khe ho moi vom mieng

34
KHE HỞ MÔI – VÒM MIỆNG

Upload: vo-anh-duc

Post on 16-Apr-2017

1.478 views

Category:

Healthcare


0 download

TRANSCRIPT

KHE HỞ MÔI – VÒM MIỆNG

Nội dung bài giảng

• Tổng quan về khe hở môi – vòm miệng (KHM-VM)

• Cơ chế bệnh sinh KHM - VM• Phân loại KHM - VM

Mục tiêu

1. Nắm được cơ chế bệnh sinh hình thành KHM – VM theo thuyết nụ mầm.

2. Phân loại được các trường hợp KHM – VM.

TỔNG QUAN

Chiếm tỉ lệ cao nhất trong các dị tật chung của cơ thể (10%)

Theo Bác sĩ Nguyễn Huy Cận và Phạm Đức Gia (1970) tỉ lệ khe hở môi và vòm miệng là 1%o

Cơ chế bệnh sinh

• Thuyết nụ mầm của Rhatke (1832), Dursy (1869) và His (1888) giải thích quá trình hình thành môi và vòm miệng là do các nụ mặt dính liền với nhau. • Nếu vì một nguyên nhân nào đó tác động

vào quá trình phát triển và gắn dính của các nụ này sẽ dẫn đến các khe hở bẩm sinh hàm mặt.

Cơ chế bệnh sinh khe hở môi

Tuần lễ thứ 3 của bào thai, miệng nguyên thủy hình thành. Từ bờ chung quanh của miệng nguyên thủy chồi ra 5 nụ, gọi là nụ mặt, gồm:• 1 nụ trán ở phía trên• 2 nụ hàm trên ở 2 bên• 2 nụ hàm dưới ở phía dưới

Nụ tránNụ HT

(P)

Nụ HD (P)

Nụ HT (T)

Nụ HD (T)

Cơ chế bệnh sinh khe hở môi

• Nụ trán chia làm 2: nụ mũi (P) và nụ mũi (T). Mỗi nụ mũi (P) và (T) này lại chia ra làm 2: nụ mũi trong và nụ mũi ngoài, cách nhau bởi rãnh khứu.

Rãnh khứu

Nụ mũi trong

Nụ mũi ngoài

Cơ chế bệnh sinh khe hở môi

• Những nụ HT và nụ mũi trong gắn dính với nhau, làm rãnh khứu hẹp lại thành lỗ mũi và môi bên HT

• Những nụ HT và nụ mũi ngoài (MN) cùng phát triển và gắn dính với nhau lấp khe ổ mắt mũi, để lại rãnh mũi lệ, về sau sẽ biến mất.

• 2 nụ mũi trong bên (P) và (T) dính liền với nhau ở đường giữa tạo thành môi giữa hàm trên.

Lỗ mũi

Nụ mũi ngoài

Nụ mũi trong

Lỗ mũi

Nụ HT

Nụ HDRãnh lệ

mũi

Rãnh lệ mũi

Cơ chế bệnh sinh khe hở môi

• Như vậy, môi trên được hình thành do sự giáp dính của các nụ: nụ HT – nụ mũi trong – nụ mũi trong – nụ HT

• 2 nụ HD gắn với nhau ở đường giữa tạo thành môi dưới.

• Những nụ HT và nụ HD gắn dính với nhau tạo thành sự liên tục của má.

Cơ chế bệnh sinh khe hở môi

• Vòm miệng nguyên phát được hình thành gồm: phần môi và xương ổ răng, từ lỗ khẩu cái trước (lỗ R cửa) trở về trước.Từ đây ta có tên gọi của các loại khe hở môi:

Khe hở môi bên HT

• Nụ hàm trên không dính nụ mũi trong

Khe hở môi giữa HT

• 2 nụ mũi trong không dính với nhau

Khe hở môi dưới

• 2 nụ hàm dưới không dính nhau

Khe hở ngang mặt

• Nụ hàm trên không dính nụ hàm dưới

Khe hở chéo mặt

• Nụ mũi ngoài không dính nụ hàm trên

Cơ chế bệnh sinh khe hở vòm miệng

• Tuần thứ 8, có sự hình thành vòm miệng thứ phát, được tính từ lỗ R cửa về phía sau (lưỡi gà).

• Cũng từ miệng nguyên thủy chồi ra 5 nụ:

Cơ chế bệnh sinh khe hở vòm miệng

• Một nụ đứng dọc từ giữa nụ trán rũ xuống (tạo vách ngăn mũi sau này)

• Hai nụ ngang trước gọi là nụ khẩu cái, từ hai nụ hàm trên hai bên phát triển vào giữa rồi tự gắn liền với nhau, tạo thành vòm miệng cứng.

