đề ôn nhiễm

14
Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm ĐỀ THI MÔN NHIỄM Y4 Ngày thi: 11/06/2014 Thời gian làm bài: 70 phút ĐỀ 2 1. Thách thức về bệnh truyền nhiễm đối với con người trong giai đoạn hiện nay: A. Các bệnh mới nổi và tái nổi B. Kháng thuốc của vi sinh vật gây bệnh C. Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên D. Tất cả đều đúng 2. Hằng năm, địa phương A có khoảng 80-120 trẻ bị bệnh sởi. Trong 4 tháng năm 2014, theo báo cáo của ngành y tế thì địa phương A có khoảng 1000 trẻ và 80 người lớn được chẩn đoán mắc bệnh sởi. Thuật ngữ nào sau đây mô tả chính xác tình hình bệnh sởi tại địa phương A: A. Bệnh tản mác (sporadic) B. Bệnh lưu hành địa phương (endemic) C. Bệnh gây dịch (epidemic) D. Bệnh gây đại dịch (pandemic) 3. Tam giác dịch tễ học trong bệnh truyền nhiễm bao gồm: A. Tác nhân gây bệnh – Trung gian truyền bệnh (vector) – Môi trường B. Tác nhân gây bệnh – Ký chủ - Môi trường C. Tác nhân gây bệnh – Ký chủ - Thời gian D. Ký chủ - Trung gian truyền bệnh (vector) – Môi trường 4. Nguồn nhiễm trùng ngoại sinh, NGOẠI TRỪ: A. Các tác nhân vi sinh vật thường trú ở đại tràng, da... B. Nhiễm từ người khác: bệnh nhân, người lành mang trùng... C. Nhiễm từ động vật: nhiễm Leptospira, nhiễm Streptococcus suis... D. Nhiễm từ môi trường: nhiễm Burkholderia pseudomallei 5. Tình hình phòng chống sốt rét ở Việt Nam: A. Giảm 50% số ca mắc sốt rét giai đoạn 2000-2011 B. Giảm > 75% số ca mắc sốt rét giai đoạn 2000-2011 C. Chương trình phòng chống sốt rét chuẩn bị chuyển sang giai đoạn loại trừ bệnh sốt rét (malaria elimination). D. Câu B và C đúng 6. Loại ký sinh trùng Plasmodium không gây bệnh ở người: A. Plasmodium vivax B. Plasmodium simium C. Plasmodium knowlesi D. Plasmodium ovale

Upload: som

Post on 16-Apr-2017

148 views

Category:

Healthcare


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

ĐỀ THI MÔN NHIỄM Y4

Ngày thi: 11/06/2014

Thời gian làm bài: 70 phút

ĐỀ 2

1. Thách thức về bệnh truyền nhiễm đối với con người trong giai đoạn hiện nay:

A. Các bệnh mới nổi và tái nổi

B. Kháng thuốc của vi sinh vật gây bệnh

C. Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên

D. Tất cả đều đúng

2. Hằng năm, địa phương A có khoảng 80-120 trẻ bị bệnh sởi. Trong 4 tháng năm 2014, theo báo

cáo của ngành y tế thì địa phương A có khoảng 1000 trẻ và 80 người lớn được chẩn đoán mắc

bệnh sởi. Thuật ngữ nào sau đây mô tả chính xác tình hình bệnh sởi tại địa phương A:

A. Bệnh tản mác (sporadic)

B. Bệnh lưu hành địa phương (endemic)

C. Bệnh gây dịch (epidemic)

D. Bệnh gây đại dịch (pandemic)

3. Tam giác dịch tễ học trong bệnh truyền nhiễm bao gồm:

A. Tác nhân gây bệnh – Trung gian truyền bệnh (vector) – Môi trường

B. Tác nhân gây bệnh – Ký chủ - Môi trường

C. Tác nhân gây bệnh – Ký chủ - Thời gian

D. Ký chủ - Trung gian truyền bệnh (vector) – Môi trường

4. Nguồn nhiễm trùng ngoại sinh, NGOẠI TRỪ:

A. Các tác nhân vi sinh vật thường trú ở đại tràng, da...

B. Nhiễm từ người khác: bệnh nhân, người lành mang trùng...

C. Nhiễm từ động vật: nhiễm Leptospira, nhiễm Streptococcus suis...

D. Nhiễm từ môi trường: nhiễm Burkholderia pseudomallei

5. Tình hình phòng chống sốt rét ở Việt Nam:

A. Giảm 50% số ca mắc sốt rét giai đoạn 2000-2011

B. Giảm > 75% số ca mắc sốt rét giai đoạn 2000-2011

C. Chương trình phòng chống sốt rét chuẩn bị chuyển sang giai đoạn loại trừ bệnh sốt rét

(malaria elimination).

