hƯỚng dẪn hỌc sinh khỐi 8 tỰ hỌc

14
1 HƯỚNG DN HC SINH KHI 8 THC BÀI 1 TÔI ĐI HỌC TÍNH THNG NHT VCHĐỀ CỦA VĂN BẢN Phần hướng dn - Dưới đây là phiếu hướng dn hc tp. Phiếu gm có 2 ct: mt, hướng dn hc tp và hai là phn ghi bài. - Học sinh đọc kvà thc hin theo yêu cu phn Hướng dn hc tp, sau đó ghi bài vào v. HƯỚNG DN HC TP GHI BÀI TIT 1, 2: TÔI ĐI HỌC Mi khi mùa thu sang, nng vàng như màu những bông cúc vàng tươi, rực r, lòng mỗi chúng ta cũng như nhà văn Thanh Tnh li bi hi nhđến cm giác ngày đầu tiên được đến trường vi cp mi, vmi, bn mi... lần đầu tiên ri bàn tay m... xung quanh có biết bao người xa l... lần đầu tiên được bước vào ngôi trường ln va trang nghiêm va m cúng tình người... Và ri bài học đầu tiên... Cái cảm giác đó thật khó t. I. TÌM HIU CHUNG Em hãy mSGK trang 8, đọc phn chú thích gn cui trang và trli câu hi sau: H: Nêu mt vài nét chính vtác giThanh Tnh và tác phẩm “Tôi đi học”. + Phương thức biu đạt + Thloi + Xut x+ Bcc 1. Tác gi- Thanh Tnh (1911- 1988) sinh ti Huế. - Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. - Bắt đầu sáng tác tnăm 22 tuổi vi phong cách nhnhàng, ngt ngào và sâu lng. 2. Tác phm - Phương thức biểu đạt: Ts- Thloi: truyn ngn - Xut x: trích ttập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941. - Bcc: 3 phn II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Em hãy mSGK trang 5, đọc kĩ văn bản: Bài văn là dòng hồi tưởng ca nhân vt “tôi” vknim ca bui tựu trường đầu tiên qua các thời điểm: 1. Nhân vật “Tôi” Thi gian Không gian Tâm trng

Upload: others

Post on 01-Dec-2021

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

1

HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

BÀI 1

TÔI ĐI HỌC

TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Phần hướng dẫn

- Dưới đây là phiếu hướng dẫn học tập. Phiếu gồm có 2 cột: một, hướng dẫn học tập và hai là

phần ghi bài.

- Học sinh đọc kỹ và thực hiện theo yêu cầu ở phần Hướng dẫn học tập, sau đó ghi bài vào vở.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP GHI BÀI

TIẾT 1, 2: TÔI ĐI HỌC

Mỗi khi mùa thu sang, nắng vàng

như màu những bông cúc vàng tươi, rực

rỡ, lòng mỗi chúng ta cũng như nhà văn

Thanh Tịnh lại bồi hồi nhớ đến cảm giác

ngày đầu tiên được đến trường với cặp

mới, vở mới, bạn mới... lần đầu tiên rời

bàn tay mẹ... xung quanh có biết bao

người xa lạ... lần đầu tiên được bước vào

ngôi trường lớn vừa trang nghiêm vừa ấm

cúng tình người... Và rồi bài học đầu

tiên... Cái cảm giác đó thật khó tả.

I. TÌM HIỂU CHUNG

Em hãy mở SGK trang 8, đọc phần chú

thích ở gần cuối trang và trả lời câu hỏi

sau:

H: Nêu một vài nét chính về tác giả Thanh

Tịnh và tác phẩm “Tôi đi học”.

+ Phương thức biểu đạt

+ Thể loại

+ Xuất xứ

+ Bố cục

1. Tác giả

- Thanh Tịnh (1911- 1988) sinh tại Huế.

- Tên khai sinh là Trần Văn Ninh.

