạc Tử Khâm không có con trai đến đây tuyệt tự. Bảy chữ lót Thiên-Tử-Công-Hầu-Bá-Tử-Nam trong sử gọi

là “Thất diệp phiên hàn”. Bảy lá-thất diệp ứng về tông chi (một cội) họ Mạc. Từ Mạc Cửu truyền đến Mạc Tử Khâm

vừa đúng 7 đời thì chấm dứt. Trong đền thờ có 12 đạo sắc truy phong của vua minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Trong

chánh điện bàn thờ giữa thờ linh vị của Võ Nghị Công Mạc Cửu, quốc lão Mạc Thiên Tích và chính lý Hầu Mạc Tử

Sanh. Bàn thờ bên hữu thờ linh vị các quan thượng đẳng thần. Bàn thờ bên tỷa có bài vị Thái Thái phu nhân( mẹ của

Mạc Cữu), phu nhân Nguyễn Thị Thu (vợ của Mạc Thiên Tích) và tiểu thư Mạc Mi Cô (tục gọi là cô năm)

Hai gian phải trái có bài vị thờ các quan học sĩ và các thuộc tướng trấn Hà Tiên. Trên vách mỗi gian có bia bằng đá

đen khắc tên nhửng quân sĩ tử trận.

Tình – ThơGiữa Mạc Thiên Tích và cô gái giả trai Xứ QuảngVào đêm nguyên tiêu năm Bính Thìn (1736) Mạc Thiên Tích mở Tao Đàn Chiêu Anh Các, có 36 thi nhân

tham gia, gọi là tam thập lục anh kiệt.

Giữa dạ hoa đăng, một chàng thư sinh nho nhả cất tiếng ngâm 8 câu thơ, sau thi sĩ Đông Hồ dịch nôm :

Đêm xuân hội mở tuần trăng mới

Đốt hỏa đèn dưa sáng quả trăng

Áo gấm thanh vân tô điểm tích

Page 15: Kien giang

Lòng son đơn quế dải cung Hằng

Đây Chiêu Anh Các lời châu ngọc

Kìa quảng Hằng Cung rạng tuyết băng

Non nước thần tiên mừng có chủ

Cỏ nhàn mừng tỏ mặt hoa dăng.

Nghe bài thơ ngâm với giọng trữ tình, Mạc thiên Tích rất ngạc nhiên. Chàng thư sinh có mặt da hoa

phấn. Trong lúc cao hứng, Mạc Thiên Tích ứng khẩu với lời lẽ như trêu ghẹo.

Bên kia sen nở nhiều hoa

Người khen hoa đẹp nỏn nà hơn em.

Trên bờ em đứng em xem

Mọi người sao bỗng không thèm nhìn hoa.

Chàng thư sinh không chút ngại ngùng trả lời Mạc Thiên Tích.

Mặt ao sen nở khắp

Trông hoa lẫn bóng người

Trên bờ ai đứng ngắm

Sao chẳng thấy hoa tươi ?

Hai người kết bạn ngâm vịnh tâm đắc.

Sau Mạc Thiên Tích mới rõ chàng thư sinh ấy là gái giả trai, tên là Nguyễn Thị Xuân, gốc Quảng Nam,

theo cha vượt biển vào Hà Tiên buôn bán.

Vì đường biển lúc bấy giờ b an thường có cướp, Nguyễn Thị Xuân sợ bị hại nên giả trai.

Mạc Thiên Tích cưới nàng Xuân làm vợ lẽ. Vợ chánh của Mạc Thiên Tích là phu nhân Nguyễn Thị Thủ

ghen. Nhân lúc Mạc Thiên Tích bận việc quân, phu nhân bắt nàng Xuân bỏ vào lu nhốt. Vào lúc ngộp

thở suýt chết, nàng Xuân may mắn được chồng về kịp, cứu thoát.

Nàng xin đi tu, Mạc Thiên Tích cấ am tự cho nàng trên núi để tĩnh tâm sống hết quãng đời còn lại.

Về sau, một văn nhân nào đó không rõ tên tuổi đã ghi lại một bài thơ dưới ngôi am tự.

Ngó lên am tự Phù Cừ

Thương cho ngườ ngọc giã từ lầu son

Về đây nương chốn Thiền môn

Tay lần chuỗi hạt cho mòn ngày xanh

Duyên xưa chẳng bận chi tình

Bụi kia chi để vương cành hoa sen

Nước trong không rửa đánh phèn

Cửa thiền thanh tịnh não phiền sạch không.

Trước khi mất, bà Nguyễn Thị Xuân đã làm một bài thơ để lại.

Xuất xứ trần nê cảnh giới tiền

Ưng đương thanh bạch đi viêm thiên

Xuân thu nùng đạm quần phương phố

Cao khiết hà như dạ chiểu liên.

Dịch nôm :

Vương khỏi bùn nhơ thoát vươn lên

Phỉ lòng trong trắng giữa thiên nhiên

Xuân thu đậm nhạt bao hồng tía

Đừng sách Thanh cao với đoá sen

Page 16: Kien giang

Chùa Phù Dung

Là một ngôi chùa nhỏ nằm dưới chân núi Bình San – Diệp Thuý thuộc địa phận xã Mỹ Đức, huyện Hà

Châu, thị xã Hà Tiên. Chùa này do Mạc Thiên Tích dựng năm Thiệu Trị Thứ 6.

Tục truyền, đây là một ngôi chùa do Mạc Thiên Tích xây cho bà thứ cơ của ông ta. Khi bà mết, mộ bà

được chôn bên cạnh chùa. Ngôi mộ cổ này được người đời sau gọi là mộ Bà Dì Tự, Ao sen cũng như

ngôi mộ gọi là ao Bà Dì Tự. ” Dì Tự ” là cách gọi tắt cụm “Bà Dì ở am tự “.

Ngôi chùa này tương truyền gắn bó cùng với một truyện tình buồn giữa nàng Phù Cừ tên thật là

Nguyễn Thị Xuân và Mạc Thiên Tích con trai Mạc Cửu đang làm tổng trấn Hà Tiên lúc bấy giờ. Truyện

kể rằng :

Dì Tự vốn là cô gái có tên là Phù Cư, con của một túc nho tên là Nguyễn Nghi. Lớn lên trong thời Nam

Bắc phân tranh, Nguyễn Nghi muốn lánh xa chỗ phân giới, nơi quân Trịnh – Nguyễn thường giao chiến,

nên đi lần vào nam. Nguyễn Nghị cư trú ở Gia Định. Năm 1730, giặc Sa Tốt Ai Lao và giặc Chân Lạp

liên minh tấn công Gia Định, vợ ông bị chết trên đường chạy loạn.

Vốn trước đó, Nguyễn Nghi có nghe đồn đại nhiều về trấn Hà Tiên, về cảnh trí thiên nhiên cũng như

hào kiệt và anh tài của vùng đất này, do đó, nguyễn nghi quyết dẫn con tìm đến trấn lỵ Phương Thành

của trấn Hà Tiên.

Ở Phương Thành một thời gian, Nguyễn Nghi được Mạc Cửu, Tổng binh rấn Hà Tiên, kết nạp vào hàng

nhân sĩ. Và chẳng bao lâu sau, tài văn chương của Nguyễn Nghi được Mạc Thiên Tích, con trai của Mạc

Cửu thán phục.

Năm 1735 quốc công Mạc Cửu qua đời triều đình sắc phong cho Mạc Tứ chức Tổng Binh Khâm Sai Đại

Đô Đốc Hà Tiên Trấn đồng thời còn cho con cháu dòng họ Mạc được thừa hưởng 7 đời tập ấm gọi là

Thất Diệp Phiên Hán tức là lấy chữ Thiên Tứ Công Hầu Bá Tử Nam làm chữ lót và lấy năm chữ trong bộ

ngũ hành sinh hoá là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả Thổ ghép vào chữ tên cuối cùng được ghép dùng bộ ấn ghép

vào chữ họ – tức là đổi tên để phân biệt với những dòng họ Mạc đương thời nhưng không có công đức

gì trong việc khai trấn, vì thế Mạc Tứ Mới đổi tên thành Mạc Thiên Tích và tiếp tục sự nghệp của cha

phát triển đất Hà Tiên. Mạc Thiên Tích kế nghiệp cha đẩy mạnh việc khẩn hoang, phát triển kinh tế và

mậu dịch khiến Hà Tiên trở thành một đô hội sầm uất. Đặc biệt Mạc Thiên Tích lưu tâm đến việc tu bổ

văn nghiệp. Ông chiêu tập các văn nho khắp nơi lập một hội tao đàn lấy tên là Chiêu Anh Các để làm

nơi tụ hội của các tao nhân mặc khách đàn luận văn võ, trong nội điện là văn miếu thờ thánh khổng

Phu Tử và làm nhà nghĩa học thu nạp các đệ tử ưu tú, giúp đỡ các thiếu niên hiếu học không còn điều

kiện theo đuổi việc học.

Nguyễn Nghi là một trong các vị học sĩ được chọn giảng sách ở nhà nghĩa học. Vì học vấn uyên thâm

và phẩm cách cao nhã nên ông được các môn sinh trọng vọng, đồng bối quí mến và được Mạc Thiên

Tích mời dự vào việc tham mưu tư lệnh.

Nói về Phù Cừ, khi dời Gia Định theo cha chạy loạn, nàng phải cải trang thành một chàng trai đề tránh

mọi bất trắc dọc đường và khi về Hà Tiên, để tiện việc giao du với các môn đệ của cha, theo đòi việc

nghiên bút, Phù Cừ ăn mặc theo lối thư sinh. Vốn tư chất thông minh, Phù Cừ là một trong những học

trò xuất sắc của nhà nghĩa học. Do đó trong đêm hội nguyên tiêu, Phù Cừ đã được Mạc Thiên Tích chú

ý và những văn nhân khác đều hết lời khen ngợi. Nguyễn Nghi hầu như gởi gắm tất cả tình thương và

kỳ vọng vảo đứa con gái duy nhất này. Ông định đôi năm nữa sẽ từ quan và đưa Phù Cừ về quê ngoại ở

Gia Định để ở với bà ngoại và dì của Phù Cừ. Lúc đó Phù Cừ sẽ cởi bỏ lốt nam trang để sống cuộc sống

bình thường như bao thiếu nữ khác. Nhưng dự định chưa thực hiện được thì Mạc Thiên Tích lệnh cho

Page 17: Kien giang

ông đem “gã thư sinh ” Phù Cừ vào hầu nghiên bút ở trong dinh của Mạc Thiên Tích. Nguyễn Nghi gặp

cảnh tiến thoái lưỡng nan khó xử này lo lắng không yên. Cuối cùng, Nguyễn Nghi đành nhờ hai bạn

đồng bối thân thiết của ông vào dinh tâu trình việc Phù Cừ giả trai với Mạc Thiên Tích. Mạc Thiên Tích

chẳng những không quở phạt gì mà trái lại còn ngỏ ý nạp Phù Cừ làm thứ cơ trong phủ.

