kế hoạch xã hội kết nối mọi người, · kế hoạch xã hội 2006 – 2010 đề ra...

19
Kế Hoch Xã Hi 2006-2010: Kết Ni Mi Người, Xây Dng Cng Đồng Tp 1: Lược SCng Ðng và Các Kế Hoch Hành Ðng

Upload: others

Post on 29-Oct-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010:

Kết Nối Mọi Người, Xây Dựng Cộng Đồng

Tập 1: Lược Sử Cộng Ðồng và Các Kế Hoạch

Hành Ðộng

Page 2: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

Việc chuẩn bị tài liệu này được xem xét rất cận thận, vì thế Thành Phố Sydney sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng trực tiếp hay gián tiếp tài liệu này vì sự mất mát, hư hại hoặc điều phiền toái do việc bỏ sót, tính cẩu thả hoặc nhầm lẫn gây ra.

Mục Lục

BẢN CÔNG BỐ VỀ THỔ DÂN ÚC............................................................................................1

EXECUTIVE SUMMARY...........................................................................................................3

KHUÔN KHỔ KẾ HOẠCH XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ SYDNEY.....................................4

1.0 GIỚI THIỆU ........................................................................................................................7

2.0 BỐI CẢNH HOẠCH ĐỊNH HỢP NHẤT..........................................................................9

3.0 HOẠCH ĐỊNH XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG DỊCH VỤ TRONG THÀNH PHỐ...........10

3.1 Phát Triển Cộng Dồng và Hoạch Ðịnh Xã Hội..........................................................10 3.2 Thành Phố An Toàn ...................................................................................................11 3.3 Chiến Lược và Dịch Vụ cho Người Vô Gia Cư .........................................................12 3.4 Dịch Vụ cho Giới Trẻ.................................................................................................13 3.5 Dịch Vụ Thực Phẩm, Người Khuyết Tật và Người Cao Niên ...................................14 3.6 Dịch Vụ Chăm Sóc Trẻ Em........................................................................................15 3.7 Các Cơ Sở Tiện Ich Cộng Ðồng.................................................................................15

Page 3: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

Bản Công Bố về Thổ Dân Úc Thành Phố Sydney công nhận người Thổ Dân là những cư dân châu Úc đầu tiên. Theo đó, Thành Phố ghi nhận họ đã phải trải qua mất mát và đau khổ do việc bị xa lánh với mảnh đất tổ tiên và mối quan hệ tinh thần đối với đất nước này.

Hội Đồng công nhận sự kế thừa công cuộc tranh đấu và những thành tựu mà họ đạt được, quyền của người Thổ Dân được sống theo tín ngưỡng, giá trị và tập quán của họ. Chúng ta ca ngợi những đóng góp của người Thổ Dân cho việc củng cố và làm phong phú di sản của tất cả người dân Úc.

Hội Đồng Thành Phố khuyến khích người Thổ Dân và những cư dân khác cùng nhau làm việc để có sự hiểu biết tốt hơn về những điểm tương đồng và khác biệt của nhau trong lúc chúng ta tiếp tục tiến bước trên tinh thần hòa giải.

Hội Đồng Thành Phố công nhận người Cadigal thuộc bộ tộc Eora là những chủ nhân truyền thống của đất nước - đất nước của Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 sẽ được thực hiện. Đồng thời, Hội Đồng Thành Phố cũng công nhận cả người Thổ dân và người dân đảo Torres Strait đều cư trú trong khu vực này và công nhận tầm quan trọng lịch sử đặc biệt của vùng Redfern và các vùng lân cận đối với họ. Do đại đa số người dân bản địa ở thành phố là người Thổ Dân, nên thuật ngữ “người Thổ Dân” sẽ được sử dụng trong suốt bản Kế Hoạch này.

Một phần quan trọng trong thái độ tôn trọng các nền văn hóa khác nhau là thừa nhận và chấp nhận rằng tất cả chúng ta đều có những cách ứng xử và giao tiếp khác nhau. Hội Ðồng Thành Phố cho rằng để trao đổi ý kiến và làm việc với người Thổ dân một cách hiệu quả đòi hỏi sự nhạy cảm và tôn trọng đối với các nghi thức văn hóa của những cộng đồng này. Thành Phố sẽ làm việc với thành viên của cộng đồng Thổ Dân địa phương để tiến hành Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 theo cùng hướng với những nghi thức đã được cộng đồng thống nhất này.

Thành Phố Sydney coi trọng các cộng đồng đa dạng văn hóa và thật sự cam kết thành lập một quy trình hoà giải trong quan hệ với người Thổ Dân và người dân đảo Torres Strait. Hội Ðồng Thành Phố cố gắng bảo đảm rằng quy trình này dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng và tinh thần cởi mở.

City of Sydney Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010: Tập 1 Page 1

Page 4: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

Thông điệp của Thị Trưởng Thành Phố Sydney

“Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010: Kết Nối Mọi Người, Xây Dựng Cộng Đồng” của Thành Phố tạo ra cơ sở phù hợp cho Hội Đồng Thành Phố để cung cấp các dịch vụ, cơ sở tiện ích và chương trình. Đây là chiến lược xã hội hợp nhất đầu tiên cho một thành phố mở rộng, cho phép chúng ta tiếp tục và phát triển truyền thống lâu đời để tập trung những dịch vụ hiệu quả và tiến bộ dành cho những đối tượng có nhu cầu cấp thiết nhất.

Đề cương xã hội tổng hợp trong Kế Hoạch nêu rõ nhiều đặc điểm nổi bật của các cộng đồng. Một dân số khoảng 150.000 người phát triển nhanh chóng, biến động và vô cùng đa dạng sống ở các khu vực của Thành phố với lực lượng lao động lên tới 350.000 người mỗi ngày.

Thành Phố hiện có khoảng 2000 người Úc bản địa cư ngụ, với một phần ba số cư dân sinh ở nước ngoài. Những cộng đồng trẻ nhất là ở vùng Newtown và Erskineville, trong khi đó cộng đồng già nhất là ở Waterloo và The Rocks/Millers Point. Vùng Campedown và Haymarket có nhiều gia đình lứa tuổi trưởng thành, trái lại vùng Rosebery có nhiều trẻ em lứa tuổi mẫu giáo hơn. Vùng ngoại ô có tỉ lệ phụ nữ cao nhất là Glebe/Forest Lodge, trong khi đó nơi có tỉ lệ phụ nữ thấp nhất là Darlinhurst. Số hộ gia đình sống độc thân còn cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của vùng thủ phủ Sydney.

