bỘ y tẾ truyỀn thÔng phÒng chỐng ung thƯ

141
BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ (Tài liệu đào tạo dành cho ging viên tuyến tnh, huyn) HÀ NỘI, 2015

Upload: truongxuyen

Post on 28-Jan-2017

232 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

BỘ Y TẾ

TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

(Tài liệu đào tạo dành cho giảng viên tuyến tỉnh, huyện)

HÀ NỘI, 2015

Page 2: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

2

Chủ biên

Ths.Bs Trần Quang Mai, Phó Giám dốc phụ trách, quản lý điều hành - Trung tâm Truyền

thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương.

PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc bệnh viện K, Viện trưởng viện nghiên cứu ung

thư quốc gia.

Ban biên soạn

ThS. Bs Trần Thị Tuyết Minh, Phó trưởng phòng Tư vấn-Dich vụ - Trung tâm Truyền

thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương.

ThS.Bs Hồ Thiên Nga, Trưởng phòng Tổ chức-Hành chính - Trung tâm Truyền thông Giáo

dục sức khỏe Trung Ương.

Ths.Bs Lý Thu Hiền, Trưởng phòng Đào tạo và NCKH - Trung tâm Truyền thông Giáo dục

sức khỏe Trung Ương.

BSCK1. Nguyễn Văn Giang, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến - Trung tâm Truyền thông Giáo

dục sức khỏe Trung Ương.

Bs. Nguyễn Đôn Cường, Chuyên viên phòng Tư vấn-Dịch vụ - Trung tâm Truyền thông

Giáo dục sức khỏe Trung Ương.

Biên tập

Ths.Bs Trịnh Ngọc Quang, Phó Giám đốc - Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe

Trung Ương.

BSCK1. Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng Tư vấn-Dịch vụ - Trung tâm Truyền thông

Giáo dục sức khỏe Trung Ương.

Thư ký

ThS. BS Trần Thị Tuyết Minh, Phó trưởng phòng Tư vấn-Dich vụ - Trung tâm Truyền

thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương.

Page 3: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

3

Lời mở đầu

Bệnh ung thư ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của nhiều người. Tuy

nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 1/3 số ung thư có thể dự phòng được; 1/3 số

ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp;

1/3 số ung thư còn lại có thể kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống nếu được chăm sóc

và điều trị tích cực.

Tại Việt Nam, trên 80% bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh ung thư ở giai đoạn

muộn chủ yếu là do chưa có hiểu biết đúng về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư. Vì

vậy, công tác truyền thông phòng chống ung thư cho người dân nhằm nâng cao nhận thức

để thực hiện hành vi có lợi cho sức khỏe, phát hiện sớm và điều trị tích cực là một trong

những hoạt động quan trọng cần được các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng quan tâm

đúng mức.

Để giúp cho công tác truyền thông phòng chống ung thư đạt hiệu quả, cuốn tài liệu

“Truyền thông phòng chống ung thư” nhằm cung cấp cho giảng viên tuyến tỉnh, huyện

những kiến thức và phương pháp cần thiết để giảng dạy khóa học về truyền thông phòng

chống ung thư cho cán bộ làm công tác truyền thông tại địa phương.

Tài liệu được biên soạn dựa trên cuốn “Truyền thông phòng chống ung thư”do Bệnh

viện K và Trường Đại học y Hà Nội phối hợp biên soạn và một số tài liệu trong nước và

quốc tế khác. Những nội dung giảng dạy được chỉnh sửa dần qua các khóa tập huấn trong

khuôn khổ Dự án phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng

(bệnh ung thư) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế. Ban biên soạn tài liệu rất mong

nhận được nhiều ý kiến đóng góp để tài liệu tiếp tục hoàn thiện hơn.

BAN BIÊN SOẠN

Page 4: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

4

Mục lục

NỘI DUNG Trang

Lời mở đầu...................................................................................................................... 3

Danh mục chữ viết tắt..................................................................................................... 5

Chương trình đào tạo “Truyền thông phòng chống ung thư” 6

Bài1. Các nội dung cần truyền thông về phòng chống ung tthư................................ 10

Bài 2. Một số khái niệm cơ bản về truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống

ung thư 36

Bài 3. Các kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp................................................. 54

Bài 4. Cách sử dụng một số tài liệu truyền thông tại cộng đồng.................................... 79

Bài 5. Một số hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng........................................ 96

Bài 6. Lập kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.............................. 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 140

Page 5: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

5

Danh mục chữ viết tắt

Chữ viết tắt Tên đầy đủ

AP Áp phích

GDSK Giáo dục sức khỏe

GV Giảng viên

HV Học viên

PCUT Phòng chống ung thư

TLN Thảo luận nhóm

TPT Tờ phát tay

TT Truyền thông

TĐHV Thay đổi hành vi

TTTĐHV Truyền thông thay đổi hành vi

TTV Tuyên truyền viên

TV

TCYTTG

Tư vấn

Tổ chức y tế thế giới

Page 6: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

6

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

1. Tên khóa học: Truyền thông phòng chống ung thư dành cho cán bộ y tế tuyến tỉnh,

huyện.

2. Thời gian đào tạo: 30 tiết (50 phút/tiết)

3. Mục tiêu đào tạo

1. Nâng cao kiến thức về phòng chống ung thư (tác nhân, yếu tố nguy cơ, phương

pháp phòng bệnh ung thư; Phát hiện sớm một số bệnh ung thư thường gặp; Các

phương pháp điều trị ung thư; Nguyên tắc và nội dung chăm sóc giảm nhẹ).

2. Tăng cường năng lực truyền thông về phòng chống ung thư tại cộng đồng (kỹ

năng, kiến thức truyền thông; Xây dựng kế hoạch truyền thông tại cộng đồng).

4. Nội dung chương trình đào tạo

TT Tên bài Mục tiêu học tập

Số tiết

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

1

Các nội dung

cần truyền

thông về

phòng chống

ung thư

1. Trình bày được khái niệm, các nhóm

tác nhân gây ung thư

2. Phân tích được khái niệm về phòng

bệnh ung thư và các yếu tố nguy cơ gây

bệnh ung thư và các biện pháp cụ thể

phòng bệnh ung thư

3. Mô tả được các yếu tố nguy cơ, dấu

hiệu sớm và phương pháp sàng lọc 4

bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam.

4. Liệt kê được các phương pháp điều trị

ung thư và những việc cần làm trong

chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh

ung thư.

5. Thực hành được một số biện pháp cụ

thể phòng, phát hiện sớm bệnh ung thư

(cách tính chỉ số BMI, tự khám vú).

8 4 4

2

Một số khái

niệm cơ bản

về truyền

thông thay

đổi hành vi

phòng chống

1. 1. Giải thích được các khái niệm thông

tin, tuyên truyền, truyền thông, truyền

thông thay đổi hành trong phòng chống

ung thư.

2. 2. Phân tích được các bước của quá trình

TĐHV và một số yếu tố giúp đối tượng

3 2 1

Page 7: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

7

5. Đối tượng học viên tham dự

- Cán bộ làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến tỉnh, huyện.

- Cán bộ thuộc BVĐK tỉnh/huyện; Trung tâm YTDP và Trung tâm chăm sóc SKSS

tuyến tỉnh/huyện.

- Cán bộ tham gia công tác quản lý, phòng và điều trị các bệnh ung thư tuyến tỉnh,

huyện.

ung thư

thay đổi hành vi một cách bền vững.

3. Phân tích được những khó khăn/rào

cản trong quá trình thay đổi hành vi về

phòng, chống ung thư.

3

Các kỹ năng

cơ bản trong

truyền thông

trực tiếp

1. Trình bày được khái niệm, mục đích

và tầm quan trọng của các kỹ năng cơ

bản trong truyền thông trực tiếp.

2. Thực hành được các kỹ năng cơ bản

trong truyền thông trực tiếp.

8 4 4

4

Cách sử

dụng một số

tài liệu

truyền thông

1. Giải thích được tầm quan trọng của tài

liệu truyền thông trong quá trình thực

hiện truyền thông phòng chống ung thư

2. Biết cách sử dụng và bảo quản một số

loại tài liệu truyền thông hay sử dụng.

3 1 2

5

Một số hình

thức truyền

thông trực

tiếp tại cộng

đồng

1. Mô tả được một số hình thức truyền

thông trực tiếp về phòng chống ung thư

tại cộng đồng.

2. Thực hành được một số hình thức

truyền thông trực tiếp tại cộng đồng

(Thảo luận nhóm, tư vấn, thăm hộ gia

đình, nói chuyện sức khỏe)

7 3 4

6

Lập kế hoạch

truyền thông

phòng chống

ung thư tại

cộng đồng

1. Mô tả được 10 đề mục cần có khi lập

kế hoạch cho 1 buổi truyền thông

GDSK.

2. Lập được kế hoạch 1 buổi truyền

thông GDSK.

3. Lập được kế hoạch truyền thông theo

thời gian (tháng hoặc quý, năm)

đồng.

3 1 2

Tổng cộng 32 15 17

Page 8: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

8

6. Giảng viên

- Trình độ chuyên môn: Bác sỹ chuyên khoa I hoặc Thạc sỹ bác sỹ trở lên.

- Đã tham gia khóa đào tạo Giảng viên tuyến Trung ương về truyền thông phòng

chống ung thư do Bệnh viện K và Trường đại học y Hà Nội tổ chức.

- Đã từng tham gia giảng dạy các lớp tập huấn trước đó về Truyền thông phòng chống

ung thư.

7. Phương pháp dạy – học

- Thuyết trình ngắn

- Động não

- Thảo luận nhóm

- Đóng vai

- Đọc nghiên cứu tài liệu

- Nhận xét đánh giá từng buổi học

8. Tài liệu dùng trong khóa đào tạo

- Tài liệu “Truyền thông phòng chống ung thư” dành cho học viên được Bộ Y tế phê

duyệt

- Các bài phát tay của giảng viên trong buổi học

- Các tài liệu truyền thông về phòng chống ung thư như : Tờ gấp, áp phích, đĩa hình,

đĩa tiếng do bệnh viện K sản xuất.

9. Trang thiết bị và đồ dùng dạy học

- Chuẩn bị phương tiện học tập gồm: Bảng trắng, phấn, bút dạ các màu (đen/xanh và

đỏ), giấy A4, A0, bìa màu, kéo, dao rọc giấy, băng dính…

- Phòng học đủ rộng cho khoảng 25-30 học viên, đủ bàn ghế, đảm bảo diện tích để

phân nhóm. Sắp xếp bàn ghế phù hợp (hình chữ U hoặc nhóm học tập).

10. Lượng giá kết quả học tập

- Sử dụng phương pháp đặt các câu hỏi, quan sát sự phản hồi và thực hành của học

viên

- Sử dụng test lượng giá trước học và sau học. Giảng viên chấm bài, thông báo kết quả

cho học viên, nhấn mạnh những nội dung có kết quả chưa cao.

11. Tổ chức khóa học

- Các khóa đào tạo do Trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương trực

tiếp quản lý và phối hợp với các Sở y tế tỉnh phối hợp tổ chức

- Mỗi lớp không quá 30 học viên, được chia thành 3-4 nhóm nhỏ để thực hành và làm

Page 9: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

9

bài tập.

- Mỗi buổi học có 1 giảng viên và 1 trợ giảng

- Thành viên Ban tổ chức thường xuyên có mặt tại lớp học để hỗ trợ giảng viên và học

viên.

- Chuẩn bị trước các bài tập và các tài liệu liên quan hỗ trợ học viên làm bài tập.

12. Cấp giấy chứng nhận

- Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe trung ương cấp giấy chứng nhận cho các

học viên đủ tiêu chuẩn sau:

o Đúng đối tượng tham gia đào tạo

o Không vi phạm nội quy lớp học

o Tham dự đầy đủ thời gian khóa học, vắng mặt không quá 20% thời

gian học tập tại lớp.

o Hoàn thành các bài tập của khóa học

o Sau khóa học, các học viên sẽ tiến hành làm bài kiểm tra đánh giá

sau khóa học và cấp Giấy chứng nhận.

- Người được cấp giấy chứng nhận được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định của

thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 của Bộ Y tế.

Page 10: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

10

BÀI 1

CÁC NỘI DUNG CẦN TRUYỀN THÔNG

VỀ PHÒNG BỆNH UNG THƯ

PHẦN I. CHUẨN BỊ CHO BÀI DẠY - HỌC

Những việc giảng viên cần chuẩn bị cho bài học:

- Nghiên cứu trước nội dung lý thuyết bài 1“Nội dung cần truyền thông trong phòng

bênh ung thư” trong cuốn tài liệu “Truyền thông phòng chống ung thư” phát cho học

viên.

- Chuẩn bị một kế hoạch bài giảng chi tiết đáp ứng mục tiêu bài học. Thực hiện đầy đủ

các hoạt động của giảng viên và học viên theo kế hoạch bài giảng (Phụ lục 1).

- Chuẩn bị bài giảng trên máy tính bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint với 38 bản

chiếu được đánh số thứ tự từ 1 đến 43 (Phụ lục 2)

- Chuẩn bị các tờ giấy áp phích khổ to đã viết tóm tắt những điểm chính của bài học

được đánh số thứ tự từ AP1.1 đến AP1.5 (Phụ lục 3)

- Chuẩn bị phòng học cho khoảng 25-30 học viên, đủ bàn ghế, đảm bảo diện tích để

phân nhóm. Sắp xếp bàn ghế phù hợp (hình chữ U hoặc nhóm học tập).

- Chuẩn bị phương tiện học tập gồm: Bảng trắng, bút dạ các màu (đen/xanh và đỏ),

giấy A4, A0, bìa màu, băng dính…

- Trước buổi học, giảng viên cần kiểm tra bài giảng trên máy tính, sự kết nối máy

chiếu với máy tính và vị trí treo các áp phích.

PHẦN II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động 1. Giới thiệu bài học và mục tiêu bài học

Thời gian dự kiến: 5 phút.

- Giảng viên chiếu bản chiếu số 1 và nêu tóm tắt thực tế hoạt động truyền thông

phòng chống ung thư ở Việt Nam hiện nay, dẫn chứng sự thay đổi mô hình bệnh tật

ở nước ta chuyển từ bệnh lây nhiễm là chủ yếu sang bệnh không lây nhiễm. Cho tới

nay, bệnh ung thư đã trở thành nguyên nhân số một đe dọa sức khỏe cộng đồng trong

nhóm bệnh không lây nhiễm. Bệnh ung thư không những ảnh hưởng trực tiếp tới

người bệnh mà còn là gánh nặng đối với cộng đồng. Bệnh gây tâm lý lo ngại cho gia

đình, người thân và thiệt hại kinh tế cho quốc gia. Ung thư là bệnh không lây nhiễm

Page 11: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

11

có xu hướng tăng nhanh cả về số ca mắc mới và số tử vong, tuy nhiên ung thư không

phải là hết, ung thư không phải là căn bệnh vô phương cứu chữa. Theo WHO, 1/3

các loại ung thư có thể dự phòng dược, 1/3 ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát

hiện sớm, điều trị kịp thời và 1/3 số bệnh nhân ung thư còn lại có thể kéo dài thời

gian và nâng cao chất lượng cuộc sống bằng các phương pháp điều trị, chăm sóc.

Chính vì vậy đào tạo về nội dung này được trở thành trọng tâm của hoạt động truyền

thông phòng chống bệnh ung thư.

- Giảng viên chiếu bản chiếu số 2. Yêu cầu học viên đọc mục tiêu và nêu ý kiến chưa

hiểu về mục tiêu bài học.

Hoạt động 2. Hướng dẫn phần “Khái niệm cơ bản về ung thư, các nhóm tác nhân gây

ung thư”.

Thời gian dự kiến: 40 phút.

- Giảng viên đặt câu hỏi: “Các anh/chị hiểu thế nào là ung thư ”. Ghi ý kiến của học

viên lên bảng, gạch chân bằng bút đỏ những từ khoá mà học viên đã nêu. Giảng viên

chiếu bản chiếu 3,4,5,6 tóm tắt khái niệm ung thư , treo AP1.1 lên tường.

- Giảng viên tóm tắt tình hình bệnh ung thư trên thế giới và ở Việt Nam bằng cách

chiếu các bản chiếu từ 7 đến 10.

- Giảng viên chia nhóm để thảo luận nhóm nhỏ và đặt câu hỏi thảo luận “Các nhóm

tác nhân gây ung thư”. Học viên thảo luận và viết ý kiến lên giấy A0, mời đại diện

nhóm trình bày, các học viên khác lắng nghe và đóng góp ý kiến. Giảng viên dùng

bút đỏ gạch chân những từ khoá quan trọng, chiếu bản chiếu từ 11 đến 24 trình bày

về tác nhân gây ung thư và treo AP1.2 lên tường.

- Chiếu băng video về sự phát triển của tế bào ung thư minh họa thêm cho bài giảng

Hoạt động 3. Hướng dẫn phần “Khái niệm về phòng bệnh, các yếu tố nguy cơ gây

bệnh ung thư và các biện pháp phòng bệnh ung thư”

Hoạt động 3.1. Hướng dẫn phần “Khái niệm về phòng bệnh và các yếu tố nguy cơ gây

bệnh ung thư”

Thời gian dự kiến: 20 phút.

- Giảng viên đặt câu hỏi “Khái niệm về phòng bệnh ung thư”, học viên rả lời. Ghi ý

kiến của học viên lên bảng, gạch chân bằng bút đỏ những từ khoá mà học viên đã

nêu. Giảng viên chiếu bản chiếu 25 trình bày khái niệm phòng bệnh ung thư .

- Giảng viên đặt câu hỏi “Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư”, học viên thảo luận

Page 12: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

12

nhóm nhỏ tại chỗ. Đề nghị đại diện từng nhóm học viên trả lời. Giảng viên chiếu bản

chiếu số 26 và trình bày và treo AP1.3 lên tường.

Hoạt động 3.2. Hướng dẫn phần “Các biện pháp phòng bệnh ung thư”

Thời gian dự kiến: 50 phút.

- Giảng viên chia 3 nhóm và đặt câu hỏi “các biện pháp cụ thể phòng bệnh ung thư”,

Các nhóm thảo luận và trình bày. Giảng viên dùng bút đỏ gạch chân những từ khoá

mà học viên đã nêu. Giảng viên chiếu bản chiếu 27,28,29 phân tích và kết luận, treo

AP1.4 lên tường.

Hoạt động 4. Hướng dẫn phần “Các loại ung thư phổ biến, yếu tố nguy cơ, dấu hiệu

sớm và phương pháp sàng lọc của mỗi loại ung thư”

Thời gian dự kiến: 50 phút

Hoạt động 4.1. Khái niệm sàng lọc và nguyên tắc sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư.

Thời gian dự kiến: 15 phút.

Tạo nhóm nhỏ rì rầm để thảo luận. Giảng viên đặt câu hỏi “Khái niệm sàng lọc và nguyên

tắc sàng lọc phát hiện sớm ung thư.” Đề nghị từng nhóm trình bày, nhóm khác góp ý và bổ

sung. Giảng viên chiếu các bản chiếu: 30,31,32 trình bày khái niệm và nguyên tắc sàng lọc,

phát hiện sớm bệnh ung thư.

Hoạt động 4.2. Các loại ung thư phổ biến, dấu hiệu sớm và phương pháp sàng lọc của mỗi

loại ung thư.

Thời gian dự kiến: 35 phút.

- Giảng viên đặt câu hỏi: “Anh chị có thể liệt kê các bệnh ung thư phổ biến?”. Học

viên động não trả lời nhanh.

- Giảng viên hỏi học viên về Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống ung thư?

Giới thiệu 4 loại ung thư phổ biến được quan tâm: Ung thư vú - ung thư cổ tử cung -

ung thư dạ dày – ung thư khoang miệng – ung thư đại tràng.

- Chia nhóm thảo luận. Giảng viên đặt câu hỏi “Liệt kê các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu

sớm, phương pháp sàng lọc 4 loại bệnh ung thư phổ biến”. Đề nghị mỗi nhóm luân

phiên lên trình bày (các nhóm không trùng 1 bệnh), nhóm khác bổ sung. Giảng viên

chiếu bản chiếu từ 33 đến 43 để tóm tắt, phân tích và treo AP1.5 lên tường.

Hoạt động 5. Hướng dẫn phần “Các phương pháp điều trị ung thư và những việc cần

làm trong chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư”

Thời gian dự kiến: 25 phút.

Page 13: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

13

- Giảng viên đặt câu hỏi: “Liệt kê các phương pháp điều trị ung thư”, ghi ý kiến học

viên. Dùng bút đỏ gạch chân những từ, cụm từ then chốt. Chiếu bản chiếu 44,45 và

thuyết trình về phương pháp điều trị ung thư

- Chiếu bản chiếu số 46 đến 52 trình bày khái niệm, đối tượng, nguyên tắc...của chăm

sóc giảm nhẹ

- Giảng viên tiếp tục đặt câu hỏi Hỏi “Liệt kê các việc cần làm trong CSGN”. Các học

viên thảo luận nhóm nhỏ rì rầm. Các nhóm cử đại diện trả lời nhanh, mỗi nhóm 1 ý

nhóm sau không trùng nhóm trước. Giảng viên ghi ý kiến ọc viên lên bảng, chiếu

bản chiếu số 53, 54 và phân tích

Hoạt động 6. Hướng dẫn phần “Thực hành một số biện pháp cụ thể trong phòng,

phát hiện sớm bệnh ung thư”

Thời gian dự kiến: 200 phút.

- Thực hành tính chỉ số BMI: các học viên tự tính chỉ số BMI của mình và đánh giá

kết quả

- Thực hành khám vú. Giảng viên trình chiếu videoclip về khám vú để phát hiện sớm

ung thư vú. Các nhóm thực hành hướng dẫn khám vú.

Hoạt động 7. Tóm tắt bài học

- Thời gian dự kiến: 10 phút.

- Giảng viên yêu cầu học viên nhắc lại những điều cần nhớ của bài học trong 10 phút.

PHẦN III. NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ GỢI Ý

Tổng quan về ung thư là những kiến thức tương đối mới đối với những cán bộ làm

truyền thông về ung thư, lượng kiến thức rất rộng và quá nhiều tài liệu về lĩnh vực này, do

vậy nếu giảng viên không căn cứ vào nhu cầu của học viên chúng ta rất dễ bị lan man trong

những tài liệu kiến thức về ung thư. Giảng viên nên xác định rõ đối tượng học viên là ai, họ

cần những kiến thức tổng quan về ung thư đến đâu? Để chúng ta có phương pháp giảng dạy

phù hợp và cung cấp lượng kiến thức vừa đủ tránh lan man.

Trong khi giảng viên phân tích để đưa ra kết luận cần đưa ra những ví dụ minh hoạ

cụ thể để giúp cho người học dễ hình dung và dễ tiếp thu, giảng viên nên suy nghĩ tìm tòi và

đưa ví dụ gần với thực tế của địa phương.

PHẦN IV. PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kế hoạch bài giảng

Page 14: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

14

Mục tiêu học tập:

Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:

1. Trình bày được khái niệm, các nhóm tác nhân gây ung thư

2. Phân tích được khái niệm về phòng bệnh ung thư, các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư

và các biện pháp cụ thể phòng bệnh ung thư

3. Mô tả được các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu sớm và phương pháp sàng lọc 4 bệnh ung thư

phổ biến ở Việt Nam.

4. Liệt kê được các phương pháp điều trị ung thư và những việc cần làm trong chăm sóc

giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư.

5. Thực hành được một số biện pháp cụ thể phòng, phát hiện sớm bệnh ung thư (cách tính

chỉ số BMI, tự khám vú).

Page 15: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

15

Kế hoạch bài giảng

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương

tiện

dạy-học

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

1. Giới

thiệu tên

bài và

mục tiêu

bài học

5 Thuyết

trình ngắn

- Bút dạ

- Bảng

trắng

- Bản

chiếu 1,2

- Giới thiệu tên bài

và mục tiêu

- Hỏi HV xem có

điểm nào chưa rõ

hoặc cần thay đổi

mục tiêu nào

- Lắng

nghe

- Thảo luận

cả lớp

Giải thích

điều chưa

rõ của

học viên

2. Khái

niệm, các

nhóm tác

nhân gây

ung thư.

40 - Thảo

luận nhóm

- Xem

băng

- Giấy Ao

- Bút

dạ/kéo,

băng dính,

kẹp nhựa.

- Bản

chiếu 3

đến 24

- AP1.1;

1.2

- Máy

tính, máy

chiếu

- Chia nhóm học

viên

- Đặt câu hỏi thảo

luận về khái niệm,

tác nhân, các yếu tố

nguy cơ gây ung

thư

- Tóm tắt, dán AP

và lưu lại trên

tường.

- Cho học viên xem

băng mô tả sự phát

triển của tế bào ung

thư

- Thảo luận

dưới sự

điều hành

của nhóm

trưởng.

- Thư ký

ghi lên

giấy A0.

- Đề nghị

từng nhóm

trình bày,

các nhóm

khác thảo

luận.

- Quan sát

và thảo

luận

Giải

thích,

bình luận

của giảng

viên và

học viên

3. khái

niệm về

phòng

bệnh ung

thư, các

yếu tố

nguy cơ

gây bệnh

ung thư

và các

biện pháp

cụ thể

phòng

bệnh ung

thư

Page 16: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

16

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương

tiện

dạy-học

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

3.1.Khái

niệm về

phòng

bệnh ung

thư và các

yếu tố

nguy cơ

gây bệnh

ung thư

20 Thuyết

trình ngắn

TLN nhỏ

rì rầm

- Bản

chiếu 25,

26

- AP1.1;

1.3

- Máy

tính,

máy

chiếu

GV thuyết trình về

khái niệm phòng

bệnh ung thư

Đặt câu hỏi HV

“Liệt kê các yếu tố

nguy cơ gây ung

thư”

Tóm tắt, kết luận

Nghe giảng

Thảo luận

Phát biểu ý

kiến

Giải

thích,

bình luận

của giảng

viên và

học viên

3.2. Các

biện pháp

cụ thể

phòng

bệnh ung

thư

50 TLN - Giấy Ao

- Bút

dạ/kéo,

băng dính,

kẹp nhựa.

- Bản

chiếu

27,28,29

- AP1.4

- Máy

tính, máy

chiếu

Đặt câu hỏi HV

“các biện pháp cụ

thể phòng bệnh ung

thư”

Tóm tắt, kết luận

Thảo luận

Trình bày

Giải

thích,

bình luận

của giảng

viên và

học viên

4. Yếu tố

nguy cơ,

dấu hiệu

sớm và

phương

pháp sàng

lọc 4 bệnh

ung thư

phổ biến

50

Page 17: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

17

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương

tiện

dạy-học

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

4. 1. Khái

niệm và

nguyên tắc

sàng lọc

phát hiện

sớm bệnh

ung thư.

15

Thảo luận

nhóm nhỏ

rì rầm

- Bảng

trắng

- Giấy A0

- Bút dạ

- Bản

chiếu

30,31,32

- Cho các nhóm nhỏ

thảo luận về khái

niệm và nguyên tắc

sàng lọc phát hiện

sớm ung thư.

- Đề nghị từng

nhóm trình bày,

nhóm khác theo dõi,

bổ sung

- Tóm tắt và thống

nhất các ý kiến.

- Thảo luận

nhóm và

trình bày

- Trao đổi

bổ sung ý

kiến.

- Lắng

nghe, quan

sát

- Giải

thích,

bình luận

của giảng

viên và

học viên

- Sự tham

gia và kết

quả thảo

luận của

HV.

4.2. Yếu

tố nguy

cơ, các

dấu hiệu

sớm và

phương

pháp sàng

lọc 4 bệnh

ung thư

phổ biến

35

- Động

não

- Thảo

luận nhóm

- Trình

bày trên

bảng

- Giấy A0,

bút dạ,

băng dính,

kéo.

- Bản

chiều 33

đến 43.

- AP1.5

- Máy

tính, máy

chiếu, tờ

rơi về 4

bệnh ung

thư phổ

biến.

- Hỏi: “Anh chị có

thể liệt kê các bệnh

ung thư phổ biến?”.

- Hỏi học viên về

Chương trình mục

tiêu Quốc gia phòng

chống ung thư?

Giới thiệu một số

loại ung thư phổ

biến được quan tâm

- Đề nghị các nhóm

thảo luận liệt kê dấu

hiệu sớm của 4 loại

bệnh ung thư phổ

biến và phương

pháp sàng lọc 4

bệnh kể trên.

- Đề nghị mỗi nhóm

luân phiên lên trình

bày (các nhóm

không trùng 1 bệnh)

- Tóm tắt và thống

nhất ý kiến.

- Suy nghĩ

và trả lời

câu hỏi.

- Phát biểu

ý kiến

- Thảo luận

nhóm

- Cử người

lên viết vào

giấy Ao

trên bảng

- Thảo luận

nhóm ghi

lên giấy to.

