Đồ án cung cấp điện

42
LỜI NÓI ĐẦU Sau hơn ba mươi năm kể từ khi dành độc lập, hiện nay nền kinh tế nước ta đang thực hiện đổi mới, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Với chính sách phù hợp của Đảng và Nhà nước nền kinh tế nước ta đang vươn lên mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Kéo theo đó đời sống nhân dân cũng ngày càng được nâng cao, các khu công nghiệp tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các khu công nghệ cao và các khu công nghiệp hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, mặt khác nền nông nghiệp thuần nông lao động tay chân của nước ta cũng dần được đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng. Do đó mà nhu cầu tiêu thụ điện năng trên tất cả các lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt… ngày càng gia tăng. Vì vậy việc tính toán thiết kế cung cấp điện cho các biệt khu kinh tế, các khu chế xuất, các xí nghiệp công nghiệp, các nhà máy sản xuất, các khu tái định cư… là hết sức cần thiết. Nhờ vào việc tính toán, thiết kế cung cấp điện mà nguồn năng lượng điện được truyền tải từ nhà máy đến các trạm phân phối điện năng và đến nơi tiêu thụ được thực hiện một cách an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Đồ Án Cung Cấp Điện là kết quả của sự vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế để tính toán thiết kế cung cấp điện cho một phân xưởng. Nhờ đó mà em hiểu rõ hơn những gì đã được học ở phần lý thuyết mà em chưa có dịp ứng dụng vào thực tiễn, đồng thời em cũng hình dung rõ hơn về ý nghĩa của bộ môn cung cấp điện trong ngành điện khí hóa - cung cấp điện. Với sự giúp đỡ, hướng

Upload: tsukuyomivinhcuu

Post on 27-Dec-2015

72 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đồ án cung cấp điện

LỜI NÓI ĐẦU

Sau hơn ba mươi năm kể từ khi dành độc lập, hiện nay nền kinh tế nước ta đang thực hiện

đổi mới, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Với chính sách phù hợp của Đảng và Nhà nước nền

kinh tế nước ta đang vươn lên mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Kéo theo đó đời sống nhân dân cũng

ngày càng được nâng cao, các khu công nghiệp tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các khu công

nghệ cao và các khu công nghiệp hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, mặt khác nền nông nghiệp

thuần nông lao động tay chân của nước ta cũng dần được đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp

dụng. Do đó mà nhu cầu tiêu thụ điện năng trên tất cả các lĩnh vực như: công nghiệp, nông

nghiệp, sinh hoạt… ngày càng gia tăng. Vì vậy việc tính toán thiết kế cung cấp điện cho các biệt

khu kinh tế, các khu chế xuất, các xí nghiệp công nghiệp, các nhà máy sản xuất, các khu tái định

cư… là hết sức cần thiết. Nhờ vào việc tính toán, thiết kế cung cấp điện mà nguồn năng lượng

điện được truyền tải từ nhà máy đến các trạm phân phối điện năng và đến nơi tiêu thụ được thực

hiện một cách an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Đồ Án Cung Cấp Điện là kết quả của sự vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế để

tính toán thiết kế cung cấp điện cho một phân xưởng. Nhờ đó mà em hiểu rõ hơn những gì đã

được học ở phần lý thuyết mà em chưa có dịp ứng dụng vào thực tiễn, đồng thời em cũng hình

dung rõ hơn về ý nghĩa của bộ môn cung cấp điện trong ngành điện khí hóa - cung cấp điện. Với

sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của T.S Phan Đại Nghĩa, em đã thực hiện tập đồ án với nội dung

“thiết kế cung cấp điện cho một phân xưởng cơ khí” nhằm củng cố những kiến thức lý thuyết mà

em đã được học và cũng là cơ sở để chúng em thiết kế những mạng điện lớn hơn sau

này.

Do trình độ kiến thức của em có hạn, thời gian ngắn, tài liệu tham khảo không nhiều cũng

như kinh nghiêm còn hạn chế, chắc chắn tập đồ án này không thể tránh khỏi những chỗ thiếu xót.

Em kính mong thầy Phan Đại Nghĩa góp ý để em có thể bổ sung những chỗ chưa chính xác và

cũng để giúp em hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình.

Em xin chân thành cảm ơn T.S Phan Đại Nghĩa đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình để em

hoàn thành tập đồ án môn học này.

Page 2: Đồ án cung cấp điện

CHƯƠNG I

TÍNH TOÁN PHỤ TẢI

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Vấn đề đầu tiên được đặt ra khi tiến hành thiết kế cung cấp điện cho một phân xưởng đó

là việc phải xác định phụ tải tính toán của phân xưởng đó. Tùy theo phụ tải thực tế cũng như

chính sách phát triển của phân xưởng mà ta thực hiện việc tính toán theo phụ tải thực tế hoặc còn

phải tính thêm phần phụ tải có thể mở rộng trong tương lai của phụ tải phân xưởng. Phần xác

định thêm phần phụ tải mở rộng thường được xác định cho các xí nghiệp công nghiệp hoặc các

nhà máy lớn còn có khả năng phát triển mở rộng sản xuất trong tương lai. Khi xác định phụ tải

tính toán tức là ta phải giải được bài toán xác định phụ tải ngắn hạn hay dài hạn.

