ephata 631

30
E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com QUÀ TẶNG TIN MỪNG Mấy hôm nay chúng tôi đã nhìn thấy, đã được nâng niu trân trọng trên tay cuốn “Phúc Âm Bỏ Túi” ( PABT ) như cách gọi của những người thực hiện công việc này ( www.conggiaovietnam.net ). Cách đây không lâu, Đức Thánh Cha Phanxicô có sáng kiến biếu tặng cuốn Phúc Âm dành cho mọi người, với khổ nhỏ nên dễ dàng mang theo bên mình để đọc và suy gẫm ( ảnh kèm theo, sách PABT "Vangelo", bản tiếng Ý, được Đức Thánh Cha trao tặng vào Chúa Nhật 6.4.2014 sau Kinh Truyền Tin ở quảng trường Thánh Phêrô ). Ở Việt Nam, một số anh chị em tốt lành muốn bước theo Đức Thanh Cha nên cố gắng thực hiện công việc cho ra đời cuốn PABT bằng tiếng Việt, và cũng dành để trao tặng mọi người, đặc biệt những anh chị em vùng sâu vùng xa và có hoàn cảnh khó khăn. Công việc này làm chúng tôi nhớ đến một công việc khác trong quá khứ. Giữa những năm chiến tranh ác liệt trên quê hương đất nước, các vị có trách nhiệm trong Hội Thánh Việt Nam lúc bấy giờ có sáng kiến “Mỗi quân nhân một Tân Ước”. Những bản Tân Ước đầu tiên được in ấn ở Hồng Kông ( Ảnh sách Tân Ước cho quân nhân năm 1970, chụp chung với bản PABT năm 2014 ) đã theo chân người lính đi khắp mọi nơi, hẳn không thể kể ra hết được những hiệu quả tích cực trong đời sống thiêng liêng do việc đọc Lời Chúa mang lại. Những vị thực hiện chương trình này hiện nay đã lần lượt theo nhau về Quê Trời ( Cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn, cha Giuse Trần Hữu Thanh, cha GB. Nguyễn Văn Vàng, cha Roco Nguyễn Tự Do… ). Hội Thánh nói chung, cách riêng Hội Thánh Việt Nam luôn nhắc nhở con cái mình đọc, suy gẫm và học hỏi Lời Chúa. Có rất nhiều nỗ lực giúp mọi người tiếp cận với Lời Chúa. Sự phát triển các kênh truyền thông làm tăng thêm những hoạt động đầy cố gắng và đáng khích lệ này. Dù vậy, giữa bao nhiêu những bề bộn công việc, một lượng thông tin khổng lồ dày đặc trên các mạng truyền thông, Lời Chúa xem ra vẫn lẻ loi và tầng suất hiện diện việc còn hết sức khiêm tốn. Trong một lần đi công việc ở một miền quê nọ, mô hình sống đạo cũng tương tự như mọi miền quê trên đất nước chúng ta, về tối nghe rân ran những lời kinh ê a ở các khu xóm, Giáo Phận đã dọn ra một số lời kinh có tính cách Giáo Lý, những “giáo trình” này được truyền về đến tận các khu xóm để mọi người học hỏi. Thật là một nỗ lực cụ thể và thích ứng với một xã hội nhỏ không còn thanh niên bao nhiêu, vì phần đông đã kéo nhau ra thành thị để mưu sinh, thích ứng với một xã hội vùng miền chỉ còn những ông bà già và con trẻ. Tuy nhiên, khi cố gắng tìm hiểu thêm thì thấy không mấy nhà có cuốn Kinh Thánh, mà nếu có, rất tiếc là người ta lại chỉ để cuốn Kinh Thánh trên bàn thờ với một lớp bụi đóng trên bìa sách chứng tỏ lâu ngày chưa cầm đến. Chắc chắn các em nhỏ và các bạn thiếu niên sẽ không “đủ no” khi chỉ được cung cấp loại “thực phẩm” như “giáo trình” kể trên, những bạn thanh niên Công 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 630 – CHÚA NHẬT.2014

Upload: vu-mai-jmv

Post on 19-Jul-2015

77 views

Category:

Spiritual


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ephata 631

E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com

QUÀ TẶNG TIN MỪNGMấy hôm nay chúng tôi đã nhìn thấy, đã được nâng niu trân

trọng trên tay cuốn “Phúc Âm Bỏ Túi” ( PABT ) như cách gọi của những người thực hiện công việc này ( www.conggiaovietnam.net ). Cách đây không lâu, Đức Thánh Cha Phanxicô có sáng kiến biếu tặng cuốn Phúc Âm dành cho mọi người, với khổ nhỏ nên dễ dàng mang theo bên mình để đọc và suy gẫm ( ảnh kèm theo, sách PABT "Vangelo", bản tiếng Ý, được Đức Thánh Cha trao tặng vào Chúa Nhật 6.4.2014 sau Kinh Truyền Tin ở quảng trường Thánh Phêrô ). Ở Việt Nam, một số anh chị em tốt lành muốn bước theo Đức Thanh Cha nên cố gắng thực hiện công việc cho ra đời cuốn PABT bằng tiếng Việt, và cũng dành để trao tặng mọi người, đặc biệt những anh chị em vùng sâu vùng xa và có hoàn cảnh khó khăn.

Công việc này làm chúng tôi nhớ đến một công việc khác trong quá khứ. Giữa những năm chiến tranh ác liệt trên quê hương đất nước, các vị có trách nhiệm trong Hội Thánh Việt Nam lúc bấy giờ có sáng kiến “Mỗi quân nhân một Tân Ước”. Những bản Tân Ước đầu tiên được in ấn ở Hồng Kông ( Ảnh sách Tân Ước cho quân nhân năm 1970, chụp

chung với bản PABT năm 2014 ) đã theo chân người lính đi khắp mọi nơi, hẳn không thể kể ra hết được những hiệu quả tích cực trong đời sống thiêng liêng do việc đọc Lời Chúa mang lại. Những vị thực hiện chương trình này hiện nay đã lần lượt theo nhau về Quê Trời ( Cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn, cha Giuse Trần Hữu Thanh, cha GB. Nguyễn Văn Vàng, cha Roco Nguyễn Tự Do… ).

Hội Thánh nói chung, cách riêng Hội Thánh Việt Nam luôn nhắc nhở con cái mình đọc, suy gẫm và học hỏi Lời Chúa. Có rất nhiều nỗ lực giúp mọi người tiếp cận với Lời Chúa. Sự phát triển các kênh truyền thông làm tăng thêm những hoạt động đầy cố gắng và đáng khích lệ này. Dù vậy, giữa bao nhiêu những bề bộn công việc, một lượng thông tin khổng lồ dày đặc trên các mạng truyền thông, Lời Chúa xem ra vẫn lẻ loi và tầng suất hiện diện việc còn hết sức khiêm tốn.

Trong một lần đi công việc ở một miền quê nọ, mô hình sống đạo cũng tương tự như mọi miền quê trên đất nước chúng ta, về tối nghe rân ran những lời kinh ê a ở các khu xóm, Giáo Phận đã dọn ra một số lời kinh có tính cách Giáo Lý, những “giáo trình” này được truyền về đến tận các khu xóm để mọi người học hỏi. Thật là một nỗ lực cụ thể và thích ứng với một xã hội nhỏ không còn thanh niên bao nhiêu, vì phần đông đã kéo nhau ra thành thị để mưu sinh, thích ứng với một xã hội vùng miền chỉ còn những ông bà già và con trẻ. Tuy nhiên, khi cố gắng tìm hiểu thêm thì thấy không mấy nhà có cuốn Kinh Thánh, mà nếu có, rất tiếc là người ta lại chỉ để cuốn Kinh Thánh trên bàn thờ với một lớp bụi đóng trên bìa sách chứng tỏ lâu ngày chưa cầm đến.

Chắc chắn các em nhỏ và các bạn thiếu niên sẽ không “đủ no” khi chỉ được cung cấp loại “thực phẩm” như “giáo trình” kể trên, những bạn thanh niên Công

1

NĂM THỨ 15 – SỐ 630 – CHÚA NHẬT.2014

Page 2: Ephata 631

Giáo trôi dạt trên các phố thị đông người đầy cạm bẫy sẽ sử dụng loại lương thực nào để nuôi sống đời sống thiêng liêng của mình ? Nếu những bản văn Phúc Âm được chuyển đến những vùng quê như vậy, nếu trong túi các bạn thanh niên có bản Kinh Thánh nhỏ bé vừa vặn với cuộc sống lao động của anh em thì thật hay biết bao ! Sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô đã là một khởi hứng tuyệt vời ít là trong môi trường Giáo Hội Việt Nam hôm nay.

Nỗi trăn trở của những người thực hiện là làm sao những cuốn “Phúc Âm Bỏ Túi” này đến được từng gia đình, từng tay các bạn trẻ lao động ? Nói chung đến với mọi tầng lớp dân chúng ? Làm sao đế những cuốn PABT này không quanh quẩn trong những gia đình giàu có, lẫn lộn trong những mớ sách hỗn độn, trở thành những món quà biếu cho vừa lòng, cho thỏa mãn lòng kiêu hãnh ? PABT phải đến được với mọi người, nhưng những người nghèo, những vùng sâu vùng xa cần hơn nhiều lắm.

Và cuối cùng nỗi trăn trở của những người thực hiện là làm sao có nhiều PABT để chia sẻ đến tất cả những ai thật sự cần thiết. Cầu chúc cho việc làm quý hóa vô vị lợi này được phúc lành của Thiên Chúa.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 6.11.2014

MỤC LỤC TÌM BÀI:QUÀ TẶNG TIN MỪNG ( Lm. Vĩnh Sang ) ............................................................................................ 01ĐỀN THỜ TÂM HỒN ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ............................................................................. 02ĐỀN THỜ SỐNG ĐỘNG ( AM. Trần Bình An ) ..................................................................................... 05PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 25: Bong bóng xà phòng ( Nguyễn Trung ) ..................................... 06HÔN NHÂN CÔNG GIÁO DƯỚI CÁI NHÌN TÂM LINH ( Phùng Văn Hóa ) ........................................... 12LM. RÔCÔ NGUYỄN VĂN TỰ DO, MỘT CHIẾN SĨ TIN MỪNG… ( Khải Triều Nguyễn An Tôn ) ........ 15PARAGUAY – ÔN CỐ TRI TÂN ( Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD ) .................................................. 1710 LÝ DO TÔI LÀ MỤC SƯ ( John MacArthur, bản dịch Huỳnh Thiên Nga ) ........................................ 21CHIẾN DỊCH LÀM GIẢM TỶ LỆ TỬ VONG CỦA CÁC BÀ MẸ ( Thế Giới nhìn từ Vatican ) ................. 22MỘT CÁI NHÌN VỀ NGƯỜI CUBA – DÂN CUBA ĐÓI CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM ( Misha Đoàn ) ..... 23BÁC SĨ CHẨN ĐOÁN KHÔNG RA BỆNH… ( Đào Sơn, báo Đời Sống và Pháp Luật ) ......................... 27NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 28

ĐỀN THỜ TÂM HỒNKỷ niệm ngày cung hiến Vương Cung Thánh

Đường Latêranô là dịp suy nghĩ về Đền Thờ đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô ( Ga 2, 21 ). Chính nơi Đền Thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi Đền Thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa.

1. Giới thiệu Đền Thờ Latêranô Vương cung Thánh Đường Thánh Gioan

Latêranô là một trong những Thánh Đường đầu tiên được xây cất sau những cuộc bách đạo ban đầu. Thánh đường được Hoàng Đế Constantinô xây và được Đức Thánh Cha Sylvestro thánh hiến năm 324. Thánh Đường này tiếp tục là Nhà Thờ Chánh Tòa của Giám Mục Rôma, Đức Thánh Cha. Thánh Đường này được gọi là ‘Mater Ecclesiae Romae Urbis et Orbis’, Mẹ của tất cả các Thánh Đường ở Rôma và trên thế giới.

Năm 313, sau khi ra chiếu chỉ ở Milano cho Giáo hội được tự do hành đạo, Hoàng Đế Constantine cho xây Đền Thờ ở Laterano trong thời gian 313-318 để dâng kính Chúa Cứu Thế. Thời Đức Giáo Hoàng Gregorio I ( 590-604 ) Đền Thờ được dâng kính cả Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Gioan Tông Đồ. Đức Giáo Hoàng Lucio II đã ấn định tên Đền Thờ như hiện nay, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano, năm 1144.Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14, Đền Thờ này là trung tâm của Giáo Hội Roma, trụ sở và biểu tượng của Đức Giáo Hoàng.

Như các Đền Thờ khác, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano nhiều lần bị tàn phá, hỏa hoạn, hoang tàn sau hơn 73 năm vắng chủ khi giáo triều dời về Avignon, Pháp, đươc xây lại như ngày nay thời Đức Giáo Hoàng Sisto V ( 1585-1590 ).

2

CÙNG SUY NIỆM

Page 3: Ephata 631

Thánh đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông Đồ bằng đá cẩm thạch trắng. Bước vào Đền Thờ, bên phải có đàn phong cầm vĩ đại với hai ngàn ống. Sau tòa giám quản có Giếng Rửa Tội ( theo truyền thuyết, chính Hoàng Đế Constantine được Đức Giáo Hoàng Silvestro rửa tội nơi đây ). Ngoài Nhà Thờ, bên hông trái, có tháp bút cao nhất ( 47m ) và cổ kính nhất ở Roma bằng đá hoa cương đỏ của Ai Cập có từ thế kỷ 14 trước Chúa Kitô. Là Mẹ của các Nhà Thờ và là Nhà Thờ Chánh Tòa của Giáo Phận Rôma, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano nhắc nhở các tín hữu “hồng ân rửa tội” với tất cả ý nghĩa của ơn này và mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa bằng chính cuộc sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. ( x. BGCN 2008 ).

2. Chúa Giêsu thánh tẩy Đền Thờ Đối với Do Thái Giáo, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng

niệm cuộc vượt qua Biển Đỏ tiến về Đất Hứa. Lễ Vượt qua được tổ chức vào ngày 15 tháng Nissan, tức là tháng 4 dương lịch. Mọi người trong đất nước Palestin đều về Giêrusalem dự lễ. Cả những người tản mác khắp thế giới không bao giờ quên tôn giáo, tổ tiên cũng về dự đại lễ quan trọng nhất này. Dầu sống ở xứ nào, người Do Thái vẫn ước mơ và hy vọng được dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem ít nhất là một lần trong đời.

Trong dịp này, Chúa Giêsu cùng đi lên Giêrusalem dự lễ Vượt Qua với các môn đệ.

Thuế Đền Thờ là một sắc thuế mà mỗi người Do Thái từ 9 tuổi trở lên đều phải đóng. Tiền thuế là ½ siếc-lơ, tương đương với 2 công nhật. Trong việc giao dịch thương mại, mọi loại tiền đều có giá trị tại Palestin. Nhưng tiền thuế Đền Thờ phải nộp bằng đồng siếc-lơ Galilê hoặc siếc-lơ của Đền Thờ.

Khách hành hương đến Đền Thờ phải đổi tiền siếc-lơ. Vì vậy trong sân Đền Thờ có nhiều người làm nghề đổi tiền.Tiền huê hồng khi đổi là một phần tư ngày công cho 1đồng. 4 đồng siếc-lơ thì người đổi được lợi một ngày công. Do đó số tiền thuế Đền Thờ và lợi tức đổi tiền thật là lớn.

Điều khiến Chúa Giêsu nổi giận là khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền bóc lột với giá cắt cổ. Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh tôn giáo để trục lợi.

Bên cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền Thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua trong Đền Thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo.

Trong Phúc Âm hiếm khi ta thấy Chúa Giêsu nổi giận. Ngài bình thản đón lấy nụ hôn phản bội của Giuđa; lặng lẽ trước những lời cáo gian buộc tội; xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đóng đinh mình vì họ không biết việc họ làm. Chính Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta học lấy nơi Ngài bài học hiền lành và khiêm nhường. Vậy mà ở đây, Chúa đã nổi giận đùng đùng, lật tung bàn ghế, lấy dây thừng làm roi xua đuổi tất cả.

Khung cảnh Đền Thờ phải là nơi yên tĩnh, thánh thiêng. Thế mà nay lại ồn ào huyên náo, mua bán đổi chác, tranh giành, cãi cọ, đôi co như là một cái chợ buôn bán sầm uất. "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" ( Ga 2, 16 ). "Nhà của Ta là Nhà Cầu Nguyện, còn các ngươi làm thành hang trộm cướp" ( Mt 21, 12-13 ). Chúa Giêsu thất vọng biết bao trong tiếng than thở ấy. "Nơi buôn bán", "Hang trộm cướp", Đền Thờ nơi tôn nghiêm thờ phượng Đức Chúa, nay lại quá bất kính, quá bát nháo khiến Chúa Giêsu phải đau lòng. Lời Ngôn Sứ Giêrêmia quở trách dân Do Thái xưa đã nên ứng nghiệm ( x. Gr 7, 11 ).

Thế là Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền Thờ vì Ngài yêu mến Đền Thờ. "Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" ( Tv 69, 10 ). Lòng nhiệt thành với Đền Thờ sẽ dẫn Đức Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại ( x. Ga 15, 5 ).

3. Tại sao Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ ?

Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ vì Nhà Thiên Chúa đã bị xúc phạm

Trong sân Đền Thờ có thờ phượng mà không có lòng tôn kính. Thờ phượng mà không có lòng tôn kính là việc bất xứng.Đó là việc thờ phượng hình thức chiếu lệ. Trong sân Đền Thờ người ta cãi vã về giá cả, tiếng ồn ào huyên náo tạo thành một cái chợ chứ không phải là Đền Thờ.

3

Page 4: Ephata 631

Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ để chứng minh rằng việc dâng thú vật làm lễ tế không còn thích đáng nữa.

Các Ngôn Sứ đã loan báo: “Đức Chúa phán, ngần ấy hy lễ của các ngươi đối với Ta nào có nghĩa lý gì ? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta chán ngấy. Máu chiên dê Ta chẳng thèm.” ( Is 1, 11 ). "Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận" ( Tv 50, 16 ).

Thái độ thanh tẩy Đền Thờ của Chúa Giêsu chứng tỏ Chúa đòi hỏi lòng thành kính. Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa là tấm lòng chân thành.

Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ vì "Nhà Cha Ta là Nhà Cầu Nguyện"

Đền Thờ là nơi Thánh, là chốn Thiên Chúa hiện diện tiếp nhận phụng tự của người dâng lễ và thông ban cho họ sự sống và các ân huệ của Người.

Các chức sắc Đền Thờ, các con buôn người Do Thái đã biến Đền Thờ thành nơi huyên náo, nổi loạn. Tiếng bò rống, tiếng chiên kêu, tiếng rao hàng, lời qua tiếng lại mặc cả, cãi cọ mua bán làm cho khách hành hương không thể cầu nguyện được.

4. Xây dựng Đền Thờ tâm hồn

Chúa Giêsu đã thanh tẩy Đền Thờ Giêrusalem. Chúa muốn chúng ta thanh tẩy Đền Thờ tâm hồn mình. Đền Thờ tâm hồn không xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các thứ kim loại, bằng những loại gỗ quý giá. Đền Thờ tâm hồn được xây bằng các Bí Tích, các việc lành thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa.

Trong Đức Kitô, chúng ta đã trở nên Đền Thờ sống động và đã được cung hiến ngày lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô minh định: “Anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong Đền Thờ ấy”.

Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi tín hữu qua Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích ngự nơi Đền Thờ tâm hồn chúng ta hơn là Đền Thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ Đền Thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như Đền Thờ Latêranô đi

chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan.

Không có Đền Thờ nào đẹp bằng Đền Thờ Giêrusalem, một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền Thờ, nhưng Người lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người Do Thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: "Cứ phá Đền Thờ này đi, trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người". Đền Thờ ở đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên Đền Thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa là Đền Thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh thần và trong chân lý. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là Đền Thờ vững bền.

Kỷ niệm ngày cung hiến Vương Cung Thánh Đường Latêranô là dịp suy nghĩ về Đền Thờ đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô ( Ga 2, 21 ). Chính nơi Đền Thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi Đền Thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại ( x. 2Tm 2, 5; Dt 9, 15; 12, 24 ).

Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của Vương Cung Thánh Đường Latêranô cũng như mọi Thánh Đường Khác đều phải bắt nguồn từ Đền Thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.” ( 1Cr 3, 11 ). Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.” ( Ed 47, 9 ).

Người được phúc đón nhận sự sống đó là Kitô hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô.” ( 2Cr 12, 27 ). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa.” ( 1Cr 3, 16 ).

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ vì họ đã đem Đền Thờ biến thành nơi buôn bán, đổi chác. Xin Chúa xua đuổi nhưng thói hư tật xấu ra khỏi tâm hồn chúng con, để tâm hồn chúng con xứng đáng là Đền Thờ sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Amen.