D. Câu B và C đúng

6. Loại ký sinh trùng Plasmodium không gây bệnh ở người:

A. Plasmodium vivax

B. Plasmodium simium

C. Plasmodium knowlesi

D. Plasmodium ovale

Page 2: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

7. Bệnh sốt rét ác tính:

A. Chỉ gặp ở sốt rét do Plasmodium falciparum

B. Hiện tượng ẩn cư (sequestration) gặp ở sốt rét do P. falciparum và P. knowlesi

C. Mật độ ký sinh trùng P. falciparum trong máu ngoại biên phản ánh đúng lượng ký sinh

trùng trong cơ thể người bệnh

D. Trẻ em sinh ra và lớn lên ở vùng sốt rét lưu hành nặng ít có khả năng bị sốt rét ác

tính sau 15 tuổi.

8. Bệnh nhân Nguyễn Văn A., 19 tuổi, địa chỉ : Phước Long, Bình Phước, hành nghề lượm điều.

Sốt cao liên tục 2 ngày, mệt mỏi, niêm xung huyết nhẹ. Xét nghiệm công thức máu tại phòng

khám : BC/máu 5000/µl (N :65%, L :35%) ; DTHC 39% ; Tiểu cầu 70000/ µl. Chẩn đoán nào

phù hợp:

A. Sốt xuất huyết Dengue ngày 2.

B. Sốt rét

C. Thương hàn

D. Câu A và B đúng

9. Giả sử bệnh nhân có xét nghiệm KSTSR : Vt 2(+) ; Paracheck Pf âm tính. Lý giải kết quả xét

nghiệm như sau :

A. Xét nghiệm Paracheck Pf bị âm tính giả

B. Xét nghiệm KSTSR (phết máu ngoại biên) bị dương tính giả

C. Xét nghiệm Paracheck Pf không nhạy với P. vivax

D. Cả hai xét nghiệm đều có kết quả phù hợp (đúng).

10. Bệnh nhân nữ 60 tuổi bị sốt rét cơn do Plasmodium falciparum, thuốc kháng sốt rét được lựa

chọn như sau :

A. Arterakine (Dihydroartemisinin + piperaquin) 3 ngày + Primaquin liều duy nhất

B. Arterakine (Dihydroartemisinin + piperaquin) 3 ngày + Primaquin 14 ngày

C. Artesunate tiêm tĩnh mạch 5 ngày + Doxycycline 5 ngày

D. Chloroquin 3 ngày + Primaquin 14 ngày

Tình huống lâm sàng dành cho câu 11 đến 18 :

Bệnh nhân Lê Văn B., 55 tuổi, địa chỉ Long An, làm ruộng, nhập viện vì sốt cao, lú lẫn. Bệnh sử 2

ngày : sốt cao, lạnh run nhiều cơn trong ngày, kèm tiểu khó, tiểu lắt nhắt nhiều lần. Bệnh nhân tự mua

thuốc uống, đến trưa ngày 2, bệnh nhân sốt cao, nói nhảm được người nhà đưa đến nhập viện.

Tiền căn : u xơ tiền liệt tuyến phát hiện được 2 năm ; tăng huyết áp 5 năm không điều trị (huyết áp

thường đo khoảng 150/90 mmHg)

Khám tại phòng cấp cứu :

- Sảng

- Mạch 138l/phút ; nhiệt độ : 400C ; huyết áp 100/50 mmHg ; nhịp thở 32 l/phút ; SpO2 98% (thở

khí trời)

- Tim đều, rõ

- Phổi trong

- Bụng mềm, cầu bàng quang (+)

- Cổ mềm

Page 3: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

11. Bệnh nào sau đây ÍT NGHĨ đến nhất :

A. Sốt xuất huyết Dengue ngày 2

B. Nhiễm trùng huyết nặng từ đường tiết niệu

C. Sốt rét ác tính thể não

D. Lao màng não

12. Nhận xét về huyết áp của bệnh nhân:

A. Trong giới hạn bình thường

B. Tụt huyết áp

C. Chưa bù dịch nên không đánh giá được

D. Tất cả đều sai

13. Xử trí về hồi sức tuần hoàn lúc này là:

A. Bù dịch tinh thể nhanh

B. Bù dịch thể keo (Hydroxyethyl starch) nhanh

C. Truyền tĩnh mạch Noradrenaline

D. Câu A và B đúng

14. Đặt thông tiểu lưu ra 800ml nước tiểu đục, lợn cợn mủ. Xét nghiệm vi sinh cần thực hiện trước

khi chích kháng sinh:

A. Cấy nước tiểu

B. Cấy máu

C. Không cần cấy vì nước tiểu đục là đủ để chẩn đoán và điều trị

D. Câu A và B đúng

15. Kháng sinh lựa chọn ban đầu là:

A. Vancomycin

B. Oxacillin

C. Ceftriaxone

D. Amikacin

16. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất ở bệnh nhân này là:

A. Escherichia coli

B. Acinetobacter baumannii

C. Streptococcus pneumoniae

D. Staphylococcus aureus

17. Sau khi truyền nhanh 2000 ml NaCl 0.9%, đặt catheter đo CVP 12 cmH20, huyết áp 80/35

mmHg, bước xử trí kế tiếp:

A. Truyền máu toàn phần

B. Truyền Albumin 5%

C. Truyền tĩnh mạch Dopamin

D. Truyền tĩnh mạch Noradrenaline

18. Chẩn đoán phù hợp ở thời điểm hiện tại:

A. Nhiễm trùng tiểu dưới

B. Nhiễm trùng huyết nặng từ nhiễm trùng đường tiết niệu

C. Choáng nhiễm trùng từ nhiễm trùng đường tiết niệu

D. Choáng giảm thể tích do bệnh nhân sốt cao, ăn uống kém

Page 4: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

Tình huống lâm sàng dành cho câu 19 đến 23:

Bệnh nhân Nguyễn Thị C., 28 tuổi, ở TpHCM, giáo viên, nhập viện vì sốt, lơ mơ. Bệnh sử: 14 ngày

N1-N12: sốt nhẹ kéo dài, kèm nhức đầu, mệt mỏi, ăn uống kém, khám và điều trị bác sĩ tư được chẩn

đoán viêm xoang sàng, điều trị thuốc không rõ.

N13-N14: sốt cao, nhức đầu nhiều, nôn ói 2-3 lần, tiểu khó. Sáng ngày 14, bệnh nhân nói nhảm được

thân nhân đưa đến nhập viện.

Không tiền căn lao phổi, không chảy mủ tai, không tiền căn chấn thương sọ não

Tại phòng cấp cứu:

- Khi day ấn xương ức, bệnh nhân mở mắt, gạt tay bác sĩ khám, miệng ú ớ

- Sốt 390C, các sinh hiệu khác ổn

- Cổ gượng

- Đồng tử bên Trái đường kính 5mm, mất phản xạ ánh sang, đồng tử bên Phải 2mm, có phản xạ ánh

sáng

19. Điểm Glasgow của bệnh nhân là:

A. 9

B. 10

C. 11

D. 12

20. Chẩn đoán ÍT NGHĨ nhất ở thời điểm nhập viện:

A. Viêm màng não mủ

B. Lao màng não

C. Viêm màng não nấm

D. Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan

21. Bước xử trí kế tiếp:

A. Chọc dịch não tủy

B. Chụp CTscan não

C. Khám mắt

D. Chích 2g Ceftriaxone (tĩnh mạch)

22. Giả sử kết quả dịch não tủy:

- Dịch mờ

- Bạch cầu: 760/µl (N 15%; E2%; L 83%)

- Đạm: 1,5 g/l

- Đường DNT/máu: 1,8/6,2 mmol/l

- Lactate DNT: 6,5 mmol/l

Chẩn đoán hiện tại có thể là:

A. Lao màng não

B. Viêm màng não nấm

C. Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan

D. Câu A và B đúng

Page 5: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

23. Chẩn đoán viêm màng não nấm chủ yếu dựa trên:

A. Áp lực mở DNT cao > 40 cmH2O

B. Kết quả xét nghiệm vi sinh

C. Cơ địa suy giảm miễn dịch

D. Bệnh nhân tiếp xúc chim bồ câu

24. Biểu hiện lâm sàng nào sau đây bắt buộc phải có trong chẩn đoán viêm não:

A. Co giật

B. Dấu thần kinh khu trú

C. Rối loạn ý thức

D. Cổ gượng

25. Trên MRI não, tổn thương nào sau đây gợi ý viêm não Nhật Bản

A. Tổn thương ở thùy thái dương và thùy trán

B. Tổn thương ở cầu não, hành tủy

C. Tổn thương ở đồi thị, hạch nền

D. Tổn thương chất trắng ở hai bán cầu não

26. Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể IgM trong dịch não tủy thường được sử dụng để chẩn đoán xác

định trong trường hợp viêm não do:

A. Herpes simplex

B. Viêm não Nhật Bản

C. Enteroviruses

D. Câu A và B đúng

27. Tác nhân gây viêm não thường gặp nhất ở trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 5 - 15 tuổi:

A. Herpes simplex

B. Siêu vi Dengue

C. Siêu vi viêm não Nhật Bản

D. Enteroviruses

28. Tác nhân gây viêm màng não mủ thường gặp nhất ở người lớn Việt Nam là:

A. Streptococcus pneumoniae

B. Streptococcus suis

C. Neisseria meningitidis

D. Haemophilus influenza type b

29. Một người đi bộ bị chó thả rông cắn rách da bắp chân trái, có chảy máu. Người này cần chích

ngừa dại như sau:

A. Rửa kỹ vết thương, không cần chích ngừa

B. Chích huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng dại

C. Nếu năm ngoái bị chó cắn và đã chích ngừa đủ 5 mũi Verorab, thì không cần chích ngừa

D. Nếu theo dõi được chó thì chỉ cần chích vắc-xin.

30. Thuốc kháng sinh dự phòng não mô cầu dành cho người tiếp xúc gần với bệnh nhân (người lớn,

không có thai):