Xác định phụ tải ngắn hạn tức là xác định phụ tải công trình ngay sau khi đưa vào vận

hành. Còn xác định phụ tải dài hạn đòi hỏi người thiết kế phải tính thêm phần phụ tải có thể mở

rộng trong tương lai. Phụ tải đó thường được gọi là phụ tải tính toán. Việc xác định chính xác phụ

tải tính toán là một nhiệm vụ rất khó khăn nhưng đây lại là một bước cực kỳ quan trọng. Phụ tải

tính toán chính là cơ sở để người thiết kế có thể dựa vào đó mà tiến hành chọn máy biến áp, dây

dẫn, các thiết bị đóng cắt bảo vệ…,để tính tổn thất công suất, để tính toán dung lượng bù. Việc

xác định chính xác phụ tải tính toán sẽ làm giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu, giảm tổn thất điện

áp, tổn thất công suất, đảm bảo an toàn cho con người và hệ thống thiết bị khi vận hành.

1.2 CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU:

Phân xưởng với tổng diện tích F = 54 x 18 = 972 (m2), phân xưởng cao 7m, chiều dài

54m, chiều rộng 18m.

Phân xưởng gồm một cửa ra vào chính và bốn cửa ra vào phụ, bên trong phân xưởng gồm

phòng KCS, phòng KHO và phần mặt bằng còn lại đặt máy móc thiết bị.

Môi trường làm việc ít bụi, khô ráo, nhiệt độ trung bình hàng năm là 350c.

Sản phẩm của phân xưởng là sản phẩm cơ khí, quy mô sản xuất vừa.

Phân xưởng làm việc theo ca, mỗi ngày 3 ca.

Phân xưởng thuộc hộ tiêu thụ điện loại 3, có nguồn dự phòng.

Page 3: Đồ án cung cấp điện

1.3 SƠ ĐỒ MẶT BẰNG PHỤ TẢI ĐIỆN CỦA PHÂN XƯỞNG:

Sơ đồ mặt bằng phụ tải điện của phân xưởng là số liệu quan trọng để thực hiện các bước

tính toán tiếp theo. Sơ đồ mặt bằng phân xưởng cho thấy vị trí các thiết bị trên toàn bộ mặt bằng

phân xưởng. Các thông số phụ tải điện và sơ đồ mặt bằng phân xưởng được xác định như bảng

bên.(bản vẽ1).

1.4 PHÂN NHÓM PHỤ TẢI:

Phân nhóm phụ tải dựa vào các yếu tố sau:

Phân nhóm theo chức năng: các thiết bị trong cùng một nhóm nên có cùng chức năng.

Phân nhóm theo vị trí: các thiết bị trong cùng một nhóm nên có vị trí gần nhau.

Phân nhóm chú ý phân đều công suất cho các nhóm.

Dòng định mức của nhóm phù hợp với dòng định mức của CB chuẩn.

Số nhóm tùy thuộc vào quy mô của phân xưởng nhưng không nên quá nhiều, thường số

nhóm không lớn hơn 5.

Dựa vào đặc điểm phân bố của phụ tải phân xưởng ta chia phụ tải phân xưởng ra làm hai

nhóm lớn : nhóm A và nhóm B. Các nhóm lớn này được chia làm nhiều nhánh nhỏ được thể hiện

theo bảng số liệu 2 và bảng số liệu 3.

NHÓM A:

Tên nhánh

Kí hiệu máy trên mặt bằng

Số lượng

Pn (KW) cos φ/ tg φ Ku

1 5 2 5 0.8/0.75 0.812 1 12 0.75/0.88 0.7

Tổng 3 222 3 3 3 0.85/0.62 0.8

7 2 7 0.7/1.02 0.85Tổng 5 23

3 3 1 3 0.8/0.75 0.848 1 8 0.7/1.02 0.8310 1 10 0.75/0.88 0.78

Tổng 3 21

Page 4: Đồ án cung cấp điện

NHÓM B:

Tên nhánh

Kí hiệu máy trên mặt bằng

Số lượng

Pn (KW) Cos φ/tg φ Ku

1 3 1 3 0.8/0.75 0.86 1 6 0.75/0.88 0.712 1 12 0.82/0.70 0.65

Tổng 3 212 1 1 1 0.85/0.62 0.8

3 1 3 0.7/1.02 0.854 1 4 0.87/0.57 0.7512 1 12 0.86/0.59 0.8

Tổng 4 203 2 3 2 0.8/0.75 0.85

6 2 6 0.75/0.88 0.75Tổng 5 18

1.5/ XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN:

a/ phụ tải tính toán phần động lực:

Phụ tải tính toán của các nhóm máy được xác định theo công thức sau: Pci=k si∑i=1

n

kui .P¿

Qci=k si∑i=1

n

kui .P¿ tg φ

Sci=√P ci2 +Qci

2

I ci=Sci

U n√3

Trong đó:

Ksi : hệ số đồng thời của nhóm thiết bị thứ i

Kui : hệ số sử dụng của thiết bị thứ i.