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN

4

Page 5: Ephata 631

ĐỀN THỜ SỐNG ĐỘNGVào năm 1866, cha Trần Lục thừa

lệnh Đức Cha Chiêu ( Mgr. Theurel ) đến kinh đố Huế, triều yết Vua Tự Đức, để xin trả lại làng Vĩnh Trị cho người Công Giáo, ngài có dịp quan sát các đền đài, lăng tẩm thật lộng lẫy. Cha Trần Lục tự hỏi: “Tại sao một vì Vua trần thế thì ở trong một ngôi đền lộng lẫy như thế, mà Vua Trên Trời lại không ở một ngôi đền như vậy ?” Từ cuộc thăm viếng này, ngài nảy ra ý định xây một ngôi đền theo kiến trúc dân tộc Việt Nam, như các đền đài ở Huế, để dâng kính Thiên Chúa, dâng kính Mẹ Maria và các Thánh…

Năm 1891, Cha Trần Lục khởi xây Nhà Thờ kính Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi, cũng gọi là Nhà Thờ Lớn, bây giờ là Nhà Thờ Chính Tòa Phát Diệm, sau này thánh hiến ngày 7.10.1991. Nhà Thờ 4 mái ngói, xây theo phong cách Á Đông, pha chút Gôtích. Cả kiến trúc gồm có 9 vì kèo với 9 giai thợ khác nhau, do vậy mỗi vỉ kèo mang một nét văn hoá riêng biệt, thể hiện khiếu thẩm mỹ phong phú của những người thợ thủ công lành nghề.

Nhà Thờ dài 74m, cao 16m, rộng 21m. Có 48 cột lim lớn, trong đó 16 cột ở giữa, chu vi mỗi cột 2,35m, cao 11m và nặng 7 tấn. Trên mỗi cột khắc tên Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse. Nhà Thờ gồm 9 gian: gian cung thánh, gian kiệu và 7 gian Giáo Dân. Gian cung thánh đặt một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối, dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa, làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Chiêm ngưỡng, Bà Yvonne Schultz xúc động: “Các ngài hãy ngắm cả cái bàn thờ chính đục nổi, chạm bóng mà sơn son thiếp vàng chói lọi… Có lẽ khắp hoàn cầu không có những Nhà Thờ nào rực rỡ như trong Nhà Thờ ở Phát Diệm, trùng trùng điệp điệp những bức phù điêu, càng vào trong, càng lộng lẫy” ( Illustration, 9.11.1929 ).

Gian cung thánh hoàn toàn chạm trổ, sơn son thiếp vàng lộng lẫy trên gỗ theo kiểu Á Đông, với mây, tre trúc và các hoa văn dân tộc, mà đường nét, màu sắc vẫn còn rực rỡ sau hơn 100 năm. Ngoài ảnh Đức Mẹ Mân Côi, Thánh Đa Minh và Thánh nữ Catarina, củng như các Thiên Thần, Cha Sáu còn khắc họa đậm nét Giáo Hội tại Việt Nam qua chân dung 6 vị Tử Đạo: Thánh Anê Đê Lê Thị Thành, Thánh Micae Hồ Đình Hy, Thánh Phêrô Cao, Thánh Phaolô Phan Khắc Khoan, Thánh Nicôla Bùi Đức Thể, Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ. Trên tường hai bên, 14 bức phù điêu Đàng Thánh Giá chạm nổi trên gỗ khá tinh vi nghệ thuật. ( Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, Nhà Thờ Chính Tòa Phát Diệm, Trần Lục ).

Hành hương Nhà Thờ Chánh Tòa Phát Diệm phong phú bản sắc kiến trúc, để cùng nhau hướng tâm hồn mừng lễ cung hiến Đền Thờ Latêranô, cũng được gọi là “Mẹ và là đầu của mọi Nhà Thờ trên thế giới.” Tin Mừng theo Thánh Gioan tường thuật Đức Giêsu tẩy uế Đền Thờ Giêrusalem, để mời gọi Kitô hữu thanh luyện tâm hồn mình, xứng đáng trở nên Đền Thờ sống động, như chính Người đã thực thi gương mẫu.

Đền Thờ khiêm nhu

Vào Đền Thờ, nổi giận, Đức Giêsu lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả chiên cũng như bò, ra khỏi đền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến Nhà Cha tôi thành nơi buôn bán.” ( Ga 2, 15-16 ).

Trong khi đó, Tin Mừng Nhất Lãm đều ghi Lời Chúa còn xung thiên nộ khí, dữ dội, đau đớn, nhức nhối, phẫn uất và xót xa hơn thế nữa: “Nhà Ta sẽ được gọi là Nhà Cầu Nguyện, thế mà các ngươi lại biến thành sào huyệt của bọn cướp !” ( Mt 21, 13; Mc 11, 17; Lc 19, 46 ).

Đức Giêsu luôn mong đợi tín hữu khiêm tốn, ý thức thân phận tội lỗi, phản bội, đến Đền Thờ cầu xin ăn năn, sám hối, như người thu thuế thành tâm đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực, vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” ( Lc 18, 13 )

Xua đuổi của cải, tiền bạc, gian xảo, lưu manh, chức tước, danh lợi, kiêu căng, bất nhân, ra khỏi tâm hồn, là noi gương Đức Giêsu đã xua đuổi khỏi Đền Thờ chiên bò, bồ câu, tiền bạc. Ngày xưa, Môsê đã buộc tư tế phải thanh tẩy toàn thân trước khi bước vào Lều Hội Ngộ ( Xh 40, 32 ). Bởi vì, "không ai làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được" ( Mt 6, 24; Lc 16, 13 ).

5

Page 6: Ephata 631

Đền Thờ hạnh ngộ

Trong các đại lễ, Đức Giêsu vẫn lên Đến Thờ gặp gỡ Cha Người ( Lc 2, 41-50 ). Đồng thời Đền Thờ còn là nơi gặp gỡ tha nhân, như người công chính Simêon và ngôn sứ Anna. ( Lc 2, 25-35; 36-38 ). Hằng ngày, Đức Giêsu đều sốt sắng cầu nguyện sáng tối, để Đền Thờ Người luôn được hạnh ngộ với Chúa Cha. Cũng như Người luôn tìm đến và kêu gọi những con chiên lạc bầy, lem lấm tội lỗi, bất hạnh, người thu thuế, kẻ bán hoa, người hoang đàng, nghèo khổ, bệnh tật, …

Mỗi khi cầu nguyện, suy gẫm, mỗi khi viếng Thánh Thể, đọc và nghe Lời Chúa, rước Mình Thánh Chúa, là tín hữu được tiếp đón Chúa ngự vào Đền Thờ cá nhân. Đồng thời, mỗi khi xả kỷ vị tha, dấn thân, phục vụ cộng đồng, giúp đỡ người nghèo khổ, là Đền Thờ tín hữu cũng đón tiếp, gặp gỡ tha nhân chân tình, chứa chan thương yêu. Như thế, Đền Thờ sống động trở thành nơi hạnh ngộ giữa Thiên Chúa và tha nhân. “Ta bảo thật, mỗi lần anh em làm những sự ấy cho một kẻ hèn mọn trong anh em Ta, thì được kể như làm cho chính Ta vậy” ( Mt 25, 31-40 ).

Đền Thờ hiến tế

“Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân” ( Tv 69, 10 ). Lời tiên báo của Đức Giêsu về cuộc khổ nạn và chết trên thập giá sau này của Người, vì hoàn toàn vâng phục thực hiện Thánh Ý Chúa Cha, muốn cứu độ con người khỏi cái chết đời đời.“Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi; nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” ( Ga 2, 19 ). Đền Thờ là chính thân thể Đức Giêsu sẽ chịu khổ nạn và chịu chết, sau ba ngày phục sinh.

Với tư cách là chi thể của Đức Giêsu, mỗi Kitô hữu đều là Đền Thờ của Thiên Chúa. “Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao ?” ( 1Cr 6, 15 ). Vì thế Thánh Phaolô khuyên tín hữu sống sao xứng hợp để tôn thờ Thiên Chúa: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” ( Rm 12, 1 ).

Hiến dâng thân thể cho Thiên Chúa là noi gương Đức Giêsu hiến thân, Mình và Máu đổ ra cứu chuộc thế gian, sẵn sàng chịu mọi khổ nhục, tra tấn, roi vọt, hoạn nạn vì danh Chúa. "Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta.” ( Lc 9, 23 ).

“Trong một cuộc hành hương long trọng, nghìn vạn người tham gia, ai cũng muốn vác Thánh Giá đi tiên phong. Nhưng trong cuộc hành hương của mỗi ngày, mấy ai sẵn lòng vác Thánh Giá của mình ? Anh hùng thinh lặng khó lắm !” ( Đường Hy Vọng, số 171 ).

Lạy Chúa Giêsu, Người vốn là Đền Thờ Thiên Chúa, kinh xin Người cải hóa, canh tân, thanh tẩy Đền Thờ bản thân chúng con trở nên xứng đáng để long trọng đón tiếp, hạnh ngộ Chúa và tha nhân.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã vinh dự trở nên Đền Thờ Thiên Chúa, khi Mẹ thưa hai tiếng “Xin Vâng.” Kính xin Mẹ dạy chúng con luôn biết chân thành thưa hai tiếng ấy cùng Chúa luôn. Amen.

AM. TRẦN BÌNH AN

PHONG CÁCH PHANXICÔBài 25. Bong bóng xà phòng

Khi lên tiếng an ủi ca tụng ai thì người nói rất thoải mái, người nghe cũng hồ hởi, nhưng Papa Phanxicô, trong tình thương và trọng trách của vị Cha Chung, lại chọn con đường khó khăn khi phải thường xuyên cảnh giác Tín Hữu về những sai lạc trên bước đường theo Chúa. Radio Vatican ghi lại bài giảng của ngài trong Thánh Lễ ngày 25.9.2014 ( Bài đọc 1, Gv 1, 2-11, nói về phù vân ).

( Trích ) Nếu không có một nền tảng vững chắc, ta sẽ qua đi giống như mọi cái khác. Phù vân là một cám dỗ không phải chỉ của dân ngoại mà còn của Kitô hữu. Đức Giêsu công kích những ai tự mãn. Người cảnh báo các thầy thông luật đừng đi xuống phố phục sức như ông hoàng. Khi cầu

6

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 7: Ephata 631

nguyện, đừng để người ta thấy, mà ở nơi kín đáo trong phòng riêng. Khi bố thí, đừng đánh trống thổi kèn, hãy lặng lẽ. Cha ta biết là đủ rồi.

Kẻ phù phiếm nói rằng: Tôi tặng tấm séc này cho Nhà Thờ. Nhưng sau đó y lại bóc lột Nhà Thờ ở một khoản khác. Kẻ phù phiếm sống theo hình thức. Chúa dạy ta khi ăn chay đừng ra vẻ thiểu não để người ta nhận ra. Không, ta phải ăn chay trong hân hoan, ăn năn đền tội trong vui mừng để đừng ai biết. Phù vân là sống theo bề ngoài, cho người khác nhìn thấy.

Kitô Hữu sống như thế, theo hình thức phù phiếm, có vẻ giống như những con công, kênh kiệu vênh váo như những con công hay múa. Họ tự hào là Kitô Hữu, quen với Linh Mục này, bà sơ kia, Giám Mục đó, gia đình đạo gốc. Nhưng họ sống với Chúa ra sao, cầu nguyện thế nào, bố thí theo phong cách gì, có bao giờ thăm viếng kẻ ốm đau không ? Đức Giêsu dạy ta dựng nhà, tức là đời sống Kitô, ở trên đá và sự thật. Người cảnh giác về phù vân khi xây nhà trên cát. Nhà sẽ sụp đổ, cuộc sống Kitô của ta sẽ tan tành bởi vì không chống trả nổi các cám dỗ.

Có bao nhiêu Kitô Hữu sống theo hình thức ? Họ giống như những bong bóng xà phòng. Xinh đẹp mầu sắc sặc sỡ thật đấy nhưng chỉ tồn tại được một giây, rồi sau đó sẽ ra sao ? Ngay tại một số lễ an táng, ta cảm thấy phù vân, bởi vì chung cuộc lại, người chết vẫn phải trở về với cát bụi.

Như Chân Phước Papa VI đã nói: Cát bụi chờ đợi ta, đó là chân lý tối thượng. Vậy lúc còn sống ta nên tự mãn hay ta nên làm gì ? Ta có làm điều tốt không ? Ta có tìm kiếm Chúa không ? Ta có cầu nguyện không ? Đâu là điều thiết yếu nhất ? Phù phiếm là tên dối trá hoang tưởng, lừa gạt chính nó và người ưa thích phù phiếm. Bởi vì ngay từ đầu người phù phiếm đã hoang tưởng về mình và sau

cùng lại tin thật về mình là như thế. Thật đáng thương cho họ !

Điều này đã xẩy ra cho bạo chúa Hêrôđê ( Bài Phúc Âm trích, Lc 9, 7-9 ). Ông lo lắng điều tra về thân phận Đức Giêsu. Phù phiếm gieo xuống hạt giống lo âu, cướp mất bình an của ta, giống như người trang điểm lòe loẹt phải sợ trời mưa. Phù vân không mang lại an bình. Chỉ có chân lý mới ban cho ta bình yên. Đức Giêsu là đá tảng duy nhất mà trên đó ta có thể xây lên đời ta. Cám dỗ mà Quỷ đưa ra với Người trong sa mạc là: Đi với hắn lên đỉnh Đền Thờ, làm cho thật ấn tượng vào, bay xuống cho thật hoành tráng vào, thiên hạ sẽ tin răm rắp ngay. Tên Quỷ đặt phù phiếm trên một cái mâm vàng dâng lên cho Đức Giêsu. Phù phiếm là một chứng bệnh tâm linh trầm trọng. ( video clip có phụ đề tiếng Anh và toàn văn tại http://www.romereports.com/pg158445-pope-vain-christians-are-like-bubbles-they-may-look-nice-but-they-re-bound-to-pop-en )

Phù phiếm trong đời sống đạo mà Papa Phanxicô phải lên tiếng cảnh tỉnh chỗ nào cũng có. Việt Nam ta không phải là ngoại lệ, có khi còn hơn các nơi khác.

( Trích ) Hôm thứ sáu 19 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các đại biểu tham dự hội nghị quốc tế về Tân Phúc Âm hóa. Cuộc họp kéo hai ngày tập trung vào những suy tư trong việc thực hiện Tông Huấn Evangelii Gaudium ( Niềm Vui Phúc Âm ) của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài kêu gọi các tham dự viên tập trung vào các dấn thân cần thiết để truyền giáo chứ đừng biến thừa tác vụ của mình thành “một con số điên cuồng những sáng kiến.”

Đôi khi có vẻ như chúng ta bận tâm nhiều đến việc nhân lên các hoạt động hơn là chú ý tới con người và cuộc gặp gỡ của họ với Thiên Chúa. ( http://www.vietcatholic.net/News/Html/129841.htm )

( Trích ) Papa Phanxicô liên tục thách đố ta tìm ra một ngôn ngữ mới, không những ta phải hiểu được con người trong thời đại này nhưng còn đi đến được với họ trong thực tại của họ. Tôi cho rằng đây chính là một thách đố thực sự cho Nhà Thờ. ( Radio Vatican ghi lại lời phát biểu của Tổng Giám Mục Fisichella về hội nghị Evangelii Gaudium vào ngày 19.9.2014 http://www.news.va/en/news/archbishop-fisichella-on-evangelii-gaudium-meeting )

Nhà Thờ Việt Nam vẫn duy trì nhiều lễ nghi sinh hoạt truyền thống, thời gian gần đây lại nở rộ những đại hội này nọ và những địa điểm hành hương mới với rất đông người tham dự. Ta có ăn cơm chúa múa tối ngày không ? Ta có cố gắng tự vấn tại sao việc truyền giảng Tin Mừng ở Việt Nam chưa có được kết quả mỹ mãn. Tại sao đồng bào ta, dân ta đó, vẫn luôn thờ ơ với Tin Mừng ? Có phải ngôn ngữ của ta đã lỗi thời và ta không chịu bắt đầu tìm ra một ngôn ngữ mới ? Ta có đón nhận thách đố của Papa Phanxicô, rà lại ngôn ngữ đã lạc hậu ( có khi còn sai lạc nữa ), để tìm ra một ngôn ngữ mới phù hợp hơn với nguồn gội Kitô và Tin Mừng ?

7

Page 8: Ephata 631

Đặt mình vào vị trí một người khác lòng tin, ta có muốn đọc tin về đạo tràn ngập các danh xưng quá hoành tráng như Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến các Đức Hồng Y, các Đức Tổng Giám Mục, các Đức Cha tại Phủ Giáo Hoàng nhân dịp kỷ niệm một năm ngày đăng quang lên Ngôi Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ Nhị trao mũ Hồng Y vào năm 2001. Tin Mừng cho người nghèo có phải là như thế không ? Có nơi nào khác trên thế giới đưa tin về đạo giống như ta đâu.

Truyện xưa kể rằng ở một phủ chúa có một con công quý. Nó đẹp sặc sỡ và múa rất hay khiến chúa không thèm màng đến đội kỹ nữ, suốt ngày thả công ra khuê văn để xem nó xoè cánh, xoè đuôi, liệng chân, lấy làm mãn nguyện lắm. Từ đó “ăn cơm chúa, múa tối ngày” nói về những người vô tích sự, sống chây lười phè phỡn ăn bám vào quyền lực. Ăn nhà chúa, ngủ nhà quan. Ngày ngày vác mặt ra làng rêu rao. Các thiếu nhi thường hát: Con công hay múa. Nó múa làm sao. Nó rụt cổ vào. Nó xòe cánh ra. Nó đỗ cành đa. Nó kêu riu rít. Người Hoa có câu: Bão thực chung nhật, vô

sở dụng tâm 飽食終日, 無所用心 Ăn no suốt ngày, không làm hết tâm.

Ngày nay ăn cơm chúa, múa tối ngày thường ám chỉ các cán bộ quanh năm suốt tháng họp hành liên miên, làm nhiều việc đầu voi đuôi chuột, liên tục ra nghị quyết, hạ quyết tâm, rồi tổng kết liên hoan tưng bừng, mừng công ầm ĩ mà thực tế chỉ ăn hại, chẳng có gì lợi dân ích nước.

( Trích ) Theo quy định hiện hành, thì nước thải ra từ trại heo phải đạt tiêu chuẩn loại A, hoặc loại B – tức là nước uống được và tắm được ! Người nuôi heo khốn khó than trời, cán bộ nông nghiệp tha hồ kèo nài để bảo vệ nông dân, nhưng bên tài nguyên-môi trường vẫn cứ “găng” chẳng chịu hạ chuẩn. Chả biết để làm gì. ( 31.10.2014, Tịnh Sơn, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/khi-nuoc-rua-chuong-lon-phai-uong-duoc-777653.tpo )

( Trích ) “Ăn cơm chúa phải múa tối ngày” ( dù 100% cơm áo là của nhân dân ). Cuộc “triển lãm Cải Cách Ruộng Đất ngày 8.9.2014 vừa diêm dúa, múa hát, khai mạc tưng bừng thì liền ngay sau đó đã nhận được vô số “ép phê” ngược đầy bất lợi, phải âm thầm đóng cửa với lý do “mất điện, thiếu sáng”. Sau đó một sự kiện văn hóa khác không kém mỉa mai, chua chát là bộ phim tài liệu có tựa đề “Sống cùng lịch sử” về chiến thắng Điện Biên Phủ có kinh phí 21 tỉ ( 1 triệu USD ). Dù vậy, cũng không ai buồn tới xem phim ! ? http://danlambaovn.blogspot.com/2014/09/khong-muon-song-cung-lich-su.html )

Tại sao Kitô Hữu Việt Nam lại gọi Đấng họ tôn thờ là Chúa thay vì Ông Trời, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Giàng... như đã có sẵn trong tiếng Việt ? Trước khi Tin Mừng đến với Việt Nam khoảng năm 1627, người Việt chưa gọi Đấng Tối Cao là Chúa. Năm 1651, Alexander de Rhodes xuất bản cuốn tự điển Việt-Bồ-La đầu tiên trong đó đã có từ “Đức Chúa BLời”.

Vào giai đoạn đó, trên danh nghĩa Việt Nam thuộc triều Hậu Lê ( 1428-1788 ) nhưng thực tế lại ở trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh ( 1545-1777 ). Thực quyền chính trị tại Đàng Ngoài ( bắc sông Gianh ) là của các chúa Trịnh, còn tại Đàng Trong thuộc về các chúa Nguyễn. Năm 1593, Trịnh Tùng đuổi nhà Mạc ra khỏi Thăng Long, dưới danh nghĩa phò Lê, diệt Mạc. Sau đó ông lập phủ Liêu, thu tóm mọi quyền hành, vua Lê Kính Tông chỉ còn hư vị. Do đó có cụm từ cung vua – phủ chúa.