Một chỉ số thành công của Hội Đồng Thành Phố sẽ là khả năng bảo đảm cho mọi người tiếp cận bình đẳng cuộc sống Thành Phố. Sự gia tăng và thay đổi dân số, do kết quả của việc tái phát triển nhanh chóng và bền vững trong thập niên qua, khẳng định nhu cầu cần có một chương trình tập trung vào các cơ sở tiện ích, hạ tầng và dịch vụ mới cũng như nâng cấp.

Thành Phố Sydney tin tưởng rằng việc cung cấp các dịch vụ cộng đồng hiệu quả là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện không chỉ trách nhiệm xã hội mà còn là trách nhiệm về kinh tế và môi trường. Nâng cao năng lực cộng đồng thật sự thiết yếu đối với một thành phố năng động, an toàn, lành mạnh và phồn vinh.

Hội Ðồng Thành Phố đã thông qua Chính Sách Xã Hội và Kế Hoạch dựa trên kết quả thu thập thông tin và tham vấn rộng rãi trong cộng đồng. Tôi xin chân thành cám ơn người dân địa phương, các tổ chức cộng đồng, các cơ quan đối tác chính phủ và đội ngũ nhân viên Hội Đồng Thành Phố đã đóng góp cho quá trình xây dựng Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010.

Sự hỗ trợ không ngừng nghỉ của các bạn sẽ vô cùng quan trọng cho sự thành công của kế hoạch trong 4 năm tiếp theo và tôi khuyến khích các bạn tiếp tục hợp tác với Hội Đồng Thành Phố để giúp triển khai những đề xuất chi tiết trong bản Kế hoạch.

Clover Moore – Thành Viên Quốc Hội

THỊ TRƯỞNG THÀNH PHỐ SYDNEY

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 2

Page 5: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

Executive Summary Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chiến lược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính quyền mới (LGÀ) của Thành phố Sydney được thành lập ngày 6 tháng 2 năm 2004. Bản Kế Hoạch này nêu lên các nguyên tắc định hướng xã hội của Hội Đồng Thành Phố cũng như xác định nhu cầu và cơ hội ưu tiên cho các cộng đồng địa phương. Bản Kế Hoạch Xã Hội vạch rõ cách thức mà Hội Đồng Thành Phố dự định phối hợp với các cấp chính phủ, tổ chức cộng đồng, cư dân thành phố, du khách và người lao động để giải quyết các vấn đề tại địa phương.

Các hội đồng thành phố trước đây của Sydney, Leichhardt và South Sydney từ lâu đã cung cấp các dịch vụ và cơ sở tiện ích cộng đồng cho những người có nhu cầu. Hội Ðồng Thành Phố mới cũng với mục đích tiếp tục việc này và mở rộng loại hình dịch vụ và cơ sở tiện ích cho cộng đồng địa phương thông qua việc thực hiện những Kế Hoạch Hành Động đề cập trong Tập 1 và Tập 2 của Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010.

Một số lĩnh vực hành động ưu tiên trong Tập 1 của Bản Kế Hoạch bao gồm:

• tăng cường mối quan hệ qua lại tích cực và hiểu biết giữa các cộng đồng khác nhau;

• phối kết hợp các bên liên quan để giải quyết cho những vấn đề an toàn cộng đồng trong phạm vi Thành Phố Sydney;

• cùng những đối tác chủ chốt tiếp tục cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người vô gia cư;

• cải thiện những giải pháp nhà ở với giá cả hợp lý cho người dân địa phương có nhu cầu về nhà ở;

• tạo việc làm và cơ hội phát triển kinh tế cho người dân và các tổ chức địa phương;

• tiếp tục cung cấp mạng lưới các cơ sở tiện ích cộng đồng dễ tiếp cận với chi phí hợp lý trong phạm vi Thành Phố Sydney;

• bảo đảm luôn xác định và giải quyết được nhu cầu tiếp cận và bình đẳng cho mọi người dân trong Thành phố Sydney; và

• bảo đảm quá trình trao đổi ý kiến của Hội Đồng Thành Phố sẽ bao gồm mọi thành viên cộng đồng.

Tập 2 chú trọng tới việc xác định và đáp ứng nhu cầu của tám nhóm cộng đồng chính của Thành Phố Sydney bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, người cao niên, phụ nữ, người Thổ Dân, những người có nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, người khuyết tật và người đồng tính/lưỡng tính. Một loạt các dự án và chương trình cụ thể đã được đề xuất để đáp ứng các nhu cầu đã được xác định của các nhóm này. Những dự án và chương trình này sẽ được thực hiện với sự tham gia của các thành viên cộng đồng, cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.

Những chủ đề rộng lớn trong bản Kế Hoạch Xã Hội sẽ được gắn liền với Kế Hoạch Chiến Lược 2005 – 2008 và dự thảo Kế Hoạch Hợp Nhất 2007 – 2010 của Hội Đồng Thành Phố. Điều này sẽ bảo đảm việc thực hiện Kế Hoạch Xã Hội được liên kết với quá trình báo cáo cộng đồng của Hội Đồng Thành Phố, theo đó chứng tỏ được trách nhiệm và sự minh bạch trước cư dân, người lao động và du khách.

Những Kế Hoạch Hành Động nằm trong Kế Hoạch Xã Hội trình bày các loại hình dịch vụ và cơ sở tiện ích sẽ được cung cấp trong 4 năm tiếp theo nhằm giải quyết những nhu cầu ưu tiên cho tám nhóm cộng đồng và cho cả cộng đồng thành phố rộng hơn của Thành Phố.

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 3

Page 6: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

Khuôn Khổ Kế Hoạch Xã Hội của Thành Phố Sydney Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 của Thành Phố Sydney và Chính Sách Xã Hội cùng nhau tạo ra khung cơ cấu cho việc cung cấp tất cả các dịch vụ xã hội, chương trình và phát triển chính sách của Hội Đồng Thành Phố. Chính Sách Xã Hội được đặt ở phía trên Kế Hoạch Xã Hội, nêu rõ mục đích, mục tiêu, nguyên tắc và vai trò của Hội Đồng Thành Phố trong việc hoạch định xã hội. Kế Hoạch Xã Hội được chia thành hai tập riêng biệt, trong đó tập 1 đề cập tới đặc điểm dân cư thành phố và tập 2 phân tích tám nhóm cộng đồng ưu tiên, mục tiêu và những nhu cầu của họ, được trình bày dưới đây:

Chính sách xã hội

Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010Tập 1: Lược Sử Cộng Đồng và Kế Hoạch Hành Động

Kế Hoạch Xã Hội 2006-2010 Tập 2: Những Nhóm Ưu Tiên Trong Cộng Đồng và Kế Hoạch Hành Động

Thực hiện (với đối tác bên ngoài)

Đánh Giá và Báo Cáo Cộng Đồng

Lĩnh vực hành động: • Trẻ em (0-11 tuổi) • Thanh thiếu niên (12-24 tuổi) • Người cao niên (trên 55 tuổi) • Phụ nữ • Thổ dân • Người có nguồn gốc văn hóa và

ngôn ngữ khác nhau • Người khuyết tật • Người đồng tính nam, nữ và

lưỡng tính • Khả năng tiếp cận và bình đẳng• Trao đổi ý kiến và cung câp

thông tin cho cộng đồng

• Việc làm, đào tạo và phát triển kinh tế.