Sau tiết đoan dương năm Đinh tỵ (1737) Phù Cừ được tiến vào phủ. Giờ đây, Phù Cừ là thứ cơ của Mạc

Thiên Tích. Nàng sống thanh nhàn ở một lầu Điệp Thúy, dựng trong khu đất biệt lập, có hồ nước trong

veo, trồng loại sen trắng tuyệt đẹp. Đặc biệt càng ngày Phù Cừ càng được Mạc Thiên Tích sủng ái và

điều này khiến Hiếu Túc Nguyễn phu nhân, vợ chính của Mạc Thiên Tích ghen ghét.

Hiếu Túc Nguyễn phu nhân là một phụ nữ có chí khí hơn người. Bà đã từng huy động giới phụ nữ viện

quân lương hỗ trợ cho binh lính trong trận chiến thắng chống lại quân Chân Lạp tấn công Phương

Thành năm 1739. chính công lao này bà được chúa Nguyễn ban trí vật phẩm và phong tước Hiếu Túc

nhất phẩm phu nhân. Ở trấn Hà Tiên này, bà là người có uy quyền thứ hai sau Mạc Thiên Tích.

Hôm nọ, nhân lúc Mạc Thiên Tích đang chỉ huy cuộc tập trận ở diễn võ trường tại núi Ngũ Hổ, Nguyễn

phu nhân lập kế bắt Phù Cừ nhốt dưới chậu lớn, thường đặt giữa sân lộ thiên để hứng nước mưa dùng

riêng cho việc pha trà, hải sâm, chưng yến và sắc thuốc.

Cuộc tập trận hôm đó ở bãi sớm hơn dự định vì bỗng nhiên trời đổ mưa dữ dội. Mạc Thiên Tích đội mưa

phu ngựa về dinh. Giao cương ngựa cho thị vệ, Mạc Thiên Tích rảo bước vào trong. Ông thấy đám gia

nhân đang lo hứng nước mưa, song ông chợt nhận ra chiếc chậu lớn nằm úp giữa sân chưa được lật lên

để hứng nước. Mạc Thiên Tích ra lệnh cho gia nhân lật chiếc bồn ấy để hứng nước.

Đám gia nhân có vẻ chần chờ, rồi hè nhau lật chậu lên. Phù Cừ nằm trong chiếc chậu úp đã ngạt thở,

tay chân co quắp, đầu tóc rũ rượi. Mạc Thiên Tích hiểu ngay mọi chuyện, liền ra lệnh cho đám thị nữ

vực Phù Cừ vào nhà và truyền gọi thầy thuốc đến cứu chữa ngay.

Sau lần gặp nạn đó Phù Cừ xin Mạc Thiên Tích xây dựng cho mình một ngôi am tự để nương thâm sớm

hôm kinh mõ và nàng cũng xin Mạc Thiên Tích tha tội cho vợ cả – Hiếu Túc phu nhân. Thấy ái cơ của

mình ý đã định, lòng đã quyết như vậy, Mạc Thiên Tích cho lập một ngôi am tự cho Phù Cừ, cho khắc

biển ngoài cổng là Phù Cừ am tự. Mạc Thiên Tích cho đào một ao nhỏ để trồng loại sen trắng, bứng từ

ao trong dinh đem sang. Chùa Phù Cừ có từ đó. Về sau người đời không hiểu nghĩa của Phù Cừ xa lạ

nèn đổi Phù Cừ thành Phù Dung cho hợp với thế thường.

Xưa kia Ngôi Am Tự này hết sức trang nghiêm và vô cùng kiên cố, cổng thành, đá cáng xây nền, đá

dựng làm cột… rất công phu. Ngôi Am Tự này được đề hiệu là: “Phù Cừ Am Tự” phía sau Am Điện có

xây thêm một toà điện đề Ngọc Hoàng Bửu Điện. Và đây cũng chính là nơi bà Nguyễn Thị Xuân thường

ra đây thắp nhang và tịnh tâm, thỉnh thoảng người ta thấy Mạc Thiên Tích thường một người một ngựa

đứng lặng im ngang sườn đồi bát giác dõi mắt trông sang toà Ngọc Hoàng mong bắt gặp lại bóng hình

người yêu cho đỡ thương đỡ nhớ.

Chùa Phù Dung ngày nay được xây lại hoàn toàn. Chánh điện có nhiều tượng phật được bày trí trang

nghiêm. Đặc biệt có tướng phật thích Ca bằng đồng đưa từ Trung Quốc về thờ. Ở giữa chánh điện là

tượng phật Thích Ca, 2 bên là hai đệ tử là A Nan Ca Diếp. Ở đây có 4 bức phù điêu lớn (mỗi tấm cao

1.3m ngang 2.3m) minh hoạ 4 cảnh Thích Ca đản sanh, Thích Ca xuất gia, Thích Ca thuyết pháp, và

Thích Ca nhập niết bàn, trong cuc đời đức phật Thích Ca. Sau chùa cất thêm điện Ngọc Hoàng.

Trong điện Ngọc Hoàng đặc biệt có 3 pho tượng: Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu được nghệ nhân xưa

tạo hình rất sắc sảo và sau khi dùng thuốc để sử lý các thanh tre hầu chống lại các loại côn trùng gặm

nhấm đem kết lại thành sườn rồi dùng hồ bột và giấy thơm tô đắp phần hình tượng, sau đó se những

Page 18: Kien giang

sợi chỉ bằng bột thật tinh xảo để tạo nét hoa văn rồng bướm trên long bào mao diện cuối cùng mới sơn

son thiếp vàng lên để tăng thêm phần rực rỡ.

Ngày nay mặc dù Phù Cừ Am tự tức chùa Phù Dung ngày nay không còn vẻ nguy nga như tòa điện

cách đây hơn 250 năm nữa nhưng vẫn còn chút gì đó phảng phất vấn vương của người xưa ……

Thắng Cảnh Chùa Hang

Từ thị xã rãch Giá theo quốc lộ 80 qua thị trấn Kiên Lương rẽ đến ngã 3 hòn. Nơi đây rẽ phải đi về Hà Tiên còn rẽ

trái thì đi về chùa Hang.

Chùa Hang có từ thế kỷ 18 nằm trong dãy núi hòn chông. Từ ngoài bước vào chánh điện là tượng phật Thích Ca,

tượng Bồ Đề Đạt Ma tượng phật nghìn mắt nghìn tay, tượng Đường Tam Tạng … Rẽ qua phải chính điện là đường

dẫn vào hang. Lần theo con đường mòn tối ôm hai bên là vách đá ta sẽ bắt gặp trong hang có hai tượng phật tạc

theo kểu Thái Lan do hai vị hoàng tử Chiêu Tuý và Chiêu Xí Xang con của vua Xiêm đắp trong lúc Mạc Thiên Tích

cho lánh nạn tại đây .

Lần theo vách chùa Hang ta thấy vỏ hến bám đầy trên vách. Hang này cả ngàn năm trước là một cái hòn chơ vơ

giữa biển lâu dần bị sóng xâm thực bào mòn trên núi đục đẽo thành hang sau đó được nâng lên rồi phù sa bồi đắp

đến nay đã nằm yên trong đất liền

Trước của hang phía Nam có miếu bà chúa xứ chùa Hang. Đến cuối hang ra ngoài là bãi cát mịn màu mỡ gà, nước

trong xanh nhìn ra xa xa là hòn phụ tử sừng sững mọc lên giữa biển

Rời khỏi hang có một vách núi nhô ra biển gọi là mũi công chúa Ngọc Du chuyện kể rằng khi đoàn thuyền của

Nguyễn Anh bị quân Tây sơn truy đuổi chạy đến đây, tướng Tây Sơn đuổi kịp nhảy lên thuyền của công chúa Ngọc

Du thì đồng thời công chúa cũng gieo mình xuống biển. Sau đó Nguyễn Anh trở lại và lập đàn tế đặt tên là mũi công

chúa Ngọc Du.

Phía Bắc chùa là bọng nước tròn cở giếng nhỏ sát vách đá lúc nào cũng đầy nước chảy xuống từ khe đá trên núi

được người dân sử dụng tưới cây, tắm giặt.

Phía Đông chùa Hang là hang Gia Long. Đây là hang động ăn ra biển bị mưa và sóng biển xâm thực tạo thành, từ

cửa hang tiếp giáp ra biển khá xa. Hang tối đen như mực vì thế mà Nguyễn Anh đã lẫn trốn quân Tây Sơn tại đây

trong một thời gian dài. Trên vách đá có những hình thù kỳ lạ do đá vôi kết hợp với nước mưa tạo thành, đặc biệt là

luôn rĩ nước có nơi nước chảy thành vòi. Tương truyền lúc Nguyễn Anh trốn trong hang đã lấy nước này cho quân sĩ

uống và đặt tên là giếng tiên .

Phật Di Lạc có pháp thuật rất là cao siêu; ở dâu nghe tiếng kêu của chúng sinh sự đau khổ thì ông ta sẽ đến giúp;

nên ông ta có thể biến ra muôn hình vạn dạng để cứu giúp.

Click this bar to view the full image.

Page 19: Kien giang

Theo truyền thuyết về phật Di Lạc. Bắt nguồn từ Tây Tạng nơi có ngọn Êvares; nơi đây xuất hiện một vị hòa thượng

nhìn rất vô hình tướng lúc thì to con, lúc thì nhỏ con nhưng về sau không ai nhớ hình dạng của Ông như thế nào;

nhưng chỉ nhớ là Ông luôn nở nụ cười và bụng ông rất to.

Nhiệm vu, của Ông khi trời nắng Ông ta cột khúc gỗ và kéo để báo cho mọi người trời sẽ nắng và có hạn hán.

Trời lụt hay trời mưa thì Ông sẽ nhúng giày của ông ta xuống nước để báo cho mọi người là trời sẽ mưa.

Những đứa trẻ gặp bất hạnh thì Ông sẽ đổ túi vải Như Ý ra trong đó có đồ chơi để để giúp đỡ cho những đứa bé.

Sau này, hòa thượng Thế Thử viên tịch; trước khi viên tịch ông luôn nói “di lạc, di lạc, tâm di lạc”. Lúc đó mọi người

mới phát hiện ra đây là vị phật trong tương lai thì sau đó hội phối thờ theo phật Thế Thử .

Ông này có miệng rất lớn: miệng lớn để cười mọi việc mà người đời không ai cười được; ví như trên đời có những

việc đau khổ và Ông sẽ nhận những việc đau khổ đó để lại niềm vui cho chúng ta.

Và lỗ tai ông rất lớn, lỗ tay của ông là hiện thân của Quan Thế Âm hiện thành, Quan Thế Âm là vị Phật nghe được

mọi tiếng kêu của chúng sinh mà để phổ độ và lúc này tai của ông là của phật Quan Thế Âm; mọi tiếng kêu trên thế

gian này ông sẽ sẵn sàng nghe và phổ độ.

Page 20: Kien giang

Bụng của Ông lớn, bụng lớn thể hiện sự giàu sang và phú quý; muốn con người sống ấm no, hạnh phúc; bụng Ông

rất lớn còn thể hiện sự khoan dung mà người đời ai không thể làm được; tức là giữ lại cho chúng ta những gì tốt đẹp

nhất.