( Trích ) Truyền thuyết dân gian có rất nhiều Chúa, như bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc ( hình miếu đính kèm ), bà Chúa núi Đen Tây Ninh ( Linh Sơn thánh mẫu ), bà Chúa Thiên Y A-na tại Trung phần. Ngoài ra, dân chúng còn tôn xưng các nhà lãnh đạo trên bình diện chánh trị là chúa, như Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, Chúa Sãi, bà Chúa Chè, bà Chúa Ba, v.v… Ngay cả công chúa huyền thoại Ngọc Hoa ( Mỵ nương ) mà Sơn Tinh cưới được trong trận tranh dành với Thủy Tinh cũng được gọi là “Chúa Gái”.

( nguồn: http://vietbao.com/p112a228450/doan-thi-diem-chua-lieu-hanh-va-tin-nguong-tu-phu )

Ngay từ đầu, trong tiếng Việt, “Chúa” không có nghĩa là Thiên Chúa mà là những người không phải là vua chính thức nhưng lại có quyền lực hơn cả vua. “Chúa” mang ý nghĩa Chúa Trời, Chúa Cứu Thế là dùng theo tiếng Hán Tự phân biệt Thiên Chúa của Đạo Kitô với các Đấng Thần Linh khác.

8

Page 9: Ephata 631

Chúa là bắt chước cách gọi của Tầu phân biệt Thiên Chúa của Đạo Kitô với các Đấng Thần Linh

khác. Người Hoa gọi Chúa Giêsu là 救世主 Cứu Thế Chúa, khi viết tắt là 主 Chúa vẫn mang đầy đủ nghĩa là Đấng Con Trời đến cứu nhân độ thế. Anh em Tin Lành gọi Người là Cứu Chúa.

"Cứu Chúa, Ngài tươi đẹp thay.Lòng con mong thấy Thánh nhan.Mỗi khi mắt Ngài nhìn đến con đây.Ân điển dẫy đầy trên con". ( Thánh ca Tin Lành )

Trong Hán Tự, 王 wáng – vương – vua, ba gạch ngang tượng trưng cho thiên, nhân, địa được

nối kết bằng một gạch đứng, ý nói vua là người nối kết trời đất và con người. 大王 đại vương. 閻王 diêm

vương. 君王 quân vương. 先王 tiên vương. 勤王 cần vương là cứu vua. Khi Pháp mới xâm lăng Việt Nam, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, đã có các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại Pháp trên khắp cả nước, kéo dài từ 1885 đến 1896.

Gần gũi với chữ 王 vương là chữ 主 ( Zhǔ ) Chúa hay Chủ viết gần giống như chữ Vương nhưng còn có thêm ngọn lửa ở trên đầu, ban đầu chữ này được viết giống một cái đèn khi có lửa thắp sáng. Chúa cũng là vua nhưng có đức độ, gần gũi với ta, ta thấy đốm lửa trên đầu ngài, ánh sáng đó soi sáng đời ta, thúc bách ta đi theo ngài vì đó là ý nghĩa của đời ta.

Chúa hay Chủ cũng là thiên tử ( con trời ) và có quyền lực cao nhất. 主日 chủ nhật/chúa nhật,

ngày thống trị tất cả những ngày khác. 公主 công chúa, công ở đây nghĩa là con gái, khác với công trong

公教 Công Giáo, nghĩa là công cộng; chúa có nghĩa là hoàng đế. Quận chúa: em gái của vua. Bề tôi

xưng với vua, nô bộc xưng với chủ nhân, khách xưng với gia chủ là 主公 chủ công/chúa công. Chỉ có

vua mới được gọi là 主上 chủ thượng/chúa thượng.

Bản Kinh Thánh của NPVCGK, phần Cựu Ước nhiều lần dùng từ Chúa Thượng vừa để chỉ Đức Chúa, vừa để chỉ vua. Ông Ápram thưa: “Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, Chúa sẽ ban cho con cái gì ? Con ra đi mà không con cái, và người thừa tự gia đình con là Êliede, một người Đamát ( St 15, 2 ); Đavít bảo người của ông: "Xin ĐỨC CHÚA đừng để tôi làm điều này cho chúa thượng của tôi, đấng ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong, là tra tay hại vua, vì người là đấng ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong” ( Sm 24, 7 ).

Trong tiếng Hoa, con ong đầu đàn và cũng là mẹ đẻ ra các con ong khác là 蜂王 Fēngwáng – phong vương nghĩa là ong vua. Nhưng tiếng Việt không gọi ong vua vì vua không đẻ ra con được, mà gọi là ong chúa, mối chúa, kiến chúa.

Người Việt ai cũng biết đến sự kiện quan trọng thay đổi lịch sử Việt Nam “Lê Lai cứu chúa”. Chúa dùng ở đây chính xác và hay hơn Vua. Vua là vua chung của toàn dân. Vua ở rất cao và rất xa vời, chúa không những là vua nhưng còn là chủ nhân rất thân thương của ta, vì chúa ta dám hy sinh mạng sống của mình. Năm 1418, Lê Lợi bị thua trận ở Mường Một, chạy về Trịnh Cao, quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu. Lê Lai đổi áo cho Lê Lợi tiến ra để cho quân Minh xúm lại bắt và đem hành hình. Trước khi Lê Lợi băng hà có dặn lại đời sau phải làm giỗ Lê Lai trước một ngày. Từ đó có câu Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi. Ở Sàigòn đường Lê Lợi và Lê Lai nằm kế nhau để tưởng nhớ công lao liều mình cứu chúa của Lê Lai.

Nhưng nếu gọi là Chúa trống không thì lại không khác gì các chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Có lẽ vì thế mà tổ tiên ta đã tôn kính là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Chúa Thánh Thần. Đây là nét độc đáo của Việt Ngữ. Tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, ngay cả tiếng Hoa gần gũi với tiếng Việt nhất, không hề có cách dùng kính từ “đức” như vậy.

Trong Hán Tự, 德 đức nghĩa là phẩm chất tốt đẹp; quy

phạm mà con người phải tuân theo; tác phong; ân huệ, 以怨報德 dĩ

oán báo đức, làm ơn mắc oán; tâm ý, 一心一德 nhất tâm nhất đức,

một lòng một ý; tốt lành; 大德 đại đức: đức độ cao đẹp; tăng đã thọ

giới Tỳ kheo; 功德 công đức: công nghiệp và đức hạnh.

Đức là đức tính tốt do tu thân mà có. Chỉ có người mới có đức. Đức không thể áp dụng cho thần linh hay các loài vật khác. Người Hoa không nói nhân đức vì như thế là thừa thãi, họ dùng

9

Page 10: Ephata 631

mỹ đức 美德 ( měidé, đức tính tốt đẹp ). Nhân đức chỉ phổ biến trong giới Công Giáo Việt Nam như trau dồi nhân đức, đi đàng nhân đức ( Zenit.org, ROMA, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chỉ thị cho Bộ Phong Thánh công bố vào ngày 28.6.2012 những sắc lệnh liên quan đến nhân đức anh hùng của 9 vị Tôi Tớ Chúa thuộc 6 quốc gia ).

Trong tiếng Việt, đức cũng chỉ áp dụng cho con người. Người mới tu đức và có nhân đức. Một số vua chúa, danh nhân văn hóa, đấng lập đạo, vì đều là những con người có tài cao đức trọng tỏa sáng nên được cung kính gọi là Đức Phật ( Phật phiên âm từ tiếng Phạn buddha sang Hán-Việt có nghĩa là “Người tỉnh thức”. Nhưng người Việt còn phiên âm trực tiếp là Bụt. Thiền Sư Nhất Hạnh thích dùng từ Bụt hơn là Phật. Khi gọi là Bụt thì lại gọi trống, không bao giờ có kính từ Đức đi kèm ), Đức Khổng, Đức Quan Thế Âm, Đức Thánh Trần, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, Đức Phật Thầy Tân An, Đức Vua ( hôn quân bạo chúa như Lê Chiêu Thống, Lê Ngọa Triều, không được gọi là đức vua ).

Còn thần thánh siêu phàm chưa bao giờ là con người thì vượt lên đức của con người, không cần phải mang thêm kính từ đức để tôn vinh. Người Việt xưng tôn kính là Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Ông Trời, Thái Thượng Lão Quân ( theo Đạo giáo, Thái Thượng Lão Quân có trước cả trời đất, do nguyên khí thời hỗn mang kết đọng mà tạo nên, chưa bao giờ là con người ), Thiên Lôi, Long Vương, Diêm Vương, Hà Bá, Ông Tiên, Bà Tiên. Không cần thêm Đức cho các vị này vì không cần thiết và đúng chỗ.

Ta gọi Chúa Cứu Thế là Đức Giêsu, Đức Kitô rất hợp lý vì Người đã làm Người. Thánh Kinh luôn gọi là Người là Con Người. Người cũng có những mỹ đức tỏa sáng của con người: "Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành" ( 1Pr 2, 22-25 ). Khi nhìn thấy Người ta cũng thấy được Thiên Chúa. Ai thấy tôi là thấy là thấy Đấng đã sai tôi ( Ga 12, 45 ). Người nói ra những đức tính rất người của Thiên Chúa: "Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó ? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp ? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao ?" ( Lc 11, 11-13 ). Người và Cha chỉ là một: "Tôi và Chúa Cha là một" ( Ga 10, 30 ). Vì thế nếu ta có thể gọi Chúa Cứu Thế là Đức Giêsu, Đức Kitô, thì ta cũng có thể gọi Cha Trên Trời là Đức Chúa Trời.

Tuy nhiên, người khác lòng tin ( 90% người Việt Nam ) nhiều khi lại rất dị ứng và khó chịu với ngôn từ của ta. Dù vậy, người Kitô Hữu vẫn phải tôn Chúa vì lẽ: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ" ( Ga 3, 16-17 ). Nhưng đây là Chúa đến để hầu hạ, phục vụ, chết vì ta và muốn ta cũng sống cho anh em với thái độ này. Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, “nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. ( Ga 13, 13-14 )

Thánh Kinh gọi Chúa bằng nhiều tên khác nhau như Elohim ( Đấng Toàn Năng ), Adonai ( Chúa Thượng ), Jehovah/Yahweh ( Ta Là Đấng Mà Ta Đang Là ), Jehovah-Rohi ( Mục Tử ), Jehovah-Shammah ( Đấng Có Mặt ), Jehovah-Rapha ( Đấng Chữa Lành ) Jehovah-Tsidkenu ( Chúa là sự công chính của ta ), Jehovah-Jireh ( Đấng Ban Ơn )… Tất cả những tên này đều do con người tự đặt ra và gọi Chúa. Người Hồi Giáo gọi Người là Allah ( tiếng Ả Rập là الل al ilāh ). Nhưng họ chỉ tin Mohamed ( 570-632 ) là Tiên Tri duy nhất của Allah. Những ai không tuân giữ kinh Koran do Mohamed soạn ra đều là dị giáo và có thể bị tàn sát như đang xẩy ra với Nhà Nước Hồi Giáo hiện nay.

Chỉ có một trường hợp duy nhất Chúa tự nói ra tên mình. Ông Môsê thưa với Thiên Chúa: “Bây giờ, con đến gặp con cái Ítraen và nói với họ: Thiên Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với anh em. Vậy nếu họ hỏi con: Tên Đấng ấy là gì ? Thì con sẽ nói với họ làm sao ?” Thiên Chúa phán với ông Môsê: “Ta là Đấng Hiện Hữu.” Người phán: “Ngươi nói với con cái Ítraen thế này: "Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em” ( Xh 3, 13-14 ).

Bản tiếng Anh NIV dịch là: God God said to Moses, “I am who I am. This is what you are to say to the Israelites: ‘I am has sent me to you.’ Chúa nói với  Môsê: “Ta là Đấng mà Ta đang là ( sum qui sum theo tiếng Latin ). Ngươi sẽ nói với con cái Ítraen thế này: Đấng-mà-Ta-đang-là sai tôi đến với anh em.”

10

Page 11: Ephata 631

Như thế, Thiên Chúa cho con người toàn quyền tự do gọi Người bằng bất kỳ danh xưng nào cũng được, tùy theo ngôn ngữ và tầm hiểu biết của họ về Ngài, tuy rằng chỉ có một Đấng Tối Cao Duy Nhất mà thôi. Ta là ĐỨC CHÚA, không còn chúa nào khác; chẳng có ai là Thiên Chúa, ngoại trừ Ta. Dù ngươi không biết Ta, Ta làm cho ngươi được vững mạnh, để từ Đông sang Tây, thiên hạ biết rằng chẳng có thần nào khác, ngoại trừ Ta. Ta là ĐỨC CHÚA, không còn chúa nào khác ( Is 45, 5-6 ).

Nhưng việc đặt tên cho Con Thiên Chúa làm người mang một tầm quan trọng tới độ Sứ Thần phải kính cẩn thông báo cho Mẹ Maria: Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu ( Lc 1, 31 ).

Trong tiếng Do Thái, Giêsu nghĩa là Thiên Chúa Cứu Độ. Tên Giêsu vừa nói lên bản tính Thiên Chúa và sứ mạng Cứu Thế của Người. Vì chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha thứ tội lỗi, nên chỉ có Giêsu, Thiên Chúa Làm Người mới có thể cứu dân Người khỏi tội của họ như lời Sứ Thần nói với Thánh Giuse ( x. Mt 1, 31 ) ( Giáo Lý Công Giáo 430 ).

Lịch sử Ơn Cứu Độ cho thấy Thiên Chúa không bao giờ dừng lại với việc cứu dân Israen khỏi ách nô lệ bằng cách đưa họ ra khỏi Ai Cập, Người còn luôn muốn cứu họ khỏi tội lỗi. Vì tội lỗi là sai phạm với Chúa nên chỉ có Người mới tha thứ cho ta được. Danh xưng Giêsu nói lên rằng Thiên Chúa luôn hiện diện nơi Con của Người ( The Son of Man ). Đây là tên duy nhất ban phát Ơn Cứu Độ và tất cả mọi người có thể kêu cầu danh này vì Chúa Giêsu đã trở nên thiết thân với tất cả người qua mầu nhiệm Nhập Thể. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ ( Cv 4, 12 ) ( GLCG 431-432 )

Mỗi năm một lần, người Do Thái cử hành Yom Kippur ( Ngày đền tội ), lễ trọng nhất trong Do Thái Giáo. Thầy Cả xướng lên danh Thiên Chúa Cứu Độ để xin ơn tha thứ cho mặt toàn dân. Ngài vẩy máu của con vật hiến tế lên trên ngai thương xót ( chiếc ghế để trống trong Đền Thờ tượng trưng cho Thiên Chúa ) ( GLCG 433 ). Ông Dacaria, cha của Gioan Tẩy Giả, đang làm việc này thì sứ thần hiện ra với ông ( x. Lc 1, 5-25 ). Thiên Chúa đã đặt Người ( Đức Giêsu ) làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin. ( Rm 3, 25 ). Thật vậy, trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người ( 2Cr 5, 19 ). ( GLCG 433 )

Danh Giêsu luôn ở trong trung tâm tất cả mọi lời cầu nguyện của Kitô hữu. Kết thúc của tất cả mọi kinh nguyện trong phụng vụ luôn là “nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con”. Đỉnh cao của kinh Mai Khôi là “Bà có phúc hơn mọi phụ nữ và Giêsu, con lòng Bà gồm phúc lạ.” Đây là lời của bà Êlisabét với Mẹ Maria: Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc ( Lc 1, 42 ). Rất nhiều Kitô hữu như Thánh Jeanne d’Arc ( Joan of Arc ) trong lúc lâm chung đều thốt lên tiếng cuối cùng là Giêsu. ( GLCG 435 )

Chúa Giêsu không bao giờ đặt ra một tên mới cho Đấng Tối Cao để thay thế cho Jehovah của người Do Thái, Zeus của người Hy Lạp, Jupiter của người Rôma, Ngọc Hoàng Thượng Đế hoặc Thái Thượng Lão Quân của người Hoa, hay Ông Trời của người Việt Nam. Người chỉ dùng một từ rất thân thương trong mọi ngôn ngữ mà mọi đứa trẻ bập bẹ mới biết nói đều thốt lên được, đó là ABBA, Cha ơi ( x. Gl 4, 6; Mc 14, 36; Rm 8, 15 ).

Khi cầu cho Trời mưa thì dân mình phải: Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy đầy bát cơm… Kẻ hành khất thì phải: Lạy ông đi qua, lạy bà đi lại. Kẻ cùng đường thì phải ( trích ): Khi nhìn những đứa trẻ trong xóm nô đùa chạy nhảy, vợ chồng trẻ nấc lên tiếng khóc chua xót. Vật vờ ẵm con, chị Hoa nén lòng bày tỏ nguyện ước: “Tôi cắn rơm cắn cỏ lạy mọi người cứu lấy con tôi. Nếu phải chết tôi xin nguyện chết thay để cho con được sống ( http://kienthuc.net.vn/chia-se/toi-can-rom-can-co-lay-moi-nguoi-cuu-con-181052.html ).

Thế nhưng một đứa trẻ lên ba xin cha nó cục kẹo mút có bao giờ lại phải nói “lạy bố” không ? Ấy thế mà ta cứ vô tư đọc Lạy Cha chúng con ở trên Trời. Đây cũng là một loại ngôn từ chỉ có riêng trong giới Công Giáo Việt Nam, tuy cung kính nhưng không chính xác với nguồn cội Kitô. Ta có dám đón nhận thách đố của Papa Phanxicô tìm ra một ngôn ngữ mới cho Tin Mừng của ta không ?

Ta vẫn phải luôn gọi là Chúa của ta là Đức Kitô, Đức Giêsu, Đức Chúa Trời, Đức Chúa Con, Đức Chúa Thánh Thần. Nhưng nếu đã gọi Chúa Cứu Thế và Ba Ngôi Thiên Chúa bằng kính từ Đức thì ta không thể gọi các Giáo Sĩ là đang sống là Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y, Đức

11

Page 12: Ephata 631

Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục, Đức Cha, Đức Ông được. Ta có đang thổi lên những bong bóng xà phòng không ? Họ đều là những người xác đất vật hèn như mọi người khác, có những yếu đuối sai phạm không tránh khỏi. Gọi như thế, vô tình ta lại đào sâu thêm khoảng cách với những người khác đang thờ kính các Đạo Sư Lập Đạo của họ như Đức Phật, Đức Khổng, Đức Huỳnh Giáo Chủ, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc…

( Trích ) 10.11.2013.

Kính thưa quý con dân Chúa,

Trong Hội Thánh của Chúa, mỗi một con dân Chúa đều là một thầy tế lễ của Đức Chúa Trời, có bổn phận và trách nhiệm hầu việc Chúa. Vì thế, mỗi người cũng đều là tôi tớ Chúa. Dầu vậy, Chúa có đặt ra một số công tác hầu việc Chúa với chức vụ trong Hội Thánh.

Tôi là một người được Chúa kêu gọi và ban cho chức vụ rao giảng Lời Chúa, chăm sóc những con chiên của Ngài. Nếu xét về phương diện chức vụ, thì hiện tại tôi là một trưởng lão, một người chăn, một người giảng và dạy Lời Chúa ( gọi theo tiếng Anh là: elder, pastor, preacher and teacher ).

Người Việt Nam chúng ta rất tôn trọng những người hầu việc Chúa trong chức vụ, và có thói quen gọi người hầu việc Chúa bằng chức vụ của họ. Điều đó không có gì sai. Tuy nhiên, theo Thánh Kinh, chúng ta thấy con dân Chúa trong Hội Thánh lúc ban đầu ít khi gọi những người hầu việc Chúa bằng chức vụ của họ, mà chỉ gọi bằng tên. Chỉ khi nào cần thiết nhấn mạnh đến vai trò của một người trong chức vụ, thì Thánh Kinh mới nhắc đến chức vụ của người ấy. Những người có chức vụ khi trò chuyện với các anh chị em khác trong Hội Thánh, cũng không mỗi câu tự xưng ra chức vụ của mình, mà chỉ xưng "tôi." Chỉ mỗi khi viết một thư tín gửi cho các Hội Thánh, thì các sứ đồ mới tự xưng về chức vụ của mình, khi mở đầu lá thư, để cho người nhận thư biết, nội dung của lá thư được viết trong thẩm quyền của một sứ đồ.

Thiết tưởng, chúng ta nên theo truyền thống tốt đẹp của Thánh Kinh trong việc xưng hô lẫn nhau trong Hội Thánh. Mọi người tùy theo tuổi tác mà xưng hô với nhau. Chỉ khi nào cần thiết, thì mới gọi nhau hay tự xưng mình bằng danh xưng của chức vụ.

Hội Thánh Việt Nam còn có một nan đề, đó là việc dịch sai danh từ “poimen” có nghĩa là “người chăn” thành “mục sư.” Danh từ “mục sư” có nghĩa là “thầy chăn”. Thiết tưởng, chỉ một mình Đức Chúa Jesus Christ mới xứng đáng được gọi là “mục sư”, vì Ngài là Đấng đứng đầu mọi kẻ chăn. Dầu vậy, trong Thánh Kinh cũng không có danh xưng “mục sư” hay “thầy chăn”. Vì thế, tôi xin quý con dân Chúa đừng gọi tôi bằng danh xưng “mục sư”. Tôi đã có một bài viết, trình bày rất rõ ràng về vấn đề danh xưng mục sư.

