ĐẠi hỌc huẾ trƢỜng ĐẠi hỌc y...

166
ĐẠI HC HUTRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC ĐOÀN CHÍ THẮNG NGHIÊN CU RI LON NHP TIM BNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ ĐIỆN TIM KHÔNG XÂM NHP BNH NHÂN SAU PHU THUT SA CHA HOÀN TOÀN TCHNG FALLOT LUN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HU- 2014

Upload: dangminh

Post on 17-Apr-2018

232 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC

ĐOÀN CHÍ THẮNG

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ ĐIỆN TIM KHÔNG XÂM

NHẬP Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA HOÀN TOÀN TỨ CHỨNG FALLOT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HUẾ - 2014

Page 2: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC

ĐOÀN CHÍ THẮNG

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ ĐIỆN TIM KHÔNG XÂM NHẬP Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA HOÀN TOÀN TỨ CHỨNG

FALLOT

Chuyên ngành: NỘI - TIM MẠCH

Mã sô: 62 72 01 41

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. TS. NGUYỄN CỬU LONG

2. TS. NGUYỄN TÁ ĐÔNG

HUẾ - 2014

Page 3: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

LLờờii CCảảmm ƠƠnn

Tôi xin chân thành cảm ơn với tất cả lòng biết ơn sâu sắc đến:

Ban Giám đốc Đại học Huế; Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược

Huế, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung Ương Huế đã tạo điều kiện cho tôi

thực hiện nghiên cứu sinh tại Đại học Huế.

Ban Đào tạo Sau đại học Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau đại học

Trường Đại học Y Dược Huế, Ban Chủ nhiệm Bộ môn Nội Trường Đại học Y

Dược Huế, Ban Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trung Ương Huế,

Ban Chủ nhiệm khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Trung Ương Huế, Ban Chủ

nhiệm khoa CDHA-TDCN Tim mạch Bệnh viện Trung Ương Huế đã tạo điều

kiện thuận lợi cho tôi được thực hiện luận án này.

GS.TS. Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng trường đã tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận

án.

GS.TS. Huỳnh Văn Minh, Trưởng Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược

Huế là một người thầy mẫu mực để thế hệ sau noi theo và luôn là động lực

phấn đấu trên con đường sự nghiệp của tôi.

TS. Nguyễn Cửu Long, Phó Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Trường Đại

học Y Dược Huế là người thầy trực tiếp hướng dẫn luận án, tận tình giúp đỡ

hướng dẫn và động viện tôi trong quá trình thực hiện luận án.

Page 4: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

TS. Nguyễn Tá Đông, Phó Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Trung Ương

Huế là người thầy trực tiếp hướng dẫn luận án, tận tình giúp đỡ hướng dẫn và

động viện tôi trong quá trình thực hiện luận án.

TS. Lê Quang Thứu, Phó Khoa Ngoại Lồng ngực Tim mạch, Bệnh viện

Trung Ương Huế đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện

luận án.

BSCKII. Lê Thị Yến, Trưởng Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Trung

Ương Huế, đã động viên và tạo nhiều điều kiện thuận lợi hoàn thành tốt luận

án này.

ThS.BS. Lê Bá Minh Du, Trưởng Khoa CĐHA-TDCN Bệnh viện Trung

Ương Huế đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện luận án này.

ĐD. Nguyễn Thị Oanh, phụ trách phòng thăm dò tim mạch Bệnh viện

Trung Ương Huế đã nhiệt tình hỗ trợ tiến hành các kỹ thuật điện tâm đồ

không xâm nhập trên bệnh nhân.

Các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp II,

bác sĩ, cử nhân thuộc Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Huế, Khoa Nội Tim

mạch Bệnh viện Trung Ương Huế, Khoa CĐHA-TDCN Bệnh viện Trung Ương

Huế đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi khi tiến hành nghiên

cứu.

Thư viện Trường Đại học Y Dược Huế đã giúp đỡ nhiều tài liệu và

thông tin quý giá.

Page 5: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

Tất cả bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân tham gia nghiên cứu, những

người đã cộng tác nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình

thu thập số liệu.

Tôi luôn ghi nhớ sự quan tâm, thương yêu, chăm sóc và dạy dỗ của

Cha Mẹ, sự sẽ chia và ưu ái cho tôi những tình cảm ấm áp, những lời động

viện của anh chị em trong gia đình cùng bạn bè thân hữu. Tôi không quên

những lòng yêu thương chân thành và những chia sẽ khó khăn mà Vợ và

con đã dành cho tôi trên con đường khoa học.

Một lần nữa, tôi xin trân trọng và tỏ lòng biết ơn đến tất cả.

Huế, tháng 10 năm 2014

Đoàn Chí Thắng

Page 6: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả luận án

ĐOÀN CHÍ THẮNG

Page 7: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

Danh mục các sơ đồ

Danh mục các hình

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết .......................................................................................... 1

2. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2

3. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3

4. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4

1.1. Tổng quan tứ chứng Fallot ................................................................... 4

1.2. Điều trị tứ chứng Fallot ........................................................................ 5

1.3. Sinh lý bệnh ở bệnh nhân sau phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot ... 8

1.4. Diễn tiến bệnh nhân sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng

Fallot ................................................................................................. 12

1.5. Rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn ....................... 12

1.6. Các phương pháp điện tim không xâm nhập ..................................... 16

1.7. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................. 33

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 39

2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 39

2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 39

Page 8: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 59

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 62

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................... 62

3.2. Rối loạn nhịp tim và các phương pháp điện tim, điện thế muộn,

trắc nghiệm gắng sức, biến thiên nhịp tim/ Holter điện tim 24 giờ . 68

3.3. Giá trị dự báo rối loạn nhịp tim của các phương pháp điện tim

không xâm nhập ................................................................................ 85

Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 92

4.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân tứ chứng Fallot ............................... 92

4.2. Rối loạn nhịp tim và thông số các phương pháp điện tim, trắc

nghiệm gắng sức, biến thiên nhịp tim/ Holter điện tim 24 giờ ......... 98

4.3. Giá trị dự báo rối loạn nhịp tim của các phương pháp điện tim

không xâm nhập .............................................................................. 115

KẾT LUẬN .................................................................................................. 122

KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 124

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 9: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACC: (American College of Cardiology): Trường môn tim mạch Hoa Kỳ.

AHA (American Heart Association): Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ.

BMI (Body Mass Index): chỉ số khối cơ thể.

BSA (Body surface area): Diện tích da bề mặt cơ thể.

BTNT: Biến thiên nhịp tim.

ĐTM: Điện thế muộn.

EDVRV (End diastolic volume of the right ventricular): Thể tích thất phải

cuối tâm trương.

ESC (European Society of Cardiology): Hiệp hội tim mạch Châu Âu.

HF (High frequency): Tần số cao

HFQRSd (The QRS duration based on the filtered high frequency signal):

Thời gian phức bộ QRS tần số cao được lọc (tính bằng ms).

LAHFd (Low amplitude portion at the end of QRS cycle): Thời gian của phần

cuối QRS tần số cao mà biên độ < 40µV (tính bằng ms)

L hở phổi: chiều dài dòng hở phổi.

LF (Low frequency): tần số thấp.

NTTN: Ngoại tâm thu nhĩ

NTTT: Ngoại tâm thu thất

PT NP: Phẫu thuật đường nhĩ phải

PT TP-ĐMP: Phẫu thuật đường thất phải – động mạch phổi

RLNT: Rối loạn nhịp tim

RLNThất: Rối loạn nhịp thất

RMS (40ms) (Root mean square voltage of the last 40msec of the QRS

complex): Giá trị trung bình của 40ms sau cùng của phức bộ QRS (µV).

Page 10: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

rMSSD (The square root of the mean sum of the squares of differences

between adjacent NN intervals): Căn bậc hai của trung bình tổng bình phương

các khác biệt giữa các khoảng NN.

SAECG (Signal-averaged electrocardiography): Điện tim trung bình dấu hiệu

SDANN (Standard deviation of the average of NN intervals): Độ lệch chuẩn của

trung bình các thời khoảng NN mỗi 5 phút trong toàn bộ Holter điện tim 24 giờ.

SDNN (Standard deviation of all NN intervals): độ lệch chuẩn của tất cả các

khoảng NN giữa các phức hợp QRS bình thường trong toàn bộ Holter điện

tim 24 giờ

TAPSE (tricuspid annular plane systolic excursion): Chức năng tâm thu vùng

vận động vòng van ba lá trên M mode.

Tei2m: chức năng thất trái tính bằng phương pháp Tei mô.

Tei3m: chức năng thất phải tính bằng phương pháp Tei mô.

TNGS: Trắc nghiệm gắng sức

Page 11: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Đặc điểm khác nhau giữa điện tim tiêu chuẩn và điện tim có độ

phân giải cao ................................................................................ 21

Bảng 1.2. Các thông số biến thiên nhịp tim phổ thời gian ............................ 25

Bảng 2.1.Các thông số được cài đặt cho máy điện tim có độ phân giải cao

tại BVTW Huế .............................................................................. 43

Bảng 2.2. Các thông số điện thế muộn .......................................................... 45

Bảng 2.3. Quy ước các vị trí chuyển đạo Holter theo AHA .......................... 47

Bảng 2.4. Phân độ ngoại tâm thu thất theo Lown ......................................... 48

Bảng 2.5. Giá trị bất thường các chỉ số biến thiên nhịp tim theo phổ tần số

và phân tích theo thời gian ........................................................... 50

Bảng 2.6. Kết quả chẩn đoán ......................................................................... 60

Bảng 3.1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ............................................ 62

Bảng 3.2: Tỷ lệ theo phương pháp phẫu thuật ............................................... 62

Bảng 3.3: Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng ............................................... 63

Bảng 3.4: Mức độ hở van ba lá ...................................................................... 64

Bảng 3.5: Mức độ hở van động mạch phổi .................................................... 64

Bảng 3.6: Kết quả các thông số hình thái thất phải ........................................ 65

Bảng 3.7: So sánh chức năng thất phải theo phương pháp phẫu thuật, thời

gian sau phẫu thuật ....................................................................... 65

Bảng 3.8: Tỷ lệ suy chức năng thất phải theo chỉ số Tei doppler mô ............ 66

Bảng 3.9: Tương quan giữa chức năng thất phải, thất trái và L hở phổi ....... 66

Bảng 3.10: Tỷ lệ rối loạn nhịp tim ................................................................. 68

Bảng 3.11: Tỷ lệ rối loạn nhịp tim theo phương pháp phẫu thuật ................. 69

Bảng 3.12: Rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có thời gian phẫu thuật trước

và sau 3 năm .................................................................................. 69

Bảng 3.13: Phân loại rối loạn nhịp tim ........................................................... 70

Page 12: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

Bảng 3.14: So sánh tỷ lệ RLNT, RLNThất ở nhóm hở van động mạch phổi ..... 70

Bảng 3.15: Tỷ lệ suy chức năng thất phải ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim ..... 71

Bảng 3.16: So sánh chức năng tâm thu thất phải bằng chỉ số Tei mô nhóm

có rối loạn nhịp tim ....................................................................... 71

Bảng 3.17: So sánh chức năng tâm thu thất phải bằng chỉ số Tei mô nhóm

có rối loạn nhịp thất ...................................................................... 72

Bảng 3.18: Đặc điểm điện tim bề mặt ............................................................ 73

Bảng 3.19: Giá trị trung bình thời gian phức bộ QRS theo phương pháp

phẫu thuật, thời gian phẫu thuật .................................................... 74

Bảng 3.20 : Giá trị trung bình thời gian phức bộ QRS ở bệnh nhân rối

loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất. ................................................... 75

Bảng 3.21: Tỷ lệ điện thế muộn dương tính ................................................... 75

Bảng 3.22: Các thông số điện thế muộn ......................................................... 76

Bảng 3.23: Các thông số điện thế muộn ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim, rối

loạn nhịp thất................................................................................. 76

Bảng 3.24: Rối loạn nhịp tim trong trắc nghiệm gắng sức ............................ 77

Bảng 3.25: Giá trị trung bình công gắng sức tối đa ...................................... 77

Bảng 3.26: Giá trị trung bình thời gian gắng sức ........................................... 78

Bảng 3.27: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ thời gian theo

phương pháp phẫu thuật ................................................................ 79

Bảng 3.28: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ thời gian theo

thời gian phẫu thuật ...................................................................... 79

Bảng 3.29: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ tần số theo phương

pháp phẫu thuật ............................................................................. 80

Bảng 3.30: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ tần số theo thời

gian phẫu thuật .............................................................................. 80

Bảng 3.31: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ thời gian ở bệnh

nhân rối loạn nhịp tim ................................................................... 81

Page 13: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

Bảng 3.32: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ thời gian ở bệnh

nhân rối loạn nhịp thất .................................................................. 81

Bảng 3.33: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ tần số ở bệnh nhân

có rối loạn nhịp tim ....................................................................... 82

Bảng 3.34 : Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ tần số ở bệnh nhân

có rối loạn nhịp thất ...................................................................... 82

Bảng 3.35: Mối tương quan giữa phức bộ QRS với EDVRV, L phổi,

Tei3m ............................................................................................ 83

Bảng 3.36: Tương quan giữa công gắng sức tối đa, thời gian gắng sức với

chức năng thất phải (Tei3m) ......................................................... 84

Bảng 3.37: Tương quan thông số điện thế muộn với thể tích thất phải

cuối tâm trương (EDVRV),chức năng thất phải(Tei3m), chiều

dài dòng hở phổi (L hở phổi) ........................................................ 84

Bảng 3.38: Dự báo về nguy cơ rối loạn nhịp tim dựa vào điện thế muộn ..... 86

Bảng 3.39: Dự báo về nguy cơ rối loạn nhịp thất dựa vào điện thế muộn ..... 86

Bảng 3.40: Dự báo về nguy cơ rối loạn nhịp tim của trắc nghiệm gắng sức ...... 88

Bảng 3.41: Dự báo về nguy cơ rối loạn nhịp thất của trắc nghiệm gắng sức ...... 88

Bảng 3.42: Dự báo về nguy cơ rối loạn nhịp tim của biến thiên nhịp tim ..... 88

Bảng 3.43: Dự báo về nguy cơ rối loạn nhịp thất của biến thiên nhịp tim .... 89

Bảng 3.44: Dự báo nguy cơ rối loạn nhịp tim dựa vào điện thế muộn và

biến thiên nhịp tim/ điện tim 24 giờ ............................................. 89

Bảng 3.45: Dự báo nguy cơ rối loạn nhịp tim dựa vào điện thế muộn và

trắc nghiệm gắng sức ................................................................... 90

Bảng 3.46: Dự báo nguy cơ rối loạn nhịp tim dựa vào trắc nghiệm gắng

sức và biến thiên nhịp tim / Holter điện tim 24 giờ ...................... 90

Bảng 3.47: Dự báo nguy cơ rối loạn nhịp tim dựa vào biến thiên nhịp tim

/ Holter điện tim 24 giờ, điện thế muộn, trắc nghiệm gắng sức ... 91

Page 14: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 3.1: Phân độ suy tim theo NYHA ..................................................... 63

Biểu đồ 3.2: Tương quan giữa chức năng thất phải và thất trái. .................... 67

Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa chiều dài dòng hở phổi và chức năng thất phải .... 67

Biểu đồ 3.4: Phân loại rối loạn nhịp thất theo Lown...................................... 68

Biểu đồ 3.5: So sánh chức năng thất phải ở nhóm rối loạn nhịp tim ............. 72

Biểu đồ 3.6: So sánh chức năng thất phải ở nhóm rối loạn nhịp thất ............ 73

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ bloc nhánh phải ................................................................ 74

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ bệnh nhân giảm biến thiên nhịp tim ................................. 83

Biểu đồ 3.9: Tương quan giữa thời gian QRS và chiều dài dòng hở phổi ..... 83

Biểu đồ 3.10:Tương quan giữa thời gian QRS và thể tích thất phải cuối tâm

trương ................................................................................................... 84

Biểu đồ 3.11: Đường cong ROC của thời gian phức bộ QRS trong tiên

lượng rối loạn nhịp tim ............................................................. 85

Biểu đồ 3.12: Đường cong ROC của thời gian phức bộ QRS trong tiên

lượng rối loạn nhịp thất ............................................................. 85

Biểu đồ 3.13: Đường cong ROC các thông số điện thế muộn trong tiên

lượng rối loạn nhịp thất ............................................................. 87

Page 15: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Trang

Hình 1.1. Đặc điểm giải phẫu của tứ chứng Fallot........................................... 4

Hình 1.2. Phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot ............................... 6

Hình 1.3. Thời gian QRS dự đoán nhịp nhanh thất và đột tử do tim. ........... 16

Hình 1.4. Cấu hình của máy điện tim có độ phân giải cao ........................... 20

Hình 1.5. Các phác đồ trắc nghiệm gắng sức trên thảm lăn ........................... 32

Hình 1.6. Phác đồ xe đạp lực kế .................................................................... 32

Hình 2.1: Máy điện tim 6 cần PageWriter Trim III tại BVTW Huế .............. 41

Hình 2.2. Vị trí gắn các điện cực đo điện thế muộn ...................................... 44

Hình 2.3. Hình ảnh máy điện tim độ phân giải cao tại BVTW Huế .............. 45

Hình 2.4. Hệ thống Holter điện tim tại BVTW Huế ...................................... 46

Hình 2.5. Sơ đồ vị trí gắn các điện cực của Holter trên thành ngực ............. 46

Hình 2.6. Trắc nghiệm gắng sức xe đạp lực kế tại BVTW Huế .................... 51

Hình 2.7. Cách mắc các chuyển đạo trong TNGS ........................................ 53

Hình 2.8. Protocol trong thực hiện NPGS ..................................................... 53

Hình 2.9. Hình ảnh máy siêu âm tim tại BVTW Huế .................................... 55

Hình 2.10. Cách đo chỉ số Tei bằng Doppler mô .......................................... 56

Hình 2.11. Cách đo chỉ số TAPSE ................................................................ 57

Hình 2.12. Hình ảnh Doppler mô vòng van bên của van ba lá ..................... 57

Sơ đồ 1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hở van động mạch phổi

sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot ....................... 9

Page 16: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết

Tứ chứng Fallot là một trong những bệnh tim bẩm sinh có tím phổ biến,

chiếm tỷ lệ 1/3500 trẻ em mới sinh, 7-10% các bệnh lý tim bẩm sinh [118]. Tứ

chứng Fallot đã được phẫu thuật triệt để lần đầu tiên từ năm 1954 bởi Lillehei

[19]. Mặc dù phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot ngày càng hoàn thiện với tỷ

lệ sống còn trong 20 năm là trên 90% [36], nhưng với những tồn tại về bất

thường huyết động và điện học đã làm gia tăng tỷ lệ tử vong bắt đầu sau 30

năm [115]. Theo một phân tích tỷ lệ sống còn cho thấy những bệnh nhân tứ

chứng Fallot sau phẫu thuật có tỷ lệ tử vong muộn tăng 25 năm sau phẫu thuật

từ 0,24% /năm lên 0,94% /năm. Theo khuyến cáo của ACC/AHA(2008) và

Hội tim mạch học Việt Nam (2010), các bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu

thuật sửa chữa hoàn toàn nên được theo dõi hằng năm với khám lâm sàng,

điện tim, đánh giá chức năng thất phải, trắc nghiệm gắng sức và Holter điện

tim định kỳ [2], [3], [123]. Trong nghiên cứu của tác giả Khairy và cộng sự

(2010), tỷ lệ rối loạn nhịp thất chiếm tỷ lệ 14,6% và tỷ lệ cần đặt máy phá

rung (ICD) là 10,4% đối với bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa

chữa hoàn toàn [71]. Chính vì vậy, chúng ta cần phải phát hiện và dự báo các

bệnh nhân có nguy cơ cao rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất để có biện pháp

điều trị thích hợp. Theo nghiên cứu của tác giả Villafañe J và cộng sự (2013),

cho thấy tỷ lệ rối loạn nhịp thất nguy hiểm chiếm tỷ lệ 10% và tỷ lệ đột tử

chiếm tỷ lệ khoảng 0,2% ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa

hoàn toàn và nguyên nhân chính gây đột tử chính là cơn nhịp nhanh thất bền

bĩ [118].

Điện tim tiêu chuẩn cũng cung cấp các chỉ số hữu ích trong phân tầng

nguy cơ tim mạch trong đó những thay đổi thời gian phức bộ QRS ở 12

chuyển đạo cũng biểu hiện sự khác biệt sự truyền dẫn khác nhau giữa thất

Page 17: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

2

phải và thất trái [51]. Điện tim trung bình tín hiệu là một phương pháp giúp

ích để xác định bệnh nhân có cơn nhịp nhanh thất không bền bĩ và hữu ích

trong việc dự đoán loạn nhịp thất nghiêm trọng hơn và đột tử [51]. Ngoài ra,

các chỉ số biến thiên nhịp tim (BTNT) được đánh giá bằng Holter điện tim 24

giờ sẽ phản ánh hoạt động của thần kinh tự động tim và là những thông số dự

báo đối với các rối loạn nhịp thất nguy hiểm. Thêm vào đó, trắc nghiệm gắng

sức không chỉ đóng vai trò trong đánh giá tình trạng lâm sàng tổng thể mà còn

giúp phát hiện rối loạn nhịp tim trong quá trình gắng sức [118].

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng điện tim, trắc nghiệm

gắng sức, điện thế muộn, biến thiên nhịp tim/Holter điện tim 24 giờ để theo

dõi rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật, ở Việt Nam

có một vài công trình nghiên cứu rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân tứ chứng

Fallot sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn nhưng chưa có nghiên cứu nào kết

hợp các phương pháp trên để đánh giá rối loạn nhịp tim. Do đó, chúng tôi áp

dụng điện tim, trắc nghiệm gắng sức, điện thế muộn, biến thiên nhịp tim/

Holter điện tim 24 giờ để theo dõi bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật

nhằm dự báo rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tứ chứng Fallot góp phần nâng

cao thời gian sống cho bệnh nhân.

2. Ý nghĩa khoa học

- Nghiên cứu này sẽ giúp xác định các rối loạn nhịp tim chủ yếu rối loạn

nhịp thất nguy hiểm đe dọa tử vong ở bệnh nhân tứ chứng Fallot đã phẫu

thuật sửa chữa hoàn toàn.

- Trong đánh giá và dự báo nguy cơ rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tứ

chứng Fallot đã phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn, chưa có một phương pháp nào

thật sự hoàn thiện khi sử dụng đơn độc. Xu hướng y học hiện nay là kết hợp

hai hoặc nhiều phương pháp để vừa phát huy mặt mạnh của mỗi phương pháp

vừa khắc phục nhược điểm của mỗi phương pháp. Do đó phối hợp điện tim,

trắc nghiệm gắng sức, điện thế muộn, biến thiên nhịp tim/Holter điện tim 24

Page 18: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

3

giờ nhằm phát hiện và dự báo rối loạn nhịp tim nguy hiểm ở bệnh nhân tứ

chứng Fallot đã phẫu thuật là một giải pháp tốt trong dự báo rối loạn nhịp tim

đặc biệt là rối loạn nhịp thất nguy hiểm.

3. Ý nghĩa thực tiễn

Trong điều kiện nước ta hiện nay, kết hợp giữa các phương pháp điện

tim không xâm nhập như điện tim bề mặt, điện thế muộn, biến thiên nhịp

tim/Holter điện tim 24 giờ, trắc nghiệm gắng sức có thể thực hiện được ở các

cơ sở y tế để dự báo rối loạn nhịp tim đặc biệt là các rối loạn nhịp thất nguy

hiểm, từ đó có biện pháp dự phòng và điều trị thích hợp nhằm kéo dài thời

gian sống của bệnh nhân sau phẫu thuật hoàn toàn tứ chứng Fallot.

4. Mục tiêu của đề tài

Với mong muốn tìm hiểu thêm giá trị của các phương pháp điện tim

không xâm nhập trong việc đánh giá, theo dõi và dự báo nguy cơ rối loạn nhịp

tim ở bệnh nhân sau phẫu thuật hoàn toàn tứ chứng Fallot, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu sau:

1) Đánh giá các rối loạn nhịp tim và những thay đổi thông số điện tim, điện

thế muộn, nghiệm pháp gắng sức, biến thiên nhịp tim/ Holter điện tim 24

giờ ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn.

2) Xác định giá trị các phương pháp điện tim không xâm nhập trong dự báo

rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa

hoàn toàn.

Page 19: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

4

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN TỨ CHỨNG FALLOT

Hình 1.1. Đặc điểm giải phẫu của tứ chứng Fallot [15]

Tứ chứng Fallot được mô tả vào năm 1888 bởi Etienne - Louis A.Fallot

(1850- 1911), là một phức hợp bệnh lý tim bẩm sinh bao gồm 4 bất thường về

tim mạch [2], [19], [109]:

1. Hẹp động mạch phổi

2. Dày thất phải

3. Động mạch chủ cưỡi ngựa: động mạch chủ nằm trên vách liên thất

khiếm khuyết thay vì thất trái.

4. Thông liên thất : tồn tại một lỗ thông giữa 2 buồng thất và thất trái.

Page 20: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

5

1.2. ĐIỀU TRỊ TỨ CHỨNG FALLOT

1.2.1. Nội khoa

Điều trị nội khoa tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng. Điều trị nội khoa chỉ

là tạm thời, lựa chọn thời điểm thích hợp để phẫu thuật [19]. Điều trị nội khoa

bao gồm điều trị cơn thiếu oxy cấp, điều trị dự phòng các biến chứng. Cần

phải lưu ý rằng các thuốc digitalis và lợi tiểu là chống chỉ định vì có thể gây

nguy hiểm cho bệnh nhân tứ chứng Fallot chưa được phẫu thuật. Nhóm thuốc

digitalis có xu hướng làm tăng các cơn thiếu oxy cấp, lợi tiểu làm tăng mức

độ quánh của máu [18].

1.2.2 . Ngoại khoa

1.2.2.1. Điều trị phẫu thuật tạm thời

Là tạo ra đường thông thương giữa động mạch chủ hay các nhánh của

quai chủ với động mạch phổi để chuyển một phần dòng máu thiếu dưỡng khí

từ động mạch chủ sang động mạch phổi. Phương pháp này do Blalock tìm ra

theo sáng kiến của bác sĩ nhi khoa Taussig đó là nối tận - bên động mạch dưới

đòn trái với động mạch phổi trái, phẫu thuật này đã mang lại kết quả rất tốt, từ

đó xuất hiện thuật ngữ phẫu thuật Blalock - Taussig [18], [48].

Hiện nay để khắc phục nhược điểm của phẫu thuật Blalock-Taussig có thể

gây thiếu máu tay cùng bên, người ta cải tiến thay vì dùng trực tiếp động

mạch dưới đòn thì người ta dùng một ống nhân tạo Gore-Tex nối giữa động

mạch dưới đòn và động mạch phổi cùng bên. Phẫu thuật này được xem như là

một giai đoạn chuẩn bị cho mổ triệt để, hiện nay vẫn được dùng nhiều nhất.

Có một số phương pháp tương tự khác vận dụng nguyên tắc trên nhưng ít

được sử dụng hơn:

- Nối bên-bên giữa mặt sau của động mạch chủ lên và mặt trước động

mạch phổi phải (phương pháp của Waterston 1962).

- Nối động mạch phổi trái với động mạch chủ xuống (Potts - 1946).

Page 21: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

6

- Nối tĩnh mạch chủ trên với động mạch phổi phải (Glenn - 1954) [27].

Những phương pháp này có nhiều nguy cơ gây suy tim và tăng áp lực động

mạch phổi nên hiện nay ít được sử dụng.

Nếu không được phẫu thuật thì rất nặng nề. 90% trẻ sinh ra không thể sống

đến tuổi thành niên. Bệnh nhân thường chết sau một cơn ngất do thiếu oxy não

kéo dài, áp xe não, nhồi máu não hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn [18].

1.2.2.2. Phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot

Hình 1.2. Phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot [46]

* Phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn qua đường nhĩ phải

Phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot qua đường nhĩ có thể được thực hiện ở

mọi lứa tuổi, ngay cả ở trẻ sơ sinh. Kỹ thuật này thường thực hiện trước khi

có phì đại thứ phát giúp cho việc phân chia các bó cơ ở đường ra thất phải

đơn giản hơn. Tuổi chính xác quá trình chuyển tiếp này xảy ra lúc nào thì

không được biết rõ, phẫu thuật nên được chọn lọc đối với trẻ dưới 6 tháng

tuổi [15].

* Phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn qua đường mở thất phải-động mạch phổi

Chỉ định đặt miếng vá xuyên qua vòng van động mạch phổi theo kích thước

vòng van động mạch phổi

Page 22: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

7

- Phễu thất phải hình ống và giảm sản, và vòng van động mạch phổi

nhỏ hơn bình thường.

- Đối với một số bệnh nhân có thông liên thất dưới đại động mạch.

- Đường kính của động mạch phổi phải và động mạch phổi trái có kích

thước gần như bình thường, chỉ định đặt miếng vá xuyên qua vòng van động

mạch phổi khi vòng van động mạch phổi có giá trị Z < -2.

- Sử dụng miếng vá qua vòng van động mạch phổi nếu van động mạch

phổi là van 2 lá [15].

Chỉ định làm miếng vá xuyên qua vòng van động mạch phổi theo áp lực thất

phải/ thất trái

- Chỉ định đặt miếng vá xuyên qua vòng van động mạch phổi khi tiên

lượng áp lực thất phải/ thất trái sau phẫu thuật > 0,75 [15].

* Phẫu thuật trƣờng hợp bất thƣờng động mạch vành

- Trong trường hợp bất thường động mạch vành, chỉ định phẫu thuật

sửa chữa qua đường nhĩ phải hoặc đặt miếng vá ở vị trí hẹp thất phải với

đường mở thất phải hạn chế để bảo tồn các bất thường động mạch vành.

- Phẫu thuật làm cầu nối chủ-phổi lúc trẻ còn nhỏ, sau đó làm ống dẫn

ngoài tim giữa thất phải và động mạch phổi.

- Sửa chữa hoàn toàn có thể trì hoãn đợi khi trẻ lớn [15].

1.2.3 . Điều trị bệnh nhân sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn

Phần lớn bệnh nhân không cần sử dụng thuốc thường xuyên trong

trường hợp không có bất thường nặng huyết động học tồn lưu. Thuốc điều trị

suy tim cần thiết trong trường hợp rối loạn chức năng thất phải và thất trái.

Bệnh nhân có rối loạn nhịp thất nguy hiểm thường được điều trị bằng

can thiệp điện sinh lý hoặc dặt máy phá rung (ICD). Điều trị bằng thuốc ít

được khuyên dùng ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa hoàn

toàn [118].

Page 23: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

8

1.3. SINH LÝ BỆNH Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA

TỨ CHỨNG FALLOT

1.3.1. Hở van động mạch phổi sau phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot

Giải phóng đường ra thất phải thường liên quan đến phá hỏng lá van

thân động mạch phổi điều này dẫn đến hở van động mạch phổi đối với phần

lớn bệnh nhân sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot. Cả những

số liệu trên thực nghiệm và trên lâm sàng đều cho thấy mức độ hở nặng của

van động mạch phổi gia tăng theo thời gian [38],[59].

Mức độ của hở van động mạch phổi bao gồm một số yếu tố:

1. Diện tích dòng phụt ngược.

2. Đáp ứng thất phải

3. Áp lực tâm trương giữa động mạch phổi phải và thất phải

4. Thời gian tâm trương.

Không giống như trong hở van động mạch chủ, áp lực giữa động mạch

phổi và thất phải trong thời kỳ tâm trương là nhỏ. Vì vậy, lưu lượng hở van

động mạch phổi lớn được quyết định bởi những yếu tố như: đường kính của

dòng phụt ngược (điển hình sau khi sửa chữa tứ chứng Fallot), kích thước động

mạch phổi, và thời gian tâm trương (liên quan đến nhịp tim). Những yếu tố

khác như hẹp van động mạch phổi và chức năng thất phải cũng có thể ảnh

hưởng đến mức độ hở phổi. Tại thời điểm phẫu thuật tứ chứng Fallot, thất phải

bị phì đại , đường kính của thân động mạch phổi là nhỏ hoặc giảm sản, nhịp

tim là khá cao và điều này dẫn đến làm ngắn thời gian tâm trương. Kết hợp với

hở van 3 lá sau phẫu thuật tứ chứng Fallot đã ảnh hưởng tới mức độ hở phổi.

Tuy nhiên, qua thời gian, sự gia tăng của lưu lượng tâm thất phải đã dẫn tới gia

tăng dần dần kích thước và khả năng của các động mạch phổi chính và dẫn đến

dãn thất phải. Với sự kết hợp của các yếu tố tuổi, giảm tần số tim và kéo dài

thời gian tâm trương đã dẫn đến làm gia tăng mức độ hở van động mạch phổi

theo sơ đồ 1.1 [59].

Page 24: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

9

Sơ đồ 1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hở van động mạch phổi

sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot [59].

1.3.2. Tăng gánh thể tích tâm thất phải mạn tính

Với những kinh nghiệm lâm sàng và những bằng chứng thực nghiệm là

những điểm nhấn mạnh vào sự giống nhau về sự đáp ứng sinh lý bệnh giữa

thất phải và thất trái đối với quá trình tăng gánh thể tích nghiêm trọng. Kết

hợp với những nghiên cứu invitro đã cho thấy có những đặc tính nội tại tương

tự nhau của sợi cơ tim ở bên thất phải và thất trái, bao gồm cả những đáp ứng

của cả hai thất đối với tình trạng áp lực và quá tải thể tích. Bởi vì sinh lý bệnh

học của sự đáp ứng thất trái đối với hở van chủ mạn tính đã được nghiên cứu

nhiều và nó rất có giá trị trong việc đánh giá lại các yếu tố ở đây [59]. Một số

tác giả đã chia sự đáp ứng của thất trái đối với hở van động mạch chủ nặng

theo 4 giai đoạn diễn biến theo thời gian:

Page 25: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

10

- Giai đoạn còn bù được đặc trưng bởi sự gia tăng về thể tích và sự kết

hợp của sự phì đại đồng tâm và lệch tâm. Giai đoạn này có thể kéo dài trong

nhiều năm hoặc lâu hơn.

- Suy giảm cơ chế bù trừ. Giai đoạn này đặc trưng bởi quá trình giãn

thất trái tiếp diễn nhưng tỷ lệ khối lượng thể tích giảm (sự phì đại không đầy

đủ) và gia tăng hậu gánh (áp lực lên cuối tâm trương). Kết quả là tỷ lệ và

cường độ của các sợi cơ tim bị rút ngắn lại. Giai đoạn này được thể hiện bằng

cách suy giảm chức năng tâm thu trong khi sự co bóp nội tại ở cơ tim vẫn còn

gần như bình thường.

- Sự co bóp cơ tim giảm nhưng còn hồi phục. Qua một thời gian ngắn,

sự suy giảm cơ tim này có thể phục hồi và vấn đề loại bỏ sự quá tải thể tích có

thể dẫn đến sự hồi phục chức năng co bóp của tim.

- Những vết thương ở cơ tim không thể hồi phục có liên quan với sự xơ

hóa và gia tăng collagen ở mô kẽ. Mặc dù, thay van động mạch chủ cho kết

quả tốt nhưng những tổn thương chức năng về cơ tim vẫn tồn tại [59].

Nếu không được điều trị, sự quá tải thể tích tâm thất phải tiếp diễn kết

hợp thêm với sự xuất hiện các triệu chứng nhanh chóng và sự phục hồi chức

năng không hoàn toàn của chức năng tâm thu và tâm trương thất phải [59].

1.3.3. Sự thay đổi huyết động thất phải sau phẫu thuật tứ chứng Fallot

Mặc dù cơ chế sinh lý bệnh của tái cấu trúc thất phải trong việc đáp ứng

sự thay đổi huyết động sau phẫu thuật tứ chứng Fallot là rất giống với đáp

ứng của thất phải đối với quá tải thể tích mạn tính. Tuy nhiên, sự khác biệt

quan trọng vẫn tồn tại như hình thái các buồng tim, cấu trúc của sợi cơ tim, vị

trí của hệ thống dẫn truyền và sự phụ thuộc vào kích thước và chức năng của

thất trái, giải phẫu động mạch vành và huyết động [59]. Thất phải bao gồm

hai thành phần riêng biệt về mô phôi học: là phần xoang và phần phễu với

hình dạng phức tạp. Cơ tim bao gồm một lớp mỏng tương đối nhỏ gọn và một

Page 26: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

11

lớp nổi bật của những bè cơ xen kẽ với các hốc sâu. Đối lập với thất trái, xu

hướng của sợi cơ tim thất phải là ngang hơn và co lại hơn là chủ yếu từ đáy

đến đỉnh (theo chiều dọc) với mức độ thấp hơn của chuyển động góc (xoắn).

Cơ tim được cung cấp bởi một động mạch vành duy nhất với gần 50% của

dòng chảy xảy ra trong thời gian tâm trương dưới điều kiện bình thường đối

lập gần 90% so với thất trái.

Hệ thống dẫn truyền trong thất phải bao gồm 1 bó dẫn truyền duy nhất

với một quá trình hoạt động kéo dài và chậm dẫn truyền trong việc kích hoạt

giữa vùng đáy thất phải và vùng phễu, dẫn tới xung động lan truyền như

chuyển động [59]. Mặc dù chức năng thất phải tác động đến chức năng thất

trái, nhưng điều trái ngược thật sự rõ ràng là có đến 63% sự gia tăng áp lực

thất phải là do thất trái co bóp. Sau phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot, các

yếu tố bổ sung liên quan đến phẫu thuật tác động vào sinh lý bệnh: giải

phóng đường ra thất phải thường liên quan đến vết rạch của thành tự do thất

phải, cắt bỏ các bó cơ tắc nghẽn, sự rối loạn của van động mạch phổi với cắt

bỏ một phần hoặc hoàn toàn, và vị trí của miếng vá thường kéo dài trên mặt

phẳng của van động mạch phổi vào động mạch phổi chính. Trong một số

bệnh nhân, một đường dẫn nối giữa thất phải và các động mạch phổi là cần

thiết để cung cấp áp lực cho lưu lượng phổi. Lỗ thông liên thất được đóng lại

với một miếng vá tự thân, một thủ thuật có thể làm giảm chức năng của van

ba lá. Ngoài sự xuất hiện của hở phổi (đã trình bày ở trên), các thủ thuật này

thường dẫn đến mất vận động hoặc loạn vận động đường ra thất phải, giãn

miếng vá đường ra thất phải, xơ hóa của thành tự do thất phải, và sự chậm

dẫn truyền [122].