Và trong tương lai kinh phật dự định khoảng 6000 năm nữa chúng ta chỉ thờ một mình vị phật này thôi vì nhiệm vụ

của những vị phật khác nhau đều quy tựu về vị phật Di Lạc hay còn gọi là phật Vị La.

Hòn Phụ TửĐẹp nhất và nổi tiếng nhất phải kể đến hòn phụ tử, xưa nay là hình ảnh biểu trưng cho non nước Hà Tiên thơ mộng

quyến rũ. Hòn phụ tử gồm 2 trụ đá, một cao to, một thấp bé nhô lên từ biển trông như hình tượng cha con quấn

quýt nhau dấm mưa dãi nắng từ bao vạn thế kỷ giữa mặt nước trong xanh

Hòn phụ tử được xem như là biểu tượng của du lịch Kiên Giang. Theo truyền thuyết Khmer kể lại rằng: Tại vùng đất

này trước kia có rất nhiều cá sấu rất hung dữ mà người xưa thường gọi là con thuồng luồng. Những con cá sấu này

thường quấy phá và làm hại dân làng nơi đây. Có hai cha con nhà kia muốn cho dân làng có cuộc sống yên vui cho

nên họ đã quyết định giết chết những con cá sấu này. Một hôm hai cha con này cùng với một người dân làng đã đến

núi Tà lơn, Tà Keo để tìm sư học đạo, vị đạo sĩ đã cho hai cho con này 2 lọ thuốc thần để họ thoa lên người, thuồng

luồng sẽ sợ và không dám cắn họ và họ có thể giết chúng. Hai người đã giết chết 39 con cá sấu và chỉ còn lại con cá

sấu chúa. Họ quyết định tha mạng cho con cá sấu này và lên thuyền vào bờ nhưng không ngờ con cá sấu này bổng

nổi lên phá thuyền, người con quên rằng thuốc trên người anh đã hết công hiệu liền xông vào chiến đấu với nó và bị

cá sấu cắn đứt đầu . Không kịp thoa thuốc lên người người cha liền dùng thuốc và nhảy vào miệng con cá sấu, người

cha chết và con cá sấu cũng chết theo. Người dân ở đây đã lấy sự tích này đặt tên cho hòn đào có hình giống hai

cha con tựa vào nhau trong tư thế đứng vững chắc trước sóng gió cuộc đời.

Bên cạnh truyền thuyết thuồng luồng còn có một truyền thuyết nghe cũng rất hợp logic. Theo người Kiên Giang thì

họ quen gọi là hòn phụ tử nhưng nói đúng là hòn Phu Phụ Tử.

Trên mặt biển nhô lên hai tảng đá cao, nghiêng nghiêng một chiều, khoảng giữa là tảng đá thấp hơn. Các tảng đá

này được dính liền với nhau. Có người cho rằng tảng đá tảng đá phía trước là cha tảng đá ở giữa là con và tảng đá

sau cùng là mẹ. Vì sao lại gọi vậy? Điều này rất gắn liền với triết lý Phương Đông và rất là gắn liền với lịch sử, văn

hóa Việt Nam chúng ta. Đất nước ta là ngàn năm Bắc Thuộc; sau là Ngô Quyền đánh quân Nam Hán; Lê Hoàng đánh

quân Tống; sau này là Trần Hưng Đạo 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông; rồi Lê Lợi đánh nhà Minh; Quang Trung

đánh quân Thanh và sau này là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nếu có dịp đi Xuyên Việt ở tận cùng tổ quốc khu vực

Hạ Long – Quảnh Ninh (điểm đầu tiên của tổ quốc) và Hàm Tiên (điểm cuối cùng của tổ quốc); chúng ta có thể được

hình tượng mà tạo hóa đã tạo giống như là Romio và Juliet nhưng ở đó là hình tượng người chồng chia tay người vợ

vì chúng ta bị giặc giã; để rồi chúng ta có một nàng Tô Thị ở Lạng Sơn; một Hòn Vọng Phu ở Thanh Hóa; chúng ta có

một Hòn Vọng Phu ở Nghệ An; một Hòn Vọng Phu ở Nha Trang. Ở đâu chúng ta cũng có Hòn Vọng Phu cả; vì người

chồng ra chiến trận thì người vợ ở nhà chờ chồng nuôi con cứ như vậy, như vậy con lớn đến ngày hôm nay khi đất

nước hòa bình thì tận cùng tổ quốc họ được sum vầy ông bà, vợ chồng, con cái. Điều đó thể hiện, đáp lại lòng chung

thủy của người phụ nử; yếu tố này nghe hay hơn hòn phụ tử.

Đồng thời, họ cũng cho rằng những tảng đá nơi đây có liên quan đến truyền thuyết của núi vọng phu và nơi kết cục

của sự chờ đợi, vợ chồng con cái được gặp nhau nơi tận cùng tổ quốc. Đây chính là những suy tưởng cao đẹp về sự

sum họp gia đình của con người. Bởi vì theo truyền thuyết về Hòn Vọng Phu : ở ngoài Bắc có núi vọng phu là ngọn

núi cao nhất của Trường Sơn – có nàng Tô Thị chông chồng. Người chồng đi tiếp xuống phương nam, sống với một

bộ lạc ở ngoài thành Óc eo, tức là Vọng Thê thuộc địa phận núi Sập tỉnh An Giang. Lâu ngày nhớ vợ, anh bèn ra một

hòn đảo ở ngoài biển. Cứ chiều chiều anh dắt con ra mé đảo trông về chốn cũ làng xưa. Người dân tại nơi đây đã lấy

hình ảnh này mà đặt tên cho ngọn núi là núi Vọng Thê. Và có lẽ trong khi vợ chàng hoá thành tượng vọng phu thì

cha con chàng cũng biến thành hòn phụ tử .

Page 21: Kien giang

Chùa Sắc Tứ Tam BảoChùa Tam Bảo tọa lạc tại số 328, tổ 2, ấp Ao Sen, đường Phương Thành, thị xã Hà Tiên. Chùa có tên gọi là chùa Tam

Bảo được xây dựng từ năm 1730.

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 2 ngôi chùa Sắc Tứ Tam Bảo một tại Hà Tiên, một tại Rạch giá đều rất nổi tiếng.

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí: chùa Tam Bảo trước đây thuộc huyện Hà Châu do Mạc Cửu xây dựng cho mẹ là phu

nhân Thái Thái tu hành vào những năm cuối đời. Khi Mạc Cửu lập nên thị trấn Hà Tiên, mẹ ông là Thái Thái tuổi đã

ngoài 80 do nhớ con da diết, bà đã từ Lôi Châu vượt biển tới (cũng có tài liệu khác cho rằng khi Mạc Cửu đã thành

danh mới đón mẹ từ Trung Quốc sang ở chùa này) Mạc Cửu phụng dưỡng mẹ rất chu đáo, làm trọn bổn phận của

một người con hiếu thảo. Phu nhân vốn tánh mộ phật cho nên Mạc Cửu đã cho dựng chùa này để cho mẹ thể hiện

lòng thành kính và ngày ngày chiêm bái, một hôm bà đang làm lễ trước phật điện, thì phu nhân đột nhiên qua đời

nay trước bàn thờ Phật. Mạc Cửu theo nghi lễ chôn cất cho mẹ rất trang trọng, chu đáo và cho xây dựng mộ ở phía

hậu viên của chùa. Mạc Cửu khi đó đúc tượng Di Đà họa theo mẫu thân của mình để thờ. Hiện nay tượng vẫn còn .

Hình tượng ngôi chùa ngày xưa do Mạc Cửu xây dựng cho mẹ hiện nay không còn mà chỉ còn lại một chút dấu vết là

những bước tường thành xung quanh chùa. Ngoài ra ông còn cho đúc một đại hồng chuông để khi nghe tiếng

chuông mà tưởng nhớ đến thân mẫu của mình.

Tại đây còn có một truyền thuyết kể lại rằng: Khi xây chùa xong, ngài Mạc Cửu nằm mộng thấy Rồng Vàng Ngậm

Hoa Sen, ứng với việc hoà thượng Huỳnh Long tức Ấn Trừng Thiền Sư, thuộc dòng Lâm Tế thứ 35, từ Trung Quốc

sang Hà Tiên. Khi Mạc Cửu gặp Hoà Thượng, thì ông không mở cổng chùa mà còn bảo :“làm sao vô được thì vô”, tức

thì hoà thượng liền phi thân bay vào. Từ đó hòa thượng được gọi là Quốc Sư và là người đầu tiên trụ trì chùa Tam

Bảo. Hiện Nay vẫn còn Bảo tháp của Quốc Sư. Trước đây chùa nằm trên vùng đất ngoài dinh trấn cách dinh trấn

khoảng vài cây số. Năm 1771 chùa bị thiêu hủy và mãi đến năm 1799 thì con cháu Họ Mạc mới xây dựng lại chùa

nằm phía trong dinh trấn, cho nên vòng thành tuy bị phá bỏ nhưng nhưng vẫn còn lưu lại dấu vết. Chùa Tam Bảo

hiện nay là hoàn toàn mới xây lại do hoà thượng Phước Ân thuộc dòng lâm tế đời thứ 40 vào năm 1930.

Thi sĩ đông Hồ Lâm Tấn Phác trong bài viết về Hà tiên, Mạc Thị Sử đăng ở tạp chí Nam Phong số 143 tháng 10 năm

1929 có ghi : « Tên chùa gọi là Tiêu Tự, tục gọi là chùa Tam Bảo »

Chùa có khuôn viên khá rộng. Ở cổng vào có đôi câu đối

Nhất trần bất nhiễm Bồ đề địa

Vạn thiện đồng qui bát nhã môn

(Đất Bồ đề không vương bụi tục

Cửa Bát nhã có sẳn duyên lành)

Ở sân trước có đặt tượng Quan Âm lộ thiên dưới bóng cây Bồ đề. Chánh điện đã được trùng tu lại. Mặt tiền có hai

tập câu đối nhưng bên trong lại không có câu nào. Trên bàn thờ ở tầng trong cùng có tượng đức phật Di Đà bằng

đồng đã được thếp vàng cùng với hai pho tượng quan Am và Thế Chí. Ở tầng dưới có tượng đức phật Thích Ca sơ

sinh và hai pho tượng Thích ca thành đạo. Ngoài ra cũng còn có các pho tượng Hộ Pháp, địa Tạng, và ông Tiêu. Con

có 4 bệ thờ do Thái Lan tặng

Phía sau lưng bàn thờ phật là gian thờ Tổ. Ở đây có mấy câu liễn được treo trên cột. Chùa Tam Bảo đã trãi qua mười

mấy đời truyền thừa . Vị trụ trì đầu tiên là hòa thượng An` trừng dòng Lâm Tế thứ 35. Tiếp theo là các Hoà thượng

Minh Tâm, Minh Liêm, Minh Thông, Minh Chơn, Như Đức,Như Khả, Nhứt Huy, Thuần Hạnh,Phước Thành, Phước An,

Phước Quang,Quãng Đức, Vĩnh Đạt, Thiện Giác và thích nử Như Hải. Từ năm 1974 chùa Tam Bảo trở thành ni tự.