Pni : công suất định mức của thiết bị thứ i.

Pci : công suất tính toán của nhóm thiết bị thứ i.

Sci : công suất biểu kiến của nhóm thiết bị thứ i.

Ici : dòng tính toán của nhóm thiết bị thứ i.

Phụ tải tính toán của các tủ phân phối được xác định theo công thức sau:

Page 5: Đồ án cung cấp điện

Pcm=k sm∑i=1

n

Pci

Qcm=k sm∑i=1

n

Pcm tg φcm

Scm=√Pcm2 +Qcm

2

I cm=Scm

U n√3

Trong đó:

Pcm : công suất tính toán tác dụng của tủ phân phối thứ m.

Qcm : công suất tính toán phản kháng của tủ phân phối thứ m.

Scm : công suất tính toán biểu kiến của tủ phân phối thứ m.

ksm : hệ số đồng thời của tủ phân phối thứ m.

a-1/ NHÓM A:

Nhánh 1:

PA1 = 1(0.8x5x2 + 0.7x12) = 16.4 (Kw)

QA1 = 1(0.8x5x2x0.75 + 0.7x12x0.88) = 13.39 (KVar)

SA1 = √(16.4 )2+(13.39)2 = 21.17 (KVA)

I A1=21.17 x103

380√3=32.16 (A )

Nhánh 2:

PA2 = 0.9(0.8x3x3 + 0.85x7x2) = 17.19 (Kw)

QA2 = 0.9(0.8x3x3x0.62 + 0.85x7x2x1.02) = 14.94 (KVar)

SA2 = √(17.19)2+(14.94 )2 = 22.78 (KVA)

I A2=22.78 x103

380√3=34.6 (A )

Page 6: Đồ án cung cấp điện

Nhánh 3:

PA3 = 1(0.84x3 + 0.83x8+0.78x10) = 16.96 (Kw)

QA3 = 1(0.84x3x0.75 + 0.83x8x1.02 + 0.78x10x0.88) = 15.53 (KVar)

SA3 = √(16.96)2+(15.53)2 = 23 (KVA)

I A3=23 x103

380√3=34.94 (A)

Phụ tải tính toán cho nhóm A (tủ phân phối DB1):

PA = 1(16.4 + 17.19 + 16.96) = 50.55 (Kw)

QA = 1(19.39 + 14.94 + 15.53) = 43.86 (KVar)

SA = √(50.55)2+(43.86)2 = 66.93 (KVA)

I A=66.93 x103

380√3=101.68 (A )

Bảng thống kê công suất tính toán cho các nhánh máy trong nhóm A:

Tên nhánh Ksi Pci (Kw) Qci (KVar) Sci (KVA) Ici (A)Nhánh 1 1 16.4 13.39 21.17 32.16Nhánh 2 0.9 17.19 14.94 22.78 34.6Nhánh 3 1 16.96 15.53 23 34.94

Nhóm A (DB1) 1 50.55 43.86 66.93 101.68

a-2/ NHÓM B:

Nhánh 1:

PB1 = 1(0.8x3 + 0.7x6 + 0.65x12) = 14.4 (Kw)

QB1 = 1(0.8x3x0.75 + 0.7x6x0.88 + 0.65x12x0.7) = 10.96 (KVar)

SB1 = √(14.4 )2+(10.96)2 = 18.1 (KVA)

IB1=18.1x 103

380√3=27.5(A)

Nhánh 2:

PB2 = 0.9(0.8x1 + 0.85x3 + 0.75x4 + 0.8x12) = 14.36 (Kw)

Page 7: Đồ án cung cấp điện

QB2 = 0.9(0.8x1x0.62 + 0.85x3x1.02 + 0.75x4x0.57 + 0.8x12x0.59) = 9.42 (KVar)

SB2 = √(14.36)2+(9.42)2 = 17.17 (KVA)

IB2=17.17 x103

380√3=26.1(A)

Nhánh 3:

PB3 = 0.9(0.85x2x3 + 0.75x 6x2) = 12.69 (Kw)

QB3 = 0.9(0.85x2x3x0.75 + 0.75x 6x2x0.88) = 10.57 (KVar)

SB3 = √(12.69)2+(10.57)2 = 16.52 (KVA)

IB3=16.52 x103

380√3=25.1(A)

Phụ tải tính toán cho nhóm B (tủ phân phối DB2):

PB = 1(14.4 +14.36 + 12.69) = 41.45 (Kw)

QB = 1(10.96 + 9.42 + 10.57) = 30.95 (KVar)

SB = √(41.45)2+(30.95)2 = 51.73 (KVA)

IB=51.73 x103

380√3=78.6 (A)

Bảng thống kê công suất tính toán cho các nhánh máy trong nhóm B:

Tên nhánh Ksi Pci (Kw) Qci(KVar) Sci (KVA) Ici(A)Nhánh 1 1 14.4 10.96 18.1 27.5Nhánh 2 0.9 14.36 9.42 17.17 26.1Nhánh 3 0.9 12.69 10.57 16.52 25.1

Nhóm B (DB2) 1 41.45 30.95 51.73 78.6

Phụ tải tính toán phần động lực:

Phụ tải tính toán phần động lực cho phân xưởng được xác định như sau:

Pttdl=ks∑i=1

n

Pm

Page 8: Đồ án cung cấp điện

Qttdl=ks∑i=1

n

Pm tg φ

Sttdl = √Pttdl2 +Qt tdl

2

Trong đó:

Pttdl : công suất tác dụng tính toán động lực của phân xưởng.