- Bắt đầu sáng tác từ năm 22 tuổi với phong cách

nhẹ nhàng, ngọt ngào và sâu lắng.

2. Tác phẩm

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Thể loại: truyện ngắn

- Xuất xứ: trích từ tập “Quê mẹ”, xuất bản năm

1941.

- Bố cục: 3 phần

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Em hãy mở SGK trang 5, đọc kĩ văn bản:

Bài văn là dòng hồi tưởng của nhân vật

“tôi” về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu

tiên qua các thời điểm:

1. Nhân vật “Tôi”

Thời gian Không gian Tâm trạng

Page 2: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

2

- Trên đường đến trường

- Nhìn thấy ngôi trường và các bạn

- Nghe gọi tên và rời tay mẹ

- Ngồi vào vị trí và đón giờ học đầu tiên

H: Em hãy tìm các chi tiết thể hiện tâm

trạng của nhân vật tôi qua các thời gian và

không gian trên.

H: Nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả

tâm trạng của nhà văn Thanh Tịnh.

H: Em có nhận xét gì về thời gian, không

gian, tâm trạng của nhân vật “tôi”?

- Trên đường

đến trường

- Nhìn thấy

ngôi trường và

các bạn

- Nghe gọi tên

và rời tay mẹ

- Ngồi vào vị

trí và đón giờ

học đầu tiên

-> Tự sự theo

dòng thời

gian.

=> Kí ức tự

nhiên, chân

thành (theo

dòng hồi

tưởng)

- Con đường

làng dài và

hẹp

-Trước cổng

trường

- Dưới mái

hiên lớp học

- Trong lớp

học

-> Miêu tả

tinh tế, từ ngữ

gợi hình gợi

cảm.

=> Cảnh vật

quen thuộc,

gần gũi

- Thấy lạ,

thay đổi lớn

- Ngập

ngừng, lo sợ,

rụt rè, ước ao,

- Chơ vơ, giật

mình, lúng

túng

- Thấy lạ, lạm

nhận, thân

quen

-> Cảm xúc

tự nhiên,

chân thành.

=> Sự ngỡ

ngàng đáng

yêu trong

tâm hồn thơ

dại của “tôi”

H: Những người lớn xuất hiện trong văn

bản này là ai? Họ được miêu tả qua những

chi tiết nào? Qua đó em có nhận xét gì về

tình cảm của những người lớn dành cho

các em trong ngày tựu trường?

H: Nhận xét về vai trò của gia đình, nhà

trường và xã hội đối với thế hệ tương lai.

2. Những người lớn - Mẹ: âu yếm

- Ông đốc: hiền từ, cảm động

- Thầy giáo: cảm động

-> Miêu tả kết hợp biểu cảm

=> Tình thương và trách nhiệm của gia đình và

nhà trường với thế hệ tương lai

=> Môi trường giáo dục ấm áp là nguồn nuôi

dưỡng tâm hồn giúp các em trưởng thành.

III. TỔNG KẾT: GHI NHỚ SGK/9

H: Nhận xét của em về nghệ thuật kể

chuyện.

H: Nhận xét về cảm xúc của nhân vật

“tôi” sau khi học xong văn bản. Từ đó em

rút ra được thông điệp gì?

- Nghệ thuật: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm; so

sánh độc đáo, sinh động; dòng hồi tưởng tự nhiên,

chân thật; lời văn giàu chất thơ.

- Nội dung:

+ Cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong

ngày tựu trường đầu tiên.

+ Kỉ niệm ngày tựu trường đầu tiên thường được

ghi nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con người.

IV. LUYỆN TẬP

Viết một đoạn văn (khoảng một trang tập)

ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản

thân về một ngày tựu trường mà em nhớ

- HS hoàn thành đoạn văn vào tập.

Page 3: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

3

nhất.