• Cơ sở tiện ích và dịch vụ cộng đồng chất lượng

• Tình trạng vô gia cư • Nhà ở với giá cả hợp lý

• Quản lý gia tăng và thay đổi dân số.

• An toàn cộng đồng

Lĩnh vực hành động:

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 4

Page 7: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

Chính Sách Xã Hội 2005 của Thành Phố Sydney Chính Sách Xã Hội 2005 của Thành phố Sydney đề ra khung cơ cấu và điểm tham khảo cho việc xây dựng chính sách và hoạch định xã hội của thành phố. Bản Chính Sách Xã Hội thể hiện triết lý hoạt động nền tảng của Hội Đồng Thành Phố liên quan tới vai trò và trách nhiệm đối với cộng đồng và tạo ra cơ sở cho việc chuẩn bị Kế hoạch Xã hội.

Thành phố Sydney đưa ra cam kết mạnh mẽ về phát triển xã hội. Cam kết này được chuyển trực tiếp thành hành động thông qua việc phát triển chính sách và cung cấp dịch vụ với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người dân thành phố. Hội Đồng Thành Phố cung cấp dịch vụ cho hơn 141.0001 người trong phạm vi các khu vực ven đô gồm những nhóm người có nguồn gốc xã hội, văn hóa, tôn giáo và kinh tế đa dạng cũng như định hướng giới tính. Ví dụ, Thành phố là nơi cư ngụ của một cộng đồng Thổ Dân đông đúc (đặc biệt là ở vùng ngoại ô Redfern, Waterloo và Glebe), những người đến từ nhiều nước khác nhau, một số những người giàu có nhất và thiệt thòi nhất của Úc và cộng đồng người đồng tính và lưỡng tính đông đúc nhất của quốc gia.

Thành Phố Sydney coi trọng nhiều nét riêng biệt của cộng đồng và ghi nhận giá trị của mọi con người. Vì mục tiêu này, Hội Đồng Thành Phố cam kết thực hiện một loạt những nguyên tắc và thông lệ bình đẳng xã hội trong mọi phương diện hoạt động và đã chuẩn bị Chính Sách Xã Hội 2005 để thể hiện cam kết này. Tóm tắt nội dung Chính Sách Xã Hội 2005 được trình bày như sau:

Mục Ðích: Tạo ra khung cơ cấu chính sách xã hội vững vàng, cho phép Hội Đồng Thành Phố ra quyết định dựa trên những thông tin hiểu biết đầy đủ và hệ thống, thông qua việc thực hiện Kế Hoạch Xã Hội của Thành Phố Sydney 2006 – 2010.

Mục Tiêu: Trợ giúp cộng đồng dân cư đông đúc, người lao động và du khách, thông qua việc hoạch định đô thị hợp nhất, quá trình ra quyết định đồng bộ có hệ thống và tăng cường cải thiện điều kiện nhà ở, cơ hội huấn nghệ và nhân dụng, hoạt động giải trí và văn hóa cũng như cung cấp các dịch vụ và cơ sở tiện ích dựa trên nhu cầu, góp phần đem lại một cuộc sống chất lượng cao.

Nguyên Tắc: Nguyên tắc của Chính Sách Xã Hội bao gồm những công bố chính như: Công Nhận Người Úc Bản Ðịa, Đa Dạng là Sức Mạnh, Tham Gia để Xây Dựng Cộng Ðồng, Phát Triển Xã Hội và Nguồn Lực và Coi Trọng Mọi Người cùng nhiều nội dung khác.

Vai Trò của Hội Ðồng Thành Phố: Vai trò chính của Hội Đồng Thành Phố là Lãnh Ðạo, Giúp Xây Dựng Vùng Dân Cư,, Cung Cấp Thông Tin và Khuyến Khích Tham Gia, Hỗ Trợ Các Tổ Chức Cộng Ðồng, Quản Lý Môi Trường Ðô Thị, Trách Nhiệm và Minh Bạch cùng những vai trò khác.

1 Những ước tính dựa trên số cư dân cho thấy dân số thành phố lên tới 141.337 vào tháng Sáu năm 2003 (Thành phố Sydney).

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 5

Page 8: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

Khu Vực Chính Quyền Địa Phương Thành Phố Sydney – Bản Ðồ

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 6

Page 9: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

1.0 Giới thiệu Bộ Chính Quyền Địa Phương đòi hỏi mỗi hội đồng thành phố ở tiểu bang NSW phát triển một Kế Hoạch Xã Hội theo Quy Ðịnh (Chung) về Chính Quyền Địa Phương năm 1999. Mục đích của qui định này là bảo đảm các hội đồng thành phố thực hiện các quy trình hoạch định xã hội thường xuyên để xác định và đáp ứng các nhu cầu và vấn đề ưu tiên trong phạm vi khu vực của mình và để bảo đảm trách nhiệm của họ liên quan tới các hoạt động và công tác phân bổ tài nguyên.

Do đó, Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 của Thành phố Sydney giúp Hội Đồng Thành Phố hoạt động phù hợp với những quy định của Đạo Luật Chính quyền Địa phương năm 1993. Mục đích của Kế Hoạch Xã Hội này là để xác định những vấn đề xã hội ưu tiên tác động tới cộng đồng dân cư thành phố, xác định vai trò rõ ràng và phương hướng chiến lược mà thông qua đó Hội Đồng Thành Phố có thể giải quyết đến những vấn đề này.

Điều này đặc biệt thích hợp qua việc thống nhất các Hội Ðồng Thành Phố Sydney, South Sydney và một số khu vực của vùng Leichhardt vào ngày 6 tháng Hai năm 2004. Mặc dù mỗi Hội Đồng Thành Phố đều đã chuẩn bị bản dự thảo Kế Hoạch Xã Hội, nhưng cần phải tiến hành phân tích thống kê kỹ lưỡng về cộng đồng Thành phố Sydney mới, xác định những vấn đề xã hội trọng tâm và nhu cầu cộng đồng, phát triển phạm vi hành động thích hợp để đáp ứng những nhu cầu cần thiết này. Những phân tích trong Kế Hoạch Xã Hội (bao gồm số liệu điều tra dân số năm 2001 và 1996) gắn liền với khu vực chính quyền địa phương Thành phố Sydney mới (bởi địa phận hành chính này hình thành sau việc thống nhất vào năm 2004).