- Thảo luận

bổ sung.

- Sự

tham gia

và kết

quả thảo

luận của

HV.

- Giải

thích,

bình luận

của giảng

viên và

học viên

Page 18: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

18

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương

tiện

dạy-học

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

5. Phương

pháp điều

trị bệnh

ung thư

và những

việc cần

làm trong

CSGN đối

với người

bệnh ung

thư

25 - Động

não nhanh

- Thảo

luận nhóm

nhỏ rì rầm

- Thuyết

trình ngắn

- Bảng

trắng

- Giấy A0

- Bút dạ

- Bản

chiếu 44

đến 54

Hỏi “Liệt kê các

phương pháp điều

trị ung thư”

Ghi ý kiến HV

Chiếu bản chiếu

44,45 phương pháp

điều trị ung thư

Chiếu bản chiếu số

46 đến 52 trình bày

khái niệm, đối

tượng, nguyên

tắc...của CSGN

Hỏi “Liệt kê các

việc cần làm trong

CSGN”

Ghi ý kiến HV

Chiếu bản chiếu số

53, 54 và phân tích

Suy nghĩ

trả lời

Đặt câu hỏi

Giải

thích,

bình luận

của giảng

viên và

học viên

6. Thực

hành

200 Thực hành

cách tính

chỉ số

BMI và

phân tích

kế quả

Tự khám

- Giảng viên hướng

dẫn mẫu

- Chiếu video clip

về khám vú cho cả

lớp xem

Quan sát

và làm theo

Sự tham

gia của

HV.

7. Tóm

tắt bài

học

10 Thuyết

trình ngắn

Bảng, bút

dạ

- Tóm tắt lại các

điểm chính trong

bài học.

- Hỏi học viên còn

điều gì chưa rõ.

- Cảm ơn sự tham

gia của HV.

- Nghe

- Đặt câu

hỏi

Giải

thích,

bình luận

của giảng

viên và

học viên

Page 19: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

19

Phụ lục 2. Các bản chiếu

1

Bài 1

Các nội dung cần truyền thông

về phòng bệnh ung thư

2

Mục tiêu học tập

SauSau bbààii hhọọcc nnààyy, , hhọọcc viênviên ccóó khkhảả năngnăng

1. Trình bày được khái niệm ung thuw, cácnhóm tác nhân gây ung thư

2. Phân tích được khái niệm về phòng bệnhung thư và các yếu tố nguy cơ gây bệnhung thư

3. Phân tích được các biện pháp cụ thểphòng bệnh ung thư

4. Mô tả được các yếu tố nguy cơ, dấu hiệusớm và phương pháp sàng lọc 4 bệnhung thư phổ biến ở Việt Nam.

3

Khái niệm bệnh ung thư

Là bệnh lý ác tính của tế

bào:

Tề bào tăng trưởng không

kiểm soát

Tế bào phát triển có xu hướng

xâm lấn và lan rộng

Nhân tế bào là nhân quái, nhân

chia

Được biểu hiện dưới dạng

các khối u hoặc tế bào ác

tính

4

Khái niệm bệnh ung thư

Là bệnh lý ác tính của tế bào:

Tế bào có khả năng di căn tới các hạch

bạch huyết hoặc các tạng ở xa

Tế bào khi di căn có thể hình thành các

khối u mới

Thường có biểu hiện mạn tính

Có quá trình phát triển lâu dài qua nhiều

giai đoạn.

5

Khái niệm bệnh ung thư

Phần lớn ung thư đều có giai đoạn tiềm

tàng lâu dài

Dấu hiệu báo trước không rõ ràng. Khi

phát hiện đã ở giai đoạn muộn

80% ung thư có liên quan đến môi trường

sống hàng ngày:

Lối sống thiếu khoa học,

Thói quen sinh hoạt: hút thuốc, uống rượu..

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không an

toàn.

6

Khái niệm bệnh ung thư

Có một tỷ lệ đáng kể ung thư có thể đượcđiều trị có kết quả tốt nếu được phát hiệnbệnh sớm

Vì vậy

Có thể chủ động phòng ngừa bệnh ungthư một cách có hiệu quả

Phát hiện sớm được các bệnh ung thư đểđiều trị kịp thời

Page 20: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

20

7

Bệnh ung thư trên Thế giới và Việt Nam

Thế giới

Hàng năm có khoảng:

14 triệu người mắc bệnh ung thư

8,2 triệu người chết

Dự báo đến năm 2015, mỗi năm:

15 triệu người mới mắc bệnh ung thư

9 triệu người chết do ung thư, trong đó 2/3

là ở các nước đang phát triển

8

Bệnh ung thư trên Thế giới và Việt Nam

Thế giới

Đến năm 2030:

27 triệu người mắc mới

17 triệu người tử vong

75 triệu người mắc bệnh ung thư (Lũy tíchtoàn cầu

Khu vực châu Á Thái Bình Dương

Tỉ lệ chết do UT: 100/100.000 (Trung Quốc,

Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore)

9

Bệnh ung thư trên Thế giới và Việt Nam

Tại Việt Nam

Mỗi năm

150.000 bệnh nhân ung thư mới mắc

75.000 người chết vì ung thư

Nam giới: Hay gặp nhất là Ung thư phổi

Đứng thứ hai là ung thư dạ dày.

Nữ giới Hay gặp nhất là Ung thư vú

Đứng thứ hai là ung thư cổ tử cung.

10

Bệnh ung thư trên Thế giới và Việt Nam

Số người mắc bệnh ung thư ngày càngtăng

Hậu quả Là nguyên nhân số 1 đe dọa tính mạng trong

nhóm bệnh không lây nhiễm

Gánh nặng kinh tế đối với gia đình và xã hội

Ảnh hưởng tâm lý nặng nề cho người bệnh vàgia đình

Vì vậy

Việc tìm hiểu nguyên nhân, yếu tố nguy cơ đểphòng bệnh; Phát hiện bệnh sớm để tăng hiệuquả điều trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng

11

Tác nhân gây ung thư

Tác nhân bên trong

Tác nhân bên ngoài

12

Tác nhân bên trong

Yêu tố di truyền Đa polip đại trực tràng

Bệnh xơ da nhiễm sắc

Yếu tố nội tiết Sử dụng nội tiết trong một thời gian dài sau

mãn kinh làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tửcung

Giảm nội tiết tố sinh dục nam làm tăng nguycơ mắc ung thư tiền liệt tuyến.

Page 21: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

21

13

Tác nhân bên ngoài

Nhóm các tác nhân vật lý

Bức xạ ion hóa

Là nguồn tia phóng xạ phát ra từ các chất

phóng xạ tự nhiên hoặc từ nguồn xạ nhân

tạo

Tia Rơn ghen, các chất phóng xạ dùng trong y

học…

Chiếm 3% trong số các trường hợp UT

Hay gây ra K tuyến giáp và K bạch cầu

14

Tác nhân vật lý

Tia cực tím

Có trong ánh sáng mặt trời

Là tác nhân chủ yếu gây

ung thư da

Hay gặp ở những vùng da

hở

Tỷ lệ ung thư hắc tố cao

hơn hẳn người da màu

15

Tác nhân hóa học

Thuốc lá

Chứa > 200 hóa chất độc hại, 70 chấtgây ung thư

Là nguyên nhân của 30% các trườnghợp mắc ung thư

Là tác nhân chủ yếu gây ung thư đườnghô hấp và tiêu hóa

Hút thuốc + nghiện rượu: nguy cơ mắcK cao hơn

16

Thuốc lá

Là tác nhân chủ yếu gây ung thưđường hô hấp và tiêu hóa

Hút thuốc bị động cũng có nguy cơcao bị mắc bệnh K

“ Người hút thuốc có nguy cơ mắc và chếtdo ung thư phế quản và thanh quản caogấp 10 đến 30 lần so với người không tiếpxúc với khói thuốc”

Tác nhân hóa học

17

Do chế độ ăn uống và ô nhiễm thực phẩm

D.dưỡng đóng vai trò ~ 35 - 40%

Một số bệnh K liên quan đến D.dưỡng:

K tiêu hóa: thực quản, dạ dày, gan, đạitràng

K vòm mũi họng

K vú

K tuyến nội tiết

.....

Tác nhân hóa học

18

Do chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn nhiều chất mỡ động vật, ít chất

Sử dụng rượu

Thừa cân béo phì

Gây các bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ

dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư

vòm mũi họng, ung thư vú, ung thư tuyến nội tiết

Tác nhân hóa học

Page 22: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

22

19

Ô nhiễm thực phẩm

Hóa chất có trong các chất bảo quản

Hóa chất nhuộm màu

Ô nhiễm do thực phẩm bị mốc và lên men

Ô nhiễm do cách chế biến thức ăn: Rán,

nướng quá cháy, xông khói

Do thói quen ăn uống

Thường xuyên ăn dưa cà muối đặc biệt

dưa khú

Ăn trầu với vôi

Tác nhân hóa học

20

21

Ô nhiễm môi trường

Thuốc trừ sâu diệt cỏ

Chất độc màu da cam (dioxin)

Chất nhuộm tóc

Hóa chất sử dụng trong công nghiệp:

aniline, amiăng, thạch tín, benzene…

Khí mù tạt

Tác nhân hóa học

22

23

Virus Virus Epstein - Barr (EBV):

K vòm mũi họng, hạch lympho

Virus viêm gan B: K gan nguyênphát

Virus gây u nhú ở người (Papiloma

Human Virus- HPV typ 16&18): K cổ tử cung

Virus bệnh bạch cầu ở người: K máu

Ký sinh trùng và vi khuẩn

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): K dạ dày

Sán Schistosoma : K bàng quang

Tác nhân sinh học

24

Ký sinh trùng và vi khuẩn

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơgây bệnh K

2 nhóm nguyên nhân quan trọng: Hút thuôcs

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Vì vậy

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ung thưlà biện pháp phòng bệnh hiệu quả và kinh tế

nhất

Tác nhân sinh học

Page 23: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

23

25

Phòng bệnh ung thư là nhằm mục đích

làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nhờ loại trừ

những yếu tố nguy cơ và làm tăng sức

chống đỡ của cơ thể với tác động của

quá trình sinh ung thư. Đối tượng của

phòng bệnh ung thư là một quần thể dân

cư hoặc từng cá thể với những lối sống,

thói quen, nghề nghiệp có nguy cơ riêng

Phòng bệnh ung thư

26

Sử dụng thuốc lá

Chế độ ăn uống không hợp lý (ăn nhiềumỡ, ít rau, sử dụng nhiều rượu, thừa cânbéo phì…)

Ô nhiễm thực phẩm

Thiếu hoạt động thể chất

Tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễmmôi trường

Nhiễm HPV và HBV

Nhiễm bức xạ ion hóa và tia cực tím

Các yếu tố nguy cơ

27

1. Không hút thuốc lá và nghiện rượu

2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và

an toàn

- Khẩu phần ăn đầy đủ, cân đối

- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo

phì

- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

3. Tăng cường hoạt động thể chất

- Luyện tập ít nhất 30 phút/ngày

Các biện pháp phòng bệnh

28

4. Giảm tiếp xúc với các chất độc hại và ô nhiễmmôi trường

Giảm tiếp xúc với các chất độc hại trong nghềnghiệp

Giảm ô nhiễm không khí

Giảm ô nhiễm nước sinh hoạt

Hạn chế chất thải

5. Sinh đẻ có kế hoạch và vệ sinh sinh dục

Không đẻ sớm < 20 tuổi, không đẻ nhiều con

Không đẻ muộn > 40 tuổi, tránh dùng thuốcchống thụ thai.

Cho con bú sữa mẹ sẽ giảm được nguy cơ ungthư vú.

Quan hệ tình dục an toàn

Các biện pháp phòng bệnh

29

6. Tiêm phòng virut gây u nhú ở người

(HPV) và viêm gan B

7. Hạn chế lạm dụng kỹ thuật y tế

8. Chống nắng

Dùng mũ nón, áo dài tay hoặc che ô tránh

nắng.

Chọn loại kem chống nắng có thành phần

chặn tia UVA và UVB

Không nên phơi nắng trực tiếp từ 10 giờ

sáng đến 4 giờ chiều

Các biện pháp phòng bệnh

30

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư

Khái niệm

Là quá trình áp dụng một biện pháp kỹ thuật để:

Phát hiện những cá thể đang có nguy cơ phát

triển thành bệnh hoặc

Đã có biểu hiện bệnh nhưng ở ở giai đoạn sớm

Làm tăng tỷ lệ chữa khỏi và giảm tỷ lệ tử vong do

ung thư

Áp dụng trên những người có yếu tố nguy cơ, tiếp

xúc với các tác nhân gây ung thư

Đạt hiệu quả khi tổ chức được hệ thống theo dõi và

điều trị cho đối tượng được sàng lọc

Page 24: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

24

31

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư

Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh cần sàng lọc:

1. Là bệnh phổ biến khi đó sàng lọc có tác dụng làm

giảm tỷ lệ tử vong ví dụ bệnh cao huyết áp.

2. Bệnh sàng lọc phải có giai đoạn tiền lâm sàng kéo

dài ví dụ: Ung thư vú, cao huyết áp

3. Khả năng điều trị giai đoạn sớm có kết quả, ví dụ:

Ung thư cổ tử cung được điều trị sớm tiên lượng tốt

hơn rất nhiều so với chẩn đoán muộn. Ung thư phổi

giai đoạn tiền lâm sàng rất ngắn sàng lọc không có

ý nghĩa.

4. Có test sàng lọc

32

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư

Tiêu chuẩn lựa chọn test sàng lọc:

Test sàng lọc phải có tác dụng tìm ra những

dấu hiệu sớm của bệnh ung thư,

Test đó phải thực sự dễ sử dụng và không

gây phiền toái, không gây nguy hiểm trong

quá trình sàng lọc.

Giá thành của test sàng lọc không quá cao

33

Sàng lọc, phát hiện sớm K vú

Yếu tố nguy cơ

Tiền sử gia đình

Tuổi > 35.

Không có con

Có kinh nguyệt sớm

Mãn kinh muộn: sau 50 tuổi.

Có bệnh lành tính ở vú

Có khẩu phần ăn nhiều mỡ động vật.

Dùng nhiều nội tiết nữ

34

Sàng lọc, phát hiện sớm K vú

Biểu hiện bệnh

Khối u ở vú

Thay đổi da trên vị trí khối u

Thay đổi hình dạng núm vú

Chảy dịch đầu vú

Đau vùng vú

Hạch nách sưng to ......Bệnh nhân có thể có một hay nhiều dấu hiệu nói trên

Sàng lọc

Tự khám vú

Khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa

Chụp Xquang tuyến vú

35

Sàng lọc, phát hiện sớm K cổ tử cung

Yếu tố nguy cơ Có quan hệ tình dục sớm

Quan hệ tình dục với nhiều người

Sinh nhiều con

Viêm cổ tử cung mạn tính

Nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV), Herpes

Thường xuyên hút thuốc lá

Sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dàitrên 5 năm, suy giảm miễn dịch.

36

Sàng lọc, phát hiện sớm K cổ tử cung

K cổ tử cung

Biểu hiện bệnh

Chảy máu khi quan hệ tình dục

Chảy máu âm đạo bất thường

Đau bụng, tăng khi quan hệ tình dục...

Tiết dịch âm đạo nhiều (Khí hư)

Bệnh nhân có thể có một hay nhiều dấu hiệu nói

trên

Page 25: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

25

37

Sàng lọc, phát hiện sớm K cổ tử cung

Sàng lọc Khám phụ khoa định kỳ, thực hiện các nghiệm

pháp acid acetic và lugol

Xét nghiệm tế bào học âm đạo

Soi cổ tử cung và sinh thiết

Địa chỉ khám TW: BV phụ sản TW..

Tỉnh/thành phố: Bệnh viện sản nhi, Bệnh viện đakhoa, Trung tâm chăm sóc SKSS

Huyện, xã: Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế dựphòng, Trạm y tế xã (Khám phụ khoa, thực hiệnmột số nghiệm pháp, nghi ngờ chuyển tuyếntrên..)

38

39

Sàng lọc, phát hiện sớm K đại - trực tràng

Yếu tố nguy cơ

Chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ

Có người thân đã bị K đại trực tràng;

Bệnh viêm nhiễm đại trực tràng lâu ngày

Polip đại trực tràng

Biểu hiện bệnh

Đau bụng bất thường

Thay đổi thói quen đi ngoài (táo bón hoặc tiêu chảy)

Đi ngoài ra máu, có cảm giác mót rặn sau khi đi ngoài

Thay đổi hình dáng phân: Phân mỏng, dẹt như lá lúa

40

Sàng lọc

Khám trực tràng định kỳ bằng tay 1 năm/1 lần

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân

Soi toàn bộ đại tràng

Địa chỉ khám

TW: BV Việt Đức, Bạch Mai, 108, 103....

Tỉnh: BVĐK tỉnh

Huyện: BVĐK huyện

Sàng lọc, phát hiện sớm K đại - trực tràng

41

Sàng lọc, phát hiện sớm K khoang miệng

Yếu tố nguy cơ

Uống rượu, hút thuốc lá, ăn trầu

Bị các bệnh khoang miệng như: bạch sản, hồng

sản, viêm nấm candida quá sản mạn tính, các

vết loét do sang chấn liên tục kéo dài

Thiếu máu ác tính

Vệ sinh răng miệng kém

........

42

Biểu hiện bệnh

Thay đổi màu sắc bất thường ở niêm mạc miệng

Vết thương ở khoang miệng khó liền

Hay chảy máu ở khoang miệng

Có những vết loét, nốt sùi ở khoang miệng

Mất cảm giác khoang miệng, khó nói, nuốt...

Sàng lọc

Khám chuyên khoa 1 năm/lần

Địa chỉ sàng lọc: BV Việt Đức, BV Tai mũi họng

TW, 108, 103.., các BVĐK tỉnh, BVĐK huyện

Sàng lọc, phát hiện sớm K khoang miệng

Page 26: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

26

43

Một số dấu hiệu nghi ngờ cần đi khám

ngay để phát hiện sớm ung thư

1. Ho kéo dài có thể là triệu chứng sớm của ung thư phế quản.

2. Xuất huyết, tiết dịch bất thường: chảy máu bất thường âm đạo báo hiệu ung

thư cổ tử cung, ỉa máu nhày mũi báo hiệu ung thư đại trực tràng, chảy dịch

bất thường đầu vú báo hiệu ung thư vú.

3. Thay đổi thói quen đại tiểu tiện báo hiệu ung thư đại trực tràng, ung thư tiết

niệu.

4. Rối loạn tiêu hoá kéo dài là triệu chứng sớm của ung thư đường tiêu hóa.

5. Đau đầu ù tai 1 bên báo hiệu ung thư vũm mũi họng.

6. Nói khó báo động ung thư thanh quản, nuốt khó báo động ung thư thực

quản.

7. Nổi u cục cứng phát triển nhanh báo hiệu ung thư vú, ung thư phần mềm.

8. Vết loét dai dẳng khó liền báo hiệu ung thư hắc tố.

9. Nổi hạch bất thường, cứng, ít đau báo hiệu hạch ác tính.

44

Điều trị bệnh K

Phát hiện càng sớm điều trị càng hiệu quả

Nguyên tắc Xác định mục đích là triệt căn hay nhằm giảm

nhẹ triệu chứng.

Tùy từng cá thể khác nhau (loại UT, giai đoạn bệnh, loại mô bệnh học, tình trạng sức khỏe…) mà có phác đồ phù hợp.

Có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp (ngoại khoa, xạ trị, nội khoa..) tùy mức độ lan rộng của bệnh

Cần chăm sóc tâm lý, phục hồi chức năng

45

Điều trị bệnh K (tt)

Các phương pháp

Phẫu thuật .

Xạ trị

Hóa trị

Dùng nội tiết

Điều trị miễn dịch

Điều trị trúng đích

Khác..

46

Chăm sóc giảm nhẹ

Khái niệm chăm sóc giảm nhẹ (CSGN)

Là các biện pháp nhằm cải thiện chấtlượng cuộc sống cho người bệnh bằngcách phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trịđau và các triệu chứng thực thể, các vấnđề tâm lý và tinh thần

Áp dụng ngay từ khi chẩn đoán bệnh chođến cuối đời

47

Chăm sóc giảm nhẹ (tt)

Các nguyên tắc về CSGN

Được áp dụng cho tất cả những người mắc bệnh

đe doạ tính mạng trong đó có bệnh ung thư.

Giúp cho người bệnh thoát khỏi cơn đau và các

triệu chứng kho chịu khác.

Tăng cường tuân thủ điều trị và làm giảm các tác

dụng phụ của thuốc.

Khẳng định chất lượng cuộc sống, coi cái chết là

một quá trình tất yếu.

48

Chăm sóc giảm nhẹ (tt)

Các nguyên tắc về CSGN

Không cô ý làm thúc đẩy hoặc trì hoãn cái chết

của người bệnh.

Lấy người bệnh là trung tâm, lồng gh p chăm sóc

các vấn đê chuyên môn để cải thiện sức khỏe,

tâm lý và tinh thần

Hỗ trợ người bệnh sớm được tiếp cận với các

phương pháp điều trị đặc hiệu

Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh giúp họ hiểu

tốt hơn vê các diễn biến bệnh, các biến chứng va

tác dụng phu trong quá trình điều trị.

Page 27: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

27

49

Chăm sóc giảm nhẹ (tt)

Các nguyên tắc về CSGN

Cô gắng giúp người bệnh có một cuộc sống tích

cực, độc lập một cách tối đa cho đến khi cuối đời

Hỗ trợ kỹ năng và kiến thức tự chăm sóc của

người bệnh và gia đình.

Hỗ trợ giúp gia đình người bệnh giải quyết với

những khó khăn, kê cả khi người bệnh qua đời.

50

Chăm sóc giảm nhẹ (tt)

Những người tham gia chăm sóc giảmnhẹ

Bác sĩ điều trị: Bác sỹ tại bệnh viện, bác sỹ gia

đình

Bác sĩ tâm lý, chuyên viên tâm lý

Điều dưỡng tại bệnh viện, tại nhà

Nhân viên được huấn luyện, tình nguyện viên

Người nhà bệnh nhân

Khác

51

Chăm sóc giảm nhẹ (tt)

Chăm sóc giảm nhẹ được cung cấp ở đâu

Bệnh viện: điều trị triệu chứng, đặc biệt đau nặng,

không đáp ứng với điều trị thông thường.

Phòng khám ngoại trú: Kê đơn, tái khám,đào tạo

hỗ trợ tâm lý xã hội cho gia đình và bệnh nhân

Chăm sóc tại nhà: Bác sĩ, điều dưỡng hỗ trợ các

thành viên trong gia đình định kỳ, làm việc có kế

hoạch.

52

Chăm sóc giảm nhẹ (tt)

Khi nào chăm sóc giảm nhẹ

Từ khi chẩn đoán: giúp bệnh nhân tiếp cận và lên

kế hoạch càng sớm càng tốt.

Xuyên suốt quá trình bệnh cùng với điều trị đặc

hiệu (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…) giúp giảm nhẹ

triệu chứng, tác dụng phụ, thúc đẩy sự tuân thủ,

nâng cao hiệu quả điều trị.

Khi điều trị đặc hiệu kém thích hợp, kém hiệu quả,

không khả thi.

Khi bệnh nhân qua đời (chăm sóc và điều trị tâm

lý, hỗ trợ tinh thần cho người thân và gia đình).

53

Chăm sóc giảm nhẹ (tt)

Chăm sóc giảm nhẹ như thế nào

Thông báo tin bệnh và diễn tiến bệnh cho người

nhà

Lập kế hoạch chăm sóc theo từng bước tương

ứng các giai đoạn bệnh cho đến sau khi bệnh

nhân mất.

Điều trị suy nhược, nâng cao thể trạng

Điều trị các rối loạn tâm lý: trầm cảm, lo âu, mất

ngủ

54

Chăm sóc giảm nhẹ (tt)

Chăm sóc giảm nhẹ như thế nào

Điều trị các triệu chứng gây ra bởi tác dụng phụ

của điều trị đặc hiệu

Kiểm soát cơn đau

Kiểm soát cơn khó thở

Vệ sinh thân thể, chăm sóc loét- hoại tử

Chăm sóc thân nhân sau khi bệnh nhân mất.

Page 28: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

28

Phụ lục 3. Danh mục áp phích

AP 1.1

KHÁI NIỆM VỀ UNG THƯ

- Là bệnh lý ác tính của tế bào

- Tế bào phát triển có xu hướng xâm lấn và lan rộng

- Nhân tế bào là nhân quái, nhân chia

- Được biểu hiện dưới dạng các khối u hoặc tế bào ác tính

AP 1.2

CÁC TÁC NHẤN GÂY BỆNH UNG THƯ

1. Tác nhân bên trong

Di truyền

Nội tiết

2. Tác nhân bên ngoài

Nhóm các tác nhân vật lý : Bức xạ ion hóa và tia cực tím

Nhóm các tác nhân hóa học: Thuốc lá, chế độ ăn uống không

hợp lý và ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường

Nhóm các tác nhân sinh học: Virut, vi khuẩn.

Page 29: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

29

AP 1.3

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Hút thuốc lá

Chế độ ăn uống không hợp lý (ăn nhiều mỡ, ít rau, sử dụng

nhiều rượu, thừa cân béo phì…)

Ô nhiễm thực phẩm

Thiếu hoạt động thể chất

Tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường

Nhiễm HPV và HBV

Nhiễm bức xạ ion hóa và tia cực tím

AP 1.4

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

1. Không thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia

2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và an toàn

Duy trì cân nặng lý tưởng

Thực hành dinh dưỡng hợp lý

Biết cách lựa chọn thực phẩm

3. Tăng cường hoạt động thể chất

4. Giảm tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường

Chất độc hại trong nghề nghiệp

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm nước

Hạn chế chất thải

5. Tiêm chủng phòng ngừa lây nhiễm HPV và viêm gan B

6. Nhiễm bức xạ ion hóa và tia cực tím

Chống lạm dụng điều trị y tế

Chống nắng

Page 30: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

30

AP 1.5

MỘT SỐ DẤU HIỆU NGHI NGỜ

1. Ho kéo dài có thể là triệu chứng sớm của ung thư phế quản.

2. Xuất huyết, tiết dịch bất thường: chảy máu bất thường âm đạo

báo hiệu ung thư cổ tử cung, ỉa máu nhày mũi báo hiệu ung thư

đại trực tràng, chảy dịch bất thường đầu vú báo hiệu ung thư vú.

3. Thay đổi thói quen đại tiểu tiện báo hiệu ung thư đại trực tràng,

ung thư tiết niệu.

4. Rối loạn tiêu hoá kéo dài là triệu chứng sớm của ung thư đường

tiêu hóa.

5. Đau đầu ù tai 1 bên báo hiệu ung thư vòm mũi họng.

6. Nói khó báo động ung thư thanh quản, nuốt khó báo động ung

thư thực quản.

7. Nổi u cục cứng phát triển nhanh báo hiệu ung thư vú, ung thư

phần mềm.

8. Vết loét dai dẳng khó liền báo hiệu ung thư hắc tố.

9. Nổi hạch bất thường, cứng, ít đau báo hiệu hạch ác tính

Page 31: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

31

TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn (Điền vào chỗ trống) các câu từ 1 đến 21

Câu 1:

Ung thư là……………………(A) không được kiểm soát và ………………. (B) lan rộng của

tế bào. Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung

thư thì tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về mặt phát

triển của cơ thể (Theo Tổ chức Y tế Thế giới).

Câu 2:

Trong bệnh ung thư, các tế bào sinh sôi thành một khối có thể nhìn thấy trực tiếp hoặc qua

các phương tiện hỗ trợ hoặc có thể sờ thấy, được gọi là ……... (A). Đa số bệnh ung thư có

khối u, tuy nhiên không phải bệnh ung thư nào cũng hình thành khối u. Các bệnh bạch cầu

(ung thư máu hay bệnh máu trắng) thường không tạo khối u vì các ……….(B) ác tính sinh

sôi và lưu hành trong dòng máu.

Câu 3: Bệnh ung thư biểu hiện dưới dạng các khối u hoặc tế bào ác tính. Khác với các khối u

lành tính (chỉ phát triển tại chỗ), các khối u ác tính………….(A) vào các tổ chức xung

quanh. Các tế bào ác tính có khả năng …………. (B) tới các hạch bạch huyết hoặc các

tạng ở xa, hình thành các khối u mới, tiếp tục xâm lấn, phá hủy các bộ phận của cơ thể

và dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Câu 4: Nhiều bệnh ung thư có thể ngăn ngừa bằng cách tránh………………(A) với các

yếu tố ………….(B), chẳng hạn như khói thuốc lá, một số hóa chất độc hại.

Câu 5:

Anh/chị hãy cho biết 3 nhóm tác nhân gây bệnh ung thư là gì?