Qttdl : công suất phản kháng tính toán động lực của phân xưởng.

Sttdl : công suất biểu kiến động lực của phân xưởng.

Ks: hệ số đồng thời của tủ phân phối chính.

Ptti: công suất tác dụng tính toán của tủ phân phối phụ thứ i.

Pttdl = 1(50.55 + 41.45) = 92 (Kw)

Qttdl = 1(43.86 + 30.95) = 74.81 (KVar)

Sttdl = √(92)2+(74.81)2 = 118.58 (KVA)

b/ phụ tải tính toán phần chiếu sáng:

Do quy trình sản xuất và đặc điểm của phân xưởng sản xuất ta xem như toàn phân xưởng

được chiếu sáng đều với loại đèn METAL HALIDE.

Phụ tải tính toán chiếu sáng cho phân xưởng được xác định sơ bộ theo phương pháp suất chiếu

sáng trên một đơn vị diện tích.

Pcl = P0 x F.

Trong đó:

• P0 : suất chiếu sáng trên một đơn vị diện tích, P0 = 10 W/m2 (tra bảng suất phụ tải chiếu sáng -

giáo trình Cung Cấp Điện của T.S Quyền Huy Ánh).

• F : diện tích phân xưởng.

Page 9: Đồ án cung cấp điện

F = 54 x 18 = 972 (m2).

Pcl = 10 x 972 = 9720 (w) = 9.72 (Kw)

Chọn hệ số công suất cosφ = 0.95 (do đèn có sử dụng tụ bù riêng cho mỗi đèn).

Qcl = Pcltgφ = 9.72 x 0.329 = 3.20(Kvar).

Scl = √Pcl2 +Qcl

2 = √(9.72)2+(3.2)2 = 10.23 (KVA)

Chiếu sáng sự cố:

Chọn công suất chiếu sáng sự cố bằng 20% công suất chiếu sáng. Plsc = 0.2 x 9.72 =1.94 (Kw)

Ta dùng loại đèn acquy 20 w Cosφ = 0.6 ( tgφ = 1.33) vận hành theo chế độ sau:

• Khi có điện sẽ cấp điện nạp cho acquy.

• Khi mất điện nguồn từ acquy sẽ cấp nguồn cho các đèn chiếu sáng sự cố.

• Dòng nạp cho acquy bằng 1/10 dòng định mức.

Pttlsc=1

10x1.94=0.19(Kw)

Qttlsc = 0.19 x 1.33 = 0.26 (KVar)

Sttlsc = √Pttlsc2 +Qttlsc

2 = √(0.19)2+(0.26)2 = 0.32 (KVA)

c/ Tính toán ổ cắm :

30 ổ cắm một pha 15 A, cosφ = 0.8 ; 10 ổ cắm 3 pha cosφ = 0.8.

Pco1p = 240 x15 x 0.8 x 30 = 86400 (w) = 86.4 (Kw)

Qco3p = 3 x 400 x 15 x 0.8 x 10 = 83138.0 (w) = 83.14 (Kw).

Coi như các thiết bị sử dụng điện một pha được phân đều trên ba pha:

Pttco = (86.4 + 83.14)0.1= 16.95 (Kw)

Qttco = 16.95 x0.75 = 12.71(Kvar)

d/ tổng công suất tính toán của ổ cắm và chiếu sáng:

Page 10: Đồ án cung cấp điện

Plo = Pttco + Pttlsc + Pcl = 9.72 + 0.19 + 16.95 = 26.86 (Kw)

Qlo =Qttco + Qttlsc + Qcl = 0.26 + 3.20 + 12.71 = 16.17 (KVar)

Slo = √Plo2 +Q lo

2 = √(26.86)2+(16.17)2 = 61.04 (KVA)

e/ xác định phụ tải tính toán cho toàn phân xưởng:

Pttpx = Pttdl + Pttlo = 105.35 + 26.86 = 132.21 (Kw)

Qttpx = Qtdl + Qttlo = 62.58 + 16.17 = 78.75 (KVar)

Sttpx = √Pttpx2 +Qttpx

2 = √(132.21)2+(78.75)2 = 153.89 (KVA)

I ttpx=S ttpx

U n√3=153.89 x103

380√3=222(A)

1.6/ XÁC ĐỊNH TÂM PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CHO PHÂN XƯỞNG:

Tọa độ tâm phụ tải tính toán của phân xưởng được xác định theo công thức sau:

X nhi=∑i=1

n

Pi X i

∑i=1

n

P i

Y nhi=∑i=1

n

PiY i

∑i=1

n

P i

Trong đó:

Pi: công suất định mức của thiết bị thứ i

Xnhi: tọa độ x của tâm nhóm thiết bị thứ i

Ynhi : tọa độ y của tâm nhóm thiết bị thứ i

Xi: tọa độ x của thiết bị thứ i

Yi: tọa độ y của thiết bị thứ i

Page 11: Đồ án cung cấp điện

Ta chọn trục tọa độ oxy : lấy gốc tọa độ phía dưới, bên trái; trục tung oy trùng với cạnh chiều rộng

của mặt bằng, trục hoành ox trùng với cạnh chiều dài của mặt bằng phân xưởng.

a/ Nhóm A:

STT Ký Hiệu Pn (Kw) X(m) Y(m) X.Pn Y.Pn

1 3A 3 5 16 15 482 3B 3 13.6 14.6 40.8 43.83 3C 3 13.6 9.6 40.8 28.84 3D 3 13.6 4.6 40.8 13.85 5A 5 1.7 12.5 8.5 62.56 5B 5 1.7 3.5 8.5 17.57 7A 7 5.8 3.25 40.6 22.758 7B 7 8.2 3.25 57.4 22.759 8 8 21.7 8.2 173.6 65.610 10 10 20.5 15 205 15011 12 12 7.5 10 90 120

X nhA=∑i=1

n

P iX i

∑i=1

n

Pi

=72166

=10.92(m)

Y nhA=∑i=1

n

PiY i

∑i=1

n

Pi

=595.566

=9.02(m)

Vậy tọa độ tâm phụ tải của nhóm A là IA(10.92 , 9.44) (m)

b/ Nhóm B:

STT Ký Hiệu Pn (Kw) X(m) Y(m) X.Pn Y.Pn

1 1 1 32 2.2 32 2.22 2A 2 52.2 11.2 104.4 22.43 2B 2 52.2 7.2 104.4 14.44 2C 2 52.2 3.8 104.4 7.65 3E 3 41 16 123 486 3F 3 39 2 117 67 4 4 45.3 10 181.2 408 6A 6 32.5 16.2 195 97.29 6B 6 44.9 2.5 269.4 1510 6C 6 48.2 2.5 289.2 1511 12A 12 38.3 12.5 459.6 150

Page 12: Đồ án cung cấp điện

12 12B 12 38.3 7 459.6 84

X nhB=∑i=1

n

Pi X i

∑i=1

n

Pi

=2439.259

=41.34 (m)Y nhB=∑i=1

n

PiY i

∑i=1

n

Pi

=501.859

=8.51 (m)

Vậy tâm phụ tải của nhóm B là IB (41.34,8.51) (m)

c/ Tọa độ tâm phụ tải của toàn phân xưởng:

X px=∑i=1

n

Ptti Xnhi

∑i=1

n

Ptti

Y px=∑i=1

n

PttiY nhi

∑i=1

n

Ptti

Trong đó:

Xnhi , Ynhi : lần lượt là tọa độ của nhóm thứ i.

Ptti : là công suất tính toán của thiết bị thứ i.

X px=∑i=1

n

Ptti Xnhi

∑i=1

n

Ptti

=721+2439.266+59

=25.28 (m)

Y px=∑i=1

n

PttiY nhi

∑i=1

n

Ptti

=595.5+501.866+59

=8.78 (m )

Tọa độ tâm của phụ tải của các nhóm máy và tọa độ tâm phan xưởng được thể hiện theo bản vẽ 2.

1.7/ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẶT TỦ PHÂN PHỐI CHÍNH VÀ CÁC TỦ PHỤ:

Page 13: Đồ án cung cấp điện

Việc lắp đặt tủ động lực cho từng nhóm máy cung như tủ động lực cho toàn phân xưởng phải đảm

bảo các yêu cầu sau:

Tủ phải đặt gần tâm phụ tải.

Thuận tiện cho việc quan sát toàn nhóm máy hay toàn phân xưởng.

Không gây cản trở lối đi.

Gần cửa ra vào, thông gió tốt.

Như vậy ta nên đặt tủ phân phối chính MDB ( Main Distribution Board) và tủ phân phối phụ

(Distribution Board) gần tâm phụ tải chính của phân xưởng và tâm phụ tải của nhóm. Tủ phân phối

cho phần chiếu sáng (Distribution Lighting Board) được đặt gần cửa ra vào của phân xưởng cho tiện

việc điều khiển chiếu sáng. Vị trí các tủ phân phối được hiệu chỉnh theo bản vẽ số 3.

Page 14: Đồ án cung cấp điện
Page 15: Đồ án cung cấp điện
Page 16: Đồ án cung cấp điện

CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐI DÂY

2.1/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Phương án cung cấp điện bao gồm những vấn đề chính như: cấp điện áp, nguồn điện, sơ đồ đi

dây, phương án vận hành,… đó là những vấn đề quan trọng bởi vì việc xác định đúng đắn và hợp lý

các vấn đề đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành, khai thác và hiệu quả của hệ thống cung cấp

điện. sai lầm pham phải khi xác định phương án cung cấp điện gây hậu quả xấu lâu dài về sau, đôi khi

phải trả giá rất đắt cho những sai lầm đó.