Tôi sinh năm 1954. Tên Timothy của tôi thường được gọi tắt là “Tim”. Quý con dân Chúa có thể tùy theo tuổi tác mà xưng hô với tôi theo phép giao tiếp của người Việt, như: anh Tim, chú Tim, bác Tim, chú em Tim, cậu em Tim, cháu Tim... Khi cần nói đến chức vụ chăn bầy thì có thể dùng các danh từ: Người chăn, mục tử, hay pastor.

Cám ơn quý con dân Chúa. Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Huỳnh Christian Timothy

( Nguồn: https://www.facebook.com/notes/huynh-christian-timothy-priscilla )

NGUYỄN TRUNG ( Còn tiếp nhiều kỳ )

HÔN NHÂN CÔNG GIÁO DƯỚI CÁI NHÌN TÂM LINHTrong diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng về

Gia Đình, Đức Phanxicô nói có 5 cơn cám dỗ mà các nghị phụ có thể đã trải qua và một trong số đó là: “Khuynh hướng muốn phá hủy sự thiện tức là nhân danh lòng từ tâm, lừa đảo băng bó các vết thương mà trước đó không chữa chạy gì cả, là chỉ trị các triệu chứng mà không chịu trị nguyên nhân và gốc rễ. Đây là cơn cám dỗ của người lo làm điều tốt ( do – gooders ) của người sợ sệt và của cả những người gọi là cấp tiến và duy tự do” ( Nguồn: Vietcatholic News – Vũ Văn An 19.10.2014 – Thượng Hội Đồng về Gia Đình – Diễn Văn bế Mạc của đức Phanxicô ).

12

CÙNG PHÂN TÍCH

Page 13: Ephata 631

Ở đây có hai "vết thương” được các nghị phụ đưa vào nghị sự và tìm cách băng bó, đó là người đồng tính kết hôn và người ly dị tái hôn rước lễ.

Về người đồng tính: “Tài liệu nói rằng những người đồng tính có nhiều ơn phúc và tài năng để cung hiến cho cộng đồng Kitô Hữu, liệu ta có thể chào đón những con người này, bảo đảm với họ một không gian huynh đệ trong cộng đồng của ta hay không ? Họ thường mong muốn gặp được một Giáo Hội cung hiến cho họ một mái ấm đón chào. Các cộng đồng của ta có khả năng cung cấp điều đó, chấp nhận và trân trọng xu hướng tính dục của họ mà vẫn không làm hại gì tới tín lý Công Giáo về gia đình và hôn nhân hay không ?” ( Nguồn Vietcatholic – Vũ Văn An 13.10.2014 – Thượng Hội Đồng về Gia Đình gây chấn động với Phúc Trình sau thảo luận ).

Cho rằng người đồng tính có nhiều ơn phúc và tài năng để cung hiến cho cộng đồng Kitô Hữu thì chẳng biết đó là những ơn phúc và tài năng nào, nhưng quan điểm này đã gặp phản ứng gay gắt từ nhiều phía: “Maria Madise phối trí viên của Tiếng Nói Gia Đình, tự hỏi liệu các bậc cha mẹ từ nay có dám nói cho con cái thấy cái sai của ngừa thai, sống chung hay sống đồng tính nữa không. Họ có thể nói với chúng là Tòa Thánh dạy rằng có những khía cạnh tích cực và xây dựng trong các tội trọng này không ? Phương thức này quả tiêu diệt Ơn Thánh trong các linh hồn” ( Nguồn Vietcatholic – Vũ Văn An 13.10.2014 đã dẫn ).

Đã gọi là tội thì không thể có gì là tích cực, là xây dựng, mà nó chỉ đem lại cái chết về phần tâm linh. Quan hệ đồng tính là tội trọng đáng phải kết án: “Bởi cớ ấy nên Đức Chúa Trời để mặc họ buông theo tà tình xấu hổ. Vì đàn bà của họ đổi cách dùng thuận tánh ra cách dùng nghịch tánh. Đàn ông cũng vậy, họ bỏ cách dùng thuận tánh với đàn bà mà nung đốt tình dục người này với kẻ kia, đàn ông cùng đàn ông làm sự nhơ nhớp với nhau rồi tự chuốc lấy cho mình sự báo ứng với sự lầm lạc của họ” ( Rm 1, 26 – 27 ).

Quan hệ đồng tính là nghịch tánh bởi vì nó trái với mục đích của hành vi tính dục là để sinh con đẻ cái. Con người nói riêng và muôn loài vạn vật nói chung đều phải tuân thủ luật Sinh Hóa gọi là Dịch: “Sinh sinh chi vị Dịch” ( Hệ Từ Thượng ). Theo minh triết thì sự sinh hóa của vũ trụ khởi đầu là do âm dương cơ ngẫu. Bất cứ cái gì “lẻ một” thì đều không thể sinh. Cơ là lẻ, ngẫu là chẵn. Một cái cơ ( lẻ ) lại phải tìm đến một cái cơ ( lẻ ) khác thì mới sinh được. Chân lý muôn đời là một, về định luật Sinh Hóa này Kinh Thánh cũng nói không khác với minh triết Đông Phương. Sau khi tạo ra Ađam Đức Chúa Giehova phán: Con người ở một mình không tốt. Ta sẽ làm nên một kẻ trợ giúp giống như nó” ( St 2, 18 ).

Cần kẻ trợ giúp ( phụ nữ ) mới có sinh sản và mục đích của sự sinh sản ấy là để duy trì nòi giống. Chính bởi mục đích sinh sản là để duy trì và phát triển nòi giống thế nên mới có lời chúc phúc của Chúa: “Hãy sanh sản thêm nhiều dẫy đầy mặt đất. Hãy làm cho đất phục tùng hãy quản trị loài cá dưới biển loài chim trên trời cùng các vật sống trên đất” ( St 2, 28 ). Việc sinh sản thêm nhiều dẫy đầy mặt đất cần hiểu theo nghĩa nào ? Nếu theo nghĩa mặt chữ ( Sens Litteral ) thì chúng ta phải giải thích ra sao về nạn nhân mãn hiện đang là mối lo của nhiều quốc gia ? Mặt khác, Đức Chúa nói hãy “quản trị” ( Bản dịch của Phan Khôi ) chứ không phải “thống trị” ( Bản dịch của Nhóm Các giờ Kinh Phụng Vụ ). Quản trị dĩ nhiên phải khác với thống trị chứ ? Chính bởi trong bấy lâu nay Kinh Thánh đặc biệt là Sách Sáng Thế vẫn được giải theo nghĩa mặt chữ như thế nên không có cách chi hiểu được

nghĩa của việc sinh sản là sinh sản về mặt tâm linh chứ không phải thể lý.

Cũng bởi giải Kinh Thánh theo nghĩa… đen nên mới cho rằng quan hệ đồng tính không có tội lại nhiều ơn phúc ? Người đồng tính không có khả năng sinh sản vì vậy vấn đề duy trì nòi giống đối với họ không được đặt ra. Đang khi đó duy trì nòi giống là mục đích tối thượng của hành vi tính dục ở cả vật cũng như người. Mặc dầu vậy có sự khác biệt lớn lao giữa người và vật ở nơi cái động cơ. Đối với con vật thì động cơ ấy chỉ là sự thôi thúc của bản năng và vì thế vấn đề hạnh phúc hay khổ đau không được đặt ra. Trái lại con người vì là loài linh tánh nên nó phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình có nghĩa hạnh phúc hay đau khổ đều do mình quyết định. Tính chất quyết định như đã nói tất cả đều do nơi động cơ thúc đẩy.

Ngoài việc duy trì nòi giống như là bản năng, con người còn có nhiều động cơ khác nhau khi tiến hành các cuộc hôn nhân. Có thể là để kiếm con trai nối dõi tông đường. Có thể là để tạo những mối làm ăn liên kết trong kinh tế, chính trị và cũng có thể chỉ vì tiêu chuẩn trai tài gái sắc v.v… Toàn bộ những cuộc hôn nhân mang tính vị kỷ như thế đều không chân thật vững bền. Lý do bởi họ đã không được xây dựng dựa trên một nền tảng vững chắc nào cả. Lấy vợ để có con trai nối dõi nhưng sau vài năm vợ không đẻ hoặc đẻ toàn con gái thế là dẫn tới ly dị… Lấy vợ lấy chồng chỉ vì của cải địa vị nhưng không đạt được

13

Page 14: Ephata 631

yêu cầu thế là bỏ nhau… Lấy vợ lấy chồng chỉ vì sắc dục thì khi ốm đau bệnh hoạn già yếu cũng sẽ mỗi người mỗi ngả. Hôn nhân không được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc thì không thể vững bền. Hiện tượng ly dị đổ vỡ khủng hoảng gia đình ngay trong bộ phận người Công Giáo là đáng báo động.

Phải chăng cũng chính vì cuộc khủng hoảng đó mà Giáo Hội mới đây đã cho triệu tập Thượng Hội Đồng về Gia Đình ? Tuy nhiên thông qua những gì được biết qua các phương tiện truyền thông cho thấy khủng hoảng chẳng những không có cơ giải quyết mà còn đẩy tới một mức trầm trọng hơn rất nhiều: “Dù sao Thượng Hội Đồng cũng chỉ là một cơ chế tham vấn không hẳn là cơ chế quyết định. Nhưng đọc bản phúc trình qua các bản tóm lược như thế này nghe ra có cái gì rờn rợn vẽ ra trước mắt một cuộc khủng hoảng còn sâu sắc vạn lần hơn cuộc khủng hoảng hôn nhân và gia đình. Nhưng nghĩ cho cùng mục tiêu của nó chỉ là nêu vấn đề để toàn thể Giáo Hội cùng suy nghĩ và đóng góp ý kiến từ nay tới ngày Thượng Hội Đồng thông thường sẽ được tổ chức một năm sau. Muốn kích thích khối người lên tới cả tỷ hiện nay chịu suy nghĩ và đóng góp không gì bằng đụng tới những điều xem ra cốt lõi đối với họ chứ khơi khơi nhẹ nhàng “bàn vớ bàn vẩn” làm sao kích thích được họ ? ( Nguồn Vietcatholic – Vũ Văn An, 13.10.2014 đã dẫn ).

Cái điều cốt lõi của con người trong mọi thời đại suy cho cùng vẫn là vấn đề tâm linh. Con người sinh bởi đâu, sống trên đời để làm gì và chết rồi đi đâu ? Ba vấn nạn này là của triết học nhưng để giải quyết nó thì duy chỉ trong tôn giáo mới có thể. Lý do là vì ở đó có câu trả lời và trả lời dứt khoát. Con người bởi Thiên Chúa là Con Thiên Chúa, sống để nhận biết và cuối cùng là trở về với Ngài. Nguyên nhân sâu xa đưa đến khủng hoảng hiện nay cách chung cho nhân loại và cách riêng cho hôn nhân gia đình là vì người ta đã không đặt cứu cánh đời mình vào việc nhận biết Thiên Chúa. Bởi không lấy cứu cánh là nhận biết Thiên Chúa thế nên tất cả những cuộc hôn nhân của người đời đều mang tính vị kỷ chỉ biết có mình. Ngược lại hôn nhân Công Giáo lại đặt nền tảng dựa trên sự nhận biết Thiên Chúa: “Buổi tối hôm thành hôn Tôbia nói với Sara rằng: “Chúng ta là con cháu các Thánh, chúng ta không thể kết bạn như những chư dân, họ không nhận biết Thiên Chúa” ( Tb 8, 5 ).

Người đời vì không nhận biết Thiên Chúa Đấng là Cha mình thế nên những cuộc hôn nhân của họ chỉ có mục đích là để duy trì nòi giống xác thịt. Trái lại hôn nhân Công Giáo là để sản sinh nòi giống tâm linh. Để có thể sản sinh nòi giống tâm linh ấy, toàn thể Kitô Hữu chúng ta đều mang nơi mình một ơn gọi: “Chỉ có một thân thể một Thánh Linh cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã được gọi đến một hy vọng một Chúa một đức tin một phép rửa một Đức Chúa Trời là Cha mọi người. Ngài vượt trên mọi người suốt qua mọi người và ở trong mọi người” ( Ep 4, 4 – 6 ).

Dù là Giáo Sĩ hay Giáo Dân đều có chung ơn gọi làm Con Chúa. Thế nhưng khác với người được thánh hiến, người sống bậc gia đình có cách thế riêng do Đức Kitô thiết lập gọi là Bí Tích Hôn Nhân. Hôn nhân là Bí Tích khi hai người nam nữ tự nguyện nói lên lời hứa trước vị đại diện Giáo Hội và trước cộng đoàn. Hứa sẽ yêu thương và tôn trọng nhau cho đến trọn đời. Hứa sẽ sẵn sàng đón nhận con cái Chúa ban và giáo dục chúng theo luật Chúa Kitô và luật Hội Thánh. Hứa sẽ chung thủy với nhau trọn đời khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, lúc mạnh khỏe cũng như khi đau yếu v.v… Đã hứa thì phải giữ và giữ như thế cho đến hết đời đó là sống Bí Tích Hôn Nhân. Phá vỡ bất kỳ lời hứa nào đó là đã phá hỏng Bí Tích, đồng thời cũng làm mất đi ơn gọi làm Con Chúa. ( Ảnh chụp một gia đình Công Giáo hạnh phúc với 15 người con tại Kênh 2, tỉnh Kiên Giang, Giáo Phận Long Xuyên ).

Để sống Bí Tích Hôn Nhân đòi hỏi phải thực hiện những lời cam kết ấy cho đến cùng là việc không thể nếu không có ơn Chúa nâng đỡ. Thật vậy làm sao có thể yêu thương nhau khi hai người nam nữ ấy khác biệt nhau về cả tâm sinh lý cho đến hoàn cảnh gia đình xã hội v.v… ? Làm sao có thể chung thủy với nhau khi thân xác quá già nua tinh thần mỏi mệt… Làm sao… ?

Chung thủy trong hôn nhân chính là cái cốt lõi của hôn nhân Công Giáo, bởi chưng đó là sự kết hợp của Thiên Chúa: “Sự gì Thiên Chúa kết hợp loài người không thể phân ly” ( Mt 19, 6 ). Sự kết hợp là của Thiên Chúa và sự kết hợp ấy chắc hẳn phải có mục đích và như đã biết mục đích ấy là để thực hiện ơn gọi làm Con Chúa. Nhận ra như thế để cho thấy người Công Giáo không được phép ly dị vì bất cứ lý do nào. Mặc dầu vậy Thiên Chúa muôn đời vẫn là Thiên Chúa Cứu Độ chậm bất bình và giàu lòng xót thương. Điều mà con người không thể được thì Thiên Chúa lại được. Khi nghe Chúa Giêsu nói người giàu vào Nước Thiên Đàng khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim. Có môn đệ hỏi: "Thế thì ai có thể

14

Page 15: Ephata 631

được cứu ?" Ngài đáp: "Đối với loài người điều ấy vẫn bất năng nhưng với Thiên Chúa mọi sự đều khả năng cả” ( Mt 19, 23 – 26 ).

Người Công Giáo ly dị tái hôn không được phép rước lễ là vì họ đang mang trong mình tội trọng ( phạm điều răn thứ sáu cấm sự dâm dục ). Đã mắc tội trọng thì không thể rước lễ, vì như thế chẳng những không được ơn ích gì mà tội càng thêm tội: “Vì người nào không phân biệt Thân Chúa mà ăn Bánh uống Chén đó tức là chuốc lấy án phạt vào mình” ( 1Cr 11, 29 ).

Không được phép rước lễ, như vậy người ly dị tái hôn phải chăng là vô phương trong Ơn Nghĩa Chúa ? Không phải vậy, vì chưng những gì loài người không được thì Thiên Chúa lại được. Rước lễ là ơn trọng chỉ dành cho những ai xứng đáng. Thế nhưng việc cứu rỗi vẫn có thể cho người ly dị tái hôn miễn sao họ thực tình sám hối ăn năn giốc lòng chừa không tiếp tục bước đi trên con đường dữ hầu có thể trở về với Chúa, Đấng sẵn lòng thứ tha vì họ chính là đối tượng mà Ngài hằng tìm kiếm: “Ta đến không phải là để kêu gọi kẻ công chính bèn là kẻ có tội” ( Mt 9, 13 ).

PHÙNG VĂN HÓA

Nhân sự kiện cuốn "Phúc Âm Bỏ Túi" ( PABT ) vừa được các anh em Công Giáo Việt Nam ( www.conggiaovietnam.net ) phát hành và trao tặng cho các vùng sâu vùng xa, bài viết giới thiệu của Lm. Vĩnh Sang đăng ở đầu số báo Ephata này có nhắc đến chương trình "Mỗi Quân nhân một Tân Ước". Ephata xin đăng lại một chia sẻ của tác giả Khải Triều Nguyễn An Tôn về cha Nguyễn Tự Do, người khởi xướng và thực hiện chương trình này…

Lm. RÔCÔ NGUYỄN VĂN TỰ DO: MỘT CHIẾN SĨ TIN MỪNG KHÔNG CÒN NỮA !

Liên tiếp trong hai ngày 5 và 6.3.2011, tôi nhận được tin: Cha Tự Do mất rồi ! Một người bạn khác thì gọi điện hỏi tôi về tiểu sử của ngài. Ngay khi nhận được tin báo lần thứ nhất, tôi đã liên lạc với gia đình của ngài ở Giáo Xứ Tân Phú và được biết là Nhà Dòng đã lập tức đưa thi hài của ngài về với cộng đoàn của ngài, DCCT Việt Nam, trên đường Kỳ Đồng, quận 3, Sàigòn ( Di ảnh cha Nguyễn Tự Do ).

Khi tôi tới Dòng Chúa Cứu Thế viếng xác ngài và dự một Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn Rôcô, bởi cộng đòan Tình Thương do ngài tập hợp từ nhiều năm nay để làm công tác từ thiện tại những trại phong trên cả nước mà họ đăng ký trước, một bản tiểu sử của ngài, do Văn Phòng Tỉnh DCCT Việt Nam lập, dán trước cửa phòng quàn thi hài, trên đó có ghi nhận:

“Cha Rôcô Nguyễn Văn Tự Do được gọi về Nhà Cha lúc 17g00 ngày 5.3.2011, hoàn tất hành trình 83 năm ở trần gian, 60 năm Tu Sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, 55 năm thi hành sứ vụ Linh Mục.

Trong 60 năm làm Tu Sĩ DCCT, điểm nổi bật ta có thể thấy nơi con người cha Rôcô Tự Do là: ngài tha thiết với cuộc sống của Nhà Dòng, cách riêng Tỉnh Dòng Việt Nam. Bằng những ơn riêng Chúa ban cho ngài, ngài đã không ngừng thu thập một cách chi tiết các biến cố trong Tỉnh Dòng, nhất là thời các cha thừa sai Canada cống hiến cho sự nghiệp thiết lập Dòng tại Việt Nam. Các công trình biên sọan của ngài có một giá trị bảo tồn rất quan trọng cho các thế hệ mai sau của Tỉnh Dòng. Ngài cũng biết sử dụng những ơn riêng Chúa ban để phục vụ Tin Mừng một cách hết sức hiệu quả trong lãnh vực truyền thông, cụ thể là chương trình “Mỗi quân nhân một Tân Ước” và Trung Tâm ATAS.”

Có thể nói, buổi sáng ngày quân nhân Công Giáo chúng tôi, khoảng 3.000 người, thuộc các đơn vị Bộ Binh, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Không Quân, Hải Quân… đã về Nhà Thờ Đồng Tiến để tham dự Thánh Lễ và được trao tặng mỗi người một cuốn Tin Mừng thu nhỏ do Lm. Nguyễn Thế Thuấn, DCCT dịch, là một sự kiện rất lớn, nếu không nói là một biến cố lớn của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam từ trước cho tới lúc đó, chúng tôi được nhìn thấy tận mắt hàng trăm ngàn cuốn Tin Mừng như thế, nhất là chúng tôi lại là đối tượng có một không hai trong việc trực tiếp nhận sách Tin Mừng từ tay các vị Mục Tử. Tôi thấy các bạn hữu tôi, khi nhận được sách Tin Mừng, người nào cũng rất

15

CÙNG HỒI TƯỞNG

Page 16: Ephata 631

phấn khởi, vui và nhẹ nhàng đưa sách lên miệng hôn. Có người nói: “Sách đẹp quá !” Người khác thì nghiêm trang hơn, nói: “Bạn hôn sách đẹp hay là hôn Lời Chúa ?”

Đấy là dấu ấn lần đầu tiên trong đời một Kitô hữu của tôi và chắc chắn cũng là lần đầu tiên trong đời những quân nhân Công Giáo khác, một dấu ấn không thấy phai mờ từ ngày đó, khoảng cuối những năm 1970. Thời gian này cha Tự Do là Tuyên úy QLVNCH, phụ tá Trưởng khối Giáo Vụ, lo phát thanh, báo chí, truyền hình… tại Nha Tuyên Úy Công Giáo.