Thời gian dẫn truyền kéo dài và mất tái đồng bộ thất phải có thể tiếp

tục góp phần vào rối loạn chức năng thất phải. Một bệnh nhân lớn tuổi phẫu

thuật sửa chữa là một yếu tố nguy cơ độc lập cho kết quả bất lợi ở những

Page 27: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

12

bệnh nhân này [71], [58]. Tương tự như diễn tiến tự nhiên của hở van động

mạch chủ nặng, trong đó tổn thương cơ tim không thể phục hồi sau một thời

gian hồi phục của mất tái động bộ thất, thường xảy ra muộn sau phẫu thuật

sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot [59].

1.4. DIỄN TIẾN BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA HOÀN

TOÀN TỨ CHỨNG FALLOT

Tỷ lệ sống còn đối với bệnh nhân tứ chứng Fallot ở giai đoạn đầu là rất

tuyệt vời với tỷ lệ tử vong dưới 1% [51]. Hai nghiên cứu thuần tập lớn đối với

các bệnh nhân tứ chứng Fallot sửa chữa hoàn toàn đã chỉ ra rằng tỷ lệ sống

còn tiếp tục ở mức 90% trong hai thập kỷ đầu tiên của cuộc sống [86], [90].

Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong tăng gấp ba lần sau 30 năm. Rất nhiều nghiên cứu đã

chỉ ra rằng biến chứng muộn sau tứ chứng Fallot bệnh nhân sửa chữa đó là

suy giảm khả năng gắng sức, suy tim, loạn nhịp tim và tử vong [59]. Ngoài ra,

bệnh lý ở các cơ quan khác như: phổi, thận, gan, cơ xương thường làm phức

tạp quá trình lâm sàng ở những bệnh nhân này.

Vấn đề đáng chú ý từ các tài liệu về phân tầng nguy cơ các biến chứng

muộn (tử vong, nhịp nhanh thất, và suy tim) sau khi sửa chữa tứ chứng Fallot

là gồm 3 vấn đề:

1) Tiền sử (ngất xỉu, tuổi sửa chữa)

2) Dấu hiệu điện tim (thời gian QRS kéo dài, nhịp nhanh thất bền bỉ)

3) Rối loạn huyết động do hở van động mạch phổi nặng (thất phải dãn,

rối loạn chức năng tâm thất và rối loạn vận động vùng).

1.5. RỐI LOẠN NHỊP TIM SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA HOÀN TOÀN

- Rối loạn dẫn truyền

Bloc nhánh phải hoàn toàn là phổ biến gần như toàn bộ ở các bệnh

nhân tứ chứng Fallot đã phẫu thuật có cắt cơ thất phải. Đặc trưng của bloc này

đó là phức bộ QRS với phần đầu tiên là ngắn và hẹp, phần thứ hai là cao và

rộng hơn [27].

Page 28: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

13

Bloc nhánh phải kết hợp với bloc phân nhánh trái trước gọi là bloc hai

nhánh, khá phổ biến (xảy ra khoảng 15% bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu

thuật). Bloc hai nhánh thường đơn độc hiếm khi có thể dẫn đến bloc hoàn

toàn nhĩ thất (trừ khi đã có bloc nhĩ thất thoáng qua sau khi phẫu thuật) và

cũng không có liên quan đến khả năng đột tử. Tuy nhiên, có những báo cáo

cho thấy bloc hai nhánh kết hợp với khoảng PR kéo dài có thể dẫn đến bloc

nhĩ thất cao độ. Ở những bệnh nhân này cần phải theo dõi và nếu cần thì đặt

máy tạo nhịp tim. Đặt máy tạo nhịp là bắt buộc trong trường hợp có bloc nhĩ

thất cấp 3 và bloc 3 nhánh hoàn toàn được xác định bởi điện sinh lý ở bệnh

nhân sau phẫu thuật. Đối với phần lớn bệnh nhân phẫu thuật sửa chữa hoàn

toàn giai đoạn sớm, tỷ lệ bloc nhĩ thất hoàn toàn là hiếm [27].

- Rối loạn nhịp trên thất

Rung nhĩ và cuồng nhĩ thường xảy ra khá phổ biến ở những bệnh nhân

tứ chứng Fallot đã phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn ở giai đoạn sớm. Rối loạn

nhịp nhanh nhĩ chiếm đến 1/3 bệnh nhân lớn tuổi và góp phần vào nguyên

nhân gây ra các biến chứng và tử vong [101]. Rung nhĩ và cuồng nhĩ thường

xuất hiện ở những bệnh nhân có luồng thông động mạch chủ - phổi kéo dài

do đó gây ra tình trạng quá tải thể tích kéo dài. Thời điểm phẫu thuật lớn tuổi,

hở van ba lá từ vừa đến nặng đã được chứng minh là yếu tố dự báo rung nhĩ

hoặc cuồng nhĩ theo một nghiên cứu đa trung tâm. Như vậy sự đan xen giữa

rối loạn nhịp nhanh nhĩ và nhịp nhanh thất đã làm tổn thương nặng thêm

huyết động học ở tâm thất phải thường do quá trình hở van động mạch phổi

và dãn thất phải tiến triển.

Rối loạn nhịp nhanh nhĩ thường biểu hiện trên lâm sàng là đánh trống

ngực. Đôi khi, bệnh nhân có thể biểu hiện với dọa ngất hoặc ngất, và cuồng

nhĩ đã được mặc nhiên công nhận như là một nguyên nhân có thể gây đột tử,

bởi vì những bệnh nhân lớn tuổi có khả năng gây ra dẫn truyền nhĩ thất 1:1.

Page 29: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

14

Bệnh nhân có biểu hiện cuồng nhĩ và / hoặc rung nhĩ phải trải qua đánh giá

kỹ lưỡng về huyết động và cần phải phục hồi tổn thương huyết động còn lại.

Việc đốt các ổ rối loạn nhịp bằng sóng vô tuyến cao tần cho kết quả tốt hơn

so với các phương pháp khác. Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và máy tạo

nhịp tim điều trị nhịp nhanh nhĩ thế hệ mới là những phương pháp điều trị

hữu ích được khuyến cáo [27].

- Rối loạn nhịp thất

+ Rối loạn nhịp thất không bền bỉ

Rối loạn nhịp thất không bền bỉ được theo dõi trên Holter điện tim là

rất phổ biến (lên đến 60%) sau khi sửa chữa tứ chứng Fallot. Ngoại tâm thu

thất lớn hơn cấp II theo tiêu chuẩn Lown sửa đổi (> 30 NTT thất đơn dạng

trong một giờ bất kỳ) xuất hiện có liên quan với tăng nguy cơ đột tử do tim.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy đột tử có mối liên quan sau khi

sửa chữa tứ chứng Fallot là tương đối không phổ biến. Do đó, cần dự phòng

chống rối loạn nhịp thất [27], [56].

+ Nhịp nhanh thất đơn dạng bền bỉ

Rối loạn nhịp nhanh thất đơn dạng bền bỉ là ít tương đối phổ biến.Vòng

vào lại là cơ chế sinh lý bệnh học phổ biến nhất, và nhiều yếu tố đã được liên

quan cho bệnh sinh của nó. Ổ phát rối loạn nhịp tim thông thường trên bệnh

nhân tứ chứng Fallot đã phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn là đường ra thất phải,

trong khu vực của cắt phần hẹp phễu, đóng lỗ thông liên thất. Trong khoảng

20% các trường hợp ổ vòng vào lại có thể có nhiều liên quan đến phần thân

của tâm thất phải. Thất phải giãn nở và bị kéo căng làm quá trình hoạt động

tâm thất chậm lại, cũng đóng góp đến việc tạo ra các vòng vào lại trong tâm

thất phải, rối loạn huyết động đóng vai trò để duy trì nhịp nhanh thất: một khi

đã xảy ra. Thời gian phức bộ QRS đo từ điện tim bề mặt tiêu chuẩn có tương

quan chặt chẽ với kích thước thất phải [56]. Ở những bệnh nhân có thời gian

Page 30: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

15

phức bộ QRS tối đa 180 ms hoặc nhiều hơn là một yếu tố rất nhạy cảm, và

khá đặc hiệu cho nhịp nhanh thất bền bỉ và đột tử ở bệnh nhân người lớn sửa

chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot. Thời gian phức bộ QRS kéo dài ở những

bệnh nhân này phản ánh:

(1) Tổn thương đầu tiên ở nhánh dẫn truyền trong thời gian sửa chữa tứ

chứng Fallot (cắt cơ thất phải, giải phóng cơ gây hẹp động mạch phổi và vị

trí đóng lỗ thông liên thất). Phức bộ QRS kéo dài tiến triển là do giãn nở thất

phải và hở van động mạch phổi. Trong một nghiên cứu đa trung tâm đã chỉ

ra rằng thời gian phức bộ QRS thay đổi có thể là một yếu tố dự báo nhạy

cảm hơn và đặc hiệu hơn ở bệnh nhân có nguy cơ cao. Giá trị thời gian phức

bộ QRS có thể tiên đoán cho nhịp nhanh thất bền bỉ sẽ được yêu cầu cho các

bệnh nhân sửa chữa tứ chứng Fallot. Từ những năm 1980, bệnh nhân đã

phẫu thuật đường nhĩ phải và không cắt cơ thất phải do đó thời gian phức bộ

QRS sau khi sửa chữa ngắn hơn đáng kể [27].

Phân tán QT (sự khác biệt giữa khoảng QT ngắn nhất và dài nhất

trong bất kỳ của 12 đạo trình điện tim bề mặt tiêu chuẩn), một dấu hiệu của

sự tái cực không đồng nhất, cũng đã được thể hiện được dự báo duy trì

nhịp tim nhanh tâm thất đơn dạng cuối sau khi sửa chữa tứ chứng Fallot.

Một phân tán QT lớn hơn 60 ms kết hợp với một thời gian phức bộ QRS

lớn hơn 180 ms là phân tầng nguy cơ hơn nữa cho nhịp nhanh thất bền bỉ

cho bệnh nhân người lớn. Báo cáo gần đây thể hiện giảm các chỉ số biến

thiên nhịp tim và sự nhạy cảm baroreflex cho rằng hệ thống thần kinh tự

động cũng có thể được tham gia vào quá trình rối loạn nhịp tim [42]. Bất

thường huyết động thất phải, chủ yếu là thất phải giãn nở do hở van động

mạch phổi có hoặc không có hẹp động mạch phổi, rất phổ biến ở những

bệnh nhân có nhịp nhanh thất bền bỉ [27].

Page 31: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

16

Hình 1.3. Thời gian QRS dự đoán nhịp nhanh thất và đột tử do tim.

Đây là điện tim 12 chuyển đạo bề mặt của bệnh nhân đã phẫu thuật 20

năm có nhịp nhanh thất đơn dạng bền bỉ. Trong đó thời gian phức bộ QRS ở

V1 là 200ms [27].

1.6. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỆN TIM KHÔNG XÂM NHẬP

1.6.1. Điện tim bề mặt

Các thông số điện tim bề mặt dùng để xác định nguy cơ rối loạn nhịp

thất và đột tử đã được đánh giá qua nhiều nghiên cứu hồi cứu. Giả định đằng

sau rất nhiều những nghiên cứu này là có một mối quan hệ nguyên nhân và

kết quả giữa rối loạn nhịp thất và đột tử.

Theo tác giả Deanfield và cộng sự, ngoại tâm thu thất là phổ biến, xảy

ra khoảng 19% ở điện tim cơ bản trên bệnh nhân tứ chứng Fallot sửa chữa

hoàn toàn, và có liên quan với sự gia tăng tỷ lệ đột tử so với những người

không có ngoại tâm thu thất [44]. Trong một nghiên cứu trên tổng số 233

bệnh nhân theo dõi trung bình là 5,2 năm, 38% những người có ngoại tâm thu

thất là chết, so với 2% của những người không có ngoại tâm thu thất (ngoại

tâm thu thất đã có mặt trong tất cả những người đột tử). Thời gian phức bộ

QRS > 180 ms có độ nhạy 100% cho nhịp nhanh thất bền bỉ và đột tử, trong

khi đó một thời gian QRS <180 ms có một giá trị tiên đoán âm tính 100% cho

các yếu tố: rối loạn nhịp thất và đột tử. Thời gian phức bộ QRS kéo dài có

liên quan đến hở van động mạch phổi và phì đại thất phải, đây là yếu tố quan

trọng trong sinh bệnh học của vấn đề đột tử [111].

Page 32: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

17

1.6.2. Điện thế muộn

1.6.2.1. Lịch sử điện thế muộn

Lịch sử của điện thế muộn bắt đầu từ năm 1973 với ghi nhận điện thế ở

bó His. Kỹ thuật điện tim có độ phân giải cao là một kỹ thuật rất đặc biệt của

điện tim bề mặt dùng để phân tích các phân đoạn QRS của một điện tim tiêu

chuẩn để phát hiện bất thường, gọi là điện thế muộn ở thất mà trên điện tim

thông thường bị che khuất bởi hoạt động của cơ xương và độ nhiễu. Thuật

ngữ "điện tim trung bình dấu hiệu " thường xuyên được sử dụng đồng nghĩa

với điện tim có độ phân giải cao, đề cập đến một trong những kỹ thuật xử lý

tín hiệu tăng cường phát hiện tín hiệu điện tim biên độ thấp. Độ nhiễu trong

phạm vi điện tim thông thường từ 8-10 μv và được tạo ra chủ yếu bởi hoạt

động cơ xương. Mức độ nhiễu trong điện tim trung bình dấu hiệu được giảm

xuống dưới mức 1,0 μv [81].

Năm 1977, El Sherif chỉ ra mối liên hệ giữa điện thế muộn và cơ chế

vào lại trong nhịp nhanh thất trên thực nghiệm ở động vật.

Năm 1978, Berbari và cộng sự đã thành công trong việc sử dụng kỹ

thuật điện tim đồ trung bình để ghi lại điện thế muộn ở thất [74].

Năm 1981, Simson đã mở rộng kỹ thuật và ngày nay đã được chấp

nhận mã hóa dấu hiệu lọc 2 chiều, nghiên cứu vectơ thu được từ 3 hướng trực

giao X, Y, Z [34].

1.6.2.2. Điện thế muộn tim

Một trong những ứng dụng chính của điện tim độ phân giải cao là để

phát hiện điện thế muộn thất. Đây là những sóng có biên độ thấp, tín hiệu

tần số cao hiện diện ở phần cuối của phức bộ QRS, kéo dài vào đoạn ST.

Điện thế muộn không thể được phát hiện bởi điện tim 12 chuyển đạo tiêu

chuẩn vì bị che khuất bởi hoạt động cơ xương khớp. Chúng tương ứng với

hoạt động điện không liên tục ghi nhận trong nội mạc và đại diện cho các

khu vực dẫn truyền ngược hướng qua các khu vực có chứa bó cơ tim còn

Page 33: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

18

sống xen kẽ với xơ hóa. Điện thế muộn là phương tiện chẩn đoán không xâm

lấn cho các vùng dẫn truyền chậm trễ, đó là cơ sở cho rối loạn nhịp nhanh

thất có vòng vào lại [81].

1.6.2.3. Nguyên lý hoạt động của điện tim độ phân giải cao

Điện tim thông thường chỉ có khả năng thu nhận những tín hiệu tạo ra

bởi sự hoạt động của cơ nhĩ và cơ thất, nút xoang, nút nhĩ thất, bó His và các

nhánh của nó vẫn câm lặng trên điện tim thông thường, những điện thế mà

chúng sinh ra quá nhỏ để nhận ra được. Trong khi sự tồn tại của chúng có thể

hiện quá rõ trên thực nghiệm khi thăm dò trong buồng tim hoặc trước tim, đã

thôi thúc sự phát triển những kỹ thuật mới cho phép ghi được (mà không xâm

nhập) những điện thế có cường độ thấp với sự trợ giúp của những điện cực

trên bề mặt cơ thể. Ngoài ra, sự phát hiện ra điện thế muộn đã góp phần quan

trọng vào sự phát triển của điện tim khuếch đại và những kỹ thuật tổng hợp

dấu hiệu quan trọng [8]. Những máy điện tim thông thường trên lâm sàng có

hệ số khuếch đại 103, một sự thay đổi điện thế 1mV tương ứng với 1cm trên

giấy. Với điện tim khuếch đại cao, sự khuếch đại có thể lên đến 106 do đó có

thể nhận ra được biểu hiện của điện thế có biên độ thấp, nó tăng lên theo tỷ lệ

độ nhiễu được hình thành bởi sự giao thoa điện tử của môi trường cũng như

hoạt động điện của cơ ngực và cơ hô hấp.

Mục đích của điện tim trung bình là để giảm mức độ nhiễu từ các nguồn

khác nhau mà nguồn gây nhiễu đến các tín hiệu điện tim là đáng quan tâm.

Các nguyên nhân chính của yếu tố nhiễu là điện thế từ cơ xương, diện tiếp

xúc điện cực- da, tần số điện từ xung quanh thiết bị điện, và cường độ tiếng

ồn. Với trang thiết bị hiện đại, hai yếu tố nhiễu cuối cùng là không đáng kể so

với hai yếu tố nhiễu đầu. Các biện pháp để cố gắng giảm độ nhiễu sinh lý này

có tầm quan trọng lớn để ghi điện tim trung bình tốt. Các hoạt động không

đồng bộ của sự vận động cơ xương ở phần trên cơ thể thường là nguyên nhân

Page 34: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

19

chính gây nhiễu. Điều quan trọng là bệnh nhân được thư giãn và nằm thoải

mái trong quá trình ghi nhằm giảm mức độ nhiễu. Yếu tố nhiễu từ vùng tiếp

xúc giữa các điện cực và da có thể giảm bằng cách làm sạch triệt để vùng da

của bệnh nhân với rượu hoặc một dung môi để giảm trở kháng điện từ. Việc

sử dụng miếng dán điện cực bạc clorua với gel điện giúp trở kháng điện từ

thấp. Hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng hệ thống ba chuyển đạo trực giao

cho việc ghi điện thế muộn [74].

Trước khi quá trình ghi điện tim trung bình, một nhịp tạm thời được thiết

lập. Nhịp đập ghi được so sánh với mẫu nhịp tạm thời, và các nhịp ngoại lai

hoặc mức độ nhiễu lớn bị từ chối. Các nhịp được thu thập và tổng hợp. Sự

liên kết của các tín hiệu là rất quan trọng cho quá trình tổng hợp điện tim

trung bình và được thực hiện bằng cách lấy một điểm mốc ở phức bộ QRS.

Giảm mức độ nhiễu thường đòi hỏi phải từ 200 đến 250 nhịp tim.

Phương pháp thứ hai để giảm độ nhiễu là bằng bộ lọc. Bởi vì các tín hiệu

quan tâm và tiếng ồn xuất hiện có chứa chủ yếu là tần số mà không chồng

chéo lên nhau, việc sử dụng các kỹ thuật lọc khác nhau đã làm cho nó có thể

loại bỏ nhiều tiếng ồn còn lại. Các bộ lọc thường được sử dụng chuyển đổi

các tín hiệu vào thành phần tần số và loại bỏ các phần bên dưới hoặc trên tần

số nhất định. Một bộ lọc tần số cao ngăn chặn các tín hiệu dưới một tần số

nhất định trong khi đi qua các tín hiệu so với giá trị giới hạn, trong khi một bộ

lọc tần số thấp làm ngược lại. Phổ biến nhất là một bộ lọc băng thông rộng (sự

kết hợp của hai bộ lọc) được sử dụng. Điểm cắt tần số thấp là quan trọng nhất,

và hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng các bộ lọc để ngăn chặn tần số <25

hoặc 40 Hz. Điểm cắt tần số cao là ít quan trọng và thường được đặt ở mức

250 Hz [74].

Thời gian qua nhiều hệ thống ghi đã được cải tiến và nhiều loại đang

được thịnh hành trên thị trường.

Page 35: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

20

1.6.2.4. Cấu tạo máy đo điện tim có độ phân giải cao

Máy đo điện tim độ phân giải cao được chia làm 2 thành phần chính:

- Bộ phận tiếp nhận tín hiệu đầu vào.

- Bộ phận xử lý tín hiệu bằng vi tính.

Các cấu hình chi tiết của từng bộ phận sẽ được trình bày dưới đây:

Bộ khuyếch đại

Bộ phận lọc băng thông

Bộ phận chuyển tín hiệu sóng thành tín hiệu số.

Bộ phận xử lý điện tim độ phân giải cao bao gồm bốn thành phần sau:

- Bộ trung bình tín hiệu.

- Bộ phận lọc băng thông hai chiều.

- Bộ lọc khuyếch đại vector.

- Bộ xác định số lượng điện tim trung bình. Ngoài ra, thiết bị này còn có thêm

7 chuyển đạo. Các chuyển đạo này là lưỡng cực, những điện cực trực giao bao

gồm X+, X-, Y+, Y-, Z+, Z- và điện cực tiếp đất đặt trên vị trị đặc biệt cơ thể.

Những điện cực này được xem là chuyển đạo XYZ [14], [89].

Hình 1.4. Cấu hình của máy điện tim có độ phân giải cao [14], [89]

Điện tim có độ phân giải cao là nhằm xác định điện thế muộn, nó thể

hiện bằng biểu đồ độ lớn vector lọc của những chuyển đạo XYZ.

Page 36: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

21

Bảng 1.1. Đặc điểm khác nhau giữa điện tim tiêu chuẩn và điện tim có độ

phân giải cao [14], [89]

Điện tim chuẩn Điện tim có độ phân giải cao

Độ phân giải tín hiệu thấp Độ phân giải tín hiệu cao

Điện tim có tần số thấp 0-80/100Hz Điện tim có tần số rộng 0,05-300Hz

Tín hiệu điện tim được làm mẫu ở tốc độ

thấp 300Hz

Tín hiệu điện tim được làm mẫu ở tốc độ

rất cao ≥1Hz

Chuyển tín hiệu sóng sang tín hiệu số có

độ phân giải thấp: 8 bit.

Chuyển tín hiệu sóng sang tín hiệu số có

độ phân giải cao: 12 bit.

Không thể phát hiện điện thế muộn Phát hiện điện thế muộn sau xỷ lý tín

hiệu số

Phần trọng tâm là diễn giải tất cả các

phần của điện tim

Phần trọng tâm là diễn giải phần cuối

QRS và những vùng ở xa.

Khoảng PR, QRS, ST chênh lên/xuống

là những thông số cần phân tích

Thời gian QRS, RMS 40, LAS40 là

những thông số chính cần phân tích.

1.6.2.5. Mô tả và phân tích kỹ thuật ghi điện thế muộn thất

* Trung bình dấu hiệu

Sóng tạp ghi trong điện tim thay đổi từ 8 đến 10µV, được sinh ra bởi

hoạt động cơ xương. Tính đặc trưng về mặt thời gian và quang phổ của điện

tim để xác định những bệnh nhân nhịp nhanh thất bị che lấp bởi sóng tạp này.

Mục đích của trung bình dấu hiệu là cải tiến tỷ lệ dấu hiệu / sóng tạp để dễ

dàng cho việc phát hiện các điện thế sinh học biên độ thấp. Dấu hiệu có thể

được trung bình về mặt không gian và thời gian. Những hệ thống hiện nay

được sử dụng trung bình về mặt thời gian làm giảm các sóng tạp bằng cách

căn bậc hai của số sóng được trung bình về mặt thời gian thực hiện:

- Dấu hiệu được trung bình phải lặp đi lặp lại và không biến đổi. Những

dấu hiệu thay đổi về thời gian như ngoại tâm thu được loại bỏ trước khi trung

bình bằng cách so sánh những dấu hiệu thu vào ngược với khuôn mẫu được

thiết lập trước với kỹ thuật tìm mối tương quan ngang.

Page 37: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

22

- Dấu hiệu trung bình cần phải được định vị với một điểm mốc như đỉnh

của phức bộ QRS, điều này làm dễ dàng phát hiện và phục vụ cho tính toán

thời điểm của thuật toán trung bình. Nếu dấu hiệu không có mối liên quan về

mặt thời gian với điểm mốc thì dấu hiệu trung bình sẽ được lọc.

- Dấu hiệu được trung bình và sóng tạp phải độc lập và vẫn còn độ tập

trung trong quá trình trung bình. Các hệ thống hiện nay đều làm giảm sóng

tạp nhỏ hơn 1,0 µV [34].

* Phân tích về mặt thời gian

Phần lớn hệ thống xử lý sử dụng phân tích về mặt thời gian để phát hiện điện

thế muộn ở phần cuối phức bộ QRS. Việc phát hiện những sóng mức µV này

đòi hỏi phải khuếch đại cao và hệ thống lọc kỹ thuật số đặc biệt loại bỏ những

tần số thấp gắn liền với pha cao nguyên và pha tái cực của điện thế hoạt động,

đoạn ST và sóng T. Điều này cho phép phát hiện những sóng có tần số cao

liên quan đến hoạt động thất. Phần lớn, hệ thống sử dụng hệ thống lọc hai

chiều [34].

Việc phân tích điện thế muộn đòi hỏi thành lập ba thông số:

(1) HFQRSd: Thời gian phức bộ QRS tần số cao được lọc (tính bằng ms).

(2) LAHFd (LAS): Thời gian của phần cuối QRS tần số cao mà biên độ

< 40 μV (tính bằng ms).

(3) RMS (40ms): Giá trị căn bậc hai trung bình của dấu hiệu tần số cao ở 40ms

sau cùng của hoạt hóa thất (tính bằng μV) [8], [34].

1.6.2.6. Các ứng dụng lâm sàng của điện thế muộn ở bệnh nhân tứ chứng

Fallot sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn

Hệ thống dẫn truyền, bó His và các nhánh dẫn truyền trong tim chạy

dọc theo mép dưới của lỗ thông liên thất thường bị ảnh hưởng trong quá

trình phẫu thuật do đóng lỗ thông liên thất. Tổn thương của nó có thể gây

ra bloc nhĩ thất hoặc rối loạn dẫn truyền vách liên thất. Mặc khác, nút xoang

ở vị trí khá xa nên hiếm khi bị tổn thương. Bệnh nhân có cắt cơ thất phải,

Page 38: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

23

vết sẹo được hình thành chịu trách nhiệm về bloc nhánh phải nhưng cũng

có thể trở thành một vòng vào lại và gây loạn nhịp thất. Ngoài ra, xơ hóa ở

vùng phễu do diễn tiến tự nhiên là một chất nền có thể xảy ra vòng vào lại

ở thất. Điều này giải thích lý do tại sao loạn nhịp thất thường xảy ra ở

những bệnh nhân tứ chứng Fallot không phẫu thuật ở bệnh nhân lớn tuổi

[49]. Sự ghi nhận điện thế giữa tế bào cơ tim bình thường và bất thường đã

tạo nên điện thế muộn tế bào cơ tim.

Ảnh hưởng của phì đại khối cơ tim dẫn đến thiếu oxy cấp ở cơ tim và

những can thiệp tim mạch như vá lỗ thông liên thất, loại bỏ tắc nghẽn phần

phễu động mạch phổi... có thể dẫn đến tổn thương cơ tim ở tứ chứng Fallot và

chính những tổn thương này có thể tạo ra những vùng xơ hoá cục bộ và làm

mất cân bằng dẫn truyền của thất điều đó dẫn đến xuất hiện những rối loạn

nhịp thất. Những bất thường mô học này là nguyên nhân làm chậm dẫn truyền

và dẫn đến vòng vào lại rối loạn nhịp thất hoặt làm gia tăng tính tự động của

tâm thất làm chậm và gián đoạn các hoạt động điện thế. Vấn đề này đã được

phát hiện ở thất phải của bệnh nhân tứ chứng Fallot bằng cách ghi họa đồ tim

ở nội tâm mạc và ngoại tâm mạc [8].

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả phân tích điện thế muộn

liên quan đến sự chính xác xuất hiện loạn nhịp thất. Dựa vào kết quả nghiên

cứu, phân tích điện thế muộn có độ nhạy từ 71% đến 100%, độ đặc hiệu từ

60% đến 86%, giá trị tiên lượng âm tính từ 94% đến 100% và giá trị tiên

lượng dương tính từ 25% đến 45% [8].

1.6.3. Biến thiên nhịp tim / Holter điện tim 24 giờ Năm 1965, Hon và Lee lần đầu tiên đánh giá BTNT trong lâm sàng

bằng phát hiện thay đổi thời khoảng giữa các nhịp xảy ra trước bất kỳ một

thay đổi nào của nhịp tim trong suy tim thai [7].

Đến 1976, Ewing và cộng sự thử nghiệm lâm sàng về sự khác biệt RR

ngắn hạn để phát hiện bệnh thần kinh tự động ở bệnh nhân đái đường.

Wolf và cs (1977) công bố giảm BTNT phối hợp với nguy cơ tử vong

cao sau nhồi máu cơ tim. Akselrod và cộng sự (1981), giới thiệu phân tích

phổ toàn bộ của BTNT để lượng giá phân tầng nguy cơ tim mạch [7].

Page 39: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

24

Biến thiên nhịp tim là một phương pháp không xâm nhập phản ánh

hoạt động thần kinh giao cảm và phế vị của hệ thần kinh tự động trên nút

xoang của tim. Nó thể hiện tổng số các biến đổi tức thì của nhịp tim và

khoảng RR (khoảng thời gian giữa phức hợp QRS của quá trình khử cực nhịp

xoang bình thường) [113]. Do đó, phân tích biến thiên nhịp tim cơ bản là

đánh giá chức năng thần kinh tự động. Ở trái tim bình thường với một hệ thần

kinh tự động nguyên vẹn, sẽ có sự thay đổi sinh lý liên tục của chu kỳ xoang

phản ánh một trạng thái cân bằng giao cảm -phó giao cảm và biến thiến nhịp

tim bình thường [113].

Đánh giá biến thiên nhịp tim bao gồm sự thay đổi chu kỳ của các phức

hợp tim kế cận hay sự thay đổi của các tần số tim nhất thời kế tiếp nhau. Các

yếu tố sinh lý có thể ảnh hưởng đến biến thiên nhịp tim như giới tính, tuổi,

nhịp sinh học, hô hấp và tư thế cơ thể. Phương pháp đánh giá biến thiên nhịp

tim là không xâm lấn và có thể dùng nhiều lần. Biến thiên nhịp tim thường

được thực hiện trên Holter điện tim 24 giờ hoặc trên khoảng thời gian ngắn từ

0,5 đến 5 phút đặc biệt là trong lĩnh vực điện tim động [113].

Năm 1996, một ủy ban đặc biệt gồm các thành viên của hiệp hội Tim

mạch châu Âu và hiệp hội tạo nhịp và điện sinh lý Hoa Kỳ đã đưa ra các

hướng dẫn cần thiết để so sánh đánh giá các mô hình khác nhau của BTNT.

Các phương pháp đánh giá BTNT được chia thành hai loại: phương pháp đo

lường theo thời gian và phương pháp đo lường theo tần số [126]. Theo đó dữ

liệu thu được từ phương pháp ghi ngắn hạn (5 phút) nên được xử lý bằng các

phương pháp đo lường theo tần số, trong khi phân tích miền thời gian nên

thực hiện ở phương pháp ghi 24 giờ. Cả hai phương pháp ghi đều có một số

hạn chế. Phương pháp ghi ngắn hạn có thể không phát hiện dao động tần số

rất thấp, trong khi dữ liệu từ các phương pháp ghi dài dễ bị bị ảnh hưởng bởi

xen kẽ điều kiện môi trường bên ngoài. Hơn nữa, các thông số biến thiên nhịp

tim phản ánh hoạt động của hệ thống thần kinh tự động trên nút xoang, các

Page 40: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

25

trường hợp nhịp tim bất thường và yếu tố nhiễu được loại trừ khỏi ghi điện

tim để đạt được kết quả đáng tin cậy hơn [126].

1.6.3.1. Phương pháp đo lường theo thời gian

Phân tích biến thiên nhịp tim theo phương pháp thời gian là đo những

thay đổi trong nhịp tim theo thời gian và khoảng thời gian giữa chu kỳ tim

bình thường liên tiếp [113] từ một máy điện tim ghi nhịp tim liên tục (Holter),

thường là 24 giờ, mỗi phức hợp QRS được phát hiện và các khoảng RR bình

thường (khoảng NN), do khử cực xoang, hoặc nhịp tim tức thời sau đó được

xác định. Các biến theo phương pháp thời gian có thể được tính toán đơn

giản, chẳng hạn như khoảng thời gian RR trung bình, nhịp tim trung bình, sự

khác biệt giữa dài nhất và ngắn nhất khoảng thời gian RR và sự khác biệt giữa

ngày và đêm nhịp tim, hoặc phức tạp hơn dựa trên các phép đo thống kê. Hiện

nay, những thông số miền thời gian được chia thành hai loại, bao gồm cả

khoảng thời gian các nhịp tim hoặc các biến có nguồn gốc trực tiếp từ khoảng

thời gian hoặc tần số tim tức thời và khoảng thời gian bắt nguồn từ sự khác

biệt giữa các khoảng NN liền kề.

Bảng 1.2. Các thông số biến thiên nhịp tim phổ thời gian [113]

Các thông số Đơn vị Tính chất

SDNN ms Độ lệch chuẩn của tất cả các thời khoảng NN giữa

các phức hợp QRS bình thường trong toàn bộ

Holter điện tim 24 giờ.

SDANN ms Độ lệch chuẩn của trung bình các thời khoảng NN

mỗi 5 phút trong toàn bộ Holter điện tim 24 giờ.

SD(SDSD) ms Phương sai của các đoạn RR.

rMSSD ms Căn bậc hai của trung bình tổng bình phương các

khác biệt giữa các thời khoảng NN.

pNN50 % Tỷ lệ của NN50 trên tổng thời khoảng NN bình

thường

Page 41: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

26

SDNN là một chỉ số đại diện của BTNT và phản ánh tất cả các thành

phần lâu dài và nhịp sinh học chịu trách nhiệm về sự thay đổi trong giai đoạn

ghi nhịp tim. SDANN là một chỉ số của sự thay đổi của mức trung bình

khoảng 5 phút trong 24 giờ. Do đó, nó cung cấp thông tin dài hạn và đây là

một chỉ số nhạy cảm của tần số thấp như hoạt động thể chất, thay đổi vị trí,

nhịp sinh học. SD thường được coi là phản ánh ngày / đêm thay đổi của biến

thiên nhịp tim. rMSSD và pNN50 là các thông số phổ biến nhất dựa trên sự

khác biệt khoảng thời gian. Các phép đo tương ứng với những thay đổi BTNT

ngắn hạn và không phụ thuộc vào ngày / đêm biến đổi [113]. Chúng phản ánh

những thay đổi hệ thần kinh tự động chủ yếu là giao cảm. So với pNN50,

rMSSD có vẻ là ổn định hơn và nên được ưa thích sử dụng lâm sàng. rMSSD

là thông số thường được sử dụng hầu hết bắt nguồn từ sự khác biệt khoảng

thời gian. Chỉ số này sử dụng sai phân đầu tiên theo lý thuyết toán thống kê

và hoạt động như một bộ lọc tần số cao, do đó loại bỏ xu hướng biến đổi các

tần số biến thiên nhịp tim một cách chậm và kéo dài hơn từ các tín hiệu. Do

đặc tính tần số của những ảnh hưởng thần kinh tự động trên tim như vậy mà

ảnh hưởng phế vị bao gồm toàn bộ các dải tần số và ảnh hưởng giao cảm là

chủ yếu giới hạn trong các tần số thấp hơn, rMSSD phản ánh ảnh hưởng của

phế vị [114].

Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật toán học đơn giản để đo lượng

thay đổi hiện tại trong một khoảng thời gian xác định trong một điện tim liên

tục [98]. Sau khi chỉnh sửa để loại bỏ các yếu tố nhiễu, còn lại khoảng thời

gian R-R thông thường được đo và phân tích thống kê đơn giản. Kỹ thuật này

thường được sử dụng nhất là vẽ một biểu đồ của thời gian khoảng R-R so với

số lượng khoảng R-R trong một khoảng thời gian 24 giờ và sau đó để tính

toán độ lệch chuẩn của phân phối tần số (SDNN). Một phương pháp khác là

sử dụng một kỹ thuật dựa trên phân tích hình học của 24 giờ R-R khoảng thời

gian biểu đồ (chỉ số St George hoặc chỉ số BTNT ) [98]. Những phương pháp

Page 42: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

27

này liên quan chặt chẽ đến chỉ số SDNN, nhưng có lợi thế là ít phụ thuộc vào

phân loại chính xác của từng nhịp đập, và do đó làm giảm chỉnh sửa nhiều ở

Holter điện tim. Tất cả các chỉ số định lượng toàn bộ biến thiên nhịp tim trong

Holter điện tim 24 giờ, và bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong hoạt động

giao cảm và phó giao cảm, do đó đây là các phương pháp khá đặc hiệu đánh

giá sự cân bằng giao cảm-phế vị. Đó là những công cụ hữu ích lâm sàng để

phát hiện những bất thường của hoạt động tự động, nhưng không thể được sử

dụng để đánh giá hoạt động thay đổi cụ thể của thần kinh giao cảm hoặc đối

giao cảm.

Có một số kỹ thuật để đo biến đổi nhịp tim ở những thay đổi khoảng

thời gian R-R, các phép đo thay thế cho nhau trong hoạt động đối giao cảm.

Một cách tiếp cận là để đo liên tiếp biến đổi nhịp tim sự khác nhau khoảng

thời gian R-R, và tính toán một chỉ số thể hiện sự phân bố của những khác

nhau này như chỉ số rMSSD, dựa trên độ lệch chuẩn của sự khác nhau liên

tiếp. Một kỹ thuật khác là để đếm số lượng lớn các biến đổi nhịp tim vượt quá

một ngưỡng xác định trong một bản ghi điện tim. Nếu những biến đổi nhịp

tim vượt quá 50 ms (chỉ số pNN50), một chỉ số phân cách rõ ràng cá nhân

bình thường từ những người có rối loạn chức năng phó giao cảm thu được.

Các chỉ số này cung cấp chỉ số nhạy cảm và tính đặc hiệu của hoạt động giao

cảm, dễ dàng để đo điện tim trong lâm sàng [98].

