deltaviet - nghệ thuật giao tiếp - nhận biết người nói dối

19
Trình bày: DeltaViet Khóa học Hành Trình Delta Trực Tuyến www.hanhtrinhdelta.edu.vn Làm thế nào để biết một người đang nói dối?

Upload: deltaviet

Post on 22-Apr-2015

15.598 views

Category:

Education


1 download

DESCRIPTION

Phân tích những dấu hiệu ngôn ngữ, cử chỉ ở người đối diện để nhận biết họ có đang nói dối bạn hay không.

TRANSCRIPT

Page 1: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

Trình bày: DeltaViet

Khóa học Hành Trình Delta Trực Tuyến

www.hanhtrinhdelta.edu.vn

Làm thế nào để biết một người đang nói dối?

Page 2: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

• “Thật thú vị khi biết được ai đó đang nói dối và ta giả vờ tin điều đó”

– Hẳn bạn không một lần nghĩ đến điều này, và ước rằng có đủ khả năng

để phát hiện ra một người có đang nói dối hay không. Tuy nhiên, chúng ta

vẫn chỉ đang cố gắng phát hiện ra lời nói dối qua độ tin cậy của lời nói và

nhân cách người đó. Một người đáng tin cậy thì lời nói ra ắt hẳn sẽ chẳng

bao giờ là dối trá. Thế nhưng thế nào là đáng tin cậy? Một người chỉ mới

gặp lần đầu hoặc vài lần thì làm sao biết lời nói của họ có đáng tin hay

không?

• Qua việc đưa ra các dấu hiệu về ngôn ngữ cơ thể, cách sử dụng ngôn từ

trong cuộc hội thoại, slide này sẽ giúp bạn nhận biết liệu người đối diện có

đang nói dối mình hay không

Và có thể một vài lợi ích khác như, bạn sẽ áp dụng để che đậy lời nói dối

của mình, chẳng hạn

Lợi ích khi xem slide

Page 3: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

Phát hiện lời nói dối như thế nào?

1 • Dấu hiệu của ngôn ngữ cơ thể

2

• Thái độ và sự ảnh hưởng cá nhân

3 • Nội dung lời nói và ngữ cảnh

4 • Một số dấu hiệu khác

Page 4: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

• Chúng ta ghét bị ai đó lừa dối. Nhân loại ghét sự dối trá. Và thật đáng tiếc

là không ít người sử dụng chúng với mục đích kém cao thượng.

Page 5: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

1. Ngôn ngữ cơ thể lật trần lời nói dối

• Một tên mũi dài có thể nói trơn tru vô số điều giả tạo với ánh mắt tỏ ra vẻ

thành thật nhưng các cử động tay, cơ mặt, cử động mắt ít khi trung thành

với chủ nhân của nó. Điều này có nghĩa là, khi một người nói dối, anh ta có

thể nói mọi thứ sao cho đáng tin nhất, trừ việc điều khiển cơ thể cho khớp

với sự thành thật mà anh ta cố thể hiện.

• Các chuyên gia tâm lý tin rằng, ngôn ngữ cơ thể biểu hiện cảm xúc

thật của một người rất lớn, trong nhiều trường hợp nó thể hiện đến

80% lượng thông tin mà người đối diện thực sự muốn truyền tải. Khi

đang cố che đậy một sự thật nào đó, thần kinh chúng ta căng thẳng hơn

thường lệ (đôi khi chúng ta không nhận ra điều này), và các cử động tay

chân sẽ nhịp theo sự căng thẳng này (ví dụ như khi bạn ngạc nhiên thì mắt

mở to ra để thu nhận nhiều thông tin hơn bình thường, khi bế tắc bạn ôm

đầu như một kiểu bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công…- đây là những phản xạ

bạn không hề ý thức được)

Nếu tinh ý, bạn sẽ nhận ra các dấu hiệu sau ở một kẻ đang nói dối:

Page 6: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

Những cử chỉ phổ biến của kẻ nói dối

• Tránh nhìn vào mắt bạn. Dân gian vẫn truyền tai nhau một chiêu thức hiệu

quả để phát hiện ra kẻ nói dối là hãy yêu cầu họ nhìn thẳng vào mắt bạn.