Phía sau chùa có ngôi nhà lầu dùng làm ni thất, kiến trúc hiện đại và khu mộ tháp. Nhà giám trai ở phía tay phải

ngôi chùa gồm 3 gian. Nơi đây cũng có một số câu đối. Câu ở ngoài cùng ghi

Thiên địa chí công vi thiện tự nhiên nhân hoạch phúc

Thánh hiền thuỳ huấn tu thân phương khả dĩ tề gia

Page 22: Kien giang

(Trời đất rất công, tích thiện tự nhiên được phức

thánh hiền vẫn dạy, tu thân rồi mới tề gia)

Chùa sắc tứ Tam Bảo là một ngôi chùa cổ, có lịch sử lâu đời trên 200 năm đã được các sách sử nói đến nên được

nhiều người biết tiếng và đến tham quan khi có dịp ghé Hà Tiên

Ý NGHĨA CỦA NHỮNG PHO TƯỢNG PHẬT:Phật Đản Sanh

Trước khi phật sinh ra và viên tịch chỉ nhắc tới một điều! Khi phật sinh ra bước đi 7 bước thì có bảy hoa sen; tuyên

truyền phật sinh ra từ nách chứ không phải như các cậu bé bình thường khác; nhưng điều đó chỉ do người ta thần

thánh hóa lên; phật cũng như bao người khác. Khi phật vừa sinh ra thì phật bước 7 bước và hiện thân cho 7 hoa sen;

7 hoa sen thể hiện cho “thất tình”của con người: Tham, Sanh, Si, Hỷ, Nộ, Ai, Ố.

Một tay Ông chỉ lên trời 1 chỉ dưới đất ông muốn nói “thiên thượng địa hạ di ngã độc tôn” đây là tiếng của mình dịch

theo sách kinh của Trung Quốc; nhưng nghĩa của tiếng Phạn dịch ra không phải như chúng ta thường hiểu câu nói

trên là: “trên trời cao dưới đất rộng có Ông ta sẽ phổ độ chúng sinh” nếu dịch kinh như vậy là không đúng; nếu dịch

đúng thì phải là: “trên trời cao dưới đất rộng sợ nhất là bản ngã con người, tự cao tự đại sẽ giết chết chúng ta” điều

sợ nhất là bản ngã con người không tự chủ bản thân.

Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn

Trước khi phật viên tịch. Đa phần nơi nào có tượng phật Đản Sanh thì sẽ có hình thể ông sang thế giới vĩnh hằng;

đầu thì luôn luôn tựa gối đá để suy nghĩ; vì người ta nói “con thiếu mẩu, gối trầm đoàn, lả lơi loan phượng” khi phật

viên tịch mọi người chất củi để hỏa thiêu nhưng đốt hoài không cháy; bổng nhiên lửa Tam Mũi đốt cháy ông. Sau

này xác ông biến thành 83.000 hạt xá lợi chia cho các chùa trên thế giới thờ phụng.

Phật Bà Quan Thế Am Bồ Tát

Phật Quan Thế Âm Bồ Tát: phía trên có 3 lá bồ đề tượng trưng cho “Giác Ngộ”; điều này thể hiện cho thuyết Việt

Nam “Thiên Địa Nhân”: Phật Bà Quan Âm sẽ phù hộ cho dân Hà Tiên nói riêng, Việt Nam nói chung “Thiên Thời Địa

Lợi Nhân Hòa”. Đa phần các chùa đều thờ phật Quan Thế Âm Bồ Tát.

Phật Thích Ca Mô Ni

Phía sau cây bồ đề là tượng Thích Ca Mô Ni, lúc này ông đã giác ngộ. Trước đây, Phật Thích Ca vào rừng tu ép sát;

sau này được một người chăn dê cho uống sữa dê và cho một hạt kê lúc này ông đã tỉnh ra, phật do tại tâm chứ

không phải nhịn ăn uống là trở thành phật được.

Ngoài ra phía ngoài của chùa còn có khu mộ của 16 vị trụ trì. Đây là ngôi chùa cổ của Hà Tiên với lịch sử hơn 200

năm, gắn liền hình thành với quá trình hình thành thị trấn Hà Tiên và được nhắc đến nhiều trong các sách sử .

Mạc thiên Tích là con của Mạc Cửu đã cảm tác 11 bài thơ về cảnh đẹp Hà Tiên, gồm một bài tổng vịnh và 10 bài

vịnh thắng cảnh. Trong đó có bài vịnh Cảnh đẹp “Tiêu Tự Thần Chung” trong đó có câu thơ :

“Chuông gióng chùa Tiêu tiếng tiếng cao”

Tiêu ở đây có nghĩa là vắng vẻ. Tự là cảnh chùa. Thần là buổi sáng sớm và chung là tiếng chuông. Tiêu tự thần

chung có nghĩa là tiếng chuông buổi sớm ngân vang cảnh chùa tĩnh mịch. Và theo một số người giải thích tên chùa

gọi là tiêu tự tục gọi là Tam Bảo.

Thạch Động Thôn Vân“Qui trổ thần soi thấy một tà

Chòm mây phiến đá dâu tiên gia

Hang sâu thăm thẳm mây ùn lại

Cửa rộng thênh thang gió thổi qua ……”

Một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên là Thạch Động mà các nhà thơ thường gọi bằng cái tên giàu hình tượng là

“Thạch Động Thôn Vân “ có nghĩa là mây luồn Thạch Động. Sở dĩ động mang tên như vậy vì một hiện tượng thiên

Page 23: Kien giang

nhiên hết sức thú vị, lúc bình mình nếu ta nhìn lên đỉnh núi thì sẽ thấy những đám mây trắng như bông bay tỏa

quanh núi, một số chùn xuống vấn vương quanh cửa hang và từ từ chui vào hang 50 m so với mực nước biển.

Thạch Động là một tảng đá xanh khổng lồ mọc trơ trọi giữa một vùng đất nằm kề quốc lộ 17 cách thị xã Hà Tiên

khoảng 3 km và cách chợ Hà Tiên 4km về hướng Bắc, đây là khối khổng lồ. Trước khi vào Thạch Động ta sẽ bắt gặp

bia căm thù, ghi lại cuộc thảm sát 130 người dân Việt Nam vô tội của Pôn Pốt năm 1978 và được bộ Văn Hóa công

nhận di tích lịch sử ngày 1/12/1989.

Diện tích của Hang khá rộng và cùng với thời gian, nước mưa theo tháng năm xâm thực đá len lách chảy xuống

hang hòa tan với chất vôi tạo nên những thạch nhũ độc đáo, khi bước vào Thạch Động mọi người sẽ thấy một vòm

đá lớn rất nhiều thạch nhũ với nhiều hình dáng màu sắc khác nhau tạo nên rất nhiều sự liên tưởng kỳ thú. Có rất

nhiều truyền thuyết đặt ra nhằm giải thích cho các hình thù thạch nhũ nhưng phổ biến và giống, ăn khớp với hình

dạng hang động hay hơn cả là truyền thuyết về Chàng Thạch Sanh.

Trước khi bước vào hang ta sẽ bắt gặp một mỏm đá nhô ra bên trái của hang, trông giống như đầu con chim đại

bàng. Bước vào bên trong là một vòm hang khá rộng với nhiều thạch nhũ mang những màu sắc khá kỳ bí.

Ngoài ra, trong hang có đường lên trời, đường xuống địa ngục (thực chất hang này có một lổ thông gió và một cái

giếng thông với biển; nếu như ta bỏ một trái dừa vào giềng thì ta sẽ tìm thấy chúng ở Hòn Phụ Tử). Bên trong động

có thờ Phật, hình Phật Bà…

Truyền thuyết Thạch Sanh ở Hà TiênNgày xưa, đã lâu lắm rồi, lúc đất Hà Tiên còn là xứ Mang Khảm với núi rừng hoang vu kéo dài từ đất liền ra biển. Kẻ

có quyền uy cao nhất của xứ sở này không phải là nhà vua mà là một con chằn tinh ở Thạch Động, một hang núi

giữa rừng già thâm u quanh năm không một tia nắng nào dọi đến. Thường ngày chằn tinh ra khỏi hang đi săn bắt

người ăn thịt. Nhà vua đã huy động quân mã biết bao lần tấn công vào hang ổ để diệt mối hại cho dân, nhưng

không lần nào không chuốc lấy sự thất bại. Trong một trận chiến nọ, khi nhà vua kéo đám binh tướng thất trận chưa

kịp trốn vào thành, nhà vua bị chằn tinh bắt được. Chằn toan xé xác nhà vua để ăn thịt, thì vua hốt hoảng đề nghị :

- Chằn ăn thịt ta thì chỉ no bụng một lần, chi bằng ngươi tha chết cho ta, ta sẽ buộ dân chúng đến nộp mạng cho

ngươi. Hằng năm ngươi có cái ăn mà chẳn phải cất công đi săn đuổi.

Chằn nghe vậy thì bằng lòng.

Từ đó, theo lệnh vua, trăm họ trong xứ luân phiên nhau nộp mạng cho chằn ăn thịt. Đã biết bao đời bao kiếp qua và

không ai nhớ nổi là đã có bao nhiêu trai tráng bị chằn ăn tươi nuốt sống. Trước kia chằn còn sợ quan quân nhà vua,

giờ vua đã khiếp nhược, chằn lại càng hoành hành hơn. Nhiều khi chằn xông vào tận nhà dân, tận cung điện để bắt

người ăn thịt. Dân cứ ru rú trong nhà, cửa đóng then cài, vua quan năm thì mười họa mới dám ra khỏi thành.

Năm nọ, chiếu theo lệ thường, đến phiên nhà họ Lý phải nộp mình cho chằn ăn thịt. Người phải chịu chết là Lý

Thông, một gã chuyên nghề buôn rượu. Nhận được lệnh, Lý Thông liền nghĩ kế gạt Thạch Sanh chàng trai nhà ở Đá

Dựng.

Thạch Sanh là một chàng thanh niên khỏa mạnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Hàng ngày kiếm sống bằng nghề đốn củi

đem ra chợ bán. Lý Thông là một trong những khách hàng thường xuyên của Thạch Sanh. Hắn cần củi để nấu rượu.

Hôm ấy Thạch Sanh gánh củi ra bán cho Lý Thông như thường lệ. Lý Thông đã định sẵn nên mời Thạch Sanh ở lại ăn

cơm. Trong bữa cơm, Lý Thông và Lý Bà, mẹ hắn dùng lời ngon ngọt khuyên Thạch Sanh về ở với mình, kết nghĩa

anh em với Lý Thông. Thạch Sanh nhận lời. Từ đó Thạch Sanh lo việc bửa củi, gánh nước giúp mẹ và người anh kết

nghĩa.

Chờ đến đêm, đúng hẹn phải nộp mình cho chằn, Lý Thông vờ sai Thạch Sanh gánh hộ hai vò rượu vào Thạch Động.

Chàng đặt gánh rượu trước cửa hang đá ngồi nghỉ và có ý chờ Lý Thông. Nhưng chỉ một lát, chằn từ trong Thạch

Động thò tay ra nắm lấy vai Thạch Sanh.

Page 24: Kien giang

- Chà, thằng này chắc thịt, đỏ da…khà… khà

Thạch Sanh gạt tay chằn ra quát :

- Mi là ai, muốn gì ?