Tuy nhiên, chiến dịch “mỗi quân nhân một Tân Ước” Cha Tự Do khởi xướng, không được thuận buồm xuôi gió đâu, ngay trong thành phần Giáo Sĩ. Ngài bị chống đối, hiểu lầm và còn bị xúc phạm danh dự. Trong cuốn Niềm Vui Vĩ Đại – Hồi ký 50 năm Linh Mục – 1956-2006, cha Nguyễn Tự Do đã kể lại sự việc này như sau:

“Không phải hết mọi người đều hưởng ứng và hợp tác. Chiến dịch phải đương đầu với bao khó khăn, nhiều “cám dỗ”. Nhiều lời nói xuyên tạc, nhiều lập trường khác luôn tạo những khó khăn lắm khi khó vượt khỏi. “Người Công Giáo Việt Nam không thể đọc Kinh Thánh được, họ chưa đủ trình độ…; mấy ông DCCT chỉ bày trò”, “làm tiền”, “họ sẽ in sách nhưng vài ngàn cuốn thôi còn tiền thì…”

Tôi không hiểu được tại sao người ta lại có thể “sáng chế” ra những điều kỳ lạ như thế đến mức mà chỉ nghĩ tới cũng đã phải xấu hổ. Có một số các vị muốn lấy hết số tiền chiến dịch để “mua lại” một số sách Kinh Thánh bằng hình vẽ của một tác giả nào đó. Có những vị không hề phát động chiến dịch trong đơn vị mình. Có mấy Nhà Thờ không cho chúng tôi đến giảng, nói rằng họ tự làm lấy, nhưng không bao giờ chúng tôi nhận được món tiền nào từ đó.

“Trong những lời phê phán, suy đoán có tính cách “bất đồng nhuốm mầu phá hoại đó”, có những điều xúc phạm đến cá nhân tôi, đến các cha hợp tác và đến cả DCCT, cả tập thể Linh Mục” ( Dẫn từ cuốn: Niềm Vui Vĩ Đại – Hồi ký 50 năm Linh Mục, tr. 34 ).

Nhưng có điều làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên là, những điều cha Nguyễn Tự Do kể lại trên đây không phải chỉ xảy ra bên ngoài Nha Tuyên Úy Công Giáo, song là từ chính nơi đây, từ quyền thế cao nhất của Nha này. Cha Tự Do viết tiếp:

“Đáng lẽ mọi sự đã “xuôi chèo” khi nhiều lần Nha Tuyên Úy Công Giáo “đòi” Bộ Tổng Tham Mưu giải ngũ tôi hay ít là đưa tôi đi một đơn vị tác chiến xa Sàigòn. Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn đã tự tay viết thư cho Trung tướng Tổng cục Trưởng Tổng Cục CTCT Trần Văn Trung với chỉ thị: “Không được giải ngũ Linh Mục Nguyễn Tự Do nếu không có sự đồng ý của Giám Mục đặc trách.” ( nt. )

Viết đến đây, bỗng dưng tôi không thể viết thêm được gì nữa, mặc dù còn có nhiều công trình mà cha Nguyễn Tự Do đã hoàn thành, như cuốn Hành Hương Công Giáo Việt Nam phổ biến năm 2009. Đây là một cách viết lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của ngài, hướng về sứ vụ truyền giáo và đời sống tâm linh, mà tôi nghĩ rằng người Kitô hữu nào cũng cần có trong cuộc đời làm con Chúa của mình. ( Ảnh chụp cha Nguyễn Thế Thuấn, DCCT, tác giả bản dịch sách Tân Ước được in trong chiến dịch "Mỗi Quân Nhân một Tân Ước ).

Tôi không viết thêm được chính là vì những lời cha Tự Do viết về những điều tưởng chỉ có nơi người trần tục, không ngờ một chiến địch “mỗi Quân Nhân một Tân Ước” cần thiết như vậy, lý tưởng như vậy, tuyệt vời như vậy mà một vài Linh Mục thời đó, lại có những suy nghĩ như của một số người bên ngoài Giáo Hội, luôn tìm cách gây nghi kỵ và chia rẽ nội bộ Công Giáo.

Chắc chắn những lời lẽ và cách xử sự như vậy trong vấn đề phổ biến Kinh Thánh mà cha Tự Do và một số cha trong DCCT, như cha Nguyễn Văn Vàng, cha Trần Hữu Thanh… đã hợp tác và giúp đỡ ngài, là một điều đáng buồn và không thể có. Nhất là, chiến dịch “mỗi Quân Nhân một Tân Ước” được thực hiện sau khi Công Đồng Vatican II kết thúc được gần mười năm rồi. Không lẽ những văn kiện đặc biệt của Vatican II như VUI MỪNG VÀ HY VỌNG, GIÁO HỘI TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY, đã không được các vị đó để mắt tới !

Nhắc đến việc trên đây liên quan đến cha Nguyễn Văn Tự Do DCCT, nhân sau ngày ngài nằm xuống, không phải để ca tụng ngài hay chống đối những ai đã chống đối việc làm mang tinh thần truyền giáo của ngài. Nhưng trước hết vẫn là một việc làm “ăn năn” khi Mùa Chay năm 2011 vừa bắt đầu với Lễ Tro, Thứ Tư ngày 9.3.2011.

Khải Triều NGUYỄN AN TÔN ( http://www.nhomai.vn/forum/archive/index.php/t-10597.html )

16

Page 17: Ephata 631

PARAGUAY – ÔN CỐ TRI TÂNCông tác mục vụ

Hơn 3 tháng kiêm nhiệm quyền Tổng Hiệu trưởng một trường học với hơn 1.500 học sinh và gần 100 giáo viên với biết bao công việc chuyên môn cộng với công việc huấn luyện ơn gọi nhiều lúc đã khiến chúng tôi kiệt sức. Tuy nhiên, nhờ sự động viên và giúp đỡ của cha Giám Tỉnh và một số anh em trong Ban Đào Tạo nên phần nào chúng tôi cũng lấy lại được cân bằng trong đời tu.

Như chúng ta cũng biết, lĩnh vực giáo dục ngày nay không dễ chút nào, nhất là mỗi quốc gia có một hế thống giáo dục khác nhau. Ở Nam Mỹ thì học sinh là trọng tâm và các em cũng như phụ huynh có nhiều quyền, nhất là quyền phát biểu và đòi hỏi những nhu cầu chính đáng cho việc học hành của con em. Chính vì thế, các trường tư thục có rất nhiều thách đố. Những người làm công tác giáo dục ở các trường tư thục Công Giáo vừa phải luôn cạnh tranh, phải cải tiến không ngừng phương pháp dạy học cũng như quản trị, vừa phải có một cái tâm của những nhà giáo dục Công Giáo vì khi người ta gởi con em họ đến các trường tư thục phải trả tiền cao thì họ có quyền yêu cầu hợp lý cho con em mình không những về tri thức mà cả tri đức nữa.

Thế hệ @ và văn hóa Click đòi hỏi những người hướng dẫn phải cập nhập thường xuyên để hiểu ngôn ngữ mới lạ của giới trẻ và cách hành xử hợp tình, hợp lý với một số học trò ma mãnh, vì nếu không sẽ bị tụt hậu và các học trò nhỏ ấy sẽ qua mặt và xem thường khi những người hướng dẫn họ quá chậm tiến. Chính vì thế, những nhà giáo dục Công Giáo hay có những buổi thường huấn để gặp gỡ, chia sẻ những kinh nghiệm trong các trường tư thục để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và góp ý cho nhau.

Hơn 3 tháng chúng tôi phải gánh vác trọng trách đứng đầu một trường Công Giáo lớn tại thủ đô Paraguay mà trong lòng luôn thấp thỏm, lo âu vì chỉ cần nóng tính hay lỡ lời một tí coi như hỏng việc, và truyền thông sẽ lập tức vào cuộc, vì thế giới ‘digital’ ngày nay họ thường làm rùm beng dù một chuyện chẳng ra gì. Tạ ơn Chúa vì suốt những tháng ngày lo lắng vừa qua mọi sự đều trôi chảy và khi người anh em người Ba Lan trở về sau dịp tạ ơn ngân khánh Linh Mục đã nhận lại chức vụ và ngôi trường của mình không bị ‘sứt mẻ’ gì.

Đầu tháng 10, tháng Đức Mẹ, chúng tôi có những công tác mục vụ đặc biệt cho các chủng sinh và ứng sinh muốn gia nhập Chủng Viện Truyền Giáo. Chúng tôi đã tổ chức cho các em những buổi thăm các Giáo Điểm ngắn ngày, giúp các em lần hạt Mai Khôi truyền giáo qua những cách sáng tạo khi

các em chuẩn bị bằng giấy và vải để làm những lá cờ 5 châu lục và chia thành 5 nhóm để lần chuỗi Mai Khôi truyền giáo.

Trong chuyến mục vụ trung tuần tháng 10 này chúng tôi nhận được một hung tin là một người bạn nhà báo người Paraguay đã bị sát hại dã man khi những tên trùm Mafia đã thuê những tên sát thủ khát máu bắn anh khi anh cùng hai nhân viên thực tập đang trên đường tác nghiệp. Anh là người đã chiến đấu không ngơi nghỉ cho một xã hội công bằng, an sinh, quyền con người và bảo vệ các giá trị nhân bản. Tuy nhiên anh là người biết quá nhiều các hoạt động phi pháp của những kẻ đang mượn danh những nhà cầm quyền để cấu kết với bọn Mafia làm giàu cách bất chính nên anh đã nhận cái chết thương tâm này.

Còn nhớ những ngày đầu mới đến Paraguay và được sai đến Giáo Xứ biên giới đầy khó khăn và bạo lực này, anh đã luôn đến động

17

CÙNG TRUYỀN GIÁO

Page 18: Ephata 631

viên chúng tôi và sẵn sàng dùng xe riêng của anh để đưa chúng tôi đến những Giáo Điểm truyền giáo xa xôi. Ngày ấy thực sự chúng tôi không hề biết gì đến chính chị chính em, hay những xấu xa bỉ ổi của những người núp bóng chiêu bài chính trị để làm chuyện xấu. Anh, một nhà báo công minh đã giúp chúng tôi hiểu nhiều điều, và chân thành nói với chúng tôi rằng là Linh Mục thì cha đừng dính vào chính trị hay đảng phái nhưng hãy dùng Lời Chúa để chống lại những bất công, và hãy luôn biết bênh vực những người cô thế cô thân thì cha sẽ thành công.

Chính anh đã làm điều này và dù anh đã không còn nữa, nhưng chúng tôi nhận ra một điều rằng Paraguay đã thay đổi nhiều dù bọn Mafia như những bóng ma thi thoảng vẫn lượn lờ và sát hại những con người đáng quý như anh. Cái chết của anh đã thức tỉnh chính phủ trong nước cũng như quốc tế và họ đã vào cuộc khi phát hiện được nhiều manh mối tội phạm trong đó có viên Quận Trưởng và bà Nghị Viên Quốc Hội đầy quyền lực đang chuẩn bị trong vòng lao lý để làm rõ vụ ám sát kinh hoàng này nhằm trừng trị bọn Mafia và đem lại niềm tin cho dân lành.

Chuyến kinh lý của cố vấn Tổng Quyền

Cứ mỗi ba năm một lần, một vị cố vấn hay chính cha Bề Trên từ Tổng Quyền của Dòng Ngôi Lời ở Rôma sẽ đi kinh lý để gặp từng thành viên trong Dòng và để biết thêm về tình hình của các quốc gia trên thế giới nơi Dòng Ngôi Lời hiện diện và phục vụ. Tháng 10 năm 2014 này, vị cố vấn đến từ Tổng quyền đi kinh lý ở Paraguay là người Ấn Độ. Ngoài tiếng bản xứ Hindi của người Ấn, vị này còn nói thành thạo tiếng Ý, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Vóc người nhỏ nhắn nhưng rất uy lực và thông thái. Vì ngài là người Á châu nên chúng tôi cảm thấy rất gần ngay từ giây phút đầu. Ngài từng đảm nhận những trọng trách quan trọng như làm Bề Trên Giám Tỉnh tại Ấn Độ hai nhiệm kỳ trước khi được bầu chọn làm cố vấn Tổng Quyền ở Rôma từ năm 2006.

Nhìn thấy cách làm việc khoa học của những vị hữu trách trong Dòng đến từ Tổng Quyền mà trong lòng chúng tôi rất khâm phục. Người làm lớn không chỉ là người chỉ biết ra lệnh và nói bừa, nói càn. Những người làm lớn trong đời tu lại càng phải biết hạ mình hơn nữa.

Tấm gương ấy phản ánh rất chân thực với vị Giáo Hoàng đương kim Phanxicô. Ngài không chỉ lắng nghe mà còn hành động rất dứt khoát dù đau đớn khi phải quyết định những điều hệ trọng liên quan đến Giáo Hội. Cụ thế là trong tháng 7 năm nay Giáo hội Paraguay đã trải qua một cuộc khủng hoảng tâm linh chưa từng thấy khi một vị Giám Mục thuộc hội Opus Dei đã dùng truyền thông lên án không thương tiếc một vị Tổng Giám Mục chỉ vì vị này có lời khuyên chân thành vị Giám mục Opus Dei kia nên điều tra kỹ lưỡng về một vụ tố giác trong Giáo Phận của ông. Thay vì cảm ơn lời khuyên thì vị Giám Mục đầy quyền lực Opus Dei kia đã mượn truyền thông để nói những lời rất khó nghe đối với tư cách một vị Giám Mục và gây chia rẽ nội bộ Giáo hội. Sự việc đến tai Tòa Thánh và đích thân Đức Thánh Cha đã gởi hai vị ở Giáo Triều đến điều tra.

Trung tuần tháng 9 vừa qua Tòa Thánh đã mời vị Giám Mục Opus Dei ở Paraguay đến Roma để giải trình và Tòa Thánh đã yêu cầu vị này từ chức để giữ sự hiệp thông trong Giáo Hội, nhưng vị này đã nhất quyết bất tuân vì nghĩ rằng có Hội Opus Dei "chống lưng" ở Rôma. Chính Đức Thánh Cha đã truất phế ngay lập tức về sự bất tuân này để nhổ đi một cái gai trong Giáo Hội nhưng đến nay vị này dù đã không còn làm Giám Mục nữa nhưng vẫn cứ dùng những trang mạng để đả kích Đức Thánh Cha và Giáo Hội. ( tham khảo thêm: http://www.losandes.com.ar/article/el-papa-destituye-al-obispo-paraguayo-rogelio-livieres-812085 )

Nói thêm về vị cựu Giám Mục được cho là đầy quyền thế này thuộc hội Opus Dei. Từ khi nhận chức Giám Mục năm 2004, ông đã lập một Chủng Viện riêng mà không hề tham khảo Hội Đồng Giám Mục vì tự cho rằng mình có bằng cấp tiến sĩ Giáo Luật và Luật Sư dân sự. Ông đã thu nhận tất cả những ứng sinh bị thải hồi từ các Giáo Phận hay Dòng Tu khác và đào tạo cấp tốc vì một số ứng sinh ấy nói rằng họ đã hoàn tất chương trình Triết hay Thần Học của các Giáo Phận hay các Hội Dòng đã thải hồi.

Chỉ trong hai năm từ khi mở Đại Chủng Viện, ông đã phong chức rất nhiều Linh Mục và lấy lại các Giáo Xứ mà trước đây các Dòng đã có hợp đồng với các vị Giám

Mục tiền nhiệm với lý do là nhu cầu của Giám Mục. Các vị Linh Mục kỳ cựu và đầy kinh nghiệm đã nhiều lần góp ý nhưng ông đều phớt lờ và cho các vị ấy về hưu sớm. Khi lựa chọn ứng sinh mới vào Chủng Viện, chương trình đào tạo Linh Mục của ông chỉ vỏn vẹn trong 4 năm và Linh Mục được thụ phong chỉ nằm trong độ tuổi 24 hay 25. Ông biện minh với Tòa Thánh rằng do nhu cầu thiếu Linh Mục

18

Page 19: Ephata 631

nên cần phải đào tạo cấp tốc và người dân ở đây thường gọi đùa các Linh Mục của ông là những “Linh Mục gà công nghiệp” vì chỉ biết hát Latinh và dâng lễ mà thôi.

Trong 10 năm làm Giám Mục, ông đã tự hào công bố đã phong chức cho hơn 100 tân Linh Mục khi mà Giáo Hội Paraguay đang thiếu Linh Mục. Nhưng các Linh Mục của ông không ai dám mời dâng lễ ở đâu cả vì không có một chút kinh nghiệm gì, và dù là người Paraguay nhưng họ lại không thể nói lưu loát tiếng bản địa khi giảng lễ mà chỉ làm như cái máy.

Ông đã thu nhận một Linh Mục người Argentina thuộc Huynh Đoàn Pio X ( Một phong trào ly giáo từ sau Công Đồng Vatican II do giám mục Marcel Lefèvre chủ xướng ). Vị Linh Mục này đã bị tố giác ở nhiều nơi nhưng ông đã phớt lờ và đặt làm Tổng Đại Diện. Vị cựu Giám Mục này còn đưa một số Linh Mục trẻ măng do ông phong chức lên chức Đức Ông phụ trách về các vấn đế gia đình, ơn gọi, tài chính, mục vụ… Người dân ở đây rất ngây thơ vì không biết phân biệt thế nào là Đức Ông và Đức Cha vì tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Pháp đều xưng hô Đức Cha hay Đức Ông là Monseñor. Bởi thế người ta gọi Giáo Phận của ông là… loạn Đức Ông ( Monseñor ).

Có lẽ điều này đã khiến Đức Thánh Cha Phanxicô trong một động thái mới nhằm cải cách hàng Giáo Sĩ và loại trừ việc ham danh vọng trong Giáo Hội Công Giáo, ngài đã quyết định bãi bỏ việc ban tước hiệu "Đức ông" cho các Linh Mục dưới 65 tuổi. ( X. http://www.vietcatholic.net/News/Html/120070.htm ).

Qua sự kiện này chúng ta mới nghiệm ra được là đừng tưởng làm lớn thì có thể lấy tay che được mặt trời. Làm lớn trong Giáo Hội cần phải biết lắng nghe và tôn trọng các ý kiến dù có những lúc khó chịu. Thế kỷ XXI này mọi chuyện lớn nhỏ sớm muộn rồi cũng được bạch hóa nên người lãnh đạo trong Giáo Hội cần hành xử khôn ngoan và đừng bắt chước lối hành xử của những nhà độc tài hay các chế độ Cộng Sản như Trung Quốc, Bắc Hàn, vì ở đó không ai dám lên tiếng. Nhưng sẽ có ngày “tức nước vỡ bờ” và lúc đó sẽ khó mà ngăn được dòng nước từ lâu bị ứ đọng !

Trở lại chuyến kinh lý của cha cố vấn Tổng Quyền. Ngài đã đi thăm những và nói chuyện riêng với từng thành viên. Ngài đã hỏi han và lắng nghe cách chăm chú và luôn khích lệ những anh em mới đến. Quan sát cách tiếp cận và thăm viếng của ngài, chúng tôi mới thấy mình còn nhiều thiếu sót. Cụ thể là khi thăm và nói chuyện với ai, nhất là những bệnh nhân hay những người nghèo, chúng tôi thường làm vội vã. Ngay cả lúc xưng tội cũng muốn làm cho nhanh vì sợ các hối nhân giãi bày những chuyện muôn thuở. Đồng hành với ngài khi ngài nói chuyện và lắng nghe các em chủng sinh ở Thỉnh Viện và Tập Viện quốc tế mới thấy sự kiên nhẫn của một người lãnh đạo. Ngài rất ân cần, nhẫn nại, vui vẻ, dễ gần và từ tâm, nhưng lại rất kiên quyết. Đây là những đức tính cần có của những nhà lãnh đạo tôn giáo mà chúng tôi cần phải tích lũy.

Kỷ niệm ngày thụ phong Linh Mục

Tháng 10, một tháng rất ý nghĩa trong cuộc đời truyền giáo, không chỉ vì là tháng Đức Mẹ, nhưng vì tháng này còn đánh dấu một bước ngoặt mới trong đời tu chúng tôi là trở thành Linh Mục truyền giáo của Chúa. Trong khi Việt Nam thường nói “tháng 10 chưa cười đã tối” và thời tiết đang vào mùa Thu khá dễ chịu thì bên Paraguay hoàn toàn ngược lại, “tháng 10 chưa cười đã sáng” và múi giờ vừa tăng thêm một tiếng với cái nóng oi bức có khi lên đến 42 độ dù thời tiết lúc này đang giữa mùa Xuân ( mùa Xuân bắt đầu từ 21 tháng 9 đến 21 tháng 12 hàng năm ).