Những ai không dám nhìn vào mắt đối phương khi trao đổi điều gì đó là kẻ

không thành thật. Tuy nhiên chiêu thức này không phải lúc nào cũng có tác

dụng, vì sự thật là ngày nay không hiếm những kẻ “nói dối không chớp mắt”

Bên cạnh đó là có người rụt rè, nhút nhát không dám nhìn thẳng vào mắt

người khác. Bạn cần phải quan sát nhiều dấu hiệu hơn nữa từ đối tượng.

Dù sao đi nữa, đây cũng là một yếu tố quan trọng không nên bỏ qua

Cẩn thận với

những kẻ “nói dối

không chớp mắt”

Page 7: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

• Hai bàn tay nắm chặt với nhau, tay, chân cố thu hẹp lại sát với cơ thể

để càng hạn chế bớt không gian càng tốt. Sự thu hẹp này mang ý nghĩa

giấu mình, không chia sẻ quyền riêng tư và như thế, họ đang cố gắng che

dấu con người thật của mình.

• Đưa tay sờ mặt, miệng, mũi cổ hoặc tai: đây là thông điệp ngầm cho

thấy kẻ nói dối đang cố điều chỉnh luận điệu và sắc thái lời nói sao cho

đáng tin nhất. Họ sợ bị phát hiện ra mình đang nói dối nên cố giữ bình tĩnh

và điều tiết cảm xúc bằng những cử động như trên.

Page 8: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

Bước 2: …………………….

• Biểu hiện cảm xúc chỉ giới hạn ở việc cử động các cơ miệng thay vì

toàn bộ khuôn mặt (ví dụ cảm xúc vui, buồn, giận dữ…) Chẳng hạn, khi

một người cười vì vui sướng, ánh mắt họ sẽ ánh lên sự thích thú, cơ trên

trán giãn ra, cơ quanh vùng mắt uốn cong xuống, cơ hàm bị đẩy về phía

sau khiến khuôn mặt có vẻ giãn ra thoải mái hơn. Nếu sự thay đổi chỉ diễn

ra ở sự thay đổi cơ vòm miệng thì đó là một nụ cười gượng gạo và sẽ hiển

thị một ý nghĩa khác mà không phải là vui sướng.

Một nụ cười rất “kỹ thuật”

Page 9: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

• Thường không thoải mái với câu trả lời dối trá của mình:

Nghiêng đầu hoặc xoay người khi trả lời.

• Cử chỉ không khớp với nội dung lời nói:

Hãy lưu ý đến điều này. Giả sử bạn đang xem một vở kịch câm. Chỉ cần

nhìn vào các dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể của họ, bạn cũng đoán ra cảm xúc

của họ đang diễn ra như thế nào, đúng không? Bây giờ hãy tưởng tượng,

một đoạn hội thoại được ráp vào và không khớp với những chuỗi cảm xúc

đó, bạn sẽ nhận ra ngay sự bất thường trong lời nói của họ.

Ví dụ ánh mắt nhìn xuống, vai hơi thõng xuống chắc chắn là biểu hiện của

một tâm trạng buồn bã, thất vọng…nên khi họ nói “tôi đang vui”, chắc chắn

đó là lời nói không thật lòng.

Giải thích thêm của

Bờm: Bạn không thể

tin vào lời nói “anh yêu

em” kèm theo một cái

nhún vai, phải không?

Page 10: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

2. Thái độ và ảnh hưởng cá nhân

• Các chuyên gia tâm lý khẳng định, một người nói dối cố gây ảnh hưởng cá

nhân và mong muốn khẳng định lời mình nói hơn bình thường. Họ có

khuynh hướng đưa ra lời phản bác hơn là lúc thành thật. Một vài điểm sau

sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về điều này:

Page 11: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

Người nói dối thường tỏ thái độ

như thế nào?

• Dò xét thái độ của bạn sau khi nói xong. Mỗi khi nói xong điều gì đó

không thật lòng, người nói thường chăm chú quan sát thái độ, phản ứng

của bạn xem bạn có tin tưởng không, lời nói dối có tác dụng không để kịp

thời điều chỉnh những nghi ngờ của bạn.

• Thái độ chống đối và sẵn sàng phản bác. “Suy bụng ta ra bụng người”,

họ không dễ tin vào những gì bạn nói và thường hỏi những câu để bạn

miêu tả chi tiết hơn ý của mình, cố gắng tìm ra sơ hở của bạn.

• .

Page 12: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

• Một cách vô tình, họ thường để một số vật dụng như ly, tách, sổ, khăn

tay…ở giữa khoảng không gian của hai người. Cử chỉ này biểu hiện

ngầm rằng đó là rào cản giúp họ che giấu sự thật đằng sau lời nói của

mình.