Con chằn giơ đôi tay móng dài bén lẻm ra :

- À, à mày đến nộp mạng mà còn hỏi cái gì à

Nói dứt lời, hắn vồ lấy Thạch Sanh. Nhanh như chớp, Thạch Sanh rút chiếc búa giắt ở bên hông chém phập vào bả

vai chằn. Nó rú lên, rung chuyển cả núi rừng, rồi phóng ào ra bổ xuống người Thạch Sanh như một tản đá rơi từ trên

cao xuống. Thạch Sanh vội nhảy phóc tới trước, chằn vồ hụt bị té sấp. Không bỏ lỡ dịp may này, Thạch Sanh đã sấn

tới chém đứt cổ con chằn dữ…

Thạch Sanh chờ đến tối vẫn không thấy Lý Thông đến đành quay trở về.

Đêm cuối tháng trời tối đen như mực. Thạch Sanh dò đường về nhà thì trời đã khuya. Thạch Sanh hắng giọng gọi

cửa :

- Anh Hai ơi, mở cửa cho em !

Lý Thông bật dậy, hốt hoảng , Lý Bà mặt không còn chút máu. Bà đến bên bàn thờ lấy nén nhang đốt lên rồi quay

mặt ra cửa vái :

- Thạch Sanh, con sống khôn thác thiêng, đừng về quấy mẹ và anh…

Thạch Sanh chẳng hiểu gì, xô cửa bước vào :

- Con đây này !

Lý Thông giật mình bước lui vào tron. Lý Bà ngã ra bất tỉnh, Thạch Sanh lay chuyển hồi lâu bà mới tỉnh lại. Thạch

Sanh thật thà kể lại đầu đuôi mọi việc đã xảy ra. Nghe Thạch Sanh giết được chằn tinh, Lý Thông nảy ý gian. Hắn

làm ra vẻ lo lắng :

- Sanh à, con chằn tinh ấy là con vật quí của vua nuôi từ lâu, nay em lại giết nó thì chắc không sao tránh khỏi tội xử

chém…. Thôi còn ít cơm nguội, em ăn đi rồi vào rừng trốn ngay, kẻo có người biết chuyện thì khốn…. Em mà bị tội

thì không khéo anh và mẹ cũng bị họa lây.

Vốn là một người chất phát, côi cút ở trong rừng từ thuở nhỏ nên khi nghe Lý Thông nói vậy Thạch Sanh tin ngay.

Chàng trở về núi Đá Dựng náu thân. Sợ ra chỗ đông đúc, có người phát giác, Thạch Sanh bỏ nghề đốn củi và sắm

sửa cung tên để săn bắt tìm lấy cái ăn.

Lý Thông, ngay sáng hôm đó, vào triều tâu với vua là mình đã giết được chằn tinh. Vua nghe tin cả mừng, liền sắp

đặt yên cương kéo đoàn quân vào Thạch Động xem xét thực hư. Thấy chằn tinh đầu đã lìa khỏi cổ, vua khen Lý

Thông không tiếc lời. Khi về đến hoàng cung, vua phong cho Lý Thông làm Tể tướng. Vương quốc Mang Khảm từ đó

được hưởng thái bình.

Vua Mang Khảm có một người con gái duy nhất là công chúa Quỳnh Nga xinh đẹp tuyệt vời. Chiều theo ý con, nhà

vua tổ chức lễ gieo cầu để Quỳnh Nga tự kén chọn ý trung nhân. Buổi lễ tổ chức ở giữa vườn thượng uyển. Nhưng

khi Quỳnh Nga tay cầm quả tú cầu vừa bước lên đài cao giữa hàng ngàn cặp mắt dân chúng, từ trên không một con

đại bàng sà xuống, buông đôi chân dài gắp công chúa bay vút đi, thoáng một cái đã mất dạng. Vua, hoàng hậu và

triều thần điều hốt hoảng. Vua truyền cho Ly Thông đuổi bắt đại bàng. Lý Thông bắt đắc dĩ phải đem quân ra đi,

song trong bụng nơm nớp lo sợ vì hơn ai hết hắn biết rõ hắn không đủ tài sức đánh bại con đại bàng dữ hung dữ

này.

Nói về Thạch Sanh sáng hôm ấy, đang dõi mắt để săn thú thì chàng chợt thấy đại bàng bay qua, chân quắp một

người. Thạch Sanh giương cung bắn một phát tên trúng ngay vào cánh đại bàng. Con ác điểu bị trúng tên, máu tuôn

ra xối xả, nhưng vẫn cố sức quặp công chúa bay đi…. Tục truyền, máu của đại bàng rơi xuống trên mặt đất thành

những gò, đồi trải dài từ Đá Dựng đến Thạch Động.

Page 25: Kien giang

Quân lính dò tìm khắp nơi đã ba ngày rồi mà vẫn không đem về một tin tức nào. Nhà vua truyền lệnh bố cáo trong

khắp thôn làng cầu kẻ tài giỏi đi tìm công chúa. Bố cáo nói rõ rằng ai cứu được công chúa sẽ được gã công chúa.

Vương quốc ai cũng xôn xao vì biến cố trọng đại này.

Lý Thông đang nôn nóng vì sợ có kẻ giành mất dịp may có một không hai này thì hắn chợt nhớ đến Thạch Sanh,

người đã tạo nên công tích cho hắn được vinh hoa phú quí mấy năm qua. Hắn phi ngựa đến núi Đá Dựng để tìm

Thạch Sanh. Gặp nhau sau bao năm xa cách, Thạch Sanh vô cùng xúc động. Sau khi thăm hỏi, chuyện về gia đình,

về Lý Bà… Lý Thông đem chuyện công chúa bị đại bàng bắt cóc kể cho Thạch Sanh nghe và nhờ Thạch Sanh giúp

mình đi tìm công chúa. Thạch Sanh nghe Lý Thông nói bèn thuật lại chuyện chàng bắn đại bàng cách đây mấy hôm.

Thế là Lý Thông cùng Thạch Sanh lần theo dấu vết máu tìm đến hang của đại bàng. Đó là một tảng đá xanh khổng

lồ, đột ngột nổi lên giữa rừng cây dày đặc, cao đến tận mây. Tảng đá to lớn, mở toang hoác ra một cửa động lởm

chởm và ẩm ước âm u đến rợn người. Người đời sau gọi hang này là Thạch Động.

Lý Thông nhìn vào trong hang tối om thăm thẳm không dám bước vào. Thạch Sanh với sự thành thạo của một người

tiều phu dày dạn chỉ một lát đã chặt mấy thắt xong chiếc dóng. Chàng ngồi vào dóng và bảo Lý Thông dóng mình

xuống hang. Từ bên dưới hang sâu đen tối vọng ra tiếng than khóc đã định hướng cho Thạch Sanh tiến vào. Đại

bàng thấy có bóng người liền đập cánh toan xông ra, nhưng vết thương ở cánh đã làm nó kiệt sức nên con chim dữ

chỉ dấn lên từng bước yếu ớt. Nghe tiếng động, Thạch Sanh vung búa chém bừa và một trong những nhát búa ấy đã

đập vỡ đầu đại bàng.

Công chúa thấy chàng trai lạ, trên người chỉ mặc độc chiếc khố bằng bẹ chuối khô, liều thân cứu mình thì rất cảm

kích. Sẵn trái tú cầu còn nắm trong tay, công chúa liền đưa nó cho Thạch Sanh. Thạch Sanh dắt trái tú cầu vào lưng

khố, rồi chàng bồng công chúa đặt vào dóng giật dây ra hiệu cho Lý Thông kéo dóng lên. Nhận ra công chúa, Lý

Thông liền vất dóng đi và vần những khối đá lấp kín miệng hang. Mọi việc đâu vào đấy, hắn vội cõng công chúa ra

về.

Thạch Sanh ở dưới hang đợi mãi không thấy Lý Thông thả dóng xuống đưa mình lên, lại thấy ánh sáng ở cửa hang bị

bưng lại thì biết Lý Thông đã hại mình. Chẳng còn lối nào khác, Thạch Sanh đành lần mò sâu trong hang với hy vọng

ở phía đó có ngõ ngách nào khác để lên khỏi hang. Tay vịnh chân trèo dò đường một hồi lâu, bỗng Thạch Sanh nghe

có tiếng khóc se sẽ sau một phiến đá. Chàng vun búa đập vỡ phiến đá làm lộ ra một ngách nhỏ, trong đó có một

chàng trai nhốt trong cái cũi sắt. Thạch Sanh hỏi ra thì mới biết chàng trai ấy là Thái tử con vua Cần Một chẳng may

bị đại bàng bắt giam ở đây đã non ba năm. Chẳng một phút suy nghĩ, Thạch Sanh đập nát cái cũi sắt cứu Thái Tử ra.

Thái tử tưởng phải giam thân nơi hang tối suốt đời nay được tháo cũi sổ lồng nên mừng vui khôn xiết. Thái Tử sụp

lạy Thạch Sanh xin kết nghĩa anh em và mời Thạch Sanh về sứ sở của mình chơi để được dịp đền ơn cứu tử. Thái tử

đưa Thạch Sanh theo một ngách nhỏ thông từ Thạch Động về phía Lộc Trĩ.

Vua Cần Một, sau khi nghe con thuật lại mọi chuyện thì hàm ơn Thạch Sanh lắm. Nhà vua truyền mở đại tiêc suốt

bảy hôm liền để tỏ lòng trọng đãi ân nhân của con mình. Thái Tử cứ quấn quýt bên Thạch Sanh không lúc nào rời.

Họ đi dạo chơi khắp xứ, đã xem chán mắt năm cung thất phủ trong hoàng thành. Cái vui ở xú lạ quê người cũng

chóng qua, cái cảnh kẻ hầu người hạ trở nên nhàm chán, đơn điệu… và dần dà. Thạch Sanh nhớ quê hương da diết.

Vua Cần Một và Thái Tử không biết sao cầm được khách nên làm tiêc tiễn Thạch Sanh. Trong bữa tiệc, nhà vua đem

ba mâm vàng ngọc tặng. Thạch Sanh từ chối không nhận một vật gì và ngỏ lời xin cây đàn treo trên vách làm kỷ

niệm. Vua Cần Một ngạc nhiên :

- Vàng ngọc ta tặng ngươi đều là thứ quí giá sao ngươi không nhận, lại lấy cây đàn kia ? Được, ta ban cho người đó,

nhưng hãy nhớ rằng chỉ có người lòng dạ thẳng ngay gảy đàn thì đàn mới phát ra tiếng nhạc kỳ diệu.