1.6.3.2. Phương pháp phổ tần số

Phân tích theo phương pháp phổ tần số cung cấp thông tin về số lượng

của sự dao động hoặc năng lượng (phổ) đối với nhịp tim hoặc chuỗi thời gian

hoạt động của tim bằng dao động định kỳ ở tần số khác nhau. Phân tích quang

phổ của chuỗi thời gian cung cấp thông tin cơ bản về số lượng của sự dao động

hoặc năng lượng (phổ) như một chức năng của tần số. Thông thường, bốn dải

tần số có thể được phân biệt trên Holter điện tim 24 giờ và hai dải tần số có thể

được phân biệt đáng tin cậy trong các bản ghi điện tim ngắn hạn. Đây là những

Page 43: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

28

tần số cao (HF: 0,15-0,4 Hz), tần số thấp (LF: 0,04-0,15 Hz), tần số rất thấp

(VLF: 0,003-0,04 Hz), và tần số siêu thấp (ULF: 0.003 Hz) [114].

- HF, ms2 - độ lớn biến thiên nhịp tim ở dãy tần số cao, nằm trong

khoảng 0.15 -0.4 Hz, độ dài chu kỳ 2.5-6 giây: biểu hiện hoạt động thần kinh

phó giao cảm trong điều hoà hô hấp [126].

- LF, ms2- độ lớn biến thiên nhịp tim ở dãy tần số thấp, nằm trong

khoảng 0.04 -0.15 Hz, độ dài chu kỳ > 6 giây: biểu hiện hoạt động thần kinh

giao cảm và thần kinh phó giao cảm. Tuy vậy, khi tăng LF, người ta thường

thấy sự thay đổi hoạt tính giao cảm. Vùng này cũng biểu hiện kết quả tác

động của phản xạ thụ thể áp lực và quá trình điều hoà huyết áp.

- VLF, ms2- độ lớn biến thiên nhịp tim ở dãy tần số rất thấp, nằm trong

khoảng 0.003 - 0.04 Hz, độ dài chu kỳ > 25 giây. Vùng này biểu hiện cơ chế

điều hoà của thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm lên quá trình điều

hoà thân nhiệt, hệ renin - angiotensin và các yếu tố thể dịch khác [126].

- ULF, ms2 - độ lớn biến thiên nhịp tim ở dãy tần số cực thấp, nằm

trong khoảng 0 - 0.003 Hz, độ dài chu kỳ > 5 giờ. Vùng này có lẽ biểu hiện

đến mức tiêu thụ oxy trong hoạt động thể lực.

- Tỷ số LF/HF. Đặc trưng cho trương lực hoạt động thần kinh giao

cảm. Độ lớn của tỷ số có giá trị trong đánh giá cân bằng hoạt động giao cảm

và phó giao cảm.

- TF, ms2 - Tổng độ lớn biến thiên nhịp tim trên các dãi tần số, từ 0 - 0.4 Hz

[126].

1.6.3.3. So sánh hai phương pháp phổ thời gian và phổ tần số

Phương pháp thời gian và tần số đo biến thiên nhịp tim có mối liên

quan chặt chẽ với nhau [98]. Chỉ số đo lường biến đổi nhịp tim của phó giao

cảm (rMSSD, pNN50 và HF) và các thông số của tổng số biến thiên nhịp

tim tức thời trong một bản ghi dài hạn, chẳng hạn như SDNN và tổng công

Page 44: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

29

suất quang phổ, liên quan chặt chẽ với nhau. Những chỉ số của phương pháp

thời gian và tần số do đó có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Kỹ thuật đo

biến thiên nhịp tim chọn một phương pháp cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều

yếu tố khác nhau. Kỹ thuật theo phương pháp phổ tần số tạo thuận lợi cho

việc đánh giá chính xác hơn về hướng và độ lớn của sự thay đổi trong cân

bằng giao cảm-phế vị hơn là với phương pháp theo thời gian. Đánh giá chính

xác hoạt động tự động bằng các kỹ thuật miền tần số yêu cầu dữ liệu nhịp

tim không có các yếu tố nhiễu và tuân theo các tiêu chuẩn toán học chặt chẽ,

điều kiện mà chỉ có thể chắc chắn thu được khi đối tượng được nghiên cứu

trong điều kiện có kiểm soát [98]. Các kỹ thuật theo phương pháp thời gian

không có yêu cầu nghiêm ngặt như vậy, dễ dàng hơn để áp dụng cho việc

nghiên cứu lâm sàng điện tim chuẩn chất lượng. Một hạn chế tiềm ẩn của

BTNT dựa trên Holter điện tim 24 giờ là nó không thể chuẩn hóa các điều

kiện cho việc kiểm tra. Điều này có thể đặc biệt quan trọng, vì các nghiên

cứu gần đây cho thấy hoạt động thể chất là có ảnh hưởng lớn đến các thành

phần tần số thấp nhất của BTNT [98].

1.6.4. Trắc nghiệm gắng sức

Trắc nghiệm gắng sức được Feil và Seigel áp dụng lần đầu tiên trên bệnh

nhân đau thắt ngực vào năm 1892 [12].

Từ năm 1929, Master và cộng sự đã lần đầu tiên phổ biến trắc nghiệm

gắng sức dựa trên mạch và huyết áp để đánh giá khả năng hoạt động.

Ở Việt Nam, Trắc nghiệm này được ứng dụng vào năm 1970 để chẩn

đoán bệnh mạch vành [4].

Trong suốt thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả

và độ tin cậy của trắc nghiệm gắng sức, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như

chẩn đoán thiếu máu cơ tim ở bệnh nhân đau ngực, đánh giá thể hình và năng

lực của vận động viên, đánh giá rối loạn nhịp tim.

Page 45: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

30

1.6.4.1. Cơ sở sinh lý của rối loạn nhịp trong trắc nghiệm gắng sức

Trắc nghiệm gắng sức có thể gây ra một số thay đổi sinh lý quan trọng

mà có thể thúc đẩy rối loạn nhịp tim, bao gồm kích hoạt của hệ thần kinh giao

cảm và gia tăng hoạt động của các catecholamines tim mạch. Điều này có thể

dẫn đến tăng tính tự động, gia tăng hoạt động nẩy cò và ngoại tâm thu để

kích hoạt vòng vào lại. Rối loạn nhịp nhĩ cũng có thể phản ánh tình trạng phì

đại tâm nhĩ trái tiềm ẩn, hở van hai lá, và rối loạn chức năng tâm thất. Các cơ

chế rối loạn nhịp tim tiềm ẩn khác bao gồm sự thay đổi hoạt động điện, kích

hoạt các thụ thể áp lực, làm căng cơ tim, và gây thiếu máu cơ tim [29]. Các

đột biến gen cũng như các rối loạn di truyền gia đình cũng có thể gây rối loạn

nhịp tim trong quá trình thực hiện trắc nghiệm gắng sức.

Rối loạn nhịp tim được tìm thấy trong khoảng 25% bệnh nhân hậu

phẫu tứ chứng Fallot tham gia trắc nghiệm gắng sức nhưng hầu hết các rối

loạn nhịp được xác định trong giai đoạn nghỉ ngơi hoặc phục hồi. Các rối

loạn nhịp thất trong quá trình gắng sức là một phát hiện không đặc hiệu, và

không có giá trị tiên lượng (như ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành). Tỷ

lệ mắc rối loạn nhịp tim trong quá trình gắng sức có thể cao đến 73,3%, mặc

dù tỷ lệ này có thể thay đổi. Rối loạn nhịp thất thường xảy ra trong quá trình

gắng sức ở những người lớn tuổi tại thời điểm phẫu thuật của họ. Rối loạn

nhịp tim trong trắc nghiệm gắng sức xảy ra ở những người có áp lực tâm thu

thất phải cao (> 60 mmHg). Người ta không biết liệu trong quá trình khởi

phát rối loạn nhịp thất trong quá trình gắng sức là một yếu tố nguy cơ độc

lập đối với đột tử [111].

Trắc nghiệm gắng sức là một công cụ tiên lượng quan trọng. Khả năng

gắng sức kém và thiếu máu cơ tim trong quá trình gắng sức được biết đến là

yếu tố dự báo mạnh mẽ về tỷ lệ tử vong, trong khi ý nghĩa tiên lượng của

gắng sức gây ra chứng loạn nhịp tim vẫn còn đang tranh luận. Một số nghiên

cứu cho rằng rối loạn nhịp thất trong quá trình thực hiện trắc nghiệm gắng

Page 46: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

31

sức là một tiên lượng xấu, mặc dù vẫn còn những ý kiến còn tranh cải vấn đề

này. Ít dữ liệu có liên quan đến của rối loạn nhịp trên thất trong quá trình

thực hiện trắc nghiệm gắng sức. Ý nghĩa lâm sàng của rối loạn nhịp thất

trong quá trình thực hiện trắc nghiệm gắng sức ở những người không có

bệnh tim mạch vẫn còn tranh cãi. Mặc dù các nghiên cứu đã phát hiện ra

rằng ở những người khỏe mạch có rối loạn nhịp thất trong quá trình thực

hiện trắc nghiệm gắng sức thì có khả năng tử vong, các nghiên cứu khác đã

không cho kết quả tương tự [29].

1.6.4.2. Phương tiện thực hiện trắc nghiệm gắng sức

Có hai phương pháp thực hiện trắc nghiệm gắng sức đó là thảm lăn và

xe đạp kế.

- Phương pháp xe đạp lực kế: đây là phương pháp rất thông dụng ở Châu Âu

và ở các nước đang phát triển như Việt Nam do chúng rẻ tiền, ít hình ảnh giả

tạo do cơ tạo ra, dễ dàng theo dõi huyết áp khi gắng sức và các dấu hiệu điện

tim ít bị nhiễu đặc biệt quan trọng khi có những lo ngại về rối loạn nhịp tim,

thiếu máu cục bộ, hoặc thay đổi hình thái học của phức hợp QRS. Nhược

điểm là không thể đánh giá chính xác mức độ gắng sức và mức độ tiêu thụ

oxy tối đa và ở những bệnh nhân có chiều cao dưới 130 cm thì không thực

hiện được [4].

- Phương pháp thảm lăn: đây là phương pháp khá phổ biến. Ưu điểm nhất của

phương pháp này so với xe đạp kế là bệnh nhân có thể đi bộ hoặc chạy. Thảm

lăn cũng có một số nhược điểm khác nhau: ồn ào, và có thể cảm giác lo sợ

cho bệnh nhân, gây nhiễu thông số huyết áp, điện tim trong quá trình vận

động hơn so với xe đạp kế. Thảm lăn cũng đòi hỏi nhiều không gian hơn,

không di động, bệnh nhân có nguy cơ té ngã trong quá trình hoạt động, bệnh

nhân được theo dõi chặt chẽ, một bất lợi của thảm lăn là không có khả năng

xác định chính xác để xác định mức độ gắng sức. Bất lợi khác là các triệu

chứng lâm sàng xuất hiện ít hơn trong quá trình gắng sức [4], [112].

Page 47: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

32

1.6.4.3. Phác đồ trắc nghiệm gắng sức

Có nhiều phác đồ trắc nghiệm gắng sức thực hiện với xe đạp kế hoặc

trên thảm lăn. Đối với TNGS trên thảm lăn, nên dùng phác đồ Bruce hoặc

phác đồ Bruce cải tiến hoặc phác đồ Balke [4].

Hình 1.5. Các phác đồ trắc nghiệm gắng sức trên thảm lăn [112].

Hình 1.5A: Phác đồ Bruce, trong đó bao gồm các giai đoạn 3 phút với sự gia tăng

về tốc độ và độ dốc. hai giai đoạn đầu tiên thường được bỏ qua trong thử nghiệm

người lớn khỏe mạnh. Hình 1.5B: Phác đồ Balke, độ dốc tăng lên 0-2% sau những

phút đầu tiên, và tăng 1% trong mỗi phút tiếp theo. Tốc độ của thảm lăn được giữ

không đổi ở mức 3,5 mph [112].

* Phác đồ xe đạp lực kế

Phác đồ thường được sử dụng nhất là đưa ra bởi James, trong đó bao

gồm 10 giai đoạn, mỗi lần kéo dài 3 phút. Gia tăng mức độ gắng sức từng giai

đoạn khác nhau tùy thuộc vào diện tích bề mặt cơ thể. Bất lợi lớn của nó là

khó khăn trong việc phân tích dữ liệu trao đổi chất tương tự như những người

gặp phải với phác đồ Bruce.

Hình 1.6. Phác đồ xe đạp lực kế [112].

Page 48: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

33

Hình 1.6A, phác đồ James. Tốc độ ban đầu là 200 KPM / phút. Tốc độ này được tăng

lên mỗi 3 phút tùy thuộc vào diện tích bề mặt cơ thể của bệnh nhân (BSA). Hình 1.6B,

phác đồ Ramp. bệnh nhân ban đầu bàn đạp cho 3 phút đi xe đạp dỡ để thiết lập một

trạng thái cơ sở trao đổi chất. Hiệu suất sau đó liên tục tăng ở mức độ lựa chọn dựa trên

tình trạng thể chất, tuổi tác, và kích thước của bệnh nhân [112].

1.6.4.4. Chỉ định trắc nghiệm gắng sức

- TNGS để chẩn đoán bệnh mạch vành

- TNGS để đánh giá nguy cơ và tiên lượng ở bệnh nhân có triệu chứng

hoặc tiền sử bệnh mạch vành.

- Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim

- Ở bệnh nhân suy tim.

- Ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim [4], [12].

Ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn, theo

cập nhật của ACC/AHA thì trắc nghiệm gắng sức giúp xác định rối loạn nhịp

tim trong quá trình gắng sức, đồng thời góp phần vào quyết định thời gian

thay van động mạch phổi và đánh giá chức năng thất phải [118].

1.7. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.7.1. Công trình nghiên cứu trong nƣớc

Lê Quang Thứu (2008) trong nghiên cứu “Nghiên cứu điều trị phẫu

thuật sửa chữa toàn phần bệnh tứ chứng Fallot” đã đưa ra kết luận: Tỷ lệ

nam nhiều hơn nữ. Tuổi trung bình của phẫu thuật là 8,8 ± 5,68 tuổi. Siêu

âm là phương tiện dùng để chẩn đoán giúp chỉ định phẫu thuật. 97,08% có

thông liên thất phần màng dưới van động mạch chủ. Động mạch chủ cưỡi

ngựa lên vách liên thất ≥ 50% chiếm 74,45%. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng

đến tử vong sớm sau phẫu thuật là tuổi phẫu thuật nhỏ, hồng cầu và

hematocrrite tăng cao trước phẫu thuật, kích thước vòng van động mạch

phổi nhỏ, thời gian cặp động mạch chủ kéo dài. Thông liên thất tồn dư

chiếm 3,94%, hẹp đường thoát thất phải tái phát là 0,79%. 28,35% bệnh

nhân có hở van động mạch phổi nặng [15].

Page 49: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

34

Phan Thị Phương Thảo và cộng sự (2010) nghiên cứu 67 bệnh nhân tứ

chứng Fallot được phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn đã rút ra kết luận: tỷ lệ rối

loạn nhịp trong giai đoạn sớm là 19,4%. Thời điểm xuất hiện loạn nhịp đa số

trong vòng 48 giờ đầu trong phòng hồi sức và loại loạn nhịp hay gặp theo thứ

tự là nhịp nhanh thoát bộ nối, bloc nhĩ thất và nhịp chậm xoang [13].

Phạm Nguyên Sơn và cộng sự (2011) trong nghiên cứu “ Chỉ số Tei sửa

đổi (Tei’)- một chỉ số đánh giá chức năng thất phải ở bệnh tứ chứng Fallot đã

đưa ra kết luận: chỉ số Tei thất phải đo bằng phương pháp Doppler mô cơ tim

ở bệnh nhân tứ chứng Fallot tăng so với trẻ không có bệnh tim mạch [11].

1.7.2. Công trình nghiên cứu nƣớc ngoài

Theo Guy Vaskmann và cộng sự (1993) nghiên cứu “ Ảnh hưởng lâm

sàng và huyết động đối với điện thế muộn ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau

phẫu thuật ” trên 86 bệnh nhân đã đưa ra các kết quả: có 28 trong số 86 bệnh

nhân có rối loạn nhịp thất (theo kết quả Holter điện tim 24h), có sự tương

quan thuận giữa thông số HFQRSd với tuổi, thời gian sau phẫu thuật và chỉ số

diện tích cơ thể, giữa thông số RMS40 với áp lực thất phải. Có mối tương

quan nghịch giữa thông số RMS40 với thời gian sau phẫu thuật và chỉ số diện

tích cơ thể. Thông số RMS 40 ở mức HFQRSd >170µV có độ nhạy cảm

100% và độ đặc hiệu 88% trong việc xác định bệnh nhân có tăng áp thất phải

và rối loạn nhịp thất [116].

Trong nghiên cứu của Michael A. Gatzoulis và cộng sự (1995) “ Cơ

chế điện tim ở bệnh nhân tứ chứng Fallot, thời gian phức bộ QRS kéo dài

liên quan kích thước thất phải và dự đoán rối loạn nhịp thất ác tính và đột

tử” cho thấy: thời gian phức bộ QRS > 180 ms có độ nhạy 100% cho nhịp

nhanh thất bền bỉ và đột tử, trong khi đó một thời gian QRS <180 ms có một

giá trị tiên đoán âm tính 100% cho các yếu tố: rối loạn nhịp thất và đột tử

[55].

Page 50: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

35

Nghiên cứu đa trung tâm “ Trắc nghiệm gắng sức ở bệnh nhân tứ chứng

Fallot” của tác giả H.U. Wessel và cộng sự (1999) trên 87 bệnh nhân đã có

27/87 bệnh nhân xuất hiện rối loạn nhịp tim. Rối loạn nhịp tim thường là ngoại

tâm thu thất xuất hiện chủ yếu là lúc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trắc nghiệm gắng

sức không đánh giá hiệu quả bằng holter điện tim 24h. Các ngoại tâm thu thất

xuất hiện trong quá trình gắng sức thường không xuất hiện trong quá trình thăm

dò điện sinh lý [124].

Ở một nghiên cứu đa trung tâm của Gatzoulis và cộng sự (2000) “ Các

yếu tố nguy cơ rối loạn nhịp tim và đột tử xảy ra muộn ở bệnh nhân sau phẫu

thuật tứ chứng Fallot” cho thấy có một tỷ lệ cao về sự kéo dài thời gian QRS

(trung bình 3,5 ms / năm) được thực hiện bằng cách đo điện tim tiêu chuẩn

nhiều lần cũng xác định những người có nguy cơ nhịp nhanh thất và đột tử,

mặc dù tỷ lệ nguy cơ phát hiện như vậy là thấp. Một cách giải thích vấn đề đó

là do tổn thương phẫu thuật ban đầu đối với cơ tim đã đóng vai trò như một

chất nền cho loạn nhịp tim và gây ra sự gia tăng thời gian QRS, tâm thất phải

dãn và thời gian QRS kéo dài đã làm tăng nguy cơ đột tử [56].

Với nghiên cứu của tác giả Brili.S và cộng sự (2001), nghiên cứu trên

27 bệnh nhân tứ chứng Fallot đã phẫu thuật, đã đưa ra kết quả : tất cả các

bệnh nhân đều có bloc nhánh phải, với thời gian QRS trung bình: 137,1ms.

Không có bệnh nhân có rối loạn nhịp tim bền bĩ. Năm bệnh nhân có cơn nhịp

nhanh thất không bền bĩ (nhóm A) và 22 bệnh nhân khác thì không có (nhóm

B). Phân tích đơn biến cho thấy thông số HFQRSd liên quan đáng kể với

nhịp nhanh thất không bền vững. Ngoài ra, thông số HFQRSd >148 ms,

LAHFd >32,5 ms, RMS40 < 23 μV là những điểm cắt có độ nhạy cao để phát

hiện bệnh nhân có nhịp nhanh thất không bền bĩ [31].

Luciano Daliento và cộng sự (2001) trong nghiên cứu “ Hoạt động của hệ

thần kinh giao cảm ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật ” trên 22 bệnh

Page 51: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

36

nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn cho thấy có sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm bệnh có rối loạn nhịp thất và không

rối loạn nhịp thất ở chỉ số SDNN. Vấn đề này phản ánh có sự sụt giảm số

lượng các đầu dây thần kinh ở thất trái , thất phải và có sự phân phối không

đồng đều hệ thần kinh giao cảm [41].

Constantinos H. Davos và cộng sự (2002) trong nghiên cứu “ Suy chức

năng hệ thần kinh tự động ở bệnh nhân sau phẫu thuật tứ chứng Fallot” trên

45 bệnh nhân đã đưa ra kết luận: các thông số BTNT giảm so với mức độ hở

phổi, tăng so với thể tích tâm trương và giảm so với chức năng tâm thu thất

trái, thất phải và có mối tương quan nghịch với phức bộ QRS [42].

Mặc khác trong nghiên cứu của tác giả W.A Helbing và cộng sự (2002)

trong nghiên cứu “ Điện tim dự báo rối loạn nhịp thất, kích thước và khối

lượng tâm thất ở bệnh nhân tứ chứng Fallot có hở van động mạch phổi” cho

thấy thời gian QRS kéo dài có liên quan đến hở phổi và phì đại tâm thất phải,

đây là yếu tố quan trọng trong sinh bệnh học của vấn đề đột tử [66].

Cũng theo tác giả Gianfranco Butera và cộng sự (2003) trong nghiên

cứu “Giảm biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân sau phẫu thuật tứ chứng Fallot có

cơn nhịp nhanh thất không bền bĩ ” trong 23 bệnh nhân đã đưa ra một số kết

quả: có 7 bệnh nhân có cơn nhịp nhanh thất không bền bĩ và có giảm các

thông số biến thiên nhịp tim ở nhóm có cơn nhịp nhanh thất so với nhóm

không có nhịp nhanh thất có ý nghĩa thống kê SD (95 ± 15 so với 135 ± 54

ms; p =0,01), rMSSD (26 ± 9 so với 45 ± 20 ms; p = 0,03), pNN50 (4,4 ± 3,4

so với 16,5 ± 12,5%; p = 0,001) và HF (111 ± 97 so với 352 ± 291 ms2;

p =0,009) và sử dụng phân tích hồi quy đa biến, pNN50, tuổi phẫu thuật,mức

độ hở phổi và tỷ lệ thất phải/trái cao hơn là các biến dự báo độc lập cho nhịp

nhanh thất (p <0,0001; r2 =0,85) [33].

Giulia Russo và cộng sự (2005) nghiên cứu trên 66 bệnh nhân tứ chứng

Fallot sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn, đã đưa ra một số kết quả: trong suốt

Page 52: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

37

thời gian theo dõi có 12 bệnh nhân có cơn nhịp nhanh thất và 2 trong 12 bệnh

nhân này đã đột tử. Tất cả các bệnh nhân có rối loạn nhịp thất đều có thông số

HFQRSd lớn hơn một cách có ý nghĩa thống kê. Trong một phân tích đa biến,

cho thấy thông số HFQRSd đóng vai trò là yếu tố dự báo độc lập đối với rối

loạn nhịp nhanh thất và thời gian HFQRSd tại mức lọc 40-250Hz là: OR=

1,05, SE =0,02, z = 2,26, p = 0,024 [102].

Trong nghiên cứu của Omeroglu RE và cộng sự (2007) “ Điện thế

muộn có thể là phương pháp có giá trị tiên lượng nguy cơ rối loạn nhịp thất ở

bệnh nhân sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot ” trên 22 bệnh

nhân đã đưa ra một số kết luận: có 13 bệnh nhân có rối loạn nhịp thất và 8

bệnh nhân có điện thế muộn dương tính. Thời gian HFQRSd ở nhóm bệnh

nhân có rối loạn nhịp tim lớn hơn nhóm bệnh nhân không rối loạn nhịp tim có

ý nghĩa thống kê [92].

Với nghiên cứu của Khairy P và cộng sự (2010) “ Gánh nặng rối loạn

nhịp tim ở bệnh nhân người lớn sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng

Fallot ” trên 556 bệnh nhân đã đưa ra kết quả: tỷ lệ bệnh nhân rối loạn nhịp

tim là 43,3% trong đó rối loạn nhịp thất chiếm tỷ lệ 14,6%. Rối loạn nhịp thất

và rung nhĩ tăng lên ở bệnh nhân sau 45 tuổi và tỷ lệ bệnh nhân cần phải đặt

máy phá rung chiếm tỷ lệ 10,4% [71].

Pfeiffer ME và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 37 bệnh nhân tứ chứng

Fallot đã phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn đã đưa ra kết luận: khả năng thực hiện

gắng sức thấp chiếm 90% và xuất hiện rối loạn nhịp tim trong quá trình gắng

sức chiếm tỷ lệ 20%, rối loạn nhịp tim phát hiện trên Holter điện tim 24h là

59% trong đó 44% rối loạn nhịp thất, 38% rối loạn nhịp trên thất, 24% rối loạn

nhịp trên thất và thất. 5 bệnh nhân có ngoại tâm thu thất đa dạng. Có mối liên

quan giữa rối loạn nhịp thất với giãn thất phải ở mức độ trung bình đến nặng và

chênh áp thất phải / động mạch phổi (>45mmHg) [96].

Page 53: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

38

Theo tác giả Silvilairat S và cộng sự (2011) trong nghiên cứu “ Biến

thiên nhịp tim và khả năng gắng sức ở bệnh nhân sau phẫu thuật sửa chữa hoàn

toàn tứ chứng Fallot” trên 30 bệnh nhân đã đưa ra kết luận: LF và HF tương

quan thuận với thông số VO2 tối đa sau hai lần theo dõi và sóng E doppler mô

ở vòng van 2 lá có mối tương quan thuận với VO2 tối đa. Tác giả đã kết luận

rằng sự suy giảm hệ thần kinh tự động tim mạch và rối loạn chức năng tâm

trương thất trái liên quan đến khả năng gắng sức ở bệnh nhân sau phẫu thuật

sửa chữa tứ chứng Fallot [108].

Page 54: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

39

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân đã được chẩn đoán và phẫu

thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot, được theo dõi tại khoa chẩn đoán và

thăm dò chức năng tim mạch, bệnh viện trung ương Huế, từ tháng 08 năm

2011 đến tháng 04 năm 2014.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên, đã được chẩn đoán và phẫu thuật

sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot.

Các bệnh nhân đều được giải thích và tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, các phương pháp thăm dò điện tim

không xâm nhập đều không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tình trạng

bệnh nhân.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Trong nghiên cứu này, chúng tôi không đưa vào những bệnh nhân đã

phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot có các bệnh lý phối hợp như

sau:

- Bệnh nhân suy thận, đái tháo đường, rối loạn điện giải đồ.

- Bệnh nhân đang nhiễm trùng nặng, bệnh lý phổi mạn tính.

- Bệnh nhân có các bệnh lý van tim phối hợp khác.

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.2. Các bƣớc tiến hành

Dùng phiếu điều tra để thu thập các thông tin về bệnh nhân cần nghiên

cứu. Những bệnh nhân được nghiên cứu sẽ được thăm khám lâm sàng, cận

lâm sàng và ghi đầy đủ các dữ liệu vào phiếu điều tra theo mẫu về các mục:

Page 55: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

40

Thông tin cá nhân.

Thăm khám lâm sàng.

- Cận lâm sàng:

+ Điện tim, Công thức máu, điện giải đồ.

+ Siêu âm tim.

+ Nghiệm pháp gắng sức

+ Holter điện tim 24 giờ.

+ Điện thế muộn.

- Các bệnh nhân được chia làm theo các nhóm: nhóm bệnh nhân có rối

loạn nhịp tim hay không có rối loạn nhịp tim, có rối loạn nhịp thất hay không

có rối loạn nhịp thất, nhóm bệnh nhân phẫu thuật theo đường nhĩ phải và nhóm

bệnh nhân phẫu thuật theo đường thất phải- động mạch phổi, nhóm bệnh nhân

có thời gian sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn > 3 năm hoặc ≤ 3 năm. Sở dĩ

chúng tôi phân chia nhóm bệnh nhân có thời gian sau phẫu thuật sửa chữa hoàn

toàn > 3 năm hoặc ≤ 3 năm là vì theo nghiên cứu của tác giả Geva, ở bệnh nhân

sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn có thời gian > 3 năm, bệnh nhân sẽ có nguy

cơ biểu hiện các triệu chứng lâm sàng suy tim phải [59].

2.2.2.1. Khám lâm sàng

Những bệnh nhân được nghiên cứu sẽ được thăm khám lâm sàng, xét

nghiệm cận lâm sàng và ghi đầy đủ các dữ liệu vào phiếu điều tra theo mẫu về

các mục:

- Tên, tuổi, giới, địa chỉ, số điện thoại liên lạc.

- Ngày khám, số khám, tiền sử bệnh tật.

- Khám lâm sàng, lấy thông số sống.

- Ngày phẫu thuật, ngày tái khám.

2.2.2.2. Đánh giá mức độ suy tim theo NYHA

Độ I: Không hạn chế - vận động thể lực thông thường không gây mệt,

khó thở hay hồi hộp.

Page 56: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

41

Độ II: Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi.

Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực.

Độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi

nghỉ ngơi, nhưng chỉ vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.

Độ IV: Không vận động thể lực nào mà không gây khó chịu. Triệu

chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi. Chỉ một vận động thể

lực, triệu chứng cơ năng gia tăng [17].

2.2.2.3. Đo điện tim

Sử dụng máy đo điện tim 6 cần PageWriter Trim III của hãng PHILIPS,

Hoa Kỳ, đo tại khoa Chẩn đoán-TDCN tim mạch, Bệnh Viện Trung Ương

Huế. Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu đều được đo điện tim.

Hình 2.1: Máy điện tim 6 cần PageWriter Trim III tại BVTW Huế

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhịp nhanh xoang, ngoại tâm thu thất và bloc

nhánh phải [5]:

- Nhịp nhanh xoang:

Sóng P do xung động xoang

Tần số P > 100 l/p,

PR > 0,12s,

Có thể phối hợp với thay đổi dẫn truyền.

Page 57: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

42

- Ngoại tâm thu thất:

Xuất hiện QRS giãn rộng, QRS > 0,12s, không liên hệ với sóng P.

Phần lớn chu kỳ cố định tức là trên cùng một chuyển đạo các nhịp ngoại

tâm thu sai biệt không quá 0,08s.

Đa số có khoảng ghép hoàn toàn, khi xuất hiện dịch nhịp do xung động

dẫn truyền ngược lên nút xoang thì khoảng ghép không hoàn toàn.

Đoạn ST-T biến đổi, sóng T đảo ngược so với QRS, đoạn ST biến đổi [19].

- Bloc nhánh phải:

+ Bloc nhánh phải không hoàn toàn: bloc nhánh phải không hoàn toàn

có QRS từ 110 - 120ms ở người lớn. Ở những người có bệnh tim mạch thì

bloc nhánh phải không hoàn toàn là ở V1 có r’ <20ms. Tiêu chuẩn chẩn đoán

rsr’ ở V1 không có giá trị chẩn đoán.

+ Bloc nhánh phải hoàn toàn:

QRS >120ms ở người lớn.

rsr’, rsR’ hoặc rsR’ ở V1, V2. Sóng R; hoặc r’ thường rộng hơn R đầu

tiên, R có móc xuất hiện ở V1 hay V2.

Sóng S dài hơn sóng R 40ms trong D1 và V6 ở người lớn.

Thời gian đầu QRS đến đỉnh sóng R ở V5 và V6 lớn hơn V1 50ms.

Trong 4 tiêu chuẩn trên 3 tiêu chuẩn đầu tiên dùng chẩn đoán. Khi sóng

R không có móc thì nên dùng tiêu chuẩn 4 [5].

2.2.2.4. Điện thế muộn

Được thực hiện tại Phòng điện tim Khoa Tim Mạch, BVTW Huế.

Các chuyển đạo trước tim được đặt giống như ghi điện tim thường quy.

Đặt dây đất, loại bỏ các dụng cụ, kim khí trong người bệnh nhân, phòng ghi

điện tim có nhiệt độ 20 - 25oC. Bệnh nhân được ở tư thế nằm ngửa, yên lặng,

Page 58: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

43

thoải mái, các bắp thịt mềm mại, mắt nhắm. Điện thế muộn được ghi trên máy

MAC 5500, sản xuất năm 2008 của hãng GE HEALTHCARE - MỸ

Cài đặt các thông số cho máy điện tim có độ phân giải cao ở Khoa Nội Tim

Mạch, BVTW Huế.

Bảng 2.1.Các thông số được cài đặt cho máy điện tim có độ phân giải cao

ở Bệnh viện Trung ương Huế [14], [89].

Bộ lọc phân tích Dùng bộ lọc 40-250Hz

Phương pháp trung bình Lựa chọn phương pháp tính trung bình

(Phương pháp phân tích theo thời gian)

Số lượng nhịp tính trung bình 250 nhịp

Mức tạp âm Dùng 0,3µV

Ngưỡng tương quan Lựa chọn ngưỡng tương quan rất cao

Bản in 1 bản in

Nhập dữ liệu bệnh nhân Chữ cái, số có hay không

2.2.2.5. Các bước đo điện tim độ phân giải cao

* Chuẩn bị địa điểm, bệnh nhân

Địa điểm: chuẩn bị phòng đo điện tim, giường bệnh nhân có tấm bình phong

che.

Bệnh nhân: Giải thích cho bệnh nhân, vệ sinh sạch vị trí tiếp xúc điện cực

(nếu vị trí tiếp xúc điện cực có nhiều lông thì phải cạo sạch lông).

Chuẩn bị máy: vệ sinh máy, kiểm tra các núm điện cực, kiểm tra pin của máy,

các thông số cài đặt, dây cắm điện.

Page 59: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

44

* Vị trí gắn các điện cực đo điện thế muộn

Nhãn

(AHA)

Nhãn

(ICG) Vị trí điện cực

A LA đen L vàng Ngay dưới xương đòn

tay trái

B E cam E xanh

sáng

Giữa xương ức, cùng

hàng ngang với C và D

C V4 xanh C4 nâu Đường giữa xương đòn

trong khoảng trống

xương sườn 5

D V6 tía C6 tía Đường nách giữa, cùng

hàng ngang với C

E LL đỏ F xanh lá

cây

Chân trái, dưới bụng.

F RL xanh

lá cây

N đen Chân phải, dưới bụng.

G I cam I xanh

sáng

Đường giữa nách, cùng

hàng ngang với C và D.

H RA trắng R đỏ Ngay dưới xương đòn

tay phải.

I H cam H xanh

sáng

Sau cổ, tránh động mạch

cảnh và tĩnh mạch cổ.

J M cam M xanh

sáng

Trung tâm xương sống,

cùng hàng ngang với C

và D.

Hình 2.2. Vị trí gắn các điện cực đo điện thế muộn [14], [57].

Page 60: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

45

Hình 2.3. Hình ảnh máy điện tim độ phân giải cao tại BVTW Huế

(1) QRSd-Thời gian QRS điện tim thường quy.

(2) HFQRSd :Thời gian phức bộ QRS tần số cao được lọc (tính bằng ms).

(3) LAHFd(LAS) : Thời gian của phần cuối QRS tần số cao mà biên độ < 40

μV (tính bằng ms).

(4) RMS (40ms): Giá trị trung bình của dấu hiệu tần số cao ở 40ms sau cùng

của hoạt hóa thất (tính bằng μV).

(5) Âm tạp (tính bằng μV).

* Những thông số điện tim có độ phân giải cao

Hiệp hội tim mạch Châu Âu (ESC), hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) và

trường môn tim mạch Hoa Kỳ (ACC) đưa ra tiêu chuẩn xác định điện thế muộn

như sau.

Bảng 2.2. Các thông số điện thế muộn [34]

Thông số điện

thế muộn

Ý nghĩa Tiêu

chuẩn

HFQRSd Thời gian phức bộ QRS tần số cao được lọc > 114ms

LAHFd Thời gian tín hiệu biên độ thấp<40µV của phần cuối

phức bộ QRS

> 38ms

RMS40 Giá trị trung bình tín hiệu tần số cao của 40msec

cuối cùng phức bộ QRS

< 20µV

Điện thế muộn dương tính khi có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn trên.

Page 61: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

46

2.2.2.5. Biến thiên nhịp tim/Holter 24 giờ

* Mắc Holter điện tim 24giờ tại phòng Holter

Phương tiện: Máy Holter điện tim SEER Light, mã số P86080028, thuộc

công ty Compact Digital Holter của Mỹ, sản xuất tại Nhật Bản. Cáp quang tải dữ

liệu từ máy ghi tới máy tính. Máy tính để bàn có khe cắm, nối máy in. Khoá hard

lock key nối cùng cổng máy in có mã số. Các phương tiện trên được đặt tại

phòng Holter điện tim của Trung tâm tim mạch, BVTW Huế.

Hình 2.4. Hệ thống Holter điện tim tại BVTW Huế

− Cách đo Holter:

+ Chuẩn bị BN: BN và người nhà được giải thích về ích lợi cần phải

mang Holter và đồng ý hợp tác

+ Dùng các điện cực để gắn lên da thành ngực người bệnh ở các vị trí

như sau

Hình 2.5. Sơ đồ vị trí gắn các điện cực của Holter trên thành ngực [6], [9].

Xanh

dươn

g

Đen Trắng

Xám

Cam

Đỏ

Xanh lá cây

Page 62: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

47

+ Cần gắn điện cực thật sát vào da thành ngực, trên bề mặt xương sườn

để cho kết quả tốt. Lau chùi sạch dầu, mồ hôi, có thể bôi ít gel ở vùng da dán.

Điện cực sử dụng phải là điện cực mới có từ tính và chỉ dùng một lần.

+ Duy trì các dây dẫn sao cho để tránh bị xoắn vặn và bị kéo tuột trong

khi hoạt động. Thực hiện một quai vòng tròn mỗi đầu điện cực để khỏi căng

dây điện cực và làm cho BN dễ chịu. Sợi dây này phải chùng lại để BN hoạt

động mà không bị nhiễu.

+ Máy có thể gắn cho BN quanh thắt lưng hay vòng qua vai bằng một

sợi dây nịt có thể điều chỉnh chu vi.

+ Nối cáp quang máy ghi vào máy vi tính đã được cài đặt phần cứng,

nối " hard lock key " vào cổng máy in rồi tiến hành cài đặt phần mềm trong hệ

điều hành windows.

+ Mở chương trình file mới, nhập lý lịch BN với tên, tuổi và ngày giờ

ghi Holter. Thực hiện động tác nhấp chuột như trên máy tính. Mắc xong, lắp

pin và cho mở máy, BN hoạt động bình thường.

Bảng 2.3. Quy ước các vị trí chuyển đạo Holter theo AHA [6], [9].