Vì vậy để xác định phương án cung cấp điện hợp lý nhất chúng ta phải thu thập và phân tích

đầy đủ các số liệu ban đầu, trong đó quan trọng nhất là phụ tải tính toán. Trong phương án cung cấp

điện thì việc đi dây cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. việc lựa chọn phương án đi dây cho mạng

điện cũng quyết định khả năng xử lý khi có sự cố xảy ra, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo

quản cũng như vận hành sửa chữa. ngoài ra nó còn góp phần thể hiện tính thẩm mỹ và tính bố trí

khoa học trong phân xưởng.

2.2 VẠCH PHƯƠNG ÁN ĐI DÂY MẠNG ĐIỆN PHÂN XƯỞNG:

2.2.1 Yêu cầu:

Việc lựa chọn phương án đi dây trong phân xưởng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Đảm bảo chất lượng, tức là đảm bảo tiêu chuẩn về tần số và điện áp.

Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện phù hợp với yêu cầu của phụ tải.

Thuận tiện và an toàn trong vận hành, lắp đặt và bảo trì sửa chữa.

Đảm bảo tính kinh tế.

Sơ đồ nối dây đơn giản rõ ràng.

Ngoài ra tùy theo đặc điểm của từng phân xưởng cũng như yêu cầu công nghệ mà chúng ta phải xét

thêm các yếu tố như: đặc điểm của quá trình công nghệ, yêu cầu cung cấp điện cho phụ tải, khả năng

cấp vốn đầu tư và thiết bị, trình độ kỹ thuật vân hành của công nhân,…

Phân tích các phương án đi dây:

Page 17: Đồ án cung cấp điện

Thường để đơn giản trong lắp đặt và vận hành người ta thường chọn hai phương án đi dây sau:

a.Sơ đồ hình tia: (dùng cho nơi có tải tiêu thụ tập trung)

Ưu điểm:

Sơ đồ nối dây rõ ràng cho mỗi hộ tiêu thụ.

Mỗi thiết bị được cung cấp từ một đường dây riêng, ít chịu ảnh hưởng từ hộ bên cạnh.

Độ tin cậy cung cấp điện cao, dễ dàng áp dụng tự động hóa và bảo vệ.

Dễ vận hành, xác định sự cố để sửa chữa, bảo quản, mở rộng sản xuất.

Kích thước dây dẫn giảm dần về phía cuối mạch.

Nhược điểm:

Nhược điểm của sơ đồ này là sự cố xảy ra trong đường dây chính cấp điện thì sẽ cắt tất cả các

mạch phía sau.

Vốn đầu tư lớn.

b. Sơ đồ hình tia phân nhánh: (dùng để điều khiển tập trung lưới).

Page 18: Đồ án cung cấp điện

Ưu điểm:

Độ tin cậy cung cấp điện cao.

Có tính kinh tế cao hơn so với sơ đồ hình tia.

Nhược điểm:

Khi đường nhánh nào đó có sự cố thì ảnh hưởng đến nhánh bên cạnh.

Sơ đồ trở nên phức tạp khi có một số lượng lớn mạch, yêu cầu bảo vệ ở mức cao.

Khó áp dụng các phương pháp tự động hóa, khí cụ bảo vệ.

2.2.3 Vạch phương án đi dây:

Mạng điện của phân xưởng được cung cấp từ lưới điện 15 Kv quốc gia. Qua trạm biến áp,

điện được cung cấp tới tủ phân phối chính của phân xưởng, từ tủ qua hệ thông dây dẫn được đi máng

cáp. Từ tủ phân phối chính điên được cung cấp đến các tủ phân phối phụ rồi từ đây cung cấp đến các

động cơ qua hệ thống dây dẫn được thực hiện đi trên máng cáp.

Phụ tải của phân xưởng là phụ tải tập trung, phân xưởng thuộc hộ tiêu thụ điện loại ba nên ta

chọn phương án đi dây cho mạng điện phân xưởng là: mạng hình tia.

Do công suất của các máy tương đối nhỏ nên ta chọn phương án đi dây cho các nhóm như sau:

Page 19: Đồ án cung cấp điện

Phương pháp đi dây cho nhóm A:

Thiết bị Nhánh Công suất nhánh5A, 5B,12A 1 22

3B,3C,3D,7A,7B 2 233A,10,8 3 21

Phương pháp đi dây cho nhóm B:

Thiết bị Nhánh Công suất nhánh6A,3E,12B 1 2112C,4,3F,1 2 20

2A,2B,2C,6B,6C 18

2.3 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG ÁN LẮP ĐẶT DÂY:

Có nhiều phương pháp lựa chọn hệ thống dây dẫn và phương pháp lắp đặt dây cho phân

xưởng theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Theo tiêu chuẩn IEC 364-5-52(1993) quy định việc lựa chọn

và lắp đặt hệ thông dây dẫn dựa trên nguyên tắc liên quan đến cáp và dây dẫn, cách đấu nối ngầm, giá

đỡ hay cáp treo,…

Dựa theo tiêu chuẩn IEC ta chọn các phương án đi dây như sau:

Tuyến dây từ trạm biến áp đến tủ phân phối chính MDB: vì đây là tuyến dây chính chịu dòng

tải lớn nên thường dùng cáp đồng đơn lõi bọc cách điện PVC (thường là 3 cáp dây pha và 1

cáp trung hòa). Chọn phương án lắp đặt đi trên thang cáp.