Kế Hoạch Xã Hội này tái khẳng định cam kết của Hội Đồng Thành Phố về vấn đề công bằng xã hội, mang đến một nền tảng, cơ sở hợp lý và phạm vi hoạt động hoạch định xã hội hiện tại và tương lai. Trong đó, Kế Hoạch Xã Hội thể hiện đường lối của Hội Đồng Thành Phố đối với việc cung cấp đồng đều những cơ sở tiện ích và dịch vụ để bảo đảm mọi người trong cộng đồng đều có thể hưởng những cơ hội phát sinh trong thành phố quốc tế này.

Kế Hoạch Xã Hội bắt đầu bằng một lược sử cộng đồng Thành Phố Sydney mới, chủ yếu dựa vào những số liệu thống kê dân số của Cục Thống Kê Úc (ABS) năm 1996 và 2001 và số liệu Lược Sử Vùng năm 2002. Số liệu định lượng này được bổ sung bằng thông tin từ công tác tham khảo ý kiến cộng đồng và nghiên cứu của ba Hội Đồng Thành Phố cũ và từ những cuộc tham khảo gần đây của Thành Phố Sydney. Ngoài sự đa dạng về con người và địa danh trong Thành Phố thì những phân tích về đô thị được công bố cũng nhấn mạnh sự khác nhau nổi bật trong khu vực chính quyền địa phương. Những phân tích này sẽ giúp tạo cơ sở cho việc hoạch định khu vực địa phương, những phát kiến thích hợp với điều kiện khu vực và ủng hộ việc phát triển chiến lược đô thị tương lai của thành phố.

Kế hoạch này đồng thời đưa ra việc phân tích 8 nhóm cộng đồng ưu tiên, kiểm tra số liệu điều tra dân số của Cục Thống Kê Úc và kết quả tham vấn, xác định những nhu cầu và vấn đề ưu tiên cho mỗi nhóm người. Bảy nhóm ưu tiên đầu là bắt buộc và phải được đánh giá trong Kế Hoạch Xã Hội của tiểu bang NSW. Thành Phố Sydney cũng là nơi ở của nhiều người đồng tính và lưỡng tính. Các cuộc tham khảo ý kiến và nghiên cứu cũng như giới chức Hội Đồng Thành Phố đều nhấn mạnh rằng số người thuộc nhóm này sống ở Thành Phố đông hơn ở các vùng chính quyền địa phương khác. Hội Đồng Thành Phố cho rằng cần có sự đáp ứng nhu cầu đặc biệt cho những người này và do đó đã xếp họ vào nhóm ưu tiên chính. Như vậy, những nhóm ưu tiên trong cộng đồng bao gồm:

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 7

Page 10: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

1. Trẻ em (0 – 11 tuổi) 5. Người Thổ Dân

2. Thanh thiếu niên (12 – 24 tuổi)

6. Những người có nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ đa dạng

3. Người cao niên (trên 55 tuổi) 7. Người khuyết tật

4. Phụ nữ 8. Người đồng tính nam, nữ và lưỡng tính

Kế Hoạch Xã Hội chỉ ra các vấn đề ưu tiên cho những nhóm người này là cần được Hội Đồng Thành Phố lưu tâm nhiều hơn, và phác thảo những hành động chung do Hội Ðồng Thành Phố và những đối tác tiến hành trong Kế Hoạch Hành Động. Kế Hoạch Hành Động mô tả tất cả các chương trình, dịch vụ, chính sách và dự án đang hoặc sẽ được Hội Đồng Thành Phố thực hiện để đáp ứng nhu cầu của những nhóm ưu tiên này.

Số liệu cập nhật của Cục Thống Kê và những nguồn thông tin mới về cộng đồng cư dân thành phố được công bố định kỳ và để biết Hội đồng thành phố vẫn đang tiếp tục công cuộc tham khảo ý kiến với cộng đồng, Kế Hoạch Xã Hội này sẽ luôn luôn được cập nhật để phản ánh những nhu cầu luôn thay đổi của cộng đồng, những sáng kiến chương trình và chính sách của Hội Đồng Thành Phố cũng như những ưu tiên được xác định cùng với những đối tác chính. Và cuối cùng, những đánh giá chính thức của Kế Hoạch Hành Động sẽ được tiến hành và cung cấp cho cộng đồng để bảo đảm rằng những nhu cầu mới của cộng đồng và thành tích đạt được của Hội Ðồng Thành Phố đều được phản ánh.

Chúng tôi cám ơn tất cả những người đã đóng góp cho Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 của Thành Phố Sydney và mong muốn được hợp tác với các cộng đồng địa phương nhằm nâng cao chất lượng sống cho mọi người ở Thành Phố Sydney.

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 8

Page 11: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

2.0 Bối Cảnh Hoạch Định Hợp Nhất

Tiếp sau việc thành lập Thành Phố Sydney mới vào tháng Hai năm 2004, Ban Lãnh Đạo Hội Đồng Thành Phố và các Nghị Viên đã thông qua một Kế Hoạch Hợp Nhất mới và bắt đầu quy trình hoạch định chiến lược cho Hội Đồng Thành Phố. Kế Hoạch Chiến Lược 2005 – 2008 của Thành Phố Sydney sẽ phác thảo những phương hướng chính sách chính và kết quả cho chính quyền địa phương tới năm 2008 và sau đó, đưa ra khung cơ cấu để thực hiện dự thảo Kế Hoạch Hợp Nhất 2007-2010.

Dự thảo Kế Hoạch Hợp Nhất 2007-2010 được Hội Ðồng Thành Phố thông qua vào tháng Sáu năm 2004 tạo cơ sở cho tầm nhìn của Hội Đồng Thành Phố mới về Thành Phố và hệ thống cơ sở tiện ích và dịch vụ dự kiến. Mục tiêu của Kế Hoạch này là bảo đảm giữ lại và tăng cường những mặt ưu thế nhất của mỗi hội đồng thành phố cũ, đồng thời tạo ra cơ cấu lãnh đạo mạnh mẽ cho tương lai của Thành Phố Sydney mới. Thông qua việc thực hiện Kế Hoạch Hợp Nhất sẽ được phê duyệt vào năm 2005/6, Hội Đồng Thành Phố mới sẽ hướng tới nhu cầu của những cộng đồng đa dạng của Thành Phố và tiến bộ của thành phố toàn cầu này.

Một số yếu tố chính trong dự thảo Kế Hoạch Hợp Nhất 2007-2010 bao gồm:

• Dịch vụ chất lượng cao và cơ hội tiếp cận công bằng tới những cơ sở tiện ích cộng đồng hiện đại sẽ được tăng cường trong phạm vi toàn Thành Phố.