Màu Kênh Chuyển đạo Vị trí

Đỏ CH1 (+) mV5 (+) Gian sườn 5 nách trái trước

Trắng CH1 (-) mV5 (-) Đòn phải cạnh ức

Nâu xám CH2 (+) mV1 (+) Gian sườn 4 cạnh ức phải

Đen CH2 (-) mV1 (-) Đòn trái cạnh ức

Cam CH3 (+) m aVF (+) Xương sườn 6 đường trung

đòn trái

Xanh dương CH3 (-) m aVF (-) Giữa đầu trên xương ức

Xanh lá cây Đất Thành ngực phải thấp

− Trong khi mang máy cần chú ý tránh:

+ Nơi có điện thế cao, vùng từ trường cao

Page 63: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

48

+ Nam châm, máy dò kim loại

+ Sóng điện thoại và iPods, nên để cách Holter tối thiểu 2 m.

+ Lò vi sóng, khăn điện, bàn chải hoặc dao cạo râu bằng điện.

+ Hoạt động thể lực hoặc cử động nhiều, vì chảy mồ hôi có thể làm

miếng dán điện cực không chặt vào da ngực dễ gây nhiễu tín hiệu điện tim.

* Theo dõi trong thời gian mang máy tại khoa Nội Tim Mạch

Bất thường về tim mạch: hồi hộp, đau ngực, khó thở

Những hoạt động có thể gây nhiễu trên Holter

* Tháo Holter, đọc kết quả, ghi chép dữ liệu

Sau 24 giờ tháo máy, nối với cáp quang để tải dữ liệu vào máy vi tính.

Sau khi tải vào máy vi tính, lưu lại tên bệnh nhân.

Phân tích các dữ liệu thu được trong 24 giờ, chọn phân tích toàn bộ hay

riêng rẻ các biến thiên nhịp tim,...Sau đó phân loại lại và biên tập phức hợp

QRS, phân tích các sóng nhiễu có thể nhầm lẫn. In các dữ liệu được chọn lọc

ra giấy.

Tất cả các dữ kiện được ghi chép vào hồ bệnh án nghiên cứu.

Cách đánh giá:

Bảng 2.4. Phân độ ngoại tâm thu thất theo Lown [6], [9].

Phân độ Đặc điểm ngoại tâm thu thất

0 Không có NTT thất

I NTT thất lẻ tẻ <30 chu kì/giờ

II NTT thất thường xuyên > 30 chu kỳ/giờ

III NTT thất đa dạng

IVa NTT thất liên tiếp cặp đôi

IVb NTT thất cặp 3 hoặc > 3NTT thất liên tiếp

V NTT thất đến sớm có hiện tượng R/T

Page 64: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

49

+ RLNT và tiêu chuẩn chẩn đoán: được dùng khi phân tích dữ liệu từ

Holter điện tim 24 giờ theo Remipillier [6], [9], [17]:

• Ngưng xoang: Khi ngủ, ở người trẻ thường có khoảng ngừng tim

ngắn, bình thường không vượt quá 2 giây với người > 30 tuổi, không vượt

quá 2,5 giây ở người < 30 tuổi.

• Nhịp nhanh xoang: Nhịp tim có tần số > 100 lần / phút, lớn hơn 50%

tổng nhịp tim.

• Nhịp chậm xoang: Nhịp tim có tần số < 60 lần / phút, lớn hơn 50%

tổng nhịp tim.

• Ngoại tâm thu nhĩ: Giới hạn trên của bình thường là:

< 10 ngoại tâm thu nhĩ /24h đối với người 20 - 39 tuổi

< 100 NTT nhĩ /24 giờ đối với người 40 - 59 tuổi

< 1000 NTT nhĩ /24 giờ đối với người ≥ 60 tuổi

• Ngoại tâm thu thất: Các dạng NTTT bao gồm NTTT đơn dạng, cặp

đôi, cặp ba, NTTT nhịp đôi, nhịp ba và hiện thượng R/T...Giới hạn trên của

bình thường là: Ở người < 50 tuổi: < 100 NTTT /24 giờ, < hai ổ NTTT,

không có NTTT đi liền nhau. Ở người ≥ 50 tuổi: < 200 NTTT / 24 giờ, có < 2

NTT liên tục và < 5 NTTT /1 giờ.

• Cơn nhịp nhanh trên thất: Khi có > 3 NTT trên thất đi liền nhau

• Cơn nhịp nhanh thất: Khi có > 3 NTTT đi liền nhau

Rối loạn nhịp tim được xác định khi bệnh nhân có ít nhất một trong các

RLNT như nhịp nhanh trên thất, ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất, nhịp

nhanh thất mà chúng tôi đã ghi nhận được ở mẫu nghiên cứu bằng Holter điện

tim được đánh giá theo tiêu chuẩn Remipillier.

Bệnh nhân phân làm theo nhóm bệnh có rối loạn nhịp tim hay không có

rối loạn nhịp tim, bệnh nhân phân theo nhóm có rối loạn nhịp thất hay không

rối loạn nhịp thất ( rối loạn nhịp thất là từ Lown độ 2 trở lên).

Page 65: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

50

+ Biến thiên nhịp tim gồm các thông số

Bảng 2.5. Giá trị bất thường các chỉ số biến thiên nhịp tim theo phổ tần số

và phân tích theo thời gian [7], [9].

Các phổ tần số Phân tích theo

thời gian

Giảm biến thiên

nhịp tim/24giờ

HF(Phổ tần số cao) rMSSD

pNN50

< 15 ms

<0,75 %

LF (Phổ tần số thấp) SDNNidx <30 ms

VLF (Phổ tần số rất thấp) SDNNidx <30 ms

LF (Phổ tấn số cực thấp) SDNN

SDANN

<50 ms

<40 ms

Giảm biến thiên nhịp tim được ghi nhận khi có hơn một chỉ số biến

thiên nhịp tim giảm xuống mức giới hạn nêu trên.

- BTNT phổ thời gian gồm các thông số: SDNN, SDANN, ASDNN ,

rMSSD (được tính theo đơn vị mili giây (ms)) và pNN50 (đơn vị%) [7], [9],

[113].

+ Phổ tần số của BTNT được nghiên cứu gồm 4 chỉ số [7], [9], [126]:

LnHF(HF):tần số cao (0,15-0,40 Hz)

LnLF(LF): tần số thấp (0,04-0,15 Hz)

LnVLF(VLF): tần số rất thấp (0,0033-0,04 Hz)

LF/HF là tỷ lệ giữa LF và HF.

Trong đó, HF, LF và VLF cũng như LnHF, LnLF và LnVLF được tính

theo đơn vị ms2. Thực chất, các chỉ số LnHF, LnLF và LnVLF là logarit theo

cơ số tự nhiên của các chỉ số tương ứng HF, LF và VLF. Máy Holter điện tim

24 giờ được dùng trong nghiên cứu tính theo các chỉ số LnHF, LnLF và

LnVLF. Giá trị của các chỉ số LnHF, LnLF và LnVLF tương ứng tỷ lệ với

Page 66: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

51

HF, LF và VLF. Do vậy, cũng giống như nhiều nghiên cứu trước đây, khi đề

cập đến tính chất biến thiên nhịp tim phổ tần số, để dễ đối chứng chúng tôi

dùng các ký hiệu HF, LF và VLF để chỉ chung cho cả LnHF, LnLF và

LnVLF. Còn khi tính toán các giá trị cụ thể, chúng tôi trình bày BTNT phổ

tần số theo các ký hiệu thu thập từ máy được dùng nghiên cứu là LnHF, LnLF

và LnVLF. Giảm biến thiên nhịp tim được xác định khi giảm ít nhất một

trong các chỉ số BTNT phổ thời gian, còn đối với phổ tần số không được

chọn, vì cho tới nay chúng tôi vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào đề cập đến

ngưỡng giảm biến thiên nhịp tim của phổ tần số [9].

2.2.2.6. Trắc nghiệm gắng sức trong đánh giá rối loạn nhịp tim

Địa điểm thực hiện trắc nghiệm gắng sức tại phòng trắc nghiệm gắng

sức của Trung Tâm Tim Mạch, BVTW Huế. Nhiệt độ phòng trắc nghiệm

gắng sức trong quá trình thực hiện luôn được duy trì ở nhiệt độ 220C và có độ

ẩm ở mức thấp. Phòng trắc nghiệm gắng sức có một giường khám để khi cần

thăm khám bệnh nhân ở giai đoạn hồi phục nghỉ ngơi hoặc khi có tình trạng

choáng ngất. Phòng có trang bị điện thoại, oxy và các phương tiện hồi sức cần

thiết như máy sốc điện, bóng ambu,…[4]

Phương tiện thực hiện: Xe đạp lực kế hiệu Shiller AT-104PC. Máy

thường xuyên được kiểm định, bảo dưỡng định kỳ.

Hình 2.6. Trắc nghiệm gắng sức xe đạp lực kế tại BVTW Huế

Page 67: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

52

* Tiến hành trắc nghiệm gắng sức

Chuẩn bị bệnh nhân

Không làm TNGS 2 giờ sau bữa ăn chính. Bệnh nhân không được hút

thuốc trước giờ làm TNGS. Một số thuốc tim mạch phải ngừng trước theo

thời gian thải trừ của thuốc. Cần phải thông báo cho bệnh nhân các bước tiến

hành và báo ngay cho bác sĩ các dấu hiệu xuất hiện trong khi làm TNGS. Cho

bệnh nhân làm bản cam đoan trước khi làm TNGS [4], [12], [112].

Tiêu chuẩn chọn lựa cụ thể như sau cho tất cả các bệnh nhân thực hiện

TNGS:

- Các bệnh nhân có khả năng thực hiện được TNGS.

- Không có rối loạn chức năng hô hấp.

- Không có rối loạn nhịp tim trên điện tim bề mặt.

- Bệnh nhân không dùng thuốc lợi tiểu hoặc các thuốc tim mạch (ức chế

beta, digitalis, ức chế Canxi và các thuốc chống rối loạn nhịp tim khác).

- Không có tiền sử ngất, tăng áp phổi, rối loạn nhịp tim, suy chức năng

tim [106].

Các chuyển đạo thực hiện trong trắc nghiệm gắng sức

Chọn các chuyển đạo thích hợp nhằm đảm bảo an toàn và tăng khả năng

chẩn đoán TNGS. Trước tiên phải ghi 12 chuyển đạo điện tim thông thường.

Sau đó phải theo dõi thường xuyên 3 chuyển đạo trong đó phải có chuyển đạo

V5 trên màn hình. Cho dù chất lượng các chuyển đạo tốt cũng cần phải chuẩn

bị kỹ da bệnh nhân như bôi chất gel, chà sát da nhẹ. Các chuyển đạo ngoại

biên cần phải đặt dưới xương bả vai và trên mào chậu. Các chuyển đạo trước

tim phải được đặt theo sơ đồ thông dụng như sau.

Page 68: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

53

Hình 2.7. Cách mắc các chuyển đạo trong TNGS [4]

Lau sạch mồ hôi trên da bệnh nhân

Gắn các bản điện cực lên bệnh nhân theo 12 chuyển đạo (Có thể gắn

thêm V3R, V4R, V5R.)

Gắn máy đo huyết áp lên bệnh nhân: Đo huyết áp trước khi làm, đo mỗi

3 phút và sau làm trắc nghiệm gắng sức 3 phút, 6 phút.

Hướng dẫn bệnh nhân đạp xe theo từng bước đã được cài sẵn mức nặng

của máy tăng dần: Khởi đầu là giai đoạn khởi động ( công suất 10 - 20w); sau

đó mỗi bước sẽ tăng dần lên bước 1: 30w - bước 2: 60w - bước 3: 90w…

bước 5: 150W; thời gian mỗi bước là 3 phút đến khi đạt được tiêu chuẩn đề ra

(đạt tần số tim tối đa hoặc có chỉ định ngưng gắng sức). Giai đoạn trước khi

ngưng gắng sức là bước hồi phục mức công là 25w, thời gian từ 3 - 5phút.

Hình 2.8. Protocol trong thực hiện NPGS [4].

Page 69: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

54

Chỉ định kết thúc gắng sức

- Ngưng đúng lúc:

- Khi tần số tim đạt hơn 85 - 100% tần số tim lý thuyết theo tuổi (220 -

tuổi) thường kèm các triệu chứng mệt lả, hồi hộp, cảm giác ngộp thở…

- Ngưng sớm:

- Huyết áp tâm thu giảm > 10 mmHg so với trước khi gắng sức, đặc biệt

có triệu chứng thiếu máu cơ tim.

- Đau ngực vừa đến nặng.

- Gia tăng triệu chứng thần kinh (xây xẩm, chóng mặt, gần ngất hoặc ngất).

- Dấu hiệu tưới máu kém.

- Mệt nhiều không thể tiếp tục hoặc bệnh nhân xin ngưng gắng sức.

- Nhịp nhanh thất kéo dài, tăng ngoại tâm thu, nhịp nhanh trên thất, blốc

nhĩ thất, nhịp tim chậm, blốc nhánh giống nhịp nhanh thất.

- ST chênh lên (≥ 2mm) ở các chuyển đạo không có sóng Q (Ngoài aVR)

- ST chênh xuống (≥ 1mm dạng đi ngang hoặc chênh xuống) Đặc biệt

nếu kèm đau ngực hoặc triệu chứng thiếu máu cơ tim

- Huyết áp tăng quá cao: huyết áp tối đa ≥ 250 mmHg và / hoặc huyết áp

tối thiếu ≥ 115 mmHg [4],[12].

Ghi nhận các thông số trong quá trình gắng sức:

- Đánh giá trong quá trình TNGS bệnh nhân có rối loạn nhịp tim hay

không?, ghi nhận loại rối loạn nhịp tim.

- Ghi nhận các thông số thời gian gắng sức, công gắng sức tối đa của

bệnh nhân.

Page 70: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

55

2.2.2.7. Siêu âm tim

* Máy siêu âm

Kỹ thuật siêu âm Doppler tim của bệnh nhân theo qui trình thống nhất

của Hội Siêu âm Mỹ trên máy siêu âm hiệu Philips Envisor HD, sản xuất năm

2006 tại Mỹ, đầu dò sector điện tử tần số 2-4 MHz của Nhật.

* Chuẩn bị bệnh nhân

Giải thích cho bệnh nhân về các bước thăm khám, bệnh nhân được nằm

nghiên trái, bộc lộ vùng ngực, bôi gel siêu âm, bác sỹ thăm khám ngồi bên

phải của bệnh nhân.

Hình 2.9. Hình ảnh máy siêu âm tim tại BVTW Huế

Tiến hành mắc 3 điện cực điện tim ở vai trái, vai phải, và hông phải.

Kiểm tra sự đồng bộ của điện tim phù hợp với các thông số siêu âm cần đo.

Có hai thời điểm trong chu kỳ tim để đo các kích thước là cuối tâm trương và

cuối tâm thu. Cuối tâm trương được xác định tại điểm khởi đầu sóng Q của

điện tim đồng bộ, cuối tâm thu được xác định tại điểm kết thúc sóng T của

điện tim đồng bộ [20], [21].

Page 71: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

56

* Đánh giá chức năng tâm thu thất phải

Đánh giá chức năng tâm thu của toàn bộ thất phải bao gồm phân suất diện

tích thất phải, chỉ số Tei. Các thông số để đánh giá chức năng tâm thu vùng gồm

chỉ số TAPSE, và vận tốc sóng S của Doppler mô vận động vòng van ba lá.

+ Chỉ số Tei

Chúng tôi tính chỉ số Tei thất phải dựa trên hình ảnh Doppler mô tại

vòng van bên của van ba lá, bằng tổng thời gian co đồng thể tích và giãn đồng

thể tích chia cho thời gian tống máu. Các khoản thời gian được tính trong

cùng một chu kỳ tim.

Hình 2.10. Cách đo chỉ số Tei bằng Doppler mô ở hình B; thời gian TCO từ lúc

đóng đến lúc mở của van ba lá bao gồm cả thời gian co đồng thể tích, thời gian

tống máu (ET) và thời gian giãn đồng thể tích; Tei = (TCO -ET)/ET [23],[76].

+ Chỉ số TAPSE

Chỉ số TAPSE được đo trên mặt cắt 4 buồng ở mỏm tim, bằng cách lấy

M mode tại vị trí vòng van bên của van ba lá, và định lượng bằng độ dịch

Page 72: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

57

chuyển theo trục dọc của vị trí này trong kỳ tâm thu [10].

Hình 2.11. Cách đo chỉ số TAPSE [73].

+ Vận tốc sóng S của Doppler mô vòng van ba lá

Dùng mặt cắt 4 buồng ở mỏm tim, hình ảnh Doppler mô với cổng lấy

mẫu Doppler tại vòng van bên của van ba lá. Cần chỉnh góc của hướng cắt

nhỏ tối đa để thu được vận tốc lớn nhất. Các sóng Doppler gồm sóng S dương

của thì tâm thu và hai sóng âm E, A của thì tâm trương. Vận tốc sóng S là

thông số đánh giá chức năng tâm thu thất phải, sóng S được chọn khi vận tốc

tâm thu có được giá trị lớn nhất.

Hình 2.12. Hình ảnh Doppler mô vòng van bên của van ba lá [76].

- Suy chức năng tâm thu thất phải khi: Chỉ số Tei doppler mô thất phải >

0,55 hoặc chỉ số TAPSE < 16 mm theo hội siêu âm tim Hoa Kỳ [23], [76].

Page 73: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

58

- Phân độ mức độ hở van động mạch phổi: dựa vào độ rộng dòng máu

phụt ở gốc:

- Phân độ hở van ĐMP: Đánh giá theo Leyh R. (1995) [77]:

+ Nhẹ: khoảng trào ngược 1,5 cm cách van ĐMP

+ Trung bình: khoảng trào ngược 1,5 - 3 cm cách van ĐMP

+ Nặng: khoảng trào ngược > 3 cm cách van ĐMP

- Phân độ hở van 3 lá [15]:

+ Hở nhẹ (1/4): Dòng phụt ngược đến 1/4 theo trục dọc của nhĩ phải

+ Hở vừa (2/4): Dòng phụt ngược >1/4 - 1/2 theo trục dọc của nhĩ phải

+ Hở nặng (3/4): Dòng phụt ngược >1/2 - 3/4 theo trục dọc của nhĩ phải

+ Hở rất nặng (4/4): Dòng phụt ngược >3/4 theo trục dọc đến cận đáy

nhĩ phải

2.3. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

2.3.1. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học. Gồm các bước sau:

- Thống kê mô tả tình hình chung của quần thể nghiên cứu.

- Các giá trị định lượng sẽ được trình bày dưới dạng trung bình (X) và độ

lệch chuẩn (SD), kiểm định sự khác biệt thống kê bằng test t-student [1], [16].

- Các tỷ lệ được trình bày dưới dạng phần trăm (%) và kiểm định sự khác

nhau giữa hai hoặc nhiều tỷ lệ phần trăm bằng test chi-bình phương (χ2).

- Tương quan giữa hai biến định lượng được biểu thị bằng hệ số r và

kiểm định bằng giá trị p.

- Điểm cắt các thông số điện tim được chọn tự động với độ chuẩn xác

lớn nhất và vẽ đường cong ROC trong tiên lượng rối loạn nhịp tim, rối loạn

nhịp thất.

Page 74: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

59

- So sánh Odds Ratio (OR) của kết hợp các phương pháp điện tim trong

dự báo rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất.

2.3.2. Công cụ và biểu thức thống kê

Chúng tôi sử dụng chương trình xử lý số liệu thống kê SPSS 16

(Statistical Package for the Social Sciences), Medcalc 11.6.0 và Excel 2007.

- Độ tin cậy được dùng là 95% (p < 0,05) và 99% (p < 0,01).

Khi p >0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê,

p < 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,

p < 0,01: sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.

95% CI= giá trị trung bình (X) ± 1,96 sai số chuẩn (SE).

Tỷ suất chênh OR (odd ratio) = p1/(1-p1)

p2/(1-p2)

Trong đó p1, p2 là tỷ lệ mắc bệnh của hai nhóm bệnh nhân trong mẫu

nghiên cứu.

- Tính hệ số tương quan r [1]:

Khi r > 0: tương quan thuận.

r < 0: tương quan nghịch.

- Các giá trị tính toán về thống kê được minh họa qua các phép tính và

bảng 2x2 dưới đây [1],[13]:

Bảng 2.6. Kết quả chẩn đoán

Kết quả Rối loạn nhịp tim

Có Không

Dương tính a b

Âm tính c d

PPV (giá trị tiên đoán dương tính) là tỷ lệ % mắc bệnh trong số các

trường hợp xét nghiệm dương tính: PPV= a/(a+b).

NPV (giá trị tiên đoán âm tính) là tỷ lệ % không mắc bệnh trong số các

Page 75: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

60

trường hợp xét nghiệm âm tính: NPV= d/(c+d).

Độ chính xác (ĐCX) là tỷ lệ % các trường hợp mắc bệnh có xét nghiệm

dương tính và không mắc bệnh có xét nghiệm âm tính trên tổng số trường hợp

của mẫu nghiên cứu: ĐCX= (a+d)/(a+b+c+d).

Se (độ nhạy hay tỷ lệ dương tính thật)= a/(a+c).

Sp (độ đặc hiệu hay tỷ lệ âm tính thật)= d/(b+d).

- Dùng phép kiểm định χ2 (Chi-Squared Test) so sánh 2 tỷ lệ phần trăm

(%) và Student t-Test so sánh hai số trung bình. Giá trị khác biệt giữa hai

nhóm có ý nghĩa thống kê đối với hai tỷ lệ % khi χ 2 ≥ 3,84 (p < 0,05) và hai

trị số trung bình khi |t|> 1,96 (p < 0,05).

- Các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm, tỷ suất chênh

được viết dưới dạng một chữ số thập phân. Các giá trị của hệ số tương quan,

χ2, t, 95% CI và p được viết dưới dạng hai chữ số thập phân.

Page 76: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

61

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân được chẩn đoán

đã phẫu thuật sửa chữa hoàn

toàn tứ chứng Fallot đến tái

khám

Đánh giá

tình trạng

lâm sàng

Các xét nghiệm:

huyết học và sinh

hóa

Tiến hành các

phương pháp điện

tim không xâm

nhập

Lấy số

liệu và xử

lý.

Đường phẫu thuật Thời gian sau phẫu

thuật

Nhóm phẫu thuật

đường nhĩ phải

Nhóm phẫu

thuật đường thất

phải

Nhóm phẫu

thuật > 3

năm

Nhóm phẫu

thuật ≤ 3

năm

Page 77: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

62

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu 74 bệnh nhân được chẩn đoán và đã phẫu thuật sửa chữa

hoàn toàn tứ chứng Fallot, chúng tôi đã thu được các kết quả sau đây.

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Tuổi và giới

Bảng 3.1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Nhóm

Chỉ số Nam Nữ Chung p

Giới 41(55,41%) 33(44,59%) >0,05

Tuổi (năm) 19,68 ± 5,54 24,67 ± 9,89 21,91 ± 8,12 <0,05

BMI (kg/m2) 17,26 ± 2,10 18,44 ± 2,19 17,78± 2,21 <0,05

BSA (m2) 1,40 ± 0,16 1,36 ± 0,10 1,38± 0,14 >0,05

Tuổi phẫu thuật 16,68 ± 6,87 19,39 ± 11,45 17,89 ± 9,23 >0,05

Thời gian sau phẫu

thuật (năm)

3,22 ± 2,75 5,45 ± 4,25 4,22 ± 3,65 <0,05

Nhận xét: Tuổi trung bình là 21,91 ± 8,12 năm. Tuổi lớn nhất là 55 tuổi. Tỷ

lệ nam / nữ = 1,24. Chỉ số BMI, tuổi, thời gian sau phẫu thuật có sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa hai giới.

Bảng 3.2: Tỷ lệ theo phương pháp phẫu thuật

Phƣơng pháp phẫu thuật Số BN Tỷ lệ (%)

Phẫu thuật qua đường nhĩ phải 18 24,32

Phẫu thuật qua đường thất phải-động mạch phổi 56 75,68

Tổng 74 100

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật qua đường thất phải - động mạch phổi

cao hơn phẫu thuật qua đường nhĩ phải.

Page 78: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

63

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng

Bảng 3.3: Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng n %

Khó thở 4 5,41

Tím 22 29,73

Thổi tâm thu 47 63,51

Hồi hộp 21 28,38

Nhận xét: Tiếng thổi tâm thu ở bệnh nhân sau phẫu thuật tứ chứng Fallot

chiếm tỷ lệ 63,51% . Bệnh nhân khó thở chiểm tỷ lệ thấp nhất là 5,41%.

Không có bệnh nhân nào có biểu hiện ngất.

Biểu đồ 3.1: Phân độ suy tim theo NYHA

Page 79: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

64

3.1.3. Đặc điểm siêu âm tim

Bảng 3.4: Mức độ hở van ba lá

Độ I Độ II Độ III Độ IV

Chung 46 (62,16%) 21(28,38%) 7 (9,46%) 0

PT NP (n=18) (1) 11 (61,11%) 6(33,33%) 1 (5,56%) 0

PT TP-ĐMP (n=56) (2) 35 (62,50%) 15 (26,79%) 6 (10,71%) 0

p(1)-(2) >0,05 >0,05 >0,05

≤ 3 năm (n=35) (3) 26 (74,29 %) 7 (20 %) 2(5,71 %) 0

> 3 năm (n=39) (4) 20 (51,28%) 14(35,90%) 5(12,82%) 0

p (3)-(4) >0,05 >0,05 >0,05

Nhận xét: Tỷ lệ hở van ba lá không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa

2 nhóm phẫu thuật cũng như giữa hai nhóm bệnh có thời gian sau phẫu thuật

trên dưới 3 năm.

Bảng 3.5: Mức độ hở van động mạch phổi

Nhẹ Trung bình Nặng

Chung 14 (18,92%) 31 (41,89%) 29 (39,19%)

PT NP (n=18) 7 (38,89%) 5 (27,78%) 6 (33,33%)

PT TP-ĐMP (n=56) 7 (12,5%) 26 (46,43%) 23 (41,07 %)

P >0,05 >0,05 >0,05

≤3 năm (n=35) 10 (28,57 %) 17 (48,57 %) 8 (22,86 %)

> 3 năm (n=39) 4 (10,26%) 14 ( 35,90 %) 21 (53,85 %)

p > 0,05 > 0,05 <0,05

Nhận xét: Tỷ lệ hở van động mạch phổi ở mức độ nặng có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê giữa 2 hai nhóm bệnh có thời gian sau phẫu thuật trên dưới 3

năm (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân hở van động mạch phổi ở mức độ nhẹ chiếm

tỷ lệ thấp so với tỷ lệ bệnh nhân hở van động mạch phổi ở mức độ trung bình

và nặng.

Page 80: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

65

Bảng 3.6: Kết quả các thông số hình thái thất phải

Áp lực

thất phải

(mmHg)

Áp lực động

mạch phổi

(mmHg)

EDVRV

(ml/m2)

Chung (n =74) 30,01 ± 9,04 15,51 ± 9,07 60,98 ± 35,65

Phẫu thuật TP-ĐMP (n=56) 29,37 ± 8,09 14,94 ± 8,23 63,65 ± 36,77

Phẫu thuật NP ( n=18) 32,01 ± 11,55 17,31 ± 11,39 52,68 ± 31,41

p > 0,05 > 0,05 > 0,05

≤ 3 năm (n=35) (3) 32,46 ± 11,04 19,18 ± 9,83 45,87 ± 20,61

> 3 năm (n=39) (4) 27,81 ± 6,14 12,22 ± 6,94 74,55 ± 40,76

p < 0,05 < 0,05 < 0,05

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa áp lực thất phải, áp lực

động mạch phổi và EDVRV giữa 2 hai nhóm bệnh có thời gian sau phẫu thuật

trên dưới 3 năm (p<0,05).

Bảng 3.7: So sánh chức năng thất phải theo phương pháp phẫu thuật,

thời gian sau phẫu thuật

Tei 3m p

X SD

Chung ( n=74) 0,567 0,067

PT NP (n=18) 0,558 0,062 p>0,05

PT TP-ĐMP (n=56) 0,570 0,069

≤ 3 năm (n=39) 0,559 0,079 p>0,05

> 3 năm (n=35) 0,574 0,054

Nhận xét: Không có sự khác biệt chức năng thất phải giữa 2 nhóm phẫu thuật

cũng như giữa hai nhóm bệnh có thời gian sau phẫu thuật trên dưới 3 năm

(p>0,05).

Page 81: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

66

Bảng 3.8: Tỷ lệ suy chức năng thất phải theo chỉ số Tei doppler mô

Suy chức năng

thất phải

Không suy chức

năng thất phải

n % n %

Chung (n=74) 48 64,86 26 35,14

PT NP (n=18) (1) 14 77,78 4 22,22

PT TP-ĐMP (n=56) (2) 34 60,71 22 56,41

p (1) – (2) >0,05 <0,05

≤ 3 năm (n=35) (3) 21 60 14 40

> 3 năm ( n=39) (4) 27 69,23 12 30,77

p (3)-(4) >0,05 >0,05

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tỷ lệ suy chức năng thất

phải giữa 2 nhóm phẫu thuật cũng như giữa hai nhóm bệnh có thời gian sau

phẫu thuật trên dưới 3 năm (p>0,05).

Bảng 3.9: Tương quan giữa chức năng thất phải, thất trái và L hở phổi

Thông số Tei3m Tei2m L hở phổi

Tei3m r 0,413 0,341

p <0,001 0,003

Tei 2m r 0,413 0,001

p <0,001 0,991

Nhận xét: Chức năng thất phải và chức năng thất trái có sự tương quan thuận

ở mức độ vừa, chức năng thất phải có sự tương quan thuận với chiều dài dòng

hở phổi ở mức độ vừa.

Page 82: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

67

0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

Tei3m

Te

i2m

Biểu đồ 3.2: Tương quan giữa chức năng thất phải và thất trái.

0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0

4.5

5.0

Tei3m

Lh

ởp

Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa chiều dài dòng hở phổi và chức năng thất phải

y = 0,5185 x + 0,1786

R2 = 0,171

y = 5,5333 x -0,5770

R2 = 0,116

Page 83: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

68

3.2. RỐI LOẠN NHỊP TIM VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỆN TIM, ,

ĐIỆN THẾ MUỘN, TRẮC NGHIỆM GẮNG SỨC, BIẾN THIÊN NHỊP

TIM/ HOLTER ĐIỆN TIM 24 GIỜ

3.2.1. Rối loạn nhịp tim

Bảng 3.10: Tỷ lệ rối loạn nhịp tim

n %

Rối loạn nhịp tim (1) 29 39,19

Không rối loạn nhịp tim (2) 45 60,81

P(1)-(2) <0,05

Rối loạn nhịp thất 22 29,73

Rối loạn nhịp nhĩ 3 4,05

Bloc nhĩ thất 8 10,81

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân rối loạn

nhịp tim và không rối loạn nhịp tim (p<0,05). Có 3 trường hợp bệnh nhân vừa

có rối loạn nhịp thất và rối loạn nhịp nhĩ. Tỷ lệ rối loạn nhịp thất chiếm ưu thế

trong rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật so với các

rối loạn nhịp khác.

Biểu đồ 3.4: Phân loại rối loạn nhịp thất theo Lown

Tỷ lệ %

%

Page 84: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

69

Bảng 3.11: Tỷ lệ rối loạn nhịp tim theo phương pháp phẫu thuật

PT NP (n=18) PT TP-ĐMP(n=56) p

n % n %

Rối loạn nhịp tim 4 22,22 25 44,64 >0,05

Không rối loạn nhịp tim 14 77,78 31 73,21 >0,05

Rối loạn nhịp thất 3 16,67 19 33,93 >0,05

Rối loạn nhịp nhĩ 1 5,56 2 3,57 >0,05

Bloc nhĩ thất 1 5,56 7 12,50 >0,05

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân phẫu thuật qua đường thất phải – động mạch

phổi có tỷ lệ rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất so với nhóm phẫu thuật qua

đường nhĩ phải không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).Trong đó, có 2 trường

hợp vừa có rối loạn nhịp thất, rối loạn nhịp nhĩ là qua đường thất phải – động

mạch phổi.

Bảng 3.12: Rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có thời gian phẫu thuật trước và

sau 3 năm

≤ 3 năm(n=35) > 3 năm(n=39) p

n % n %

Rối loạn nhịp tim 13 37,14 16 41,03 >0,05

Không rối loạn nhịp tim 22 62,86 23 58,97 >0,05

Rối loạn nhịp thất 7 20 15 38,46 >0,05

Rối loạn nhịp nhĩ 2 5,71 1 2,56 >0,05

Bloc nhĩ thất 6 17,14 2 5,13 >0,05

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có thời gian sau phẫu thuật lớn hơn 3 năm có tỷ

lệ rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất so với nhóm bệnh nhân có thời gian sau

phẫu thuật dưới 3 năm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Page 85: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

70

Bảng 3.13: Phân loại rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp nhĩ

n %

Ngoại tâm thu nhĩ 1 1,35

Nhịp nhanh trên thất 2 2,70

Bloc nhĩ thất

Cấp 1 2 2,70

Cấp 2 Mobitz 1 4 5,41

Cấp 2 Mobitz 2 2 2,70

Ngoại tâm

thu thất

Nhẹ Độ 0 21 28,38

Độ I 31 41,89

Nặng

Độ II 1 1,35

Độ III 2 2,70

Độ IV (IVa và IVb) 16 21,62

Độ V 3 4,05

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân ngoại tâm thu thất độ I theo LOWN chiếm tỷ lệ

cao nhất trong các rối loạn nhịp tim trong quá trình theo dõi.

Bảng 3.14: So sánh tỷ lệ RLNT, RLNThất ở nhóm hở van động mạch phổi

Hở van ĐMP

nặng, trung bình

(1)

Hở van ĐMP

nhẹ (2)

p(1)-

(2)

RLNT (n=29) 25 (86,21%) 4 (13,79%) <0,05

RLNThất (n=22) 19 (86,36%) 3 (13,64%) <0,05

Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất ở nhóm bệnh nhân hở

van động mạch phổi nặng, trung bình chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm hở van

động mạch phổi nhẹ (p<0,05).

Page 86: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

71

Bảng 3.15: Tỷ lệ suy chức năng thất phải ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim

Suy chức năng

thất phải

Không suy chức

năng thất phải

n % n %

RLNT(n=29) (1) 21 72,41 8 27,59

Không RLNT (n=45) (2) 27 60 18 40

p (1) – (2) >0,05 >0,05

RLNThất (n=22) (5) 19 86,36 3 13,64

Không RLNThất (n=52) (6) 29 55,77 23 44,23

p (5)-(6) <0,05 <0,05

Nhận xét: Tỷ lệ suy chức năng thất phải bệnh nhân rối loạn nhịp tim, rối loạn

nhịp thất lớn hơn so với bệnh nhân không có rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp

thất có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.16: So sánh chức năng tâm thu thất phải bằng chỉ số Tei mô nhóm

có rối loạn nhịp tim

Tei3m

p

X SD

RLNT (n=29) 0,588 0,081

<0,05

Không RLNT (n=45) 0,554 0,054

Nhận xét: Chức năng thất phải ở nhóm rối loạn nhịp tim giảm có ý nghĩa

thống kê so với nhóm không rối loạn nhịp tim (p<0,05).

Page 87: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

72

Biểu đồ 3.5: So sánh chức năng thất phải ở nhóm rối loạn nhịp tim

Bảng 3.17: So sánh chức năng tâm thu thất phải bằng chỉ số Tei mô nhóm

có rối loạn nhịp thất

Tei3m

p

X SD

RLNThất (n=22) 0,613 0,052

< 0,05

Không RLNThất (n=52) 0,548 0,064

Nhận xét: Chức năng thất phải ở nhóm rối loạn nhịp thất giảm có ý nghĩa

thống kê so với nhóm không rối loạn nhịp thất (p<0,05).

Page 88: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

73

Biểu đồ 3.6: So sánh chức năng thất phải ở nhóm rối loạn nhịp thất

3.2.2. Các thông số điện tim, điện thế muộn, trắc nghiệm gắng sức, biến

thiên nhịp tim/ Holter điện tim 24 giờ

3.2.2.1. Điện tim

Bảng 3.18: Đặc điểm điện tim bề mặt

Đặc điểm điện tim n %

Bloc nhánh phải Hoàn toàn 52 70,27

Không hoàn toàn 22 29,73

Trục điện tim Trung gian 19 25,68

Phải 55 74,32

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có bloc nhánh phải hoàn toàn chiếm tỷ lệ 70,27%

Tỷ lệ bệnh nhân trục phải chiếm tỷ lệ 74,32%. Chúng tôi không phát hiện

trường hợp nào có rối loạn nhịp tim trên điện tim

Page 89: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

74

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ bloc nhánh phải

Bảng 3.19: Giá trị trung bình thời gian phức bộ QRS theo phương pháp phẫu

thuật, thời gian phẫu thuật

QRS (ms) p

X SD

Chung 130,12 29,58

PT NP (n=18) 113,44 28,09 <0,05

PT TP-ĐMP (n=56) 135,48 28,23

≤ 3 năm (n =35) 115,43 25,43 <0,05

> 3 năm (n= 39) 143,31 26,92

Nhận xét: Thời gian phức bộ QRS ở nhóm phẫu thuật thất phải-động mạch

phổi lớn hơn so với nhóm phẫu thuật nhĩ phải cũng như giữa hai nhóm bệnh

có thời gian sau phẫu thuật trên dưới 3 năm có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Page 90: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

75

Bảng 3.20 : Giá trị trung bình thời gian phức bộ QRS ở bệnh nhân rối loạn

nhịp tim, rối loạn nhịp thất.

QRS (ms) p

X SD

RLNT (n=29) 142,93 28,17 <0,05

Không RLNT (n=45) 121,87 27,73

RLNThất (n = 22) 146,46 27,64 <0,05

Không RLNThất (n=52) 123,21 27,82

Nhận xét: Phức bộ QRS ở nhóm bệnh nhân RLNT, RLNThất lớn hơn phức

bộ QRS ở nhóm bệnh nhân không RLNT, RLNThất một cách có ý nghĩa

thống kê (p<0,05).