Tuyến dây từ tủ phân phối chính MDB đến tủ phân phối phụ DB: thường dùng cáp đồng đơn

lõi hay đa lõi bọc PVC, chọn phương án lắp đặt đi trên máng cáp.

Tuyến dây từ tủ phân phối phụ DB đến các động cơ:vì tải ba pha công suất tương đối nhỏ nên

ta chọn cáp đồng 3 lõi, cáp bọc PVC, chọn phụ tải đi dây trên máng cáp.

Page 20: Đồ án cung cấp điện

Sơ đồ mặt bằng đi dây (Bản vẽ số 4)

Page 21: Đồ án cung cấp điện

Sơ đồ nguyên lý đi dây trong mạng phân xưởng:

Page 22: Đồ án cung cấp điện

Chương 3

CHỌN BIẾN ÁP

3.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trạm biến áp là một trong những phần tử quan trọng nhất của hệ thống cung cấp điện.

Trạm biến áp dùng để biến đổi điện áp này sang cấp điện áp khác, các trạm biến áp, trạm phân

phối, đường dây tải điện cùng với các nhà máy điện làm thành một hệ thống phát và truyền tải

điện năng thống nhất.

Dung lượng của các máy biến áp, vị trí, số lượng và phương thức vân hành của các trạm

biến áp có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện. Vì

vậy, việc lựa chọn các trạm biến áp bao giờ cũng gắn liền với việc lựa chọn phương án cung cấp

điện. Dung lượng máy biến áp và các thông số khác của trạm biến áp phụ thuộc vào phụ tải của

nó, vào phụ tải của nó , vào cấp điện áp, và phương thức vận hành của máy biến áp,…

3.2 CHỌN SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA TRẠM BIẾN ÁP:

3.2.1 Chọn vị trí đặt trạm biến áp:

Vị trí trạm biến áp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

An toàn và liên tục cung cấp điện.

Khả năng phát triển phụ tải sau này.

Tiêu tốn kim loại màu ít nhất.

Gần tâm phụ tải, thuận tiện cho nguồn cung cấp đi tới.

Thao tác vận hành quản lý dễ dàng và phòng cháy nổ,bụi và khí ăn mòn.

Tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận hành thấp nhất.

Ngoài ra vị trí đặt trạm biến áp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như:

Môi trường có khí ăn mòn.

Môi trường dễ cháy.

Kết cấu, quy hoạch của công trình xây dựng.

Page 23: Đồ án cung cấp điện

Căn cứ vào các yêu cầu trên và dựa vào sơ đồ vị tríphân xưởng sửa chữa cơ khí. Ta chọn vị trí lắp

đặt trạm biến áp như sau: Trạm biến áp đặt ngoài phân xưởng cách tủ phân phối chính 12m và

gần lưới điện quốc gia.

3.2.2 Lựa chọn máy biến áp:

` Lựa chọn máy biến áp bao gồm lựa chọn số lượng, công suất chủng loại, kiểu cách

và các tính năng khác của máy biến áp.

a.Chọn số lượng và chủng loại máy biến áp:

Có nhiều phương pháp để xác định số lượng và chủng loại máy biến áp, nhưng

thường phải dựa vào những nguyên tắc chính sau đây:

Chủng loại máy biến áp trong cùng một trạm biến áp nên đồng nhất (hay ít chủng loại).

Để giảm máy biến áp dự phòng trong khovà thuận tiện trong lắp đặt vận hành.

Số lượng máy biến áp trong trạm biến áp : đối với hộ tiêu thụ loại một, thường

chọn hai máy biến áp trở lên. Đối với hộ tiêu thụ loại hai, số lượng máy biến áp được

chọn còn phụ thuộc vào việc so sánhcác hiệu quả kinh tế - kỹ thuật. Tuy nhiên để đơn

giản trong vận hành, số lượng máy biến áp trong trạm biến áp không nên quá ba máy và

các máy biến nên có cùng chủng loại và công suất.

b. Xác định công suất máy biến áp:

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để xác định công suất của máy biến áp nhưng

vẫn dựa trên nội dung các nguyên tắc sau đây:

Chọn theo điều kiện làm việc bình thường, có xét đến quá tải cho phép. Mức độ quá tải

được tính sao cho hao mòn cách điện trong thời gian đang xét là cho phép.

Kiểm tra theo điều kiện quá tải sự cố với thời gianhạn chế không gián đoạn cung cấp điện.

Sau đây giới thiệu điển hình một phương pháp điển hình để xác định công suất trạm biến áp. Đó

là phương pháp quá tải 3% (theo điều kiện làm việc bình thường). Dựa vào đồ thị phụ tải ta thực

hiện việc tính toán qua các bước sau:

Page 24: Đồ án cung cấp điện

SBA≥Smax

Kqtbt

SBA: công suất định mức máy biến áp

Smax:công suất phụ tải lớn nhất

Kqtbt: hệ số quá tải khi máy biến áp không gặp sự cố

Kqtbt=1+(1−K đk ) .0,3

Kđk: hệ sso điền kín của đồ thị phụ tải

Kđk=S tb

Smax

3.3 CHỌN BIẾN ÁP CHO PHÂN XƯỞNG:

3.3.1 Chọn máy biến áp:

Phân xưởng thuộc hộ tiêu thụ loại ba nên ta chọn một máy biến áp cho trạm biến áp.