A. Nhóm các tác nhân vật lý

B. .........................................

C. Nhóm tác nhân sinh học

Câu 6: Kể 2 tác nhân vật lý có thể gây ung thư:

A …………………………………………..

B…………………………………………

Câu 7: Các tác nhân hóa học có thể gây ung thư được sinh ra do

A. …………………..

B. Ăn uống không hợp lý

C. Sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm

D. Tiếp xúc với hóa chất độc hại

E……………………………

Câu 8: Kể 2 tác nhân sinh học có thể gây ung thư:

A………………………………………………………………….

B. Ký sinh trùng và vi khuẩn.

Câu 9. Phòng bệnh ung thư là nhằm mục đích làm …………………(A) mắc bệnh nhờ loại

Page 32: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

32

trừ những …………………………(B) và làm tăng sức chống đỡ của cơ thể với tác động

của quá trình sinh ung thư. Đối tượng của phòng bệnh ung thư là một quần thể dân cư hoặc

từng cá thể với những lối sống, thói quen, nghề nghiệp có nguy cơ riêng.

Câu 10: Sàng lọc ung thư là quá trình áp dụng....................................(A)để phát hiện những

cá thể đang có ............... (B) phát triển thành bệnh, hoặc đã có biểu hiện bệnh tiềm ẩn ở giai

đoạn tiền lâm sàng hoặc một bệnh ở thời kỳ sớm trong một cộng đồng mà bệnh đó chưa biểu

hiện những triệu chứng lâm sàng dễ thấy.

Câu 11: Mục tiêu của sàng lọc là phát hiện những dấu hiệu tiền ung thư, trong trường hợp tìm

ra những đối tượng có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư thì phải tiếp tục theo dõi,

........................(A) và .....................(B) nếu cần.

Câu 12 . Kể tên 2 bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ Việt Nam

(A).....................................

(B)......................................

Câu 13: Ung thư vú là một trong những bệnh có tiên lượng tốt. Bệnh được chữa khỏi nếu

phát hiện ở giai đoạn sớm. Việc áp dụng các phương pháp................................(A) thường

xuyên, khám lâm sàng và chụp tuyến vú hàng loạt có giá trị lớn trong .............. (B) và phát

hiện sớm bệnh từ đó làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú.

Câu 14: Kể các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú

A. Tiền sử gia đình: có người bị ung thư vú (bà, mẹ, chị gái, em gái) thì nguy cơ

mắc bệnh ung thư vú cao gấp 9 lần ở những người bình thường.

B. Tuổi: >35.

C. Có kinh nguyệt sớm: dưới 12 tuổi, mãn kinh muộn >50.

D. …………………………………………….

E. Ít vận động

F. Uống rượu, ăn nhiều mỡ động vật.

G. Béo phì, béo sau mãn kinh

H. Dùng quá nhiều estrogen, uống thuốc tránh thai kéo dài;

I. .............................................................................................

Câu 15: 3 biện pháp sàng lọc K vú là

A. Tự khám vú

B. ............................................

C. ............................................

Câu 16 : Các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung là nhiễm ....................,(A) quan hệ tình

dục sớm, sinh đẻ nhiều và dùng thuốc tránh thai ...................(B)

Câu 17 : Các biện pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung

A. Khám phụ khoa định kỳ, thực hiện các nghiệm pháp acid acetic và lugol

B. .............................................

C. Soi cổ tử cung và sinh thiết

Page 33: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

33

Câu 18: Các yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng là

A. ...........................................................

B. Có người thân đã bị K đại trực tràng;

C. .............................................

D. Polip đại trực tràng

Câu 19: 3 phương pháp sàng lọc K đại trực tràng

A. Khám trực tràng định kỳ bằng tay 1 năm/1 lần

B. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân

C. .....................................................

Câu 20. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư

A. ...............

B. Xạ trị

C. ....................

D. Dùng nội tiết

E. Điều trị miễn dịch

F. Điều trị trúng đích

Câu 21

Chăm sóc giảm nhẹ là các biện pháp nhằm …………………..(A) chất lượng cuộc sống của

người mắc bệnh bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm, ……………………….(B) và các

triệu chứng thực thể, ……………………(C) và tinh thần mà bệnh nhân và gia đình họ phải

chịu đựng.

Hãy đánh dấu vào cột Đ nếu câu đúng và vào cột S nếu câu sai từ câu số 22 đến câu

số 36:

Biện pháp phòng bệnh ung thư là Đ S

22. Không hút thuốc lá

23. Sử dụng khẩu phần ăn hợp lý, tránh thừa cân béo phì

24. Nên ăn các món chiên rán vì cung cấp nhiều năng

lượng.

25. Ăn nhiều rau và hoa quả, đảm bảo 300g/ngày

26. Có thể uống rượu bia miễn là không bị say

27. Thường xuyên luyện tập thể thao ít nhất 30 phút/ngày

28. Tiêm vacxin dự phòng lây nhiễm virut HPV và viêm

gan B

Page 34: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

34

29. Sử dụng kem chống nắng và các phương tiện bảo vệ

khi phải làm việc ngoài trời nắng

Những việc làm của chăm sóc giảm nhẹ Đ S

30. Không cần thiết thông báo tin bệnh và diễn tiến bệnh

cho người nhà

31. Lập kế hoạch chăm sóc

32. Điều trị suy nhược, nâng cao thể trạng

33. Điều trị các rối loạn tâm lý: trầm cảm, lo âu, mất ngủ

34. Kiểm soát cơn đau

35. Kiểm soát cơn khó thở

36.Vệ sinh thân thể, chăm sóc loét- hoại tử

Page 35: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

35

ĐÁP ÁN

Câu 1. (A) Sự tăng trưởng; (B) Sự xâm lấn

Câu 2. (A) Khối u; (B) Tế bào máu

Câu 3. (A) Xâm lấn; (B) Di căn

Câu 4. (A) tiếp xúc; (B) Nguy cơ cao

Câu 5. (B) Tác nhân hóa học

Câu 6. (A) Bức xạ ion hóa; (B) Tia cực tím

Câu 7. (A) Hút thuốc lá; (E) Ô nhiễm môi trường

Câu 8. (A) Virut;

Câu 9. (A) Giảm tỷ lệ; (B) Yếu tố nguy cơ

Câu 10. (A) Một biện pháp kỹ thuật; (B) Nguy cơ

Câu 11 (A) Chẩn đoán; (B) Điều trị

Câu 12 . (A) K vú; (B) K cổ tử cung

Câu 13. (A) Tự khám vú; (B) Sàng lọc

Câu 14. (D) Tiền sử bị các bệnh tại vú: bệnh xơ tuyến vú không được điều trị. (I) Tiếp xúc

với tia phóng xạ: Phụ nữ phải điều trị tia xạ tại vùng ngực khi còn trẻ

Câu 15.

(B) Khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa

(D) Chụp Xquang tuyến vú

Câu 16. (A): virus HPV: (D): kéo dài

Câu 17. (B) Xét nghiệm tế bào học âm đạo

Câu 18

(A): Chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ

(C): Bệnh viêm loét đại trực tràng lâu ngày

Câu 19. (C): Soi toàn bộ đại tràng

Câu 20. (A) Phẫu thuật (C) Hóa trị

Câu 21. (A). Cải thiện; (B). Điều trị đau; (C). Các vấn đề tâm lý

Câu 22Đ, 23Đ, 24S, 25Đ, 26S. 27Đ. 28Đ, 29Đ, 30S, 31Đ, 32Đ, 33Đ, 34Đ, 35Đ, 36Đ.

Page 36: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

36

BÀI 2

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

VỀ TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI

PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

PHẦN I. CHUẨN BỊ CHO BÀI HỌC

Những việc giảng viên cần chuẩn bị cho bài học:

- Nghiên cứu trước nội dung lý thuyết bài 2 “Một số khái niệm cơ bản về truyền thông

thay đổi hành vi phòng chống ung thư” trong cuốn tài liệu “Truyền thông phòng

chống ung thư” phát cho học viên.

- Chuẩn bị một kế hoạch bài giảng chi tiết đáp ứng mục tiêu bài học. Thực hiện đầy đủ

các hoạt động của giảng viên và học viên theo kế hoạch bài giảng (Phụ lục 1).

- Chuẩn bị nội dung bài giảng trên máy tính bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint

với 23 bản chiếu được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 22 (Phụ lục 2).

- Chuẩn bị các tờ giấy áp phích khổ to AP2.1 và AP2.2 đã viết tóm tắt những điểm

mấu chốt của bài học (Phụ lục 3)

- Chuẩn bị các tờ phát tay 2.1 và 2.2 (Phụ lục 4)

- Chuẩn bị phòng học cho khoảng 25-30 học viên, đủ bàn ghế, đảm bảo diện tích để

phân nhóm. Sắp xếp bàn ghế phù hợp (hình chữ U hoặc nhóm học tập).

- Chuẩn bị phương tiện học tập gồm: Bảng trắng, bút dạ 2 màu (đen/xanh và đỏ), giấy

A4, A0, bìa màu, băng dính, bộ bìa ghi 5 bước thay đổi hành vi (ghi tên mỗi bước

vào 1 tấm bìa khổ A5; số bộ bìa bằng số nhóm học viên trong lớp; để tránh nhầm lẫn

nên để mỗi bộ một màu).

- Trước buổi học, giảng viên cần kiểm tra bài giảng trên máy tính, sự kết nối máy tính

với máy chiếu và vị trí treo các tờ áp phích.

PHẦN II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động 1. Giới thiệu bài học và mục tiêu học tập

Thời gian dự kiến: 5 phút

- Giảng viên giới thiệu tên bài học (bản chiếu số 1).

- Giảng viên chiếu bản chiếu số 2 và mời một học viên trong lớp đọc to mục tiêu bài học

cho cả lớp nghe. Hỏi học viên có bàn luận, ý kiến gì đối với mục tiêu bài học. Giải thích

Page 37: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

37

những điểm học viên chưa rõ.

Hoạt động 2. Khái niệm về thông tin, tuyên truyền, truyền thông, truyền thông thay

đổi hành vi trong phòng chống ung thư.

Thời gian dự kiến: 30 phút

- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, bút dạ xanh/đen và bút đỏ.

Yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký và người trình bày.

- Giảng viên nêu câu hỏi: “Thế nào là thông tin? Tuyên truyền? Truyền thông? Truyền

thông thay đổi hành vi?”. Ghi câu hỏi lên bảng và quy định thời gian thảo luận nhóm là

15 phút.

- Mời đại diện các nhóm lên trình bày. Khi một người trình bày, yêu cầu các học viên

khác lắng nghe và hỏi lại những điểm chưa rõ.

- Giảng viên dùng bút đỏ gạch chân những từ khóa quan trọng, trùng lặp trong kết quả

thảo luận của các nhóm. Chiếu bản chiếu số 3,4,5,6 và trình bày các khái niệm thông tin,

tuyên truyền, truyền thông, truyền thông thay đổi hành vi, giáo dục sức khỏe. Giải thích

các khái niệm này trong hoạt động phòng chống ung thư. Treo áp phích 2.1 trên tường

để học viên có thể dễ dàng nhớ được các khái niệm này.

Hoạt động 3. Giới thiệu mô hình truyền thông

Thời gian dự kiến: 30 phút

- Giảng viên chiếu bản chiếu số 7, 8 về quá trình truyền thông. Nhấn mạnh quá trình này

gồm 2 hoạt động chính gửi thông điệp và phản hồi từ người nhận thông điệp.

- Chiếu bản chiếu 9,10,11,12,13,14,15 và phân tích kỹ các thành phần của mô hình:

Nguồn truyền, thông điệp, kênh, người nhận, phản hồi, nhiễu. Trong quá trình giới

thiệu, giảng viên đặt các câu hỏi để học viên suy nghĩ trả lời, ví dụ: Nguồn truyền trong

truyền thông phòng chống ung thư có thể là ai? Cơ quan/tổ chức nào? Để tăng hiệu quả

truyền thông thì nguồn truyền cần đáp ứng những yêu cầu gì? Có mấy phương pháp

truyền thông? Mỗi phương pháp có những ưu điểm, hạn chế gì? Hay yêu cầu học viên

liệt kê các đối tượng truyền thông (đối tượng đích, đối tượng liên quan, đối tượng quan

trọng) trong truyền thông phòng chống ung thư?

Hoạt động 4. Trò chơi truyền tin

Thời gian dự kiến: 20 phút

- Giảng viên giới thiệu luật chơi: Những người tham gia trò chơi sẽ đứng thành hàng

ngang. Giảng viên sẽ nói thầm vào tai người đầu tiên một lần một thông điệp nào đó

Page 38: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

38

đồng thời cho người này được đọc thông điệp ghi trên giấy. Người này lắng nghe, đọc

và không được hỏi lại; sau đó nói thầm vào tai người thứ 2. Người thứ 2 lắng nghe,

không hỏi lại, sau đó nói thầm vào tai người thứ 3. Cứ thế cho đến người cuối cùng.

- Đề nghị 5-6 học viên tình nguyện tham gia trò chơi và bắt đầu trò chơi. Kết thúc trò

chơi, yêu cầu người cuối cùng sẽ nói to cho cả lớp thông điệp mà họ nghe được so sánh

với thông điệp ban đầu được ghi trên giấy.

- Yêu cầu cả lớp rút ra ý nghĩa của trò chơi.

- Treo áp phích 2.2. “Đừng chỉ nói một chiều” lên bảng và nhấn mạnh tầm quan trọng của

thông tin phản hồi.

Hoạt động 5. Khái niệm hành vi và hành vi sức khỏe

Thời gian dự kiến: 20 phút

- Giảng viên nêu câu hỏi: Hành vi là gì? Mời 2-3 học viên trả lời. Chiếu bản chiếu 16 và

trình bày khái niệm hành vi và các thành phần của hành vi.

- Hỏi học viên: Từ khái niệm hành vi như vậy, anh/chị hiểu thế nào là hành vi sức khỏe?

Mời 2- 3 học viên trả lời. Chiếu bản chiếu 17 và trình bày khái niệm hành vi sức khỏe.

- Yêu cầu học viên liệt kê các hành vi có lợi cho sức khỏe và các hành vi có hại cho sức

khỏe liên quan đến phòng, chống ung thư.

Hoạt động 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mong đợi

Thời gian dự kiến: 20 phút

- Giảng viên nêu câu hỏi: Hành vi của mỗi con người chịu ảnh hưởng của những yếu tố

nào?

- Ghi các ý kiến của học viên lên bảng và hỏi lại những điểm chưa rõ.

- Chiếu bản chiếu 19 và trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi: yếu tố cá nhân; các

quan hệ cá nhân, yếu tố cộng đồng; môi trường làm việc, học tập; môi trường chính

sách, xã hội. Đối chiếu với các câu trả lời của học viên.

- Phân tích những yếu tố này trên một hành vi cụ thể liên quan đến phòng, chống ung thư.

Hoạt động 7. Quá trình thay đổi hành vi

Thời gian dự kiến: 30 phút

- Giảng viên phát cho mỗi nhóm một bộ bìa các bước thay đổi hành vi và đề nghị các nhóm

thảo luận, sắp xếp và dán các tấm bìa đó theo trình tự các bước thay đổi hành vi lên giấy

A0.

- Yêu cầu các nhóm treo/dán kết quả thảo luận lên bảng. So sánh kết quả của các nhóm và

Page 39: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

39

mời các nhóm giải thích lý do vì sao lại sắp xếp như vậy.

- Điều chỉnh kết quả của 1 nhóm cho đúng và lưu kết quả lại trên tường trong suốt khóa

học để học viên có thể quan sát và nhớ được bài.

- Chiếu bản chiếu 20 và phân tích các bước thay đổi hành vi, lưu ý về nhiệm vụ của người

làm truyền thông để giúp đối tượng chuyển đổi hành vi.

Hoạt động 8. Những khó khăn/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi

Thời gian dự kiến: 40 phút

- Giảng viên yêu cầu học viên liệt kê các rào cản khiến người dân không thay đổi hành vi.

Ghi ý kiến của học viên lên bảng, gợi ý nếu học viên lúng túng. Gợi ý để học viên sắp

xếp các rào cản theo các nhóm: rào cản từ phía cá nhân và nhóm; rào cản từ dịch vụ y tế,

truyền thông; rào cản về chính sách.

- Phát tờ phát tay 2.2 và đề nghị học viên thảo luận theo nhóm để tìm ra các rào cản trong

quá trình thay đổi hành vi liên quan đến phòng chống ung thư.. Dành thời gian 15 phút

để các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập. Mời đại diện các nhóm lên trình bày

- Giảng viên tóm tắt những điểm chính trong phần trình bày của học viên. Chiếu bản

chiếu 21, 22 và giải thích.

Hoạt động 9. Tóm tắt bài học

Thời gian dự kiến: 10 phút

Giảng viên yêu cầu học viên nhắc lại những điểm chính của bài học. Bổ sung và giải thích

các thắc mắc của học viên (nếu có).

PHẦN III. NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ GỢI Ý

- Đây là bài tổng quan chung về truyền thông, những kiến thức trong bài sẽ áp dụng

xuyên suốt các bài còn lại của khóa học. Việc hiểu một cách rõ ràng các khái niệm sẽ

giúp học viên lựa chọn hoạt động can thiệp, thực hành tốt các hình thức truyền thông

trực tiếp.

- Một số khái niệm trong bài học khá quen thuộc, học viên có thể đã được học hoặc

đọc trong các tài liệu đã có trước đây. Vì vậy, việc hệ thống lại các khái niệm này

nên dựa trên việc khai thác kinh nghiệm của các học viên. Để làm tốt việc này, giảng

viên cần chuẩn bị những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, lôi cuốn học viên tham

gia trao đổi, thảo luận. Đặc biệt, cần dẫn dắt để học viên gắn các khái niệm vào các

hoạt động cụ thể trong truyền thông phòng, chống ung thư.

Page 40: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

40

- Giảng viên cần linh hoạt dẫn dắt. Tùy vào tình hình thực tế của lớp học mà có thể đi

từ các nội dung cụ thể tổng hợp thành khái niệm chung hoặc từ những vấn đề chung

chung áp dụng phân tích cho từng tình huống cụ thể.

PHẦN IV. PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kế hoạch dạy – học

Mục tiêu học tập

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Giải thích được các khái niệm thông tin, tuyên truyền, truyền thông, truyền thông

thay đổi hành vi và giáo dục sức khỏe trong phòng chống ung thư.

2. Phân tích được các bước của quá trình TĐHV và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi

của đối tượng.

3. Phân tích được những khó khăn/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi về phòng,

chống ung thư.

Kế hoạch bài giảng

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương tiện

giảng dạy

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

1. Giới

thiệu bài

học và mục

tiêu bài học

5 Thuyết

trình ngắn

Máy tính,

máy chiếu

Bản chiếu số

1 (tên bài) và

số 2 (mục

tiêu bài học)

Thuyết trình ngắn Đọc mục

tiêu

Góp ý/hỏi

để làm rõ

mục tiêu

HV thống

nhất phần

mục tiêu

Page 41: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

41

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương tiện

giảng dạy

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

2. Khái

niệm về

thông tin,

tuyên

truyền,

truyền

thông,

TTTĐHV

và GDSK

30 Thảo luận

nhóm

Giấy Ao

Bút dạ, băng

dính.

AP 2.1

Bản chiếu số

3,4,5,6

Nêu câu hỏi thảo

luận nhóm.

Mời các nhóm

trình bày

Tóm tắt phần thảo

luận của các nhóm

Thuyết trình ngắn

về các khái niệm,

nhấn mạnh điểm

khác nhau giữa

các khái niệm.

Thảo luận

theo nhóm.

Trình bày

kết quả

thảo luận

Hỏi lại

những

điểm chưa

HV phân

biệt được

điểm

khác biệt

của 1 số

khái

niệm.

3. Giới

thiệu mô

hình truyền

thông

15 Động não

Thuyết

trình ngắn

Bản chiếu số

7,8,9,10,11,

12,13,14,15

Chiếu giới thiệu

mô hình truyền

thông.

Đặt câu hỏi để

phân tích sâu các

cấu phần của mô

hình

Suy nghĩ

trả lời câu

hỏi

Liên hệ với

TT phòng

chống ung

thư

Sự tham

gia của

HV

4. Trò chơi

truyền tin

10 Trò chơi Bảng

Bút dạ

AP 2.2

Giới thiệu luật

chơi và đề nghị 5-

6 HV tham gia.

Yêu cầu HV thực

hiện trò chơi theo

luật.

Hỏi HV về ý

nghĩa của trò chơi.

Lắng nghe

Tham gia

trò chơi và

tuân thủ

luật chơi

Thảo luận

rút ra ý

nghĩa.

Sự tham

gia của

HV

Page 42: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

42

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương tiện

giảng dạy

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

5. Hành vi

và hành vi

sức khỏe

15

Động não

Thuyết

trình ngắn

Bảng

Bút dạ,

Băng dính,

kéo.

Bản chiếu số

16,17,18

Nêu câu hỏi yêu

cầu HV trả lời.

Trình bày khái

niệm đơn hành vi,

các cấu phần của

hành vi, khái niệm

hành vi sức khỏe

Đề nghị HV liệt

kê các hành vi có

lợi, có hại liên

quan đến phòng

chống ung thư.

Suy nghĩ

và trả lời

câu hỏi.

Sự tham

gia của

HV.

Kết quả

liệt kê

các HV

có lợi, có

hại liên

quan đến

PCUT

6. Các yếu

tố ảnh

hưởng đến

hành vi

mong đợi

15 Động não

Thuyết

trình ngắn

Bảng

Bút dạ,

Bản chiếu số

19

AP 2.3

Nêu câu hỏi yêu

cầu HV trả lời.

Tóm tắt câu trả lời

của HV.

Chiếu và giải

thích bản chiếu 19

Treo áp phích 2.3

và giải thích.

Suy nghĩ

và trả lời

câu hỏi.

Sự tham

gia của

HV

Page 43: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

43

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương tiện

giảng dạy

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

7. Quá

trình thay

đổi hành vi

20 Thảo luận

nhóm

Bộ bìa các

bước TĐHV

Băng dính

Giấy A0

Bản chiếu số

20

TPT 2.1

Yêu cầu các nhóm

thảo luận sắp xếp

các bước TĐHV

theo trình tự.

Giải thích các

bước TĐHV và

những việc TTV

hỗ trợ để quá trình

thay đổi diễn ra

Phát TPT 2.1

Thảo luận

các bước

TĐHV và

trình bày.

Kết quả

sắp xếp

các bước

TĐHV

8. Những

khó

khăn/rào

cản trong

TTTĐHV

về phòng

chống ung

thư

30 Động não

Thảo luận

nhóm

Bút dạ

Bảng

Giấy A0

TPT 2.2

Bản chiếu số

21, 22

Yêu cầu HV liệt

kê các rào cản

khiến người dân

không TĐHV.

Yêu cầu HV thảo

luận theo nhóm

theo TPT 2.2

Mời các nhóm lên

trình bày

Thuyết trình ngắn

về các rào cản,

giải pháp

Suy nghĩ

và trả lời

câu hỏi.

Thảo luận

bài tập

nhóm và

trình bày

Kết quả

thảo luận

nhóm của

HV

9. Tóm tắt

bài học

10 Thuyết

trình ngắn

Yêu cầu HV tóm

tắt lại các điểm

chính của bài học.

Giải thích những

điểm HV chưa rõ.

Trả lời tóm

tắt

Sự tham

gia của

HV.

Page 44: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

44

Phụ lục 2. Các bản chiếu

BÀI 2

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

VỀ TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI

PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

1

Mục tiêu học tập

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Giải thích được khái niệm thông tin, tuyên truyền, truyền thông, truyền

thông thay đổi hành vi và giáo dục sức khỏe trong phòng chống ung

thư.

2. Phân tích được các bước của quá trình TĐHV và một số yếu tố ảnh

hưởng đến hành vi.

3. Phân tích được những khó khăn/rào cản trong quá trình thay đổi hành

vi về phòng, chống ung thư.

2

Thông tin

• Là những tin tức thông điệp được cá nhân, tổ chức phổ biến thông qua

sách, báo, ti vi, đài phát thanh...gửi đến người nhận mà không quan

tâm đến phản ứng của họ.

Nguồn tin Người nhận

3

Tuyên truyền

• Là việc đưa các thông tin lặp đi, lặp lại nhiều lần, dưới nhiều hình

thức khác nhau trong một thời gian nhất định nhằm thuyết phục

đối tượng chấp nhận những ý tưởng, quan điểm hoặc một hành

vi nào đó.

• Đặc trưng của tuyên truyền cũng là tính một chiều. Khác với

thông tin, tuyên truyền luôn nhằm đạt được một mục đích nào đó.

4

Truyền thông

• Truyền thông là quá trình chia sẻ trao đổi thông tin giữa

người truyền với người nhận nhằm đạt được sự hiểu

biết nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của đối

tượng.

Nguån tin Ng­êi nhËn

5

Truyền thông thay đổi hành vi

• Truyền thông TĐHV là biện pháp tiếp cận truyền thông ở nhiều cấp độ

nhằm thúc đẩy và duy trì việc thay đổi hành vi làm giảm nguy cơ nào đó

cho mỗi cá nhân và cộng đồng thông qua các thông điệp phù hợp, các

kênh đa dạng.

• Truyền thông TĐHV còn là sự kết hợp đồng bộ giữa các hoạt động

truyền thông với việc cung cấp dịch vụ y tế. Đây là một quá trình nhằm

tăng cường và duy trì những thay đổi tích cực về hành vi của các cá

nhân và cộng đồng.

6

Page 45: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

45

Quá trình truyền thông

• Quá trình truyền thông gồm hai hoạt động cơ bản đó là:

hoạt động truyền/gửi thông điệp tới đối tượng và hoạt

động phản hồi từ đối tượng đến nguồn phát/người

truyền.

7

Mô hình truyền thông

Th«ng

®iÖp

Kªnh Ng­êi

nhËn

Ph¶n håi

NhiÔu

HiÖu

qu¶

Ng­êi

truyÒn

8

Nguồn truyền

• Là cá nhân, nhóm, cơ quan/ tổ chức…

• Đòi hỏi phải có: Kiến thức, kỹ năng

9

Người nhận/ Đối tượng truyền thông

• Đối tượng đích (đối tượng ưu tiên 1): là những đối tượng mà chúng ta

muốn tác động để họ thay đổi hành vi.

• Đối tượng liên quan (đối tượng ưu tiên 2): Là những người có ảnh hưởng

trực tiếp đến sự thay đổi hành vi của đối tượng đích.

• Đối tượng quan trọng: là những nhà lãnh đạo chính quyền, cộng đồng, tôn

giáo những người có thể ra các quyết định để ủng hộ, giúp đỡ, tạo môi

trường thuận lợi để sự thay đổi hành vi của đối tượng đích diễn ra.

10

Thông điệp

Thông điệp truyền thông là những nội dung truyền thông cơ bản

được trình bày ngắn gọn, súc tích, thuyết phục về một vấn đề nào

đó mà người truyền muốn chuyển tới người nhận nhằm thu hút đối

tượng, kêu gọi đối tượng hành động theo mục tiêu truyền thông.

11

Kênh, phương pháp truyền thông

• Truyền thông trực tiếp: là truyền thông mặt đối mặt (Face to Face)

như nói chuyện, tư vấn, thảo luận nhóm, hội họp…

• Truyền thông gián tiếp (truyền thông đại chúng): là truyền thông

qua những phương tiện như loa, đài phát thanh, đài truyền hình,

các tài liệu in ấn như báo, tạp chí, áp phích, tranh quảng cáo,

internet…

12

Page 46: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

46

So sánh TT trực tiếp và TT gián tiếp

Đặc điểm TT gián tiếp TT trực tiếp

Thời gian chuyển tải Nhanh Chậm

Khả năng bao phủ Rộng Hẹp

Độ chính xác Cao Dễ sai lệch

Khả năng lựa chọn đối tượng Khó Dễ

Khả năng giải thích Khó Dễ

Phản hồi Khó/ chậm Nhanh

Tác động truyền thông Nâng cao nhận thức, thay

đổi thái độ, có thể thay đổi

HV

Thay đổi thái độ, hành

vi.

13

Phản hồi

• Phản hồi là những thông tin, ý kiến từ phía đối tượng nhận tin được

chuyển đến chủ thể phát tin.

• Thông tin phản hồi có thể thu nhận:

– Một cách trực tiếp từ đối tượng nhận tin/đối tượng đích hay từ những

người có liên quan

– Thông qua các kỹ năng quan sát, lắng nghe của người truyền tin

– Thông qua các hoạt động giám sát, đánh giá hiệu quả truyền thông

bằng các kỹ thuật khác nhau

14

Nhiễu

• Nhiễu là những yếu tố không mong muốn tác động đến quá trình

truyền thông.