3.2.2.2. Điện thế muộn

Bảng 3.21: Tỷ lệ điện thế muộn dương tính

Điện thế muộn dƣơng tính

n % p

Chung (n =74) 27 36,49

Phẫu thuật TP-ĐMP (n=56) 22 39,29 > 0,05

Phẫu thuật NP ( n=18) 5 27,78

≤ 3 năm (n=35) (3) 14 40 > 0,05

> 3 năm (n=39) (4) 13 33,33

RLNT ( n= 29) 16 55,17 < 0,05

Không RLNT ( n=45) 11 24,44

Nhận xét: Tỷ lệ điện thế muộn dương tính ở nhóm bệnh nhân rối loạn nhịp

tim lớn hơn nhóm bệnh nhân không rối loạn nhịp tim một cách có ý nghĩa

thống kê (p<0,05).

Page 91: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

76

Bảng 3.22: Các thông số điện thế muộn

Thông số ĐTM HFQRSd (ms) LAHFd (ms) RMS (µV)

Chung (n=74) 152,03 ± 35,01 41,36 ± 31,51 32,47 ± 23,14

PT NP (n=18) (1) 136,17 ± 30,69 43,56 ± 24,74 32,17 ± 22,34

PT TP-ĐMP (n=56) (2) 157,13 ± 35,03 40,66 ± 33,56 32,57 ± 23,59

p (1)-(2) <0,05 >0,05 >0,05

≤ 3 năm (n=35) (3) 143,17 ± 41,42 45,08 ± 36,98 31,34 ± 24,37

> 3 năm (n=39) (4) 159,97 ± 26,13 38,03 ± 25,68 33,48 ± 22,26

p (3)-(4) <0,05 > 0,05 > 0,05

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thông số HFQRSd giữa 2

nhóm phẫu thuật cũng như giữa hai nhóm bệnh có thời gian sau phẫu thuật

trên dưới 3 năm (p<0,05).

Bảng 3.23: Các thông số điện thế muộn ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim, rối

loạn nhịp thất.

Thông số ĐTM HFQRSd (ms) LAHFd (ms) RMS (µV)

RLNT (n=29) 171,69 ± 37,22 55,55 ± 41,35 26,41 ± 25,02

Không RLNT (n=45) 139,36 ± 27,07 32,22 ± 18,47 36,38 ± 21,22

p <0,05 < 0,05 > 0,05

RLNthất (n=22) 177,59 ± 39,42 60,46 ± 44,84 28,41 ± 27,51

Không RLNthất (n=52) 141,21 ± 26,71 33,29 ± 19,22 34,19 ± 21,09

p <0,05 < 0,05 > 0,05

Nhận xét: Các thông số HFQRSd, HFLA ở nhóm bệnh nhân rối loạn nhịp

tim , rối loạn nhịp thất lớn hơn nhóm bệnh nhân không rối loạn nhịp tim ,

không rối loạn nhịp thất một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Thông số

RMS không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p>0,05).

Page 92: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

77

3.2.2.3. Trắc nghiệm gắng sức

Bảng 3.24: Rối loạn nhịp tim trong trắc nghiệm gắng sức

Rối loạn nhịp tim trong quá trình gắng sức

n % p

Chung (n =74) 14 18,92

Phẫu thuật TP-ĐMP (n=56) 11 19,64 > 0,05

Phẫu thuật NP ( n=18) 3 16,67

≤ 3 năm (n=35) (3) 6 17,15 > 0,05

> 3 năm (n=39) (4) 8 20,51

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân rối loạn nhịp tim thấp hơn so với tỷ lệ bệnh nhân

không rối loạn nhịp tim trong quá trình gắng sức. Rối loạn nhịp tim trong quá

trình gắng sức chủ yếu là rối loạn nhịp thất.

Bảng 3.25: Giá trị trung bình công gắng sức tối đa

Công gắng sức tối đa (Watt) p

X SD

Chung (n =74) 122,03 23,98

PT NP (n=18) 116,67 24,97 >0,05

PT TP-ĐMP (n=56) 123,75 23,63

≤ 3 năm (n =35) 119,14 26,72 >0,05

> 3 năm (n= 39) 124,62 21,26

RLNT (n=29) 112,76 23,59 <0,05

Không RLNT (n=45) 128,00 22,52

RLNThất (n=22) 111,82 21,07 <0,05

Không RLNThất (n=52) 126,35 24,01

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm rối loạn nhịp tim

và nhóm không rối loạn nhịp tim, nhóm rối loạn nhịp thất và nhóm không rối

loạn nhịp thất đối với thông số công gắng sức tối đa (p<0,05).

Page 93: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

78

Bảng 3.26: Giá trị trung bình thời gian gắng sức

Thời gian gắng sức (giây) p

X SD

Chung ( n=74) 620,78 135,90

PT NP (n=18) 585,89 132,95 > 0,05

PT TP-ĐMP (n=56) 632,00 136,10

≤ 3 năm (n =35) 610,20 140,88 > 0,05

> 3 năm (n= 39) 630,28 132,38

RLNT (n=29) 563,52 134,83 <0,05

Không RLNT (n=45) 657,69 124,57

RLNthất (n=22) 563,77 130,35 <0,05

Không RLNthất (n=52) 644,90 132,07

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thời gian gắng sức giữa

nhóm bệnh nhân phẫu thuật qua đường nhĩ phải so với nhóm bệnh nhân phẫu

thuật qua đường thất phải – động mạch phổi cũng như giữa hai nhóm bệnh có

thời gian sau phẫu thuật trên dưới 3 năm (p>0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa nhóm rối loạn nhịp tim và nhóm không rối loạn nhịp tim đối

với thông số thời gian gắng sức (p<0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê giữa nhóm rối loạn nhịp thất và nhóm không rối loạn nhịp thất đối với

thông số thời gian gắng sức (p<0,05).

Page 94: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

79

3.2.2.4. Biến thiên nhịp tim

Bảng 3.27: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ thời gian theo

phương pháp phẫu thuật

PT NP

(n=18)

PT TP-ĐMP

(n=56)

Chung

(n=74)

p

SDNN (ms) 121,06 ± 45,55 122,95 ± 39,70 122,48 ± 40,88 >0,05

SDANN (ms) 108,11 ± 38,08 111,54 ± 38,65 110,70 ± 38,28 >0,05

ASDNN (ms) 49,72 ± 26,43 46,95 ± 18,03 47,62 ± 20,23 >0,05

rMSSD (ms) 27,78 ± 16,02 25,77 ± 14,06 26,26 ± 14,47 >0,05

pNN50 (%) 3,39 ± 3,02 2,97 ± 2,97 3,07 ± 2,97 >0,05

Nhận xét: Các thông số BTNT phổ thời gian không có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê giữa 2 nhóm phẫu thuật (p > 0,05).

Bảng 3.28: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ thời gian theo

thời gian phẫu thuật

≤ 3 năm(n=35) > 3 năm (n=39) p

SDNN (ms) 119,06 ± 41,72 125,56 ± 40,41 >0,05

SDANN (ms) 109,74 ± 39,08 111,56 ± 38,04 >0,05

ASDNN (ms) 42,63 ± 18,03 52,10 ± 21,25 <0,05

rMSSD (ms) 24,33 ± 11,57 27,97 ± 16,61 >0,05

pNN50 (%) 3,21 ± 2,93 2,95 ± 3,04 >0,05

Nhận xét: Các thông số BTNT phổ thời gian không có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê giữa hai nhóm bệnh có thời gian sau phẫu thuật trên dưới 3

năm (p>0,05) ngoại trừ thông số ASDNN giữa hai nhóm bệnh có thời gian

sau phẫu thuật trên dưới 3 năm có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05).

Page 95: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

80

Bảng 3.29: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ tần số

theo phương pháp phẫu thuật

PT NP

(n=18)

PT TP-ĐMP

(n=56)

Chung

(n=74)

p

Ln HF (ms2) 2,48 ± 0,83 2,13 ± 0,56 2,22 ± 0,65 >0,05

Ln LF (ms2) 2,63 ± 0,83 2,65 ± 0,51 2,64 ± 0,59 >0,05

Ln VLF (ms2) 3,15 ± 0,75 3,21 ± 0,44 3,19 ± 0,53 >0,05

Ln WF (ms2) 3,39 ± 0,70 3,43 ± 0,42 3,42 ± 0,49 >0,05

L/H 1,55 ± 0,36 1,77 ± 0,56 1,72 ± 0,53 >0,05

Nhận xét: Các thông số BTNT phổ tần số không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa nhóm bệnh nhân phẫu thuật qua đường nhĩ phải so với nhóm

bệnh nhân phẫu thuật qua đường thất phải – động mạch phổi.

Bảng 3.30: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ tần số

theo thời gian phẫu thuật

≤ 3 năm (n=35) > 3 năm (n=39) p

Ln HF (ms2) 2,21 ± 0,68 2,22 ± 0,62 >0,05

Ln LF (ms2) 2,49 ± 0,64 2,77 ± 0,53 <0,05

Ln VLF (ms2) 3,06 ± 0,61 3,32 ± 0,41 <0,05

Ln WF (ms2) 3,29 ± 0,53 3,53 ± 0,44 <0,05

L/H 1,62 ± 0,56 1,81 ± 0,49 >0,05

Nhận xét: Giá trị trung bình của các thông số LF, VLF, WF ở nhóm bệnh có

thời gian sau phẫu thuật trên 3 năm lớn hơn một cách có ý nghĩa thống kê so

với nhóm bệnh nhân có thời gian sau phẫu thuật dưới 3 năm (p>0,05).

Page 96: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

81

Bảng 3.31: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ thời gian ở bệnh nhân

rối loạn nhịp tim

RLNT (n=29) Không RLNT (n=45) p

SDNN (ms) 105,45 ± 29,74 133,47 ± 43,54 < 0,05

SDANN (ms) 95,69 ± 27,01 120,38 ± 41,51 < 0,05

ASDNN (ms) 39,17 ± 14,94 53,07 ± 21,43 < 0,05

rMSSD (ms) 17,62 ± 8,31 31,82 ± 14,92 < 0,05

pNN50 (%) 0,54 ± 0,47 4,71 ± 2,75 < 0,05

Nhận xét: Các thông số BTNT theo phổ thời gian ở bệnh nhân có rối loạn

nhịp tim so với bệnh nhân không có rối loạn nhịp tim giảm có ý nghĩa thống

kê (p<0,05).

Bảng 3.32: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ thời gian ở bệnh nhân

rối loạn nhịp thất

RLNthất(n=22) KhôngRLNThất(n=52) p

SDNN (ms) 108,00 ± 32,29 128,62 ± 42,82 < 0,05

SDANN (ms) 98,14 ± 29,16 116,02 ± 40,63 >0,05

ASDNN (ms) 39,23 ± 16,52 51,17 ± 20,74 <0,05

rMSSD (ms) 17,50 ± 8,69 30,38 ± 14,49 < 0,05

pNN50 (%) 0,37 ± 0,35 4,22 ± 2,85 < 0,05

Nhận xét: Các thông số BTNT theo phổ thời gian ở bệnh nhân có rối loạn

nhịp thất so với bệnh nhân không có rối loạn nhịp thất giảm có ý nghĩa thống

kê ( p< 0,05) ngoại trừ thông số SDANN.

Page 97: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

82

Bảng 3.33: Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ tần số ở bệnh nhân có

rối loạn nhịp tim

RLNT (n=29) Không RLNT (n=45) p

Ln HF (ms2) 1,82 ± 0,48 2,47 ± 0,62 < 0,05

Ln LF (ms2) 2,46 ± 0,51 2,76 ± 0,63 < 0,05

Ln VLF (ms2) 3,06 ± 0,45 3,28 ± 0,56 >0,05

Ln WF (ms2) 3,26 ± 0,41 3,52 ± 0,52 < 0,05

L/H 1,98 ± 0,54 1,55 ± 0,45 < 0,05

Nhận xét: Các thông số BTNT theo phổ tần số ở bệnh nhân có rối loạn nhịp tim

so với bệnh nhân không có rối loạn nhịp tim giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 3.34 : Giá trị trung bình các thông số BTNT phổ tần số ở bệnh nhân có

rối loạn nhịp thất

RLNthất(n=22) KhôngRLNThất(n=52) p

Ln HF (ms2) 1,75 ± 0,51 2,41 ± 0,60 <0,05

Ln LF (ms2) 2,44 ± 0,57 2,73 ± 0,59 >0,05

Ln VLF (ms2) 3,05 ± 0,54 3,25 ± 0,53 >0,05

Ln WF (ms2) 3,25 ± 0,46 3,49 ± 0,49 <0,05

L/H 2,07 ± 0,53 1,57 ± 0,46 <0,05

Nhận xét: Các thông số BTNT theo phổ tần số ở bệnh nhân có rối loạn nhịp thất

so với bệnh nhân không có rối loạn nhịp thất giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Page 98: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

83

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ bệnh nhân giảm biến thiên nhịp tim

3.2.3. Tƣơng quan giữa thông số của các phƣơng pháp điện tim và siêu

âm tim

Bảng 3.35:Mối tương quan giữa phức bộ QRS với EDVRV,L hở phổi, Tei3m

Thông số EDVRV L hở phổi Tei3m

QRS(ms) r 0,478 0,358 0,145

p <0,001 <0,05 0,217

Nhận xét:Thời gian phức bộ QRS tương quan thuận ở mức độ vừa với thể

tích thất phải cuối tâm trương và chiều dài dòng hở phổi.

0 1 2 3 4 5

60

80

100

120

140

160

180

200

220

L hở ph

QR

S

Biểu đồ 3.9: Tương quan giữa thời gian QRS và chiều dài dòng hở phổi

y = 9,6727x + 105,3497

R2 = 0,1279

L hở phổi

Page 99: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

84

0 50 100 150 200

60

80

100

120

140

160

180

200

220

EDVRV

QR

S

Biểu đồ 3.10: Tương quan giữa thời gian QRS và thể tích thất phải cuối tâm trương

Bảng 3.36: Tương quan giữa công gắng sức tối đa, thời gian gắng sức với

chức năng thất phải (Tei3m)

Chức năng thất phải (Tei3m)

Công gắng sức tối đa (Watt) r= -0,309, p < 0,05

Thời gian gắng sức (giây) r= -0,235, p < 0,05

Nhận xét: Thời gian gắng sức, công gắng sức tối đa tương quan nghịch ở

mức độ yếu với chức năng thất phải.

Bảng 3.37: Tương quan thông số điện thế muộn với thể tích thất phải cuối tâm

trương (EDVRV),chức năng thất phải(Tei3m), chiều dài dòng hở phổi (L hở phổi)

Thông số EDVRV L hở phổi Tei3m

HFQRSd (ms) r 0,394 0,349 0,208

p <0,001 0,002 0,075

HFLA (ms) r -0,103 -0,078 0,106

p 0,381 0,509 0,368

RMS (µV) r 0,066 -0,077 -0,050

p 0,577 0,516 0,674

Nhận xét: Thông số HFQRSd có mối tương quan thuận với thể tích thất phải

cuối tâm trương và chiều dài dòng hở phổi. Các thông số điện thế muộn

không có tương quan với chức năng thất phải qua chỉ số Tei3m.

y = 105,9225 + 0,3968 x

R2 = 0,2287

Page 100: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

85

3.3. GIÁ TRỊ DỰ BÁO RỐI LOẠN NHỊP TIM CỦA CÁC PHƢƠNG

PHÁP ĐIỆN TÂM ĐỒ KHÔNG XÂM NHẬP

3.3.1. Điện tim

QRS

0 20 40 60 80 100

0

20

40

60

80

100

100-Specificity

Sens

itivity

Sensitivity: 96.6

Specificity: 35.6

Criterion : >100

Biểu đồ 3.11: Đường cong ROC của thời gian phức bộ QRS trong dự báo có

rối loạn nhịp tim

Nhận xét: Điểm cắt tốt nhất của QRS trong tiên lượng rối loạn nhịp tim là lớn hơn

100ms; AUC = 0,687 (95% CI: 0,57-0,79); Độ nhạy: 96,55% (95%CI: 82,2-99,9);

Độ đặc hiệu: 35,56 % (95%CI: 21,9 - 51,2).

QRS

0 20 40 60 80 100

0

20

40

60

80

100

100-Specificity

Sens

itivity

Sensitivity: 95.5

Specificity: 38.5

Criterion : >106

Biểu đồ 3.12: Đường cong ROC của thời gian phức bộ QRS trong dự báo có

rối loạn nhịp thất

Nhận xét: Điểm cắt tốt nhất của QRS trong tiên lượng rối loạn nhịp thất là lớn hơn

106ms; AUC = 0,697 (95% CI: 0,58-0,79); Độ nhạy: 95,45% (95%CI: 77,2-99,9);

Độ đặc hiệu: 38,46 % (95%CI: 25,3 - 53).

Độ đặc hiệu

Độ

nhạy

Độ đặc hiệu

Độ

nhạy

Page 101: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

86

3.3.2. Điện thế muộn

Bảng 3.38: Dự báo về nguy cơ rối loạn nhịp tim dựa vào điện thế muộn

Rối loạn

nhịp tim (n)

Không rối loạn

nhịp tim (n) OR

Điện thế muộn

dương tính

16 11 OR=3,80, p<0,05,

95%CI=1,40-10,33

Điện thế muộn

âm tính

13 34

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nếu b/n có ĐTM(+) thì dự báo khả năng rối

loạn nhịp tim lớn gấp 3,80 lần (OR=3,80,p<0,05) so với nhóm có ĐTM(-).

ĐTM dự báo rối loạn nhịp tim với độ nhạy 55,17 (95%CI:35,69-73,55), độ

đặc hiệu 75,56%(95%CI:60,46-87,12).

Bảng 3.39: Dự báo về nguy cơ rối loạn nhịp thất dựa vào điện thế muộn

Rối loạn

nhịp thất (n)

Không rối loạn

nhịp thất (n) OR

Điện thế muộn

dương tính

12 15 OR=2,96,

p<0,05,

95%CI=1,06-

8,30

Điện thế muộn

âm tính

10 37

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nếu b/n có ĐTM(+) thì dự báo khả năng rối

loạn nhịp thất lớn gấp 2,96 lần (OR=2,96,p<0,05) so với nhóm có ĐTM(-).

ĐTM dự báo rối loạn nhịp thất với độ nhạy 54,55 (95%CI:32,21-75,61), độ

đặc hiệu 71,15%(95%CI:56,92-82,87).

Page 102: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

87

0 20 40 60 80 100

0

20

40

60

80

100

100-Specificity

Sensitiv

ity

HFQRS

RMS

HFLA

Biểu đồ 3.13: Đường cong ROC các thông số điện thế muộn trong tiên lượng

rối loạn nhịp thất

Nhận xét: Điểm cắt tốt nhất của HFQRSd trong tiên lượng rối loạn nhịp thất

là lớn hơn 151ms; AUC= 0,783 (95% CI: 0,67-0,87); Độ nhạy: 86,4%

(95%CI: 65,1-97,1); Độ đặc hiệu: 63,5 % (95%CI: 49 - 76,4). Điểm cắt tốt

nhất của HFLA trong tiên lượng rối loạn nhịp thất là lớn hơn 47ms; AUC=

0,654 (95% CI: 0,53-0,76); Độ nhạy: 50% (95%CI: 28,2-71,8); Độ đặc hiệu:

88,5 % (95%CI: 76,6 - 95,6). Điểm cắt tốt nhất của RMS trong tiên lượng

rối loạn nhịp thất là nhỏ hơn hoặc bằng 21µV; AUC= 0,633 (95% CI: 0,51-

0,74); Độ nhạy: 59,1% (95%CI: 36,4-79,3); Độ đặc hiệu: 71,2 % (95%CI:

56,9 - 82,9).

Độ đặc hiệu

Độ

nhạy

Page 103: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

88

3.3.3. Trắc nghiệm gắng sức

Bảng 3.40: Dự báo về nguy cơ rối loạn nhịp tim của trắc nghiệm gắng sức

Rối loạn

nhịp tim (n)

Không rối loạn

nhịp tim (n) OR

TNGS có RLNT 8 6 OR=2,47, p>0,05,

95%CI=0,76-8,09 TNGS không có RLNT 21 39

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nếu b/n có RLNT trong quá trình gắng sức

thì khả năng dự báo rối loạn nhịp tim lớn hơn gấp 2,47 lần (OR=2,47, p>0,05)

so với nhóm không có RLNT trong quá trình gắng sức.

Bảng 3.41: Dự báo về nguy cơ rối loạn nhịp thất của trắc nghiệm gắng sức

Rối loạn

nhịp thất (n)

Không rối loạn

nhịp thất (n) OR

TNGS có RLNTthất 8 6 OR=4,38, p<0,05,

95%CI=1,29-14,78 TNGS Không RLNThất 14 46

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nếu b/n có RLNThất trong quá trình gắng sức thì

dự báo khả năng rối loạn nhịp thất lớn hơn gấp 4,38 lần (OR=4,38),p<0,05) so với

nhóm không có RLNThất trong quá trình gắng sức. TNGS dự báo rối loạn nhịp thất

với độ nhạy 36,36% (95% CI:17,20-59,34), độ đặc hiệu 88,46% (95%CI:76,56-

95,65).

3.3.4. Biến Thiên Nhịp Tim / Holter điện tim 24 giờ

Bảng 3.42: Dự báo về nguy cơ rối loạn nhịp tim của biến thiên nhịp tim

Rối loạn

nhịp tim (n)

Không rối loạn

nhịp tim (n) OR

Giảm BTNT 18 6 OR=10,64, p<0,05,

95%CI=3,39-33,28 Không giảm BTNT 11 39

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nếu b/n có BTNT giảm thì dự báo khả năng rối

loạn nhịp tim lớn hơn gấp 10,64 lần (OR=10,64,p<0,05) so với nhóm không giảm

BTNT. BTNT dự báo rối loạn nhịp tim với độ nhạy 62,07% (95%CI: 42,26-79,31),

độ đặc hiệu 86,67%(95%CI:73,21-94,95).

Page 104: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

89

Bảng 3.43: Dự báo về nguy cơ rối loạn nhịp thất của biến thiên nhịp tim

Rối loạn

nhịp thất (n)

Không rối loạn

nhịp thất (n) OR

Giảm BTNT 16 8 OR=14,67, p<0,05,

95%CI=4,40-48,85 Không giảm BTNT 6 44

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nếu b/n có BTNT giảm thì dự báo khả năng

rối loạn nhịp thất lớn hơn gấp 14,67 lần (OR=14,67,p<0,05) so với nhóm

không giảm BTNT. BTNT dự báo RLNThất với độ nhạy 72,73%

(95%CI:49,78-89,27), độ đặc hiệu 84,62% (95%CI:71,92-93,12).

3.4.5.Giá trị phối hợp các phƣơng pháp điện tim dự báo rối loạn nhịp tim

Bảng 3.44: Dự báo nguy cơ rối loạn nhịp tim dựa vào điện thế muộn và

biến thiên nhịp tim/ Holter điện tim 24 giờ

OR p Độ nhạy

(%)

Độ đặc

hiệu (%)

PPV

(%)

NPV

(%)

BTNT(+) và ĐTM(+) 13,14 <0,05 37,93 95,96 84,62 70,49

BTNT(-) và ĐTM(+) 0,92 >0,05 17,24 80 35,71 60

BTNT(+) và ĐTM(-) 3,26 >0,05 24,14 91,11 63,64 65,08

ĐTM(-) và BTNT(-) 0,13 >0,05 20,69 33,33 16,67 39,47

Nhận xét: Bệnh nhân có ĐTM(+) và giảm BTNT thì dự báo khả năng rối

loạn nhịp tim cao gấp 13,14 lần (OR = 13,14) so với nhóm bệnh nhân có

ĐTM (-) và BTNT không giảm, với p<0,05.

Page 105: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

90

Bảng 3.45: Dự báo nguy cơ rối loạn nhịp tim dựa vào

điện thế muộn và trắc nghiệm gắng sức

OR p

Độ

nhạy

(%)

Độ đặc

hiệu (%)

PPV

(%)

NPV

(%)

TNGS(+) và

ĐTM(+)

9,17 <0,05 17,24 97,78 83,33 64,71

TNGS(+) và ĐTM(-

)

0,92 >0,05 10,34 88,89 37,5 60,61

TNGS(-) và

ĐTM(+)

2,47 >0,05 41,38 77,78 54,55 67,31

ĐTM(-) và TNGS(-) 0,29 >0,05 34,38 35,56 39,19 25,64

Nhận xét: Bệnh nhân có ĐTM(+) và TNGS(+) thì dự báo khả năng rlnt cao

gấp 9,17 lần (OR = 9,17) so với nhóm bệnh nhân có ĐTM (-) và TNGS(-),

với p<0,05.

Bảng 3.46: Dự báo nguy cơ rối loạn nhịp tim dựa vào trắc nghiệm gắng sức

và biến thiên nhịp tim / Holter điện tim 24 giờ

OR p

Độ

nhạy

(%)

Độ đặc

hiệu (%)

PPV

(%)

NPV

(%)

TNGS(+) và BTNT(+) 14 <0,05 24,14 97,78 87,5 66,67

TNGS(+) và BTNT(-) 0,28 >0,05 3,45 88,89 16,67 58,82

TNGS(-) và BTNT(+) 4,89 <0,05 37,93 88,89 68,75 68,97

BTNT(-) và TNGS(-) 0,17 >0,05 34,38 24,44 22,73 36,67

Nhận xét: Bệnh nhân có TNGS(+) và BTNT(+) thì dự báo khả năng rối loạn

nhịp tim cao gấp 14 lần (OR = 14) so với nhóm bệnh nhân có BTNT (-) và

TNGS(-), với p<0,05.

Page 106: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

91

Bảng 3.47: Dự báo nguy cơ rối loạn nhịp tim dựa vào biến thiên nhịp tim /

Holter điện tim 24 giờ, điện thế muộn, trắc nghiệm gắng sức

OR p Độ nhạy

(%)

Độ đặc

hiệu (%)

PPV

(%)

NPV

(%)

TNGS(+), ĐTM(+) và

BTNT(+)

20,43 <0,05 17,24 100 100 65,22

ĐTM (+), TNGS(-) và

BTNT(+)

5,61 <0,05 20,69 95,96 75 65,15

ĐTM(+), TNGS(-) và

BTNT(-)

0,96 >0,05 17,24 82,22 38,46 60,66

ĐTM (-), BTNT(-) và

TNGS(-)

0,17 >0,05 17,24 44,44 16,67 45,45

ĐTM (-), BTNT(-) và

TNGS (+)

0,37 >0,05 3,45 91,11 20 59,42

ĐTM(-), BTNT(+) và

TNGS (+)

3,26 >0,05 6,9 97,78 66,67 61,97

Nhận xét: Bệnh nhân có BTNT(+),ĐTM(+) và TNGS(+) thì dự báo khả năng

rối loạn nhịp tim cao gấp 20,43 lần (OR = 20,43) so với nhóm bệnh nhân có

BTNT(-), ĐTM(-) và TNGS(-)với p < 0,05.

Page 107: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

92

Chƣơng 4

BÀN LUẬN

4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN TỨ CHỨNG FALLOT

4.1.1. Đặc điểm chung

Về giới tính, trong nghiên cứu của chúng tôi có 41 nam và 33 nữ, tỷ lệ

là 55,41% và 44,59% (p > 0,05) theo bảng 3.1. Theo nghiên cứu của Lê

Quang Thứu có 82 nam và 55 nữ, tỷ lệ là 59,85% và 40,15% [15]. Kết quả

nghiên cứu của Luijnenburg SE và các cộng sự, nam chiếm 62% và nữ 38%

[78]. Trong nghiên cứu của Valente và cộng sự, tỷ lệ nam là 55% nữ là 45%

[115]. Tỷ lệ nam là 53% theo nghiên cứu của Kipps AK [73]. Kết quả của

chúng tôi khá tương đồng so với các kết quả của các tác giả. Độ tuổi nghiên

cứu của chúng tôi là 21,91 ± 8,12 năm, có sự khác biệt có nghĩa thống kê giữa

độ tuổi nam và nữ (p<0,05). Với nghiên cứu của tác giả Budts W và cộng sự,

tuổi nghiên cứu trung bình là 24 năm [32]. Nghiên cứu của tác giả Brili S và

cộng sự, tuổi nghiên cứu trung bình là 27,3 ± 11,7 năm [31]. Qua nghiên cứu

của Valente, tuổi nghiên cứu trung bình là 24,4 năm và 18,7 năm là độ tuổi

trung bình trong nghiên cứu của Vogel M [119]. Theo nghiên cứu của Zeng

DW, tuổi nghiên cứu trung bình là 29,5±10,65 [129] và nghiên cứu của Yu

HK, tuổi nghiên cứu trung bình 24,76 ± 8,6 năm [127].

Diện tích da cơ thể trung bình 1,38± 0,14 m2 (Bảng 3.1.). Theo tác giả

Van den Berg J, diện tích da cơ thể trung bình là 1,6 ± 0,4 [117]. Có nhiều

bằng chứng cho thấy rằng phẫu thuật sửa chữa sớm các bất thường tim bẩm

sinh sẽ làm giảm các thương tổn thứ phát, đặc biệt là tim, phổi và não. Liên

quan đến bệnh tứ chứng Fallot, người ta hy vọng rằng việc loại trừ hẹp đường

ra thất phải đáng kể ở trẻ nhỏ, làm cho bệnh lý phì đại thất phải ngừng phát

triển, do đó sẽ bảo tồn được chức năng tâm trương và tâm thu của thất và tình

Page 108: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

93

trạng điện sinh lý ổn định. Hơn nữa, việc thiết lập lưu lượng máu qua phổi

sớm sau sinh làm cho việc tạo mạch và phế nang của phổi cũng được tăng lên.

Cuối cùng, loại trừ tình trạng tím càng sớm càng tốt cho bệnh nhân, điều này

sẽ làm giảm đi những ảnh hưởng bất lợi lên sự phát triển tinh thần và thể chất

[15].

Trong nghiên cứu của Aboulhosn JA, tuổi phẫu thuật là 7,4 ± 0,4 năm

[24], D'Andrea A: tuổi phẫu thuật 1,4 0,5 năm [43]. Tuy nhiên, một số trường

hợp được phẫu thuật lúc lớn tuổi như trong nghiên cứu của Rammohan M, tuổi

trung bình: 19,66 năm [99].

Phần lớn các bệnh nhân tứ chứng Fallot được phẫu thuật sửa chữa hoàn

toàn khi còn nhỏ, nhưng vẫn có một số khác không được phẫu thuật có thể

sống đến tuổi trưởng thành. Nguyên nhân có thể do hệ thống mạng lưới chăm

sóc sức khoẻ cơ sở không chẩn đoán sớm, hoặc cơ sở chưa thể phẫu thuật sửa

chữa toàn phần. Những nguyên nhân khác có thể do bệnh thể nhẹ, không có

biểu hiện lâm sàng rõ ràng, hoặc bệnh nhân có phát triển tuần hoàn bàng hệ tự

nhiên [15]. Vì vậy, tuổi lớn được xem là một nguy cơ của phẫu thuật sửa chữa

hoàn toàn, ảnh hưởng đến biến chứng sau phẫu thuật và tỷ lệ tử vong [103].

Tỷ lệ bệnh nhân trên 15 tuổi trong nghiên cứu Lê Quang Thứu chiếm 16,06%

(từ 15 đến 29 tuổi) [15]. Trên thế giới, vẫn còn một số trung tâm phẫu thuật

sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot ở người lớn: tuổi trung bình 22,5 ± 5 năm

(từ 18 đến 36 tuổi) [103].

4.1.2. Đánh giá phƣơng pháp phẫu thuật

4.1.2.1. Phẫu thuật sửa chữa qua đường nhĩ phải-động mạch phổi

Phẫu thuật qua đường mở phễu thất phải hoặc qua đường mở nhĩ phụ

thuộc vào quyết định của phẫu thuật viên [25]. Trong nghiên cứu của chúng

tôi, phẫu thuật qua đường nhĩ chiếm tỷ lệ 24,32% (bảng 3.2). Theo

Rammohan M., tỷ lệ phẫu thuật qua đường nhĩ chiếm 50% [99].

Ngày nay, kỹ thuật phẫu thuật qua đường mở nhĩ phải ngày càng được

đánh giá cao, nhưng tính ưu việt của đường mở này so với đường mở thất

Page 109: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

94

phải khi phẫu thuật ở trẻ nhỏ vẫn chưa được chứng minh rõ ràng [25].

4.1.2.2. Phẫu thuật qua đường mở thất phải-động mạch phổi

Theo truyền thống, tứ chứng Fallot được phẫu thuật sửa chữa qua đường

mở thất phải cho phẫu trường rõ ràng để đóng thông liên thất và mở rộng

đường ra thất phải. Với đường mở thất phải dài 1,5 - 2cm, có thể nhìn thấy rõ

thông liên thất và đóng thông liên thất bằng miếng vá qua đường mở này [85].

Tỷ lệ sử dụng miếng vá xuyên qua vòng van động mạch phổi để mở rộng

đường ra thất phải theo nhiều tác giả từ 60 - 66% [15], [25]. Trong kết quả của

chúng tôi, phẫu thuật qua đường mở thất phải - động mạch phổi chiếm tỷ lệ

75,68% (Bảng 3.2.), tương đương với kết quả của Lê Quang Thứu là 75,18%

[15]. Tỷ lệ phẫu thuật qua đường mở thất phải - động mạch phổi trong nghiên

cứu của chúng tôi tương đối cao là do tuổi phẫu thuật lớn, có 48,65% bệnh

nhân từ 15 tuổi trở lên, cơ thất phải phì đại nhiều, buồng thất phải kém phát

triển, vòng van động mạch phổi nhỏ.

Nhiều tài liệu đã nêu ra những hạn chế của đường mở thất phải. Hai di

chứng có thể liên quan đến đường mở thất phải là hoạt động điện sinh lý thất

phải và có ảnh hưởng lâu dài đến sự co bóp cơ tim thất phải. Đôi khi sửa chữa

trong tim làm gián đoạn nhánh dẫn truyền đoạn gần bên phải và nhánh trước

trái, thời gian dẫn truyền của bó His-Purkinje bị kéo dài cũng được nhận biết

sau phẫu thuật sửa chữa trong tim của tứ chứng Fallot [95]. Đường mở thất

phải có nhiều biến chứng muộn như cần phải thay van động mạch phổi, giãn

thất phải và rối loạn chức năng thất phải, loạn nhịp và có thể đột tử do tim [60].

4.1.3. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng

Theo bảng 3.3: tỷ lệ bệnh nhân có tiếng thổi tâm thu 63,51%. Tiếng

thổi tâm thu ở bệnh nhân sau phẫu thuật tứ chứng Fallot là do hở van động

mạch phổi và hở van 3 lá. Ở bệnh nhân phẫu thuật tứ chứng Fallot, giải phóng

đường ra thất phải thường liên quan đến phá hỏng lá van thân động mạch phổi

điều này dẫn đến hở van động mạch phổi đối với phần lớn bệnh nhân sau

Page 110: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

95

phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot. Trong nghiên cứu của chúng

tôi, không có bệnh nhân nào có biểu hiện ngất hoặc có tiền sử ngất và các

bệnh nhân không hề có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào rõ ràng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi: tỷ lệ bệnh nhân suy tim theo phân độ

NYHA độ I là 94,59%, độ II là 5,41% (biểu đồ 3.1). Trong nghiên cứu của tác

giả Spiewak và cộng sự, NYHA độ I là 73,8% và độ II là 26,2% [110]. Theo

tác giả Waien và cộng sự, NYHA độ I là 94% [121] và nghiên cứu của Lê

Quang Thứu ghi nhận kết quả như sau: NYHA I chiếm 99,20%, NYHA II chỉ

có một tỷ lệ rất nhỏ 0,8% [15]. Ruijter F. ghi nhận sau 20 năm theo dõi, hầu

hết BN đều có NYHA I (91%) [45]. Kết quả của chúng tôi hoàn toàn tương

đồng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả. Suy tim ở bệnh nhân sau

phẫu thuật tứ chứng Fallot là suy tim phải. Hầu hết các bệnh nhân sau phẫu

thuật theo phân độ NYHA đều là suy tim độ I và độ II [94]. Phẫu thuật sửa

chữa hoàn toàn tứ chứng Falllot cải thiện rất nhiều chất lượng cuộc sống của

bệnh nhân.

4.1.4. Siêu âm tim

Ngày nay, hầu hết các bệnh nhân tứ chứng Fallot đều phẫu thuật sửa

chữa hoàn toàn sớm. Quá trình phẫu thuật bao gồm đóng lỗ thông liên thất và

giải phóng đường ra thất phải. Chính việc giải phóng đường ra thất phải đã

làm phá vỡ vòng van động mạch phổi hoặc cắt van động mạch phổi nếu van

động mạch phổi bất thường. Một ống nối giữa đường ra thất phải và động

mạch phổi chính có thể cần thiết trong sự hiện diện của hẹp động mạch phổi

hoặc một động mạch vành trái bất thường qua đường ra thất phải. Các di

chứng thường gặp nhất sau giải phóng đường ra thất phải đó là hở van động

mạch phổi nặng thêm. Hở van động mạch phổi nặng kéo dài có thể dẫn đến

thất phải dãn và rối loạn chức năng tâm thu thất phải có thể dẫn đến rối loạn

nhịp tim và đột tử. Sau khoảng thời gian với tình trạng quá tải thể tích kéo

dài, chức năng tâm thu thất phải xấu đi, dẫn đến khả năng co bóp giảm và gây

Page 111: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

96

ra nguy cơ cao về chứng rối loạn nhịp tim, cả trên thất và thất. Siêu âm tim

vẫn là phương thức chẩn đoán hình ảnh sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá

bệnh nhân sau phẫu thuật tứ chứng Fallot [26].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hở van động mạch phổi nặng

chiếm tỷ lệ 39,19% (bảng 3.5). Bệnh nhân có thời gian sau phẫu thuật từ 3

năm trở lên có tỷ lệ hở van động mạch phổi 60% lớn hơn có ý nghĩa thống kê

so với bệnh nhân có thời gian sau phẫu thuật dưới 3 năm (bảng 3.5). Trong

nghiên cứu của Lê Quang Thứu, tỷ lệ hở van động mạch nặng chiếm tỷ lệ

40,16% [15]. Theo tác giả Greutman và cộng sự, tỷ lệ hở van động mạch phổi

nặng chiếm tỷ lệ 61% [63] và nghiên cứu của tác giả d'Udekem, tỷ lệ hở van

động mạch phổi ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ 51% [46]. Qua các kết quả trên

chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân hở van động mạch phổi nặng chiếm tỷ lệ

cao sau phẫu thuật tứ chứng Fallot hoàn toàn.