Phụ tải của phân xưởng thực tế được xác định theo các đồ thị dưới đây:

Đồ thị phụ tải của phân xưởng:

Page 25: Đồ án cung cấp điện

Đồ thị công suất tác dụng của phân xưởng

Page 26: Đồ án cung cấp điện

Đồ thị công suất phản kháng của phân xưởng

Page 27: Đồ án cung cấp điện

Đồ thị công suất phản kháng của phân xưởng

Từ quá trình tính toán ta có phụ tải tính toán của phân xưởng Smax=154(KVA).

Page 28: Đồ án cung cấp điện

MÁY BIẾN ÁP 3 PHA _ 180 KVAThông số kĩ thuậtTổn hao không tải Po (W) 510Dòng điện không tải Io (%) 2Tổn hao ngắn mạch ở 75 độ C Pk(W)

2350

Điện áp ngắn mạch Uk (%) 4Kích thước máyL 1035W 890H 1380A 550Trọng lượngDầu 239Ruột máy 536Tổng 1025

3.3.2/ sơ đồ nối dây trong trạm và đo lường trong trạm:

Ta chọn trạm biến áp giàn, công suất máy biến áp 160KVA .

Thực hiện đo lường phía trung áp. Đồng hồ đo lườngđược gắn trước trạm biến áp. Thực

hiện đo lường bằng cách lấy nguồn áp và dòng điện từ lưới trung áp 15KV qua các

máy CT biến dòng và biến áp CV rồi đưa vào hệ thống đo lường.

Sơ đồ kết nối trạm biến áp như sau:

Page 29: Đồ án cung cấp điện

Sơ đồ trạm biến áp phân xưởng

Page 30: Đồ án cung cấp điện

CHƯƠNG IV:

CHỌN DÂY VÀ KHÍ CỤ BẢO VỆ

4.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Dây dẫn và khí cụ bảo vệ là một trong các thành phần chính của hệ thống cung cấp điện.

Vì vậy việc lựa chọn dây dẫn và cáp theo đúngtiêu chuẩn kỹ thuật và thỏa mãn các yêu cầu về

kinh tế của một hệ thống cung cấp điện là một việc quan trọng. Việc lựa chọn đúng dây dẫn và

các thiết bị bảo vệ sẽ quyết định đến chất lượng của một hệ thống cung cấp điện. Góp phần giảm

giá thànhvề việc cung cấp năng lượng điện cho sản xuất, từ đó có thể nâng cao chất lượng sản

phẩm, giảm giá thành, tăng cao tính cạnh tranh.

Chọn dây dẫn và khí cụ bảo vệ phải dựa trên cáctiêu chuẩn đã được quy định như: tiêu

chuẩn IEC, tiêu chuẩn TCVN,…Không nên chọn dây dẫn và khí cụ bảo vệ quá khác nhau, điều

đó sẽ gây nên sự khó khăn trongquá trình lắp đặt cũng như vận hành hoặc bảo trì.

4.2 CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP:

4.2.1 Lựa chọn các loại cáp:

Page 31: Đồ án cung cấp điện

Chọn cáp và dây dẫn do hãng sản xuất CADIVI sản xuất. với mạng hạ áp CADIVI sản xuất các

loại dây chính như:

Dây cáp CV đơn lõi, cách điện bằng PVC, ruột đồng nhiều sợi, điện áp cho phép tới

660V.

Dây cáp CVV đa lõi, cách điện PVC, ruột đồng nhiều sợi điện áp cho phép tới 660V

thường được dùng từ tủ phân phối chính MDB đến tủ phân phối phụ DB.

Dây cáp điện lực LV-ABC vặn xoắn , đa lõi cách điệnPVC, ruột dẫn bằng nhôm, có sợi

thép ở giữa để tăng độ bền cơ thường sử dụng truyền tải trong mạng hạ áp trên không.

Dựa vào điều kiện thực tế của mặt phân xưởng ta thực hiện chọn loại cáp và dây dẫn cho phân

xưởng như sau:

Tuyến dây từ trạm biến áp đến tủ phân phối chính chọn cáp đồngCV đơn lõi bọc PVC

cách điện đi trên máng cáp.

Tuyến dây từ tủ phân phối chính MDB đến tủ phân phối phụ DB chọn cáp đồng đơn lõi,

bọc cách điện PVC, đi dây trên máng cáp.

Tuyến dây từ các tủ phân phối phụ đến các phụ tải chọn dây CVV 3 lõi bọc cách điện

PVC, đi dây trên máng cáp.

4.2.2 Chọn dây dẫn và cáp theo điều kiện phát nóng:

Ta thực hiện các bước chọn dây dẫn và cáp theo sơ đồ như sau:

Page 32: Đồ án cung cấp điện
Page 33: Đồ án cung cấp điện