A. Ampicillin

B. Doxycycline

C. Penicillin V

D. Ciprofloxacin

Page 6: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

31. Thứ tự giá trị xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue từ thấp đến cao:

A. IgG < IgM < NS1 < RT-PCR < phân lập siêu vi

B. IgM < paired- IgG < NS1 < RT-PCR < phân lập siêu vi

C. IgG < IgM < RT-PCR < NS1< phân lập siêu vi

D. IgM < RT-PCR < IgG < NS1< phân lập siêu vi

32. Biểu hiện nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue bao gồm, NGOẠI TRỪ:

A. DTHC tăng nhanh và TC giảm nhanh

B. Sốc

C. Tổn thương gan với AST> 1000 UI/l

D. Xuất huyết tiêu hoá dưới

33. Một bệnh nhân nhập viện vì sốt cao ngày N1. Sau nằm viện 3 ngày, bệnh nhân than mệt, khám

lâm sàng phát hiện có dầu hiệu gan to, đau, có tử ban điểm rải rác ở tay, M nhanh nhẹ, HA

100/80 mmHg, xét nghiệm: TC 50.000/mm3, DTHC: 44%. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp:

A. Sốt xuất huyết độ IV

B. Sốc Sốt xuất huyết Dengue nặng

C. Sốt xuất huyết Dengue độ III

D. Sốc xuất huyết Dengue

34. Các dung dịch cao phân tử có thể dùng để điều trị bệnh sốt xuất huyết nặng, NGOẠI TRỪ:

A. Lactate Ringer

B. Dextran 70

C. HES 6%

D. Gelatins

35. Biểu hiện biến chứng của bệnh tay chân miệng, chọn câu sai:

A. Thường xuất hiện vào ngày 2-5 của bệnh

B. Biến chứng viêm thân não

C. Suy hô hấp do enterovirus tấn công phổi

D. Cao HA

36. Cơ chế sinh bệnh ở bệnh nhân Tay chân miệng có biến chứng suy tim phổi là:

A. Cơn bão cytokine

B. Gia tăng hoạt động giao cảm

C. Viêm cơ tim

D. Cả A và B

37. Đặc điểm của bóng nước trong bệnh nhân tay chân miệng điển hình, chọn câu sai:

A. Thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân

B. Bóng nước trong

C. Bóng nước đục

D. Không đau khi ấn.

38. Nguyên tắc quan trọng nhất của điều trị bệnh tay chân miệng

A. Điều trị triệu chứng

B. Theo dõi và phát hiện các biến chứng và điều trị kịp thời

C. An thần tốt

D. Không có thuốc điều trị đặc hiệu

Page 7: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

39. Khi có hiện tượng tăng thân nhiệt trong cơ thể thì:

A. Điểm định nhiệt được nâng lên

B. Phải hạ nhiệt bằng biện pháp vật lý

C. Thải nhiệt nhiều hơn sinh nhiệt

D. Phải hạ nhiệt bằng thuốc hạ sốt

40. Chọn câu đúng khi nói về định nghĩa sốt kéo dài (FUO) cổ điển theo Durack và Street:

A. Sốt nhiều lần T0 > 37,50C, thời gian sốt > 3 tuần, không tìm ra chẩn đoán sau một tuần

nằm viện.

B. Sốt nhiều lần T0 > 37,50C,thời gian sốt > 3 ngày, không tìm ra chẩn đoán sau một tuần

nằm viện.

C. Sốt nhiều lần T0 > 38,30C, thời gian sốt > 3 tuần, không tìm ra chẩn đoán sau một tuần

nằm viện.

D. Sốt nhiều lần T0 > 38,30C, thời gian sốt > 3 tuần, không tìm ra chẩn đoán sau 3 ngày

nằm viện.

41. Những nguyên nhân nhiễm trùng sau đây thường gây sốt kéo dài, NGOẠI TRỪ:

A. Thương hàn

B. Nhiễm siêu vi Epstein Barr Virus (EBV).

C. Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

D. Viêm phổi do cúm.

42. Bệnh nhân tên A 38 tuổi, nghề nghiệp làm nông, bị sốt cao liên tục 2 tuần, kèm nhức đầu nhiều,

đau cơ toàn thân, khám thấy có 1 vết loét (d= 1cm) ở đùi phải xuất hiện khoảng 7 ngày trước khi

sốt, theo anh chị bệnh nhân có khả năng mắc bệnh nào sau đây?