• Nhiễu có thể là tiếng ồn, môi trường quá nóng, quá lạnh hoặc sự

xuất hiện của những người, việc, sự việc ảnh hưởng đến quá trình

truyền thông hoặc là yếu tố ngôn ngữ làm cho thông điệp khó hiểu

hoặc việc đưa thông tin liên tục, quá nhiều, không liên quan đến nội

dung truyền thông

15

Khái niệm hành vi

• Hành vi là những ứng xử hàng ngày của một cá nhân đối với một sự

vật, hiện tượng, một ý kiến hay một quan điểm.

• Hành vi được hình thành và phát triển, biến đổi theo ảnh hưởng của

các yếu tố sinh thái, môi trường, xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị.

HÀNH VI = KIẾN THỨC + THÁI ĐỘ + NIỀM TIN + THỰC HÀNH

(Behaviour) (Knowledge) (Attitude) (Belief) (Practice)

16

Khái niệm hành vi sức khoẻ

• Hành vi sức khoẻ là những thói quen, việc làm hàng ngày ảnh hưởng

tốt hoặc xấu đến sức khoẻ.

• Hành vi sức khoẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, môi

trường, xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị.

17

Hành vi sức khoẻ (tiếp)

Hành vi có lợi

Chọn thực phẩm an toàn

Tập thể dục hàng ngày

Khám sức khỏe định kỳ

Tiêm chủng phòng HPV

Tự khám vú

Hành vi có hại

Hút thuốc lá

Uống rượu

Ăn thực phẩm bị mốc

Ăn nhiều đồ chiên, nướng

Quan hệ tình dục bữa bãi

18

Page 47: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

47

Các yếu tố ảnh hưởng đến

hành vi mong đợi

HÀNH VI

YẾU TỐ

CÁ NHÂN

YẾU TỐ

CỘNG ĐỒNGCÁC QUAN HỆ

CÁ NHÂN

PHÁP LUẬT,

CHÍNH SÁCH,

XÃ HỘI

MÔI TRƯỜNG

LÀM VIỆC,

HỌC TẬP

19

Các bước thay đổi hành vi

3. Cung cấp tông tin cơ bản.

2. Giải thích/ phân tích lợi hại.

1. Tìm hiểu đối tượng đã biết đã làm gì.

6. Nêu gương người tốt, việc tốt.

5. Khuyến khích, động viên.

4. Bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng.

9. Cung cấp các nguồn lực cần thiết.

8. Giúp giải quyết các khó khăn.

7. Giúp phương pháp làm thử, đánh giá.

12. Nêu các biện pháp hỗ trợ.

11. Bàn bạc các quyết định.

10. Giúp tổng kết kinh nghiệm.

Nhiệm vụ của TTV

20

NHẬN RA HÀNH VI CÓ HẠI

QUAN TÂM ĐẾN HÀNH VI MỚI

ĐẶT MỤC ĐÍCH THAY ĐỔI

LÀM THỬ + ĐÁNH GIÁ

CHẤP NHẬN/TỪ CHỐI

Rào cản thay đổi hành vi liên quan

đến phòng, chống ung thư

• Rào cản từ phía cá nhân và nhóm

– Nhận thức sai

– Thiếu kiến thức

– Thiếu kỹ năng

– Thiếu nguồn lực

22

Rào cản thay đổi hành vi liên quan

đến phòng, chống ung thư (2)

• Rào cản từ hệ thống

– Dịch vụ y tế: Thiếu trang thiết bị, việc chẩn đoán sớm

bệnh còn hạn chế; trình độ CBYT tuyến cơ sở

– Chính sách chưa phù hợp

23

Page 48: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

Phụ lục 3. Danh mục áp phích

AP 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Thông tin: Là những tin tức thông điệp được cá nhân, tổ chức phổ biến thông qua

sách, báo, ti vi, đài phát thanh...gửi đến người nhận mà không quan tâm đến phản

ứng của họ

Thông tin

Tuyên truyền: Là việc đưa các thông tin lặp đi, lặp lại nhiều lần, dưới nhiều hình

thức khác nhau trong một thời gian nhất định nhằm thuyết phục đối tượng chấp

nhận những ý tưởng, quan điểm hoặc một hành vi nào đó.

Truyền thông: là quá trình chia sẻ trao đổi thông tin giữa người truyền với người

nhận nhằm đạt được sự hiểu biết nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của đối

tượng.

Thông tin/thông điệp

Đáp ứng

(Thông tin phản hồi)

Truyền thông TĐHV: Truyền thông TĐHV là biện pháp tiếp cận truyền thông ở

nhiều cấp độ nhằm thúc đẩy và duy trì việc thay đổi hành vi làm giảm nguy cơ nào

đó cho mỗi cá nhân và cộng đồng thông qua các thông điệp phù hợp, các kênh đa

dạng.

NGUỒN TIN

NGƯỜI NHẬN

NGUỒN TIN

NGƯỜI NHẬN

Page 49: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

49

AP2.2. Đừng chỉ nói một chiều

Page 50: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

50

Phụ lục 4. Các tờ phát tay

TỜ PHÁT TAY 2.1

Page 51: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

51

TỜ PHÁT TAY 2.2

BÀI TẬP NHÓM

LỢI ÍCH, KHÓ KHĂN/RÀO CẢN KHI THỰC HIỆN HÀNH VI MONG ĐỢI

VÀ GIẢI PHÁP

Đối tượng

đích

Hành vi

mong đợi

Lợi ích của hành vi

mong đợi

Khó khăn của đối tượng

đích khi thực hiện hành vi

mong đợi

Giải pháp khắc phục

khó khăn

Page 52: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

TỰ LƯỢNG GIÁ

Hãy đánh dấu vào cột Đ nếu câu đúng, vào cột S nếu câu sai từ câu số 1 đến câu

số 8:

Nội dung Đ S

1. Thông tin là quá trình chuyển các tin tức, thông điệp đến người

nhận và phản hồi lại người phát thông tin.

2.Truyền thông trực tiếp có ưu điểm là dễ nhận được phản hồi

của đối tượng truyền thông để kịp điều chỉnh

3. Truyền thông gián tiếp có độ bao phủ rộng và ít tốn công sức

4. Truyền thông gián tiếp nhanh chóng nhận được thông tin phản

hồi từ đối tượng đích.

5. Hành vi sức khỏe là những thói quen, việc làm hàng ngày ảnh

hưởng tốt hoặc xấu tới sức khỏe.

6. Việc lựa chọn phương pháp truyền thông cần dựa trên việc

phân tích đối tượng truyền thông.

7. Chỉ cần cung cấp thông tin là đủ để đối tượng đích hiểu về

hành vi có hại và họ sẽ thay đổi.

8. Để đối tượng đích thay đổi hành vi có lợi cần phối hợp hiệu

quả các phương pháp truyền thông.

Trả lời ngắn các câu hỏi từ câu 9 đến câu 12:

Câu 9. Hành vi là sự biểu hiện của tất cả các hợp phần:

A. Kiến thức

B. Thái độ

C. ………………………

D. Thực hành

Câu 10. Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng, chống ung thư thúc đẩy đối tượng

trong cộng đồng loại bỏ các .......................................(A) và tăng cường

....................................(B) như ăn uống hợp lý, giảm tiếp xúc yếu tố nguy cơ như môi

trường ô nhiễm, hóa chất độc hại...

Câu 11. 5 bước của quá trình thay đổi hành vi:

A. Bước 1. Nhận ra hành vi có hại

B. Bước 2………………………………………

Page 53: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

53

C. Bước 3………………………………………

D. Bước 4………………………………………

E. Bước 5. Duy trì/từ chối

Câu 12. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mong đợi

A. Yếu tố cá nhân

B. Các quan hệ cá nhân

C. ................................................

D. Môi trường làm việc, học tập

E.......................................................

ĐÁP ÁN

Câu 1S, 2Đ, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7S, 8Đ

Câu 9. C. Niềm tin

Câu 10.

A. Hành vi có hại B. Hành vi có lợi

Câu 11.

B. Bước 2: Quan tâm đến hành vi mới

C. Bước 3: Đặt mục đích thay đổi

D. Bước 4: Làm thử + đánh giá

Câu 12.

C: Yếu tố cộng đồng

E: Chính sách, pháp luật, xã hội

Page 54: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

54

BÀI 3

CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN

TRONG TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP

PHẦN I. CHUẨN BỊ CHO BÀI DẠY - HỌC

Những công việc giảng viên cần chuẩn bị:

- Nghiên cứu trước nội dung lý thuyết bài 3 “Các hình thức truyền thông trực tiếp

tại cộng đồng” trong cuốn tài liệu “Truyền thông phòng chống ung thư”phát cho

học viên.

- Chuẩn bị một kế hoạch bài giảng chi tiết đáp ứng mục tiêu bài học. Thực hiện đầy

đủ các hoạt động của giảng viên và học viên theo kế hoạch bài giảng (Phụ lục 1).

- Chuẩn bị nội dung bài giảng trên máy tính bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint

với 36 bản chiếu được đánh số từ 1 đến 36 (Phụ lục 2).

- Chuẩn bị các tờ giấy áp phích khổ to đã viết tóm tắt những điểm mấu chốt của bài

học. được đánh số theo thứ tự từ AP1 đến AP7 (Phụ lục 3)

- Chuẩn bị phòng học cho khoảng 25-30 học viên, đủ bàn ghế, đảm bảo diện tích để

phân nhóm. Sắp xếp bàn ghế phù hợp (hình chữ U hoặc nhóm học tập).

- Chuẩn bị phương tiện học tập gồm: Bảng trắng, bút dạ 2 màu (đen/xanh và đỏ),

giấy A4, A0, bìa màu, băng dính.

- Trước buổi học, giảng viên cần kiểm tra bài giảng trên máy tính, sự kết nối máy

chiếu với máy tính và vị trí treo các áp phích.

- Kết quả thảo luận nhóm được treo trên tường cùng với áp phích để giúp học viên

nhớ nội dung bài học.

PHẦN II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động 1. Giới thiệu tên bài học và mục tiêu bài học

Thời gian dự kiến: 5 phút

Giảng viên chiếu bản số 1 và giới thiệu tên bài học. Tiếp tục chiếu bản số 2 và mời một

học viên đọc mục tiêu cho cả lớp nghe. Giải thích nếu học viên chưa hiểu các mục tiêu

bài học.

Hoạt động 2. Hướng dẫn phần khái niệm truyền thông trực tiếp và các ky năng cơ

bản trong truyền thông trực tiếp

Page 55: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

55

Thời gian dự kiến: 10 phút

- Giảng viên chiếu bản chiếu số 3 và thuyết trình về khái niệm về truyền thông trực

tiếp

- Phát thẻ màu cho học viên, mỗi học viên viết 1 kỹ năng và dán thẻ mầu lên bảng.

Học viên quan sát và cùng giảng viên sắp xếp các tấm thẻ thành nhóm các kỹ

năng cơ bản: giao tiếp không lời, đặt câu hỏi, lắng nghe, quan sát, trình bày và

động viên khuyến khích. Giảng viên tổng hợp và chiếu bản chiếu số 4.

Hoạt động 3. Hướng dẫn ky năng làm quen

Thời gian dự kiến: 25 phút

- Hoạt động 3.1. Khai niêm, mục đích làm queni:5 phút

Giảng viên chiếu bản chiếu số 5 và thuyết trình ngắn về khái niệm, mục đích

làm quen.

- Hoạt động 3.2. Phương pháp làm quen

Giảng viên lựa chọn 2-3 học viên đóng vai để “làm quen” trong một số tình

huống có sẵn. các học viên khác quan sát, góp ý. Giảng viên chiếu bản chiếu

số 6 và phân tích. Treo AP3.1 lên tường.

Hoạt động 4. Hướng dẫn phần ky năng đặt câu hỏi

Thời gian dự kiến: 25 phút

- Hoạt động 4.1. Khai niêm, mục đích của đặt câu hỏi: 5 phút

Giảng viên chiếu bản chiếu số 7,8 và thuyết trình ngắn về khái niệm, mục đích

làm quen.

- Hoạt động 4.2. Hương dân phương phap đặt câu hỏi: 20 phút

Hướng dẫn cả lớp tham gia trò chơi “xì đóng” – “xì mở” để tập kỹ năng đặt

câu hỏi. Chia lớp thành 2 nhóm đứng đối diện nhau. Khi một học viên của

nhóm này đưa ra câu hỏi đóng thì học viên nhóm kia sẽ phải đưa ra ngay câu

hỏi mở. Giảng viên nhận xét và hướng dẫn chi tiết cách đặt câu hỏi.

Giảng viên đặt câu hỏi “Theo các anh/chị” thế nào là một câu hỏi tốt? Học

viên trả lời. Giảng viên ghi ý kiến học viên lên bảng, dùng bút đỏ gạch chân

những từ/cụm từ then chốt. Giảng viên chiếu bản chiếu số 9,10,11 và phân

tích. Treo áp phích AP3.2 lên tường.

Page 56: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

56

Hoạt động 5. Hướng dẫn ky năng lắng nghe

Thời gian dự kiến: 25 phút

- Hoạt động 5.1. Khai niêm, mục đích của viêc lắng nghe:5 phút

Giảng viên chiếu bản chiếu số 12,13 và thuyết trình ngắn về khái niệm, mục

đích làm quen.

- Hoạt động 5.2. Hương dân phương phap lắng nghe hiêu quả:20 phút

Hướng dẫn học viên đóng vai. Trao đổi trước với 2 học viên (do giảng viên chỉ

định) về tình huống đóng vai. 1 học viên đóng vai người dân đến gặp truyền

thông viên để được tư vấn. Lần đóng vai thứ nhất: Người đóng vai truyền

thông viên sẽ thể hiện mình không chú ý (lơ đãng, nhìn quanh, bấm điện thoại,

cắt ngang lời...). Lần đóng vai thứ hai: truyền thông viên tỏ ra chăm chú (nhìn

vào mắt đối tượng, mỉm cười, gật đầu, hỏi lại...).

Giảng viên yêu cầu những học viên khác quan sát và hỏi: “lần nào truyền

thông viên làm tốt hơn? và tốt hơn như thế nào”. Giảng viên ghi ý kiến học

viên lên bảng, dùng bút đỏ gạch chân những từ/cụm từ then chốt. Giảng viên

chiếu bản chiếu số 14,15,16,17 và phân tích. Treo áp phích AP3.3 lên tường.

Hoạt động 6. Hướng dẫn ky năng quan sát

Thời gian dự kiến: 30 phút

- Hoạt động 6.1. Khai niêm, mục đích và tầm quan trọng của quan sát: 5 phút

Giảng viên chiếu bản chiếu số 18,19 thuyết trình về khái niệm, mục đích và

tầm quan trọng của quan sát

- Hoạt động 6.2. Hương dân cach quan sat: 25 phút

Giảng viên hướng dẫn trò chơi “Tìm người lãnh đạo”. Mời 02 học viên ra

ngoài. Sau đó yêu cầu các học viên khác đứng thành vòng tròn. 1 học viên sẽ

tình nguyện làm người lãnh đạo. “Người lãnh đạo” sẽ làm các động tác như vỗ

tay, chào, giơ tay, nháy mắt...Các học viên khác sẽ làm theo. Cả lớp làm thử 1-

2 lần. Sau đó mời 2 người quan sát vào. Hai người này có nhiệm vụ phải tìm ra

ai là “người lãnh đạo”.

Giảng viên nêu câu hỏi: Làm thế nào để quan sát có hiệu quả và những điều

cần tránh khi quan sát. Giảng viên ghi ý kiến học viên lên bảng, dùng bút đỏ

gạch chân những từ/cụm từ then chốt. Giảng viên chiếu bản chiếu số 20,21 và

phân tích. Treo áp phích AP3.4 lên tường.

Page 57: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

57

Hoạt động 7. Hướng dẫn ky năng nói, thuyết trình

Thời gian dự kiến: 30 phút

- Hoạt động 7.1. Khai niêm mục đích và tầm quan trọng của ky năng nói, thuyết

trinh:5 phút

Giảng viên chiếu bản chiếu số 22,23 thuyết trình về khái niệm, mục đích và

tầm quan trọng của kỹ năng nói, thuyết trình

- Hoạt động 7.2. Hương dân phương phap thuyết trinh hiêu quả: 25 phút

Hướng dẫn học viên đóng vai. Chọn 2 học viên đóng vai truyền thông viên

đến thuyết trình tại một hội thảo về “tác hại của thuốc lá”. Thời gian chuẩn bị

10 phút. Mời 2 học viên lên thuyết trình. Cả lớp quan sát và nhận xét. Giảng

viên tóm tắt, chiếu bản chiếu số 24,25,26,27,28 và phân tích nhấn mạnh những

điều cần tránh khi thuyết trình. Treo áp phích AP3.5 lên tường.

Hoạt động 8. Hướng dẫn ky năng động viên

Thời gian dự kiến: 25 phút

- Hoạt động 8.1. Khai niêm, mục đích và tầm quan trong của ky năng động viên:5 phút

Giảng viên chiếu bản chiếu số 29,30 thuyết trình về khái niệm, mục đích và

tầm quan trọng của kỹ năng nói, thuyết trình

- Hoạt động 8.2. Phương phap động viên hiêu quả và nhưng điêu cần tranh: 20 phút

Hướng dẫn 2 học viên đóng vai TTV. Chuẩn bị một số tình huống (Chị A tự

khám vú sờ thấy một khối nhỏ 1cm đến gặp truyền thông viên; Anh B thấy đi

ngoài ra máu....). Thời gian chuẩn bị 10 phút. Học viên khác quan sát góp ý.

Giảng viên nhận xét, chiếu bản chiếu số 31,32 và phân tích. Treo áp phích

AP3.6 lên tường.

Hoạt động 9. Hướng dẫn ky năng giao tiếp không lời

Thời gian dự kiến: 25 phút

- Hoạt động 3.1. Khai niêm giao tiếp không lời:5 phút

Giảng viên chiếu bản chiếu số 33,34 và thuyết trình ngắn về khái niệm giao

tiếp không lời.

- Hoạt động 3.2. Tầm quan trọng của giao tiếp không lời và phương phap giao tiếp

không lời: 20 phút

Page 58: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

58

Chia lớp thành 2 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, bút dạ xanh/đen và

bút đỏ. Yêu cầu nhóm cử nhóm trưởng, thư ký và người trình bày.

Giảng viên đặt câu hỏi và ghi lên bảng: “Tầm quan trọng của giao tiếp không

lời” và “Phương pháp giao tiếp không lời hiệu quả”. Mỗi nhóm thảo luận 1 câu

hỏi. Thời gian thảo luận trong 7 phút.

Giảng viên mời từng nhóm trình bày, các học viên còn lại quan sát và đóng

góp ý kiến. Dùng bút đỏ gạch chân những từ/cụm từ then chốt. Sử dụng bản

chiếu số 35,36 và phân tích, giải thích. Treo áp phích AP3.1 lên tường.

Hoạt động 10. Thực hành

Thời gian dự kiến: 200 phút

- Cho gắp thăm/thiết kế/lựa chọn tình huống, phân vai.

- Làm mẫu (nếu cần), tổng hợp, nhận xét.

Hoạt động 11. Tóm tắt bài học

Thời gian dự kiến: 5 phút

- Hỏi các học viên các nội dung chính đã học.

- Tóm tắt lại các điểm chính trong bài học

- Hỏi học viên còn điều gì chưa rõ và giải thích.

PHẦN III. NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ GỢI Ý

Kiến thức của bài học này tập trung chủ yếu vào việc rèn luyện cho học viên các kỹ

năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp. Phần lý thuyết không phải là kiến thức mới

nhưng để áp dụng hiệu quả vào thực tế thì không phải là điều dễ dàng đặc biệt là truyền

thông về phòng chống ung thư.

Phương pháp giảng dạy tập trung khai thác những mặt tích cực của học viên thông

qua trò chơi giáo dục sức khỏe, đặt câu hỏi phát vấn và làm việc theo nhóm, từ đó bổ

sung kiến thức cho các học viên và tóm tắt lại những nội dung chính cần ghi nhớ.

Page 59: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

59

PHẦN VI. PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kế hoạch dạy – học

Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:

1. Trình bày được khái niệm, mục đích và tầm quan trọng của các kỹ năng cơ bản

trong truyền thông trực tiếp.

2. Thực hành được các kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp.

Kế hoạch bài giảng

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

tiện dạy

học

Phương

pháp

giảng

dạy

Hoạt động

của giảng

viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

1. Giới thiệu

bài học và

mục tiêu bài

học

5 - Bảng

trắng

- Bút dạ

- Bản chiếu

số 1,2

Thuyết

trình

Giới thiệu bài

học và mục tiêu

bài học

- Lắng nghe

và chia sẻ. Giải thích

điều chưa

rõ của HV

2. Khái niệm

và những ky

năng cơ bản

trong truyền

thông trực

tiếp.

10 - Bìa màu;

- Băng

dính.

- Bảng

trắng

- Bản chiếu

số 3,4

Thuyết

trình

Phát vấn

- Trình bày khái

niệm

- Phát thẻ mầu

cho HV

- Nhóm các thẻ

mầu theo các kỹ

năng

- Tóm tắt, phân

tích.

- Lắng nghe

- Suy nghĩ

và viết vào

thẻ màu.

- Dán thẻ

mầu lên

bảng.

- Cả lớp

đóng góp.

Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

3. Ky năng

làm quen

20

31. Khái

niệm, mục

đích của làm

quen

5 - Bản chiếu

số 5,

Thuyết

trình

Trình bày khái

niệm, mục đích

và tầm quan

trọng của làm

quen

Lắng nghe

và hỏi

Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

3.2. Hướng

dẫn phương

pháp làm

quen

15 - Giấy A4;

- Bảng

trắng;

- Bút dạ

Bản chiếu

số 6

Trò chơi

Thuyết

trình

- Hướng dẫn

trò chơi “làm

quen”:

- Hỏi học viên:

về cách làm

quen

- Mời các học

- Tham gia

vào trò chơi.

- Thảo luận

và trả lời

- Lắng nghe

Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

Page 60: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

60

AP3.1 viên trả lời và

ghi tóm tắt câu

trả lời lên bảng.

4. Ky năng

đặt câu hỏi

25

4.1. Khái

niệm, mục

đích của đặt

câu

5 - Bản chiếu

số 7,8

Thuyết

trình

Trình bày khái

niệm, mục đích

và tầm quan

trọng đặt câu

hỏi

Lắng nghe

và hỏi

Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

4.2. Hướng

dẫn phương

pháp đặt câu

hỏi

20 - Giấy A4;

- Bảng

trắng;

- Bút dạ

Bản chiếu

số 9,10,11.

AP3.2

Trò chơi

Thuyết

trình

- Hướng dẫn

trò chơi “Xì

đóng-xì mở”: -

Hỏi học viên:

như thế nào là

một câu hỏi

tốt?.

- Mời các học

viên trả lời và

ghi tóm tắt câu

trả lời lên bảng.

- Chiếu bản

chiếu 9,10,11

và trình bày.

- Tham gia

vào trò chơi.

- Thảo luận

và trả lời

- Lắng nghe

Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

5. Ky năng

lắng nghe

25

5.1. Khái

niệm, mục

đích lắng

nghe.

5 - Bản chiếu

12,13

Thuyết

trình

Trình bày khái

niệm, mục đích

và tầm quan

trọng lắng nghe

Lắng nghe

và hỏi

- Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

5.2. Hướng

dẫn phương

pháp lắng

nghe hiệu

quả

20 - Bảng

trắng,

- Bút dạ,

- Bản chiếu

14,15,16,

17.

- AP 3.3

Đóng vai

Thuyết

trình

- Hướng dẫn

đóng vai

- Yêu cầu

những HV quan

sát và trả lời

câu hỏi

- Ghi tóm tắt

câu trả lời lên

bảng.

- Chiếu bản

chiếu 14,15,16

và trình bày.

- Đóng vai

- Quan sát,

suy nghĩ, trả

lời câu hỏi.

- Lắng nghe

và hỏi lại

những điểm

chưa rõ.

- Sự tham

gia và kết

quả thảo

luận của

học viên.

- Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

6. Ky năng

quan sát

30

Page 61: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

61

6.1. Khái

niệm, mục

đích và tầm

quan trọng

của quan sát

5 - Bản chiếu

18,19.

Thuyết

trình

- Trình bày khái

niệm, mục đích

và tầm quan

trọng quan sát

- Lắng nghe

- Đặt câu

hỏi và thảo

luận

Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

6.2. Phương

pháp quan sát

hiệu quả và

những điều

cần tránh khi

quan sát

25 - Bảng

trắng,

- Bút dạ,

- Bản chiếu

20,21.

- AP 3.4

Trò chơi

Thuyết

trình

- Hướng dẫn trò

chơi “Tìm

người lãnh đạo”

- Hỏi HV về ý

nghĩa của trò

chơi

- Chiếu bản

chiếu số 20.21

và phân tích

- Tham gia

trò chơi

- Rút ra ý

nghĩa củ trò

chơi

Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

7. Ky năng

nói, thuyết

trình

30

7.1. Khái

niệm, mục

đích và tầm

quan trọng

của nói,

thuyết trình

5 - Bản chiếu

22,23

Thuyết

trình

Trình bày khái

niệm, mục đích

và tầm quan

trọng của nói,

thuyết trình

Lắng nghe

và ghi chép

Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

7.2. Phương

pháp thuyết

trình hiệu

quả và những

điều cần

tránh khi nói,

thuyết trình

25 - Bản chiếu

số 24,

25,26,27,28

- AP3.5

Đóng vai - Nêu tình

huống đóng vai

- Nhận xét

- Đặt câu hỏi

- Tóm tắt ý

chính, chiếu

bản chiếu số 25

đến 28 và phân

tích

- Đóng vai

– Quan sát,

đóng góp ý

kiến

- Trả lời

Sự tham gia

của học viên

8. Ky năng

động viên

25

8.1. Khái

niệm , mục

đích và tầm

quan trọng

của động

viên

5 Giấy A4.

- Bảng

trắng

- Bút dạ

- Bản chiếu

29,30

Thuyết

trình

Thuyết trình

ngắn về khái

niệm, mục đích

và tầm quan

trọng của động

viên

Lắng nghe

và hỏi

- Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

8.2. Phương

pháp động

20 - Bảng

trắng

Đóng vai - Nêu tình

huống

- Chia

nhóm, bắt

- Sự tham

gia của học

Page 62: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

62

viên hiệu quả

và những

điều cần

tránh

- Bút dạ

- Bản chiếu

31, 32

- AP3.6

Thuyết

trình

- Nhận xét, tóm

tắt và nhấn

mạnh sự quan

trong của và

những điều cần

tránh của kỹ

năng động viên

thăm lựa

chọn tình

huống, đóng

vai

- Quan sát,

góp ý

viên

- Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

9. Ky năng

giao tiếp

không lời

25

9.1 Khái

niệm kỹ năng

giao tiếp

không lời.

5 - Bản chiếu

số 33,34

Trò chơi

Thuyết

trình

- Hướng dẫn trò

chơi.

- Chiếu bản

chiếu số 33,34

về khái niệm

giao tiếp không

lời.

- Hai học

viên làm

mẫu.

- Cả lớp

quan sát và

nhận xét.

- Suy nghĩ,

trả lời câu

hỏi.

Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

9.2. Tầm

quan trọng

của giao tiếp

không lời và

phương pháp

giao tiếp

không lời

hiệu quả

20 Giấy Ao

Bút dạ

Bảng trắng

Bản chiếu

số 35,36

AP3.7

Thảo luận

nhóm

Thuyết

trình

- Chia 2 nhóm

- Đặt câu hỏi

thảo luận cho

mỗi nhóm

- Nhận xét và

chiếu bản chiếu

số35,36, phân

tích

Các nhóm

thảo luận

Cử đại diện

lên trình bày

10. Thực

hành

200 -Bảng, bút,

các phương

tiện, tài liệu

TT

- Các tình

huống đóng

vai

Thực hành

đóng vai

- Cho gắp

thăm/thiết

kế/lựa chọn tình

huống, phân vai

- Làm mẫu (nếu

cần), tổng hợp,

nhận xét

- Thực hành

theo hướng

dẫn.

- Sự tham

gia của học

viên

- Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và học

viên

11. Tóm tắt

bài học

5 Bảng trắng

Bút dạ

Hồi tưởng

Thuyết

trình ngăn

- Hỏi các HV

các nội dung

chính đã học.

- Tóm tắt lại các

điểm chính

trong bài học.

- Hỏi HV còn

điều gì chưa rõ

và giải thích.

- Động não

nhớ lại bài

- Lắng nghe

- Đặt câu

hỏi

Page 63: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

63

Phụ lục 2. Các bản chiếu

Bài 3

CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN

TRONG TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP

1

Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học viên có khả

năng:

. Hiểu được khái niệm cơ bản của truyền

thông trực tiếp.

. Biết kỹ năng cơ bản và thực hành

được các kỹ năng cơ bản trong truyền

thông trực tiếp.2

Khái niệm truyền thông trực tiếp

Truyền thông trực tiếp là quá trình trao đổi

thông tin hoặc cảm xúc một cách trực tiếp

giữa người làm truyền thông với đối tượng

hoặc giữa người làm truyền thông với một

nhóm đối tượng thông qua các giao tiếp

không lời hoặc có lời.