• Những chương trình tiến bộ và nhân đạo sẽ đưa ra giải pháp cho những vấn nạn xã hội phức tạp như ma túy, rượu chè, vô gia cư và sức khỏe tâm thần.

• Việc phát triển chiến lược “thành phố của những khu làng” với những Kế Hoạch Hành Động Địa Phương, tôn tụng tính đa dạng của các khu vực và những con người đã làm nên Thành Phố Sydney mới, bao gồm những đánh giá về chiến lược cải thiện từng vùng, cơ sở tiện ích, dịch vụ, v.v..

• Một quy trình hoạch định cho tương lai của Thành phố sẽ bao gồm một kế hoạch giao thông và vận chuyển thống nhất, kế hoạch định hướng phát triển cho thành phố, và những chiến lược cho việc mở rộng không gian giải trí ngoài trời kể cả bãi biển cảng.

• Hội Đồng Thành Phố đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các lĩnh vực môi trường, xã hội, văn hóa và phát triển.

Những Kế Hoạch Hoạt Động Cụ Thể Hàng Năm được đặt sau dự thảo Kế Hoạch Hợp Nhất 2007-2010 và đưa ra phạm vi phân bố cho mỗi công việc của Hội Ðồng Thành Phố.

Kế Hoạch Xã Hội được liên kết chặt chẽ với dự thảo Kế Hoạch Hợp Nhất 2007-2010 và sẽ tạo ra một hướng quan trọng cho việc thực hiện hiệu quả. Những khía cạnh chính của Kế Hoạch Xã Hội chưa đưa vào dự thảo Kế Hoạch Hợp Nhất 2007-2010 sẽ được lồng ghép vào trong thời gian thực hiện tới năm 2007. Từ đó, Kế Hoạch Xã Hội lại hoạt động trong khuôn khổ môi trường, kinh tế, xã hội ở phạm vi rộng do dự thảo Kế Hoạch Hợp Nhất 2007-2010 cung cấp. Điều quan trọng là Kế Hoạch Xã Hội cũng tham khảo Báo Cáo Hiện Trạng Môi Trường (SOE) 2003-04 và một số hành động đề xuất trong Báo Cáo SOE đã được đưa vào Mục 5.1 trong Kế Hoạch Hành Động - Quản Lý Gia Tăng và Thay Đổi Dân Số.

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 9

Page 12: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

3.0 Hoạch Định Xã Hội và Hệ Thống Dịch Vụ trong Thành Phố

Việc phát triển Kế Hoạch Xã Hội này tạo cơ hội chính thức liên kết phạm vi các hoạt động hoạch định xã hội đã được thực hiện trước đây và được tập hợp lại trong dự thảo Kế Hoạch Hợp Nhất 2007 – 2010.

Những phần dưới đây cung cấp cái nhìn tổng quan của những sáng kiến về chính sách xã hội, dự án và chương trình đang được Hội Đồng Thành Phố thực hiện và được chia thành những lĩnh vực cụ thể.

3.1 Phát Triển Cộng Dồng và Hoạch Ðịnh Xã Hội Ban Chính Sách Xã Hội và Chương Trình xúc tiến nghiên cứu và phân tích nhu cầu của các nhóm ưu tiên trong cộng đồng, chuẩn bị những kế hoạch và chính sách xã hội dựa vào nhân khẩu địa phương và xu hướng phát triển cho những vấn đề chính như cung cấp dịch vụ và cơ sở tiện ích cộng đồng, nhu cầu nhà ở giá cả hợp lý, cơ hội huấn nghệ và nhân dụng, bền vững xã hội, tình trạng vô gia cư, nhu cầu chăm sóc trẻ em, kế hoạch giải trí và văn hóa.

Ban chương trình cũng thực hiện những sáng kiến phát triển cộng đồng với các cộng đồng Thổ Dân địa phương, các nhóm đồng tính và lưỡng tính và những người có nguồn gốc ngôn ngữ văn hóa đa dạng (CALD). Nhân Viên Phát Triển Đa Văn của Cộng Đồng, Nhân Viên Phát Triển Cộng Đồng Thổ Dân, Điều Hợp Viên Dự Án cho Nhóm Đồng Tính và Lưỡng Tính của Hội Ðồng Thành Phố làm việc chặt chẽ với những cộng đồng trong phạm vi trách nhiệm của họ để xúc tiến những hoạt động xây dựng cộng đồng, khuyến khích hài hòa cộng đồng và tăng cường tiếp cận tới Hội Đồng Thành Phố và các dịch vụ cộng đồng khác.

3.1.1 Hoạch Ðịnh Xã Hội Những sáng kiến chính sách và chương trình gần đây bao gồm:

• Chuẩn bị Chính Sách Xã Hội 2005 của Thành Phố Sydney;

• Phối hợp chung trong đề án Chiến Lược Nhà Ở Vùng với 4 hội đồng thành phố vùng tiếp giáp, Bộ Gia Cư (DoH), Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên, Kế hoạch và Hạ Tầng Cơ Sở (DIPNR);

• Xét duyệt Chiến Lược cho Người Vô Gia Cư 2005- 2008 của Thành Phố Sydney, phối hợp với Bộ Phận Chiến Lược và Dịch Vụ cho Người Vô Gia Cư;

• Hoàn tất Đánh Giá Nhu Cầu Chăm Sóc Trẻ Em (2005);

• Hoàn tất Kế Hoạch Kiểm Soát Phát Triển Trung Tâm Chăm Sóc Trẻ Em (DCP) phối hợp với Bộ Phận Dịch Vụ cho Trẻ Em và Bộ Phận Phát Triển Kế Hoạch Thành Phố;

• Hoàn chỉnh bản dự thảo Nhà Ở Nội Trú DCP phối hợp với Bộ Phận Phát Triển Thành Phố;

• Chuẩn bị Chính Sách mới về Trợ Cấp Nhà Ở và quản lý Chương Trình; và

• Thành lập Diễn Đàn về Khả Năng Tiếp Cận và Dịch Vụ cho Người Khuyết Tật.

Một trong những dự án quan trọng được xúc tiến vào năm 2006/07 là việc phát triển Kế Hoạch Cơ Sở Tiện Ích Cộng Đồng trong đó có hoạch định thư viện, các cơ sở tiện ích

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 10

Page 13: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

dành cho thanh thiếu niên và người cao niên. Việc phát triển và thực hiện Chiến Lược Nhà Ở Giá Cả Hợp Lý của Thành phố Sydney phối hợp với Bộ Phận Phát Triển Kế Hoạch Thành Phố là đề án chính tiếp theo.