A. Sốt rét

B. Lao da.

C. Sốt ve mò (Nhiễm rickettsia)

D. Viêm màng não do lao.

43. Chất gây sốt ngoại sinh là những chất sau đây, NGOẠI TRỪ?

A. Vi khuẩn Gr(-): lipopolysaccharide.

B. Vi khuẩn Gr (+): peptidoglycans, polypeptide

C. Polypeptide sản xuất bởi các loại tế bào như đơn bào hoặc đại thực bào.

D. Thuốc như penicillin.

44. Tác nhân vi sinh nào thường gây nhiễm trùng trong thai kỳ và gây dị dạng /nhiễm trùng bẩm

sinh thai nhi:

A. Toxoplasma, HIV, Varicella-Zoster Virus, Mumps Virus

B. Toxoplasma, Syphilis, Rubella, Cytomegalovirus, Herpes simplex virus

C. Cytomegalovirus, Adenovirus, Nesseria gonorrhoeae, Brucella spp

D. Hepatitis A virus, Hepatitis B virus, Hepatitis C virus, HIV

45. Tác nhân vi sinh nào trong nhóm TORCH KHÔNG lây truyền qua nhau thai:

A. Toxoplasma, Rubella

B. Herpes simplex virus

C. Cytomegalovirus

D. Syphilis

Page 8: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

46. Khả năng lây nhiễm Toxoplasma cho thai nhi cao nếu mẹ bị nhiễm Toxoplasma vào:

A. 6 tháng trước khi có thai

B. 3 tháng đầu của thai kỳ

C. 3 tháng giữa của thai kỳ

D. 3 tháng cuối của thai kỳ

47. Trong các tác nhân TORCH, tác nhân nào KHÔNG có thuốc điều trị đặc hiệu:

A. Toxoplasma

B. Rubella

C. Cytomegalovirus

D. Herpes Simplex virus

Tình huống lâm sàng dành cho câu 48 đến 51:

1 người đàn ông, 40 tuổi, vừa nhập viện vì bị sốt từ 3 tuần nay. Sau khi sốt khoảng 1 tuần, xuất hiện

ban ở bụng, ngực, tay chân; ban tồn tại trong vòng 4 ngày rồi khỏi. Khám có 1 vết loét ở lưng, ngay

vùng xương cùng, màu đỏ, có gờ, kích thước 0,5 × 1cm.

48. Chẩn đoán được gợi ý là:

A. Sốt ban chấy rận

B. Sốt ve mò

C. Sốt Q

D. Nhiễm Leptospira

49. Yếu tố dịch tễ liên quan đến sốt ve mò là:

A. Nhưng ngươi vao rưng lây gô, làm rẫy

B. Nông dân trồng lúa nước

C. Bị chuột cắn

D. Câu A và B đúng

50. Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh sốt ve mò:

A. Không sốt. Có vài nôt sẩn đỏ trên 1 vùng cơ thể và có hạch tại chỗ

B. Sốt cấp tính. Sẩn đỏ toàn thân. Không nổi hạch

C. Sốt kéo dài. Nốt loét ở vị trí bị ve mò đốt. Nổi hạch toàn thân. Phát ban.

D. Tất cả các câu trên đều sai

51. Vết loét trong bệnh sốt ve mò có đặc điểm:

A. Xuất hiện không lâu sau khi bị mò đốt

B. Lúc đầu giống nốt phỏng, rồi vỡ thành vết loét nhỏ; về sau, đóng vảy đen

C. Câu A và B sai

D. Câu A và B đúng

Tình huống lâm sàng dành cho câu 52 đến 55:

1 người đàn ông, 40 tuổi, vừa nhập viện vì bị sốt 7 ngày nay. Trước khi sốt 1 tuần, bệnh nhân có ngâm

mình trong nước lụt để đẩy thuyền. Cùng lúc với triệu chứng sốt, bệnh nhân bị đau cơ rất nhiều ở 2

cẳng chân và lưng. N2 của bệnh sử, có vàng da vàng mắt.

Page 9: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

52. Chẩn đoán được gợi ý là:

A. Sốt ban chấy rận

B. Sốt ve mò

C. Sốt Q

D. Nhiễm Leptospira

53. Yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh nhiễm Leptospira:

A. Liên quan nhiều với nghề nghiệp có tiếp xúc với gia súc

B. Bơi trong nước ao, hồ, sông

C. Câu A và B đúng

D. Câu A và B sai

54. Nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân nhiễm Leptospira:

A. Suy thận

B. Xuất huyết tiêu hóa

C. Câu A và B đúng

D. Câu A và B sai

55. Xét nghiệm nào để chẩn đoán nhiễm Leptospira:

A. Cấy phân lập Leptospira từ bệnh phẩm máu, nước tiểu...

B. Microscopic Agglutination (MAT)

C. IgM - Leptospira bằng ELISA

D. Câu A, B và C đúng

Tình huống lâm sàng dành cho câu 56 đến 59:

1 bệnh nhân nam, 44 tuổi, sống ở quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh và không đi đâu ra khỏi TP Hồ Chí

Minh. Nghề nghiệp: nhân viên văn phòng, làm việc tại quận 1.