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Mahle WT và cộng sự, hở van 3 lá

nặng chiếm tỷ lệ 7%, hở van 3 lá nhẹ chiếm tỷ lệ 48%, hở van 3 lá vừa chiếm

tỷ lệ 25% bệnh nhân tứ chứng Fallot [80]. Hở van 3 lá thường gặp ở bệnh

nhân bị giãn thất phải sau sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot. Người ta cho

rằng hở van 3 lá là kết quả của giãn thất phải đáng kể kết hợp với giãn vòng

van 3 lá. Tuy nhiên, chính hở van 3 lá cũng đóng vai trò trong sự tiến triển

suy thất phải [15].

Hở van 3 lá có thể là do thất phải bị giãn vì các khiếm khuyết tồn dư

như hẹp động mạch phổi tồn dư, do giãn và giảm co bóp của thất phải [97].

Đóng thông liên thất qua đường van 3 lá có thể gây thương tổn bộ máy van 3

lá hoặc bị dính lá vách của van 3 lá. Một số khác bị sa lá van 3 lá, là hậu quả

của thương tổn bộ máy dưới van của van 3 lá khi đóng thông liên thất hoặc do

cắt cơ ở vùng phễu [53], [80].

Giãn vòng van 3 lá và giãn thất phải cũng là nguyên nhân làm hở van 3

lá [80]. Tuy nhiên, một số bệnh nhân được ghi nhận có giãn thất phải nhưng

Page 112: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

97

không có hở van 3 lá đáng kể. Nguyên nhân giãn thất phải ở bệnh nhân sau

phẫu thuật có thể do chất liệu của miếng vá ở đường ra thất phải. Hở van 3 lá

xuất hiện do thay đổi sau phẫu thuật của bộ máy van 3 lá hoặc do giãn vòng

van 3 lá tiến triển, hoặc phối hợp cả hai yếu tố [53]. Trong nghiên cứu Lê

Quang Thứu có 18,11% bệnh nhân hở van 3 lá 2/4 [15]. Tỷ lệ hở van ba lá độ

I của chúng tôi là 62,16% (bảng 3.4). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê giữa 2 nhóm bệnh nhân có thời gian sau phẫu thuật trên dưới 3 năm cũng

như theo phương pháp phẫu thuật. Theo tác giả Erdem, tỷ lệ hở van ba lá

chiếm tỷ lệ 79% trong đó hở van 3 lá mức độ nhẹ chiếm ưu thế [47].

* Suy chức năng thất phải sau phẫu thuật tứ chứng Fallot

Mặc dù kích thước và thể tích thất phải trước phẫu thuật là bình

thường, nhưng sau phẫu thuật, thất phải bị giãn, hở van động mạch phổi gây

ra dãn và làm suy chức năng thất phải. Trong quá trình phẫu thuật, giải phóng

đường ra thất phải làm ảnh hưởng đến chức năng thất phải, hơn nữa việc cơ

tim phải tiếp xúc với áp lực cao và tình trạng thiếu máu trong quá trình phẫu

thuật kết hợp với yếu tố lớn tuổi làm suy chức năng thất phải. Trong những

năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã cho thấy chỉ số vận động cơ tim là hữu ích

trong việc đánh giá các chức năng của toàn bộ thất phải ở bệnh nhân sau phẫu

thuật tứ chứng Fallot cũng như trong nhiều bệnh khác. Chỉ số này là rất quan

trọng, vì nó không bị ảnh hưởng bởi huyết áp, suy van ba lá hoặc tăng áp

phổi. Chỉ số này cũng được đánh giá trong trường hợp hở van động mạch

phổi ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn, chỉ số

vận động cơ tim đánh giá bằng Doppler xung là không chính xác để đo các

chức năng thất phải toàn bộ do đó dùng chỉ số vận động cơ tim bằng Doppler

mô (PW-TDI) chính xác hơn trong những trường hợp này [47].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân suy chức năng thất

phải chiếm tỷ lệ 64,86% và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa

nhóm bệnh nhân có thời gian sau phẫu thuật trên dưới 3 năm cũng như giữa

Page 113: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

98

hai phương pháp phẫu thuật (bảng 3.7, bảng 3.8). Điều này có thể giải thích

do mức độ hở van động mạch phổi nặng và trung bình trong nghiên cứu của

chúng tôi là cao hơn. Bảng 3.7, chỉ số Tei3m là: 0,567±0,067. Theo tác giả

Kutty , chỉ số Tei3m là 0,52 ± 0,08 [75]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nair

KK, chỉ số Tei3m là 0,5 ± 0,1 [87]. Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với

kết quả của các tác giả trên.

Qua bảng 3.9 cho thấy, chức năng thất phải và chức năng thất trái có

mối tương quan thuận ở mức độ vừa. Theo nghiên cứu của tác giả Samman A,

cũng cho thấy chức năng thất phải và chức năng thất trái cũng có mối tương

quan thuận ở mức độ vừa [104]. Điều này cho thấy có sự tương tác giữa hai

tâm thất trái và phải theo hiệu ứng Bernheim. Thông qua một tác động qua lại

phức tạp liên quan đến sợi cơ tim, vách ngăn, màng ngoài tim, và lưu lượng

động mạch vành, tải thể tích thất phải dẫn đến sự thay đổi đối với vách ngăn

thất trái, sự mắc phải đổi ở vê bên trai của vòng áp lực thể tích thất trái, và

giảm thất trái khối lượng có hiệu quả. Ban đầu, chức năng thất trái được bảo

tồn nhưng với rối loạn thất phải tiến triển, chức năng thất trái xấu đi.Thất mất

tái đồng bộ, cả trong nội bộ và liên thất có đóng góp vào sự tương tác bất lợi

thất phải-thất trái [59].

Cũng ở bảng 3.9, cho thấy chức năng thất phải có sự tương quan thuận

với chiều dài dòng hở phổi, điểu này có nghĩa là mức độ hở van động mạch

phổi càng nặng thì chức năng thất phải càng giảm.

4.2. RỐI LOẠN NHỊP TIM VÀ THÔNG SỐ CÁC PHƢƠNG PHÁP

ĐIỆN TIM, ĐIỆN THẾ MUỘN, TRẮC NGHIỆM GẮNG SỨC, BIẾN

THIÊN NHỊP TIM/ HOLTER ĐIỆN TIM 24 GIỜ

4.2.1. Rối loạn nhịp tim

Tứ chứng Fallot là một bệnh tim bẩm sinh khá phổ biến, với dự hậu sau

phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn là tốt. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhỏ bệnh

nhân bị đột tử 0,24-0,94% mà nguyên nhân là do nhịp nhanh thất và rung thất.

Page 114: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

99

Chính sự xơ hóa cơ tim xung quanh vùng phễu, vết sẹo ở vách liên thất đã tạo

ra những bất thường giải phẫu gây ra rối loạn quá trình khử cực và tái cực dẫn

đến các rối loạn nhịp thất có vòng vào lại [51]. Chính vì vậy, chúng ta cần

phải đánh giá và phân loại các rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân sau phẫu thuật tứ

chứng Fallot nhằm dự phòng rối loạn nhịp tim ở các bệnh nhân sau phẫu thuật

tứ chứng Fallot.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn nhịp nhĩ là

4,05% (bảng 3.10), theo nghiên cứu của tác giả Katz NM, tỷ lệ rối loạn nhịp

tim chiếm tỷ lệ 4,8% [70]. Tỷ lệ rối loạn nhịp nhĩ theo phương pháp phẫu

thuật qua đường nhĩ phải và đường thất phải - động mạch phổi lần lượt là

5,56% và 3,57 % (bảng 3.11), ở bệnh nhân có thời gian sau phẫu thuật trên

dưới 3 năm có tỷ lệ rối loạn nhịp nhĩ lần lượt là 2,56% và 5,71% (bảng 3.12)

Các tỷ lệ này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu

của tác giả Ho KW và cộng sự, tỷ lệ rối loạn nhịp nhĩ là 5% [68]. Theo

nguyên cứu của tác giả Gatzoulis và cộng sự, tỷ lệ rối loạn nhịp nhĩ là 3,5%

[55]. Với nghiên cứu của tác giả Nakazawa, tỷ lệ rối loạn nhịp nhĩ là 20/512

bệnh nhân [88] và nghiên cứu của tác giả Giardini, tỷ lệ rối loạn nhịp nhĩ là

11% [61], Bonello B: tỷ lệ rối loạn nhịp nhĩ là 7% [30]. Nguyên nhân gây rối

loạn nhịp nhĩ có thể do sự tình trạng quá tải áp lực tâm thu thất phải kéo dài

và gia tăng áp lực thất phải ở thời kỳ cuối tâm trương dẫn đến tăng áp lực nhĩ

phải, gây xơ hóa và phì đại nhĩ phải ngoài ra do phương pháp phẫu thuật qua

đường nhĩ gây ra vết sẹo kết hợp với rối loạn huyết động dẫn đến rối loạn

nhịp nhĩ [93].

Trong nghiên cứu của Roos-Hesselink và cộng sự trên 53 bệnh nhân,

có độ tuổi trung bình là 23,2 tuổi (15-57), những bệnh nhân đã trải qua phẫu

thuật sửa chữa tứ chứng Fallot ở độ tuổi trung bình là 9,1 năm và được theo

dõi trong một khoảng thời gian trung bình 17,5 năm. 19 bệnh nhân (36%) có

hội chứng nút xoang bệnh lý và 4 bệnh nhân cần đặt máy tạo nhịp tim. Rung

Page 115: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

100

nhĩ hoặc cuồng nhĩ phát hiện ở 12 bệnh nhân, trong khi 6 bệnh nhân có cơn

nhịp nhanh trên thất [101].

Harrison và cộng sự đã nghiên cứu 242 bệnh nhân sau sửa chữa tứ

chứng Fallot. Họ nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn nhịp nhĩ bền vững là

12%. So với những bệnh nhân khác, những bệnh nhân có nhịp nhanh nhĩ

thường được phẫu thuật ở độ tuổi lớn hơn (25 ± 16 so với 10 ± 9 năm), có

đường kính nhĩ phải lớn hơn và hở van động mạch phổi nặng hơn. Nhịp

nhanh nhĩ có liên quan với các yếu tố nguy cơ cao [65]. Gatzoulis và cộng sự,

trong một nghiên cứu đa trung tâm đối với 793 bệnh nhân (tuổi trung bình 8,2

năm, có nghĩa là sau phẫu thuật theo dõi 21,1 năm), cho thấy rằng 29 bệnh

nhân (3,5%) có rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ [56]. Yếu tố tuổi lớn tại thời điểm

sửa chữa có liên quan với nguy cơ đột tử và rối loạn nhịp nhĩ. Suy van ba lá là

yếu tố nguy cơ chính cho sự phát triển của rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ. Tỷ lệ rối

loạn nhịp nhĩ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp vì số lượng bệnh nhân

phẫu thuật qua đường nhĩ của chúng tôi chiếm tỷ lệ thấp.

Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất là khá phổ biến ở bệnh nhân sau phẫu thuật

tứ chứng Fallot trong đó bloc nhánh phải hoàn toàn là 80%. Sự kết hợp bloc

nhánh phải và trục trái xảy ra ở 11% bệnh nhân và sự kết hợp bloc nhánh

phải, trục trái và bloc nhĩ thất cấp 1 ở 3% bệnh nhân. Mặc dù sự kết hợp này

đã được liên quan đến tiền sử bệnh nhân cũng như tiên đoán của bloc nhĩ thất

hoàn toàn, điều này không nên được xem xét như là một dấu hiệu cho tạo

nhịp. Hầu hết bệnh nhân với bloc nhánh phải sau cắt cơ thất phải có tiên

lượng lành tính, mặc dù về mặt lý thuyết họ vẫn còn nguy cơ bloc nhĩ thất

hoàn toàn nên bloc nhánh trái sau phẫu thuật được xem là kết quả của những

thay đổi thoái hóa. Bệnh nhân bloc nhĩ thất cấp 2, hoặc bloc nhĩ thất hoàn

toàn kéo dài hơn 2 tuần sau khi phẫu thuật, phải cấy máy tạo nhịp tim vĩnh

viễn theo nghiên cứu của tác giả Papagiannis K và cộng sự [93].

Bệnh nhân có bloc nhĩ thất trong nghiên cứu của chúng tôi là 10,8%

Page 116: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

101

trong đó bloc nhĩ thất cấp 2 mobit 1 chiếm ưu thế (bảng 3.10, bảng 3.13). Tỷ

lệ bệnh nhân bloc nhĩ thất theo phương pháp phẫu thuật qua đường nhĩ phải,

thất phải - động mạch phổi lần lượt là 5,56 % và 12,5% (bảng 3.11). Bệnh

nhân có thời gian sau phẫu thuật ≤ 3 năm có tỷ lệ bloc nhĩ thất là 17,14% và

bệnh nhân có thời gian sau phẫu thuật > 3 năm có tỷ lệ bloc nhĩ thất là 5,13%

(bảng 3.12). Trong nghiên cứu của Folino, tỷ lệ bloc nhĩ thất cấp 2 là 4%,

bloc nhĩ thất cấp 3 là 3% [51] và nghiên cứu của tác giả Nakazawa, có 20/512

bệnh nhân có bloc nhĩ thất cấp 2 và 16/512 bệnh nhân có bloc nhĩ thất cấp 3

[88]. Bloc nhĩ thất này thường xuất hiện ở nhóm bệnh nhân có lỗ thông liên

thất phần màng. Theo tác giả Hokanson, thì ở những bệnh nhân có bloc nhĩ

thất cấp 3 là một trong những yếu tố gây đột tử. Chính vì vậy, chúng ta cần

phải theo dõi kỹ ở những bệnh nhân có bloc nhĩ thất cấp 3 [67].

Rối loạn nhịp thất sau phẫu thuật là khá phổ biến ở bệnh nhân, đặc biệt

là ở bệnh nhân lớn tuổi đa số là không biểu hiện triệu chứng. Khoảng 10%

bệnh nhân có biểu hiện ngoại tâm thu thất trên điện tim, đối với trên Holter

điện tim, tỷ lệ bệnh nhân rối loạn nhịp thất từ phân độ Lown II trở lên chiếm

từ 40-50%. Nhịp nhanh thất bền bỉ là ít phổ biến và hay xuất hiện ở bệnh

nhân lớn tuổi. Hầu hết các bệnh nhân có nhịp nhanh thất bền bỉ đều có phình,

giãn đường ra thất phải và hở van động mạch phổi nặng theo nghiên cứu của

Friedli B và cộng sự [49]. Phương pháp phẫu thuật qua đường nhĩ phải đã

được chứng minh là giảm được rối loạn nhịp thất. Từ năm 1995 với những nỗ

lực đã được thực hiện để tìm các phương pháp điện tim không xâm nhập

trong dự báo bệnh nhân có nguy cơ rối loạn nhịp thất và đột tử, Gatzoulis và

cộng sự phát hiện ra rằng thời gian phức bộ QRS> 180 ms là một chỉ số rất

nhạy cảm và khá đặc hiệu cho nhịp nhanh thất và đột tử [55], [56].

Dietl và cộng sự đã so sánh tỷ lệ mắc chứng rối loạn nhịp tim trong 2

nhóm bệnh nhân trải qua phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn bằng đường thất (n =

71) hoặc bằng đường nhĩ (n = 36). Ở nhóm I, có 28 bệnh nhân (39,4%) có

Page 117: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

102

loạn nhịp thất có ý nghĩa (≥ Lown II), trong khi ở nhóm thứ hai chỉ có 1 bệnh

nhân (2,8%) có rối loạn nhịp tim có ý nghĩa (bệnh nhân này có suy van phổi

nặng). Khi thăm dò điện sinh lý được thực hiện, số lượng bệnh nhân dương

tính là 8/28 (26,8%) của nhóm bệnh nhân trải qua phẫu thuật bằng đường thất

và 0/5 bệnh nhân của nhóm phẫu thuật bằng đường nhĩ. Nguyên nhân rối loạn

nhịp thất có thể do có bất thường bề mặt giải phẫu gây xơ hóa cơ tim đặc biệt

ở bệnh nhân lớn tuổi là càng có sự xơ hóa thất phải nhiều hơn so với trẻ em,

rối loạn huyết động và hở van động mạch phổi [93]. Một số yếu tố nguy cơ

gây rối loạn nhịp thất nặng: hở van động mạch phổi nặng, dãn thất phải nặng,

có hẹp động mạch phổi, bệnh nhân có ngất, rối loạn nhịp thất nặng trên holter

điện tim, thời gian phức bộ QRS >180ms và trắc nghiệm gắng sức [118].

Tỷ lệ rối loạn nhịp thất trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ

29,73% (bảng 3.10). Trong đó ngoại tâm thu thất lown 1 chiếm ưu thế

41,89% và ngoại tâm thu thất lown 4 chiếm ưu thế (Biểu đồ 3.4). Tỷ lệ bệnh

nhân rối loạn nhịp thất ở nhóm bệnh nhân phẫu thuật thất phải - động mạch

phổi lớn hơn so với nhóm bệnh nhân phẫu thuật qua đường nhĩ phải (bảng

3.11) đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân có thời gian sau phẫu thuật hơn 3 năm trở

lên có tỷ lệ rối loạn nhịp thất lớn hơn so với nhóm bệnh có thời gian sau phẫu

thuật dưới 3 năm (bảng 3.12). Trong nghiên cứu của Nakazawa, tỷ lệ rối loạn

nhịp thất chiếm tỷ lệ 18/512 bệnh nhân [88]. Theo tác giả Daliento và cộng

sự, tỷ lệ rối loạn nhịp thất chiếm tỷ lệ 43/234 bệnh nhân, trong đó rối loạn

nhịp thất nhẹ chiếm tỷ lệ 33/234 bệnh nhân [40]. Với nghiên cứu của Kowalik

E, tỷ lệ rối loạn nhịp thất chiếm tỷ lệ 20% [72].

Tỷ lệ rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất ở nhóm hở van động mạch

phổi nặng, trung bình lớn hơn so với nhóm hở van động mạch phổi ở mức độ

nhẹ (bảng 3.14), một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo tác giả

Villanfe, hở van động mạch phổi nặng cũng chính là một trong những yếu tố

gây ra rối loạn nhịp thất nguy hiểm và đột tử [118]. Do đó, bệnh nhân nên

Page 118: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

103

được xem xét thay van động mạch phổi khi xuất hiện dấu hiệu giãn thất phải,

trước khi bắt đầu có rối loạn chức năng thất phải. Sự phụ thuộc vào các triệu

chứng chỉ để quyết định thời gian thay van động mạch phổi có thể gây nhầm

lẫn, bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng thì chức năng thất phải trở nên suy

giảm nghiêm trọng [118].

Kết quả ở bảng 3.15, cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn nhịp tim và

rối loạn nhịp thất có suy chức năng thất phải chiếm tỷ lệ cao và bảng 3.16,

bảng 3.17 cho thấy ở nhóm bệnh nhân có rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất

thì chỉ số Tei3m lớn hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có

rối loạn nhịp tim. Điều này cho thấy ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim đặc biệt rối

loạn nhịp thất thì có suy chức năng thất phải. Quá trình phẫu thuật thường liên

quan đến vết rách ở đường ra thất phải với sự bóc tách các sợi cơ tim ở đường

ra thất phải mà dẫn điện sự gián đoạn hoạt động điện của các sợi cơ với nhau

và ở bệnh nhân sau phẫu thuật tứ chứng Fallot, có giãn, phình đường ra thất

phải dẫn đến sự hiện diện của mô sẹo và đây là một cách giải thích cho rối

loạn nhịp thất ở những bệnh nhân có giãn đường ra thất phải [107]. Theo

nghiên cứu của tác giả Chowdhury và cộng sự, cho thấy suy giảm chức năng

tim ở bệnh nhân sau phẫu thuật tứ chứng Fallot là một yếu tố nguy cơ của rối

loạn nhịp tim nguy hiểm [37]. Tác giả Ramos R, cho thấy suy chức năng thất

phải và hở van động mạch phổi là có liên quan đến các rối loạn nhịp tim và

đột tử. Chính vì vậy cần phải đánh giá chức năng thất phải và mức độ hở van

động mạch phổi kịp thời để có phương pháp điều trị thích hợp góp phần giảm

sự xuất hiện các rối loạn nhịp tim nguy hiểm và đột tử [100].

4.2.2. Thông số các phƣơng pháp điện tim, điện thế muộn, trắc nghiệm

gắng sức, biến thiên nhịp tim/ Holter điện tim 24 giờ

4.2.2.1. Điện tim

Các thông số điện tim dùng để xác định nguy cơ rối loạn nhịp thất và

đột tử đã được đánh giá qua nhiều nghiên cứu hồi cứu. Giả định đằng sau rất

Page 119: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

104

nhiều những nghiên cứu này là có một mối quan hệ nguyên nhân và kết quả

giữa rối loạn nhịp thất và đột tử.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân bloc nhánh phải hoàn

toàn chiếm tỷ lệ 70,27% và bloc nhánh phải không hoàn toàn là 29,73% (bảng

3.18). Theo tác giả Helbing WA, bệnh nhân bloc nhánh phải hoàn toàn là

33/37 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 89,19% [66] và 91% bệnh nhân có bloc nhánh

phải trong nghiên cứu của tác giả Castaneda A.R [35]. Nghiên cứu của Norozi

K và cộng sự, tỷ lệ bloc nhánh phải là 80% [91]. Kết quả của chúng tôi tương

đương với kết quả của các tác giả khác. Bloc nhánh phải hoàn toàn là phổ

biến gần như hoàn toàn ở các bệnh nhân tứ chứng Fallot đã phẩu thuật có cắt

cơ thất phải. Đặc trưng của bloc này đó là phức bộ QRS với phần đầu tiên là

ngắn và hẹp, phần thứ hai là cao và rộng hơn [27].

Trên kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ phát hiện rối loạn nhịp thất

bằng điện tim bề mặt chỉ là 0 bệnh nhân (bảng 3.18), theo nghiên cứu của

Helbing WA là 2 bệnh nhân [66], trong nghiên cứu Valente và cộng sự, tỷ lệ

phát hiện rối loạn nhịp tim là 10/873 bệnh nhân [115]. Kết quả nghiên cứu

của chúng tôi tương đương với các kết quả các tác giả trên. Điều này cho thấy

trên điện tim bề mặt tỷ lệ phát hiện rối loạn nhịp tim đặc biệt rối loạn nhịp

thất là rất thấp.

Giá trị trung bình thời gian phức bộ QRS trong nghiên cứu của chúng

tôi là:130,12 ± 29,58 ms (bảng 3.19). Theo nghiên cứu của Helbing WA, giá

trị trung bình thời gian QRS là 133 ± 36 ms [66]. Trong kết quả của tác giả

Sarubbi B, giá trị trung bình thời gian QRS là 144,86 ± 19,1 ms [105]. Nghiên

cứu của tác giả Friedberg và cộng sự, giá trị trung bình thời gian phức bộ

QRS là 140 ± 23,9 ms [50]. Theo Uebing A, giá trị trung bình QRS là 144,8 ±

20,5 ms [120]. Kết quả của chúng tôi tương đương với các nghiên cứu của các

tác giả trên.

Page 120: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

105

Quá trình khử cực tâm thất có thể được thể hiện qua thời gian phức bộ

QRS. Thời gian phức bộ QRS là một yếu tố dự báo độc lập và quan trọng đối

với yếu tố tử vong do tim mạch. Giá trị tiên lượng của phức bộ QRS được

chứng minh ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim hoặc ở giai đoạn suy tim hồi phục.

Ở bệnh nhân tứ chứng Fallot, rối loạn nhịp thất và đột tử thường xảy ra khi

phức bộ QRS lớn hơn 180ms ở người lớn và 170ms ở trẻ em. Một trong

những yếu tố quan trọng làm thời gian phức bộ QRS tăng là do hở van động

mạch phổi, điều này có thể dẫn đến dãn thất phải nặng và suy tim. Có mối

liên quan giữa thời gian phức bộ QRS với rối loạn nhịp nghiêm trọng do giãn

thất phải. Điều này làm gia tăng áp lực thành tim dẫn đến sự xơ hóa thành thất

phải tạo điều kiện cho nhịp nhanh thất có vòng vào lại, ngoại tâm thu thất gây

kích hoạt các rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, dãn thất phải làm tăng thời gian

phức bộ QRS bằng gia tăng khoảng cách các hoạt động điện trước khi đến

vùng thất phải [82].

Theo bảng 3.19: Bệnh nhân phẫu thuật qua đường nhĩ có thời gian phức

bộ QRS nhỏ hơn so với nhóm phẫu thuật qua đường thất phải động mạch phổi

và thời gian phức bộ QRS ở nhóm bệnh nhân có thời gian sau phẫu thuật dưới

3 năm nhỏ hơn so với nhóm bệnh nhân có thời gian sau phẫu thuật lớn hơn 3

năm (p<0,05). Nhóm bệnh nhân rối loạn nhịp tim đặc biệt rối loạn nhịp thất,

giá trị trung bình phức bộ QRS lớn hơn nhóm bệnh nhân không có rối loạn

nhịp tim, rối loạn nhịp thất một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (bảng

3.20). Trong nghiên cứu của tác giả Balaji S cũng cho thấy nhóm bệnh nhân

rối loạn nhịp thất có giá trị trung bình phức bộ QRS lớn hơn có ý nghĩa thống

kê so với nhóm không có rối loạn nhịp thất [28]. Theo nghiên cứu của

Gatzoulis và cộng sự cũng cho thấy phức bộ QRS ở nhóm có rối loạn nhịp

thất đặc biệt là ở bệnh nhân có nhịp nhanh thất là 198,9ms, đột tử là 193,8 ms

có lớn hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm không rối loạn nhịp tim

là 142,5ms (p<0,05). Điều này cho thấy phức bộ QRS dãn rộng ở bệnh nhân

Page 121: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

106

tứ chứng Fallot sau phẫu thuật là do sự kết hợp giữa sự tổn thương tức thời

sau phẫu thuật ở trên cơ tim và nhánh thần kinh tim bên phải và tổn thương

lâu dài do giãn thất phải. Theo nghiên cứu của tác giả Gatzoulis thì phức bộ

QRS giãn rộng đặc biệt phức bộ QRS > 180 ms là một yếu tố dự báo nguy cơ

rối loạn nhịp thất đặc biệt là rối loạn nhịp thất nghiêm trọng [55], [56].

Tóm lại, qua nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy: Giá trị phức bộ QRS

ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất lớn hơn có ý nghĩa thống kê

so với nhóm bệnh nhân không có rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất. Có sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê thời gian phức bộ QRS giữa 2 nhóm phẫu thuật

cũng như giữa hai nhóm bệnh có thời gian sau phẫu thuật trên dưới 3 năm

(p<0,05).

4.2.2.2. Điện thế muộn

Phát hiện sớm các rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh

rất quan trọng vì nó có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Sử dụng điện

tim có độ phân giải cao, biên độ cao nhất của các thành phần tần số cao trong

phức bộ QRS có thể được ghi lại và phân tích nhằm phát hiện các nguy cơ rối

loạn nhịp tim, nhịp thất [92].

Tại bảng 3.22: giá trị trung bình các thông số điện thế muộn là:

HFQRSd: 152,03 ± 35,01 ms, LAHFd:41,36 ± 31,51 ms, RMS(40): 32,47 ±

23,14 µV. Theo nghiên cứu của tác giả Daliento L, HFQRSd:162 ± 29 ms,

HFLA:32 ± 22 ms, RMS(40):41 ± 32 µV [39].

Thông số HFQRSd lớn hơn có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm bệnh có

thời gian sau phẫu thuật trên và dưới 3 năm cũng như giữa hai phương pháp

phẫu thuật (bảng 3.22). Theo bảng 3.23: Hai thông số HFQRSd, HFLA ở

nhóm có rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất lớn hơn so với nhóm không có

rối loạn nhịp tim, không rối loạn nhịp thất một cách có ý nghĩa thống

kê(p<0,05). Theo các nghiên cứu của tác giả Russio G, thì chỉ có thông số

HFQRSd ở nhóm có rối loạn nhịp thất lớn hơn so với nhóm không có rối loạn

Page 122: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

107

nhịp thất một cách có ý nghĩa thống kê [102]. Qua nghiên cứu của tác giả

Vaskamn G và cộng sự, cho thấy thông số HFQRSd ở nhóm có rối loạn nhịp

thất lớn hơn so với nhóm không rối loạn nhịp thất [116]. Nghiên cứu của tác

giả Daliento L và cộng sự, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa HFQRSd,

HFLA giữa nhóm có rối loạn nhịp tim nặng lớn hơn so với nhóm có rối loạn

nhịp tim nhẹ [39]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết

quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Vấn đề này có thể được hiểu là ở bệnh nhân tứ chứng Fallot: bloc nhánh

phải sẽ dẫn đến sự dẫn truyền không đồng nhất thường xuất hiện muộn, do đó

sự dẫn truyền này chỉ có thể được nhìn thấy ở phần cuối của phức bộ và dẫn

đến điện thế RMS thấp hơn so với nơi bắt đầu của bloc nhánh phải. Nhiều

nghiên cứu cho rằng chính các tổn thương dây thần kinh tim trong quá trình

phẫu thuật đã tạo tiền đề cho các cơn nhịp nhanh thất có vòng vào lại [116].

Một sự hiện diện bất thường của mô xơ tại các vị trí khác nhau của tâm thất

phải ở những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật sửa chữa cho tứ chứng Fallot

đặc biệt là những bệnh nhân trải qua phẫu thuật muộn (sau 5-8 năm ). Những

khu vực tổn thương cơ tim có thể cung cấp chất nền cho những bất thường khử

cực tâm thất. Những bất thường tại chỗ xuất hiện có liên quan đến rối loạn nhịp

thất nghiêm trọng [39].

Điện thế muộn đại diện cho hoạt động điện thế bị chậm ở các vùng nhỏ

của cơ tim bị tổn thương và do đó điện thế muộn là phương pháp phát hiện

các rối loạn nhịp thất có vòng vào lại. Bệnh nhân sau phẫu thuật tứ chứng

Fallot hầu như đều có bloc nhánh phải nên có thể có một số trường hợp âm

tính giả do phức bộ QRS kéo dài ở bệnh nhân bloc nhánh phải hoàn toàn nên

điện thế muộn khó có thể phát hiện trong khoảng thời gian ngắn [128].

Trong bảng 3.21: tỷ lệ điện thế muộn dương tính là 36,49%. Theo

nghiên cứu của tác giả Daliento, tỷ lệ điện thế muộn dương tính là 25% bệnh

nhân [39]. Tác giả Vaskmann G, tỷ lệ điện thế muộn dương tính là 7% [116].

Page 123: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

108

Nghiên cứu của Omeroglu RE và cộng sự, tỷ lệ điện thế muộn dương tính

chiếm tỷ lệ 36% [92]. Theo tác giả Giroud D, tỷ lệ điện thế muộn dương tính

là 23% [62]. Theo tác giả Zimmermann, tỷ lệ điện thế muộn dương tính ở

bệnh nhân sau phẫu thuật tứ chứng Fallot là 32% [128]. Theo Matsuoka, tỷ lệ

điện thế muộn dương tính 10/45 bệnh nhân [83]. Như vậy, kết quả của chúng

tôi so sánh với kết quả của các tác giả trên là tương đương. Điện thế muộn ở

thất được xem là biểu hiện cho sự hoạt động điện bị kéo dài ở những khu vực

nhỏ tại cơ tim. Ở người lớn, đặc biệt là sau khi nhồi máu cơ tim, điện thế

muộn cho thấy một nguy cơ cao của nhịp nhanh thất hoặc đột tử. Sau phẫu

thuật sửa chữa tứ chứng Fallot, bệnh nhân được cắt cơ thất, cắt bỏ vùng phêu,

và đóng lỗ thông liên thất có thể tạo ra một vùng thuận lợi cho rối loạn nhịp

thất có vòng vào lại [62]. Ở nhóm bệnh nhân rối loạn nhịp tim, có sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ điện thế muộn dương tính so với nhóm bệnh

nhân không có rối loạn nhịp tim (p < 0,05) (bảng 3.21).

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Giá trị các thông số ĐTM

(HFQRSd, HFLA) ở nhóm rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất lớn hơn nhóm

không rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất có ý nghĩa thống kê. Có sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê thông số HFQRSd giữa 2 nhóm phẫu thuật cũng như

giữa hai nhóm bệnh có thời gian sau phẫu thuật trên dưới 3 năm (p<0,05).

4.2.2.3. Trắc nghiệm gắng sức

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy hở van động mạch phổi nặng và dãn

thất phải liên quan đến suy giảm khả năng gắng sức ở bệnh nhân sau phẫu

thuật tứ chứng Fallot. Suy chức năng thất phải thường làm giảm khả năng

gắng sức và có thể dẫn đến đột tử. Trắc nghiệm gắng sức không chỉ hữu ích

trong đánh giá tình trạng lâm sàng và khả năng gắng sức mà còn gợi ý thời

gian thay van động mạch phổi bởi vì suy chức năng thất phải chỉ phản ánh

trong quá trình gắng sức và làm suy giảm sự tái đồng bộ hai thất. Ngoài ra,

Page 124: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

109

trắc nghiệm gắng sức còn giúp xác định bệnh nhân tứ chứng Fallot có rối loạn

nhịp tim trong quá trình gắng sức [118].

Theo bảng 3.24: cho thấy công gắng sức tối đa trong nghiên cứu của

chúng tôi là: 122,03 ± 23,98 watt. Thời gian gắng sức là: 620,78±135,90

(giây). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê công gắng sức tối đa, thời

gian gắng sức giữa 2 nhóm phẫu thuật cũng như giữa hai nhóm bệnh có thời

gian sau phẫu thuật trên dưới 3 năm (p>0,05) (bảng 3.25, bảng 3.26). Theo

nghiên cứu của tác giả Samman A, công gắng sức tối đa là 109 ± 39 W và

tổng thời gian gắng sức là 11± 3 (phút) [104]. Theo nghiên cứu của tác giả

Mahle WT và cộng sự, công gắng sức lần 1 là 97,2 ± 23,8 W [79]. Theo tác

giả Erdem S và cộng sự, thời gian gắng sức trung bình là: 993,8±127 giây

[47]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu

của các tác giả trên.

Theo bảng 3.24: tỷ lệ rối loạn nhịp tim trong quá trình gắng sức của

chúng tôi là lần lượt là 18,92%. Theo tác giả Pfeiffer ME và cộng sự, tỷ lệ rối

loạn nhịp tim trong quá trình gắng sức chiếm tỷ lệ 6/30 (20%) bệnh nhân [96].

Chúng tôi cũng nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn nhịp tim trong quá trình

gắng sức theo phương pháp thất phải – động mạch phổi chiếm tỷ lệ 19,64%

và tỷ lệ rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có thời gian phẫu thuật sau 3 năm là

20,51% (bảng 3.24). Theo tác giả Sarubi B (2000), tỷ lệ rối loạn nhịp tim

chiếm tỷ lệ là 6/41 (14,63%) bệnh nhân [106]. Tất cả các nghiên cứu của các

tác giả trên đều tương đương với kết quả của chúng tôi và đều cho thấy trong

quá trình gắng sức, tỷ lệ rối loạn nhịp tim chủ yếu là rối loạn nhịp thất: ngoại

tâm thu thất trong quá trình gắng sức và trong giai đoạn hồi phục. Sở dĩ có rối

loạn nhịp thất trong quá trình gắng sức đó là do sự xơ hóa cơ tim thất phải,

phì đại thất, gia tăng thể tích tâm thất, và có sự kết hợp với các yếu tố sửa

chữa trong quá trình phẫu thuật như cắt cơ thất, miếng vá lỗ thông liên thất,..

gây ra sự mất cân bằng trong hoạt động của thất phải [105]. Chính vì vậy,

Page 125: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

110

hoạt động gắng sức ở các bệnh nhân sau phẫu thuật tứ chứng Fallot thường

giảm đặc biệt là ở những bệnh nhân có rối loạn nhịp thất.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo bảng 3.25,3.26: các bệnh nhân rối

loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất có thời gian gắng sức, công gắng sức tối đa

giảm một cách có nghĩa thống kê so với nhóm không có rối loạn nhịp tim, rối

loạn nhịp thất (p<0,05).

Qua nghiên cứu này, chúng tôi rút ra: Giá trị công gắng sức tối đa, thời

gian gắng sức ở nhóm bệnh nhân rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất giảm

hơn so với nhóm không rối loạn nhịp tim một cách có ý nghĩa thống kê.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê công gắng sức tối đa, thời gian

gắng sức giữa 2 nhóm phẫu thuật cũng như giữa hai nhóm bệnh có thời gian

sau phẫu thuật trên dưới 3 năm.

4.2.2.4. Biến thiên nhịp tim

Hệ thống thần kinh tự động đóng một vai trò quan trọng không chỉ

trong những trường hợp sinh lý, mà còn trong các thiết lập bệnh lý khác nhau

như bệnh thần kinh đái tháo đường, nhồi máu cơ tim và suy tim. Sự mất cân

bằng thần kinh tự động kết hợp tăng hoạt động giao cảm và giảm cường phế

vị có liên quan chặt chẽ trong sinh lý bệnh của chứng rối loạn nhịp tim và đột

tử do tim. Trong số các kỹ thuật không xâm lấn khác nhau để đánh giá tình

trạng của hệ thần kinh tự động, biến thiên nhịp tim đã nổi lên như một

phương pháp đơn giản, phương pháp không xâm lấn để đánh giá sự cân bằng

giao cảm - phó giao cảm ở nút xoang nhĩ. Nó đã được sử dụng trong một loạt

các tình huống lâm sàng bao gồm bệnh thần kinh đái tháo đường, nhồi máu cơ

tim, đột tử và suy tim. Các phép đo tiêu chuẩn can thiệp vào việc phân tích

các BTNT bao gồm phương pháp theo thời gian, phương pháp hình học và

phương pháp phổ tần số. Số đo của BTNT thường được thực hiện trên cơ sở

24 giờ ghi Holter (ghi dài hạn) hoặc trên khoảng thời gian ngắn từ 0,5 đến 5

phút (ghi ngắn hạn). Việc sử dụng các bản ghi dài hay ngắn hạn phụ thuộc

Page 126: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

111

vào loại nghiên cứu mà đã được thực hiện. Dữ liệu lâm sàng thành lập dựa

trên nhiều nghiên cứu được công bố trong thập kỷ qua về việc giảm các thông

số BTNT như là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về tỷ lệ tử vong do mọi nguyên

nhân và / hoặc rối loạn nhịp tim tăng lên, đặc biệt ở những bệnh nhân suy tim

xung huyết [113].