3

4

7 ky năng cơ bản

trong truyền thông trực tiếp

Kỹ năng làm quen

Kỹ năng đặt câu hỏi

Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng quan sát

Kỹ năng thuyết trình (trình bày)

Kỹ năng động viên

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời

5

Kỹ năng làm quen

Là một kỹ năng giao tiếp đối với những người lần đầu gặp nhau.

Nhằm xây dựng mối quan hệ giữa người làm công tác truyền thông với đối tượng được truyền thông.

Các bước làm quen bao gồm: Chào hỏi, giới thiệu bản thân, giới thiệu mục đích buổi truyền thông...

6

Kỹ năng làm quen

Chào hỏi

Chào hỏi là một bước rất quan trọng trong kỹ năng

giao tiếp

Thể hiện trình độ học vấn của con người

Xưng hô phù hợp

Kết hợp giao tiếp có lời và không lời: Lời nói, cử chỉ,

tư thế…

Giới thiệu bản thân

Giới thiệu mục đích buổi truyền thông

Page 64: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

64

7

Kỹ năng đặt câu hỏi

Là một kỹ năng quan trọng nhằm khơi gợi, dẫn

dắt, làm sáng tỏ, giúp đối tượng bày tỏ suy nghĩ,

tình cảm; giúp người truyền thông nhận được thông

tin phản hồi chính xác hơn từ phía đối tượng.

8

Mục đích

Tìm hiểu đối tượng

Xác minh thông điệp nhận được từ đối

tượng có chính xác hay không

Giúp hai bên có cơ hội hiểu rộng và sâu

hơn về các vấn đề có liên quan.

Động viên, khuyến khích đối tượng tiếp

tục chia sẻ thông tin.

9

Kỹ năng đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi vào thời điểm thích hợp.

Bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản, dễ trả lời.

Nên đặt câu hỏi cho những người mạnh dạn trước.

Phải cân nhắc xem câu hỏi có gây tổn thương cho

người được hỏi không và người được hỏi có khả năng

trả lời câu hỏi đó hay không.

Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.

Sử dụng các câu hỏi đóng, câu hỏi mở xen kẽ nhau một

cách phù hợp.

10

Một câu hỏi tốt

Ngắn gọn.

Diễn đạt một ý hoặc một nội dung.

Phù hợp với chủ đề truyền thông.

Tạo được sự quan tâm của đối tượng.

Sử dụng ngôn ngữ thông dụng, dễ hiểu.

Nhấn mạnh vào điểm chính.

Đòi hỏi đối tượng phải tư duy.

Kiểm tra được kiến thức, thái độ, hành vi của đối tượng.

11

Những điều cần tránh khi đặt câu hỏi

Câu hỏi khó hiểu, khó trả lời.

Câu hỏi dài dòng, nhiều nội dung.

Câu hỏi soi mói, không đúng trọng tâm.

Hỏi liên tục, dồn dập như kiểu “hỏi cung”.

Đặt quá nhiều câu hỏi “tại sao”.

12

Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là quá trình đón nhận âm thanh, thu

nhận những kích thích hoặc xung động của môi

trường bên ngoài và chuyển chúng tới bộ não.

Là quá trình làm sáng tỏ những gì nghe được,

quan sát được, thu nhận và phân loại thông tin.

Lắng nghe bao gồm cả tập trung chú ý, suy

ngẫm và hiểu.

Page 65: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

65

13

Mục đích lắng nghe

Để tiếp nhận đầy đủ thông tin/thông điệp.

Để khuyến khích người nói tiếp tục trình bày ý kiến và cảm xúc của họ.

Để hiểu rõ nội dung và cảm xúc chứa đựng trongthông điệp mà đối tượng gửi.

Để thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm với ngườinói.

Thu nhận thông tin phản hồi để có sự điều chỉnhthông điệp cho phù hợp.

14

Lắng nghe hiệu quả

Ngồi ngang tầm đối tượng, hơi nghiêng về đối tượng (cá

nhân), loại bỏ vật cản giữa người truyền thông và đối

tượng

Nhìn vào mắt đối tượng

Hãy giành thời gian cho đối tượng nói với thái độ tôn trọng,

cởi mở và kiên nhẫn.

Tham dự: Gật đầu, mỉm cười tán thưởng, sử dụng các

lời đệm đơn giản như ‘à’, ‘ừ’, ‘thế à’.v.v. “tôi hiểu”

Phản hồi

15

Lắng nghe hiệu quả

Thái độ tôn trọng, cởi mở và kiên nhẫn.

Lắng nghe một cách khách quan, với thái độ

thoải mái.

Kết hợp lắng nghe và quan sát.

Giữ bí mật những điều đối tượng chia sẻ với

mình (trừ khi có sự đồng ý của họ).

16

Lắng nghe hiệu quả

Thái độ tôn trọng, cởi mở và kiên nhẫn.

Sử dụng các từ đệm như à, thế à, tôi hiểu….

nhắc lại những điểm quan trọng để khuyến

khích đối tượng nói.

Lắng nghe một cách khách quan, với thái độ

thoải mái.

Kết hợp lắng nghe và quan sát.

Giữ bí mật những điều đối tượng chia sẻ với

mình (trừ khi có sự đồng ý của họ).

17

Những điều cần tránh khi lắng nghe

Cãi lại hoặc tranh luận gay gắt với người nói.

Cắt ngang lời người nói.

Đưa ra nhận xét, phê phán, kết luận hay lời

khuyên khi đối tượng không có yêu cầu.

Chỉ nghe những gì mà mình thích, mình lưu tâm.

Để quan điểm riêng của mình tác động đến việc

hiểu vấn đề mà đối tượng nói.

Có thái độ định kiến với đối tượng (về tôn giáo,

trình độ học vấn, tuổi tác…).

18

Kỹ năng quan sát

Quan sát là kỹ năng đọc

những ngôn ngữ không lời

của người mình đang giao

tiếp để có nhận thức sâu

hơn về những gì đang xảy

ra ở người mình đang

quan sát.

Page 66: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

66

19

Mục đích quan sát

Giúp sơ bộ hiểu được hoàn cảnh, sức khỏe, tâm

trạng, thái độ của người đang đối thoại.

Thu nhận thông tin phản hồi từ đối tượng để kịp

thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Học hỏi thông qua những gì quan sát được.

20

Phương pháp quan sát có hiệu quả

Tế nhị, lịch sự

Bao quát, liên tục và khách quan

Quan sát với thái độ động viên, khích lệ

Chọn vị trí quan sát và di chuyển hợp lý

Cần lưu ý những thời điểm hay những vấn đề

mà khi trao đổi thấy đối tượng thay đổi nét

mặt, cử chỉ, thái độ hay những phản ứng đặc

biệt của đối tượng.

21

Những điều cần tránh khi quan sát

Thái độ thờ ơ, hờ hững, thiếu tập trung

Soi mói, ánh mắt thiếu thiện cảm

Bình phẩm với những ngôn ngữ (có lời hoặc

không lời) bất lịch sự.

22

Kỹ năng thuyết trình

Là kỹ năng cơ bản của người truyền thông đểchuyển tải kiến thức, tình cảm… của mình đếnđối tượng nhằm đạt được mục tiêu truyềnthông.

23

Mục đích thuyết trình

Để cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết

Để bày tỏ suy nghĩ, giải thích những quan niệm

sai lầm

Giúp người nghe có cơ hội hiểu rộng, hiểu sâu

vấn đề/ nội dung/ thông điệp

24

Thuyết trình hiệu quả

Chuẩn bị trước thuyết trình

Đối tượng nghe là ai?

Tìm hiểu kỹ đối tượng.

Chủ đề, mục đích, mục tiêu thuyết trình?

Nội dung và và phạm vi trình bày?

Thời gian trong bao lâu?

Thuyết trình ở đâu?

Chuẩn bị bài trình bày?

Chuẩn bị phương pháp, phương tiện, phương pháp

đánh giá

Page 67: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

67

25

Thuyết trình hiệu quả

Thực hiện thuyết trình

Phần mở đầu: Cần thu hút đối tượng (bằng một câu chuyện, câu

đố, đoạn clip, trò chơi..)

Cung cấp nội dung chính: Chọn 3-5 thông điệp chính, mỗi thông

điệp chính có khoảng 3 ý hỗ trợ

Phần kết luận: Tóm tắt thông điệp-liên hệ với phần mở đầu, nhắc

lại điểm quan trọng , yêu cầu hành động, kết thúc bằng một thông

điệp khẳng định (nếu cần)

26

Những việc cần làm khi thuyết trình

Nói rõ ràng, mạch lạc, logic

Nên nói các câu đơn giản, ngắn gọn

Có âm điệu, ngữ điệu phù hợp

Tập trung vào chủ đề chính

Biết dừng đúng lúc

Kết hợp với ngôn ngữ không lời một cách phù hợp.

Hài hước khi có thể

Nhiệt tình, quan tâm đến người nghe

Sử dụng trang phục chỉnh tề, di chuyển hợp lý.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ phù hợp

27

Những điều cần tránh khi thuyết trình

Nói quá to hoặc quá nhỏ

Nói đều đều không có ngữ điệu, không có cảm

xúc

Dùng câu dài, ngắt câu không hợp lý

Nói lan man, không trọng tâm

Nói những điều mà mình không chắc chắn

Không quan tâm đến thái độ của người nghe

28

Những điều cần tránh

Ngồi bắt chéo chân hoặc ngả người ra phía sau

trong khi nói

Ngồi cao hơn đối tượng

Nét mặt đăm chiêu, cau có, lạnh nhạt

Nhìn chằm chằm vào một đối tượng quá lâu

Tỏ ra vội vã, làm việc riêng, thở dài…

Chỉ trỏ, đập tay xuống bàn

29

Kỹ năng động viên

Là khuyến khích, khích lệ đối tượng nói lêntâm tư, tình cảm, suy nghĩ của họ cũng nhưkhuyến khích họ thực hiện các hành vi cólợi cho sức khỏe.

30

Mục đích động viên

Để khuyến khích người đối thoại tiếp tục

trình bày ý kiến của mình.

Để bày tỏ sự đồng cảm giữa người nói với

người nghe.

Có tầm quan trọng không kém giao tiếp có

lời. Nó chứng tỏ rằng quá trình giao tiếp

đang diễn biến theo chiều hướng tích cực

Page 68: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

68

31

Động viên hiệu quả

Tạo không khí thân mật, cởi mở.

Thể hiện sự đồng cảm hoặc chia sẻ với đối tượng

bằng ngôn ngữ có lời hoặc không lời

Khen ngợi khi đối tượng đã làm tốt, hiểu đúng

Hỏi ý kiến của đối tượng.

Kết hợp động viên với các kỹ năng truyền thông

trực tiếp khác

32

Những điều cần tránh khi động viên

Thờ ơ, thiếu tập trung.

Động viên với thái độ xã giao hoặc làm cho qua

chuyện

Khen ngợi một cách quá mức.

33

Kỹ năng giao tiếp không lời

Là hình thức giao tiếp trong đó không sử

dụng lời nói hay chữ viết mà dùng điệu bộ,

cử chỉ, ánh mắt, nét mặt và nhiều động

tác thân thể khác để chuyển tải thông điệp.

34

Mục đích

Động viên khuyến khích tạo niềm tin cho đối

tượng.

Bày tỏ sự đồng cảm giữa người làm truyền

thông và đối tượng.

Tìm hiểu suy nghĩ, tình cảm, hành vi của

đối tượng được chính xác va khách quan

hơn

35

Kỹ năng giao tiếp không lời hiệu quả

Loại bỏ vật cản giữa người truyền thông và đối tượng.

Tư thế thoải mái. Chọn vị trí ngồi và khoảng cách với đối

tượng phù hợp.

Cách nhìn: Nhìn vào mắt đối tượng thể hiện sự quan tâm.

Nhìn vào mỗi người 2-4 giây rồi rời mắt sang người khác.

Nét mặt: Nét mặt cần thay đổi phù hợp với cử chỉ, lời nói và

tình huống giao tiếp.

Trang phục chỉnh tề, đơn giản, phù hợp với văn hóa địa

phương.

Thái độ hòa nhã, thân thiện.

36

Kết luận

Các kỹ năng trên có mối liên hệ mật thiết

với nhau. Vì vậy để quá trình truyền thông

trực tiếp có hiệu quả, TTV phải biết kết

hợp một cách khoa học và nhuần nhuyễn

tất cả các kỹ năng.

Page 69: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

69

Phụ lục 3. Áp phích tóm tắt một số nội dung giảng

AP 3.1

KỸ NĂNG LÀM QUEN

Chào hỏi

- Chào hỏi là một bước rất quan trọng trong kỹ năng giao tiếp

- Thể hiện trình độ học vấn của con người

- Xưng hô phù hợp

- Kết hợp giao tiếp có lời và không lời: Lời nói, cử chỉ, tư thế…

Giới thiệu bản thân

Giới thiệu mục đích buổi truyền thông

Page 70: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

70

AP 3.2

KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI

Nên làm

- Đặt câu hỏi vào thời điểm thích hợp.

- Bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản, dễ trả lời.

- Nên đặt câu hỏi cho những người mạnh dạn trước.

- Cân nhắc xem câu hỏi có gây tổn thương cho người được hỏi

không và người được hỏi có khả năng trả lời câu hỏi đó hay

không.

- Ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.

- Sử dụng các câu hỏi đóng, câu hỏi mở xen kẽ

Không nên

- Câu hỏi khó hiểu, khó trả lời.

- Câu hỏi dài dòng, nhiều nội dung.

- Câu hỏi soi mói, không đúng trọng tâm.

- Hỏi liên tục, dồn dập như kiểu “hỏi cung”.

- Đặt quá nhiều câu hỏi “tại sao?”.

Page 71: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

71

AP 3.3

KỸ NĂNG LẮNG NGHE

Nên làm

- Ngồi ngang tầm

- Loại bỏ vật cản .

- Nhìn vào mắt đối tượng.

- Hãy giành thời gian cho đối tượng nói.

- Tham dự: Sử dụng các từ đệm, nhắc lại những điểm quan trọng.

- Lắng nghe với thái độ tôn trọng.

- Kết hợp lắng nghe, hỏi và quan sát.

- Giữ bí mật.

Không nên

- Cãi lại hoặc tranh luận gay gắt với người nói.

- Cắt ngang lời người nói.

- Đưa ra nhận xét, phê phán, kết luận vội vã.

- Chỉ nghe những gì mà mình thích, mình lưu tâm.

- Để quan điểm riêng của mình tác động đến việc hiểu vấn đề mà

đối tượng nói.

- Có thái độ định kiến với đối tượng.

Page 72: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

72

AP 3.4

KỸ NĂNG QUAN SÁT

Nên làm

- Tế nhị, lịch sự.

- Bao quát, liên tục và khách quan.

- Quan sát với thái độ động viên, khích lệ.

- Chọn vị trí quan sát và di chuyển hợp lý.

- Lưu ý những thời điểm hay những vấn đề mà khi trao đổi thấy

đối. tượng thay đổi nét mặt, cử chỉ, thái độ hay những phản ứng

đặc biệt của đối tượng.

Không nên

- Thái độ thờ ơ, hờ hững, thiếu tập trung.

- Soi mói, ánh mắt thiếu thiện cảm.

- Bình phẩm với những ngôn ngữ bất lịch sự.

- Có thái độ định kiến với đối tượng.

Page 73: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

73

AP 3.5

KỸ NĂNG NÓI/THUYẾT TRÌNH

Nên làm

- Lựa chọn chủ đề phù hợp.

- Nói rõ ràng, mạch lạc, logic.

- Nên nói các câu đơn giản, ngắn gọn.

- Có âm điệu, ngữ điệu phù hợp.

- Tập trung vào chủ đề chính.

- Biết dừng đúng lúc.

- Kết hợp với ngôn ngữ không lời một cách phù hợp.

- Hài hước khi có thể.

- Nhiệt tình, quan tâm đến người nghe.

Không nên

- Nói quá to hoặc quá nhỏ.

- Nói đều đều không có ngữ điệu, không có cảm xúc.

- Dùng câu dài, ngắt câu không hợp lý.

- Nói lan man, không trọng tâm.

- Nói những điều mà mình không chắc chắn.

- Không quan tâm đến thái độ của người nghe.

Page 74: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

74

AP 3.6

KỸ NĂNG ĐỘNG VIÊN

Nên làm

- Tạo không khí thân mật, cởi mở.

- Thể hiện sự đồng cảm hoặc chia sẻ với đối tượng bằng ngôn

ngữ có lời hoặc không lời.

- Khen ngợi khi đối tượng đã làm tốt, hiểu đúng.

- Hỏi ý kiến của đối tượng.

Không nên

- Thờ ơ, thiếu tập trung.

- Động viên với thái độ xã giao hoặc làm cho qua chuyện.

- Khen ngợi một cách quá.

- Không quan tâm đến thái độ của người nghe.

Page 75: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

75

AP 3.7

KỸ NĂNG GIAO TIẾP KHÔNG LỜI

Nên làm

- Loại bỏ vật cản giữa người truyền thông và đối tượng.

- Chọn vị trí ngồi và khoảng cách với đối tượng phù hợp.

- Khoảng cách phù hợp.

- Nhìn vào mắt đối tượng thể hiện sự quan tâm. Nhìn vào mỗi

người 2-4 giây rồi rời mắt sang người khác.

- Nét mặt luôn phù hợp với cử chỉ, lời nói và tình huống giao

tiếp.

- Trang phục chỉnh tề, đơn giản, phù hợp

- Thái độ hòa nhã, thân thiện.

Không nên

- Ngối bắt chéo chân hoặc ngả người ra sau hoặc ngồi cao hơn

đối tượng

- Nét mặt lạnh lùng, cau có.

- Nhìn chằm chằm vào đối tượng quá lâu.

- Tỏ ra vội vã, làm việc riêng, thở dài.

- Chỉ trỏ, đập tay xuống bàn.

Page 76: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

76

TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu hỏi từ câu 1 đến câu 9

Câu 1. Truyền thông trực tiếp là quá trình trao đổi thông tin một cách

.............................(A) giữa người làm truyền thông với đối tượng hoặc giữa người làm

truyền thông với một nhóm đối tượng thông qua các .................(B) hoặc có lời.

Câu 2. Có 8 kỹ năng thường được áp dụng trong truyền thông trực tiếp, đó là:

A. Làm quen

B. …………………..

C .Lắng nghe

D. Quan sát

E……………………………………….

F. Kỹ năng động viên, khuyến khích

G. ..................................

H. Giao tiếp không lời

Câu 3. Giao tiếp không lời là hình thức giao tiếp ……………………………..mà dùng

điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, cử chỉ và nhiều cách thể hiện động tác khác nhau để giao tiếp

Câu 4. Kỹ năng đặt câu hỏi là một kỹ năng nhằm …………(A), ……….(B),

………..(C) giúp đối tượng bày tỏ suy nghĩ, tình cảm; giúp người truyền thông nhận

được thông tin phản hồi chính xác hơn từ phía đối tượng.

Câu 5. Có 2 dạng câu hỏi được sử dụng trong truyền thông trực tiếp là

...................................(A) và ...................................(B).

Câu 6. Câu hỏi mở là câu hỏi thường dùng các từ như: Tại sao? Khi nào? Bao lâu? Như

thế nào? Cái gì? Ở đâu? giúp khai thác ………….., tìm hiều về đối tượng khi giao tiếp.

Câu 7. Quan sát là kỹ năng đọc ……………………………của người mình đang giao

tiếp để có nhận thức sâu hơn về những gì đang xảy ra ở đối với người mình giao tiếp.

Câu 8. Thuyết trình là kỹ năng cơ bản của người truyền thông để chuyển tải

………………….(A) của mình đến đối tượng nhằm đạt được …………………….(B)

Câu 9. Mỗi bài thuyết trình thường có 3 phần

A. Phần 1: Mở đầu

B. Phần 2. …………………...

C. Phần 3: Kết luận

Page 77: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

77

Hãy đánh dấu vào cột Đ nếu câu đúng và vào cột S nếu câu sai từ câu số 10 đến

câu số 18

Lưu ý khi đặt câu hỏi Đ S

10. Đặt câu hỏi vào thời điểm thích hợp.

11. Bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản, dễ trả lời.

12. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, chỉ

một nội dung cho một câu

13. Nên sử dụng câu hỏi đóng nhiều hơn câu hỏi mở để

đối tượng dễ trả lời

14. Hỏi những câu hỏi bắt buộc, nếu còn thời gian hỏi tiếp

các câu: cần hỏi, nên hỏi.

Lưu ý khi quan sát Đúng Sai

15. Quan sát bao gồm cả quan sát tiện nghi trong gia đình,

môi trường xã hội: Ai là bạn của họ? Ai là người có ảnh

hưởng tơi họ? Họ tin vào những tập tục nào, tại sao.

16. Nguyên tắc khi quan sát cần phải tế nhị, lịch sự và

chọn vị trí quan sát hợp lý

17. Khi quan sát cần tránh thái độ thờ ơ, thiếu tập trung

hoặc soi mói thiếu thiện cảm.

18. Quan sát nên kết hợp bình phẩm, góp ý để đối tượng

giao tiếp kịp thời chỉnh sửa.

Page 78: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

78

ĐÁP ÁN

Câu 1

A. trực tiếp (mặt đối mặt)

B. giao tiếp không lời

Câu 2

B. Đặt câu hỏi

E. thuyết trình/trình bày

G. Giải thích

Câu 3

Không sử dụng lời nói hay chữ viết Câu 4

A. Khơi gợi

B. Dẫn dắt

C. Làm sáng tỏ

Câu 5

A. Câu hỏi đóng

B. Câu hỏi mở

Câu 6

Thông tin

Câu 7

Những ngôn ngữ không lời

Câu 8

(A) kiến thức, tình cảm

(B) Mục tiêu truyền thông

Câu 9

B. Cung cấp nội dung chính

Câu 10Đ, 11Đ, 12Đ, 13S, 14Đ, 15Đ, 16Đ, 17Đ, 18S.

Page 79: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

79

BÀI 4

CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ TÀI LIỆU

TRUYỀN THÔNG TẠI CỘNG ĐỒNG

PHÂN I. CHUẨN BỊ DẠY – HỌC

Những việc giảng viên cần chuẩn bị cho bài học :

- Nghiên cứu trước nội dung lý thuyết Bài 4 “Cách sử dụng tài liệu truyền thông tại

cộng đồng” trong cuốn tài liệu “Truyền thông phòng chống ung thư”phát cho học

viên.

- Chuẩn bị một kế hoạch bài giảng chi tiết đáp ứng mục tiêu bài học. Thực hiện đầy

đủ các hoạt động của giảng viên và học viên theo kế hoạch bài giảng (Phụ lục 1).

- Chuẩn bị nội dung bài giảng trên máy tính bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint

với 23 bản chiếu được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 20 (Phụ lục 2).

- Chuẩn bị các tờ giấy áp phích khổ to đã viết tóm tắt những điểm mấu chốt của bài

học được đánh số theo thứ tự từ AP4.1 đến AP4.4 (Phụ lục 3)

- Chuẩn bị tờ phát tay bảng kiểm sử dụng tài liệu truyền thông (Phụ lục 4)

- Chuẩn bị phòng học cho khoảng 25-30 học viên, đủ bàn ghế, đảm bảo diện tích để

phân nhóm. Sắp xếp bàn ghế phù hợp (hình chữ U hoặc nhóm học tập).

- Chuẩn bị phương tiện học tập gồm: Bảng trắng, bút dạ 2 màu (đen/xanh và đỏ), giấy A4,

A0, bìa màu, băng dính, các tài liệu truyền thông (tranh lật, áp phích, tranh gấp/tờ rơi, đĩa

hình, đĩa tiếng..),

- Trước buổi học, giảng viên cần kiểm tra bài giảng trên máy tính, sự kết nối máy

tính với máy chiếu và vị trí treo các tờ áp phích.

PHẦN II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động 1. Giới thiệu bài học

Thời gian dự kiến: 5 phút

Giảng viên chiếu bản chiếu số 1, 2, 3 nêu tên bài học, mục tiêu bài học và nội

dung của bài. Vừa trình chiếu vừa giải thích từng nội dung.

Hoạt động 2. Tầm quan trọng của tài liệu truyền thông phòng chống ung thư tại

cộng đồng.

Thời gian dự kiến: 15 phút

Page 80: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

80

- Giảng viên chiếu bản chiếu số 4 và dành 1 phút giới thiệu các loại tài liệu tài liệu

dùng để truyền thông phòng chống ung thư tại cộng đồng.

- Chiếu bản chiếu số 5 và hướng dẫn học viên trò chơi trong 5 phút. Giảng viên đọc

chậm và rõ sự mô tả một con vật, đọc 2 lần: “Thân thì mập và lưng thì cong, bốn

chân ngắn và mập, có các móng khỏe không sắc, hai tai dài, đuôi thì to ở gốc và

thon dần. Cái đầu kéo dài ra trên cái cổ ngắn và to, còn mũi là một cái đĩa có 2 lỗ

mở ra. Mõm thì nhỏ và hình ống với cái lưỡi rất dài và mỏng”. Phát giấy A4 cho

học viên và dành thời gian cho học viên vẽ tranh. Đề nghị học viên đính con vật

mình vẽ lên bảng.

- Giảng viên chiếu bản chiếu số 6 vẽ con vật mẫu đã được mô tả, hỏi học viên học

được gì qua hoạt động trên? Giảng viên rút ra kết luận.

- Giảng viên chiếu bản chiếu số 7 và nhấn mạnh tầm quan trọng và tác dụng của

các loại tài liệu truyền thông “Trăm nghe không bằng một thấy” hay “Một bức

tranh có giá trị bằng hàng ngàn từ.”

Hoạt động 3. Cách sử dụng và bảo quản tài liệu truyền thông phòng chống ung thư

tại cộng đồng.

Thời gian dự kiến: 15 phút

Giảng viên chiếu các bản chiếu từ số 8 đến số 19 để thuyết trình cách sử dụng và

bảo quản tài liệu truyền thông bao gồm tranh gấp, tranh lật, áp phích, các loại đĩa hình,

đĩa tiếng

Hoạt động 4. Lựa chọn tài liệu truyền thông phòng chống ung thư tại cộng đồng.

Thời gian dự kiến: 10 phút

- Giảng viên đặt câu hỏi “Tại cơ sở các anh/chị thường sử dụng các loại tài liệu

truyền thông nào?”. Ghi ý kiến học viên lên bảng. Giới thiệu từng loại tài liệu TT

cho học viên

- Giảng viên hỏi tiếp: “Mỗi loại tài liệu TT thích hợp cho các hình thức truyền

thông nào?.” Ghi ý kiến HV lên bảng.

- Giảng viên chiếu bản chiếu 20 tóm tắt, phân tích cách lựa chọn tài liệu truyền

thông

Hoạt động 5 . `Thực hành đóng vai sử dụng tài liệu truyền thông

Thời gian dự kiến: 100 phút

Page 81: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

81

- Giảng viên chia 3 nhóm theo cách đếm 1-2-3 .

HV nào là số 1 vào nhóm 1, hướng dẫn sử dụng tranh gấp

HV nào là số 2 vào nhóm 2, hướng dẫn sử dụng tranh lật/tư vấn

HV nào là số 3 vào nhóm 3, hướng dẫn sử dụng apphich

- Giảng viên làm mẫu sử dụng 1 loại tài liệu truyền thông sau đó 3 nhóm đóng vai

là truyền thông viên hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản từng loại tài liệu truyền

thông.

Hoạt động 6. Tóm tắt bài học

Thời gian dự kiến: 10 phút

- Giảng viên tóm tắt lại các điểm chính và tổng hợp bài học.

- Hỏi học viên còn điều gì chưa rõ.

- Cảm ơn sự tham gia của học viên.

PHẦN III. NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ GỢI Ý

- Để bài học thêm sinh động cần có nhiều hình ảnh minh họa cho phần trình bày

bằng cách sử dụng các tờ rơi tờ gấp, tranh lật, áp phich có nội dung các thông điệp

về phòng chống ung thư đã được Bệnh viện K, Hội ung thư VN, Trung tâm

TTGDSKTW và Bộ Y tế đã xây dựng.

- Phát tài liệu cho học viên thực hành, giảng viên phân tích và giải thích.

- Chiếu một số đĩa tiếng, đĩa hình mà Trung tâm TTGDSKTW phối hợp với Bệnh

viện K Hội ung thư VN đã sản xuất (Phim tự khám vú, phát hiện sớm ung thư

CTC, dạ dày ....) cho HV xem khi giải lao, hoặc lúc thảo luận nhóm.