Nhập BV Bệnh nhiệt đới vào tháng 4 năm 2013. LDNV: sốt cao liên tục

Bệnh sử: N4

Bệnh nhân đột ngột bị sốt cao và ớn lạnh, cảm giác mệt mỏi và đau cơ toàn thân. Ho khan không nhiều

lắm, sau đó ho có đàm trắng. Đau ngực ít.

Khám:

Bệnh nhân tỉnh. T0 = 390C; Mạch quay rõ = 120 lần/phút, Nhịp thở = 28 lần/phút, đều, SpO2 = 92%,

Huyết áp = 100/60mmHg

Tim đều, rõ. Ran nổ rải rác 2 phổi. Bụng mềm; gan lách không to.

Không dấu màng não, không dấu thần kinh khu trú. Không xuất huyết da niêm.

X quang phổi: thâm nhiễm ở ½ dưới 2 phổi

56. Yếu tố dịch tễ có thể KHÔNG liên quan với bệnh của người này:

A. Tiếp xúc gần với bệnh nhân bị cúm

B. Làm thịt gia cầm bệnh để ăn hoặc có tiếp xúc gần với gia cầm mắc bệnh

C. Có bệnh phổi hoặc tim mãn tính

D. Ăn thịt vịt quay

Page 10: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

57. Xét nghiệm cần làm và bệnh phẩm cần lấy để có chẩn đoán xác định:

A. Công thức máu, khí máu động mạch, CT scan phổi

B. Phết họng làm PCR chẩn đoán nhiễm cúm

C. Câu A và B đúng

D. Câu A và B sai

58. Bệnh nhân có thể bị nhiễm virus cúm nào:

A. B

B. AH1N1

C. Câu A và B đúng

D. Câu A và B sai

59. Thuốc cần sử dụng cho bệnh nhân ngay lúc nhập viện:

A. Furosemide liều cao

B. Oseltamivir

C. Dexamethasone

D. Salbutamol

60. Vaccine nào sau đây thuộc nhóm vaccine sống giảm độc lực:

A. Sởi – Quai bị - Rubella

B. Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà

C. Vaccine Viêm gan siêu vi B

D. Vaccine Viêm gan siêu vi A

61. Vaccine nào sau đây thuộc nhóm vaccine bất hoạt:

A. Sởi – Quai bị - Rubella

B. Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà

C. Thủy đậu

D. Vaccine Rotavirus

62. Chế phẩm nào tạo miễn dịch thụ động

A. Vaccine sống giảm độc lực

B. Vaccine bất hoạt

C. Các Immunoglobulin

D. Vaccine tổ hợp

63. Chế phẩm nào tạo miễn dịch chủ động

A. Các kháng độc tố (antitoxin)

B. Vaccine bất hoạt

C. Các Immunoglobulin

D. A và B

64. Tiêu chảy do Rotavirus thường xảy ra ở lứa tuổi:

A. Dưới 6 tháng

B. 7-24 tháng

C. 25-36 tháng

D. Trên 36 tháng

Page 11: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

65. Trong điều trị tiêu chảy nhiễm trùng, bù dịch bằng truyền tĩnh mạch được chỉ định ngay khi:

A. Có mất nước

B. Mất nước nặng

C. Không dấu mất nước nhưng có ói

D. Không câu nào đúng

66. Theo Bộ Y Tế, kháng sinh nào điều trị được lỵ trực trùng hiện nay:

A. Ampicillin

B. Bactrim (Co-trimoxazole)

C. Nalidixic acid

D. Ciprofloxacin

67. Ở trẻ tiêu chảy cấp dấu hiệu nào sau đây xác định mức độ mất nước nặng:

A. Mắt trũng

B. Nếp véo da trở về chậm

C. Chi lạnh, mạch nhẹ, huyết áp khó đo

D. Thân nhiệt >39oC

68. Vi khuẩn gây bệnh dịch tả hiện nay là:

A. Vibrio cholerae O1.

B. Vibrio cholerae O139.

C. Vibrio cholerae.

D. Vibrio cholerae O1 và Vibrio cholerae O139.

69. Vi khuẩn gây bệnh dịch tả sống ở:

A. Môi trường nước.

B. Môi trường đất khô ráo.

C. Môi trường kém vệ sinh.

D. Môi trường bị ô nhiễm.

70. Vi khuẩn dịch tả xâm nhập cơ thể người:

A. Do tay bẩn.

B. Do uống nước không hợp vệ sinh.

C. Do ăn thức ăn không hợp vệ sinh.

D. Do uống nước hoặc ăn thức ăn có chứa phân của bệnh nhân dịch tả.

71. Biểu hiện lâm sàng nặng của dịch tả là:

A. Tiêu chảy và ói nhiều lần.

B. Đau bụng nhiều.

C. Dấu mất nước nặng.

D. Sốt trên 38 độ C.

72. Vi khuẩn Yersinia pestis là:

A. Cầu trùng gram (+)

B. Cầu trùng gram (-)

C. Trực cầu trùng gram (-)

D. Xoắn trùng

Page 12: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

73. Điều tra dịch tễ học về bệnh dịch hạch phải lưu ý:

A. Có nhiều chuột trong nhà.

B. Bị chuột cắn.

C. Có lui tới vùng rừng núi.

D. Có nhiều xác chuột chết.

74. Biểu hiện lâm sàng của bệnh dịch hạch:

A. Viêm hạch.

B. Viêm hạch, nhiễm trùng huyết.

C. Viêm hạch, nhiễm trùng huyết, viêm phổi.

D. Viêm hạch, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não.

75. Nguyên tắc điều trị bệnh dịch hạch là:

A. Phải soi bệnh phẩm bằng kính hiển vi để điều trị sớm khi tìm thấy vi khuẩn dạng dịch

hạch.