- GV gợi ý:

+ Đoạn văn gồm 3 phần: MĐ, TĐ, KĐ

- MĐ: giới thiệu

- TĐ: trình bày ấn tượng, cảm xúc theo

trình tự thời gian

- KĐ: Cảm nghĩ, nhận xét.

TIẾT 3: TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ

CỦA VĂN BẢN

Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là

một trong những yếu tố quan trọng để tạo

thành văn bản cũng góp phần làm cho văn

bản mạch lạc hơn, liên kết chặt chẽ với

nhau hơn.

I. TÌM HIỂU CHUNG

Đọc lại văn bản “Tôi đi học” trong SGK/5

và cho biết:

+ Đối tượng chính được nói tới trong văn

bản là ai?

+ Vấn đề chủ yếu được đề cập tới trong

văn bản là gì?

1. Chủ đề của văn bản

Văn bản “Tôi đi học”

- Đối tượng: nhân vật “Tôi”

- Vấn đề chính: Kỉ niệm trong sáng về buổi tựu

trường đầu tiên

H: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

được thể hiện qua những phương diện nào

và tìm những chi tiết tương ứng?

2. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Nhan đề: “Tôi đi học”

- Từ ngữ: “Tôi”

- Câu:

+ “Hằng năm … tựu trường”.

+ “Tôi quên … quang đãng”.

+ “Hôm nay tôi đi học”.

+ “Hai quyển vở … xuống đất”.

=> Phương diện hình thức

- Tâm trạng: Sự ngỡ ngàng của nhân vật “tôi” trong

buổi tựu trường đầu tiên

+ Trên đường đến trường

+ Trước cổng trường

+ Dưới hiên lớp

+ Trong lớp

=> Phương diện nội dung

HS đọc ghi nhớ SGK/12. II. BÀI HỌC: SGK/12

III. LUYỆN TẬP

HS hoàn thành bài tập sau:

Phân tích tính thống nhất về chủ đề của

đoạn văn mà em đã viết ở trong bài Tôi đi

học.

HS hoàn thành bài tập vào vở.

Page 4: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

4

HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN

BÀI 2:

TRONG LÒNG MẸ

BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

Phần hướng dẫn

- Dưới đây là phiếu hướng dẫn học tập. Phiếu gồm có 2 cột: một, hướng dẫn học tập và

hai là phần ghi bài.

- Học sinh đọc kỹ và thực hiện theo yêu cầu ở phần Hướng dẫn học tập, sau đó ghi

bài vào vở.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP GHI BÀI

TIẾT 4,5: TRONG LÒNG MẸ

Trong cuộc đời mỗi con

người, mỗi kỉ niệm tuổi học

trò thường được lưu giữ bền

lâu trong trí nhớ, đặc biệt là

kỉ niệm buổi đầu tiên:

“Ngày đầu tiên đi học

Mẹ dắt tay đến trường.

Em vừa đi vừa khóc

Mẹ dỗ dành bên em”…

(“Ngày đầu tiên đi học” -

Thơ Viễn Phương)

Truyện ngắn “Tôi đi học”

của Thanh Tịnh đã diễn tả

những kỉ niệm mơn man,

bâng khuâng của một thời thơ

Page 5: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

5

bé ấy.

I. TÌM HIỂU CHUNG:

Em hãy mở SGK trang 18,

19, đọc phần chú thích và trả

lời câu hỏi sau:

H: Nêu một vài nét chính về

tác giả Nguyên Hồng và tác

phẩm “Những ngày thơ ấu”

+ Phương thức biểu đạt

+ Thể loại

+ Xuất xứ

+ Vị trí đoạn trích

+ Bố cục

1. Tác giả:

- Tên Nguyễn Nguyên Hồng (1918- 1982)

- Quê : Nam Định.

- Văn hướng ngòi bút về người cùng khổ.

- Có nhiều sáng tác ở các thể loại thiểu thuyết, kí, thơ.

2. Tác phẩm:

- Phương thức biểu đạt: Tự sự.