Page 82: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

82

PHẦN VI. PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kế hoạch dạy-học

Mục tiêu học tập

Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:

1. Giải thích được tầm quan trọng của tài liệu truyền thông trong quá trình thực

hiện truyền thông phòng chống ung thư

2. Biết cách sử dụng và bảo quản một số loại tài liệu truyền thông hay sử dụng.

3. Lựa chọn được các tài liệu truyền thông để hỗ trợ cho quá trình thực hiện

truyền thông tại cộng đồng.

Kế hoạch bài giảng

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương tiện

giảng dạy

Hoạt động

của giảng viên

Hoạt động

của học viên Phản hồi

1. Mục

tiêu và

nội dung

bài học

5 Thuyết

trình

ngắn

- Bảng trắng

- Bút dạ

- Bản chiếu

1,2,3

- Nêu tên bài,

trình bày mục

tiêu bài học.

- Chiếu slide 1,

2,3

- Lắng nghe HV thống

nhất phần

mục tiêu

2. Tầm

quan

trọng của

tài liệu

truyền

thông tại

cộng

đồng.

15 Trò

chơi

- Giấy A4

- Bút dạ các

màu.

- Ghim

- Bảng nỉ

- Bản chiếu

4,5,6,7

- Hướng dẫn trò

chơi vẽ tranh

- Dành 5 phút

để học viên vẽ,

sau đó đọc lại

sự mô tả.

- Đề nghị HV

đính con vật

mình vẽ lên

bảng.

- Treo bức

tranh vẽ con vật

mẫu đã được

mô tả.

- Hỏi HV học

được gì qua

hoạt động

trên?.

- Trình bày tầm

quan trọng của

tài liệu truyền

-Lắng nghe,

ghi chép rồi

vẽ.

-Đính các tác

phẩm lên

bảng nỉ.

- Suy nghĩ và

trả lời.

Sự tham gia

và trả lời của

học viên

Page 83: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

83

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương tiện

giảng dạy

Hoạt động

của giảng viên

Hoạt động

của học viên Phản hồi

thông.

3. Cách

sử dụng

tài liệu

truyền

thông tại

cộng

đồng.

15 Thuyết

trình

- Bảng

- Bút dạ

- Bản chiếu

từ 8 đến 18

và AP số

4.1-4.3

- Tóm tắt lại

các điểm chính

trong bài học.

- Hỏi học viên

còn điều gì

chưa rõ.

- Treo các áp

phích từ AP4.1

– 4.3

- Cảm ơn sự

tham gia của

HV.

- Nghe

- Đặt câu hỏi

Giải thích,

bình luận của

giảng viên và

học viên

4. Lựa

chọn tài

liệu

truyền

thông

10 Động

não

- Bảng

- Bút dạ

- Bản chiếu

số 19

- Hỏi HV: “Tại

cơ sở các

anh/chị thường

sử dụng các

loại tài liệu TT

nào?”.

- Ghi ý kiến

HV lên bảng.

- Giới thiệu

từng loại tài

liệu TT cho học

viên.

- Hỏi HV: “Mỗi

loại tài liệu TT

thích hợp cho

các hình thức

truyền thông

nào?.”

- Ghi ý kiến

HV lên bảng.

- Tóm tắt và

giới thiệu cách

lựa chọn tài

liệu truyền

thông.

- Suy nghĩ và

trả lời

- Suy nghĩ và

trả lời

Giải thích,

bình luận của

giảng viên và

học viên

5. Thực 100 Đóng - Các tài liệu - Giảng viên - Quan sát Sự tham gia

Page 84: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

84

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương tiện

giảng dạy

Hoạt động

của giảng viên

Hoạt động

của học viên Phản hồi

hành

đóng vai

sử dụng

tài liệu

TT có sử

dụng

bảng

kiểm.

vai truyền

thông: tranh

gấp, tranh

lật, áp phích.

làm mẫu sử

dụng 1 loại tài

liệu truyền

thông.

- Chia lớp

thành 3 nhóm

và hướng dẫn

đóng vai

- Lựa chọn tình

huống đóng

vai.

- Phát tờ phát

tay số 4.1 để

các học viên

khác quan sát,

nhận xét

- Nhận xét,

tổng hợp

- Chai nhóm

và bắt thăm

tình huống

- Nhận tờ

phát tay

- Thảo luận

và cử người

trình bày

- Quan sát và

đánh dấu

bảng kiểm.

- Nhận xét

đóng vai, sử

dụng tài liệu

TT và sử

dụng bảng

kiểm của học

viên

6.Tóm tắt

bài học

5 Thuyết

trình

ngắn

- Bảng

- Bút dạ

- Tóm tắt lại

các điểm chính

và tổng hợp bài

học.

- Hỏi học viên

còn điều gì

chưa rõ.

- Cảm ơn sự

tham gia của

HV.

- Nghe

- Đặt câu hỏi

Giải thích,

bình luận của

giảng viên và

học viên

Page 85: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

85

Phụ lục 2. Các bản chiếu

1

Bài 4

CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ

TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG TẠI CỘNG ĐỒNG

2

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Giải thích được tầm quan trọng của tài liệu truyền

thông trong quá trình thực hiện TTTĐHV.

2. Biết cách sử dụng và bảo quản một số loại tài liệu

truyền thông

3. Lựa chọn được các tài liệu truyền thông để hỗ trợ

cho quá trình thực hiện TT tại cộng đồng.

3

NỘI DUNG

Tầm quan trọng của tài liệu truyền thông

Cách sử dụng và bảo quản một số loại tài

liệu truyền thông

Tranh gấp

Tranh lật/tư vấn

Áp phích

Băng cassette/ đĩa hình

Lựa chọn tài liệu truyền thông

4

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÀI LIỆU

TRUYỀN THÔNG

5

HÃY VẼ CON VẬT THEO SỰ MÔ TẢ SAU

Thân thì mập và lưng thì cong, bốn chân ngắn

và mập, có các móng khỏe không sắc, hai tai

dài, đuôi thì to ở gốc và thon dần. Cái đầu kéo

dài ra trên cái cổ ngắn và to, còn mũi là một cái

đĩa, có 2 lỗ mở ra. Mõm thì nhỏ và hình ống, với

cái lưỡi rất dài và mỏng.

6

Con chuột chũi

Page 86: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

86

7

TẦM QUAN TRỌNG

CỦA TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG

● Phương tiện hỗ trợ tốt cho TTV với cá

nhân, nhóm..

● Nâng cao kiến thức, thực hành…

● Tạo được dư luận khi được phát hành hoặc

phát trên phương tiện thông tin đại chúng

8

CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN

MỘT SỐ LOẠI TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG

9

TRANH GẤP

Cách sử dụng

● Phát tại các buổi mít tinh, cuộc họp.

● Được dùng kết hợptrong TT với cánhân, trong TLN.● Phát tranh gấp

● Dành thời gian đọc

● Hỏi lại nội dung

● Tóm tắt tổng kết

10

TRANH GẤP

Cất giữ để khi cần có thể đem ra đọc.

● Không cho trẻ em cầm chơi.

● Không dùng để bao gói thực phẩm...

11

TRANH LẬT/TƯ VẤN

Cách sử dụng

● 1 quyển tranh lật có nhiều nội dung. Một buổi TT chỉ nên giới thiệu 1 - 2 nội dung.

● Cá nhân hoặc TLN nhỏ.

● Trước khi TT, TTV chọn chủ đề cho buổi truyền thông.

● Xem kỹ nội dung (trang nào phùhợp với chủ để đã chọn), chuẩn bịcâu hỏi thảo luận

● Thực hành sử dụng tranh lật trước khi TT/TLN.

12

TRANH LẬT

TTV cầm tranh lật trên tay hoặc đặt trên bàn, tranh quay vềphía đối tượng.

Để đối tượng xem tranh và nói về nội dung của tranh.

Đặt câu hỏi thảo luận theo nội dung tranh

Giải thich và bổ sung thêm các thông tin.

Tom tắt lại nội dung chinh theo các nội dung của tranh

Page 87: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

87

13

TRANH LẬT/TƯ VẤN

Cách bảo quản

● Cần nhẹ nhàng khi lật chuyển các trang.

● Cất giữ cẩn thận sau khi sử dụng để

tránh rách, hỏng.

14

ÁP PHÍCH

Cách sử dụng

● Áp phích được

treo/dán ở nơi công

cộng hoặc được

dùng trong TLN.

15

ÁP PHÍCH

Treo áp phích

● Ở những địa điểm đông người qua lại…

● Ngang tầm mắt.

● Tránh treo/dán ở những nơi nhạy cảm

● Không để quá lâu hoặc thông tin trên áp

phích quá cũ.

● Tranh/lịch tuyên truyền có thể phát cho gia

đình treo tại nhà.

16

ÁP PHÍCH

• Treo lên vị trí mà đối tượng có thể nhìn thấy.

• Dành thời gian để đối tượng quan sát kỹ.

• Hỏi họ nhìn thấy gì, nghĩ gì.

• Cả nhóm thảo luận. TTV cung cấp thêm thông tin liên quan.

• Cuối buổi thảo luận, đề nghị đối tượng nhắc lại nội dung. TTV tóm tắt nội dung để mọi người ghi nhớ

17

ĐĨA DVD/VCD

Cách sử dụng

● Áp dụng cho các buổi TLN hay sinh hoạt CLB

● Chiếu đĩa cho mọi người xem

● Đề nghị một vài đối tượng nhắc lại một số ý chính,

rồi tổng hợp thống nhất ý kiến.

● Mỗi buổi chỉ nên nghe 1 hoặc 2 nội dung trong 15

phút.

18

BĂNG PHÁT THANH

Cách sử dụng

● Phát thanh trên hệ thống truyền thanh của địa phương

● Tốt nhất trong các cuộc họp đông người tại bệnh

viện, trường học, hội phụ nữ.

● Sau đó yêu cầu một vài đối tượng nhắc lại một số ý

chính, rồi tổng hợp thống nhất ý kiến.

● Mỗi buổi chỉ nên nghe 1 hoặc 2 nội dung trong 15

phút.

Page 88: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

88

20

LỰA CHỌN CÁC TÀI LIỆU TT

● Phù hợp với chủ đề và nội dung truyền thông

● Phù hợp với đối tượng ( học vấn, sở thích….)

● Hình thức truyền thông

● Căn cứ vào ưu nhược điểm của từng loại tài

liệu và điều kiện của địa phương

Page 89: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

89

Phụ lục 3. Danh mục áp phích (AP)

AP 4.1

CÁCH SỬ DỤNG TRANH GẤP/TỜ RƠI

1. Thường được phát tại các buổi mít tinh, các cuộc họp, ở nơi công

cộng hoặc từng hộ gia đình.

2. Dùng trong TT với cá nhân hoặc trong thảo luận nhóm:

- TTV giới thiệu về chủ đề thảo luận.

- Phát tranh gấp cho từng đối tượng, để đối tượng tự đọc.

- Sau khi đối tượng đọc hết các nội dung, TTV giúp nhóm thảo luận

bằng cách đặt những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu.

- Giải thích những điểm mà đối tượng chưa hiểu hoặc hiểu. Tóm tắt

những nội dung chính theo trình tự, đơn giản để mọi người dễ nhớ

và làm theo.

- Hướng dẫn cách sử dụng tranh gấp để đối tượng có thể truyền

thông cho người xung quanh.

Page 90: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

90

AP 4.2

CÁCH SỬ DỤNG TRANH LẬT

- Sử dụng khi: truyền thông trực tiếp với cá nhân hoặc thảo luận

nhóm nhỏ.

- Một buổi nói chuyện chỉ nên giới thiệu 1 hoặc 2 nội dung.

- TTV xem trước nội dung định trình bày trước khi tiến hành truyền

thông.

- TTV để đối tượng xem tranh và nói về nội dung của bức tranh theo

sự hiểu biết của họ.

- Thảo luận với đối tượng về nội dung của tranh.

- Giải thích và bổ sung thêm thông tin,

- Tóm tắt lại nội dung tranh

- Đề nghị đối tượng trình bày lại nội dung tranh.

- Thống nhất những điều đối tượng cần làm.

- Tư thế sử dụng tranh lật: người trình bày đặt tranh lật trên bàn.

Phần tranh quay về phía đối tượng. Phần chữ quay về phía TTV.

Page 91: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

91

AP 4.3

SỬ DỤNG ÁP PHÍCH

Treo áp phích:

- Treo, dán ở nơi công cộng hoặc dùng trong TLN.

- Nơi treo áp phích cần tránh bị mưa gió gây hư hỏng.

- Treo áp phích ngang tầm mắt.

- Không nên để áp phích quá lâu hoặc thông tin trên áp phích quá cũ.

- Tránh treo/dán áp phích ở những nơi được coi là thiêng liêng, đặc biệt.

Sử dụng áp phích trong thảo luận nhóm:

- Treo áp phích lên vị trí mà đối tượng có thể nhìn thấy dễ dàng.

- Đối tượng quan sát kỹ tấm áp phích.

- Hỏi mọi người xem họ nhìn thấy gì, nghĩ gì về nội dung áp phích.

- Nếu trong nhóm có người không biết chữ thì đề nghị người biết chữ đọc

to cho cả nhóm nghe phần chữ.

- Cả nhóm thảo luận về nội dung áp phích.

- Đề nghị đối tượng nhắc lại nội dung của áp phích.

- TTV tóm tắt lại.

Page 92: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

92

Phụ lục 4. Danh mục tờ phát tay

BẢNG KIỂM SỬ DỤNG TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG

(Dùng cho thực hành sử dụng tranh lật/tranh tư vấn, tranh gấp/tờ rơi, ápphích)

Các thao tác cơ bản Đạt Không đạt

1. Lựa chọn thể loại tài liệu phù hợp với hình thức truyền

thông.

2. Chọn nội dung của tài liệu phù hợp với chủ đề truyền thông.

3. Số lượng tài liệu được sử dụng phù hợp với thời gian truyền

thông.

4. Thời điểm sử dụng tài liệu hợp lý.

5. Cách cầm, mở, treo, phát tài liệu thích hợp.

6. Tất cả mọi thành viên trong nhóm đều được nhìn thấy

tranh/được đọc tài liệu.

7. Thảo luận và giải thích nội dung tài liệu.

8. Tóm tắt nội dung chính đơn giản, lôgich, dễ nhớ.

9. Hướng dẫn dùng tài liệu để truyền thông cho người khác.

Page 93: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

93

LƯỢNG GIÁ

Trả lời các câu hỏi ngắn (Điền vào chỗ trống) từ câu 1 đến câu 8

Câu 1. Tài liệu truyền thông là phương tiện để …….(A) cho người làm truyền thông

trong ………… (B) với cá nhân, nhóm hay với cộng đồng.

Câu 2. Tranh gấp là một tờ tranh được gấp 2,3 hay 4 bao gồm ……(A) và …….. (B)

minh hoạ. Tranh gấp thường chuyển tải nhiều nội dung của một chủ đề

Câu 3. Tờ rơi có 1 hoặc 2 mặt có cả ………(A) và……….(B). Tờ rơi có thể là một tranh

đơn độc hoặc một bộ nhiều tranh đề cập đến một chủ đề.

Câu 4. Tranh lật là một bộ gồm ……………(A) bao gồm nhiều tờ tranh được trình bày

nối tiếp nhau. Mặt sau của các tranh là ……………(B) gồm những nội dung chính cần

truyền thông về chủ đề đó.

Câu 5. Tranh gấp/tờ rơi thường được phát cho từng người tại các buổi mít tinh, các cuộc

họp, ở nơi công cộng hoặc ………………(A) để mọi người tự đọc, hiểu và làm theo nội

dung của ……………..(B)

Câu 6. Các bước sử dụng tranh gấp

B1. TTV giới thiệu qua về chủ đề thảo luận.

B2…………………………………………….

B3. Sau khi mọi người trong nhóm đã đọc hết các nội dung của tranh gấp, truyền thông

viên giúp nhóm thảo luận bằng cách đặt ra những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu về nội dung

của tranh.

B4. Giải thích những điểm mà đối tượng chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng và tóm tắt

những nội dung chính theo một trình tự logic, đơn giản để mọi người dễ nhớ và làm theo.

B5…………………………………………..

Câu 7. Tư thế sử dụng tranh lật:

Người trình bày cầm tranh lật trên tay hoặc đặt trên bàn. ……..(A) quay về phía đối

tượng, giữ ở vị trí trung tâm hoặc xoay chuyển để mọi người có thể nhìn được mọi chi

tiết trong tranh. ……(B) quay về phía truyền thông viên để truyền thông viên có thể xem

được các thông tin quan trọng.

Câu 8. Các bước sử dụng tranh lật

B1. Truyền thông viên để đối tượng xem tranh và nói về nội dung của bức tranh theo sự

hiểu biết của họ.

B2. Thảo luận với đối tượng về nội dung của tranh. Khuyến khích đối tượng tham gia

thảo luận bằng cách đặt các câu hỏi mở.

B3. ………………………………………………………………………………….

B4. Để đối tượng trình bày lại nội dung tranh.

B5. …………………………………………………………………………………..

Page 94: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

94

Hãy đánh dấu vào cột Đ nếu câu đúng và vào cột S nếu câu sai từ câu số 9 đến

câu số 24

Các tài liệu truyền thông có thể sử dụng trong tư vấn Đ S

9.Áp phích

10. Tranh gấp

11. Tranh lật

12. Băng/đĩa hình hoặc tiếng

Các tài liệu truyền thông có thể sử dụng trong thảo luận

nhóm nhỏ (8-12 người):

13.Áp phích

14. Tranh gấp

15. Tranh lật

16. Băng/đĩa hình hoặc tiếng

Các tài liệu truyền thông có thể sử dụng khi đi thăm hộ

gia đình

17.Áp phích

18. Tranh gấp

19. Tranh lật

20. Băng/đĩa hình hoặc tiếng

Các tài liệu truyền thông có thể sử dụng hiệu quả trong

buổi nói chuyện sức khỏe

21.Áp phích

22. Tranh gấp

23. Tranh lật

24. Băng/đĩa hình hoặc tiếng

Hãy chọn 1 câu trả lời đúng nhất bằng cách đánh dấu vào ô phù hợp

Câu 25. Tranh lật được sử dụng trong trường hợp:

A. Thảo luận nhóm

B. Mittinh

C. Tư vấn trực tiếp

D. Nói chuyện sức khỏe

Page 95: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

95

ĐÁP ÁN

Câu 1.

A: Hỗ trợ

B: Quá trình truyền thông

Câu 2.

A: Phần chữ

B: Phần tranh

Câu 3.

A: Phần tranh

B: Phần chữ

Câu 4.

A. Phần tranh

B. Phần chữ.

Câu 5.

A: Từng hộ gia đình

B: Tranh gấp/tờ rơi

Câu 6.

B2. Phát tranh gấp cho từng đối tượng để đối tượng tự đọc.

B5. Hướng dẫn cách sử dụng tranh gấp để đối tượng có thể truyền thông cho những

người xung quanh.

Câu 7. (A). Phần tranh; (B). Phần chữ

Câu 8.

B3. TTV giải thích và bổ sung thêm thông tin, tóm tắt lại nội dung tranh theo trình tự để

đối tượng dễ nhớ, dễ hiểu.

B5. Thảo luận và đi đến thống nhất những điều đối tượng cần làm.

9S, 10Đ, 11Đ, 12S, 13Đ, 14Đ, 15Đ, 16Đ, 17S, 18Đ,19Đ, 20S, 21Đ, 22Đ, 23S, 24Đ,

25C.

Page 96: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

96

BÀI 5

MỘT SỐ HÌNH THỨC

TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP TẠI CỘNG ĐỒNG

PHẦN I. CHUẨN BỊ CHO BÀI DẠY-HỌC

Những công việc giảng viên cần chuẩn bị:

- Nghiên cứu trước nội dung lý thuyết Bài 5 “Các hình thức truyền thông trực tiếp

tại cộng đồng” trong cuốn tài liệu “Truyền thông phòng chống ung thư”phát cho

học viên.

- Chuẩn bị một kế hoạch bài giảng chi tiết đáp ứng mục tiêu bài học. Thực hiện đầy

đủ các hoạt động của giảng viên và học viên theo kế hoạch bài giảng (Phụ lục 1).

- Chuẩn bị nội dung bài giảng trên máy tính bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint

với 26 bản chiếu được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 26 (Phụ lục 2).

- Chuẩn bị các tờ giấy áp phích khổ to đã viết tóm tắt những điểm mấu chốt của bài

học được đánh số theo thứ tự từ AP1 đến AP4 (Phụ lục 3)

- Chuẩn bị các bảng kiểm thực hành các hình thức truyền thông từ TPT1 đến TPT4

(Phụ lục 4)

- Chuẩn bị phòng học cho khoảng 25-30 học viên, đủ bàn ghế, đảm bảo diện tích để

phân nhóm. Sắp xếp bàn ghế phù hợp (hình chữ U hoặc nhóm học tập).

- Chuẩn bị phương tiện học tập gồm: Bảng trắng, bút dạ 2 màu (đen/xanh và đỏ),

giấy A4, A0, bìa màu, băng dính.

- Trước buổi học, giảng viên cần kiểm tra bài giảng trên máy tính, sự kết nối máy

chiếu với máy tính và vị trí treo các áp phích.

PHẦN II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt đông 1. Giới thiệu bài học và mục tiêu bài học

Thời gian dự kiến: 5 phút

Giảng viên chiếu bản số 1 và giới thiệu tên bài học. Tiếp tục chiếu bản số 2 và

mời một học viên đọc mục tiêu cho cả lớp nghe. Giải thích nếu học viên chưa hiểu các

mục tiêu bài học.

Hoạt động 2. Hướng dẫn phần “Thảo luận nhóm”

Thời gian dự kiến: 45 phút

Page 97: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

97

- Giảng viên đặt câu hỏi “Các anh/chị hiểu thế nào là thảo luận nhóm, mục đích của

thảo luận nhóm là gì”. Mời học viên trả lời. Giảng viên dùng bút đỏ gạch chân

những từ/cụm từ then chốt và tổng hợp ý kiến. Chiếu bản chiếu số 3,4,5 và phân

tích.

- Chia lớp thành 3 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, bút dạ xanh/đen và bút

đỏ. Yêu cầu nhóm cử nhóm trưởng, thư ký và người trình bày. Giảng viên đặt câu

hỏi và ghi lên bảng: “Cần chuẩn bị những gì cho thảo luận nhóm, thảo luận nhóm

có bao nhiêu bước, là những bước nào”. Thời gian thảo luận trong 10 phút. Giảng

viên mời từng nhóm trình bày, các học viên còn lại quan sát và đóng góp ý kiến.

Dùng bút đỏ gạch chân những từ/cụm từ then chốt. Sử dụng bản chiếu số 6,7 và

phân tích, giải thích. Cần lưu ý đặc biệt đến kết quả của buổi thảo luận nhóm là

kiến thức của các thành viên nhóm về phòng chống ung thư được cải thiện, các

thành viên cam kết thực hiện hành vi có lợi cho sức khỏe. Treo áp phích AP5.1

lên tường.

- GV đặt câu hỏi “Những vấn đề hay gặp khi thảo luận nhóm và phương pháp xử

lý”. Sử dụng phương pháp “Thảo luận nhóm rì rầm”. Giảng viên chia bảng thành

2 cột, một bên là vấn đề một bên là phương pháp giải quyết . Học viên nêu ý kiến,

giảng viên tổng hợp vào 2 cột, chiếu bản chiếu số 8 và phân tích.

Hoạt động 3. Hướng dẫn phần “Tư vấn”

Thời gian dự kiến: 30 phút

- Giảng viên đặt câu hỏi “Tư vấn là gì, mục đích của quá trình tư vấn”. Học viên trả

lời, giảng viên dùng bút đỏ gạch chân những từ/cụm từ then chốt và tổng hợp ý

kiến. Giảng viên chiếu bản chiếu số 9,10,11 phân tích và lấy một số ví dụ minh

họa để nhấn mạnh một số nguyên tắc quan trọng như: Tôn trọng, giữ bí mật, tự

quyết định.

- Giảng viên chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ bìa màu đã chuẩn

bị sẵn ghi các bước của quá trình tư vấn và đề nghị các nhóm sắp xếp theo thứ tự

trong 5 phút. Giảng viên chia bảng thành 3 cột cho 3 nhóm theo thứ tự và đề nghị

các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng. So sánh kết quả giữa các nhóm và đề

nghị các nhóm giải thích (nếu có sự khác biệt). Điều chỉnh kết quả cho đúng. Mời

đại diện nhóm phân tích một số bước của tư vấn. Các nhóm khác theo dõi và góp

Page 98: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

98

ý. Giảng viên tổng hợp ý kiến, chiếu bản chiếu số 12 và phân tích, treo áp phích

AP5.2 lên tường.

Hoạt động 4. Hướng dẫn phần “Thăm hộ gia đình”

Thời gian dự kiến: 30 phút

- Giảng viên chiếu bản chiếu số 13, 14,15 và thuyết trình về khái niệm và mục đích của

việc đến thăm hộ gia đình.

- Giảng viên đặt câu hỏi “Khi đến thăm hộ gia đình cần chuẩn bị những việc gì”. Giảng

viên ghi ý kiến học viên lên bảng. Dùng bút đỏ gạch chân những từ/cụm từ then chốt.

Chiếu bản chiếu số 16 và phân tích các nguyên tắc khi đến thăm hộ gia đình.

- Giảng viên nhóm cặp 2 học viên ngồi gần nhau để thảo luận. Giảng viên đặt câu hỏi

“Thăm hộ gia đình có bao nhiêu bước, là những bước nào”. Giảng viên ghi ý kiến 5-6

cặp học viên lên bảng, dùng bút đỏ gạch chân những từ/cụm từ then chốt. Mời các

cặp còn lại sắp xếp các bước theo thứ tự. Giảng viên chiếu bản chiếu số 17 và phân

tích. Dán áp phích AP5.3 lên tường.

Hoạt động 5. Hướng dẫn phần “Nói chuyện sức khỏe”

Thời gian dự kiến: 30 phút

- Giảng viên chiếu bản chiếu 18,19 thuyết trình về khái niệm nói chuyện sức khỏe,

nhấn mạnh tính phổ biến khi áp dụng tại địa phương của hình thức này.

- Giảng viên đặt câu hỏi dẫn dắt hướng đến phần chuẩn bị cho một cuộc nói chuyện

sức khỏe, ví dụ “các anh/chị đã từng đứng trước một cuộc họp, hội thảo…để nói

chuyện về một chủ đề sức khỏe chưa”, “các anh/chị thường gặp khó khăn gì” và

để một buổi nói chuyện sức khỏe hấp dẫn người nghe và mang lại hiệu quả thì

“Chúng ta cần chuẩn bị những gì cho một cuộc nói chuyện sức khỏe”. Giảng viên

ghi ý kiến học viên lên bảng, dùng bút đỏ gạch chân những từ/cụm từ then chốt.

Giảng viên chiếu bản chiếu từ số 20,21,22 và phân tích.

- Chia 3 nhóm thảo luận. Giảng viên đặt câu hỏi “Để một cuộc nói chuyện sức khỏe

có hiệu quả, chúng ta cần trải qua các giai đoạn/các bước nào”. Thời gian thảo

luận trong 10 phút. Mời 1-2 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và góp ý.

Giảng viên tổng hợp ý kiến, chiếu bản chiếu số 23,24 và dán áp phích AP5.4.

Hoạt động 7. Thực hành các hình thức truyền thông

Thời gian dự kiến: 4 tiết (200 phút)

- Giảng viên chia học viên 3 nhóm và chiếu bản chiếu số 30 nêu yêu cầu thực hành.

Page 99: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

99

- Phát cho học viên các bảng kiểm thực hành các hình thức truyền thông và gắp

thăm lựa chọn tình huống (tờ phát tay TPT1 đến TPT5)

Bài tập 1. Nói chuyện sức khỏe

Mỗi nhóm tự chọn 1 chủ đề. Phân công người đóng vai cán bộ truyền thông. Các

nhóm chuẩn bị trong 30 phút. Giảng viên mời các nhóm trình bày, mỗi nhóm tối

đa 10 phút, các nhóm còn lại góp ý dựa trên các bảng kiểm. Giảng viên nhận xét,

rút kinh nghiệm.

Bài tập 2. Thực hành các hình thức: Thảo luận nhóm, tư vấn, thăm hộ gia đình

Mỗi nhóm tự chọn 1 chủ đề. Phân công cán bộ điều hành nhóm. Mỗi nhóm chuẩn

bị trong 30 phút. Giảng viên mời các nhóm trình bày, mỗi nhóm 10 phút, các

nhóm còn lại góp ý. Giảng viên nhận xét, rút kinh nghiệm.