B. Phải nuôi cấy bệnh phẩm tìm thấy Yersinia pestis.

C. Phải điều trị ngay khi có chẩn đoán sơ bộ, không chờ kết quả xét nghiệm.

D. Phải chọn lựa kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.

76. Bệnh nhân nam, 20 tuổi, nhập viện vì hàm há khó và đau cơ toàn thân xuất hiện trong vòng 3

ngày, không sốt, tri giác bình thường, cổ cứng, cơ bụng gồng cứng như gỗ, các cơ quan khác

không phát hiện bất thường. Chẩn đoán phù hợp nhất là:

A. Viêm màng não ký sinh trùng

B. Viêm phúc mạc

C. Uốn ván

D. Hội chứng ngoại tháp

77. Thuốc cần sử dụng ngay cho trường hợp ở câu 76 là:

A. SAT liều điều trị, an thần, Metronidazol.

B. SAT liều điều trị, VAT, an thần

C. SAT liều điều trị, an thần, giãn cơ

D. SAT liều điều trị, giãn cơ, Metronidazol

78. Biện pháp phòng ngừa bệnh lý ở câu 76 hiệu quả nhất là:

A. Chích SAT và VAT ở 2 vị trí khác nhau ngay khi bị vết thương

B. Rửa sạch vết thương, lấy hết dị vật

C. Sử dụng kháng sinh sớm nếu vết thương nhiễm trùng

D. Chủ động chích ngừa uốn ván theo lịch cho dù chưa bị vết thương

79. Chọn câu SAI nói về Clostrium tetanie:

A. Có thể tồn tại khắp nơi

B. Dễ bị diệt bởi nhiệt và các chất sát trùng thông thường

C. Không gây nhiễm trùng vết thương

D. Dễ phát triển trong điều kiện yếm khí

Page 13: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

80. Bệnh nhân nam 28 tuổi, nhập viện vì vàng da niêm ngày thứ 7, không sốt, không đau, không phát

hiện triệu chứng nào khác, chẩn đoán sơ bộ KHÔNG PHÙ HỢP VỚI LÂM SÀNG là:

A. Viêm gan siêu vi cấp

B. Viêm gan siêu vi mạn bùng phát, chưa loại trừ xơ gan.

C. Tắc mật cơ học

D. Nhiễm trùng đường mật

81. Bệnh nhân ở câu 80 có các kết quả xét nghiệm như sau: AST=856U/L, ALT=937U/L, GGT=

132U/L, bilirubin toàn phần 5mg/dl, Albumin máu=40g/L, A/G>1, Taux de prothrombin = 90%,

siêu âm bụng bình thường, HBsAg âm tính, IgM anti HBc dương tính ( S/CO = 36), IgM anti

HAV âm tính, anti HAV dương tính, AntiHCV âm tính. Chẩn đoán phù hợp là:

A. Viêm gan siêu A cấp trên nền nhiễm HBV mạn

B. Viêm gan siêu vi B cấp, tiền căn nhiễm HAV

C. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát, tiền căn nhiễm HAV

D. Viêm gan siêu vi A và B cấp

82. Bệnh nhân nam 57 tuổi, nhập viện vì vàng da niêm tăng dần trong 15 ngày, không sốt, không

đau, phù nhẹ ở 2 bên mắt cá chân, gan lách không sờ chạm, dấu gõ đục vùng thấp dương tính,

sao mạch rải rác ở ngực, lưng, không ghi nhận tiền căn bệnh lý trước đây. Chẩn đoán sơ bộ phù

hợp với tình huống lâm sàng trên là:

A. Viêm gan siêu vi mạn bùng phát gây xơ gan mất bù

B. Viêm gan siêu vi cấp gây xơ gan mất bù

C. Tắc mật cơ học trên nền xơ gan do bệnh lý khác

D. A và C đúng

83. Bệnh nhân ở câu 82 có kết quả xét nghiệm như sau: AST=321, ALT=257U/L GGT = 85U/L,

bilirubin toàn phần= 325µmol/l, bilirubin trực tiếp= 286µmol/l, Protid máu=62g/l, Albumin máu