• Không muốn để khoảng lặng giữa hai người khi họ vừa nói xong một

câu không thật lòng: Sự im lặng sẽ tạo ra khoảng thời gian để bạn suy

nghĩ về những gì họ nói và từ đó dễ phát hiện ra điều không bình thường

trong đó. Do vậy, người nói dối thường nhanh chóng lấp đầy khoảng lặng

đó hoặc lá. vấn đề theo hướng khác nếu bạn đang có dấu hiệu nghi ngờ.

Page 13: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

• Một người thành thật ngay lập tức sẽ rất không hài lòng (biểu hiện ra

thái độ) khi người nghe không tin tưởng những gì họ nói. Trái lại, kẻ

nói dối tỏ ra điềm tĩnh hơn, và cố gắng giải thích cho bạn vì sao bạn nên tin

điều đó.

• Không dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của bạn: Cái gọi là “hiệu ứng gương

soi” sẽ không diễn ra ở người nói dối. Theo lý thuyết này, những người

tham gia cuộc hội thoại thường có tâm lý dễ bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ,

cử chỉ, giọng điệu của nhau và lặp lại hành động/lời nói đó. Nhưng với

người nói dối thì không, họ rất ít khi chịu ảnh hưởng bởi người đối diện vì

bản chất kém thành thật và hay đề phòng người đối diện.

• Mẫn cảm với biểu hiện nghi ngờ từ người đối diện. Kẻ nói dối rất hay

để ý thái độ của người nghe, do vậy một cử chỉ, hành động tỏ ý nghi ngờ

của bạn cũng khiến họ khó chịu và ngay lập tức phản ứng lại – chẳng hạn

như hỏi lại “bạn không tin tôi à?” (mặc dù bạn chưa phản ứng cho họ thấy

là bạn tin hay không).

Bạn có quyền nghi

ngờ những kẻ hay

hỏi câu “bạn

không tin tôi à?”

Page 14: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

3. Nội dung lời nói và ngữ cảnh

• Trong nhiều trường hợp, có thể bạn chưa đủ “cao tay” để phát hiện ra kẻ

nói dối chỉ dựa vào ngôn ngữ cơ thể và thái độ, nhưng nội dung lời nói và

cách mà kẻ nói dối trao đổi luôn ẩn chứa một số sơ hở mà nếu bạn để ý,

bạn sẽ nhận ra:

Bạn không phải là một

chuyên gia trong lĩnh vực

phát hiện kẻ nói dối,

nhưng hãy tin rằng

những kẻ nói dối bạn

cũng không “cừ” đến mức

có thể che giấu hết mọi

điều. Chú ý quan sát, bạn

sẽ thấy những quy tắc

này rất hiệu nghiệm

Page 15: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

• Lặp lại câu hỏi của bạn ở câu trả lời. Ví dụ, nếu bạn hỏi “hôm qua em có

đi chơi với thằng A không?”, một câu trả lời thật sẽ là “không”, nhưng câu

trả lời dối trá sẽ thường có dạng “Không, hôm qua em không đi chơi với A”.

Các nhà tâm lý học lý giải rằng, sở dĩ có hiện tượng này là người nói dối

đang cố gắng tạo ra sự ăn khớp giữa câu hỏi với câu trả lời kém thành thật

của mình bằng cách để chúng trong một câu – tạo cảm giác logic, liền

mạch.

• Tránh trả lời trực tiếp câu hỏi của bạn. Ví dụ, khi được hỏi “anh có bao

giờ đánh vợ không?”, một câu trả lời không thật lòng sẽ có dạng như “vợ tôi

rất tuyệt vời, cô ấy ít khi làm phật ý tôi. Chẳng có lý do gì để tôi phải đánh

cô ấy cả…”

Sự thật thường ẩn nấp

đằng sau những tấm

màn, bạn phải biết vén

nó lên

Page 16: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

• Cố gắng giải thích cụ thể hơn luận điểm của mình dù điều đó không

cần thiết. Ví dụ, một chàng trai trễ hẹn với người yêu vì mải nói chuyện

phiếm với bạn bè nhưng lại nói với cô gái là vì “kẹt xe”. Lúc này anh ta sẽ

không đơn giản dừng lại ở lý do, mà còn giải thích, mô tả, cố đưa ra các

bằng chứng cho cô gái thấy là mình nói thật như “đoạn đường ABC rất

đông người, chen không lọt. Bị vướng mấy chiếc xe bus nên không đi

nhanh được…”