3.1.2 Phát Triển Cộng Ðồng Một số sáng kiến gần đây và hiện tại được Nhân Viên Phát Triển Cộng Đồng của Hội Đồng Thành Phố xúc tiến là:

• Tập hợp và quản lý Mạng Lưới Người Thổ Dân Vô Gia Cư;

• Phát triển Những Nghi Thức của Thổ Dân và Dân Đảo Torres Strait;

• Khởi động Chương Trình Tình Nguyện Đa Văn Hóa “Super V”;

• Phát triển kế hoạch thăm Nhà Tình Nguyện Người Hoa và kế hoạch tình nguyện Thiếu Nhi “Super V”;

• Phát triển những sáng kiến nhân dụng và huấn nghệ với cộng đồng Thổ Dân địa phương; và

• Những hoạt động cộng đồng mới, triển lãm và chương trình ở các thư viện Thành Phố.

3.2 Thành Phố An Toàn Thành Phố Sydney nhận thức được vai trò quan trọng trong việc bảo đảm một môi trường thành phố an toàn. Nhằm hạn chế tội phạm và biến thành phố thành một nơi an toàn cho mọi người đến sinh sống, làm việc và tham quan, vào tháng Tư năm 1998 Hội Ðồng Thành Phố phát động chương trình Thành Phố An Toàn2 với một loạt các sáng kiến phòng chống tội phạm.

Mục tiêu chính của Ban Chính Sách Xã Hội và Chương Trình là đảm bảo an toàn cá nhân tối đa cho những ai sống, tham quan hoặc làm việc ở Thành phố. Chương trình Thành Phố An Toàn là một chương trình năng động được tiếp tục phát triển thông qua những mối quan hệ chặt chẽ, nghiên cứu, đánh giá và tham khảo ý kiến cộng đồng.

Thành Phố An Toàn bao gồm hàng loạt những sáng kiến an toàn cộng đồng như:

• Máy quay phim an toàn trên đường phố (do City Operations quản lý);

• Kiểm tra an toàn;

• Th ỏahiệp với những cơ sở có giấy phép;

• Giáo dục an toàn cộng đồng;

• Chiến lược nhằm ngăn cấm sử dụng ma túy;

• Quản lý ống chích và lực lượng đặc biệt đảm trách công tác này;

• Cổ vũ việc sử dụng tích cực nơi chốn công cộng; và

• Chiến Lược cho Khu Vực Giao Thông Hạn Chế (Kế Hoạch An Toàn Cộng Đồng Redfern-Waterloo).

2 Sách tra cứu chiến lược Thành Phố An Toàn có ở Hội Đồng Thành Phố và phác thảo chính sách Thành Phố về phòng chống tội phạm và phương pháp tiếp cận với việc phòng chống tội phạm ở Thành Phố.

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 11

Page 14: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

3.2.1 Liên Lạc trong Kỹ Nghệ Tình Dục Nhân Viên Liên Lạc trong Kỹ Nghệ Tình Dục (SILO) được bố trí trong Ban Chương Trình và Chính Sách Xã Hội. Vai trò chính của SILO là thực hiện các chính sách của Hội Đồng Thành Phố để bảo đảm những cơ sở phục vụ tình dục hoạt động trong cam kết chấp thuận và tuân thủ vào các tiêu chuẩn an toàn và sức khoẻ nơi làm việc.

SILO tư vấn cho các nhân viên Hội Đồng Thành Phố, các cơ sở phục vụ tình dục, những nhóm có quan tâm đặc biệt, các cơ quan chính phủ và công chúng về những Chính Sách cho Kỹ Nghệ Tình Dục, đạo luật liên hệ cũng như những vấn đề có liên quan tới tới kỹ nghệ tình dục và quy trình đánh giá phát triển.

Những hoạt động ưu tiên của SILO bao gồm:

• Thông tin và tư vấn về phạm vi hoạch định cho các cơ sở phục vụ tình dục;

• Hoạch định, phát triển chính sách phòng chống tội phạm và nâng cao sức khoẻ; và

• Ðề Án Nghiên Cứu Kiểm Soát Đối Tượng Hoạt Động Tình Dục Tại Nhà.

3.3 Chiến Lược và Dịch Vụ cho Người Vô Gia Cư Hội Đồng Thành Phố đóng vai trò lãnh đạo duy nhất trong việc hoạch định và phân phối dịch vụ đổi mới có liên quan tới nhu cầu của người vô gia cư, người bị thiệt thòi và những vấn đề vô gia cư. Chương trình Dịch Vụ cho Người Vô Gia Cư nhằm mục đích phân phối một loạt các dịch vụ đặc biệt dành cho nhóm người này, giải quyết những khiếm khuyết ưu tiên trong hệ thống dịch vụ hiện tại và nâng cao hiệu quả cho những đối tượng có nhu cầu. Hội Đồng Thành Phố đặt mục tiêu:

• Giúp đỡ những người vô gia cư hoặc có nguy cơ rơi vào tình trạng này, tạo nơi ở thích hợp và cung cấp dịch vụ trợ giúp;

• Cải thiện chính sách và tăng cường phối kết hợp giữa những nhà cung cấp dịch vụ chính phủ và phi chính phủ để mang lại những dịch vụ cải thiện, có hiệu quả cho những người vô gia cư; và

• Nâng cao nhận thức cộng đồng và của những nhà cung cấp dịch vụ về nhu cầu và những vấn đề liên quan tới người vô gia cư.

Những hoạt động ưu tiên đang trong quá trình thực hiện của Bộ Phận Chiến Lược và Dịch Vụ cho Người Vô Gia Cư bao gồm:

• Tiếp tục quản lý và điều hành trực tiếp Trung Tâm Thông Tin về Người Vô Gia Cư của Thành Phố (HPIC);

• Tiếp tục Chương Trình Lệ Phí cho Người Vô Gia Cư hiện đang được thực hiện trong hợp đồng với YWCA;

• Kết hợp với Bộ Gia Cư tiểu bang NSW cấp kinh phí cho dịch vụ mới đưa người vô gia cư ra khỏi đường phố. Dịch vụ mới này – Dịch Vụ Hỗ Trợ và Di Dời Người Vô Gia Cư Trong Thành Phố (I – CHOSS) được Tổ chức Haymarket Foundation và Mission Australia thành lập vào tháng Một năm 2006. Dịch vụ tiếp nối công việc của Dịch Vụ Dời Xa Đường Phố do ICLA cung cấp theo hợp đồng với Thành Phố 2000 – 2005 và Dịch Vụ Dời Xa Đường Phố và Hỗ Trợ Nhóm Hành Động vì Người Vô Gia Cư do Bộ Gia Cư 2003 – 2005 cung cấp.

• Phát triển hệ thống xe tải chở thực phẩm; và

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 12

Page 15: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

• Thành lập Chiến Lược và Nhóm Công Tác Cung Cấp Đồ Uống Trên Phố.