=28g/l, Taux de prothrombin=45%, creatinin máu = 65 µmol/l, siêu âm có dịch ổ bụng lượng

vừa, gan thô, HBsAg dương tính, HBeAg âm tính, DNA HBV= 106 copies/ml, Anti HCV âm

tính, IgM anti HAV âm tính, anti HAV dương tính, chẩn đoán phù hợp là:

A. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát, dòng đột biến, tiền căn nhiễm HAV, xơ gan mất

B. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát, dòng hoang dại, tiền căn nhiễm HAV, xơ gan mất bù

C. Viêm gan siêu vi A cấp, nhiễm HBV mạn , xơ gan mất bù

D. Viêm gan siêu vi A cấp trên nền viêm gan siêu vi B mạn , dòng đột biến, xơ gan mất bù

84. Cách đặc trị đúng trường hợp trong câu 83 là:

A. Uống Entecavir 0,5mg/ ngày liên tục cho đến khi DNA HBV dưới ngưỡng phát hiện.

B. Uống Tenofovir 300mg/ ngày liên tục cho đến khi DNA HBV dưới ngưỡng phát hiện.

C. Chích Interferon cho đến khi HBsAg âm tính.

D. Uống Tenofovir 300mg/ ngày liên tục cho đến khi HBsAg âm tính.

Page 14: đề ôN nhiễm

Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đề 2 Bộ môn Nhiễm

85. Phụ nữ có thai 28 tuần, lâm sàng bình thường, AST=16U/L,ALT=21U/L,GGT=19U/L, Albumin

máu=32g/L, Taux de prothrombin=98%, siêu âm gan bình thường, không có dịch ổ bụng,

HBsAg dương tính, HBeAg dương tính, DNA HBV = 10 9 copies/ml, anti HCV âm tính. Biện

pháp phòng ngừa lây nhiễm HBV hiệu quả nhất cho bé sơ sinh là:

A. Chích vaccine ngừa viêm gan siêu vi B và HBIg cho bé trong vòng 72 giờ sau sanh, sau

đó tiếp tục tiêm vaccine ngừa viêm gan siêu vi B đủ theo lịch.

B. Chích vaccine ngừa viêm gan siêu vi B và HBIg cho bé trong vòng 12 giờ sau sanh, sau

đó tiếp tục tiêm vaccine ngừa viêm gan siêu vi B đủ theo lịch.

C. Cho thai phụ uống Tenofovir 300mg ngày liên tục đến khi sanh, kèm theo chích

vaccine ngừa viêm gan siêu vi B và HBIg cho bé trong vòng 12 giờ sau sanh, sau đó

tiếp tục tiêm vaccine ngừa viêm gan siêu vi B đủ theo lịch.

D. Cho thai phụ uống Entecavir 0,5mg ngày liên tục đến khi sanh, kèm theo chích vaccine

ngừa viêm gan siêu vi B và HBIg cho bé trong vòng 12 giờ sau sanh, sau đó tiếp tục

tiêm vaccine ngừa viêm gan siêu vi B đủ theo lịch.

86. Khả năng lây truyền của HIV :

A. Phụ thuộc vào đường lây truyền và sức đề kháng của cơ thể.

B. Chịu ảnh hưởng bởi số lượng HIV trong dịch thể (máu, dịch cơ thể) và mức độ tiếp

xúc với các dịch thể này.

C. Nam dễ bị lây hơn nữ

D. A, B đúng

87. Một người được chẩn đoán là AIDS khi:

A. Nhiễm HIV mắc thêm bệnh lao phổi

B. Có bất kỳ bệnh lý nào thuộc lâm sàng giai đoạn 4.

C. Nhiễm HIV và CD4 < 200 TB/mm3.

D. B và C đúng

88. Xét nghiệm HIV, chọn câu sai :

A. Phải tư vấn trước và sau khi xét nghiệm.

B. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm.

C. Chỉ các cơ sở xét nghiệm HIV đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện mới được quyền

khẳng định các trường hợp HIV dương tính.

D. Kết quả xét nghiệm chỉ thông báo cho người được xét nghiệm và thân nhân của họ.

89. Lâm sàng nhiễm HIV ở người lớn (Bộ Y tế Việt Nam - năm 2009)

A. Trải qua 4 giai đoạn, AIDS là giai đoạn cuối

B. Các bệnh nhiễm trùng chỉ xuất hiện khi người bệnh bị suy giảm miễn dịch nặng.

C. Trải qua 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng, sau đó sẽ chuyển qua giai.đoạn AIDS

D. B và C đúng.

90. Lây truyền HIV từ mẹ bị nhiễm HIV sang con :

A. Chỉ xảy ra trong quá trình mang thai và trong khi sinh.

B. Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con cao nhất là trong quá trình mang thai.

C. Tỷ lệ lây truyền HIV của trẻ bú mẹ (me nhiễm HIV) không khác trẻ không bú mẹ.

D. Tỷ lệ lây truyền gia tăng nếu mẹ mang thai trong giai đoạn sơ nhiễm HIV.