Thạch Sanh lại về núi Đá Dựng sinh sống như cũ. Những lúc rảnh rỗi lấy cây đàn ra ngồi tựa lưng vào vách đá dạo

lên khúc nhạc tiêu dao. Ngày lại tháng qua, Lý Thông tình cờ biết Thạch Sanh vẫn còn sống. Vốn là kẻ xấu bụng,

hắn lấy trộm vàng trong kho nhà cua đem bỏ ở Đá Dựng để vu cáo cho chàng. Vua Mang Khảm mất một số vàng

Page 26: Kien giang

lớn liền truyền lệnh truy tìm thủ phạm. Lý Thông sai lính đến Đá Dựng lục soát tìm được tang vật. Thế là Thạch Sanh

bị bắt giải về cung. Vua Mang Khảm ra lệnh tống giam Thạch Sanh vào ngục tối chờ ngày xét xử. Thạch Sanh không

nghĩ là mình bị ai ám hại mà lại cho rằng số vàng ấy là do Thái Tử con vua Cần Một kín đáo đem đến giúp mình. Do

đó, chàng chẳng lo âu, chàng lấy đàn dựa lưng vào vách ngục gảy đàn lên khúc nhạc nhặt khoan và cất tiếng hát.

Tiếng hát quyện với tiếng đàn vang lên, len qua các cung điện, réo rắt như tiếng than sầu ai oán…

Nói về công chúa Quỳnh Nga, khi thấy Lý Thông lấp miệng hang nhốt ân nhân đã cứu mình khỏi móng vuốt của đại

bàng thì bỗng hóa câm. Việc này đã khiến vua Mang Khảm phãi hoãn việc gã con gái mình cho Lý Thông để lo việc

chạy chữa. Vua cho mời hàng trăm danh y, nhưng công chúa vẫn không nói được một lời nào. Đêm ấy, công chúa

đang nằm trằn trọc trên lầu thì nàng nghe tiếng đàn từ nhà ngục vọng về.

“…Tích tịch tình tang

Ai đem công chúa dưới hang trở về…”

Tiếng đàn như có ma lực làm sống lại ký ức tưởng như không bao giờ có thể phục hồi được của công chúa. Nàng ra

lệnh cho tỳ nữ đưa mình đến bệ kiến phụ vương và một mực xin vua cha cho gọi người gảy đàn vào cung cho mình

gặp mặt.

Thấy đúng là chàng trai mặc khố đã cứu mình dạo nọ, công chúa liền quì tâu đầy đủ ngọn ngành sự việc đã xảy ra.

Thạch Sanh nghe công chúa nhắc lại chiếc tú cầu liền moi trong lưng khố lấy quả tú cầu trả lại. Nhìn quả tú cầu,

vau Mang Khảm không còn nghi ngờ gì nữa, bèn truyền lệnh gọi Lý Thông vào để hỏi tội.

Lý Thông mặt không còn giọt máu cúi xin vua tha tội luôn miện. Nhưng đang cơn giận dữ, vua hạ lệnh đem Lý

Thông xử chém. Thạch Sanh xin vua tha chết cho Lý Thông để hắn về quê làm ăn phụng dưỡng mẹ già. Vua nể lời

bằng lòng tha chết cho Lý Thông. Hắn chưa về đến nhà thì bị sét đánh chết.

Vua Mang Khảm gã Quỳnh Nga cho Thạch Sanh và sau đó truyền ngôi cho chàng.

Mộ Và Đền Thờ Nguyễn Trung Trực

Khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Trung Trực toạ lạc tại số 14 đường Nguyễn Công Trứ Phường Vĩnh Thanh Vân Thị

xã rạch Giá .là di tích lịch sử được nhân dân Kiên Giang gìn giữ hơn một thế kỷ nay để tưởng nhớ người anh hùng

Nguyễn Trung Trực đã lãnh đạo nghĩa quân kháng chiến chống thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19 .

Nguyễn Trung Trực là vị anh hùng của dân tộc là tấm gương của nhiều thế hệ yêu nước về lòng quả cảm liều mình

lẽ phải .Hiểu rõ được cuộc đời của vị anh hùng này ta càng thêm kính trọng và nể phục ông hơn :

Nguyễn Trung Trực còn có tên là Chơn còn gọi là Năm Lịch ,sinh năm 1839 trong một gia đình làm nghề đánh cá

phủ Tân An tỉnh Gia Định nay thuộc ấp 1 xã Bình Đức huyện Bến Lức Tỉnh Long An .Cùng với Trương Công

Định ,Nguyễn Trung trực tham gia trận đánh bảo vệ đồn Chí Hoà .Ong Được phân công chỉ huy một nhóm nghĩa

quân hoạt động ở Tây An .Ngày 10/12/1861 nghĩa quân dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy

Page 27: Kien giang

chiến hạm Esperance của thực dân Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông .Sau đó ông kéo quân về hoạt động ở vùng Rạch

Gía–Phú Quốc .Tại đây ông lãnh đạo nghĩa quân tấn công Rạch Giá .Giặc Pháp truy kích ,ông rút quân về Phú

Quốc .Ong bị giặc bắt tại đây đưa về giam ở Sài Gòn rồi bị xử tử tại Rạch Giá .Dân chúng thờ ông ở nhiều nơi .Đình

làng Vĩnh Thanh Vân ở thị xã Rạch Giá là một trong những di tích tiêu biểu .

Đình thờ Nguyễn Trung Trực vốn là Đình Thờ Cá Ong Voi .Ngày 27/9/1868 khi Nguyễn Trung Trực bị giặc xử

chém ,dân làng Vĩnh Thanh Vân thờ Nguyễn Trung Trực Trong đình và để che mắt địch ,biển đình vẫn ghi là “Đình

Nam Hải Đại Tướng Quân “.Tục truyền ,năm 1909,trong dịp lễ Kỳ Yên ,Quan chức Tây ta đến dự .Tên tham biện

người Pháp vốn biết chữ Hán đã phát hiện ra câu đối trích từ thơ của Huỳnh Mẫn Đạt :

“Hoả hồng nhựt tảo oanh thiên địa

Kiến bạt kiên Giang khấp quỷ thần .”

Liền dùng dùng nổi giận ,cho rằng hương chức vẫn còn nuôi ý chống Pháp. Hương chức làng Vĩnh Thanh Vân viện

lẽ :Ong Nguyễn trung với vua với nước ,dân thờ ông là thờ chữ Trung .Sau đó hương chức nhờ Đốc Phủ Tươi và phủ

quân tâu bày với Tham Biện để bỏ qua chuyện này .

Ngoài địa điểm trên Nguyễn Trung Trực được thờ ở nhiều nơi khác :Tân Điền , Vĩnh Hoà Hiệp ,Vĩnh Hoà ,Phú Quốc

…….Việc tổ chức lễ hội Nguyễn Trung Trực đến cách mạng Tháng Tám mới công khai và duy trì mãi đến nay .Mặt

khác Nguyễn Trung Trực từ lâu là đối tượng thờ tự quan trọng của các tín đồ Bửu sơ Kỳ Hương.

Ở Phú Quốc có nhiều địa điểm liên quan đến Nguyễn Trung Trực vẫn còn bảo lưu trong ký ức dân chúng :Hàm Ninh

địa điểm đổ bộ ,Cửa Cạn ,Ba Trại ,Bãi Ong Lang nơi cụ Nguyễn đánh trận cuối cùng ,đặc biệt tại Rạch Tràm là nghĩa

trang các nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực và ngôi mộ của bà Quan Lớn Tướng đuợc coi là vợ của Nguyễn Trung

Trưc .

Hàng năm dân chúng tổ chức lễ cúng trọng thể vào ngày 9 /3 âm lịch .Nói chung các nơi thờ tự Nguyễn Trung Trực –

vùng căn cứ ,chiến trường xưa của cụ ở Phú Quốc là một vùng đất thiêng ,một địa danh một ngôi mộ và một loạt

những tên người đều gắn bó hữu cơ với cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng dân chài …

Đền thờ Nguyễn trung Trực ở Rạch Giá có thể coi là ngôi đền lớn nhất trong các ngôi đền thờ Nguyễn Trung

Trực .Trong đền được bày trí tôn nghiêm và đây là điểm hành hương của rất đông người họ cho rằng ông Nguyễn rất

linh thiêng .

Trước đền thờ ông có một tương đài được coi là một trong những tượng đẹp nhất Việt Nam có dáng vẻ oai phong và

dũng mãnh .

Lịch Sử Hình Thành Vùng Đất Phú Quốc-Kiên GiangPhú Quốc có lịch sử khai hoang lập ấp khá lâu đời, so với các vùng khác trong lưu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh chống cướp và giặc xâm lược để bảo vệ thành quả khẩn hoang trên vùng đất này cũng

diễn ra thường xuyên. Lịch sử Phú Quốc thể hiện đầy đủ nội dung dựng xây, gìn giữ và truyền thống yêu nước của

dân tộc Việt Nam.

I. THUỞ HOANG SƠ:Ngày trước Phú Quốc là hai đảo hoang vắng. Vào những thập niên của thế kỷ XVII, nơi này đã có một số người Việt

Bình Thuận và người Hoa ở Hải Nam thường lui tới để đánh bắt hải sâm (đồn dột) và bọn cướp biển võ trang lảng

vảng nơi này để thừa lúc trấn lột, cướp bóc. Có thể trong quá trình đó đã có một số rất ít người định cư sinh sống nơi

đây và Phú Quốc được định danh từ đó.

II. THỜI CHÚA NGUYỄN:Đến cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu từ Trung Quốc đến Hà Tiên chiêu mộ dân phiêu lưu ở Phú Quốc và các nơi thành lập

xã thôn. Vùng đất Phú Quốc từ đây bắt đầu có người cai quản.

Năm 1708 Mạc Cửu xáp nhập Hà Tiên vào Đảng trong Phú Quốc trở thành đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ Việt

Nam được cai quản trực tiếp bởi vị Tống trấn họ Mạc. Với chính sách phóng khoáng nhằm kích thích cư dân từ nơi

Page 28: Kien giang

khác đến, người dân tự do khai khẩn mà không phải nộp thuế… tiếng tăm Phú Quốc ngày một vang xa, lưu dân đến

ở ngày càng đông. Từ đó, việc khai thác Phú Quốc diễn ra khá khẩn trương. Lưu dân gồm nhiều thành phần khác

nhau đã đến sống và hòa thân với nhau: có người đến do phiêu bạc giang hồ, có người đến để tránh bão tố và sự

truy nã của triều định phong kiến lân cận. Trong số này đáng kể nhất là những người Việt đến định cư, khai thác hải

sản sinh sống lâu dài.

Cuối thế kỷ XVIII, nhờ vị trí hẻo lảnh, lại có dân sinh sống với cơ sở kinh tế sinh túc, nên Nguyễn Anh đã nhiều lần

đặt chân đến nơi này trên đường bôn tẩu trốn tránh Tây Sơn (1782 – 1786).

Năm 1783, Phú Quốc trở thành bãi chiến trường khi lực lượng Tây sơn kéo ra truy diệt Nguyễn Anh nhưng ông đã

thoát được nhờ Lê Phước Điền hy sinh giả dạng để lừa Tây Sơn.

Trong những lần lui tới đảo, Nguyễn Anh đã quan tâm bảo vệ củng cố, phát triển Phú Quốc cho đông người và sung

túc. Năm 1785 Nguyễn Anh cầm đầu hạm đội của mình cùng nhân dân trên đảo đánh tan đoàn thuyền cướp biển

Mã Lai, bắt giữ 15 ghe và 80 tên hải khấu. Để tránh nạn cướp bóc tái diễn, Nguyễn Anh ra đi để lại một số chiếc

thuyền và đội quân hùng mạnh với nhiệm vụ canh giữ và mở mang đảo.