Trong số các nguyên nhân tử vong sau khi sửa chữa tứ chứng Fallot, rối

loạn nhịp thất vẫn là nguyên nhân hàng đầu chiếm tỷ lệ từ 0,3% đến 0,4%

năm và nguyên nhân gây rối loạn nhịp thất chủ yếu bởi các vết sẹo lớn ở thất

gây ra bởi sự can thiệp của phẫu thuật. Mặt khác, cũng như trong các bệnh lý

tim mạch khác, vai trò của hệ thống thần kinh tự động là một yếu tố cần được

đánh giá, đặc biệt là trong tình trạng này, trong đó thay đổi hoạt động thần

kinh tự động có thể được gây ra bởi các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tổn

thương phẫu thuật, suy giảm chức năng thất, và bệnh lý bẩm sinh… Một vài

yếu tố trong phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân sau phẫu thuật sửa chữa hoàn

toàn tứ chứng Fallot như tuổi lớn phẫu thuật, có miếng vá đường ra thất phải,

điện thế muộn, phức bộ QRS trên điện tim bề mặt nhưng đôi khi kết quả vẫn

còn gây tranh cãi. Đặc biệt ở bệnh nhân có kết quả phẫu thuật tốt, huyết động

biến đổi tốt, không có rối loạn nhịp thất nguy hiểm thường được coi là có

nguy cơ thấp của đột tử. Chính các bệnh nhân này cần có một sự theo dõi và

đánh giá chuyên sâu hơn. Phân tích biến thiên nhịp tim đã được chứng minh

là một phương pháp đáng tin cậy và dễ dàng giúp phát hiện hoạt động của hệ

thần kinh tự động và dự báo nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Một vài yếu tố có thể gây thay đổi hoạt động hệ thần kinh giao cảm và

phó giao cảm ở những bệnh nhân sau phẫu thuật. Trước hết, đó là do vết mổ

có thể gây ảnh hưởng đến sợi thần kinh tự động của cơ tim (cắt bỏ), làm giảm

dẫn truyền và phân bố tín hiệu thần kinh không đồng nhất. Hơn nữa, giảm

cung lượng tim có thể dẫn đến sự gia tăng hoạt động giao cảm thông qua các

Page 127: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

112

receptor thụ cảm và sự thay đổi vận động thành tâm thất có thể kích thích các

receptor tại chổ làm giảm hoạt động thần kinh tự động [52].

Ở bảng 3.27, giá trị của các thông số biến thiên nhịp tim SDNN là:

122,48 ± 40,88 ms, rMSSD: 26,26 ± 14,47 ms, pNN50: 3,07 ± 2,97(%),

SDANN: 110,70 ± 38,28 ms. Các thông số biến thiên nhịp tim phổ thời gian

không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm phẫu thuật cũng như

giữa hai nhóm bệnh có thời gian sau phẫu thuật trên dưới 3 năm ngoại trừ

thông số ASDNN (bảng 3.28). Theo nghiên cứu của tác giả Folino và cộng

sự, SDNN:124,6 ± 45 ms, RMSSD: 47,8 ± 34 ms, pNN50: 13,5 ± 15 (%),

SDANN: 132,2 ± 43 ms [52]. Theo tác giả Butera G và cộng sự cho thấy

SDNN:124 ± 49 ms, rMSSD: 40 ± 20 ms, pNN50: 13 ± 12 (%) [33]. Theo tác

giả Davos và cộng sự, SDNN:37,8 ± 16,8 ms, rMSSD: 32,7 ± 24,7 ms,

pNN50: 7,9 ± 12,8 (%) [42]. Tất cả các nghiên cứu trên so với kết quả của

chúng tôi là khá tương đồng. Vấn đề này cho thấy các thông số biến thiên

nhịp tim phổ thời gian đặc biệt là SDNN, pNN50, SDANN, rMSSD là giảm

hơn so với giá trị bình thường.

Bảng 3.29 cho thấy giá trị trung bình của các thông số biến thiên nhịp

tim phổ tần số là lnLF: 2,64 ± 0,59, lnHF: 2,22 ± 0,65, lnVLF: 3,19 ± 0,53, tỷ

lệ LF/HF: 1,72 ± 0,53. Các thông số BTNT phổ thời gian không có sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm phẫu thuật. Thông số LF, VLF, WF giữa hai

nhóm bệnh có thời gian sau phẫu thuật trên dưới 3 năm có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê (bảng 3.30). Theo nghiên cứu của tác giả Davos và cộng sự cho

thấy lnLF: 2,1 ± 0,5, lnHF: 1,9 ± 0,6, lnVLF: 2,2 ± 0,4 [42]. Theo nghiên cứu

của tác giả Silvilairat và cộng sự, tỷ lệ LF/HF:1,6 ± 0,4 [108]. Kết quả của

chúng tôi tương đương với kết quả của các tác giả trên.

Theo bảng 3.31,3.32: giá trị trung bình của các thông số biến thiên nhịp

tim phổ thời gian ở nhóm bệnh nhân rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất giảm

hơn so với nhóm bệnh nhân không có rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất một

Page 128: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

113

cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điển hình là các thông số SDNN, pNN50,

rMMSD.Theo các nghiên cứu của các tác giả Daliento L, Folino cho thấy có

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giá trị trung bình giữa nhóm có rối loạn nhịp

thất và nhóm không có rối loạn nhịp thất đặc biệt ở thông số SDNN [41],

[52]. Theo tác giả Bueta G, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có

rối loạn nhịp thất và không rối loạn nhịp thất: SDNN (95 ± 15 với 135 ± 54

ms; p =0,01), rMSSD (26 ± 9 và 45 ± 20 ms; p = 0,03), pNN50 (4,4 ± 3,4 với

16,5 ± 12,5%; p = 0,001) [33]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn

tương đương với các kết quả của các tác giả trên. Điều này, phản ánh có sự

gia tăng hoạt động thần kinh giao cảm và giảm hoạt động phó giao cảm ở

nhóm bệnh nhân rối loạn nhịp tim, đặc biệt ở nhóm rối loạn nhịp thất.

Đối với giá trị trung bình các thông số biến thiên nhịp tim theo phổ tần

số, theo bảng 3.33, 3.34: Chúng tôi ghi nhận giá trị trung bình các thông số

biến thiên nhịp tim theo phổ tần số ở nhóm bệnh nhân rối loạn nhịp tim, rối

loạn nhịp thất giảm hơn so với nhóm không rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp

thất đặc biệt là chỉ số L/H, HF. Theo tác giả Butera G, thông số HF ở nhóm

rối loạn nhịp thất giảm hơn so với nhóm không có rối loạn nhịp thất một cách

có ý nghĩa thống kê [33].

Theo biểu đồ 3.9 cho thấy tỷ lệ giảm biến thiên nhịp tim trong nghiên

cứu của chúng tôi là 32,43%. Theo McLeod và cộng sự, có 12 bệnh nhân

(43%) có giảm biến thiên nhịp tim. Giảm biến thiên nhịp tim thường có liên

quan đến độ tuổi lớn, huyết động thất phải kém, và QRS giãn rộng [84]. Theo

nghiên cứu Daliento, cho thấy ở bệnh nhân có nhịp nhanh thất có giảm hoạt

động phó giao cảm và hoạt động giao cảm chiếm ưu thế [41].

Chúng tôi nhận thấy qua nghiên cứu này: Giá trị các thông số biến thiên

nhịp tim phổ thời gian và phổ tần số ở nhóm có rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp

thất giảm hơn so với nhóm không rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất ngoại trừ

tỷ số L/H ở nhóm rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất lớn hơn so với nhóm

Page 129: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

114

không rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất. Thông số biến thiên nhịp tim phổ

thời gian (ASDNN) và thông số BTNT phổ tần số (LF, VLF, WF) có sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm bệnh có thời gian sau phẫu thuật trên

dưới 3 năm.

4.2.3. Tƣơng quan giữa các thông số các phƣơng pháp điện tim không

xâm nhập và siêu âm tim

4.2.3.1. Tương quan giữa thời gian phức bộ QRS với EDVRV, L-hở phổi

Theo bảng 3.35, thời gian phức bộ QRS tương quan thuận ở mức độ

vừa với thể tích thất phải cuối tâm trương và chiều dài dòng hở phổi. Theo tác

giả Daliento L và cộng sự, cho thấy có sự tương quan thuận giữa thời gian

phức bộ QRS với thể tích thất phải cuối tâm trương với r = 0,49, p<0,05 [40].

Điều này cho thấy thời gian phức bộ QRS kéo dài liên quan đến dãn thất phải

và mức độ hở phổi. Ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật, bloc nhánh

phải có mặt ở tất cả các bệnh nhân của chúng tôi và chính điều này làm chúng

tôi không thể phân biệt được thời gian phức bộ QRS kéo dài sau phẫu thuật là

do tổn thương sau phẫu thuật dẫn đến tổn thương hệ dẫn truyền hay là do thất

phải dãn và chính thời gian phức bộ QRS tương quan thuận với thể tích thất

phải cuối tâm trương và mức độ hở van động mạch phổi đã giải thích vấn đề

trên [40]. Mặc dù với sự phát triển của kỹ thuật đã dẫn đến những cải tiến

trong chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim, nhưng nhịp nhanh thất vẫn là

một trong những biến chứng quan trọng nhất ở bệnh nhân lớn tuổi sau sửa

chữa tứ chứng Fallot. Phức bộ QRS kéo dài là một yếu tố nguy cơ chính gây

nhịp nhanh thất. Cơ chế chính xác cho QRS kéo dài vẫn còn chưa rõ ràng.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các yếu tố chính liên quan đến thời gian

phức bộ QRS kéo dài là mức độ hở van động mạch phổi. Gatzoulis và cộng

sự đã chứng minh rằng thời gian phức bộ QRS có liên quan đến chỉ số

tim/lồng ngực [55]. Helbing và cộng sự cho thấy mối tương quan giữa thời

gian QRS và mức độ hở phổi [66]. Trong nghiên cứu này, kết quả của chúng

Page 130: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

115

tôi tương đương với những nghiên cứu của các tác giả trên mặc dù mối tương

quan là yếu hơn trong các nghiên cứu trước đó. Điều này có thể được do sự

không đồng nhất trong nhóm bệnh nhân này. Đã có nghiên cứu cho thấy thay

van động mạch phổi làm giảm thời gian QRS và cũng liên quan đến giảm thể

tích thất phải cuối tâm trương [64].

4.2.3.2. Mối tương quan giữa trắc nghiệm gắng sức với chức năng thất phải

Theo Bảng 3.36: cho thấy thời gian gắng sức, công gắng sức tối đa

tương quan nghịch ở mức độ yếu với chỉ số Tei3m, điều này có nghĩa là công

gắng sức, thời gian gắng sức càng giảm thì chỉ số Tei3m càng tăng và ngược

lại. Theo tác giả Samman và cộng sự, cho thấy chức năng thất phải có mối

tương quan nghịch với khả năng gắng sức của bệnh nhân với r=-0,41 và p

<0,01[104]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện ra rằng những bệnh

nhân tứ chứng Fallot sửa chữa hoàn toàn giảm khả năng gắng sức. Các yếu tố

có liên quan đến hạn chế khả năng gắng sức trong nhiều nghiên cứu ở bệnh

nhân tứ chứng Fallot sửa chữa hoàn toàn, bao gồm tuổi lớn, tuổi sửa chữa,

giảm chức năng tim và chức năng của phổi bất thường. Chức năng của cả hai

tâm thất phải và trái, được đo bằng chỉ số vận động cơ tim, dự đoán khả năng

gắng sức giảm ở những bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa

hoàn toàn. Có một mối quan hệ tuyến tính giữa chỉ số Tei thất phải và thất

trái, điều này chỉ ra rằng tương tác hai tâm thất có thể góp phần vào việc hạn

chế khả năng gắng sức trong nhóm bệnh nhân [104].

4.2.3.3. Tương quan giữa thông số điện thế muộn với EDVRV, L hở phổi

Theo bảng 3.37 cho thấy có sự tương quan thuận giữa thông số

HFQRSd với thể tích thất phải cuối tâm trương và mức độ hở phổi. Theo

Russo G và cộng sự, thông số HFQRSd có mối tương quan thuận với thể tích

thất phải cuối tâm trương với hệ số r = 0,5 và p<0,001[102]. Điều này cho

thấy có mối tương quan giữa hoạt động điện và cơ chế hoạt động của tâm thất.

Đặc biệt, ở những bệnh nhân có nhịp nhanh thất thường có tăng thể tích cuối

Page 131: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

116

tâm trương thất phải chính vì vậy thông số HFQRSd tương thuận với thể tích

thất phải cuối tâm trương và mức độ hở phổi là có ý nghĩa rất tốt trong vấn đề

tiên lượng rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

4.3. GIÁ TRỊ DỰ BÁO RỐI LOẠN NHỊP TIM CỦA CÁC PHƢƠNG

PHÁP ĐIỆN TIM KHÔNG XÂM NHẬP

4.3.1. Điện tim

Theo biểu đồ 3.12: cho thấy điểm cắt tốt nhất của QRS trong tiên lượng

rối loạn nhịp tim là lớn hơn100ms; AUC= 0,687 (95% CI: 0,57-0,79); Độ

nhạy: 96,55% (95%CI: 82,2-99,9); Độ đặc hiệu: 35,56 % (95%CI: 21,9 -

51,2) và theo biểu đồ 3.13: điểm cắt tốt nhất của QRS trong tiên lượng rối

loạn nhịp thất là lớn hơn 106ms; AUC= 0,697 (95% CI: 0,58-0,79); Độ nhạy:

95,45% (95%CI: 77,2-99,9); Độ đặc hiệu: 38,46 % (95%CI: 25,3 - 53). Theo

tác giả Gatzoulis, cho thấy:thời gian phức bộ QRS > 180 ms có độ nhạy 100%

cho nhịp nhanh thất bền bỉ và đột tử, trong khi đó một thời gian QRS <180 ms

có một giá trị tiên đoán âm tính 100% cho các yếu tố: rối loạn nhịp thất và đột

tử [55]. Theo tác giả Daliento và cộng sự, thì diện tích đường cong của phức

bộ QRS trong dự báo rối loạn nhịp thất là 0,77 [40].

Đối với phương pháp điện tim bề mặt trong dự báo và tiên lượng rối

loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất chủ yếu là dựa vào thời gian phức bộ QRS.

Rối loạn nhịp nhĩ hoặc rối loạn nhịp thất đều được ghi nhận sau phẫu thuật

sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Falot. Tuy nhiên, hầu như không có mối liên hệ

chính xác nào giữa rối loạn nhịp nhĩ và đột tử. Ở những bệnh nhân có nhịp

nhanh thất bền bỉ thì có nguy có đột tử. Từ những nghiên cứu qua thăm dò

điện sinh lý, đã cho thấy cơn nhịp nhanh thất bền bỉ này có vòng vào lại. Hơn

nữa, với phân đoạn điện tim đã ghi nhận sự dẫn truyền chậm ở các vùng

đường ra, đường vào thất phải và vùng bên trong thất phải. Ngoài ra, vết sẹo

do cắt cơ thất phải, miếng vá lỗ thông liên thất và miếng vá đường ra thất phải

cũng là những vùng có nguy cơ tạo ra các rối loạn nhịp thất có vòng vào lại.

Page 132: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

117

Mặc dù bệnh nhân có nhịp nhanh thất bền bỉ ít phổ biến, rối loạn nhịp thất

không bền bỉ bao gồm từ các ngoại tâm thu thất và cơn nhịp nhanh thất không

bền bỉ được ghi nhận đến 42% trên Holter điện tim [55]. Điện tim trong nhiều

nghiên cứu đã được xem là một phương pháp có khả năng dự đoán nhịp

nhanh thất và đột tử. Nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp bằng chứng bổ

sung thời gian phức bộ QRS kéo dài ở bệnh nhân sau phẫu thuật sửa chữa

hoàn toàn tứ chứng Fallot là sự kết hợp của sự tổn thương sau phẫu thuật,

bloc nhánh phải. Kéo dài thời gian phức bộ QRS về sau là do thất phải dãn.

Thời gian phức bộ QRS kéo dài ở thời gian muộn và nhanh thường ở những

bệnh nhân có nhịp nhanh thất và đột tử. Điều này hoàn toàn trái ngược ở

những bệnh nhân có rối loạn nhịp nhĩ. Độ rộng của phần cuối phức bộ QRS

và tỷ lệ thay đổi phức bộ QRS có giá trị tiên lượng hơn thời gian phức bộ

QRS đặc biệt là ở những bệnh nhân phẫu thuật qua đường nhĩ thì những tổn

thương cơ thất phải là ít và do đó phức bộ QRS ít bị kéo dài sau phẫu thuật.

Chính vì vậy, phương pháp phẫu thuật cũng là một yếu tố quan trọng gây ra

các rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.

4.3.2. Điện thế muộn

Điện thế muộn đã được sử dụng để dự báo nguy cơ rối loạn nhịp. Các

nghiên cứu đã sử dụng thường xuyên các phương pháp dự báo để xác định

những người có nguy cơ cao nhất về tử vong do rối loạn nhịp tim, bao gồm cả

sự hiện diện của ổ phát rối loạn nhịp thất thường xuyên và cơn nhịp nhanh

thất không bền vững dựa trên kết quả của Holter điện tim. Điện thế muộn là

một phương pháp phát hiện những bất thường trong quá trình khử cực tâm

thất, và thành công trong dự đoán nguy cơ rối loạn nhịp thất ở bệnh tim thiếu

máu cục bộ. Ở bệnh nhân tứ chứng Fallot, RMS 40 ms là thấp hơn, và

HFLAd cao hơn, những người có triệu chứng tự nhiên nhịp nhanh thất hoặc

tồn tại cơn cuồng thất, so với những người không có nhịp nhanh thất. Tuy

nhiên, điện thế muộn không thể phân biệt giữa bệnh nhân tứ chứng Fallot sửa

Page 133: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

118

chữa có nhịp nhanh thất không bền vững và bền vững dựa trên Holter và

nhóm chứng bình thường. Lợi ích lâm sàng của điện thế muộn đó là một yếu

tố dự báo độc lập của rối loạn nhịp thất vẫn cần được nghiên cứu ở bệnh nhân

tứ chứng fallot sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn [111].

Qua bảng 3.38 ta thấy nếu b/n có ĐTM(+) thì dự báo khả năng rối loạn

nhịp tim lớn gấp 3,8 lần (OR=3,80 khoảng tin cậy 95% (1,40-10,33),p<0,05)

so với nhóm có ĐTM(-). ĐTM dự báo rối loạn nhịp tim với độ nhạy 55,17

(95%CI:35,69-73,55), độ đặc hiệu 75,56% (95%CI:60,46-87,12). Qua bảng

3.39 ta thấy nếu b/n có ĐTM(+) thì dự báo khả năng rối loạn nhịp thất lớn gấp

2,96 lần (OR=2,96 khoảng tin cậy 95% (1,06-8,30), p<0,05) so với nhóm có

ĐTM(-). ĐTM dự báo rối loạn nhịp thất với độ nhạy 54,55 (95%CI:32,21-

75,61), độ đặc hiệu 71,15% (95%CI:56,92-82,87).

Theo biểu đồ 3.14: cho thấy giá trị dự báo rối loạn nhịp thất lần lượt

các thông số là HFQRSd lớn hơn 151ms, thông số HFLA lớn hơn 47ms và

RMS nhỏ hơn hoặc bằng 21µV. Theo nghiên cứu của Russo G, điểm cắt của

thông số HFQRSd > 170ms cho bệnh nhân có nhịp nhanh thất với diện tích

đường cong 0,707 [102]. Theo nghiên cứu của tác giả Brili.S và cộng sự,

thông số HFQRSd > 148 ms, LAHFd > 32,5 ms, RMS40 < 23 μV là những

điểm cắt có độ nhạy cao để phát hiện bệnh nhân có nhịp nhanh thất không bền

bĩ [31].

4.3.3. Trắc nghiệm gắng sức

Sự xuất hiện rối loạn nhịp thất trong quá trình gắng sức bệnh nhân sau

phẫu thuật tứ chứng Fallot là không bình thường. Theo nghiên cứu của tác giả

Grason A và cộng sự, có 2 trong 31 bệnh nhân có rối loạn nhịp thất trong quá

trình gắng sức được ghi nhận tử vong [54]. Các rối loạn nhịp thất được biểu

hiện rõ hơn hoặc nặng hơn thông qua trắc nghiệm gắng sức chứng tỏ trắc

nghiệm gắng sức rất hữu ích trong việc làm rõ các rối loạn nhịp nghiêm trọng

mà ở lúc bình thường không biểu hiện. Theo tác giả James FW, cho rằng các

Page 134: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

119

rối loạn nhịp thất nghiêm trọng xuất hiện trong trắc nghiệm gắng sức làm tăng

nguy cơ đột tử [69]. Chính vì vậy trắc nghiệm gắng sức là một phương pháp

hữu ích hơn phương pháp điện tim thông thường trong việc phát hiện rối loạn

nhịp thất và cần phải thực hiện ở các bệnh nhân sau phẫu thuật tứ chứng

Fallot.

Theo bảng 3.41: bệnh nhân có rối loạn nhịp thất trong quá trình gắng

sức thì dự báo khả năng rối loạn nhịp thất lớn hơn gấp 4,38 lần (OR=4,38

khoảng tin cậy 95% (1,29-14,78), p<0,05) so với nhóm không có rối loạn

nhịp thất trong quá trình gắng sức. Trắc nghiệm gắng sức dự báo rối loạn nhịp

thất với độ nhạy 36,36% (95%CI:17,20-59,34), độ đặc hiệu 88,46%

(95%CI:76,56-95,65). Trắc nghiệm gắng sức là một công cụ tiên lượng quan

trọng. Khả năng gắng sức kém và thiếu máu cơ tim trong quá trình gắng sức

được biết đến là yếu tố dự báo mạnh mẽ về tỷ lệ tử vong, trong khi ý nghĩa

tiên lượng của gắng sức gây ra chứng loạn nhịp tim vẫn còn đang tranh luận.

Một số nghiên cứu cho rằng của rối loạn nhịp thất trong quá trình thực hiện

trắc nghiệm gắng sức là một tiên lượng xấu, mặc dù những người khác tranh

cãi này. Ít dữ liệu có liên quan đến của rối loạn nhịp trên thất trong quá trình

thực hiện trắc nghiệm gắng sức. Ý nghĩa lâm sàng của rối loạn nhịp thất trong

quá trình thực hiện trắc nghiệm gắng sức trong những người không có bệnh

tim mạch vẫn còn tranh cãi. Mặc dù các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ở

những người khỏe mạch có rối loạn nhịp thất trong quá trình thực hiện trắc

nghiệm gắng sức thì có khả năng tử vong, các nghiên cứu khác đã không cho

kết quả tương tự [2], [130].

4.3.4. Biến thiên nhịp tim

Bất thường của hệ thống thần kinh tự động có thể góp phần vào các

rối loạn nhịp thất và đột tử. Rối loạn nhịp tim và đột tử đã được chứng minh

có liên quan đến sự thay đổi của hệ thống thần kinh tự động trong các bệnh

tim mạch khác nhau. Hệ thống thần kinh tự động đóng một vai trò quan

Page 135: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

120

trọng trong việc duy trì sự ổn định hoạt động điện của tim. Giảm biến thiên

nhịp tim ở bệnh nhân tứ chứng Fallot có rối loạn nhịp tim do sự thay đổi

huyết động thất phải [125]. Biến thiên nhịp tim phân tích được sử dụng rộng

rãi trong các bệnh tim mạch người lớn để đánh giá chức năng hệ thần kinh

[33]. Giảm biến thiên nhịp tim xuất hiện ở bệnh nhân sửa chữa tứ chứng của

Fallot, và liên quan với độ rộng của phức bộ QRS. Việc giảm biến thiên nhịp

tim tương ứng với giãn thất phải và áp lực thất phải, nhưng không liên quan

với chức năng thất phải. Có một số bằng chứng cho thấy hở phổi có liên

quan rõ ràng với giảm biến thiên nhịp tim. Chính vì vậy, giảm biến thiên

nhịp tim là một yếu tố dự báo độc lập hữu ích cho rối loạn nhịp thất và đột

tử muộn [111].

Qua bảng 3.42, ta thấy nếu bệnh nhân có biến thiên nhịp tim giảm thì

dự báo khả năng rối loạn nhịp tim lớn hơn gấp 10,64 lần (OR=10,64 khoảng

tin cậy 95% (3,39-33,28),p<0,05) so với nhóm không giảm biến thiên nhịp

tim. Biến thiên nhịp tim dự báo rối loạn nhịp tim với độ nhạy 62,07%

(95%CI: 42,26-79,31), độ đặc hiệu 86,67% (95%CI:73,21-94,95).

Qua bảng 3.43 ta thấy nếu bệnh nhân có biến thiên nhịp tim giảm thì dự

báo khả năng rối loạn nhịp thất lớn hơn gấp 14,67 lần (OR=14,67 khoảng tin

cậy 95% (4,40-48,85), p<0,05) so với nhóm không giảm biến thiên nhịp tim.

Biến thiên nhịp tim dự báo rối loạn nhịp thất với độ nhạy 72,73%

(95%CI:49,78-89,27), độ đặc hiệu 84,62% (95%CI:71,92-93,12).

Như vậy, Bệnh nhân tứ chứng Fallot sau khi phẫu thuật sửa chữa hoàn

toàn, có một tỷ lệ đáng kể của rối loạn nhịp thất nghiêm trọng [51]. Phân tích

biến thiên nhịp tim/Holter điện tim 24 giờ có vẻ là một phương pháp hữu ích

để xác định bệnh nhân loạn nhịp tim, và thông số SDNN dường như là chỉ số

hữu ích. Theo tác giả Butera G, thông số pNN50 là một yếu tố dự báo độc lập

rối loạn nhịp thất [33].

Page 136: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

121

4.3.5. Kết hợp các phƣơng pháp điện tim trong dự báo rối loạn nhịp tim

Qua các bảng 3.44, 3.45, 3.46 chúng tôi nhận thấy khi kết hợp hai

phương pháp điện tim không xâm nhập trong ba phương pháp để dự báo rối

loạn nhịp tim thì sự kết hợp giữa hai phương pháp biến thiên nhịp tim và trắc

nghiệm gắng sức cho kết quả dự báo tốt nhất với khả năng dự báo rối loạn

nhịp tim lên đến 14 lần và ngược lại sự kết hợp giữa hai phương pháp điện thế

muộn và trắc nghiệm gắng sức cho kết quả dự báo thấp nhất với khả năng dự

báo rối loạn nhịp tim chỉ là 9 lần. Sở dĩ như vậy vì phương pháp trắc nghiệm

gắng sức và phương pháp biến thiên nhịp tim có độ đặc hiệu cao hơn so với

phương pháp điện thế muộn trong nghiên cứu của chúng tôi.

Qua bảng 3.47, bệnh nhân có ĐTM(+) và TNGS(+), BTNT(+) thì dự

báo khả năng rối loạn nhịp tim cao gấp 20,43 lần (OR = 20,43, 95% CI (1,03 -

385,06) so với nhóm bệnh nhân có ĐTM (-) và TNGS(-), BTNT(-), với

p<0,05. ĐTM (+) và TNGS(+),BTNT(+) có giá trị dự báo rối loạn nhịp tim

với độ nhạy 17,24% (95%CI:5,85-35,77), độ đặc hiệu 100%(95%CI:92,13-

100). Chính vì vậy,chúng tôi nhận thấy nếu kết hợp các phương pháp điện thế

muộn, biến thiên nhịp tim, trắc nghiệm gắng sức thì khả năng dự báo rối loạn

nhịp tim cao hơn so với dùng đơn độc từng phương pháp tuy nhiên độ nhạy

thấp hơn so với dùng từng phương pháp đơn độc.

Qua so sánh các phương pháp điện tim không xâm nhập, chúng tôi

nhận thấy phương pháp biến thiên nhịp tim có mức độ dự báo rối loạn nhịp

tim, rối loạn nhịp thất tốt nhất.

Page 137: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

122

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 74 bệnh nhân tứ chứng Fallot đã phẫu thuật sửa chữa hoàn

toàn, trong đó đánh giá bệnh nhân tại hai thời điểm khi bắt đầu tái khám và 3

tháng sau khi bắt đầu tái khám, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

1. Rối loạn nhịp tim và những thay đổi các thông số điện tim, điện thế

muộn, nghiệm pháp gắng sức, biến thiên nhịp tim/ Holter điện tim 24 giờ

ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn

Tỷ lệ rối loạn nhịp tim chiếm tỷ lệ 39,19% trong đó rối loạn nhịp nhĩ chiếm

tỷ lệ 4,05%, bloc nhĩ thất 10,81% và rối loạn nhịp thất chiếm tỷ lệ 29,73%.

Thời gian phức bộ QRS ở nhóm có rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất

lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không có rối loạn nhịp

tim, rối loạn nhịp thất. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thời gian phức bộ

QRS giữa 2 nhóm phẫu thuật cũng như giữa hai nhóm có thời gian sau phẫu

thuật trên dưới 3 năm (p<0,05).

Các thông số điện thế muộn (HFQRSd, LAHFd) ở nhóm rối loạn nhịp

tim, rối loạn nhịp thất lớn hơn nhóm không rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp

thất có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thông

số HFQRSd giữa 2 nhóm phẫu thuật cũng như giữa hai nhóm bệnh có thời

gian sau phẫu thuật trên dưới 3 năm (p<0,05).

Công gắng sức tối đa, thời gian gắng sức ở nhóm bệnh nhân rối loạn

nhịp tim, rối loạn nhịp thất giảm hơn so với nhóm không rối loạn nhịp tim

một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Các thông số biến thiên nhịp tim phổ thời gian và phổ tần số ở nhóm có

rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất giảm hơn so với nhóm không rối loạn

nhịp tim, rối loạn nhịp thất ngoại trừ tỷ số L/H ở nhóm rối loạn nhịp tim, rối

loạn nhịp thất lớn hơn so với nhóm không rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất.

Page 138: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

123

Thông số biến thiên nhịp tim phổ thời gian (ASDNN) và thông số biến

thiên nhịp tim phổ tần số (LF, VLF, WF) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

giữa hai nhóm bệnh có thời gian sau phẫu thuật trên dưới 3 năm (p<0,05).

Chức năng thất phải ở nhóm có rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất giảm có ý

nghĩa thống kê so với nhóm không có rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất.

2. Giá trị các phƣơng pháp điện tâm đồ không xâm nhập trong dự báo

rối loạn nhịp tim bệnh nhân tứ chứng Fallot đã phẫu thuật sửa chữa hoàn

toàn

Dự báo rối loạn nhịp tim ở nhóm có điện thế muộn dương tính lớn gấp

3,80 lần so với điện thế muộn âm tính với độ nhạy 55,17 (95%CI: 35,69-

73,55), độ đặc hiệu 75,56% (95%CI: 60,46-87,12).

Dự báo rối loạn nhịp thất ở nhóm có rối loạn nhịp thất trong trắc

nghiệm gắng sức lớn hơn gấp 4,38 lần so với nhóm không có rối loạn nhịp thất

trong quá trình gắng sức với độ nhạy 36,36% (95%CI: 17,20-59,34), độ đặc

hiệu 88,46% (95%CI: 76,56-95,65).

Dự báo rối loạn nhịp tim ở nhóm có giảm biến thiên nhịp tim lớn hơn

gấp 10,64 lần so với nhóm không giảm biến thiên nhịp tim với độ nhạy

62,07% (95%CI: 42,26-79,31), độ đặc hiệu 86,67% (95%CI: 73,21-94,95).

Dự báo rối loạn nhịp tim ở nhóm có giảm biến thiên nhịp tim, điện thế

muộn dương tính và có rối loạn nhịp tim trong quá trình trắc nghiệm gắng sức

cao gấp 20,43 lần so với nhóm nhóm không giảm biến thiên nhịp tim, điện thế

muộn âm tính và nhóm không có rối loạn nhịp tim trong quá trình gắng sức.

Phương pháp biến thiên nhịp tim dự báo rối loạn nhịp tim là hiệu quả

nhất trong các phương pháp điện tim không xâm nhập (điện thế muộn, trắc

nghiệm gắng sức).

Page 139: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

124

KIẾN NGHỊ

Qua những kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất kiến nghị như sau:

1. Ở các tuyến y tế , với những bệnh nhân sau phẫu thuật tứ chứng Fallot

nên được áp dụng càng nhiều càng tốt các phương pháp điện tim không xâm

nhập để phát hiện và dự báo rối loạn nhịp tim như : điện tim bề mặt, điện thế

muộn, trắc nghiệm gắng sức, biến thiên nhịp tim/Holter điện tim 24giờ .

2. Trong các phương pháp trên, bệnh nhân cần được đánh giá biến thiên

nhịp tim/ Holter điện tim 24 giờ ít nhất trong vòng 3 năm/ 1 lần để dự báo rối

loạn nhịp tim.

3. Bệnh nhân cần được đáng giá mức độ hở van động mạch phổi và

chức năng thất phải định kỳ khi phát hiện có rối loạn nhịp tim.

Page 140: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Trường Giang (2007), Thống kê Y học, Nxb Y học.

2. Hội Tim mạch học Việt Nam (2010), Khuyến cáo trong chẩn đoán và

điều trị một số rối loạn nhịp thất, Khuyến cáo 2010 về các bệnh lý tim

mạch và chuyển hóa, Nxb Y học, tr. 232-243.

3. Hội Tim mạch học Việt Nam (2010), Khuyến cáo 2010 của hội tim mạch

học Việt Nam về xử lý bệnh tim bẩm sinh ở người lớn, Khuyến cáo 2010

về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, Nxb Y học, tr. 7-76.

4. Huỳnh Văn Minh, Trần Đỗ Trinh, Hoàng Minh Châu (2002), “Nghiệm

pháp gắng sức trong chẩn đoán bệnh lý tim mạch ở người lớn”, Khuyến

cáo số 22 của Hội Tim Mạch Việt Nam, tr. 1-16.

5. Huỳnh Văn Minh (2009), “Rối loạn dẫn truyền trong tim”, Điện tâm đồ-

Từ điện sinh lý đến chẩn đoán lâm sàng, Nxb Đại học Huế, tr. 323-349.

6. Huỳnh Văn Minh (2009), “Giới thiệu Holter điện tâm đồ”, Holter điện

tâm đồ 24 giờ trong bệnh lý tim mạch, Nxb Đại học Huế, tr. 9-129.

7. Huỳnh Văn Minh (2009), “Biến thiên nhịp tim”, Holter điện tâm đồ 24

giờ trong bệnh lý tim mạch, Nxb Đại học Huế, tr. 130-170.

8. Huỳnh Văn Minh (2009), “Điện thế muộn”, Điện tâm đồ từ điện sinh lý

đến chẩn đoán lâm sàng, Nxb Đại học Huế, tr. 614 - 623.

9. Lê Văn Minh (2011), Nghiên cứu rối loạn nhịp tim và biến thiên nhịp

tim ở bệnh nhân tai biến mạch máu não cấp bằng holter điện tim 24 giờ,

Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Dược Huế.

10. Võ Đăng Nhật (2012), Đánh giá hình thái và chức năng tâm thu thất

phải bằng siêu âm Doppler tim ở người lớn bình thường, Luận văn thạc

sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.

Page 141: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

11. Lê Thúy Ngọc, Phạm Nguyên Sơn (2011), “Chỉ số tei sửa đổi (tei’) một

chỉ số đánh giá chức năng thất phải ở bệnh tứ chứng Fallot”, Chuyên đề

tim mạch học, tr. 20- 26.

12. Đặng Vạn Phước và cs (2006), “Điện tâm đồ gắng sức”, Bệnh động

mạch vành trong thực hành lâm sàng, Nxb Y học, tr. 85 - 105.

13. Phan Thị Phương Thảo, Phạm Thế Việt, Nguyễn Hoàng Định, Trương

Quang Bình (2011), “Loạn nhịp tim trong giai đoạn sớm sau phẫu thuật

tứ chứng Fallot ”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(1), tr. 253 - 257.

14. Huỳnh Văn Thưởng (2012), Nghiên cứu vai trò của điện thế muộn, sự

giảm độ chênh của đoạn ST trong dự báo rối loạn nhịp thất và tiên

lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại

Học Y Dược Huế.

15. Lê Quang Thứu (2008), Nghiên cứu điều trị phẫu thuật sửa chữa toàn phần

bệnh tứ chứng Fallot, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Tuấn (2008), Y học thực chứng, Nxb Y học.

17. Hoàng Anh Tiến (2010), Nghiên cứu vai trò NT-proBNP huyết tương và

đánh giá luân phiên sóng T điện tâm đồ trong tiên lượng bệnh nhân suy

tim, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại Học Y Dược Huế.

18. Phan Hùng Việt (2006), Đánh giá biến đổi sớm về hình thể và huyết

động của tim sau mổ điều trị triệt để tứ chứng Fallot bằng siêu âm

doppler tim, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.

19. Phạm Nguyễn Vinh (2006), “Tứ chứng Fallot”, Bệnh học tim mạch, Nxb

Y Học, tập 2, tr. 456 - 465.

20. Nguyễn Anh Vũ (2007), “Kỹ thuật ghi siêu âm, Doppler tim”, Siêu âm

tim từ căn bản tới nâng cao, Nxb Đại học Huế, tr. 28-41.

21. Nguyễn Anh Vũ (2007), “Đánh giá chức năng thất và huyết động bằng

siêu âm Doppler”, Siêu âm tim từ căn bản tới nâng cao, Nxb Đại học

Huế, tr. 145-165.

Page 142: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

22. Nguyễn Anh Vũ (2010), “Kỹ thuật ghi siêu âm Doppler tim”, Siêu âm

tim cập nhật chẩn đoán, Nxb Đại học Huế, tr. 30-52.

23. Nguyễn Anh Vũ (2010), “Đánh giá chức năng thất và huyết động bằng

siêu âm Doppler”, Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán, Nxb Đại học Huế,

tr. 201-247.

Tiếng Anh

24. Aboulhosn JA, Lluri G, Gurvitz MZ, Khairy P et al. (2013), “Left and

right ventricular diastolic function in adults with surgically repaired

tetralogy of Fallot: a multi-institutional study”, Can J Cardiol, 29(7),

pp. 866-872.

25. Alexiou C, Chen Q, Galogavrou M. et al. (2002), “Repair of tetralogy of

Fallot in infancy with a transventricular or a transatrial approach”,

European Jornal of Cario-thoracic Surgery, (22), pp. 174-183.