- Thể loại: Hồi kí (Tự truyện): Thể văn ghi chép, kể lại

những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả

đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng

kiến.

- Xuất xứ: hồi kí “Những ngày thơ ấu” đăng báo năm

1938, in sách năm 1940.

- Vị trí đoạn trích: Trích chương IV của hồi kí.

- Bố cục: 2 phần

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:

Em hãy mở SGK trang 15,

đọc kĩ văn bản:

H: Giới thiệu hoàn cảnh nhân

vật của chú bé Hồng?

H : Em hãy tìm các chi tiết

thể hiện thái độ, lời nói, cử

chỉ của bà cô trong cuộc đối

thoại với bé Hồng.

H : Nhận xét của em về nghệ

thuật miêu tả nhân vật bà cô ?

1. Hoàn cảnh chú bé Hồng:

- Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu.

- 12 tuổi, cha mất, mẹ cùng túng phải đi tha hương cầu

thực.

- Sống bơ vơ, bị họ hàng ghẻ lạnh.

Cảnh ngộ đáng thương, cô đơn.

2. Cuộc đối thoại giữa người cô và bé Hồng:

Người cô Bé Hồng

- Cười hỏi - Toan trả lời nhưng

nhận ra ý nghĩa cay độc,

Page 6: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

6

H : Qua đó, em thấy nhân vật

bà cô là người như thế nào?

H : Em hãy tìm những chi tiết

thể hiện tình yêu thương

mãnh liệt của chú bé Hồng

đối với mẹ khi nghe những

lời giả dối, thâm độc, xúc

phạm sâu sắc đối với mẹ chú.

Nhận xét về nghệ thuật miêu

tả tâm lí của bé Hồng? Từ đó,

em có nhận xét gì về tâm

trạng của nhân vật bé Hồng.

H. Tìm những chi tiết thể

hiện cảm giác sung sướng của

chú bé Hồng khi gặp lại và

nằm trong lòng người mẹ mà

chú mong chờ mỏi mắt trong

đoạn văn? Nhận xét của em

về lời văn trong đoạn cuối

truyện? Từ đó gợi lên trong

em cảm nhận gì về nhân vật

bé Hồng?

- Hỏi luôn, giọng vẫn

ngọt

- Vỗ vai, cười nói ...

thăm “em bé”

- Vẫn tươi cười kể

chuyện

- Đổi giọng, vỗ vai,

nghiêm nghị, tỏ vẻ ngậm

ngùi.

Miêu tả qua cử chỉ, lời

nói, hành động.

Tâm địa độc ác, lạnh

lùng, giả dối, thâm

hiểm, cay độc Tư

tưởng phong kiến hẹp

hòi.

giả dối của cô, cúi đầu

không đáp, cười đáp lại.

- Im lặng, cúi đầu, lòng

thắt lại, khóe mắt cay

cay.

- Nước mắt ròng ròng,

cười dài trong tiếng khóc

- Cổ nghẹn ứ khóc

không ra tiếng. “Giá

những cổ tục … như hòn

đá hay cục thủy tinh ...

tôi quyết vồ lấy mà cắn,

mà nhai, mà nghiến cho

kì nát vụn mới thôi”.

- (Im lặng)

Tự sự kết hợp biểu

cảm.

Đau đớn, phẫn uất,

thương mẹ, căm tức

những cổ tục phong

kiến.

3. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa bé Hồng với mẹ:

- Thoáng thấy bóng mẹ: Liền đuổi theo gọi bối rối.

- Trèo lên xe, ríu cả chân, òa lên khóc nức nở.

- Thấy những cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt.

- Được nhìn thấy mẹ: Gương mặt mẹ … tươi sáng, đôi

mắt trong và nước da mịn, màu hồng của hai gò má.

Page 7: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

7

- Được ngồi trong lòng mẹ: đùi áp đùi mẹ, đầu ngả

vào cánh tay mẹ, cảm giác ấm áp… mơn man khắp da

thịt…

- Cảm nhận về mẹ: thấy người mẹ có một êm dịu vô

cùng.

Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm.

Cảm nhận bằng nhiều giác quan, bằng khao khát

yêu thương.

Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

III. TỔNG KẾT: GHI NHỚ SGK/21

H: Nhận xét của em về nghệ

thuật kể chuyện.

H: Nêu nội dung chính của

đọan trích.

1. Nghệ thuật:

- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm.

- Mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực.

- Khắc họa nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động,

trạng thái sinh động, chân thật.

2. Nội dung:

Những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu mẹ cháy bỏng

và niềm hạnh phúc vô bờ khi ở trong lòng mẹ.

IV. LUYỆN TẬP:

Viết một đoạn văn ngắn

(khoảng một trang tập) nêu

cảm nghĩ của em về tình yêu

thương mẹ của chú bé Hồng.

(gợi ý: dựa vào những sự việc

nào mà em biết bé Hồng yêu

thương mẹ? Qua đó, em có

nhận xét gì về tình cảm của

bé Hồng dành cho mẹ?)

- HS hoàn thành đoạn văn vào tập.

TIẾT 6: BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

Các em đã học bố cục và

mạch lạc trong văn bản. Bài

học này nhằm ôn lại kiến

thức đã học và tìm hiểu kĩ

hơn cách sắp xếp tổ chức nội

Page 8: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

8

dung phần thân bài.

I. TÌM HIỂU CHUNG:

Em hãy mở sách trang 24,

đọc văn bản “Người thầy đạo

cao đức trọng”.

H: Văn bản trên gồm có mấy

phần? Chỉ ra các phần đó?

Hãy cho biết nhiệm vụ từng

phần trong văn bản?

H: Từ việc phân tích trên,

hãy cho biết bố cục của văn

bản là gì? Bố cục văn bản

gồm có mấy phần? Nhiệm vụ

của từng phần là gì?

H: Cho biết cách bố trí, sắp

xếp nội dung phần thân bài

của các văn bản “Tôi đi học”,

“Trong lòng mẹ”, “Người

thầy đạo cao đức trọng”.

H: Khi tả người, vật, con vật,

phong cảnh, ... em sẽ lần lượt

miêu tả theo trình tự nào?

Hãy kể một số trình tự mà em

biết?

1. Bố cục của văn bản:

Xét văn bản SGK/24: “ Người thầy đạo cao đức trọng”

- MB: Giới thiệu người thầy tài đức là ông Chu Văn

An.

- TB: Triển khai nội dung: tài, đức của thầy.

- KB: Khẳng định tài đức của thầy và tình cảm yêu

thương kính trọng của mọi người đối với thầy.

Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để

thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần:

Mở bài, Thân bài, Kết bài.

Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn

bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình

bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tổng kết

chủ đề của văn bản.

2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài:

- Phần Thân bài văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh:

trình tự thời gian, trình tự tâm lí.

- Đoạn trích “Trong lòng mẹ”: trình tự tâm lí

- Phần thân bài của văn bản “Ngừơi thầy đạo cao đức

trọng”: trình tự khía cạnh vấn đề.

- Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh, ... : trình tự

không gian.

HS đọc ghi nhớ SGK/25. II. BÀI HỌC: GHI NHỚ SGK/25

II – LUYỆN TẬP:

- Em làm các bài tập 1,2,3

phần Luyện tập SGK/26.

HS hoàn thành bài tập vào vở.

Page 9: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

9

HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

Tuần 2:

Tiết 3:

TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

Phần hướng dẫn

- Dưới đây là phiếu hướng dẫn học tập. Phiếu gồm có 2 cột: một, hướng dẫn học tập và hai là

phần ghi bài.