Khi lực lượng Tây Sơn không còn đủ mạnh trên vùng đất Nam Bộ, Nguyễn Anh đã phần nào nhờ vào mãnh đất sung

thịnh này để tiến hành cuộc phản công chiếm thành Gia Định xây dựng Nguyễn Triều.

III. TRIỀU GIA LONG:Năm 1802 Nguyễn Anh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long. Ông đã không quên ơn đảo, nên dành nhiều ưu ái cho việc mở

mang Phú Quốc, ông cho phép mọi người được tự do khai thác, buôn bán sinh sống nơi này mà không phải lo sưu

thuế, họ chỉ phải tham gia việc canh giữ an ninh phòng chống bọn cướp, giặc xâm lược mà thôi.

Nhờ vậy, dưới thời Gia Long, Phú Quốc hết sức phồn thịnh, dân số tăng đông, gồm 13 thôn. Nhiều khoảng ruộng lúa

và vườn cây ăn trái bao phủ rộng khắp. Thuyền buôn các nơi (Chân Lạp, Hải Nam, Hội An, Biên Hòa …) đến mua

bán rất đông. Riêng Phú Quốc có một đội ngũ thương thuyền mang thổ sản đến tận miền Trung, miền Bắc và liên

lạc với cả bờ biển Trung Hoa. Triều đình lúc bấy giờ đã đặc một bộ phận hành chánh và lực lượng quân sự riêng để

quản lý nơi này.

Tuy nhiên, do xa đất liền, cư dân làm ăn sung túc, nên Phú Quốc đã phải chịu lắm phen bị tàn phá bởi bọn hải tặc

Mã Lai và quân xâm lược Xiêm La.

IV. TRIỀU MINH MẠNG – THIỆU TRỊ:Dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, quân Xiêm thường kéo sang đánh phá Phú Quốc. Lực lượng phòng trú ở đây suy yếu

dần. Một phần dân chúng bị mang đi cầm tù ở Xiêm. Nhân đó bọn hải tặc ra sức tung hòanh, thậm chí chúng còn

đặt sào huyệt ở đây. Vì thế dân trên đảo phải bỏ đi trốn tránh trong đất liền hay vào rừng sâu ẩn náo. Thuyền buôn

các nơi không dám đến vùng này buôn bán nữa, Phú Quốc vì thế bị hoang phế dần rừng xanh ra sức phủ lại làng

xóm phố chợ, làm biến mất dần dấu vết khai phá.

V. TRIỀU TỰ ĐỨC – THỜI KỲ ĐẦU CHIẾM ĐÓNG:Dưới triều Tự Đức và thời kỳ đầu Pháp chiếm đóng nước ta, tình hình trên càng trầm trọng thêm đến nỗi người ta

không còn thấy bóng cư dân trên bờ biển của đảo.

Đến năm 1868, anh hùng Nguyễn Trung Trực đã chọn Phú Quốc làm căn cứ chống Pháp. Phú Quốc được chứng kiến

những hoạt động chiến đấu cuối cùng của ông trên đảo.

Ngày 21 tháng 6 năm 1868, sau 5 ngày đánh chiếm và làm chủ thị xã Rạch Giá, Nguyễn Trung Trực rút về Hòn

Chông, rồi cũng nghĩa quân vượt biển ra đảo cố thủ.

Trước tiên ông ghé vào An Thới, rồi đưa nghĩa quân lên đóng dọc Hàm Ninh. Vừa lúc đó lực lượng Pháp tìm bắt ông

cũng ra đến. Tại đây ông dụng kế nghi binh, dụng chiến thuật “Làm ít hóa nhiều” bằng cách cho nghĩa quân đi vòng

vào rừng, rồi đi ra mé biển cứ như thế, Pháp từ xa nhìn bằng ống nhòm tưởng quân Nguyễn Trung Trực đông nên

không dám đổ bộ, vã lại bờ biển Hàm Ninh quá cạn tàu không thể cập bờ. Từ ngoài tàu, Pháp bắn vào, nghĩa quân

Page 29: Kien giang

cũng dùng súng tự chế kháng cự, thấy không lay chuyển, tàu Pháp quay về Hà Tiên cho viện binh thêm. Huỳnh

Công tấn cùng lính mà ta được điều động đã hùng hổ đổ bộ lên bờ Hàm Ninh.

Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực kịp thời đi theo con đường mòn rút về Dương Đông. Sau đó, lợi dụng địa thế sông

nước hiểm trở của sông Cửa Cạn làm căn cứ phòng thủ.

Sau 100 ngày hoạt động, nhiều cuộc đụng độ diễn ra, lương thực cạn dần, lực lượng nghĩa quân lâm vào cảnh khốn

quẩn. Mặc dầu dân trên đảo hết lòng ủng hộ nghĩa quân.

Cuối cùng, trận đánh quyết tử diễn ra từ bãi biển Cửa Cạn đến bãi biển Ông Lang, Nguyễn Trung Trực sa vào tay

giặc.

Bắt được, Pháp hết lời kêu gọi ông hợp tác, nhưng Nguyễn Trung Trực khẳng khái cự tuyệt. Vì thế, ngày 27 tháng 10

năm 1868 phải mang ông ra hành quyết tại Rạch Giá.

Khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và hành quyết thì có thể coi quần đảo Phú Quốc bị đặt dưới quyền cai trị của Pháp

hòan toàn.

Trong giai đoạn này, nạn cướp biển vẫn còn xảy ra. Cư dân không được yên tâm khi đi từ nơi này đến nơi kia trên

đảo. Ngoài bọn cướp, trâu rừng và rắn độc cũng là mối hiểm họa của cư dân.

Họ chủ yếu sống bằng nghề đánh cá, làm nước mắm, đốn cây xẻ ván … thỉnh thoảng các thuyền lớn từ Sài Gòn

hoặc cam pốt đến mang theo gạo muối và chở thổ sản đi.

Cuộc sống dần dần yên ổn trở lại, nhờ vùng biển được canh giữ cẩn thận, Phú Quốc đã lấy lại sự tin tưởng , dân di

cư đến dần.

Sau khi Pháp chiếm Phú Quốc một năm (1869) Pháp tiến hành khảo sát tường tận về đảo. Những mỏ huyền và các

vùng đất màu mỡ được quan tâm đặc biệt.

Năm 1874, Phú Quốc được nâng lên thành Tham Biên. Nhưng sau một năm phải giải thể vì kinh tế không phát triển

đủ để tồn tại.

Khoảng 1890, vài người Pháp đặc quyền bảo lãnh tù nhân ra đảo làm khổ sai cho sở trồng dừa. Lần hồi thấy không

kết quả do việc chuyên chở xa xôi, tốn kém, không cạnh tranh được với các nơi khác.

Những năm đầu thế kỷ XX, Pháp thử nghiệm lập đồn điền cao su, chiêu mộ dân các nôi tới, nhưng cũng đã không

thành công. Trong giai đoạn này đất đai được khai thác quá qui mô. Diện tích trồng tiêu cũng được mở rộng.

Năm 1920, Ngô Văn Chiêu được Pháp bổ làm Quận Trưởng quận Phú Quốc. Khi làm việc ở đây, ông thường dùng cơ

bút để cầu tiên: xin đơn thuốc, hỏi thế sự nhằm giải tỏa tinh thần, bỗng nhiên ông nhận được điềm linh ứng của Cao

Đài Tiên Ông và thấy cảnh bồng lai hiện ra nơi bờ biển phía Tây “xinh đẹp” và yên tĩnh tách rời chốn trần gian …

Ngô Văn Chiêu tự nhận đã được truyền đạo và cùng ban tâm tri lập ra đạo Cao Đài đạo giáo từ đây đã lan truyền

khắp Nam Bộ.

Năm 1932, nhà sư Nguyễn Kim Muôn (Sư Muôn) đã thử nghiệm cải cách về nếp tu hành, áp dụng đạo Phật trong

tình hình xã hội văn minh. Ông tìm đến Phú Quốc cùng đệ tử dựng lên gần 20 thảo am làm cơ sở cho những ngôi

chùa lớn sau này. Sau đó ông về Sài Gòn mở chiến dịch tuyên truyền cho ra đời khoảng 10 đầu sách, với tham vọng

chấn hưng Phật giáo. Trong giai đoạn này báo chí Sài Gòn nhắc đến ông rất nhiều. Năm 1945, nhân dân tín nhiệm,

đưa ông lãnh đạo phong trào Thanh niên tiền phong. Khi Uy Ban Nhân Dân được thành lập (gồm 7 thành viên) ông

được giao làm Ủy trưởng xã hội, uy tín ông đến với nhân dân rất lớn.

Pháp tái chiếm Phú Quốc tháng 4 năm 1946, tinh thần ông dao động, hoạt động với tư cách cá nhân, bị giặc Pháp

giam và hành huyết.

Vào cuối năm 1949 đầu năm 1950, “Mỹ giao cho quân đội Pháp khoảng 20.000 quân chính qui Quốc dân đảng di

tản khi lục địa Trung Hoa thuộc về Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đám tàn quân này được một trung đoàn Lê Dương

Pháp quản lý, trong khu biệt lập ở phía Nam Phú Quốc. Họ đã xây dựng ở đây một doanh trại kết cấu bằng tranh tre

Page 30: Kien giang

khá khang trang. Họ ở đây mãi đến năm 1953 mới di chuyển về Đài Loan. Nhiều người trong số họ trốn lại ở đảo lập

gia đình, làm ăn sinh sống” (Sơn Nam).

Lợi dụng những cơ sở sẵn có, Pháp cho xây dựng nơi đây thành một nhà tù gọi là “Căn Cây Dừa” để giam giữ tù

binh. Căn này rộng gần 4 hecta chia làm các khu vực A, B, C, D. số tù binh giam giữ có lúc lên đến 14.000 người. Họ

là những người yêu nước và những người bị Pháp tình nghi tham gia lực lượng chống Pháp “Căn Cây Dừa” bắt đầu

hoạt động vào tháng 6 năm 1953 và chấm dứt tồn tại vào tháng 7 năm 1954, khi tù binh hai bên được giao trả.

Hơn một năm sau (1956) chính quyền Sài Gòn sửa sang lại các khu nhà đổ nát của “Căn Cây Dừa” để lập nên trại

“Huấn chính Cây Dừa”. Trại này giam giữ gần 1000 nam nữ chiến sĩ cách mạng. Đến năm 1957, số tù binh này được

đưa ra Côn Đảo và về đất liền, trại này không còn hoạt động nữa.

Đầu năm 1967, chính quyền Sài Gòn lại cho xây dựng trại giam tù binh Cộng Sản Việt Nam Phú Quốc tại thung lũng

An Thới cách “Căn Cây Dừa” cũ 2km. Trại này rộng 40 hecta (gấp 10 lần “Căn Cây Dừa”) nằm dọc con đường 46,

chia làm 12 khu, nhưng chỉ mới sử dụng 11 khu là đình chiến. Đây là trại giam lớn nhất của chính quyền Sài Gòn ở

miền Nam Việt Nam, giam giữ gần 40.000 tù binh cách mạng và 4.000 người vĩnh viễn nằm lại tại đây.