26. Alonso-González R, Dimopoulos K, Ho S et al. (2010), “The right heart

and pulmonary circulation (IX). The right heart in adults with congenital

heart disease”, Rev Esp Cardiol, 63(9), pp. 1070-1086.

27. Babu-Narayan SV, Gatzoulis MA (2011), “Tetralogy of Fallot”,

Diagnosis and Management of Adult Congenital Heart Disease (Second

Edition), pp. 316-327.

28. Balaji S, Lau YR, Case CL, Gillette PC (1997), “QRS prolongation is

associated with inducible ventricular tachycardia after repair of tetralogy

of Fallot”, Am J Cardiol, 80(2), pp. 160-163.

29. Beckerman J, Wu T, Jones S, Froelicher VF. (2005), “Exercise test-

induced arrhythmias”, Prog Cardiovasc Dis, 47(4), pp. 285-305.

30. Bonello B, Kempny A, Uebing A et al (2013), “Right atrial area and

right ventricular outflow tract akinetic length predict sustained

tachyarrhythmia in repaired tetralogy of Fallot”, Int J Cardiol, 168(4),

pp. 3280-3286.

Page 143: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

31. Brili S, Aggeli C, Gatzoulis K (2001), “Echocardiographic and signal

averaged ECG indices associated with non-sustained ventricular

tachycardia after repair of tetralogy of fallot”, Heart, 85(1), pp. 57-60.

32. Budts W, Defoor J, Stevens A (2005), “Changes in QRS duration are

associated with maximal exercise capacity in adult patients with repaired

tetralogy of Fallot”, Int J Cardiol, 104(1), pp. 46-51.

33. Butera G, Bonnet D, Sidi D et al (2004), “Patients operated for tetralogy

of fallot and with non-sustained ventricular tachycardia have reduced

heart rate variability”, Herz, 29(3), pp. 304-309.

34. Cain ME, Anderson JL, Arnsdorf MF et al (1996), “Signal-Averaged

Electrocardiography”, JACC, 27(1), pp. 238 - 249.

35. Castaneda A R. (1990), “Classical repair of Tetralogy of Fallot: Timing,

technique, and results”, Seminars in Thoracic and Cardiovascular

Surgery, 2(1), pp. 70-75.

36. Chandar JS, Wolff GS, Garson A Jr et al (1990), “Ventricular

arrhythmias in postoperative tetralogy of Fallot”, Am J Cardiol, 65(9),

pp. 655 - 661.

37. Chowdhury UK, Sathia S, Ray R et al (2006), “Histopathology of the

right ventricular outflow tract and its relationship to clinical outcomes

and arrhythmias in patients with tetralogy of Fallot”, J Thorac

Cardiovasc Surg, 132(2), pp. 270-277.

38. Choi JY, Kwon HS, Yoo BW (2008), “Right ventricular restrictive

physiology in repaired tetralogy of Fallot is associated with smaller

respiratory variability”, Int J Cardiol, 28, 125(1), pp. 28-35.

39. Daliento L, Caneve F, Turrini P, Buja G (1995), “Clinical significance of

high-frequency, low-amplitude electrocardiographic signals and QT

dispersion in patients operated on for tetralogy of Fallot”, Am J Cardiol,

76(5), pp. 408-411.

Page 144: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

40. Daliento L, Rizzoli G, Menti L et al (1999), “Accuracy of

electrocardiographic and echocardiographic indices in predicting life

threatening ventricular arrhythmias in patients operated for tetralogy of

Fallot”, Heart, 81(6), pp. 650-655.

41. Daliento L, Folino AF, Menti L et al (2001), “Adrenergic nervous

activity in patients after surgical correction of tetralogy of Fallot”, J Am

Coll Cardiol, 38(7), pp. 2043-2047.

42. Davos CH, Davlouros PA, Wensel R (2002), “Global impairment of

cardiac autonomic nervous activity late after repair of tetralogy of

Fallot”, Circulation, 106(12 Suppl 1), pp. 69-75.

43. D'Andrea A, Caso P, Sarubbi B et al. (2004), “Right ventricular

myocardial dysfunction in adult patients late after repair of tetralogy of

fallot”, Int J Cardiol, 94(2-3), pp. 213-220.

44. Deanfield JE, McKenna WJ, Presbitero P et al (1984), “Ventricular

arrhythmia in unrepaired and repaired tetralogy of Fallot. Relation to

age, timing of repair, and haemodynamic status”, Br Heart J, 52(1),

pp. 77-81.

45. de Ruijter FT, Weenink I, Hitchcock FJ (2002), “Right ventricular

dysfunction and pulmonary valve replacement after correction of

tetralogy of Fallot”, Ann Thorac Surg, 73(6), pp. 1794-1800.

46. d'Udekem Y, Galati JC, Rolley GJ (2014), “Low risk of pulmonary valve

implantation after a policy of transatrial repair of tetralogy of Fallot

delayed beyond the neonatal period: the Melbourne experience over 25

years”, J Am Coll Cardiol, 63(6), pp. 563-568.

47. Erdem S, Ozbarlas N, Küçükosmanoğlu O (2012), “Mid-term results of

patients following total surgical correction of tetralogy of Fallot”, Turk J

Pediatr, 54(4), pp. 393-402.

Page 145: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

48. Faidutti B, Christenson JT, Beghetti M, Friedli B, Kalangos A (2002),

“How to diminish reoperation rates after initial repair of tetralogy of

Fallot?”, Ann Thorac Surg, 73(1), pp. 96-101.

49. Friedli B. (1999), “Electrophysiological follow-up of tetralogy of fallot”,

Pediatr Cardiol, 20(5), pp. 326-330.

50. Friedberg MK, Fernandes FP, Roche SL (2013), “Relation of right

ventricular mechanics to exercise tolerance in children after tetralogy of

Fallot repair”, Am Heart J, 165(4), pp. 551-557.

51. Folino AF, Daliento L (2005), “Arrhythmias after tetralogy of fallot

repair”, Indian Pacing Electrophysiol J, 5(4), pp. 312-324.

52. Folino AF, Russo G, Bauce B et al (2004), “Autonomic profile and

arrhythmic risk stratification after surgical repair of tetralogy of Fallot”,

Am Heart J, 148(6), pp. 985-989.

53. Foster Elyse, Webb Gary, Human Derek et al. (1998), “The adult with

tetralogy of Fallot”, ACC current journal review, pp. 62-66.

54. Garson A Jr, Randall DC, Gillette PC et al. (1985), “Prevention of

sudden death after repair of tetralogy of Fallot: treatment of ventricular

arrhythmias”, J Am Coll Cardiol, 6(1), pp. 221-227.

55. Gatzoulis MA, Till JA, Somerville J, Redington AN (1995),

“Mechanoelectrical interaction in tetralogy of Fallot. QRS prolongation

relates to right ventricular size and predicts malignant ventricular

arrhythmias and sudden death”, Circulation, 92(2), pp. 231-237.

56. Gatzoulis MA, Balaji S, Webber SA, Siu SC (2000), “Risk factors for

arrhythmia and sudden cardiac death late after repair of tetralogy of

Fallot: a multicentre study”, Lancet, 356(9234), pp. 975-981.

57. General. E. H (2008), “MAC 5500 Resting ECG Analysis System”,

Operator’s Manual, General Electric Company.

Page 146: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

58. Geva T, Sandweiss BM, Gauvreau K (2004), “Factors associated with

impaired clinical status in long-term survivors of tetralogy of Fallot

repair evaluated by magnetic resonance imaging”, J Am Coll Cardiol,

43(6), pp. 1068-1074.

59. Geva T (2011), “Repaired tetralogy of Fallot: the roles of cardiovascular

magnetic resonance in evaluating pathophysiology and for pulmonary

valve replacement decision support”, J Cardiovasc Magn Reson,

pp. 13-19.

60. Giannopoulos N. M. , Chatzis A. K. , Karros P. , et al. (2002), “Early

results after transatrial/transpulmonary repair of Tetralogy of Fallot”,

European Journal of Cardiothoracic Surgery, (22), pp. 582-586.

61. Giardini A, Specchia S, Tacy TA et al (2007), “Usefulness of

cardiopulmonary exercise to predict long-term prognosis in adults with

repaired tetralogy of Fallot”, Am J Cardiol, 99(10), pp. 1462-1467.

62. Giroud D, Zimmermann M, Adamec R, Oberhänsli I, Friedli B (1994),

“Ventricular late potentials and spontaneous ventricular arrhythmias

after surgical repair of tetralogy of Fallot: do they have prognostic

value?” Br Heart J, 72(6), pp. 580-583.

63. Greutmann M, Tobler D, Biaggi P (2010), “Echocardiography for

assessment of right ventricular volumes revisited: a cardiac magnetic

resonance comparison study in adults with repaired tetralogy of Fallot”,

J Am Soc Echocardiogr, 23(9), pp. 905-911.

64. Grothoff M, Spors B, Abdul-Khaliq H et al (2006), “Pulmonary

regurgitation is a powerful factor influencing QRS duration in patients

after surgical repair of tetralogy of Fallot. A magnetic resonance imaging

(MRI) study”, Clin Res Cardiol, 95(12), pp. 643-649.

65. Harrison DA, Siu SC, Hussain F et al (2001), “Sustained atrial

arrhythmias in adults late after repair of tetralogy of fallot”, Am J

Cardiol, 87(5), pp. 584-588.

Page 147: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

66. Helbing WA, Roest AA, Niezen RA (2002), “ECG predictors of

ventricular arrhythmias and biventricular size and wall mass in tetralogy

of Fallot with pulmonary regurgitation”, Heart, 88(5), pp. 515-519.

67. Hokanson JS, Moller JH. (2001), “Significance of early transient

complete heart block as a predictor of sudden death late after operative

correction of tetralogy of Fallot. ”, Am J Cardiol, 87(11), pp. 1271-1277.

68. Ho KW, Tan RS, Wong KY et al. (2007), “Late complications following

tetralogy of Fallot repair: the need for long-term follow-up”, Ann Acad

Med Singapore, 36(11), pp. 947-953.

69. James FW, Kaplan S, Schwartz DC et al (1976), “Response to exercise

in patients after total surgical correction of Tetralogy of Fallot”,

Circulation, 54(4), pp. 671-679.

70. Katz NM, Blackstone EH, Kirklin JW et al (1982), “Late survival and

symptoms after repair of tetralogy of Fallot”, Circulation, 65(2), pp. 403-410.

71. Khairy P, Aboulhosn J, Gurvitz MZ (2010), “Arrhythmia burden in

adults with surgically repaired tetralogy of Fallot: a multi-institutional

study”, Circulation, 122(9), pp. 868-875.

72. Kowalik E, Kowalski M, Różański J (2011), “The impact of pulmonary

regurgitation on right ventricular regional myocardial function: an

echocardiographic study in adults after total repair of tetralogy of

Fallot”, J Am Soc Echocardiogr, 24(11), pp. 1199-1204.

73. Kipps AK, Graham DA, Harrild DM (2011), “Longitudinal exercise

capacity of patients with repaired tetralogy of fallot”, Am J Cardiol,

108(1), pp. 99-105.

74. Kjellgren O, Gomes JA (1993), “Current usefulness of the signal-

averaged electrocardiogram”, Curr Probl Cardiol, 18(6), pp. 361-418.

75. Kutty S, Zhou J, Gauvreau K et al (2011), “Regional dysfunction of the

right ventricular outflow tract reduces the accuracy of Doppler tissue

Page 148: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

imaging assessment of global right ventricular systolic function in

patients with repaired tetralogy of Fallot”, J Am Soc Echocardiogr,

24(6), pp. 637-643.

76. Lawrence G. Rudski, Wyman W. Lai et al (2010), “Guidelines for the

echocardiographic assessment of the right heart in adults: A report from

the American society of echocardiography, endorsed by the European

association of echocardiography, a registered branch of the European

society of cardiology, and the Canada society of echocardiography”,

J am soc echocardiography, 23, pp 685-713.

77. Leyh R, Böhle A, Sievers HH, Bernhard A (1995), “Does an

aortopulmonary shunt before repair of tetralogy of Fallot limit exercise

tolerance in long-term survivors?” Cardiovasc Surg, 3(4), pp. 369-374.

78. Luijnenburg SE, Helbing WA, Moelker A et al. (2013), “5-year serial

follow-up of clinical condition and ventricular function in patients after

repair of tetralogy of Fallot”, Int J Cardiol, 169(6), pp. 439-444.

79. Mahle WT, McBride MG, Paridon SM (2002), “Exercise performance in

tetralogy of Fallot: the impact of primary complete repair in infancy”,

Pediatr Cardiol, 23(2), pp. 224-229.

80. Mahle WT, Parks WJ, Fyfe DA, Sallee D (2003), “Tricuspid

regurgitation in patients with repaired Tetralogy of Fallot and its relation

to right ventricular dilatation”, Am J Cardiol, 92(5), pp. 643-645.

81. Majeed I, Khan MA, Hussain MM (2005), “High Resolution

Electrocardiography”, Pak J Physiol, 1(1-2), pp. 1-5.

82. Massin MM, Malekzadeh-Milani SG, Schifflers S, Dessy H, Verbeet

T(2011), “Long-term electrocardiographic follow-up after repair of

tetralogy of Fallot”, Ann Noninvasive Electrocardiol, 16(4), pp. 336-343.

83. Matsuoka S, Akita H, Hayabuchi Y et al (1993), “Abnormal signal

averaged ECG after surgical repair of tetralogy of Fallot--a combined

analysis in the time and frequency domain”, Jpn Circ J, 57(9), pp. 841-850.

Page 149: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

84. McLeod KA, Hillis WS, Houston AB et al (1999), “Reduced heart rate

variability following repair of tetralogy of Fallot”, Heart, 81(6), pp. 656-660.

85. Monro James L. (2005), “Transventricular repair of Tetralogy of Fallot”,

Congenital Surgery, pp. 45-53.

86. Murphy JG, Gersh BJ, Mair DD (1993), “Long-term outcome in patients

undergoing surgical repair of tetralogy of Fallot”, N Engl J Med, 329(9),

pp. 593-599.

87. Nair KK, Ganapathi S, Sasidharan B (2013), “Asymptomatic right

ventricular dysfunction in surgically repaired adult tetralogy of fallot

patients”, Ann Pediatr Cardiol, 6(1), pp. 24-28.

88. Nakazawa M, Shinohara T, Sasaki A et al (2004), “Arrhythmias late

after repair of tetralogy of fallot: a Japanese Multicenter Study”, Circ J. ,

68(2), pp. 126-130.

89. Narayanaswamy S (2002), “High resolution electrocardiography”,

Indian Pacing Electrophysiol J, 2(2), pp. 50-56.

90. Nollert G, Fischlein T, Bouterwek S (1997), “Long-term survival in

patients with repair of tetralogy of Fallot: 36-year follow-up of 490

survivors of the first year after surgical repair”, J Am Coll Cardiol,

30(5), pp. 1374-1383.

91. Norozi K, Buchhorn R, Bartmus D et al (2006), “Elevated brain

natriuretic peptide and reduced exercise capacity in adult patients

operated on for tetralogy of fallot is due to biventricular dysfunction as

determined by the myocardial performance index”, Am J Cardiol, 97(9),

pp. 1377-1382.

92. Omeroglu RE, Olgar S, Nisli K. (2007), “Signal-averaged

electrocardiogram may be a beneficial prognostic procedure in the

postoperative follow-up tetralogy of fallot patients to determine the risk

of ventricular arrhythmias”, Pediatr Cardiol, 28(3), pp. 208-212.

Page 150: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

93. Papagiannis JK. (2005), “Postoperative arrhythmias in tetralogy of

Fallot”, Hellenic J Cardiol, 46(6), pp. 402-407.

94. Park CS, Lee JR, Lim HG et al (2010), “The long-term result of total repair

for tetralogy of Fallot”, Eur J Cardiothorac Surg, 38(3), pp. 311-317.

95. Perloff JK, Friedman WF, Laks H, Child JS. (1983), “From cyanotic

infant to acyanotic adult-The odyssey of blue babies”, The Western

Journal of Medicine, 139(5), pp. 673-687.

96. Pfeiffer ME, Andrea EM, Serra SM (2010), “Late clinical and functional

assessment of arrhythmias in children after repair of Tetralogy of Fallot”,

Arq Bras Cardiol, 95(3), pp. 295-302.

97. Presbitero P. , Demarie D. , Villani M. et al. (1996), “Result of total

correction of tetralogy of Fallot performed in alduts”, Ann Thorac Surg,

(61), pp. 1870-73.

98. Pumprla J, Howorka K, Groves D, Chester M, Nolan J. (2002),

“Functional assessment of heart rate variability: physiological basis and

practical applications”, Int J Cardiol, 84(1), pp. 1-14.

99. Rammohan M. , Airan Balram, Bhan Anil et al. (1998), “Total correction

of tetralogy of Fallot in adults-surgical experience”, International

Journal of Cardiology, (63), pp. 121-128.

100. Ramos R, Branco L, Agapito A et al (2010), “Usefulness of tissue

Doppler imaging to predict arrhythmic events in adults with repaired

tetralogy of Fallot”, Rev Port Cardiol, 29(7-8), pp. 1145-1161.

101. Roos-Hesselink J, Perlroth MG, McGhie J, Spitaels S (1995), “Atrial

arrhythmias in adults after repair of tetralogy of Fallot. Correlations with

clinical, exercise, and echocardiographic findings”, Circulation, 91(8),

pp. 2214-2219.

102. Russo G, Folino AF, Mazzotti E (2005), “Comparison between QRS

duration at standard ECG and signal-averaging ECG for arrhythmic risk

stratification after surgical repair of tetralogy of fallot”, J Cardiovasc

Electrophysiol, 16(3), pp. 288-292.

Page 151: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

103. Sadiq A., Kumaralingam G., Theodore S. et al. (2007), “Long-term

function assessment after correction of tetralogy of Fallot in adulthood”,

Ann Thorac Surg, (83), pp. 1790-1796.

104. Samman A, Schwerzmann M, Balint OH et al (2008), “Exercise capacity

and biventricular function in adult patients with repaired tetralogy of

Fallot”, Am Heart J, 156(1), pp. 100-105.

105. Sarubbi B, Pacileo G, Ducceschi V (1999), “Arrhythmogenic substrate

in young patients with repaired tetralogy of Fallot: role of an abnormal

ventricular repolarization”, Int J Cardiol, 72(1), pp. 73-82.

106. Sarubbi B, Pacileo G, Pisacane C (2000), “Exercise capacity in young

patients after total repair of Tetralogy of Fallot”, Pediatr Cardiol, 21(3),

pp. 211-215.

107. Shanmugam N, Yap J, Tan RS (2013), “Fragmented QRS complexes

predict right ventricular dysfunction and outflow tract aneurysms in

patients with repaired tetralogy of Fallot”, Int J Cardiol, 167(4),

pp. 1366-1372.

108. Silvilairat S, Wongsathikun J, Sittiwangkul R, Pongprot Y, Chattipakorn

N. (2011), “Heart rate variability and exercise capacity of patients with

repaired tetralogy of Fallot”, Pediatr Cardiol, 32(8), pp. 1158-1163.

109. Silvilairat S, Wongsathikun J, Sittiwangkul R et al (2011), “Effects of

left ventricular function on the exercise capacity in patients with repaired

tetralogy of Fallot”, Echocardiography, 28(9), pp. 1019-1024.

110. Spiewak M, Biernacka EK, Małek ŁA et al. (2011), “Right ventricular

outflow tract obstruction as a confounding factor in the assessment of the

impact of pulmonary regurgitation on the right ventricular size and

function in patients after repair of tetralogy of Fallot”, J Magn Reson

Imaging, 33(5), pp. 1040-1046.

Page 152: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

111. Steeds RP, Oakley D (2004), “Predicting late sudden death from

ventricular arrhythmia in adults following surgical repair of tetralogy of

Fallot”, QJM, 97(1), pp. 7-13.

112. Stephens Jr P. , McBride MG, Paridon SM (2010), “Cardiopulmonary

Stress Testing”, Paediatric Cardiology (Third Edition), pp. 415-436

Beckerman J, Wu T, Jones S, Froelicher VF(2005), “Exercise Test-

Induced Arrhythmias”, Prog Cardiovasc Dis, 47(4), pp. 285-305.

113. Sztajzel J. (2004), “Heart rate variability: a noninvasive

electrocardiographic method to measure the autonomic nervous system”,

Swiss Med Wkly, 134(35-36), pp. 514-522.

114. Thayer JF (2009), “Heart Rate Variability: A Neurovisceral Integration

Model”, Encyclopedia of Neuroscience, pp. 1041-1047.

115. Valente AM, Gauvreau K, Assenza GE (2014), “Contemporary

predictors of death and sustained ventricular tachycardia in patients with

repaired tetralogy of Fallot enrolled in the INDICATOR cohort”, Heart,

100(3), pp. 247-253.

116. Vaksmann G, el Kohen M, Lacroix D (1993), “Influence of clinical and

hemodynamic characteristics on signal-averaged electrocardiogram in

postoperative tetralogy of Fallot”, Am J Cardiol, 71(4), pp. 317-321.

117. Van den Berg J, Strengers JL, Wielopolski PA et al (2009), “Assessment

of biventricular functional reserve and NT-proBNP levels in patients

with RV volume overload after repair of tetralogy of Fallot at young

age”, Int J Cardiol, 133(3), pp. 364-370.

118. Villafañe J, Feinstein JA, Jenkins KJ (2013), “Hot topics in tetralogy of

Fallot”, J Am Coll Cardiol, 62(23), pp. 2155-2166.

119. Vogel M, Sponring J, Cullen S et al (2001), “Regional wall motion

and abnormalities of electrical depolarization and repolarization in

patients after surgical repair of tetralogy of Fallot”, Circulation, 103(12),

pp. 1669-1673.

Page 153: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

120. Uebing A, Fischer G, Schlangen J et al (2011), “Can we use the end

systolic volume index to monitor intrinsic right ventricular function after

repair of tetralogy of Fallot?”, Int J Cardiol, 147(1), pp. 52-57.

121. Waien SA, Liu PP, Ross BL (1992), “Serial follow-up of adults with

repaired tetralogy of Fallot”, J Am Coll Cardiol, 20(2), pp. 295-300.

122. Wald RM, Haber I, Wald R (2009), “Effects of regional dysfunction and

late gadolinium enhancement on global right ventricular function and

exercise capacity in patients with repaired tetralogy of Fallot”,

Circulation, 119(10), pp. 1370-1377.

123. Warnes CA, Williams RG, Bashore TM (2008), “ACC/AHA 2008

Guidelines for the Management of Adults with Congenital Heart

Disease: Executive Summary: a report of the American College of

Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice

Guidelines”, Circulation, 118(23), pp. 2395-2451.

124. Wessel HU, Paul MH. (1999), “Exercise studies in tetralogy of Fallot:

a review”, Pediatr Cardiol, 20(1), pp. 39-47.

125. Wyller VB, Saul JP, Barbieri R et al (2008), “Autonomic heart rate

control at rest and during unloading of the right ventricle in repaired

tetralogy of Fallot in adolescents”, Am J Cardiol, 102(8), pp. 1085-1089.

126. Xhyheri B, Manfrini O, Mazzolini M, Pizzi C, Bugiardini R (2012),

“Heart rate variability today”, Prog Cardiovasc Dis, 55(3), pp. 321-331.

127. Yu HK, Li SJ, Ip JJ et al (2014), “Right ventricular mechanics in adults

after surgical repair of tetralogy of fallot: insights from three-dimensional

speckle-tracking echocardiography”, J Am Soc Echocardiogr, 27(4),

pp. 423-429.

128. Zimmermann M, Friedli B, Adamec R, Oberhänsli I. (1991), “Ventricular

late potentials and induced ventricular arrhythmias after surgical repair of

tetralogy of Fallot”, Am J Cardiol, 67(9), pp. 873-878.

Page 154: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

129. Zheng DW, Shao GF, Feng Q, Ni YM (2013), “Long-term outcome of

correction of tetralogy of Fallot in 56 adult patients”, Chin Med J (Engl),

126(19), pp. 3675-3679.

130. Zipes DP, Camm AJ, Borggrefe M et al (2006), “ACC/AHA/ESC 2006

guidelines for management of patients with ventricular arrhythmias and

the prevention of sudden cardiac death: a report of the American College

of Cardiology/American Heart Association Task Force and the European

Society of Cardiology Committee for Practice Guidelines (Writing

Committee to Develop guidelines for management of patients with

ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death)

developed in collaboration with the European Heart Rhythm Association

and the Heart Rhythm Society”, J Am Coll Cardiol, 48(5), pp. 247-346.

Page 155: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

Bệnh nhân Cao Thị Hồng C, giới tính :nữ, 32 tuổi, số ID: 1022597, đã phẫu

thuật tứ chứng Fallot bằng phương pháp thất phải - động mạch phổi, bệnh

nhân có thời gian sau phẫu thuật hơn 3 năm. Bệnh nhân đi tái khám vì khó thở

và được làm các phương pháp điện tim như sau

Điện tâm đồ

Điện thế muộn

HFQRSd= 220 ms, HFLA = 108 ms, RMS 40 =2 µV. Điện thế muộn dương

tính

Biến thiên nhịp tim

Bệnh nhân có giảm hai thông số biến thiên nhịp tim là rMSSD và pNN50.

Điện thế muộn

dương tính

Page 156: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

Holter điện tim 24 giờ

Trên Holter ECG, bệnh nhân có ngoại tâm thu thất nhịp đôi số lượng nhiều,

có ý nghĩa bệnh lý.

Trắc nghiệm gắng sức

Trong quá trình thực hiện gắng sức, bệnh nhân có xuất hiện ngoại tâm thu thất

số lượng nhiều.

Xử trí

Cordaron 200mg x 2 viên/ ngày uống trong 7 ngày. Sau 7 ngày bệnh nhân hết

ngoại tâm thu thất nhịp đôi.

Page 157: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

Bệnh nhân Nguyễn Thị Kiều M, giới tính: nữ, 21 tuổi, số ID: 1142386, phẫu

thuật sữa chữa tứ chứng Fallot bằng phương pháp thất phải – động mạch phổi,

bệnh nhân có thời gian sau phẫu thuật dưới 3 năm. Bệnh nhân đi tái khám vì

lý do khó thở và được làm các phương pháp điện tim như sau

Điện tim

Điện thế muộn

HFQRSd = 161 ms, HFLA = 108 ms, RMS 40 = 20 µV. Điện thế muộn

dương tính

Biến thiên nhịp tim

Bệnh nhân có giảm hai thông số biến thiên nhịp tim là rMSSD và pNN50.

Điện thế muộn

dương tính

Page 158: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

Holter điện tim 24 giờ

Holter điện tim 24giờ có ngoại tâm thu thất nhịp đôi và cặp đôi số lượng

nhiều.

Trắc nghiệm gắng sức

Trong quá trình gắng sức, xuất hiện ngoại tâm thu thất dày, nhịp đôi.

Xử trí

Cordaron 200mg x 2 viên/ ngày uống trong 7 ngày. Sau 7 ngày bệnh nhân hết

ngoại tâm thu thất nhịp đôi.

Page 159: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

PHIẾU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng các phƣơng pháp thăm dò điện tim

không xâm nhập ở bệnh nhân sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn

tứ chứng Fallot

I. HÀNH CHÍNH

Họ và tên : .................................. Tuổi : ............... Giới : Nam Nữ

Nghề nghiệp : ............. Địa chỉ : .................................................................

Số điện thoại liên lạc: Cố định............. Di động:........................................

II. TIỀN SỬ BẢN THÂN

Phẫu thuật tạm thời lúc ... tuổi. Phẫu thuật triệt để lúc ... tuổi.

Tiền sử khác : ..............................................................................................

III. SAU PHẪU THUẬT

Ngày tái khám : .......................... Số ID : ...................................................

- chiều cao:………(m) = ..........(cm) - cân nặng:…….…….(kg)

- BMI:……………(kg/m2) - BSA:……………....(m

2)

3.1. KHÁM LÂM SÀNG

3.1.1. Cơ năng

Khó thở : thường xuyên gắng sức không

Cơn tím thiếu oxy cấp: có không

Ngồi xổm: có không

Page 160: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

NYHA: .......................................................................................................

3.1.2. Thực thể

Tím da niêm mạc: có không

Ngón tay, chân hình dùi trống có không

Âm thổi tâm thu có không

Khác: ..........................................................................................................

3.2. CẬN LÂM SÀNG

3.2.1. ECG

Nhịp .......................... Trục ................. Tần số..................

Block nhánh phải : □ hoàn toàn □ Không hoàn toàn

PR............ms QRS...........ms QT……ms QTc…………ms

Rối loạn nhịp.......................................................................

Khác:…………………………………………………………

3.2.2. Điện thế muộn

Điện thế muộn : dương tính □ âm tính □

RMS : ………... μv. HFLA: ……… ms . HFQRSd: …….ms

QRSd: ……… ms.

3.2.3. Trắc nghiệm gắng sức

Rối loạn nhịp tim có không trong quá trình gắng sức

Công tối đa đạt được:….. thời gian gắng sức là:……

Khác:

3.2.3 Xquang tim-phổi thẳng

Chỉ số tim lồng ngực:………………….

3.2.4.Các thông số siêu âm- Doppler tim

Page 161: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

Phần I: CÁC THÔNG SỐ SIÊU ÂM THƢỜNG QUY (M Mode, 2D)

- AO:………(mm) - LA:………(mm) - LVIDd:……….(mm)

- LVIDs:…….…(mm) - IVSd:……..(mm) - IVSs:……..(mm)

- LVPWs:……..(mm) - LVPWd:….….(mm)

- EF:……….(%) - FS:……….(%) - RVDd: …………(mm)

Hở van 3 lá mức độ : 1/4 2/4 3/4 4/4

Diện tích dòng hở(cm2): ....................................................................................

Độ lan của dòng hở: ..........................................................................................

Hở van ĐMP mức độ : 1/4 2/4 3/4 4/4

Diện tích dòng hở(cm2): ....................................................................................

Độ lan của dòng hở: ..........................................................................................

Có lỗ thông liên thất tồn dư có không

Đkvan ĐMP (mm) ………………..... ĐKthân ĐMP…………(mm)

ĐKĐMP(trái). ……………… (mm) ĐK ĐMP(phải).…………(mm)

Áp lực thất phải(mmHg):……………..

Chênh áp thất phải- ĐMP ( mmHg): ………………

Thể tích thất phải cuối tâm trương:…… thể tích nhĩ phải:………

- Bề dày thành thất phải tâm trương:…….(mm)

- Đường kính đáy thất:……….(mm) - Đường kính giữa thất:……….(mm)

- Đường kính đáy mỏm:……….(mm)

- Phân suất diện tích thất phải:………..(%) - TAPSE:………...(mm)

Phần II: CÁC THÔNG SỐ DOPPLER XUNG THẤT TRÁI

Page 162: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

VE2 (cm/s): VA2 (cm/s): VE2/VA2: DTE2(ms):

Phần III: CÁC THÔNG SỐ DOPPLER MÔ THẤT TRÁI

E2M (cm/s): A2M (cm/s): S2M (cm/s):

IRT2m (ms)= ICT2M(ms)= ET2m=

Tei2m=(IRT2m+ICT2m)/ET2m= E2/E2m=

Phần IV. CÁC THÔNG SỐ DOPPLER XUNG THẤT PHẢI

VE3 (cm/s): VA3 (cm/s): VE3/VA3: DTE3(ms):

Phần V. CÁC THÔNG SỐ DOPPLER MÔ THẤT PHẢI

E3M (cm/s): A3M (cm/s): S3M (cm/s):

IRT3m (ms)= ICT3M(ms)= ET3m(ms)=

Tei3m=(IRT3m+ICT3m)/ET3m= E3/E3m=

3.2.5. Công thức máu

HC: ........................ Hb :......................... Hct: ........................

3.2.6. Điện giải đồ

Natri :................ Kali:................. Canxi:.......... Magie:.......... (mmol/l)

Khác:………………………………

3.2.7. Holter ECG 24 giờ

- Rối loạn nhịp

Số NTT nhĩ ......... Số NTT thất .......

Phân độ NTTT theo Lown ..................

Số NNKPT...................... Số NNKPTT..................

Nhịp chậm xoang…………… Nhịp nhanh xoang……….

Page 163: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

Block A-v cấp ………………………………………..

Khác:……………………………………………………..

-Biến thiên nhịp tim:

SDNN:........................... SDANN:.............................

rMSSd:........................... ASDNN:....................

pNN 50:...........................................................................................

VLF:............. LF:.............. HF................... WF:............... LF/HF:……

3.2.8. Diễn tiến : ................................................................................................

Điều trị: .......................................................................................................

.....................................................................................................................

Huế, ngày tháng năm 201

Ngƣời thực hiện

Page 164: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

DANH SÁCH BỆNH NHÂN NHÓM NGHIÊN CỨU

Stt Họ và Tên Tuổi Giới Số BA Ngày tái khám

1 Phan Dương Th. 16 Nam 910514 04/11/11

2 Đỗ Thị H. 17 Nữ 912272 09/11/11

3 Ngô Viết Q. 19 Nam 915982 14/11/11

4 Nguyễn Thị M. 48 Nữ 919485 18/11/11

5 Lê Văn Y. 21 Nam 975133 21/02/12

6 Tống thị yến Nh. 19 Nữ 975560 21/02/12

7 Nguyễn Văn Th. 20 Nam 971981 15/02/12

8 Huỳnh thị Minh Th. 23 Nữ 917977 16/11/11

9 Chu Văn Tr. 16 Nữ 980837 28/02/12

10 Trần Lê Vũ Th. 34 Nam 923153 23/11/11

11 Ngô Văn M. 34 Nam 923155 23/11/11

12 Phạm Văn Nh. 16 Nam 923721 24/11/11

13 Võ Tạ Ngọc Th. 16 Nữ 924119 24/11/11

14 Nguyễn Văn L. 16 Nam 927204 29/11/11

15 Trần Thị Ng. 18 Nữ 928066 30/11/11

16 Nguyễn Văn Nh. 21 Nam 926865 29/11/11

17 Võ Thanh Tr. 17 Nam 928181 30/11/11

18 Lê Văn B. 18 Nam 928184 30/11/11

19 Hoàng Sỹ Th. 17 Nam 932020 06/12/11

20 Lê Văn B. 16 Nam 933089 08/12/11

21 Phạm Thị Ngọc O. 22 Nữ 937879 15/12/11

22 Lý Xuân Ph. 15 Nam 939011 19/12/11

23 Nguyễn Thị H. 23 Nữ 940221 20/12/11

24 Hồ thị Diệu Ch. 19 Nữ 941987 22/11/11

25 Đỗ Trọng L. 16 Nam 943937 26/12/11

26 Trịnh Thị Tr. 16 Nữ 944569 27/12/11

Page 165: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

27 Võ xuân V. 18 Nam 944988 27/12/11

28 Phạm Thanh Th. 22 Nam 949383 04/01/12

29 Võ Thị Mỹ Ph. 17 Nữ 105239 07/1/12

30 Lê Văn L. 16 Nam 955218 16/01/12

31 Trần Văn V. 25 Nam 956812 18/01/12

32 Trần Thị Kim H. 35 Nữ 964949 07/02/12

33 La Duy T. 16 Nam 963728 06/02/12

34 Nguyễn Ngọc L. 16 Nam 971641 15/02/12

35 Trần thị Th. 31 Nữ 982247 01/03/12

36 Nguyễn Ngọc V. 16 Nam 990247 13/3/12

37 Hồ Thị L. 16 Nữ 997293 21/03/12

38 Trần Vân A. 16 Nam 1006055 03/4/12

39 Trần Quang Tr. 19 Nam 1008500 05/4/12

40 Bùi Lê Minh H. 15 Nam 1007258 04/4/12

41 Nguyễn Thị Thu S. 19 Nữ 1009065 06/04/12

42 Trần Thanh Th. 17 Nam 1010389 09/4/12

43 Trương Đình T. 25 Nam 1010654 09/4/12

44 Lê Văn Th. 16 Nam 1018139 17/4/12

45 Trần Thị Mộng Ph. 24 Nữ 1020609 20/4/12

46 Trần Thanh T. 16 Nam 1022054 23/4/12

47 Phạm Thị Lan H. 27 Nữ 1022957 24/4/12

48 Cao Thị Hồng C. 32 Nữ 1022597 24/4/12

49 Nguyễn Tấn Đ. 16 Nam 1023797 25/4/12

50 Dương Thị Bích L. 20 Nữ 1033039 09/5/12

51 Nguyễn Thị Thanh B. 46 Nữ 1059439 12/06/12

52 Phan Văn V. 29 Nam 1060905 14/6/12

53 Lê Thị S. 16 Nữ 1063318 18/6/12

54 Nguyễn Văn H. 16 Nam 1074209 02/7/12

55 Nguyễn Thị A. 18 Nữ 1078756 06/07/12

56 Đặng Văn T. 19 Nam 1099693 31/7/12

Page 166: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢChueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidun… · Dược Huế, Ban Giám đốc ... Sinh lý bệnh ở bệnh

57 Phạm Thị Quế Ph. 34 Nữ 1100437 01/08/12

58 Phạm Văn H. 21 Nam 1111410 14/08/12

59 Trần Quang V. 33 Nam 1158266 11/10/12

60 Nguyễn Thị Kiều M. 21 Nữ 1142386 24/09/12

61 Đoàn Công M. 18 Nam 1178963 05/11/12

62 Lê Thị S. 55 Nữ 176667* 20/10/12

63 Nguyễn Thị Mỹ D. 21 Nữ 1188078 14/11/12

64 Phạm Thị Diệu N. 18 Nữ 1193455 20/11/12

65 Ngô Văn Q. 19 Nam 1194000 21/11/12

66 Lư Thị Ngọc S. 24 Nữ 037172 26/02/13

67 Cao Thị My S. 16 Nữ 061952 26/03/12

68 Mai Văn N. 20 Nam 048549 12/03/13

69 Phan Thị Như Q. 20 Nữ 045345 07/03/13

70 Nguyễn Đức Ph. 33 Nam 106967 20/05/13

71 Nguyễn Thị D. 33 Nữ 116648 30/05/13

72 Trịnh Huy L. 22 Nam 169599 29/7/13

73 Nguyễn Thị Y. 27 Nữ 203923 04/9/13

74 Phan Thị Hồng Th. 21 Nữ 1006047 03/04/12

*: Nhập viện tại khoa Nội Tim Mạch

Xác nhận của khoa CĐHA-TDCN TM Xác nhận của khoa Nội Tim

Mạch

Xác nhận của phòng Kế hoạch tổng hợp- Bệnh viện trung ƣơng Huế