• Hay dùng các trạng từ mang tính chất khẳng định, như “sự thật là,

chắc chắn là, tôi thề là, nói ra nghe khó tin nhưng quả đúng là, không

sai một tí nào…”. Đặc biệt điều này khá chuẩn xác ở một chuyên gia nói

dối. Vì thói quen nói dối tạo cho họ phản xạ phải nói thêm những cụm từ

này để tăng tính hùng biện và thuyết phục đối với người nghe. Dù những

cụm từ này chỉ mang tính hình thức, song hãy để ý một chút: chắc chắn

bạn đã từng có tâm lý rất tin tưởng vào những lời nói có các cụm từ này

đính kèm.

Page 17: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

4. Một số dấu hiệu khác

• Những dấu hiệu này thường không phổ biến

nhưng bạn cũng không nên bỏ qua trong công

cuộc vạch mặt kẻ nói dối:

• Nhìn đi chỗ khác khi trả lời các ý quan trọng.

• Thay đổi chủ đề đang nói một cách đột ngột:

không muốn bạn suy nghĩ nhiều về chủ đề đang nói,

vì sợ càng mổ xẻ vấn đề, bạn càng dễ phát hiện ra

những sơ hở của lời nói dối.

• Nói chuyện với giọng đều đều, ít nhấn mạnh vào

điểm nào: khi thông tin là sai sự thật, kẻ nói dối

thường nói với ít sự nhấn giọng. Có thể họ nghĩ rằng

nếu nhấn giọng ở đâu đó, bạn sẽ phát hiện ra bí mật

của họ. Dấu hiệu này thường không rõ nét lắm.

• “Một nửa cái bánh mì vẫn là cái bánh mì, nhưng

một nửa sự thật là giả dối” (Ngạn ngữ Nga), vì vậy

nếu người đối diện chỉ đề cập đến mặt tiêu cực/tích

cực, cung cấp thông tin một cách phiến diện, đó cũng

là một hình thức dối trá.

Page 18: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

Áp dụng thực tế: Ai đang nói dối?

Trong một cuộc khảo sát nhỏ với 5 cô gái, bạn đặt ra câu hỏi “Các bạn

gái, các bạn đã bao giờ đi chơi qua đêm với một chàng trai chưa?” và

dưới đây là câu trả lời. Bạn có thể căn cứ vào lời họ nói để biết người

nào không thật lòng không?

A: - Dĩ nhiên là chưa. Làm sao mà có thể đi chơi như vậy được. Bố mẹ tớ

cấm cửa ghê lắm. Với lại con gái mà đi qua đêm thì thật là không hay.

B: - Tớ ấy hả? Các bạn gái của tớ thấy đó là chuyện bình thường, nhưng tớ

chưa bao giờ đi qua đêm với bạn trai.

C: - Qua đêm với bạn trai chẳng có gì xấu, quan trọng là các bạn có làm

chuyện gì vượt giới hạn không thôi. Tớ nghĩ chuyện này không quan trọng

lắm.

D: - Qua đêm à? Không đùa chứ? Tớ chỉ qua đêm khi nào có sự chắc chắn

về việc làm đám cưới thôi.

E: Đó là chuyện rất bình thường trong xã hội này. Bọn tớ đã qua đêm rồi

nhưng chẳng làm gì quá giới hạn cả. Bọn tớ đi chơi về khuya và bố mẹ tớ đã

đóng cửa ngủ rồi nên bọn tớ đành thuê phòng khách sạn.

Page 19: DeltaViet - Nghệ thuật giao tiếp - Nhận biết người nói dối

• Đặt trường hợp chúng ta chưa biết gì về các cô gái nên không biết tính

cách, quan niệm yêu đương của các nàng thế nào. Bạn có thể áp dụng

những gì DeltaViet đã trình bày để giải mã xem trong 5 người, ai là người

nói dối?

• Xem phân tích của DeltaViet và để lại câu trả lời của bạn ở link dưới đây

nhé: http://hanhtrinhdelta.com/index.php/ky-nang-giao-tiep/nghe-thuat-giao-

tiep-lam-the-nao-de-biet-nguoi-khac-dang-noi-doi-ban/

Giải đáp từ DeltaViet

Trình bày: DeltaViet

Khóa học Hành Trình Delta Trực Tuyến

www.hanhtrinhdelta.edu.vn