Những sáng kiến gần đây và hiện tại đang được Bộ Phận này tiến hành là:

• Phát triển Chiến Lược cho Tình Trạng Vô Gia Cư 2006-2010 của Thành Phố Sydney mới;

• Hợp tác làm việc với Bộ Gia Cư tiểu bang New South Wales để thiết lập một Dịch Vụ Dời Xa Đường Phố duy nhất cho người vô gia cư trong nội thành;

• Đệ trình của Thành Phố lên Hội Đồng Sức Khỏe Tâm Thần của Úc và Uỷ Ban Cơ Hội Bình Đẳng và Nhân Quyền, nhấn mạnh sự thiếu hụt trong các dịch vụ sức khoẻ tâm thần cho người vô gia cư;

• Tổ chức họp Nhóm Điều Phối cho tình trạng vô gia cư với mục đích phối hợp cung cấp dịch vụ cho nhóm người này trong phạm vi Trung Tâm Thương Mại Thành Phố (CBD);

• Tường trình nghiên cứu xu hướng dữ liệu 5 năm về HDIC;

• Quản lý Ðề Án Yêu Cầu Thường Xuyên HPIC nhằm mục đích giảm nhu cầu những khách hàng liên tục đòi hỏi cung cấp nhà ở và dịch vụ;

• Nghiên cứu và phát triển hợp tác với Bộ Dịch Vụ Cộng Đồng tiểu bang NSW (DOCS) và những dịch vụ chủ yếu khác để nâng cao hiểu biết và giảm bớt tình trạng vô gia cư trong nội thành đối với những người thiệt thòi với những nhu cầu phức tạp; và

• Làm việc với những nhóm người và dịch vụ địa phương để tăng cường phản ứng địa phương đối với những người vô gia cư và vấn đề vô gia cư trên toàn khu vực chính quyền địa phương. Một ví dụ gần đây là hợp tác giữa khu vực St Canice, cư dân địa phương, dịch vụ y tế và Cảnh Sát để giải quyết những vấn đề của địa phương này.

• Nghiên cứu về chi phi dịch vụ liên quan tới những người mắc bệnh thần kinh vẫn trong tình trạng vô gia cư lâu dài đối chiếu với chi phi liên quan tới việc cung cấp hỗ trợ nhà ở lâu dài cho nhóm người này.

3.4 Dịch Vụ cho Giới Trẻ Thành Phố Sydney đóng vai trò chủ đạo trong vấn đề của tuổi trẻ, chú ý tới việc hợp nhất nhu cầu và vấn đề tuổi trẻ vào những quy trình hoạch định của Hội Đồng Thành Phố và bảo đảm các nhu cầu này được quan tâm hơn nữa, Ngoài ra, Hội Đồng Thành Phố còn cung cấp các dịch vụ, cơ sở tiện ích đa dạng và các nguồn lực hiện có nhằm vào đối tượng thanh thiếu niên.

Nhóm Dịch Vụ Tuổi Trẻ đã thực hiện một loạt các dự án và chương trình và giành được lời khen ngợi trên toàn quốc và được coi như mô hình trong quá trình làm việc với thanh thiếu niên, đặc biệt là với thanh thiếu niên của cộng đồng Thổ Dân. Một số sáng kiến đã được Nhóm này thực hiện gần đây và hiện nay bao gồm:

• Hoàn chỉnh Chiến Lược Tuổi Trẻ Hội Nhập Tuổi Trẻ với những đóng góp ý kiến của giới trẻ địa phương;

• Tiếp tục điều phối các chương trình Ánh Sáng, Máy Chụp/Quay , Hành Ðộng (Light, Camera, Action - LCA) và Động Lực Việc Làm (Drivin’ for Employment);

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 13

Page 16: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

• Luôn Chuyển Động (On the Move) là một chương trình chuyển tiếp được thực hiện ở những địa điểm sau: Trường Cộng đồng Alexandria Park, PCYC Glebe và Woolloomooloo kết hợp với PCYC Woolloomooloo. Chương trình này đưa ra một loạt các hoạt động thể thao và giải trí cho lứa tuổi từ 9 đến 14 phối hợp với các chương trình tư vấn trẻ em và tuổi trẻ;

• Phát động lại chương trình LCA kết hợp với việc đánh giá khu mạng của chương trình này;

• Lĩnh Vực Bạn gái (Girlzone) là chương trình chuyển tiếp ở Glebe nằm trong chương trình Luôn Chuyển Động dành cho phụ nữ trẻ địa phương;

• Phối hợp với Chiến Lược Hội Nhập Tuổi Trẻ;

• Chương Trình Hướng Dẫn được tiến hành cùng với TAFE Outreach và Lend Lease mang đến cơ hội việc làm và chương trình phát triển và lãnh đạo (chương trình này mới đây giành được giải thưởng của Thủ Tướng Liên bang và Thủ Hiến Tiểu bang vì Xuất Sắc trong Ðối Tác Kinh Doanh Cộng Đồng); và

• Ðề án Boot Up Internet Cafe tại Woolloomooloo, Pyrmont và Millers Point, lắp đặt 4 máy điện toán kết nối Internet.

3.5 Dịch Vụ Thực Phẩm, Người Khuyết Tật và Người Cao Niên Dịch Vụ Thực Phẩm, Người Khuyết Tật và Người Cao Niên gồm một loạt các dịch vụ dành cho người già và khuyết tật. Dịch vụ này quản lý bảy Trung Tâm Cao Niên độc lập và có một Trung Tâm Cao Niên bổ sung nằm trong Trung Tâm Cộng Đồng Ultimo.

Thêm vào đó, trong khắp Thành Phố có 450 bữa ăn được cung cấp vào mỗi ngày thường và khoảng 50 bữa vào các ngày cuối tuần (tương đương 2.300 bữa mỗi tuần). Dịch vụ thực phẩm cung cấp đồ ăn nóng, lạnh hoặc đông lạnh tại nhà hoặc tại một trong 9 trung tâm nơi có người cao niên và người khuyết tật. Trong 18 tháng vừa qua đã thực hiện thành công chương trình tăng dịch vụ cho cộng đồng Thổ Dân và dân đảo Torres Strait.

Những trung tâm này cũng cung cấp các hoạt động giải trí cho người cao niên tập trung vào vấn đề giao tiếp xã hội và sức khoẻ. Những vấn đề chính của Dịch Vụ Thực Phẩm là:

• nhu cầu tăng lên do một dân số đang có tuổi; và

• tăng số khách hàng có nhu cầu phức tạp và đa dạng.

Bộ Phận này đồng thời cũng quản lý Chương Trình Bữa Ăn Lưu Động của Hội Đồng Thành Phố, các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí, y tế và các dịch vụ đặc biệt cho người khuyết tật.