- Học sinh đọc kỹ và thực hiện theo yêu cầu ở phần Hướng dẫn học tập, sau đó ghi bài vào

vở.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP GHI BÀI

TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

I. TÌM HIỂU CHUNG:

*Tìm hiểu thế nào là tóm tắt

văn bản

GV: Các em đã được học rất

nhiều văn bản tự sự. Muốn

nắm nội dung chính các em

phải tóm tắt. Vậy tóm tắt văn

bản tự sự là gì?

Gv treo bảng phụ ghi câu hỏi

trắc nghiệm sgk/60

Hs: Chọn đáp án b

*Tìm hiểu cách tóm tắt văn

bản tự sự

HS: đọc thầm đoạn văn tóm

tắt mục II. 1

H:Văn bản tóm tắt trên có nêu

được nội dung chính của văn

bản ấy không ?Từ việc tìm

hiểu trên, hãy cho biết các yêu

1. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự:

Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày

ngắn gọn, trung thành với nội dung chính của tác phẩm đó.

2. Cách tóm tắt văn bản tự sự

a.Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

* Vd sgk/60: Văn bản tóm tắt “Sơn Tinh Thủy Tinh”đã nêu

được nội dung chính của văn bản

* Yêu cầu: Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành nội

dung văn bản được tóm tắt.

b.Các bước tóm tắt văn bản

- Đọc và hiểu đúng chủ đề văn bản

- Xác định nội dung chính cần tóm tắt

- Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí

- Viết văn bản tóm tắt

II Ghi nhớ :

Page 10: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

10

cầu đối với một vb tóm tắt ?

HS: Đáp ứng đúng mục đích,

yêu cầu tóm tắt

Bảo đảm tính khách quan:

trung thành với vb được tóm

tắt, không thêm bớt các chi

tiết, sự việc không có trong tác

phẩm, không chen

vào bản tóm tắt các ý kiến

bình luận, khen chê của cá

nhân người tóm tắt

- Đảm bảo tính hoàn chỉnh: dù

ở mức độ khác nhau, nhưng

bản tóm tắt phải giúp người

đọc hình dung được toàn bộ

câu chuyện ( mở đầu, phát

triển, kết thúc)

-Bảo đảm tính cân đối: số

dòng tóm tắt dành cho các sự

việc chính, nhân vật chính, chi

tiết tiêu biểu và các chương,

mục, phần … một cách phù

hợp

H: Muốn viết được một văn

bản tóm tắt, theo em phải làm

những việc gì? Những việc ấy

phải thực hiện theo những

trình tự nào?

- Hs: thảo luận nhóm.

Gọi hs đọc ghi nhớ sgk

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

- Cô sẽ cho các em mượn từ

điển văn học để tham khảo

cách tóm văn bản “ Trong lòng

(sgk / 61)

III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

* Bài cũ: Tìm đọc phần tóm tắt văn bản tự sự đã học trong từ

điển văn học.

* Bài mới: Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Page 11: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

11

mẹ, Lão Hạc.”

- Soạn bài Luyện tập tóm tắt

văn bản tự sự. Đọc lại truyện

Lão Hạc, viết bài tóm tắt để

hôm sau tóm tắt bằng lời trước

lớp.

Page 12: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

12

Tiết 4: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

Văn bản tự sự là kiểu văn bản thông dụng

và thường gặp trong thự tế cuộc sống.Một

va8b bản tự sự nào cũng thường có cốt

truyện, sự kiện, nhận vật, thời gian, không

gian xảy ra sự việc. Vì vậy, nhất thiết khi

tìm hiểu cốt lõi nội dung văn bản dù ngắn

hay dài, khi ấy rất cần tóm tắt ngắn gọn

nội dung chính của văn bản đó bao gồm

sự việc tiêu biểu nhân vật quan trọng.

I. Tìm hiểu chung

Đọc lại văn bản “Lão Hạc” trong SGK/55

và cho biết:

+ Đối tượng chính được nói tới trong văn

bản là ai?

+ Vấn đề chủ yếu được đề cập tới trong

văn bản là gì?

1. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

Là dùng lời văn của mình trình bày một cách

ngắn gọn nội dung chính bao gộm sự việc tiêu

biểu và nhân vật quan trọng của văn bản đó.

H: Các sự việc được liệt kê trong SGK

đầy đủ và hợp lí chưa?

H: Từ đó, em rút ra được gì về yêu cầu khi

tóm tắt 1 văn bản tự sự?

2. Những yêu cầu và các bước tóm tắt 1văn

bản tự sự.

-Cần phản ánh trung thực nội dung chính của văn

bản được tóm tắt.

-Phải ngắn gọn, dễ nhớ và phù hợp với mục đích

sử dụng.

-Muốn tóm tắt được phải đọc kĩ, đọc đúng chủ đề

văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt

theo 1 trình tự nhất định.

- Dùng lời văn của mình viết thành văn bản tóm

tắt.

II. THỰC HÀNH TẬP LÀM VĂN.

HS hoàn thành bài tập sau:

BT1: Sắp xếp lại các tình tiết chính trong

HS hoàn thành bài tập vào vở.

Page 13: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

13

văn bản “ Lão Hạc” theo một trình tự hợp

lí và viết thành 1 văn bản tóm tắt ngắn.

H:Tìm sự việc chính và sắp xếp theo 1

trình tự hợp của văn bản “ Tức nước vỡ

bờ” của Ngô Tất Tố.

BT3:” Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ “ là

2 tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ,

BT1:b-a-d-c-g-e-i-h-k.

“ Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô

độc, chỉ có một con chó mà lão gọi là cậu vàng

để bầu bạn. Con trai lão do không có tiền cưới vợ

nên phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão phải

đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Sau 1 trận

ốm dai dẳng , lão không còn đủ sức để làm thuê.

Cùng đường lão đành bán đi con chó mà lão rất

mực yêu thương. Rồi lão mang tất cả số tiền mà

lão dành dụm được cùng mảnh vườn samh gửi

ông giáo. Sau đó mấy hôm liền lão chỉ ăn khoai,

sung luộc, rau má...Một hôm lão sang nhà Binh

Tư xin ít bả chó nói là để đánh bẩy con chó nhà

nào đó để giết thit, nhưng thực ra lão dùng bả

chó để kết liễu đời mình. Cái chết của lão rất dữ

dội, chẳng ai hiểu vì sao lão chết trừ ông giáo và

Binh Tư.

BT2:

-Chị Dậu chăm sóc chồng ốm nặng.

-Cai lệ và người nhà lí trưởng vào quát nạt đòi

nộp tiền sưu.

- Chị Dâu van lại thiết tha xin khất.

- Cai lệ khăng khăng đòi bắt anh Dậu.

- Bị dồn vào bước đường cùng, chị Dậu đã vùng

lên chống trả.

-Cai lệ và người nhà lí trưởng bị đánh ngã nhào

bởi người đàn bà lực điền ấy.

*HS tự tóm tắt thành văn bản ngắn dựa vào các

sự việc trên.

BT3: Đúng như vậy.

- “Tôi đi học”: Câu chuyện là dòng hồi tưởng của

nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu

trường đầu tiên. Cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ

ngàng với con đường, cảnh vật, trường học , bạn

bè, thày giáo…

Page 14: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC

14

ít sự việc. Các tác giả tập trung miêu tả

cảm giác và nội tâm nhân vật nên rấ khó

tóm tắt. Ý kiến em thế nào ?

- “Trong lòng mẹ”: Bố chết, mẹ đi tha hương cầu

thực. Bé Hồng phải sống trong cảnh thiếu thốn

tình cảm. Người cô luôn xoáy vào cậu những câu

nói cay độc chia cắt mẹ con.Nhưng lòng câu

chưa bao giờ nguôi thương nhớ mẹ. Rồi mẹ cậu

về đúng ngày giỗ bố. Cậu nghẹn ngào , hạnh

phúc trong vòng tay mẹ.