• Hai nụ ngang sau còn gọi là nụ chân bướm khẩu cái, cũng xuất phát từ nụ hàm trên 2 bên, phát triển vào giữa gắn dính với nhau, tạo thành vòm miệng mềm và lưỡi gà.

• Sự gắn nối các nụ là từ trước ra sau

Cơ chế bệnh sinh khe hở vòm miệng

Khe hở vòm miệng cứng2 nụ ngang trước không dính

Khe hở vòm miệng mềm2 nụ ngang sau không dính

Phân loại khe hở môi vòm miệng

• Phân loại dị tật bẩm sinh hàm mặt theo Kernahan và Stark (Mỹ 1958) lấy lỗ răng cửa làm ranh giới, phần trước là vòm miệng nguyên phát gồm môi và mấu hàm, phần sau là vòm miệng thứ phát gồm vòm miệng cứng và buồm hầu (vòm miệng mềm).

• Bài này chỉ trình bày phân loại khe hở môi vòm miệng.

Khe hở môi vòm

miệng

Khe hở môi

1 bên

Màng

Toàn bộ

Không toàn bộ

2 bên Màng

Toàn bộ

Không toàn bộ

Khe hở vòm miệng

Không toàn bộ

Toàn bộ

Khe hở màng* Một rãnh hay đường sẹo nằm trên môi và chạy song song với gờ nhân trung tới môi đỏ.

* Đôi khi là 1 rãnh khuyết nằm ở vùng môi đỏ (rõ nhất khi cười)

* Có thể kèm theo các biến dạng mũi (nền mũi giãn nhẹ, hình dáng và đỉnh sụn cánh mũi không biến dạng)

Khe hở 1 bên không toàn bộ

- Đặc trưng một khe hở ở môi chạy theo hướng thẳng đứng

- Chức năng: Trẻ bú được, ăn uống không sặc, sức khỏe toàn thân không ảnh hưởng, phát âm chỉ ảnh hưởng âm môi.

- Thực thể: cánh mũi không hoặc ít biến dạng, răng và cung hàm ít ảnh hưởng.

Khe hở môi 1 bên toàn bộ• Khe hở tách đôi hoàn toàn môi trên• Khe hở lan đến nền mũi, ngách tiền

đình• Chức năng: bú được, không sặc,

sức khỏe toàn thân bị ảnh hưởng, phát âm ảnh hưởng âm môi và âm vòm.

• Thực thể: cánh mũi bè thấp, vách ngăn mũi lệch sang bên khe hở, R lệch lạc, cung hàm biến dạng

Khe hở môi 2 bên- Khe hở màng: tương tự khe

hở màng 1 bên - Khe hở môi 2 bên không

toàn bộ: chức năng, thực thể ít ảnh hưởng.

- Khe hở môi 2 bên toàn bộ.• Tách rời hoàn toàn khối

tiền hàm với hai bên môi trên

• Khe hở lan đến lỗ mũi và cung hàm trên

Khe hở môi vòm miệngKhe hở môi

1 bênMàng

Toàn bộ

Không toàn bộ

2 bên Màng

Toàn bộ

Không toàn bộ

Khe hở vòm miệngKhông toàn bộ

Toàn bộ

Khe hở vòm miệng không toàn bộ

• Tuỳ mức độ khe hở từ lưỡi gà, vòm miệng mềm đến vòm miệng cứng nhưng chưa đến lỗ răng cửa.

• Khe hở gây thông thương miệng với hốc mũi.

• Khe hở vòm miệng không toàn bộ thường đi kèm với khe hở môi không toàn bộ.

Khe hở vòm miệng toàn bộ• Khe hở liên tục từ khẩu

cái mềm đến khẩu cái cứng chỗ lỗ R cửa

• Trẻ có khe hở này không bú được, sức khoẻ ảnh hưởng, ăn uống sặc lên mũi, phát âm sai, răng lệch lạc, cung hàm biến dạng, khớp cắn ngược.

Kernahan sơ đồ hình chữ Y : • 2 tay của chữ Y biểu thị khe hở

nguyên phát, đuôi chữ Y biểu thị khe hở thứ phát.

• Mỗi bên tay chữ Y được chia làm 3 phần biểu thị môi, cung hàm, vòm miệng cứng trước lỗ răng cửa.

• Đuôi chữ Y chia làm 3 phần, 2 phần trước của vòm miệng cứng, 1 phần sau của vòm miệng mềm.

Khe hở vòm miệng

Khe hở môi vòm miệng kết hợp