Hoạt động 8. Tóm tắt bài học

Thời gian dự kiến: 10 phút

- Giảng viên tóm tắt bài học bằng cách cho học viên chơi trò chơi “Gọi đúng tên

bức tranh”

- Giảng viên chiếu bản chiếu số 25,26 có 4 bức tranh, mỗi bức tranh mô tả 01 hình

thức truyền thông trực tiếp. Giảng viên đề nghị học viên lựa chọn hình thức truyền

thông phù hợp và đặth tên cho mỗi bức tranh. học viên cũng nêu rõ lý do tại sao

lại chọn hình thức đó. Giảng viên tổng hợp, phân tích và tóm tắt các đặc điểm cơ

bản của các hình thức truyền thông.

PHẦN III. NHỨNG KINH NGHIỆM VÀ GỢI Ý

- Những nội dung trong bài học này không phải là kiến thức mới vì vậy giảng viên

cần lựa chọn phương pháp giảng sao cho thu hút được học viên. giảng viên cần

phân tích kỹ sự khác biệt giữa các hình thức truyền thông, những ưu điểm và hạn

chế của mỗi hình thức. Đối với phần hướng dẫn hình thức tư vấn, đây là một nội

dung hầu như các học viên đều có thể kể được nhưng trên thực tế vẫn diễn ra sự

nhầm lẫn giữa các bước do chưa hiểu thấu đáo về các việc cần thực hiện của mỗi

bước. Giảng viên cần phân tích và đưa ra những ví dụ minh họa cho các bước này.

- Giảng viên cần chuẩn bị tốt phần thực hành, xây dựng các tình huống sát thực với

thực tế liên quan đến phòng chống các bệnh ung thư như: Tư vấn về các dấu hiệu

báo hiệu dấu hiệu ung thư sớm, giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng phòng chống

ung thư.

Page 100: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

100

PHẦN IV. CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kế hoạch dạy học

Mục tiêu học tập

Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:

1. Mô tả được 4 hình thức truyền thông trực tiếp về phòng chống ung thư hay được

áp dụng tại cộng đồng.

2. Thực hành được 4 thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng (Thảo luận nhóm, tư

vấn, thăm hộ gia đình, nói chuyện sức khỏe)

Kế hoạch bài giảng

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

tiện dạy

học

Phương

pháp

dạy học

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

1. Giới

thiệu bài

học và

Mục tiêu

bài học

5 Bản chiếu

số 1,2

Thuyết

trình

ngắn

- Giới thiệu tên

bài học

- Trình bày mục

tiêu bài học

Lắng nghe Giải thích

điều chưa

rõ của HV

2. Thảo

luận nhóm

45

Khái niệm,

mục đích

thảo luận

nhóm

(TLN)

5 Bản chiếu

số 3,4,5

Động

não

Thuyết

trình

ngắn

- Đặt câu hỏi để

học viên suy

nghĩ, trả lời.

- Thuyết trình

ngắn về khái

niệm nhóm và

TLN.

- Suy nghĩ

và trả lời

Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và

học viên

Chuẩn bị

cho 1 cuộc

thảo luận

nhóm và

các bước

tiến hành

thảo luận

nhóm.

30 Giấy A0

Bút dạ

Băng dính

Bản chiếu

số 6,7 và

apphich

AP 5.1

Thảo

luận

nhóm

Thuyết

trình

ngắn

- Chia 3 nhóm

học viên

- Yêu cầu học

viên thảo luận,

hướng dẫn thảo

luận và thời gian

thảo luận là 10

phút.

- Yêu cầu nhóm

trình bày kết quả

thảo luận

- Nhận xét, phân

tích lưu ý đặc

- Tham gia

ý kiến và

xây dựng

cho phần

trình bày

của nhóm,

viết lên

giấy A0

- Cử người

trình bày.

- Sự tham

gia và kết

quả thảo

luận của

học viên.

- Giải

thích, bình

luận của

giảng viên

và học

viên

Page 101: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

101

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

tiện dạy

học

Phương

pháp

dạy học

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

biệt đến kết quả

của thảo luận

nhóm

Những vấn

đề hay gặp

trong thảo

luận nhóm

10 Giấy A4

Bảng

Bút dạ

Bản chiếu

số 8

Thảo

luận rì

rầm

Thuyết

trình

ngắn

- Chia cặp 2 học

viên ngồi gần

nhau

- Đề nghị học

viên suy nghĩ,

bằng kinh

nghiệm của mình

hãy tìm ra những

khó khăn gì hay

gặp trong TLN

và cách giải

quyết ra sao.

- Ghi các ý kiến

lên bảng, chia

bảng thành 2 cột,

1 bên ghi các

khó khăn, còn 1

bên ghi cách giải

quyết.

- Tóm tắt và

nhấn mạnh kỹ

năng xử lý các

tình huống phát

sinh trong thảo

luận nhóm.

- Thảo

luận và

phát biểu.

- Sự tham

gia và kết

quả thảo

luận của

HV.

- Giải

thích, bình

luận của

giảng viên

và học

viên

3. Tư vấn

30

Khái niệm,

mục đích

tư vấn

5 Bảng trắng

Bút dạ

Bản chiếu

số 9,10,11

Động

não

Thuyết

trình

ngắn

- Đặt câu hỏi để

học viên suy

nghĩ, trả lời

- Ghi tóm tắt ý

kiến lên bảng.

Nhấn mạnh

những điểm cần

lưu ý.

- Thuyết trình

- Suy nghĩ

và trả lời

Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và

học viên

Page 102: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

102

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

tiện dạy

học

Phương

pháp

dạy học

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

ngắn, phân tích

một số nguyên

tắc quan trọng

như: Tôn trọng,

giữ bí mật, tự

quyết định.

Các bước

tiến hành

tư vấn.

25 Bìa màu

đã ghi sẵn

các bước

(3 bộ)

Bút dạ

Băng dính

Bản chiếu

số 12 và

apphich

AP5.2

Thỏa

luận

nhóm

- Chia 3 nhóm

học viên

- Phát bìa màu

trong đó đã ghi

sẵn các bước.

- Yêu cầu học

viên thảo luận,

lựa chọn và sắp

xếp các bước

theo thứ tự đúng

và phân tích.

Thời gian thảo

luận là 5 phút.

- Yêu cầu nhóm

trình bày kết quả

thảo luận

- Nhận xét, tóm

tắt và phân tích

đặc điểm của

từng bước.

- Tham gia

ý kiến và

xây dựng

cho phần

trình bày

của nhóm

- Dán bìa

màu lên

bảng

- Cử người

trình bày.

- Sự tham

gia và kết

quả thảo

luận của

HV.

- Giải

thích, bình

luận của

giảng viên

và học

viên

4. Thăm

hộ gia

đình

30

Khái niệm

, mục đích

thăm hộ

gia đình.

5

Bản chiếu

số

13.14,15

Thuyết

trình

ngắn

Thuyết trình

nhấn mạnh thời

điểm áp dụng và

lợi ích khi áp

dụng hình thức

này.

- Lắng

nghe và

hỏi

Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và

học viên

Chuẩn bị

thăm hộ

10 Bảng trắng Động

não

- Đặt câu hỏi để

học viên suy

- Suy nghĩ

và trả lời

Giải thích,

bình luận

Page 103: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

103

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

tiện dạy

học

Phương

pháp

dạy học

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

gia đình. Bút dạ

Bản chiếu

số 16

Thuyết

trình

ngắn

nghĩ, trả lời

- Ghi ý kiến của

HV lên bảng.

- Tóm tắt và

phân tích các

nguyên tắc khi

đến thăm hộ gia

đình

của giảng

viên và

học viên

Các bước

trong thăm

hộ gia

đình.

15 Giấy A4

Bảng trắng

Bút dạ

Bản chiếu

số 17 và

apphich

AP5.3

Thảo

luận rì

rầm

Thuyết

trình

ngắn

- Đặt câu hỏi để

từng cặp 2 học

viên ngồi gần

nhau suy nghĩ,

trả lời

- Ghi ý kiến của

HV lên bảng.

- Tóm tắt, phân

tích các bước

thăm hộ gia đình

nhấn mạnh đến

bước cùng thảo

luận để các thành

viên trong gia

đình thực hiện

được các hành vi

có lợi

- Thảo

luận nhóm

- Suy nghĩ

và trả lời

- Sự tham

gia và kết

quả thảo

luận của

HV.

- Giải

thích, bình

luận của

giảng viên

và học

viên

5. Nói

chuyện

sức khỏe

30

Khái niệm,

mục đích

5 Bút dạ

Bản chiếu

từ số 18,19

đến 26 áp

phích

AP5.4

Thuyết

trình

ngắn

Thảo

luận

nhóm

- Thuyết trình

khái niệm, mục

đích và nhấn

mạnh đến tính

phổ biến khi áp

dụng hình thức

này.

- Lắng

nghe và

hỏi

- Sự tham

gia và kết

quả thảo

luận của

HV.

Chuẩn bị

và các

25 Giấy A0 - Đặt câu hỏi cho -Trả lời

câu hỏi

- Giải

thích, bình

Page 104: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

104

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

tiện dạy

học

Phương

pháp

dạy học

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

bước tiến

hành Bút dạ

Băng dính

Bản chiếu

từ số 20

đến 24 áp

phích

AP5.4

học viên vê các

viêc cần chuẩn bị

khi nói chuyện.

Tóm tắt ý kiến

học viên

- Chia 3 nhóm

học viên

- Yêu cầu học

viên thảo luận,

hướng dẫn thảo

luận và thời gian

thảo luận là 10

phút.

- Yêu cầu 1-2

nhóm trình bày

kết quả thảo

luận, các nhóm

khác bổ sung.

- Nhận xét, phân

tích các giai

đoạn của một

cuộc nói chuyện

sức khỏe

- Tham gia

ý kiến và

xây dựng

cho phần

trình bày

của nhóm,

viết lên

giấy A0

- Cử người

trình bày.

luận của

giảng viên

và học

viên.

7. Thực

hành

200 Thực

hành

đóng vai

Nói

chuyện sức

khỏe

100 Giấy

A4(Phát

cho các

nhóm để

chuẩn bị

nội dung)

Bảng trắng

Bút dạ

Các lá

thăm,

TPT1

Thực

hành

đóng vai

- Chia học viên 3

nhóm, phát

TPT1

- Cho mỗi nhóm

gắp thăm chủ

đề/tình huống

- Chuẩn bị trong

30 phút

- Làm mẫu (nếu

cần)

- Tổng hợp, nhận

- Tham gia

ý kiến và

xây dựng

cho phần

trình bày

của nhóm,

- Viết phần

trình bày

lên giấy

A4

- Cử người

trình bày

- Sự tham

gia và kết

quả thực

hành của

học viên

- Giải

thích, bình

luận của

giảng viên

và học

viên.

Page 105: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

105

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

tiện dạy

học

Phương

pháp

dạy học

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Phản hồi

xét - Góp ý

TLN, Tư

vấn, thăm

hộ gia đình

100 Giấy

A4(Phát

cho các

nhóm để

chuẩn bị

nội dung)

và giấy A0

Bảng trắng

Bút dạ

Các lá

thăm

TPT2,3,4,5

Thực

hành

đóng vai

- Chia học viên 3

nhóm, phát

TPT2,3,4.

- Cho mỗi nhóm

gắp thăm chủ

đề/tình huống

- Chuẩn bị trong

30 phút

- Làm mẫu (nếu

cần)

- Tổng hợp, nhận

xét

- Tham gia

ý kiến và

xây dựng

cho phần

trình bày

của nhóm,

- Viết phần

trình bày

lên giấy

A0

- Cử người

trình bày

- Góp ý

Giải thích,

bình luận

của giảng

viên và

học viên

8. Tóm tắt

bài học

10 - Bảng, bút

dạ

- Bản

chiếu số

25,26

Thuyết

trình

ngắn

- Tóm tắt lại các

điểm chính trong

bài học.

- Hỏi học viên

còn điều gì chưa

rõ.

- Hướng dẫn học

viên chơi trò

chơi “Gọi đúng

tên bức tranh”

- Nghe

- Đặt câu

hỏi

- Tham gia

trò chơi

Page 106: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

106

Phụ lục 2. Các bản chiếu

MỘT SỐ HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG

TRỰC TIẾP TẠI CỘNG ĐỒNG

BÀI 5

1

2

MMụụcc tiêutiêu hhọọcc ttậậpp

SauSau bbààii hoc hoc nnààyy, hoc , hoc viênviên ccóó khkhảả năngnăng::

Mô tMô tảả đư đượợc 4 hc 4 hìình thnh thứức truyc truyềền thông trn thông trựực tic tiếếp vp vềề

phòng chphòng chốống ung thư hay đưng ung thư hay đượợc c ááp dp dụụng tng tạại ci cộộng đng đồồng.ng.

ThThựực hc hàành đưnh đượợc 4 thc 4 thứức truyc truyềền thông trn thông trựực tic tiếếp tp tạại ci cộộng ng

đđồồng (Thng (Thảảo luo luậận nhn nhóóm, m, tư vtư vấấn, n, thăm hthăm hộộ gia đ gia đìình, nnh, nóói i

chuychuyệện sn sứức khc khỏỏe)e)

2

3

ThThảảoo luluậậnn nhnhóómm

Khái niệm

Thảo luận nhóm (TLN) là quá trình chia sẻ, trao đổi thông tin

trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm có hoàn cảnh giống

nhau hoặc gần giống nhau.

Truyền thông viên có vai trò bổ sung kiến thức, hướng dẫn thực

hành

Đối tượng: Nam giới đang hút thuốc lá, phụ nữ trong độ tuổi sinh

đẻ, phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh…

3

4

MMộộtt bubuổổii ththảảoo luluậậnn nhnhóómm

4

5

ThThảảoo luluậậnn nhnhóómm ((titiếếpp))

Mục đích

Thảo luận, chia sẻ những khó khăn và giải pháp

khắc phục: kinh nghiệm cai nghiện thuốc lá, các chế

phẩm hỗ trợ cai nghiện thuốc lá..

Cung cấp kiến thức về sức khỏe

Hỗ trợ và động viên, khuyến khích các thành viên

thực hiện và duy trì các hành vi mới (ví dụ: khám

phụ khoa định kỳ, tự khám vú, sử dụng nước

sạch…).

5

6

ThThảảoo luluậậnn nhnhóómm ((titiếếpp))

ChuChuẩẩnn bbịị

Chọn chủ đề.

Xác địnhđối tượng

Thu thập thông tin liên quan.

Xác định mục tiêu thảo luận

Chuẩn bị thời gian và địa điểm thuận tiện

Chuẩn bị phương tiện, tài liệu, câu hỏI thảo luận

Thông báo cho đối tượng và lãnh đạo địa phương (nếu cần)

6

Page 107: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

107

7

Các bước thảo luận nhóm

Bước 1: Giới thiệu người tham dự. Nêu chủ đề thảo luận

Bước 2: Trao đổi tìm hiểu kinh nghiệm của mọi người về

chủ đề thảo luận

Bước 3: Bổ sung thông tin cho đầy đủ, chính xác

Bước 4: Tìm hiểu khó khăn của đối tượng khi thực hiện

hành vi mới và thảo luận cách giải quyết.

Bước 5: Kiểm tra, tóm tắt các điểm chính và đạt được

cam kết

7

8

NhNhữữngng vvấấnn đđềề thưthườờngng ggặặpp trongtrong ththảảoo

luluậậnn nhnhóómm

Một số người im lặng

Một số người nói quá nhiều và nói thường xuyên.

Đi chệch chủ đề của cuộc thảo luận

Xảy ra mâu thuẫn khi tranh luận, hoặc một số đối

tượng đưa thông tin sai.

8

9

Tư vấn

Tư vấn là quá trình truyền thông trực tiếp cho

một đối tượng trong đó cán bộ tư vấn cung

cấp thông tin giúp cho đối tượng tự đưa ra

quyết định và hành động theo quyết định này

nhằm phòng tránh các hành vi có hại và

hướng đến các hành vi có lợi cho sức khỏe.

9

10

Tư vấn

Tư vấn trong PCUT là quá trình cung cấp, trao đổi, thông tin giữa cán bộ tư vấn với một đối tượng có nhu cầu

Giúp đối tượng phòng tránh các hành vi có hại và hướng đến các hành vi có lợi

Đối tượng tư vấn: người nghiện thuốc muốn cai thuốc, thừa cân béo phì, phụ nữ mãn kinh, phụ nữ mắc các bệnh VNĐSD/LTQĐTD, người có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng, người có khối u ở vú….

10

11

Mục đích tư vấn

Giải đáp thắc mắc của đối tượng.

Cung cấp thông tin.

Giải quyết vấn đề

Hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tâm lý tình cảm, ổn định

tinh thần.

Hỗ trợ đối tượng thay đổi hành vi

11

12

Các bước tư vấn (6G)

Gặp gỡ

Gợi hỏi

Giới thiệu

Giúp đỡ

Giải thích

Gặp lại

12

Page 108: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

108

13

ThămThăm hhộộ giagia đđììnhnh

13

14

Khái niệm

Đây là hình thức truyền thông trực tiếp cho đối tượng và

các thành viên khác trong gia đình, tại nhà đối tượng.

Đối tượng cần thăm: Các hộ gia đình có người bị đau

yếu, bị tàn tật, bị ung thư, có người đang làm ở các khu

công nghiệp, người nghiện thuốc lá..

14

15

Mục đích

Kiểm tra việc thực hiện các lời khuyên trước đó

Cung cấp kiến thức và kỹ năng mới

Thu thập các thông tin cần thiết

Tìm hiểu các hành vi các thành viên trong gia

đình

Thăm hỏi động viên khi có người ốm đau

15

16

Chuẩn bị

Thu thập thông tin về gia đình

Hẹn và thông báo trước thời gian đến thăm

Chuẩn bị các nội dung cần truyền thông tại nhà

Chuẩn bị tài liệu và phương tiện cần thiết: Sách lật, tờ rơi…

Có thể chuẩn bị thuốc men, dụng cụ để thực hiệncác chăm sóc cần thiết.

Mang theo sổ ghi chép, các tài liệu truyền thông cóliên quan

16

17

CCáácc bưbướớcc thămthăm hhộộ giagia đđììnhnh

1. Bước 1: Chào hỏi, giới thiệu bản thân và mục đích của

cuộc đến thăm.

2. Bước 2: Tìm hiểu kiến thức, thực hành liên quan đến chủ

đề truyền thông

3. Bước 3: Cung cấp thông tin, hướng dẫn thực hành.

4. Bước 4: Tìm hiểu khó khăn và thảo luận cách giải quyết.

5. Bước 5: Kiểm tra lại những điều vừa trao đổi, tóm tắt các

điểm chính và đạt được cam kết, cảm ơn và hẹn gặp lại

17

18

NÓI CHUYỆN SỨC KHỎE

18

Page 109: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

109

19

Khái niệm, mục đích

Là hình thức truyền thông trực tiếp cho một nhóm

người.

Được áp dụng khá phổ biến

Tổ chức riêng hay lồng ghép

Nhằm thay đổi nhận thức của đối tượng và

giúp đối tượng suy nghĩ hướng tới việc

thay đổi thái độ và hành vi

19

20

Bạn đã từng

Sợ hãi, muốn từ chối đến buổi nói chuyện?

Lo lắng/quên không biết phải bắt đầu như thế nào?

Nhịp tim nhanh hơn bình thường?

Thở nhanh, nông hơn bình thường?

Tay lạnh, rịn mồ hôi?

Giọng nói đều đều, yếu ớt?

Cảm giác người nghe đang phán xét bạn?

Muốn kết thúc thật nhanh bài nói chuyện?

20

21

Cách khắc phục

Chuẩn bị kỹ lưỡng: Nội dung, phương tiện hỗ

trợ, địa điểm…

Tập trình bày trước

Chú ý những cách thư giãn đơn giản để giảm

căng thẳng.

Rèn luyện kỹ năng trình bày

21

22

Chuẩn bị

Xác định đối tượng tham dự (ai, bao nhiêu

người?)

Xác định mục đích, chủ đề của cuộc nói

chuyện

Xác định nội dung cần nói chuyện

Chuẩn bị một dàn bài cho cuộc nói chuyện

Xác định thời gian, địa điểm nói chuyện

Tài liệu, phương tiện hỗ trợ

22

23

CCáácc bưbướớcc

Mở đầu: Thu hút sự chú ý của mọi người (bắt đầu

bằng 1 sự kiện, tạo sự hồi hộp, tuyên bố sự kiện

hoặc các báo cáo gây ngạc nhiên vv…)

Cung cấp nội dung chính: Đưa ra một vài ý

chính và hỗ trợ cho ý

Kết thúc buổi nói chuyện và kêu gọi hành động.

23

24

MMộộtt ssốố lưulưu ý ý đđểể bubuổổii

nnóóii chuychuyệệnn ssứứcc khkhỏỏee ththàànhnh côngcông

Tạo ra mối quan hệ tốt với đối tượng

Dùng từ, lời nói rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với địa phương.

Sử dụng giao tiếp bằng mắt, không nghiêm nghị, cứng nhắc, hạn

chế di chuyển hoặc đi lại quá nhanh

Trình bày các nội dung theo trật tự lô gíc

Kết hợp sử dụng các ví dụ, phương tiện minh họa.

Quan sát đối tượng để điều chỉnh cách trình bày.

Dành thời gian để người nghe được hỏi và thảo luận

Giải đáp các thắc mắc của đối tượng.

24

Page 110: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

110

25

H1

H225

26

H3

H4

Page 111: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

111

Phụ lục 3. Danh mục áp phích (AP)

AP 5.1

CÁC BƯỚC THẢO LUẬN NHÓM

Bước1. Giới thiệu người tham dự và truyền thông viên. Nêu chủ đề

sắp thảo luận.

Bước 2. Trao đổi để tìm hiểu kinh nghiệm của mọi người về vấn đề

này

Bước 3. Bổ sung thông tin cho chính xác và đầy đủ

Bước 4. Tìm hiểu khó khăn của đối tượng khi thực hiện hành vi mới

và cách giải quyết.

Bước 5. Kiểm tra, tóm tắt các điểm chính và đạt được cam kết

AP 5.2

CÁC BƯỚC TƯ VẤN

Bước1. Gặp gỡ

Bước 2. Gợi hỏi

Bước 3. Giới thiệu thông tin

Bước 4. Giải thích

Bước 5. Giúp đỡ

Bước 6. Hẹn gặp lại.

Page 112: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

112

AP 5.3

CÁC BƯỚC THĂM HỘ GIA ĐÌNH

Bước 1. Chào hỏi, giới thiệu bản thân và mục đích của cuộc đến thăm.

Bước 2. Quan sát và kiểm tra việc thực hiện các lời khuyên bạn đưa ra

trước đó. Tìm hiểu kiến thức, thực hành liên quan đến chủ đề truyền

thông

Bước 3. Cung cấp thông tin, hướng dẫn thực hành

Bước 4. Tìm hiểu khó khăn và thảo luận cách giải quyết.

Bước 5. Kiểm tra, tóm tắt các điểm chính và đạt được cam kết

Page 113: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

113

AP 5.4

CÁC BƯỚCNÓI CHUYỆN SỨC KHỎE

Bước 1. Mở đầu – Thu hút

- Bắt đầu bằng một sự kiện.

- Tạo sự hồi hộp.

- Tuyên bố sự kiện gây ngạc nhiên.

- Yêu cầu giơ tay.

- Hứa sẽ nói cho mọi người nghe cách làm thế nào để họ đạt được điều

họ muốn.

Bước 2. Cung cấp thông điệp chính

- Đưa ra một số ví dụ riêng của cá nhân.

- Đưa các số liệu thống kê.

- Sử dụng những lời lẽ của một chuyên gia.

- Dùng sự so sánh.

- Hỏi xem còn ai khác cũng có những kinh nghiệm khác.

Bước 3. Kết thúc cuộc nói chuyện và kêu gọi hành động

- Tóm tắt thông điệp chính.

- Chỉ ra những lợi ích hàng động đó.

- Yêu cầu hành động.

Page 114: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

114

Phụ lục 4. Danh mục tờ phát tay (TPT)

TPT1. BẢNG KIỂM MỘT BUỔI NÓI CHUYỆN SỨC KHỎE

Các bước Những việc cần làm Có Không

Bước 1. Mở

đầu

Chào hỏi và làm quen (thể hiện sự thân thiện, nhiệt tình)

Sử dụng các phương pháp mở đầu bài nói chuyện thu hút

Nêu mục đích cuộc nói chuyện

Bước 2.

Cung cấp

thông tin

chủ chốt

Cung cấp (giới thiệu) những thông tin chính xác, phù hợp và

cần thiết cho đối tượng

Sử dụng phương pháp nói chuyện hấp dẫn (kể chuyện, so

sánh, xem phim, đố vui….)

Đưa ra các ví dụ để hỗ trợ, minh họa cho thông điệp chính

Dành thơi gian để thảo luận và trả lời câu hỏi

Sử dụng các phương tiện, tài liệu hỗ trợ

Vận dụng các kỹ năng như: nói/thuyết trình, đặt câu hỏi,

quan sát…trong khi nói chuyện

Bước 3. Kết

thúc cuộc

nói chuyện

và kêu gọi

hành động

Tóm tắt, nhấn mạnh các nội dung, thông điệp chính,

Nội dung thông điệp phù hợp với mục đích cuộc nói chuyện

Kiểm tra lại nhận thức của đối tượng

Kêu gọi hành động

Cung cấp tài liệu liên quan đến chủ đề cuộc nói chuyện

Chào, cảm ơn.

Page 115: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

115

TPT2. BẢNG KIỂM TƯ VẤN

Các bước Những việc cần làm Có Không

Bước 1.

Gặp gỡ

Chào hỏi thân thiện, nhiệt tình. Mời khách hàng ngồi

ngang hàng với người TV. Tự giới thiệu bản thân

Hỏi tên, tuổi, địa chỉ của khách hàng. Quan sát, lắng

nghe khách hàng.

Bước 2.

Gợi hỏi

Gợi hỏi nhu cầu, mong muốn, lý do khách hàng cần

tư vấn.

Khai thác thông tin liên quan đến vấn đề cần được tư

vấn.

Sử dụng các câu hỏi đóng, mở xen kẽ

Sử dụng tốt các kỹ năng như nghe, động viên, giao

tiếp không lời…

Bước 3.

Giới thiệu

Cung cấp (giới thiệu) những thông tin chính xác, phù

hợp và cần thiết cho đối tượng

Sử dụng các phương tiện, tài liệu hỗ trợ

Quan sát, lắng nghe; hỏi lại để đánh giá xem họ đã

hiểu đúng hay chưa.

Bước 4.

Giúp đỡ

Giúp đối tượng chọn một giải pháp thích hợp nhất,

phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đối tượng

Đối tượng tự lựa chọn và quyết định giải pháp

Giúp đối tượng lập kế hoạch thực hiện: xác định thời

gian, nguồn lực

Bước 5.

Giải thích

Giải thích những gì khách hàng còn thắc mắc hoặc

hiểu chưa đúng.

Cung cấp tài liệu hướng dẫn có liên quan đến vấn đề

của họ.

Hỏi lại để đảm bảo đối tượng hiểu đúng, làm đúng.

Bước 6.

Gặp lại

Hẹn khách hàng quay trở lại để biết kết quả giải quyết

vấn đề

Nói với đối tượng sẽ tiếp tục giúp đỡ khi có bất kỳ

câu hỏi hoặc thắc mắc nào

Lưu ý: Các bước từ 2-4 cần thực hành xen kẽ nhau, không phải theo thứ tự hết bước này mới

chuyển sang bước khác. Trong 4 bước đó việc gợi hỏi là quan trọng nhất. Có gợi hỏi tốt mới biết

được khách hàng suy nghĩ, hành động thế nào để giới thiệu, giúp đỡ và giải thích thiết thực nhất

đối với họ.

Page 116: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

116

TPT3. BẢNG KIỂM THĂM HỘ GIA ĐÌNH

Các bước Những việc cần làm Có Không

Bước 1. Chào hỏi,

làm quen

Chào hỏi, giới thiệu bản thân ( thể hiện tự tin,

thân thiện, tôn trọng)

Làm quen với các thành viên trong gia đình, tôn

trọng phong tục tập quán địa phương.

Hỏi thăm về tình hình kinh tế gia đình, sức khỏe,

nghề nghiệp ….của các thành viên trong gia đình

Nêu mục đích đến thăm hộ gia đình

Bước 2.

Tìm hiểu kiến

thức, thái độ, thực

hành của gia đình

liên quan đến chủ

đề truyền thông

Đặt câu hỏi mở để tìm hiểu kinh nghiệm (Kiến

thức, thái độ, thực hành...).

Làm rõ/tóm tắt được những điểm chính/ vấn đề

chính cần bổ sung, hướng dẫn.

Sử dụng tốt các kỹ năng như quan sát, lắng nghe,

động viên, giao tiếp không lời…

Bước 3. Cung cấp

thông tin, hướng

dẫn thực hành

Truyền đạt thông tin chủ chốt rõ ràng, ngắn gọn,

đầy đủ, chính xác , ngôn ngữ dễ hiểu.