Mấy ngày qua chúng tôi có đọc một bài viết trên trang mạng Công Giáo có tựa đề là: “Un Sacerdote enfrenta su juicio particular ante la presencia de Dios” ( Tạm dịch: “Một Linh Mục đối diện với bản án đặc biệt trước mặt Chúa” ( http://catolicosconaccion.com/2014/10/14/un-sacerdote-enfrenta-su-juicio-particular-ante-la-presencia-de-dios/ ). Bài viết kể về một Linh Mục người Mỹ là cha Steven từng làm việc ở Giáo Xứ Thánh Tâm phía đông nam của Kansas. Ngài chịu chức Linh Mục năm 1973. Trong suốt 12 năm làm Linh Mục cho đến ngày ngài bị tai nạn năm 1985, ngài không quan trọng lắm về thiên chức Linh Mục của mình. Ngài cho rằng Thánh Lễ và Bí Tích Giải Tội không có gì đặc biệt và nói đúng hơn là ngài ‘làm’ Linh Mục hơn ‘là’ Linh Mục vì chỉ làm việc theo nhu cầu mà thiếu đi sự nhiệt huyết và tinh thần phục vụ.

Vào một ngày tháng 10 năm 1985, trên đường đi mục vụ bằng xe riêng, cha Steven đã gặp tai nạn khi tông phải một xe tải. Kết quả là bị trọng thương và bất tỉnh. Đúng lúc ấy ngài thấy hồn lìa khỏi xác và đối diện với sự phán xét dù ngài không thấy mặt nhưng được nghe tiếng nói của Chúa Giêsu: “Steven, Ta rất thương con, hãy lại gần đây”.

19

Page 20: Ephata 631

Vị Linh Mục này cảm thấy mình là người tội lỗi nhưng giờ đã quá muộn không còn giờ phút ăn năn xưng tội và giờ đây phải đối diện với tòa phán xét. Vẫn giọng ôn tồn, vị Mục tử Nhân Lành nói tiếp với cha Steven: “Hình phạt của con là hỏa ngục đời đời”. Lúc này cha Steven mới đáp lại: “Lạy Ngài, con biết tội lỗi của con”. Liền lúc đó, cha Steven đã nghe một giọng nói dịu dàng của một người Mẹ với Chúa Giêsu: “Con ơi, hãy để cho nó sống và tha cho nó tội chết đời đời”. Nhưng Chúa đáp lại: “Mẹ thấy đó, 12 năm nó làm Linh Mục chỉ riêng cho nó chứ không phải cho Con. Chúng ta hãy để nó nhận hình phạt nó đáng phải chịu”. Mẹ lại năn nỉ: “Nhưng Con ơi, nếu chúng ta cho nó cơ hội, chúng ta sẽ thấy nó sẽ lập công Con ạ. Nếu nó không ăn năn hối cải thì lúc đó hãy làm theo Ý Con”. Chúa liền đáp lời Mẹ: “Mẹ ơi, từ nay nó sẽ là của Mẹ”.

Cuộc hội thoại vừa kết thúc cũng là lúc cha Steven được đưa đến bệnh viện để phẫu thuật và điều trị. Dù bị thương rất nặng phần đầu và xem như bất toại, nhưng nhờ phép lạ, cha đã được hồi phục nhanh chóng, và sau đó gần một năm, cha được cho xuất viện.

Cha đã nhớ lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong lúc cha bị tai nạn hôn mê nên cha đã nhất quyết từ đó thay đổi và sống cuộc đời Linh Mục còn lại cho Chúa. Dù trước đây cha không mấy sùng kính Đức Mẹ nhưng từ ngày nghe cuộc Hội Thoại đầy ý nghĩa ấy, cha Steven luôn tâm niệm trong lòng vì Mẹ đã cứu ngài thoát khỏi hỏa ngục và trao ban sự sống để đền bù tội lỗi. Thánh Lễ đầu tiên khi ngài vừa trở về từ bệnh viện, ngài lại đọc đúng đoạn Tin Mừng theo Thánh Luca chương 13 nói về dụ ngôn cây vả trồng trong vườn nho mà không sinh trái. Ông chủ muốn chặt nó đi nhưng anh thợ làm vườn đã xin ông chủ nhẫn nại thêm một thời gian nữa để cây vả sinh trái, nếu không sẽ chặt nó cũng chưa muộn và ông chủ đã đồng ý. Cha Steven đã kể lại kinh nghiệm sống động này thay cho bài

giảng và làm xúc động nhiều người.

Nhìn lại cuộc đời tu trì kể từ ngày chịu chức đến giờ, tôi phải đấm ngực thú tội là mình mới chỉ sống 1/3 chức Linh Mục cho Chúa và 2/3 còn lại cho bản thân mình. Nhiều lúc tôi chỉ dâng lễ, đọc kinh thần vụ hay ngồi tòa cách máy móc cho qua chuyện để rồi ngồi vào bàn viết lách, lướt Web, trao đổi thư từ hay gọi điện thoại tán gẫu. Nhiều lúc không soạn bài giảng vì nghĩ rằng mình bắt đầu có thâm niên Linh Mục thì cần gì phải soạn bài, cứ nói ngẫu hứng là được. Nhiều lúc tự hào vì cho rằng mình bắt đầu có chức vị trong Nhà Dòng nên xem thường những người khác… Đó là hơn

2/3 mình sống cho bản thân mình mà mình quên mất mình chỉ là một dụng cụ của Chúa. Nếu đối diện với Chúa chắc phải bị phạt đến 10 tầng hỏa ngục vì không chu toàn với Ngài. May mà tôi còn biết bám víu vào người Mẹ trên Trời là Đức Maria nên có lẽ Chúa còn cho có cơ hội lập công chuộc tội.

Thỉnh thoảng lướt Facebook thấy các anh em Linh Mục mới chịu chức, nhất là các anh em cùng Dòng ở Việt Nam được đi đây đó gọi là “vinh quy bái tổ” mình thấy đời Linh Mục đẹp làm sao ! Ngày xưa mình không được như vậy nên cũng có chút hơi “ganh tỵ” với các em nhưng cũng nói đùa với các em rằng: thôi các em cố gắng vui trong tháng trăng mật của những ngày mới chịu chức, để rồi sau đó phải trải qua tháng ngày “giập mật” vì là Linh Mục không phải là ngày một ngày hai mà là suốt đời.

Hồi còn ở Việt Nam có lần cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, hiện là Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, đã chia sẻ trong một buổi tĩnh tâm cho anh em học viện Dòng Ngôi Lời ở một Đan Viện tại Thủ Đức, ngài đã nói Chúa Giêsu đâu có lễ mở tay, cũng không có vinh qui bái tổ dù Ngài là Chúa, thế mà nhiều anh em đi tu trong chúng ta muốn chơi trội hơn Chúa!

Cha Thành nói rất thâm thúy nhưng theo suy nghĩ nông cạn của tôi thì có lẽ Chúa chẳng có trách móc gì những chuyện cỏn con khi chúng ta làm lễ “vinh qui bái tổ” hay hưởng “tháng trăng mật” sau ngày chịu chức vì theo lẽ thường thì khi một thanh niên cưới vợ hay lấy chồng thì họ đều có được những giây phút hân hoan đó. Cái quan trọng ở đây là những Linh Mục của Chúa đừng bao giờ xem đó là chuyện đương nhiên và tìm mọi cách để “bằng anh, bằng em” trong khi gia đình mình khó khăn thiếu thốn.

Chúng tôi đã từng chứng kiến một Thánh Lễ chịu chức Linh Mục ở Paraguay mà rơi nước mắt khi người chịu chức là con của một người mẹ đơn độc vì người cha đã bỏ rơi họ từ lâu. Vì Giám Mục muốn 5 ứng sinh cùng khóa phong chức một lần để sau đó ngài đi Rôma. Ngày chịu chức chúng tôi quan sát thấy 4 ứng sinh kia có họ hàng đầy đủ nhưng chỉ có một ứng sinh hơi thô gầy với người mẹ

20

Page 21: Ephata 631

nhà quê bên cạnh. Chịu chức xong thì hai mẹ con đón xe về quê trông thấy mà tội nghiệp. Vài năm sau thì 2 trong số 5 người chịu chức kia xuất tu trong khi chỉ còn 3 người trụ lại và vị Linh Mục tội nghiệp ngày nào nay là một vị Linh Mục được nhiều người biết đến với sự đơn sơ, dấn thân trong lý tưởng truyền giáo của ngài. Cuộc đời Linh Mục không thể đem so sánh với chức vị, quyền cao hay giàu sang, nghèo hèn nhưng là cung cách phục vụ tha nhân thế nào cho đẹp lòng Chúa.

Lạy Chúa, tạ ơn Ngài vì đã cho con trở thành dụng cụ của ngài dù nhiều lúc con còn khô khan, bất xứng. Nếu cho con chọn lại ơn gọi thì con vẫn chọn là Linh Mục cho Ngài. Xin Ngài luôn nâng đỡ con và các anh em Linh Mục cùng lớp của con luôn trở nên những khí cụ sắc bén trong tay Ngài.

Xin Mẹ Maria luôn phù trì nâng đỡ chúng con vì chúng con là con của Mẹ. Xin cảm ơn gia đình, thân nhân và bạn hữu đã luôn khích lệ và cầu nguyện cho chúng con. Xin đón nhận phép lành Linh Mục ngày chịu chức của chúng con. Amen.

Paraguay, 31.10.2014, kỷ niệm ngày thụ phong Linh MụcLm. Antôn TRẦN XUÂN SANG, Dòng Ngôi Lời

10 LÝ DO TÔI LÀ MỤC SƯTôi đã đọc tiểu sử Jonathan Edwards

( 1703 – 1758, Mục Sư, triết gia, thần học gia hàng đầu của thời lập quốc Hoa Kỳ ) của Ian Murray, tôi tìm ra sự đồng cảm nhất là về những nỗi đau trong lòng ông qua 23 năm quản nhiệm Hội Thánh tại Northampton ( giới Công Giáo Việt Nam tách đôi thân thể duy nhất của Đức Kitô thành Nhà Thờ và Hội Thánh, nhưng người Tin Lành Việt Nam vẫn thường gọi các Nhà Thờ là Hội Thánh ). Sau

thời gian dài đó, ông bị bỏ phiếu với tỷ lệ 200/23 truất phế ra khỏi chính Hội Thánh ấy.

Tôi là Mục Sư quản nhiệm Hội Thánh Grace Community tại Los Angeles trong suốt 45 năm ( từ 1969 ). Trong khi tôi không thể mường tượng bản thân mình gặp phải số phận như Edwards, nhưng tôi hiểu thế nào khi trở thành mục tiêu công kích, trong hay ngoài Hội Thánh.

Có bao giờ tôi muốn bỏ việc chăn dắt Hội Thánh không ? Thành thật mà nói, có khi tôi cho rằng sinh sống bằng nghề đào đường hầm lại hấp dẫn hơn là làm Mục Sư. Nhưng Thiên Chúa đã gọi tôi chăn dắt Hội Thánh Ngài, và tôi chưa bao giờ thực sự muốn bỏ cuộc.

Ai đó mới đây gợi ý rằng tôi vẫn có thể bước ra khỏi Hội Thánh Grace nếu muốn và vẫn làm Mục vụ nhiều kết quả qua truyền giảng ở các Hội nghị và đài phát thanh, như vậy có thể tránh khỏi những rắc rối không thể tránh khỏi của việc dẫn dắt một Hội Thánh. Nhưng tôi không thể nào làm như thế.

Có tới 10 lý do để tôi gắn bó với Mục vụ Hội Thánh:

1. Nhà thờ là tổ chức duy nhất mà đấng Christ đã hứa xây dựng và ban phước lành. Ngài nói, “ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được Hội Thánh đó” ( Mathiơ 16:18 ). Mục đích của Chúa ở thế gian này là kêu gọi con dân của Ngài hiệp lại trong sự tôn vinh Ngài. Ngài đã và đang dựng nên Hội Thánh. Vì vậy tôi cảm thấy an ủi tột cùng, tin cậy vững chắc, và tạ ơn khi được dự một phần nhỏ trong công trình to lớn của Đức Chúa Trời.

2. Các chức năng của Hội Thánh được thực hiện trong Nhà Thờ là nơi Chúa chỉ định cho con dân Ngài thông công với nhau, để chung vui quanh bàn tiệc Thánh, để thờ phượng Ngài, để an ủi, động viên, và xây dựng cho nhau. Đây chính là niềm vui của tôi khi mời gọi dân Ngài đến cùng thờ phượng, như tác giả Thi Thiên đã nói, “Hãy đến, cúi xuống mà thờ lạy; Khá quì gối xuống trước mặt Đức Giêhôva, là Đấng Tạo hóa chúng tôi ! Vì Ngài là Đức Chúa Trời, chúng tôi là dân trong đồng cỏ của Ngài, là chiên tay Ngài dìu dắt.” ( Thi Thiên 95: 6-7 )

3. Rao giảng lời Chúa là phương tiện quan trọng nhất Chúa dùng để ban phát ân điển của Ngài. Sứ đồ Phaolô đã truyền dạy cho Timôthê rằng “hãy giảng đạo” ( 2Timôthê 4: 2 ). Tôi có đặc ân từ Chúa là được rao giảng lời Ngài cho tín đồ cơ đốc mỗi Chúa Nhật – một thông điệp về ân sủng, qua đó Thiên Chúa cứu chuộc nhân loại và thay đổi cuộc đời của họ.

4. Tôi có thể bị thu hút hoàn toàn bởi việc học hỏi lời Chúa và hiệp thông với Ngài. Người khác có thể thấy vẻ bên ngoài của tôi, nhưng ở bên trong tôi chỉ có Chúa mới biết. Để rao giảng 3 tiếng trong

21

Page 22: Ephata 631

1 tuần, tôi phải bỏ ra 30 tiếng để học hỏi. Những giờ đặt mình trước sự hiện diện của Chúa là đặc ân lớn lao và thánh khiết của tôi.

5. Tôi chịu trách nhiệm trực tiếp với Chúa về những cuộc đời Chúa đã trao cho tôi. Khi giảng dạy trên đài phát thanh hay internet tôi không mang trách nhiệm về việc người ta áp dụng Lời Chúa. Trong khi đó, ở nhà thờ, tôi vừa là một Mục Sư vừa là một thầy dạy, tôi có mối liên hệ với họ như người chăn chiên và bầy chiên. Tôi trông giữ linh hồn họ vì “phải khai trình” ( Hêbơrơ 13:17 ) ( Anh em hãy vâng lời những người lãnh đạo anh em và hãy phục tùng họ, vì họ chăm sóc linh hồn anh em như những người sẽ phải trả lẽ với Thiên Chúa. )

6. Tôi cũng chịu trách nhiệm với mọi người trong Hội Thánh của tôi. Cuộc sống của tôi và gia đình tôi, ưu và khuyết điểm của tôi hiện ra trước mắt họ. Tôi trân trọng trách nhiệm này. Đó là thôi thúc liên tục để tôi phản ảnh Đấng Christ trong mọi lời nói và việc làm.

7. Tôi yêu quí thách đố xây dựng nên một tập thể lãnh đạo hiệu quả mà Chúa đã đưa vào trong Hội Thánh. Khi ai đó khởi sự một doanh nghiệp, người ấy có thể mướn bất kỳ ai tùy ý. Nhưng xây dựng những con người được Chúa gọi thì hoàn toàn khác, ít có ai trong ta khôn ngoan, mạnh mẽ, và cao quý theo chuẩn mực thế gian ( 1Côrintô 1:26, Thưa anh em, anh em thử nghĩ lại xem: khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quý phái. ) Thiên Chúa bộc lộ ra quyền năng vô hạn của Ngài bằng cách chọn những kẻ vô dụng nhất thế gian làm tài nguyên quý giá nhất của Ngài.

8. Mục vụ chăn bày bao gồm tất cả cuộc đời. Tôi chia sẻ niềm vui của cha mẹ nơi các em bé vừa chào đời, cũng như niềm đau của những đứa con vừa bị mất cha hoặc mẹ. Tôi cử hành lễ cưới, an ủi trong các đám tang. Không thể đoán trước được những gì sắp xẩy đến, ơn gọi của tôi là một cuộc phiêu lưu đầy bất ngờ có thể dẫn tôi tới bất cứ đâu. Đó là những lúc mà Mục Sư phải đi xa hơn bài giảng để trở thành chỗ nối kết Thiên Chúa và Dân của Ngài.

9. Phần thưởng của cuộc đời này thật phi thường. Tôi cảm thấy được yêu thương, trân trọng, tin tưởng, và ngưỡng mộ – tất cả là kết quả của việc trở nên một công cụ mà Chúa dùng cho sự thăng tiến tâm linh của Dân Ngài. Tôi biết những người trong Hội Thánh cầu nguyện và lo tưởng cho tôi. Tôi biết ơn Chúa rất nhiều về điều đó. Tôi vinh hạnh trở thành một ống dẫn mang ân sủng, tình yêu Đấng Christ và an ủi của Đức Thánh Linh thực sự đến với cuộc đời mọi người.

10. Tôi lo sợ không được làm Mục Sư. Khi tôi 18 tuổi, tôi bị một tai nạn, bị ném ra khỏi chiếc xe chạy 70 miles ( 112 km/giờ ). Tôi té trên lưng của mình và bị kéo lê 110 yards ( 100 m ) trên mặt đường bêtông. Bởi sự thương xót của Chúa tôi đã không chết. Khi tôi đứng dậy trên highway, không bị rơi vào hôn mê, tôi nguyện dâng trọn cuộc sống cho việc phục vụ Chúa Jesus Christ. Tôi nói với Ngài rằng tôi sẽ không kháng cự ý muốn của Ngài trên cuộc đời của tôi, đó là việc rao giảng lời Chúa.

Chúa đã kêu gọi tôi làm Mục Sư, thầy giáo “để các Thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ” ( Êphêsô 4:12, Và chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. Nhờ đó, dân Thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Kitô ). Phần thưởng do việc làm Mục Sư vượt trội hơn hẳn so với những phiền toái mà tôi gặp phải ở trong Hội Thánh. Và vì vậy tôi sẽ nói như sứ đồ Phaolô: "nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm Mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus Christ” ( Philíp 3:14, Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Kitô Giêsu. )

Theo “Ten reasons I am a Pastor” by John MacArthur, bản dịch của Huỳnh Thiên Nga.Nguyễn Trung có đối chiếu nguyên tác, thay đổi một ít từ ngữ

cũng như đưa thêm vào bản dịch Thánh Kinh của Công Giáo

CHIẾN DỊCH LÀM GIẢM TỶ LỆ TỬ VONG CỦA CÁC BÀ MẸ

Có rất nhiều khó khăn đang tác động lên Nam Sudan, một quốc gia trẻ nhất thế giới. Một trong những khó khăn đó là tỷ lệ tử vong quá cao của các bà mẹ. Cách xa bệnh viện, sự sụp đổ của hệ thống y tế bấp bênh và nội

22

CÙNG THÔNG TIN

Page 23: Ephata 631

chiến là một số lý do chính cho tình trạng này. Nhiều bà mẹ buộc phải sinh con trong trại tị nạn, với những tài nguyên y tế rất hạn hẹp.

Garang Kur Apiu, Nhân viên y tế và dinh dưỡng của UNICEF cho biết: "Tình hình chung ngay từ đầu là rất xấu, bạn đã thấy những bà mẹ sinh nở như thế mà không có sự trợ giúp, ở đây không có các dịch vụ y tế và rất nhiều điều đau lòng đã xảy ra".

Ở Nam Sudan, cứ 100.000 trẻ được sinh ra thì có đến 2.054 bà mẹ qua đời. Ngoài ra, cứ mỗi 100 trẻ em thì có 10 trẻ chết trước 5 tuổi. Đất nước này chỉ là một ví dụ về tỷ lệ tử vong cao tác động đến khu vực Phi Châu hạ Sahara. Trong khi ở Âu Châu hoặc Bắc Mỹ cứ 4.700 phụ nữ thì có 1 người tử vong, thì ở Phi Châu, cứ 40 phụ nữ có 1 người tử vong.

Mỗi ngày trên thế giới có 800 trẻ sơ sinh bị mất mẹ sau khi ra đời. Ở Phi Châu có đến 400 phụ nữ tử vong mỗi ngày trong khi sinh nở. Để chấm dứt những con số thống kê nghiêm trọng này, tổ chức phi chính phủ của các bác sĩ lưu động có tên gọi là Amref Flying Doctors đã đưa ra một chiến dịch "Đừng bao giờ tái diễn việc không có mẹ" với mục tiêu đào tạo y tá để có thể hỗ trợ trong việc sinh nở. Đây là tổ chức y tế quốc tế lớn nhất bắt đầu hoạt động và được điều hành ở Phi Châu.

Với sự chăm sóc y tế đầy đủ, các bà mẹ Phi Châu sẽ có thể sinh nở trong điều kiện an toàn hơn, và giống như các bà mẹ khác trên thế giới, sẽ có thể nhìn thấy con cái của họ trưởng thành.