Đầu năm 1973, Hiệp định Paris ký kết, tù binh được trao trả và trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam Phú Quốc cũng

không còn nữa.

Đồng bào yêu nước trên đảo vẫn còn đấu tranh với tinh thần tự lực, tự tiếp tế. Cố gắng liên lạc thông tin với tổ chức

trong đất liền, nhưng rất khó khăn.

VI. ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (30/4/1975):16 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng với khí thế chung của cả nước, Phú Quốc hoàn toàn được giải phóng.

Đất nước thống nhất, Phú Quốc sống trong không khí độc lập, cuộc sống người dân được nâng cao. Nhất là sau đại

hội VI, với cơ chế kinh tế thị trường, hàng hóa được tự do lưu thông, người dân có cơ hội làm giàu.

Phú Quốc thực sự hòa nhịp với đất liền, du khách khắp nơi tìm về thăm đảo ngày một đông, rồi đây Phú Quốc sẽ

xứng đáng với tên gọi vốn có của mình “Hòn đảo làm giàu cho Tổ quốc”.

Vị Trí Địa Lý

Phú Quốc là hòn đảo nằm phía Tây Nam Việt Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang, có dạng hình thoi, nằm theo hướng Bắc

Nam, đỉnh nhọn quay về phía xích đạo, diện tích 567 km2, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 52 km, nơi hẹp nhất là 3

km, nơi rộng nhất là 25 km.

Phú Quốc có diện tích tương đương với đảo quốc Singapore và là hòn đảo lớn nhất trong các đảo của Việt Nam.

Đây là nơi duy nhất tại Việt Nam bạn có thể thưởng thức mặt trời lặn trên đại dương. Đảo Phú Quốc có tất cả 99

ngọn núi và đồi được các khu rừng nguyên sinh xanh mướt bao phủ, và nhiều thác và suối chảy rất ngoạn mục. Gió

biển mát dịu cùng với các bãi biển cát trắng ngời tiếp giáp với nước biển xanh trong vắt như pha lê làm cho đảo Phú

Quốc thực sự là một thiên đường.

Hòn đảo xinh đẹp này nằm cách bờ biển Tây-Nam Việt Nam 65 dặm và thực sự chưa bị xâm hại vì thời gian và du

lịch. Các du khách nói rằng: Việt Nam giống như Thái Lan cách đây 20 năm. Nếu đó là thật thì Phú Quốc giống như

Việt Nam cách đây 10 năm.

Nổi danh như một thiên đàng giải trí vùng nhiệt đới và là nơi của những người yêu ánh nắng, Phú Quốc có trên 26

đảo nhỏ xinh đẹp nằm rải rác và 150 cây số bãi biển cát trắng ngời bao quanh đảo, ánh nắng quanh năm, với một

nhiệt độ dễ chịu ở 27 độ C.

Đảo Phú Quốc cùng một số đảo chung quanh hợp thành quần đảo Phú Quốc, nay là huyện Phú Quốc, diện tích 600

km2 (trong đó có quần đảo Thổ Chu nay là xã Thổ Chu cách thị trấn Dương Đông 120 km2).

Như tên gọi Phú Quốc đã ẩn chứa một vẽ đẹp trữ tình, một tiềm năng giàu có. Với dân số toàn huyện trên 60.000

người, mật độ dân số bình quân 95 người/km2, toàn huyện có 8 xã và một thị trấn Hàm Ninh, Dương Tô, Cửa Cạn,

Cửa Dương, An Thới, Bãi Thơm, Gành Dầu, Thổ Chu, và thị trấn Dương Đông.

Page 31: Kien giang

Tại thị trấn Dương Đông, thủ phủ của Phú Quốc được coi là nơi có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như: Dinh Cậu, Chùa

Sùng Hưng, bãi biển Dương Đông và con sông cùng tên thơ mộng …

Dương Đông là trung tâm hành chánh, kinh tế, văn hóa là đầu mối giao thông có sân bay, cửa sông phục vụ cho

việc giao lưu giữa đảo với khắp nơi.

Phú Quốc cách thị xã Rạch Giá (Kiên Giang) 120km, huyện Hà Tiên 46 km và cách đường lãnh hải Campuchia – Việt

Nam 4,5km. Những ngày đẹp trời đứng trên bờ biển Hàm Ninh nhìn về phía đông nơi cuối trời Hà Tiên mờ ẩn hiện

trong làn khói nước. Địa danh Phú Quốc từ xưa đã gắn liền với biển Rạch Giá – Hà Tiên trong những tuyến hành

hương du lịch.

Phú Quốc ở vào vị trí khá hấp dẫn: từ Phú Quốc đi tỉnh Jak (Thái Lan) tàu chạy hai mươi giờ. Tính đường hàng không,

khoảng cách Phú Quốc – TP. Hồ Chí Minh tương đương Phú Quốc – Bangkok, Phú Quốc – Singapore và Phú Quốc –

Malaysia gần hơn Phú Quốc đi TP. Hồ Chí Minh.

Cảnh quan thiên nhiên Phú Quốc đa dạng, với biết bao phong cảnh đẹp, viền quanh đảo là bãi biển, trên đảo có

nhiều núi, có suối, có sông. Nằm sâu trong đảo là những cánh đồng tranh, vườn cây, những vạt rừng, có nhiều nơi là

lung bào, ứng nước.

Núi rừng chiếm phần lớn diện tích đảo, địa hình cao ở phía Bắc và thấp dần ở phía Nam, chạy dài 99 ngọn núi, tập

trung nhiều nhất ở Bắc Đảo, rãi rác vài ngọn ở phía Nam. Hầu hết các núi này bên Đông dốc đứng và thoai thỏai

bên Tây. Trong đó đáng kể là dãy Hàm Ninh có đỉnh núi Chùa (605m) cao nhất.

Các sông rạch quan trọng như sông Dương Đông (15km), Cửa Cạn (28km), rạch Cửa Lấp, rạch Đầm, rạch Hàm, rạch

Tràm, rạch Vẹm … phần lớn đều bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh và đỗ ra bờ Tây, chỉ riêng rạch Hàm và rạch Đầm

đổ về phía Đông Đảo.

Trùm lên và chen vào núi non là những cánh rừng rộng lớn (gần 2/3 diện tích đảo), trong đó có một khu rừng

nguyên sinh duy nhất Nam Bộ, gồm 929 loại thực vật khác nhau với nhiều gỗ quý và dược liệu hiếm, đặc biệt là

trầm hương và quế. Trong rừng có nhiều chim muông và thú quý như: Nai, Trăn, Rắn, Heo rừng, Khỉ …

Biển bao quanh Phú Quốc khá cạn, chỉ riêng khu vực quần đảo An Thới, ở phía Tây Phú Quốc biển sâu đột ngột, tàu

thuyền lớn ra vào dễ dàng, rất thuận tiện để xây dựng hải cảng lớn.

Các bãi biển Phú Quốc rất đẹp, nơi cát vàng, nơi cát trắng nước trong thấy đáy, có chỗ nông, chỗ sâu, khiến trên

cao nhìn xuống, nước biển có nơi màu xanh nhạt như ngọc thạch, có nơi xanh biếc như ngọc bích, bờ biển Phú Quốc

cát phẳng chạy dài, chỗ rộng chỗ hẹp, lại có nơi bị đứt đoạn bởi những mùi, những ghềnh đá nhô ra biển, hoặc bởi

cây rừng chạy sát ra mé nước.

Rãi rác ở ngoài khơi quanh đảo Phú Quốc có nhiều đảo nhỏ, phía Tây Nam cách Phú Quốc 40 hải lý có đảo Thổ Chu

bề ngang 3km, có dân cư, có núi, có rừng gỗ mun, gần đó có hòn Kèo, hòn Tư, hòn Cao, hòn Nhạn, (nơi chim nhạn

bay đến sinh sản) cách Phú Quốc 4 hải lý có hòn Cao Cát, hòn Dơi … phía Nam có quần đảo An Thới.

Biển Phú Quốc là trung tâm của một vùng ngư trường phong phú vào loại nhất thế giới với mực, cá thu, tôm …

Thiên nhiên đã dành cho Phú Quốc nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, bờ biển với những bãi cát trắng phau, những hàng phi

lao rì rào gió thổi, những hang động tuyệt vời.

Khu du lịch Sài Gòn Phú Quốc chiếm một vị trí nhìn ra biển tuyệt đẹp. Cát trắng và nước trong như thuỷ tinh ở nơi

đó làm cho khu vự này trở thành nơi ở tuyệt hảo cho nhiều loại.

Phú Quốc thực sự là nơi du lịch lý tưởng cho du khách.

Tiền Hiền Của Đảo Phú QuốcĐảo phú Quốc ở Vịnh Thái Lan. Trên đảo có núi lớn cao vọi, chóp núi đều chầu về hướng Bắc. Từ Đông sang Tây có

đến 2000 dặm, từ Nam đến Bắc cách nhau trên 100 dặm. Từ xưa Phú Quốc nổi tiếng là nơi có nhiều heo rừng, nai,

hươu, yến sào, mây, gỗ quí, hải sâm, quế. Trên núi lại có thứ huyền phách sáng ngời như đồng người ta dùng làm

Page 32: Kien giang

hộp đựng trầu cau hoặc chén dĩa rất quí. Ngoài ra, còn có loại long diên hương, nhất là thứ hắc ban hương – ngoài

vỏ đen lấm chấm dợn sóng như trầm hương non có mùi thơm thoang thoảng, không nồng, rất quí !

Tục truyền, ngày xưa có một người xưng là vua Lối ra lập nghiệp. Nhưng về sau mùa màng thất bát, vua Lối bỏ đảo

trở về đất liền.

Sau đó, có một bà lão tên là Kiêm Giao, mộ khoảng một trăm người Việt lẫn Khơ-mer đưa ra đảo lập nghiệp. Thoạt

tiên bà cùng nhóm người này khai phá vùng đất ở Cửa Cạn. Thấy đất phì nhiêu, lại lắm cỏ hoang, bà cho người vào

đất liền mua năm chục con trâu chở ra đảo. Nhờ sức trâu kéo cộng với sự làm lụng cần cù nên mùa màng ở đây

ngày thêm phát triển, cuộc sống càng lúc càng sung túc.

Năm bảy mươi tuổi bà Kiêm Giao nhuốm bệnh nặng. Bà gọi mọi người lại trối trăng : ” Khi ta chết, bao nhiêu ruộng

đất này đem ra chia đều cho các người. Ta chỉ ao ước một điều là dù thế nào, các ngươi phải thả bầy trâu cho chúng

được tự do. Nếu còn trói cầm chúng, vong hồn ta không sao nguôi ngoai được dưới suối vàng “.

Sau khi bà qua đời, bầy trâu được dân trên đảo thả chạy tứ tán trong rừng, vì vậy, đến những thập niên gần đây ở

Phú Quốc có rất nhiều trâu rừng. Nơi chuồng trâu cũ của bà Kiêm Giao còn dấu tích một cây cột bằng gỗ trai cao

chừng một thước rưỡi. Cây cột cứng như đá.