Một số hoạt động gần đây bao gồm:

• xét duyệt các dịch vụ do các Trung Tâm Hoạt Ðộng của Hội Ðồng Thành Phố cung cấp với sự tham gia đánh giá của hơn 20 nhà cung cấp dịch vụ và hơn 110 khách hàng tham gia;

• các cuôc tham khảo ý kiến với cộng đồng người Hoa về việc sử dụng những Trung Tâm Hoạt Ðộng và dự kiến có thêm những cuộc tham khảo ý kiến cho những cộng đồng người Nga và Hy Lạp tại địa phương;

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 14

Page 17: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

• sát nhập các dịch vụ Chữa Bệnh Chân của Hội Đồng Thành Phố vào một dịch vụ được trợ giá;

• sát nhập ba hoặc bốn dịch vụ Bữa Ăn Lưu Ðộng thành một, giúp cải thiện và tiêu chuẩn hóa dịch vụ này cho những người sử dụng.

3.6 Dịch Vụ Chăm Sóc Trẻ Em Thành Phố trực tiếp điều hành một trung tâm chăm sóc cả ngày, một trung tâm chăm sóc không thường xuyên và hai nhà trẻ. Ngoài ra, Hội Đồng Thành Phố còn trực tiếp cung cấp năm dịch vụ chăm sóc ngày lễ/ buổi chiều từ các trung tâm cộng đồng của Thành phố.

Thành Phố cũng cho cộng đồng và các tổ chức thương mại thuê một loạt các cơ sở tiện ích để điều hành các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, mẫu giáo và trẻ em. Các tổ chức cộng đồng thuê những cơ sở này với giá ưu đãi theo Chương Trình Trợ Cấp Nhà Ở của Hội Đồng Thành Phố.

Một số sáng kiến gần đây đã được Bộ Phận Dịch Vụ Trẻ Em tiến hành bao gồm:

• xem xét nhu cầu chăm sóc trẻ em và tăng số lượng trẻ tại các trung tâm chăm sóc trẻ em do Hội Đồng Thành Phố điều hành;

• hoàn tất các Trung Tâm Chăm Sóc Trẻ Em DCP nhằm nâng cao chất lượng các cơ sở chăm sóc trẻ mới, phối hợp với Bộ Phận Phát Triển Kế Hoạch Thành Phố và Ban Hoạch Định Xã Hội;

• Xem xét các giải pháp tài trợ cho những dịch vụ ngoài giờ học (OOSH); và

• tiến hành các chương trình sau giờ học mới và thành lập một nhóm học sinh ở trường mầm non tại Trung Tâm Cộng Đồng Redfern.

3.7 Các Cơ Sở Tiện Ich Cộng Ðồng Thông qua hệ thống các thư viện và cơ sở tiện ích cộng đồng, văn hóa và giải trí, Thành Phố Sydney cung cấp dịch vụ cộng đồng chất lượng cao, mang đến một loạt chương trình giải trí, học tập văn hóa, xã hội cho người cao niên, thanh thiếu niên, trẻ em và các chương trình dịch vụ cộng đồng khác. Hội Đồng Thành Phố hiện đang cung cấp những cơ sở tiện ích sau:

Trung Tâm Giải Trí:

• Juanita Neilsen Leisure Centre, Woolloomooloo

• King George verse Recreation Centre, The Rocks

• Peter Forysth Auditorium, Glebe

Trung Tâm Cộng Ðồng:

• Pyrmont Community Centre

• Redfern Community Centre

• Ultimo Community Centre

• Joseph Sargent Centre, Erskineville

Trung Tâm cho Người Cao Niên:

• Harry Jensen Millers Point Seniors Centre

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 15

Page 18: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

• Mary McDonald Woolloomooloo Seniors Centre

• Harry Burland Darlington Seniors Centre

• Cliff Noble Alexandria Seniors Centre

• Ron Williams Redfern Seniors Centre

• Reg Murphy Seniors Centre, Kings Cross

• St Helen’s Seniors Centre, Glebe

Trung Tâm Văn Hóa/Nghệ Thuật

• Pine Street Creative Art Centre, Chippendale

Cơ Sở Tiện Ích cho Giới Trẻ

• South Sydney Youth Services Building, Waterloo

• PACT Youth Theatre, Erskineville

• Abraham Mott Youth Centre

• Maybanke Youth Centre

Hồ Tắm

• Victoria Park Pool, Broadway

• Andrew ‘Boy’ Charlton Pool, Woolloomooloo

• Cook + Phillip Park, Sydney

• Prince Alfred Park Pool, Surry Hills

Thư Viện

• Customs House Library

• Waterloo Library

• Newtown Library

• Paddington Library

• Surry Hills Library

• Glebe Library

• Ultimo Library

• Kings Cross Library

• Haymarket Library

• Town Hall House Library Link

Ở mức độ cộng đồng những trung tâm này là một phần hợp nhất của hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, được sử dụng để cung cấp các chương trình cộng đồng bao gồm chăm sóc trẻ em sau giờ học, chăm sóc trong dịp nghỉ, chương trình thanh thiếu niên và giáo dục tráng niên. Những trung tâm này có phòng học và tiện nghi cho cộng đồng hoặc cá nhân thuê, bao gồm phòng họp cho các buổi thảo luận nhóm và hội họp, khu vực nướng thịt

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 16

Page 19: Kế Hoạch Xã Hội Kết Nối Mọi Người, · Kế Hoạch Xã Hội 2006 – 2010 đề ra chin lếược hoạch định xã hội hợp nhất đầu tiên cho chính

ngoài trời, các tiện nghi thể thao cho thuê theo mùa. Những trung tâm này cũng cung cấp những dịch vụ cộng đồng quan trọng cho người cao niên bao gồm chăm sóc người cao niên, cung cấp bữa ăn, bữa ăn lưu động, chuyên chở cộng đồng, chữa bệnh chân và tham quan.

Bổ sung vào chương trình thường xuyên của thành phố, những sự kiện cộng đồng đặc biệt cũng được tổ chức bao gồm chương trình sự kiện dành cho tuần Tuổi Trẻ và tuần Người Cao Niên, tuần NAIDOC.

Hội Đồng Thành Phố sẽ tiếp tục tạo ra bầu không khí thân thiện, không mang tính hình thức cho mọi thành viên cộng đồng ở các trung tâm của mình, tiếp tục làm việc với các nhóm cộng đồng, doanh nghiệp và các hội đồng thành phố vùng lân cận để mở rộng phạm vi dịch vụ cho các nhóm cộng đồng khác nhau.

City of Sydney Social Plan 2006-2010: Volume 1 Page 17