Trích Thế Giới nhìn từ Vatican 31.10 đến 5.11.2014

MỘT CÁI NHÌN VỀ NGƯỜI CUBANhững khi đi dạo trên phố cổ La

Habana, tôi có cảm giác như được xem đoạn phim đen trắng quay chậm, đưa mình về thế giới xa xưa của gần cả thế kỷ trước. Kiến trúc Cuba mang phong cách Châu Âu với những tòa nhà cổ đặc trưng trường phái Tây Ban Nha thuộc địa xen lẫn với những tòa nhà đúc bêtông vuông vức hình khối mang đậm dấu ấn thời Liên Xô. Rồi những chiếc xe hơi cũ kỹ, những cửa hàng “mậu dịch quốc doanh” trống trơn, những hàng người xếp hàng mua thịt ở những “chợ nông trường...” làm tôi liên tưởng đến thời “bao cấp” xa xưa ở Việt Nam hay giai đoạn “trì trệ” trước Perestroika ( tái kiến trúc ) ở Liên Xô cuối những năm 80 của thế kỷ trước.

Người dân bắt đầu làm quen với trung tâm thương mại.

Quá khứ một chính sách của nhà nước hòng ngăn chặn bớt sự tiếp cận thông tin đa chiều của người dân trong thời đại “thế giới phẳng” ngày này.

Tôi cảm nhận một điều nữa, dù cuộc sống bề ngoài của dân Cuba lạc quan và sôi động, vẫn còn rõ ràng một trạng thái tù túng vô hình nào ngự trị đâu đây.

Nhưng mặt khác, cũng phải thừa nhận sự cởi mở về chính trị tại Cuba so với một số nước còn mang danh Xã Hội Chủ Nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.

Ði qua một quảng trường ở La Habana, tôi thấy một đám đông tụ tập có vẻ đang tranh cãi với nhau về một vấn đề gì khá gay gắt. Hỏi cô gái bản xứ đi cùng thì được biết hàng ngày người dân tập trung tại đây, thảo luận những vấn đề quan tâm chung, có thể là quan điểm trái ngược với chính phủ, thậm chí chỉ trích cả Fidel Castro. Chính quyền không can thiệp hay cấm đoán.

Trước khi sang Cuba, tôi cứ ngỡ cả Cuba ngập tràn trong những khẩu hiệu “Cách Mạng”. Thực tế không như vậy. Ði cả La Habana, qua nhiều địa điểm chính, tôi chỉ thấy một biểu ngữ lớn là mang tính “chính trị.” Người bạn đi cùng nói đã có rất nhiều đổi thay bởi cách đây chưa tới 10 năm, những biểu ngữ “Ðả đảo Bush, đả đảo Ðế quốc Mỹ” vẫn còn giăng khắp thủ đô. Ở Varadero, tôi thấy duy nhất một tấm biểu ngữ lớn có mang hình Che Guevara, không thấy ảnh Fidel đâu cả. Cứ ngỡ chỉ khu du lịch

23

CÙNG TRÂN TRỌNG

Page 24: Ephata 631

dành riêng cho khách nước ngoài mới không có chuyện chính trị, lên đến La Habana cũng chỉ thấy chủ yếu hình ảnh Che Guevara.

Trung tâm La Habana có những tòa nhà hoang phế, cửa sổ mở toang xập xệ, cửa chính được khóa bởi những dây xích sắt hen gỉ. Người bạn cùng đi cho biết chủ nhân thực sự của những ngôi nhà này nay đã định cư tại Mỹ. Họ rời Cuba sau khi Fidel lên cầm quyền năm 1959. Khi tôi hỏi sao chính phủ không trưng thu, cô ấy tỏ ra rất ngạc nhiên: “Sao lại trưng thu tài sản của người khác ?” Thú vị thật, cũng cùng chung một thể chế chính trị nhưng cách hành xử ở Cuba nhân bản hơn, không “tập thể hóa” hay “mượn tạm” ( rồi lấy luôn ) như Cộng Sản Việt Nam đã làm sau 30.4.1975.

Tôi mới đến Cuba lần đầu nên chỉ có thế cảm nhận được thực tế chứ không hình dung được sự thay đổi. Người bạn đi cùng, trong vòng hơn 10 năm đã tới Cuba 6 lần, cho biết đất nước này “đã thay đổi rất nhiều.”

Bạn kể, khoảng đầu những năm 2000, Cuba còn thiếu cả đến giấy... toilet chứ đừng nói gì đến hàng xa xỉ khác. Lúc đó, mỗi lần sang Cuba thì bạn mang theo nào là kẹo chewing gum, xà bông Camay, kem đánh răng, dầu gội đầu... để làm quà và người dân Cuba rất thích thú và biết ơn khi được nhận những thứ quà đó. Có người kể, thời ấy, sinh viên Việt Nam du học tại Cuba còn phải dùng cả xà bông giặt đồ để... gội đầu. Có lần, một sinh viên Việt Nam mang tới cho một thùng mì ăn liền, cả ký túc xá biến thành một ngày hội.

Cách đây khoảng 5, 6 năm, cell phone hay DVD, GPS, camera... vẫn là những mặt hàng cấm đem vào Cuba. Còn hiện tại, ngoài phố dân Cuba dùng mobile phone khá nhiều, thậm chí cả iPhone. Tuy nhiên, để sở hữu một cái “sim” thì phải qua bao thủ tục phiền phức, phải trình passport, hộ khẩu, và chỉ được sở hữu tối đa 3 sim, và phải dùng luân phiên chứ không được dùng cùng lúc. Ðiều này nhắc lại chuyện đã từng xảy ra ở Nga thời “tư bản hoang dã”. Những năm đầu thập niên 90, ở Nga người sử dụng cell phone phải có giấy phép sở hữu riêng. Vậy nên sự “thả lỏng” trong việc cho phép sử dụng mobile phone ở Cuba vẫn còn rất nhẹ nhàng, dễ chịu so với những nước khác trong cùng khối ý thức hệ.

Trong lúc lang thang ở La Habana, tôi ghé vào một cửa hàng quốc doanh. Bài trí thì xập xệ, bên trong toát lên mùi mốc meo, ẩm thấp, lại còn có cả hình lãnh tụ Raul Castro, và quầy hàng thì... trống rỗng. Có thể nói, nhìn quầy hàng “quốc doanh” là biết được “sức khỏe” của nền kinh tế. Các cửa hàng quốc doanh vẫn tồn tại, ở đó người ta có thể dùng đồng Peso nội địa để mua hàng nhưng trên thực tế hầu như chẳng mua được gì cả vì không có gì để mua ngoài mớ rau, củ hành, bao diêm... Trong khi đó, những cửa hàng tư nhân được mang danh là “thương nghiệp hợp tác xã” hoặc trong những siêu thị thì đầy ắp hàng hóa kể cả hàng nhập cảng. Nhưng tại đó người mua phải dùng đồng Peso chuyển đổi ( CUC ) chứ

không thể dùng Peso thường nội địa. Mà đồng CUC thì không phải người dân nào cũng có thể có được.

Từ khi lên cầm quyền thay ông anh Fidel, ông Raul đã tiến hành những bước “cải tổ” dè dặt, thận trọng về cả chính trị lẫn kinh tế, mang lại một số kết quả.

Dân chúng đã sống dễ thở hơn kể cả vật chất lẫn tinh thần: Hàng hóa nhiều hơn ( nhưng không phải ai cũng có tiền để mua ), giới trẻ thoải mái mặc T-shirt mang cờ Mỹ, nghe những bản nhạc mới nhất trong “10 USA Top Hit Songs...” Ngày nay, dân Cuba xì xào với nhau về một niềm tin không hiểu lấy từ đâu ra: Trong vòng ít nhất hai năm nữa, sẽ có những thay đổi lớn lao !

Ngoài việc cho phép phát triển kinh tế tư nhân, Cuba bắt đầu tiến hành cải cách tiền tệ. Hiện nay, xứ này sử dụng hai thứ tiền: Peso nội địa ( dành cho dân địa phương ) và “Peso chuyển đổi” ( dành cho dân nước ngoài và cho dân bản địa khi muốn mua hàng xịn ). Trên lý thuyết, hai đồng tiền này giá trị ngang nhau.

Trên thực tế, 1 đồng “peso chuyển đổi” – CUC – đổi được 25 đồng Peso nội địa. Và người ngoại quốc khi đi ra khỏi khu resort mình ở phải chi tiêu đắt gấp... 25 lần so với dân bản địa. Chẳng hạn, một ly nước mía dân Cuba trả 1 peso thì dân ngoại quốc trả 1 CUC. Ðó là một, trong những, sự vô lý chỉ tồn tại ở những nước mang danh Xã Hội Chủ Nghĩa. Mặt khác, việc sử dụng 2 đồng tiền gây ra sự phân hóa, xáo trộn trong xã hội của chính người dân Cuba, đào sâu thêm khoảng cách giàu nghèo, tạo nên một tầng lớp “Cuba mới”, giàu rất nhanh nhờ nắm bắt được cơ hội.

24

Page 25: Ephata 631

Cơ hội làm ăn ở nơi “tranh tối tranh sáng” như Cuba khá nhiều nhưng ít người dám đầu tư vào bởi không biết mang vốn và lợi nhuận ra bằng cách nào khi đồng Cuc không được chấp nhận chuyển đổi ở bên ngoài Cuba ( có chuyện rất vui liên quan đến đồng tiền: Ðồng Cuc chỉ có giá trị trong Cuba nhưng vì Mỹ cấm vận nên Cuba trả đũa lại bằng cách cho đồng đôla Mỹ giá trị thấp hơn đồng đôla Canada, mặc dầu trên thị trường, đ la Mỹ có giá cao hơn tiền Canada ). Tháng 10 năm ngoái, Raul ra sắc lệnh xóa bỏ sự tồn tại song song của 2 đồng peso. Nhưng trên thực tế, khi tôi ở Cuba vào tháng 1 năm 2014, người ta vẫn còn sử dụng 2 đồng tiền.

“Ðổi mới để tồn tại”, hơn ai hết, chính quyền Cuba hiểu rõ điều ấy. Họ biết không thể nhốt dân Cuba mãi trong bốn bức tường để ru ngủ với những câu khẩu hiệu nóng bỏng nhưng vô nghĩa, với những học thuyết vừa thiếu khoa học vừa thiếu thực tế. Người dân Cuba cởi mở, đôn hậu... xứng đáng được sống một cuộc sống tự do, dân chủ gấp nhiều lần so với hiện tại. Và sự đổi mới đang đến dù chỉ mới là le lói. Là người đi sau, rút được kinh nghiệm xương máu của những bậc “đàn anh” đi trước như Nga, Trung Quốc, Việt Nam... Cuba đang chập chững bước những bước chân đầu tiên trên con đường thoát khỏi chủ nghĩa giáo điều, để xã hội cởi mở và dân chủ hơn. Trong thâm tâm, tôi vẫn có thiện cảm với những người cầm quyền Cuba hiện tại hơn so với những “đồng nghiệp” của họ ở các quốc gia Xã Hội Chủ Nghĩa khác.

Rời La Habana để quay về lại Varadero vào lúc chạng vạng tối, đi dọc con đường chính nối Old Town với New Town La Habana, tôi bất chợt nhìn thấy một cô gái ngồi trên bờ kè đá quây quanh biển. Cô nhìn mông lung về hướng mặt trời đang lặn xa xa... Xe chạy vụt qua, tôi vẫn kịp đưa smartphone bấm vài kiểu ảnh. Cô nhìn gì ? Cô chờ ai ? Hay dân tộc cô đang chờ đợi điều gì ? Có phải những ngọn gió mới, mang sự thay đổi, sẽ đến với họ. Người Cuba xứng đáng được hưởng những điều tốt lành trên trái đất này !

DÂN CUBA ĐÓI CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠMThời tiết Cuba tháng Giêng thật lý tưởng,

khoảng 20 đến 23 độ C. Thuê một chiếc Scooter hiệu SYM của Taiwan với giá 30 Cuc ( khoảng $38 đôla ) một ngày, tôi bắt đầu lang thang từ Varadero xuyên qua thủ phủ Mantazas để đến thủ đô La Habana cách khu resort 150 km.

Xe cổ nên luôn luôn phải... sửa ! Bảo hiểm ở Cuba không “cover” 4 cái vỏ xe. Ðường sá Cuba rất tốt, ngoài sự tưởng tượng của tôi về một đất nước bị coi là nghèo nàn bởi chính sách khép kín của nhà cầm quyền cũng như chính sách cấm vận của Mỹ. Những con đường thênh thang không ổ gà uốn quanh, ôm lấy bờ biển, vươn dài xuyên qua những khu dân cư màu sắc sặc sỡ. Tốc độ được phép chạy tối đa ở đây là

100km/giờ. Số lượng xe lưu thông trên đường không nhiều lắm, chủ yếu là xe hơi, xe bus, thi thoảng có những chiếc xe ngựa gõ móng lóc cóc trên đường, âm vang y hệt miền Tây Việt Nam.

Xe hơi riêng chủ yếu là xe Mỹ, sản xuất khoảng thập niên 50s trở về trước. Thứ đến là xe Lada của Liên Xô cũ, Fiat của Ý, Renault của Pháp, Huyndai, Kia của Hàn Quốc... Thỉnh thoảng cũng bắt gặp những chiếc BMW hoặc Mercedes đời mới phóng vù qua. Xe máy ( scooter ) và xe đạp rất hiếm, chủ yếu là do dân du lịch và dân thể thao sử dụng chứ không phải là phương tiện giao thông chính. Chính vì vậy mà đường phố ở Cuba sạch sẽ, trật tự và ngăn nắp. Hoàn toàn không có cảnh kẹt xe, giao thông hỗn loạn như ở Việt Nam hoặc ở các nước đang phát triển khác.

Thủ đô La Habana từ xa nhìn vào tráng lệ và cổ kính không khác gì những thành phố Mỹ và Châu Âu. Và khác với sự hình dung trong tôi, Cuba có rất nhiều cây bàng phơi lá đỏ, lãng mạn, nhìn giống miền Bắc Việt Nam.

Tôi ghé lại một cửa hàng ven đường gần thủ phủ Mantazas. Một số người bản xứ đứng túm tụm trước một quầy hàng được chắn bằng những song sắt. Tôi cũng đứng cùng họ, mua một chai bia Cuba hiệu Crystal mát lạnh, giá 1 CUC ( khoảng 1.25 đôls ). Bia ngon, thậm chí theo tôi còn ngon hơn cả Heineken quá quen thuộc đến nhàm chán. Nhìn tôi nốc bia, những người Cuba mỉm cười thân thiện và giơ ngón tay cái lên với ý muốn nói là “OK”.

Khi tôi tò mò ngắm nghía một chiếc xe hơi không rõ loại gì và sản xuất năm nào, người chủ xe đi tới, đưa cho tôi chìa khóa rồi lấy tay làm động tác vặn vặn vô lăng. Tôi hiểu ông ấy cho tôi lái thử xe.

25

Page 26: Ephata 631

Thế là tôi chui tọt vào trong. Nội thất xe trần trụi, ghế rách nát, lòi cả lò xo kim loại, bảng báo hiệu các thông số kỹ thuật của xe đã bể gần hết, dây điện thì nối chằng chịt... Vậy mà, cho chìa khóa vào, vặn máy, xe nổ phành phạch như cánh quạt... máy bay trực thăng. Vừa thích thú vừa sờ sợ, tôi sang số, đạp ga và... xe chạy ! Ngập ngừng, thận trọng, tôi lái xe chạy ra đường rồi từ từ nhấn hết ga. Gió rít phần phật bên tai, vừa giữ vô lăng tôi vừa phấn khích hét lên: “Guantanamera...” Tuy nhiên, không dám mạo hiểm, tôi chạy khoảng chưa tới 1km rồi quay lại và thấy cả đám người đứng lố nhố chờ giơ tay chỉ về phía xe tôi đang trờ tới. Dân Cuba dễ tin thật, giao xe cho một người lạ không biết gốc tích.

Xe dừng lại, ông chủ xe chạy tới mở cửa xe cho tôi, vỗ vỗ vai tôi rồi chỉ vào vô lăng, nháy nháy mắt. Tôi giơ hai ngón tay hình chữ V lên, rồi dang tay ôm lấy ông ấy, cả hai vỗ tay vào lưng nhau và ngoác miệng cười sảng khoái. Ðám đông đứng quanh cũng cười và giơ ngón tay cái lên. Từ giây phút đó tôi bắt đầu có cảm tình đặc biệt đối với dân Cuba, những con người thân thiện, chất phác, và dễ tin.

Tôi lục ba lô lấy ra một số thanh kẹo chewing gum. Tôi tặng mỗi người một cây. Họ nhoẻn miệng cười thay lời cám ơn và săm soi những dòng chữ tìm xem được sản xuất tại đâu. Tôi tặng thêm người chủ xe một tờ 2 đôla mới cứng. Ông đưa lên về phía mặt trời, ngắm nghía rồi hồn nhiên hôn tờ tiền màu xanh, mỉm cười mãn nguyện.

Trong lúc tôi đang quây quần với những người bản xứ thì một cô gái da đen tiến lại, đề nghị với tôi bằng thứ tiếng Anh khá chuẩn: “Anh cho em mượn chiếc xe của anh, chạy chút được không ?” Tôi quay sang hỏi người bạn đi cùng thì nhận được cái lắc đầu vì sợ cô ấy... chạy luôn. Thuyết phục người bạn là người ta còn dám giao cho mình “gia tài khổng lồ” là cả chiếc xe hơi trong khi đây chỉ là chiếc xe máy, người bạn vẫn ngần ngại. Trong chớp nhoáng, tôi quyết định cho cô ấy mượn chiếc scooter, cô ấy lái, và tôi ngồi phía sau.

Cô gái bật khóa mở máy xe, chạy loạng choạng ra đường lớn, rồi vặn tay ga hết cỡ, phóng nghênh ngang giữa đường. Vừa lái, cô vừa phấn khích hét lên bằng tiếng Spanish mà tôi chỉ nghe được mấy từ “A, a, a...” Tôi ngồi sau, dạng hai chân trong tư thế chuẩn bị chống nếu bị té, tay đập lên vai cô gái và hét: “Slow down, please !” Khi cô gái vòng quay trở lại, tôi phải nhoài người lên giơ tay bóp thắng bởi thấy xe hoàn toàn không có ý định giảm tốc độ. Cô xuống xe, líu ríu nói gì với đám bạn và một cô khác lại tiến tới đề nghị được thử. Và tôi lại phải làm người hướng dẫn bất đắc dĩ. Tất cả lặp lại như cũ, xe loạng choạng phóng hết ga, tiếng kêu phấn khích “A, a, a...” và màn nhoài người ra trước... bóp thắng.

Chia tay những con người thân thiện, tự nhiên trong tôi trỗi dậy sự thương cảm và chút xót xa cho họ; những cô gái thích thú, hồn nhiên, và bày tỏ hết ra bên ngoài khi... lần đầu được lái xe “gắn máy.”

Thật sự mà nói, trước khi tới Cuba, tôi cứ hình dung là người dân xứ này nhếch nhác, đói nghèo, mang hình của người Việt Nam thời thập niên 80s, hoặc mang vẻ mặt khắc khổ, thiếu thốn của dân Liên Xô đầu thập niên 90. Sang đây rồi, tiếp xúc với họ, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Người Cuba ăn mặc rất đẹp, rất đàng hoàng khi ra đường, hoàn toàn không có vẻ rách rưới hay luộm thuộm của sự thiếu thốn. Khuôn mặt người Cuba cũng luôn rạng rỡ, ít thấy ưu phiền. Có lẽ do dòng máu Caribe chạy trong huyết quản chẳng ? Họ sống vô ưu, thích âm nhạc và chuộng lễ hội. Cuộc sống Cuba chậm nhưng sôi động. Ngoài đường phố, thi thoảng lại thấy những ông già ngồi thổi kèn, những chàng trai ngồi chơi guitar, quanh họ là đám đông nhún nhảy theo điệu nhạc. Sự thiếu thốn về vật chất dường như không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống tinh thần; hay họ đã cam chịu đến mức bình thường ?

Ðiều mà tôi kính trọng là sự cởi mở và trung thực của họ. Một lần, nằm trên bãi biển, tôi thấy một số người bán hàng rong đi qua. Tôi gọi một người lại, hỏi mua mấy món đồ kỷ niệm, nhưng sực nhớ không mang theo tiền nên nói sẽ mua sau. Người bán hàng nói tôi cứ cầm lấy rồi cho biết khi nào có thể quay lại để nhận tiền. Theo tôi về khách sạn nhận tiền thì không được vì người Cuba không được phép vào nơi lưu trú của người nước ngoài, để “làm tin”, tôi cho người bán hàng rong tên khách sạn và số phòng tôi trú ngụ. Ông xua tay bảo không cần. Ông nói: “Tôi tin ông”. Cảm động vì sự tin tưởng ấy, tôi trở về khách sạn ngay, lấy tiền để trả cho món hàng. Thú thật, tôi nghĩ rằng đức tính trung thực của người Cuba thì người Việt Nam mình còn lâu mới có được !

Một lần khác, vào một nhà hàng nổi tiếng ở La Habana mang tên La Casa, tôi xem những tấm ảnh treo trên tường mới biết gia đình Kennedy từng ăn ở đây, và báo The New York Times từng có bài

26

Page 27: Ephata 631

viết về nhà hàng này. Ăn xong, tôi ra ngoài đi dạo và chụp ảnh. Một lát sau thấy người tài xế taxi cùng cô waitress hớt hải chạy đi tìm. Thì ra, tôi để quên túi xách ở quán nên cô đi tìm để trao lại. Tôi nhận lại túi xách, vừa mừng vừa run bởi bên trong, ngoài tiền mặt còn có passport và vé máy bay trong khi chỉ vài tiếng đồng hồ nữa tôi đã phải bay về lại Canada. Thật tình, nếu không có sự trung thực của người làm việc trong quán, chưa biết số phận của tôi sẽ ra sao.

Người Cuba hồn nhiên, phóng khoáng, trung thực và... hài hước. Lang thang trong khu phố cổ La Habana, tôi gặp một người đàn ông đẩy chiếc xe đạp treo cờ sặc sỡ cùng hai con chó đội mũ, đeo kính ngồi trên. Thấy tôi thích thú chụp ảnh, ông dừng xe, kéo tôi lại và bảo ôm 2 con chó còn ông lấy chiếc cell phone của tôi chụp ảnh giùm. Chụp xong, ông quay lại làm hề với mấy con chó, mấy con chó được huấn luyện nên cũng làm những động tác ôm hôn, ngã người, vỗ tay... Rồi đột nhiên ông rút ra một khẩu súng lục nhựa chĩa về phía tôi, lớn giọng: “America”, hai con chó đồng loạt nhe răng ra nhìn tôi gừ gừ, rồi sủa ầm lên. Ðám đông vây quanh cười ngả nghiêng, vỗ tay rào rào ! Tôi rút ra tờ $2 tặng ông và nói, “Ðây không chỉ là tiền ! Ðây là niềm may mắn sẽ tới với ông !” Ông nhận tiền, cúi đầu cám ơn.

Người Việt Nam ta có câu: “Giàu sang, nghèo hèn”. Ðiều này không hẳn đúng với người dân Cuba. Tuy phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn bởi chế độ chính trị, người Cuba vẫn giữ được sự lạc quan, thư thái, trung thực. Ðiều này thể hiện từ trong lối sống, cách ăn mặc và những xử sự thường nhật. Ðối với người Cuba, câu ngạn ngữ “Ðói cho sạch, rách cho thơm”, theo tôi, đã khắc họa tính cách họ rõ nét và chính xác nhất.

MISHA ÐOÀN, www.nguoi-viet.com

BÁC SĨ CHẨN ĐOÁN KHÔNG RA BỆNH, THAI PHỤ PHẢI CẮT BỎ CỔ TỬ CUNG, THAI NHI CHẾTTrao đổi với phóng viên báo Đời Sống và Pháp Luật, chị L.T.V. cho biết: “Tối ngày 19.8.2014, tôi

( đang mang thai tuần thứ 36 ) có dấu hiệu đau bụng, sắp sinh. Chồng tôi đã đưa tôi đến Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang. Sau khi khám xong, bác sĩ kết luận là thai nhi của tôi vẫn khỏe bình thường và tiêm theo bệnh án, cho nằm chờ trên bàn đẻ. Chờ đến 2 giờ 30 tôi lên cơn đau dữ dội, bác sĩ khám cho tôi cho biết có xuất huyết nhưng không có vấn đề gì. Bác sĩ đó nói với tôi “chị chỉ ăn vạ thôi” rồi bỏ đi”.

Chị V. kể tiếp: “Đến 4 giờ sáng, khi tôi tiếp tục đau bụng dữ dội, không thể chịu nổi nữa, lúc này bác sĩ và kíp trực cho tôi đi siêu âm, chẩn đoán, nghi tôi bị viêm ruột thừa nên đã làm giấy chuyển sang Bệnh Viện Đa Khoa Bắc Giang. Từ lúc ấy tôi lịm đi không còn biết gì nữa”.

Sang Bệnh Viện Đa Khoa Bắc Giang, các bác sĩ đã đưa ngay chị V. đi khám và kết luận chị V. bị vỡ cổ tử cung, tràn dịch và huyết ra ngoài nhưng không liên quan gì đến viêm ruột thừa như Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang chẩn đoán. Sau đó đại diện Bệnh Viện Đa Khoa Bắc Giang gọi điện yêu cầu Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang cử bác sĩ cùng phối hợp để mổ. Trước khi mổ, phía Bệnh Viện Đa Khoa Bắc Giang gọi gia đình bệnh nhân đến để cam kết và thông báo rằng, không thể cứu được cả mẹ lẫn con. gia đình và anh N. ( chồng chị V. ) đã đồng ý mổ.

Kết quả ca mổ đã cứu được thai phụ nhưng phải cắt bỏ cổ tử cung còn thai nhi đã chết ngạt vì thiếu ôxy. Bác sĩ phía Bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang cũng cho biết thêm, nếu mổ sớm trước hai tiếng sẽ cứu được cả hai mẹ con. Anh N. ( chồng chị V. ) bức xúc: “Tôi không hiểu tại sao vợ tôi đau đẻ mà các bác sĩ Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang lại chẩn đoán là bị viêm ruột thừa ? Chính vì chẩn đoán sai mà con tôi mới chết ngạt và vợ tôi phải cắt bỏ cổ tử cung. Sau khi mổ cho vợ tôi xong, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang cho tôi biết, nếu vợ tôi được mổ sớm trước đó một hai tiếng thì sẽ cứu được cả hai mẹ con. Lúc chuyển viện, dù vợ tôi rất yếu nhưng cũng không được các y bác sĩ cho thở ôxy, vì thế mà vợ tôi đã bất tỉnh ngay trên đường đi”.

Anh N. cũng cho biết thêm, việc chẩn đoán sai khiến thai nhi chết ngạt, sản phụ phải cắt bỏ cổ tử cung của Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang xảy ra từ ngày 20.8.2014 nhưng hơn một tuần sau cũng không thấy phía Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang có động tĩnh thăm hỏi gì đối với gia đình anh. Cho đến khi gia

27

CÙNG XÓT XA

Page 28: Ephata 631

đình có đơn thư phản ánh gửi bệnh viện, Bệnh Viện Sản Nhi mới cử đại diện đến thăm hỏi nhưng không đề cập đến vấn đề sai sót của họ.

Để làm rõ thông tin vụ việc, ngày 30.9.2014, chúng tôi đã đến làm việc với lãnh đạo Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang. Trao đổi với phóng viên, ông Lê Công Tước, phó giám đốc Bệnh Viện cho biết: “Trường hợp của sản phụ LTV. nhập viện vào 21 giờ ngày 19.8.2014, các bác sĩ khám đã chẩn đoán thai phụ có dấu hiệu đau bụng chuyển dạ đẻ non. Thấy sản phụ đau bụng nhiều lần cho đến sáng, các bác sĩ đã tiến hành siêu âm. Bác sĩ chẩn đoán trường hợp này bị viêm ruột thừa và làm giấy chuyển sang Bệnh Viện Đa Khoa Bắc Giang để mổ cấp cứu. Sau khi mổ ra mới biết chảy máu trong lòng bụng do bị nứt cổ tử cung, còn thai nhi đã chết trong bụng mẹ”.

Ông Tước cho rằng “đây là một ca khó” nên các bác sĩ ca trực chẩn đoán “không ra” phải chuyển sang Bệnh Viện Đa Khoa Bắc Giang. Còn việc chẩn đoán đúng hay không đúng thì chưa thể kết luận ngay được, phải chờ hội đồng chuyên môn thẩm định.

Khi phóng viên đặt câu hỏi, ông cho rằng “đây là một ca khó” nhưng tại sao khi chuyển sản phụ V. sang Bệnh Viện Đa Khoa Bắc Giang, các bác sĩ của viện này lại chẩn đoán được ra ngay” thì ông Tước lý giải: “Khi chuyển từ bệnh viện chúng tôi đi tình trạng của sản phụ vẫn ổn, tình trạng cho phép được chuyển cho nên chưa chẩn đoán được bên trong. Khi sang đến Bệnh Viện Đa Khoa Bắc Giang, có thêm thời gian do đó các bác sĩ mới chẩn đoán ra bệnh một cách rõ ràng. Thường là bệnh nhân vỡ cổ tử cung sẽ đau bụng từng cơn. Nhưng sản phụ này không có dấu hiệu như thế".

Ông Tước cũng khẳng định thêm một lần nữa: “Không chẩn đoán ra được là bệnh gì vì bệnh khó chẩn đoán, bệnh không điển hình”. Khi ông Tước nói như vậy, phóng viên tiếp tục thắc mắc: “Tại sao chẩn đoán không ra bệnh mà các bác sĩ Bệnh Viện Sản Nhi lại kết luận chị V. bị đau do viêm ruột thừa ?”, thì ông Tước nói phải chờ hội đồng chuyên môn thẩm định, có kết quả sẽ trả lời thỏa đáng.

Khi chúng tôi dẫn lời của sản phụ V. nói rằng, từ khi nhập viện, chị đau liên tục nhưng các y, bác sĩ ca trực không hề quan tâm. Khi chị đau không chịu nổi, phải kêu lên thì các y bác sĩ kíp trực lại cho rằng chị chỉ giả vờ. Không những vậy, họ còn nói những lời khó nghe khiến chị vô cùng bức xúc. Về vấn đề này, ông Tước cũng cho biết, cũng sẽ chờ hội đồng chuyên môn xác minh lại, nếu đúng sẽ sử lý nghiêm minh, không để “con sâu làm dầu nồi canh”.

Ông Tước liên tục nói khi nào có kết quả từ hội đồng chuyên môn thẩm định lại vụ việc này mới rõ ai đúng ai sai nhưng ông không cho biết khi nào mới họp thẩm định ? ! ? Như vậy gia đình sản phụ, dư luận sẽ phải chờ đến khi nào, trong khi sự việc đã xảy ra cách hơn một tháng ?

Ông Tước cho rằng “đây là một ca khó”, bệnh khó chẩn đoán, không điển hình nên các bác sĩ ca trực chẩn đoán không ra và phải chuyển sang Bệnh Viện Đa Khoa Bắc Giang. Khi ông Tước nói như vậy, phóng viên thắc mắc: “Tại sao không chẩn đoán không ra mà các bác sĩ bệnh viện Sản Nhi lại kết luận chị V. bị đau do viêm ruột thừa ?”, thì ông Tước nói phải chờ hội đồng chuyên môn thẩm định, có kết quả sẽ trả lời thỏa đáng.

Để tìm hiểu rõ về quá trình khám và kết luận của các bác sĩ ca trực sản phụ V., trong buổi làm việc, phóng viên có yêu cầu xem hồ sơ bệnh án. Tuy nhiên, ông Tước đã từ chối và cho biết: “Hồ sơ đang lưu trữ, chỉ khi nào cơ quan chức năng yêu cầu cung cấp thì chúng tôi sẽ cung cấp cho hội đồng chuyên môn xem”. Những thông tin mà ông Lê Công Tước, phó giám đốc Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang cung cấp cho phóng viên chưa thực sự thỏa đáng. Qua đó, dư luận có quyền đặt ra câu hỏi nghi vấn “Phải chăng vẫn còn nhiều sai sót, khuất tất trong vụ việc thai phụ LTV. ? Có hay không sự thiếu trách nhiệm của các y bác sĩ trong ca trực của bệnh viện này” ?

ĐÀO SƠN, http://www.doisongphapluat.com

CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ

28

CÙNG TƯƠNG TRỢ

Page 29: Ephata 631

TRỢ GIÚP ANH NGÔ ĐỨC MINH Ở KHÁNH HÒA, ĐƯỢC CẤY DA

Lm. Nicôla Nguyễn Hòa, Giáo Xứ Vinh An, Giáo Phận Nha Trang, giới thiệu anh Phêrô Ngô Đức Minh, hiện ngụ tại số 432 đường 3 tháng 4, Xóm Cồn, xã Cam Linh, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, điện thoại: 01664.537.334. Anh Minh bị tai nạn ngày 27.8.2014, phải cưa mất một chân, điều trị tại phòng 17, khu A1, khoa Phục Hồi Chức Năng đường Lý Thường Kiệt, thuộc Bệnh Viện Chợ Rẫy, Sàigòn. Gia đình đã phải lo liệu cho anh từ lúc bị tai nạn đến nay đã gần 100 triệu đồng. Giai đoạn này anh Minh cần sớm được cấy da, chi phí hết 10 triệu đồng. Chúng tôi xin trợ giúp gia đình anh 10 triệu đồng, số tiền được trích từ Chương Trình Bác Ái Phanxicô ( có 2 biên lai ).

530. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỔ TIM CHO CHÁU BÉ TRẦN BỬU CÁT TƯỜNG Ở THỪA THIÊN-HUẾ

Lm. Giuse Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu cháu bé TRẦN BỬU CÁT TƯỜNG, sinh ngày 22.12.2012, con của anh Trần Bửu Gia Cát và chị Hồ Thị Bảo Yến, quê quán ở đội 2, thôn Nam Trường, xã Vĩnh Giang, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế, hiện về Sàigòn tạm trú để chạy chữa cho cháu bé tại số 212 Tam Bình, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, điện thoại liên hệ với mẹ cháu bé, chị Bảo Yến: 01268.706.189.

Cháu bé Cát Tường bẩm sinh tim bị Tứ Chứng Fallot, đã được mổ lần đầu tại Viện Tim Sàigòn ngày 5.7.2013, chi phí hết 20 triệu đồng. Sau đó khi tái khám định kỳ, thấy bệnh trở nặng, phải chuyển sang Bệnh Viện Tâm Đức, phải mổ lần hai và lần 3, tổng chi phí lên hơn 150 triệu đồng, bệnh viện gọi gia đình đóng tạm ứng gấp 50 triệu đồng để vô thuốc kháng sinh. Hiện tại cháu bé đang phải nằm phòng Hồi Sức của Bệnh Viện Tâm Đức.

Ngày 30.10.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp mổ tim cho cháu bé Trần Bửu Cát Tường với số tiền là 40.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp chị Thanh Phương: 300.000 VNDCô Phuong To ( Hoa Kỳ ): 50 USDTrích chia sẻ của ông Đinh Đức Trung ( Hoa Kỳ ): 200 USDBà Huệ ( Canada ): 800.000 VNDBạn Fiat Bảo Quỳnh ( Sàigòn ): 500.000 VNDMột gia đình ẩn danh ( Sàigòn ): 500.000 VNDCa đoàn Việt Linh, Cali ( Hoa Kỳ ): 200 USDMột gia đình ẩn danh ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDBạn Fiat Tố Như ( Sàigòn ): 100.000 VNDHai người ẩn danh ( Sàigòn ): 200.000 VND 10 người ẩn danh ( Sàigòn ): 5.400.000 VNDÔng bà Lâm Hồng, Gx. ĐMHCG ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDChị Trịnh Thị Thủy ( Hà Nội ): 2.000.000 VNDAnh chị Lộc – Kim, Gx. Vườn Xoài ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDGia đình anh chị Bình Châu ( Pháp ): 500.000 VNDMột gia đình ở Gx. Đắc Lộ ( Sàigòn ): 4.000.000 VNDAnh chị Tuấn – Huệ ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDAnh Ngô Văn Quảng ( Sàigòn ): 500.000 VNDBác Tốn, Hóc Môn ( Sàigòn ): 500.000 VNDBạn Fiat Kim Anh ( Đồng Nai ): 500.000 VNDAnh chị Dung – Nam, Phú Nhuận ( Sàigòn ): 5.000.000 VND

Sơ kết đến 15g15 chiều thứ năm 6.11.2014: 28.800.000 VND + 450 USD = 38.400.000 VND

531. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY CHO CHỊ NGUYỄN THỊ THẮM Ở SÀIGÒN

Nữ Tu Têrêsa Ngô Thị Thanh Hằng, Dòng Mến Thánh Giá Tân Lập, Q. 2, Sàigòn, điện thoại số 0919.571.970, giới thiệu Con xin chị Anna NGUYỄN THỊ THẮM, sinh năm 1976, công nhân may, chồng là anh Nguyễn Công Thành, thợ sơn xe, điện thoại số 0985.452.057, có một con trai 4 tuổi, nuôi

29

Page 30: Ephata 631

thêm một người em bị bại não nằm một chỗ từ 30 năm nay, hiện gia đình chị ở chung nhà với cha mẹ tại số 123/12 Ung Văn Khiêm, P. 25, Q. Bình Thạnh, Sàigòn.

Chị bắt đầu khám chữa bệnh ung thư dạ dày tại Bệnh Viện Ung Bướu Sàigòn từ hơn ba năm nay với 19 lần vào thuốc và 3 lần mổ. Lần mổ cuối cùng cách đây 4 tháng để đưa hậu môn ra ngoài nhưng vì chị có nhiều khối u trong ổ bụng nên không thực hiện được. Chi phí điều trị đến nay đã trên 300 triệu đồng, hai vợ chồng đã cạn kiệt tất cả các khoản lương và dành dụm, phải đi vay mượn thêm rất nhiều. Thời gian gần đây bệnh tình nặng hơn, chị không thể hóa trị được nữa, phải chuyển về Bệnh Viện Quận 2, khoa Ung Bướu, phòng 404. Hiện chị không ăn được vì luôn buồn nôn, phải truyền đạm sữa ( 500.000 đồng/túi ), truyền máu, truyền nước... tốn phí rất nhiều vì ngoài danh mục thuốc BHYT, trung bình 2 triệu đồng/tuần.

Ngày 7.11.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp mổ tim cho chị Nguyễn Thị Thắm với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp bé Cát Tường: 1.400.000 VNDCô Tô Kim Phượng, Atlanta, Georgia ( Hoa Kỳ ): 50 USDTrích chia sẻ của ông Đinh Đức Trung ( Hoa Kỳ ): 200 USDGia đình anh Chiến ( Sàigòn ): 3.000.000 VND

Sơ kết đến 12g30 trưa thứ sáu 7.11.2014: 8.400.000 VND + 250 USD

DANH SÁCH CÁC ÂN NHÂN TRỢ GIÚP CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ SỰ SỐNG THÁNG 10.2014

Bà Trịnh Thị Mai, Alhambra, Cali ( Hoa Kỳ ) gửi ngày 1.10, qua cha Thoại ................................ 100 USDChị Hương ( Sàigòn ) gửi ngày 2.10, qua phòng khách Tu Viện .......................................... 200.000 VNDBà Nguyễn Thị Ri ( Sàigòn ) gửi ngày 3.10, qua cha Uy ...................................................... 400.000 VNDGia đình hai bé Phương Thúy – Phương Mai ( Sàigòn ) góp ngày 7.10 .............................. 200.000 VNDMột chị ở Xóm Giáo 1, Gx. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( Sàigòn ) góp ngày 9.10 ................... 200.000 VNDCô Trinh, Xóm Giáo 1, Gx. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( Sàigòn ) góp ngày 9.10 .................... 200.000 VNDBạn Fiat Quế Trân ( Sàigòn ) góp ngày 8.10, qua cha Uy .................................................... 100.000 VNDMột bạn học viên Agape 35 ( Sàigòn ) góp ngày 10.10 ........................................................ 200.000 VNDBạn Fiat Quỳnh Anh ( Sàigòn ) góp ngày 10.10, qua cha Uy .............................................. 200.000 VND Chị Kiều, Nhóm BVSS ( Sàigòn ) góp ngày 11.10, qua cha Uy ............................................ 100.000 VNDChị Hồ Ngọc Thùy Duyên ( Sàigòn ) góp ngày 11.10 .......................................................... 200.000 VND Gia đình cháu bé Đức Toàn ( Sàigòn ) góp ngày 11.10 ....................................................... 100.000 VNDGia đình Nho – Na ( Sàigòn ) góp ngày 12.10 ...................................................................... 500.000 VNDGia đình bé Ý Nhi ( Sàigòn ) góp ngày 12.10 ...................................................................... 100.000 VND Chị Tuyên ( Sàigòn ) góp 12.10, qua cha Uy ....................................................................... 100.000 VND Gia đình bé Bùi Thiện Ân ( Sàigòn ) góp ngày 13.10 ........................................................... 300.000 VNDGia đình bé Nguyễn Nấm ( Sàigòn ) góp ngày 13.10 .......................................................... 100.000 VND Anh Phan Xuân Bửu ( Sàigòn ) qua cha Uy, góp ngày 14.10 ........................................... 1.500.000 VNDCô Nguyễn Thị Thùy Ngân ( Sàigòn ) góp ngày 21.10 ...................................................... 2.500.000 VNDGia đình hai bé Đinh Nguyên và Gia Tường ( Sàigòn ) góp ngày 26.10 .............................. 500.000 VNDCô Mai, Gx. Đa Minh Ba Chuông ( Sàigòn ) góp ngày 27.10 ............................................ 5.000.000 VNDGia đình bé Anna Lê Thị Hoài An ( ? ) góp ngày 30.10 ........................................................ 200.000 VNDHai người ẩn danh ( ? ) góp 31.10, qua cha Uy ................................................................... 250.000 VND

Tổng cộng các ân nhân đã giúp BVSS trong tháng 10 ............................ 100 USD + 13.150.000 VND

30