Sử dụng tài liệu truyền thông hỗ trợ phù hợp

Kiểm tra lại xem mọi người hiểu rõ thông tin đã

cung cấp. Tóm tắt những điểm chính đã trao đổi

giải thích.

Vận dụng các kỹ năng như: nói/thuyết trình, đặt

câu hỏi, quan sát…

Bước 4. Tìm hiểu

khó khăn và thảo

luận giải pháp

Đặt câu hỏi tìm hiểu các khó khăn/ thắc mắc khi

thực hiện hành vi mới.

Thống nhất các biện pháp để giải quyết khó khăn

Vận dụng các kỹ năng động viên, quan sát, lắng

nghe...

Bước 5. Kiểm tra,

tóm tắt các điểm

chính, đạt được

cam kết

Tóm tắt các điểm chính. Kiểm tra lại xem mọi

người hiểu rõ thông tin đã cung cấp.

Thống nhất những việc cần làm và đạt cam kết

Chào, cảm ơn gia đình và hẹn gặp lại.

Page 117: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

117

TPT4. BẢNG KIỂM THẢO THUẬN NHÓM

Các bước Những việc cần làm Có Không

Bước 1. Giới thiệu

người tham dự và

truyền thông viên

Chào hỏi, làm quen (thể hiện sự thân

thiện, nhiệt tình)

Nêu mục tiêu, chủ đề thảo luận, nội dung

TLN.

Bước 2. Tìm hiểu

kinh nghiệm của mọi

người về chủ đề thảo

luận

Đặt câu hỏi mở để tìm hiểu kinh nghiệm

(Kiến thức, thái độ, thực hành...).

Quan sát, lắng nghe ý kiến của mọi người

Động viên, khuyến khích, khen ngợi mọi

người trong nhóm tham gia thảo luận

(không chê bai, chỉ trích).

Làm rõ/tóm tắt được những điểm chính/

vấn đề chính cần bổ sung, hướng dẫn.

Bước 3. Bổ sung

thông tin chính xác

đầy đủ

Truyền đạt thông tin chủ chốt rõ ràng,

ngắn gọn, đầy đủ, chính xác , sử dụng

ngôn ngữ dễ hiểu.

Sử dụng tài liệu truyền thông hỗ trợ phù

hợp

Kiểm tra lại xem mọi người hiểu rõ thông

tin đã cung cấp. Tóm tắt những điểm

chính đã trao đổi giải thích

Bước 4. Tìm hiểu

khó khăn/cản trở khi

thực hiện hành vi

mới, thảo luận giải

quyết.

Đặt câu hỏi tìm hiểu các khó khăn/ thắc

mắc khi thực hiện hành vi mới.

Thống nhất các biện pháp để giải quyết

khó khăn

Vận dụng các kỹ năng động viên, quan

sát, lắng nghe...

Bước 5. Kiểm tra,

tóm tắt, cam kết

Kiểm tra kiến thức/thực hành của đối

tượng: đặt câu hỏi và nghe đối tượng trả

lời.

Tóm tắt lại các điểm chính đã thảo luận,

trao đổi, các biện pháp chính giải quyết

khó khăn.

Thống nhất những việc cần làm và đạt

cam kết thực hiện hành vi mới.

Cảm ơn hẹn gặp lại buổi thảo luận nhóm

lần sau

Page 118: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

118

TPT 5. CÁC TÌNH HUỐNG ĐÓNG VAI

1. Bạn hãy thảo luận với một nhóm phụ nữ có về cách thăm khám vú phát hiện sớm ung

thư..

2. Chồng chị Bình bị đau dạ dày nghi ngờ là ung thư dạ dày. Chị Bình rất lo lắng vì ung

thư là bệnh nan y không cứu chữa được. Bạn giải thích rằng chị cần đưa anh đến bệnh

viện cách xã 50 km để có thể khám, xét nghiệm chính xác. Chị Bình cho biết chị

không muốn rời xa gia đình vì hiện giờ con gái 3 tuổi của chị đang ốm. Bạn hãy nói

chuyện với chị Bình.

3. Chị Lê 45 tuổi, khi tắm phát hiện thấy ngực bên trái to hơn ngực bên phải. Sờ nắn

ngực trái thấy có vài cục to nhỏ khác nhau, ấn vào thấy đau. Bạn có lời khuyên gì đối

với chị Bình

4. Bác Hải 62 tuổi hút thuốc lá và thuốc lào từ khi 16 tuổi, khoảng một tháng nay ho

nhiều, tức ngực, khó thở và có khi ho ra máu. Anh chị khuyên bác Hải như thế nào?

5. Chị Hoa 35 tuổi, một tháng gần đây chị bị chảy máu ở cơ quan sinh dục. Chị nghĩ

chắc là mình bị viêm nhiễm phần phụ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ rồi sẽ khỏi. Bạn hãy

trao đổi với chị Hoa.

6. Anh Thành 40 tuổi, gần đây hay bị ù tai và đau đầu bên phải. Ngoài ra anh còn bị

ngạt mũi, khi xì mũi có lúc lẫn máu tươi. Anh Thành cho là mình sức khỏe vẫn tốt chỉ

là cảm cúm thông thường. Bạn hãy nói chuyện với anh Thành về tình hình sức khỏe

của anh ấy.

7. Anh Hùng 38 tuổi, một tháng nay anh cảm thấy khó chịu mỗi khi ăn uống vì trong

miệng có một đám viêm ở mặt dưới của lưỡi. Khi soi gương anh thấy nó có máu

trắng đục, hình tròn rộng khoảng gần 1cm. Anh đã ăn nhiều rau xanh và trái cây mà

không thấy đỡ. Bạn hãy nói chuyện và tư vấn anh Hùng cách chăm sóc sức khỏe.

8. Bác Cao năm nay 62 tuổi, khoảng 1 tháng nay bác ho nhiều, tức ngực khó thỏ. thi

thoảng khạc đờm có máu. Bác thấy trong người rất mệt mỏi. Bác ho nhiều đến mức

phải bỏ cả thói quen hút thuốc lào hơn 40 năm nay của mình. Bạn hãy trao đổi với

bác Cao.

9. Bác Hoa 58 tuổi, hai tháng nay hay bị rối loạn tiêu hóa đi ngoài lỏng nhầy mũi. Bác

đã mua thuốc về uống nhưng không khỏi. Bác than phiền mệt mỏi và giảm mất mấy

cân thịt. Bạn hãy tư vấn cho bác Hoa nên làm gì để chăm sóc sức khỏe của bác.

* Học viên có thể đưa ra cac tinh huống phù hợp vơi địa phương để thực hành đóng vai.

Vận dụng các kỹ năng truyền thông đã học để tiến hành truyền thông ở các bối cảnh sau:

Thăm hộ gia đình.

Truyền thông với đối tượng tại cơ sở y tế/ tại gia đình.

Thảo luận nhóm với đối tượng.

Làm mẫu thực hành với nhóm đối tượng.

Nói chuyện sức khỏe với đối tượng

Page 119: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

119

TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn (Điền vào chỗ trống) các câu hỏi từ 1 đến 11

Câu 1: Tư vấn là quá trình..................................................(A) cho một đối tượng trong

đó cán bộ tư vấn cung cấp thông tin giúp cho đối tượng..........................(B) và hành động

theo quyết định này nhằm phòng tránh các hành vi có hại và hướng đến các hành vi có

lợi cho sức khỏe.

Câu 2. Kể tên các bước của quá trình tư vấn

A. Gặp gỡ

B. ………….

C. Giải thích

D. ………….

E. Giúp đỡ

F. …………

Câu 3. Trong quá trình tư vấn, cán bộ tư vấn phải cung cấp những thông tin chính xác,

phù hợp và cần thiết cho khách hàng , cả mặt tích cực và…..(A) , cả các yếu tố thuận lợi

và………(B).

Câu 4. Để chuẩn bị cho một cuộc thảo luận nhóm đạt hiệu quả, cần chuẩn bị:

A……………………………………………….

B. Thu thập thông tin về chủ đề sắp thảo luận.

C…………………………………………………

D. Phương tiện, nội dung và một số câu hỏi trong khi thảo luận

E. Thông báo cho đối tượng và lãnh đạo địa phương (nếu cần)

Câu 5. Các bước thảo luận nhóm

Bước 1: Giới thiệu người tham dự. Nêu chủ đề sắp thảo luận

Bước 2: Trao đổi, tìm hiểu kinh nghiệm của mọi người về chủ đề thảo luận

Bước 3: .......................................................................................................

Bước 4: Tìm hiểu khó khăn và thảo luận cách giải quyết

Bước 5:.........................................................................................................

Câu 6. Kể 3 loại tài liệu truyền thông thường được sử dụng khi thảo luận nhóm:

A. ………….

B. apphich

C. ……………

Câu 7. Những khó khăn thường gặp khi thảo luận nhóm:

A. Một số người im lặng

Page 120: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

120

B. …………………

C. ………………….

D. Xảy ra tranh cãi

Câu 8. Thăm hộ gia đình là một hình thức truyền thông trực tiếp nhằm……………..(A)

việc thực hiện lời khuyên trước đó. Thăm hộ gia đình còn giúp cho việc thu

thập…………(B), phát hiện các vấn đề sức khỏe mới nảy sinh.

Câu 9. Các bước thăm hộ gia đình

Bước 1: Chào hỏi, giới thiệu bản thân và mục đích của cuộc đến thăm

Bước 2: Quan sát và kiểm tra việc thực hiện các lời khuyên bạn đưa ra trước đó. Tìm

hiểu kiến thức, thực hành liên quan đến chủ đề truyền thông

Bước 3: …………………………………………………………………

Bước 4: Tìm hiểu khó khăn và thảo luận cách giải quyết

Bước 5: …………………………………………………………………..

Câu 10. Để một cuộc nói chuyện sức khỏe đạt kết quả tôt, chúng ta cần chuẩn bị những

nội dung sau đây:

A. Xác định đối tượng tham dự (ai, bao nhiêu người?)

B. ………………………………………………….

C. Xác định nội dung cần nói chuyện

D. …………………………………………….

E. Xác định thời gian, địa điểm nói chuyện

F. Tài liệu, phương tiện hỗ trợ

Câu 11. Hãy kể tên 3 bước của một cuộc nói chuyện sức khỏe

A………………………………………………………..

B…………………………………………………………

C…………………………………………………………

Hãy đánh dấu vào cột Đ nếu câu đúng và vào cột S nếu câu sai từ câu số 12 đến

câu số 19

Khi đến thăm hộ gia đình cần mang theo Đ S

12. Sổ sách ghi chép

13. Tranh lật

14. Apphich

15. Tờ rơi

Buổi truyền thông trực tiếp có hiệu quả hơn khi

truyền thông viên:

Page 121: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

121

16. Đặt câu hỏi mở để tìm hiểu xem đối tượng đã biết,

tin và làm gì.

17. Cung cấp cho đối tượng được càng nhiều thông tin

càng tốt

18. Sử dụng tranh ảnh, tài liệu hoặc đưa ra các ví dụ

thực tế ở địa phương để minh họa

19. Phê phán những điều đối tượng làm chưa đúng

Hãy chọn 1 câu trả lời đúng nhất từ câu số 20 đến câu số 22 bằng cách đánh dấu

vào ô phù hợp

Câu 20. Trong các bước tư vấn, bước nào cần lưu ý nhất

A. Gặp gỡ

B. Gợi hỏi

C. Giải thích

D. Giới thiệu

E. Giúp đỡ

F. Hẹn gặp lại

Câu 21. Thông thường nên tiến hành thảo luận cho một nhóm khoảng:

A. 5-10 người

B. 11-15 người

C. 16-20 người

D. >20 người

Câu 22. Trong thảo luận nhóm, câu hỏi được truyền thông viên sử dụng là:

A. Câu hỏi đóng

B. Câu hỏi mở

C. Kết hợp câu hỏi đóng và câu hỏi mở

D. Câu hỏi dẫn dắt

Page 122: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

122

ĐÁP ÁN

Câu 1

(A). Truyền thông trực tiếp

(B). Tự đưa ra quyết định

Câu 2. (B). Gợi hỏi; (D) Giới thiệu; (F) Hẹn gặp lại

Câu 3. (A) Tiêu cực; (B) Không thuận lợi

Câu 4. (A) Lựa chọn chủ đề mà đối tượng quan tâm và cần giải quyết. (C) Thời gian và

địa điểm phù hợp

Câu 5.

Bước 3: Bổ sung thông tin cho chính xác và đầy đủ

Bước 5: Kiểm tra lại những điều vừa trao đổi

Câu 6. tranh lật, apphich và tờ rơi

Câu 7. (B) Một số người nói quá nhiều; (C) Đi chệch chủ đề

Câu 8. (A) Kiểm tra (B) Thông tin

Câu 9.

Bước 3. Cung cấp thông tin và hướng dẫn thực hành

Bước 5. Kiểm tra lại những điều vừa trao đổi

Câu 10. (B) Xác định mục đích, chủ đề của cuộc nói chuyện; (D) Chuẩn bị một dàn bài

cho cuộc nói chuyện;

Câu 11. (A). Bước 1. Mở đầu; (B) Bước 2. Cung cấp thông các thông tin chủ chốt; (C)

Bước 3. Kết thúc cuộc nói chuyện và kêu gọi hành động.

12Đ, 13Đ, 14S, 15Đ, 16Đ, 17S, 18Đ, 19S, 20B, 21B, 22C.

Page 123: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

123

BÀI 6

LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TẠI CỘNG ĐỒNG

PHẦN I. CHUẨN BỊ CHO BÀI HỌC

Những việc giảng viên cần chuẩn bị cho bài học:

- Nghiên cứu trước nội dung lý thuyết bài 6 “Lập kế hoạch truyền thông phòng

chống ung thư tại cộng đồng” trong cuốn tài liệu “Truyền thông phòng chống ung

thư”phát cho học viên.

- Chuẩn bị một kế hoạch bài giảng chi tiết đáp ứng mục tiêu bài học. Thực hiện đầy

đủ các hoạt động của giảng viên và học viên theo kế hoạch bài giảng (Phụ lục 1).

- Chuẩn bị nội dung bài giảng trên máy tính bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint

với 12 bản chiếu được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 12 (Phụ lục 2).

- Chuẩn bị các tờ phát tay theo thứ tự từ 1 đến 4 (Phụ lục 3)

- Chuẩn bị phòng học cho khoảng 25-30 học viên, đủ bàn ghế, đảm bảo diện tích

để phân nhóm. Sắp xếp bàn ghế phù hợp (hình chữ U hoặc nhóm học tập).

- Chuẩn bị phương tiện học tập gồm: Bảng trắng, bút dạ 2 màu (đen/xanh và đỏ),

giấy A4, A0, bìa màu, băng dính.

- Trước buổi học, giảng viên cần kiểm tra bài giảng trên máy tính, sự kết nối máy

chiếu với máy tính.

- Trước buổi học, giảng viên cần kiểm tra bài giảng trên máy tính, sự kết nối máy

tính với máy chiếu.

PHẦN II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động 1. Giới thiệu bài học và mục tiêu học tập

Thời gian dự kiến: 5 phút

- Giảng viên giới thiệu tên bài học (bản chiếu số 1).

- Giảng viên chiếu bản chiếu số 2 và mời một học viên trong lớp đọc to mục tiêu

bài học cho cả lớp nghe. Hỏi học viên có bàn luận, ý kiến gì đối với mục tiêu bài

học. Giải thích những điểm học viên chưa rõ.

Hoạt động 2. Hướng dẫn phần “Khái niệm lập kế hoạch và các loại kế hoạch”

Thời gian dự kiến: 10 phút

Page 124: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

124

- Giảng viên nêu câu hỏi: “Trong cuộc sống cũng như trong công việc, anh, chị

thường lập kế hoạch cho những hoạt động gì?”. Mời 2-3 học viên trả lời.

- Nêu câu hỏi: Vậy theo anh, chị lập kế hoạch là gì? Lập kế hoạch nhằm mục đích

gì?. Mời 2-3 học viên trả lời. Ghi tóm tắt câu trả lời của học viên lên bảng, có thể

chỉ ghi những từ khóa quan trọng có liên quan đến khái niệm lập kế hoạch.

- Chiếu bản chiếu số 3,4 và trình bày các khái niệm lập kế hoạch.

- Nêu câu hỏi: Vậy theo anh, chị có bao nhiêu loại kế hoạch. Mời học viên trả lời,

giảng viên dùng bút đỏ gạch chân từ,cụm từ then chốt, chiếu bản chiếu số 5 và

phân tích Nhấn mạnh rằng, việc lập kế hoạch cho các hoạt động truyền thông (1

buổi truyền thông, chiến dịch truyền thông hay một hoạt động truyền thông…) rất

quan trọng, đóng góp không nhỏ vào thành công của các hoạt động truyền thông.

Hoạt động 3. Lập kế hoạch một buổi truyền thông

Thời gian dự kiến: 15 phút

- Giảng viên dẫn dắt và nêu câu hỏi: Với khái niệm lập kế hoạch là dự kiến công

việc cần làm, dự kiến nguồn lực để thực hiện các công việc đó. Vậy lập kế hoạch

cho một buổi truyền thông, truyền thông viên cần dự kiến những gì? Ghi câu trả

lời của học viên lên bảng. Giảng viên chiếu bản chiếu 6 và phân tích về chủ đề

truyền thông, đối tượng truyền thông.

- Chiếu bản chiếu 7 giải thích khái niệm mục tiêu truyền thông. Nhấn mạnh rằng,

mục tiêu của một buổi truyền thông có thể là sự thay đổi về nhận thức, kiến thức

hay thái độ của đối tượng tham dự buổi truyền thông. Việc thay đổi hành vi/thực

hành cần có thời gian.

- Hướng dẫn học viên cách viết mục tiêu theo phương pháp ABCD và dành thời

gian (10 phút) để các nhóm thực hành viết mục tiêu. Giảng viên chữa phần mục

tiêu các nhóm đã viết.

- Giảng viên chiếu bản chiếu số 8 và phân tích về các nội dung còn lại của bản kế

hoạch cho một buổi truyền thông: xác định nội dung truyền thông; phương pháp;

phương tiện - tài liệu; thời gian; địa điểm; người thực hiện; cách kiểm tra, đánh

giá kết quả buổi truyền thông.

- Hỏi học viên có điểm nào chưa rõ, giải thích trước khi đi vào thực hành lập kế

hoạch cho một buổi truyền thông.

Page 125: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

125

Hoạt động 4. Bài tập thực hành lập kế hoạch cho một buổi truyền thông cụ thể về

phòng chống ung thư

Thời gian dự kiến: 50 phút

- Phát tờ phát tay 6.1 và 6.2.

- Chiếu bản chiếu số 9 giới thiệu cho học viên các nội dung chính của một bản kế

hoạch hoạt động truyền thông tại cộng đồng.

- Nêu yêu cầu của bài tập thực hành tại bản chiếu số 10: 2 học viên ngồi cạnh nhau

sẽ cùng thảo luận để xây dựng kế hoạch cho một buổi truyền thông cụ thể về

phòng chống ung thư. Tờ phát tay 6.1 là ví dụ về kế hoạch cho một buổi truyền

thông cụ thể, học viên có thể tham khảo ví dụ này để làm bài tập thực hành. Tờ

phát tay 6.2 là mẫu kế hoạch một buổi truyền thông. Học viên sử dụng tờ này để

làm bài tập thực hành. Thời gian thảo luận là 20 phút. Các nhóm viết bản kế

hoạch lên giấy A0.

Giảng viên mời đại diện của một số nhóm lên trình bày và mời các học viên khác góp ý.

Các nhóm tiếp thu ý kiến chỉnh sửa và điều chỉnh bản kế hoạch.

Hoạt động 5. Lập kế hoạch hoạt động truyền thông theo thời gian

Thời gian dự kiến: 15 phút

- Giảng viên nêu câu hỏi: Theo các anh/chị,khi lập kế hoạch theo thời gian cần xác

định những nội dung gì? Ghi câu trả lời của học viên lên bảng.

- Chiếu bản chiếu số 11 giới thiệu cho học viên các nội dung chính của một bản kế

hoạch hoạt động truyền thông theo thời gian.

Hoạt động 6. Thực hành lập kế hoạch hoạt động truyền thông theo thời gian

Thời gian dự kiến: 50 phút

- Phát tờ phát tay 6.3 và 6.4.

- Giảng viên chia lớp thành 4 nhóm và nêu yêu cầu của bài tập thực hành: Mỗi

nhóm sẽ thảo luận để xây dựng kế hoạch cho hoạt động truyền thông về phòng

chống ung thư tại cộng đồng. Tờ phát tay 6.3 là ví dụ về kế hoạch hoạt động

truyền thông cụ thể, học viên có thể tham khảo ví dụ này để làm bài tập thực

hành. Tờ phát tay 6.4 là mẫu kế hoạch hoạt động truyền thông tại cộng đồng. Học

viên sử dụng tờ này để làm bài tập thực hành. Thời gian thảo luận là 30 phút. Các

nhóm viết bản kế hoạch lên giấy A0

Page 126: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

126

- Giảng viên mời đại diện của từng nhóm lên trình bày và mời các học viên khác

góp ý. Các nhóm tiếp thu ý kiến chỉnh sửa và điều chỉnh bản kế hoạch.

Hoạt động 7. Tóm tắt bài học

Thời gian dự kiến: 5 phút

Giảng viên yêu cầu học viên nhắc lại những điểm chính của bài học. Bổ sung và giải

thích các thắc mắc của học viên (nếu có).

PHẦN III. NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ GỢI Ý

- Nội dung lý thuyết trong bài khá đơn giản và quen thuộc với học viên nên không

có khó khăn cho giảng viên trong việc giảng phần này. Giảng viên cần khai thác

kinh nghiệm của học viên để hoàn thành các mục tiêu bài học. Khi giảng lý thuyết

nên gắn với các bài học trước như xác định đối tượng truyền thông, phương pháp

truyền thông, phương tiện tài liệu…

- Phần thực hành lập kế hoạch rất quan trọng giúp học viên áp dụng vào công việc

trong thực tế sau này vì vậy, giảng viên nên giúp học viên thực hành và góp ý chi

tiết cho các bản kế hoạch mà các nhóm đã lập, đặc biệt là phần viết mục tiêu

truyền thông. Nên dành thời gian cho các nhóm chỉnh sửa lại bản kế hoạch theo

như góp ý.

- Đối với phần lập kế hoạch cho một buổi truyền thông đây là công việc mà truyền

thông viên thường xuyên phải làm nhưng trên thực tế đôi khi họ bỏ qua hoặc làm

không bài bản. Giảng viên cần hướng dẫn học viên lập kế hoạch càng chi tiết càng

tốt: mục tiêu đặt ra nên khả thi, đôi khi chỉ là những thay đổi về kiến thức hoặc

thái độ của đối tượng; nội dung truyền thông chỉ cần ghi các thông điệp chủ chốt

để người thực hiện buổi truyền thông trên cơ sở đó phát triển thêm các ý; ghi rõ số

lượng của các tài liệu truyền thông cần chuẩn bị; dự kiến cách kiểm tra đánh giá

kết quả buổi truyền thông (nếu là kiểm tra sự thay đổi về kiến thức nên chuẩn bị

sẵn các câu hỏi liên quan đến chủ đề truyền thông; nếu là đánh giá sự thay đổi thái

độ có thể chuẩn bị các tờ đăng ký thực hiện hành vi mới…)

- Đối với lập kế hoạch cho hoạt động truyền thông, trong bài này mới chỉ dừng lại ở

việc giới thiệu khung kế hoạch. Trên thực tế, để xây dựng được kế hoạch truyền

thông về một chủ đề nào đó người lập kế hoạch cần phải thực hiện các bước phân

tích đối tượng, phân tích tình hình… có như vậy các hoạt động đề ra mới phù hợp

và khả thi.

Page 127: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

127

PHẦN IV. PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kế hoạch dạy – học

Mục tiêu học tập:

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Mô tả được 10 đề mục cần có khi lập kế hoạch cho 1 buổi truyền thông GDSK.

2. Lập được kế hoạch 1 buổi truyền thông GDSK.

3. Lập được kế hoạch truyền thông theo thời gian (tháng hoặc quý, năm)

Kế hoạch bài giảng

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương

tiện giảng

dạy

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Đánh giá

1. Giới

thiệu bài

học và

mục tiêu

bài học

5 Thuyết

trình ngắn

Máy tính,

máy chiếu

Bản chiếu

số 1 (tên

bài) và số 2

(mục tiêu

bài học)

Thuyết trình

ngắn

Đọc mục

tiêu

Góp ý/hỏi

để làm rõ

mục tiêu

HV thống

nhất phần

mục tiêu

2. Khái

niệm lập

kế hoạch,

các loại

kế hoạch

10 Động não Bảng trắng

Bút dạ

Bản chiếu

số 3,4,5

Nêu câu hỏi

khai thác kinh

nghiệm của học

viên.

Mời 2-3 học

viên trả lời

Tóm tắt các câu

trả lời của học

viên

Chiếu bản chiếu

số 3,4,5 và trình

bày khái niệm

lập kế hoạch,

các loại kế

hoạch

Suy nghĩ,

trả lời câu

hỏi

Hỏi lại

những

điểm chưa

Sự tham

gia của học

viên

Giải thích,

bình luận

của HV,

GV

3. Lập kế

hoạch

một buổi

truyền

thông

15

Động não

Thuyết

trình ngắn

Bảng trắng

Bút dạ

Bản chiếu

số 6,7,8

Nêu câu hỏi

khai thác kinh

nghiệm của học

viên.

Mời 2-3 học

viên trả lời.

Suy nghĩ

trả lời câu

hỏi

Hỏi lại

những

điểm chưa

Sự tham

gia của HV

Kết quả

thực hành

viết mục

tiêu TT

Page 128: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

128

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương

tiện giảng

dạy

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Đánh giá

Tóm tắt các câu

trả lời của HV

Chiếu bản chiếu

số 6,7,8 và phân

tích.

Hướng dẫn HV

thực hành viết

mục tiêu truyền

thông

Thực hành

viết mục

tiêu truyền

thông.

Điều chỉnh

mục tiêu

theo các

góp ý

4. Thực

hành lập

kế hoạch

một buổi

truyền

thông

50 Bài tập

nhóm

Tờ phát tay

6.1, 6.2

Giấy A0,

bút dạ,

băng dính

Bản chiếu

số 9,10

Yêu cầu học

viên lập kế

hoạch cho một

buổi truyền

thông về phòng

chống ung thư

(theo mẫu TPT

6.2)

Mời đại diện

một số nhóm

trình bày

Góp ý cho các

bản kế hoạch

Thực hành

lập kế

hoạch một

buổi truyền

thông- 2

người/nhóm

Trình bày

bản kế

hoạch

Góp ý và

chỉnh sửa

bản kế

hoạch theo

góp ý

Sự tham

gia của HV

Kế hoạch

một buổi

truyền

thông do

HV lập

5. Lập kế

hoạch

truyền

theo thời

gian

(tháng

hoặc quý,

năm)

15 Động não

Thuyết

trình ngắn

Bảng trắng

Bút dạ

Bản chiếu

số 11,12

Nêu câu hỏi

khai thác kinh

nghiệm của HV

Tóm tắt câu trả

lời của HV

Chiếu bản chiếu

11,12 và trình

bày những nội

dung chính

trong bản kế

hoạch hoạt động

truyền thông

Suy nghĩ

trả lời câu

hỏi

Hỏi lại

những

điểm chưa

Sự tham

gia của HV

Page 129: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

129

Nội dung

Thời

gian

(phút)

Phương

pháp

dạy học

Phương

tiện giảng

dạy

Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động

của học

viên

Đánh giá

6. Thực

hành lập

kế hoạch

truyền

thông theo

thời gian

(tháng

hoặc quý,

năm)

50 Bài tập

nhóm

Tờ phát tay

6.3, 6.4

Giấy A0,

bút dạ,

băng dính

Chia lớp thành 4

nhóm.

Yêu cầu các

nhóm lập kế

hoạch cho hoạt

động truyền

thông về phòng

chống ung thư

(theo mẫu TPT

6.4)

Mời đại diện các

nhóm trình bày

Góp ý cho các

bản kế hoạch

Thực hành

lập kế

hoạch hoạt

động

truyền

thông theo

nhóm

Trình bày

bản kế

hoạch

Góp ý và

chỉnh sửa

bản kế

hoạch theo

góp ý

Sự tham

gia của HV

Kế hoạch

hoạt động

truyền

thông do

các nhóm

xây dựng

7. Tóm

tắt bài

học

5 Thuyết

trình ngắn

Yêu cầu HV

tóm tắt lại các

điểm chính của

bài học.

Giải thích những

điểm HV chưa

rõ.

Trả lời tóm

tắt

Sự tham

gia của

HV.

Page 130: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

130

Phụ lục 2. Các bản chiếu

1

Bài 6

LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TẠI CỘNG ĐỒNG

2

Mục tiêu bài học

Sau bài học này học viên có khả năng

1. Mô tả được 10 đề mục cần có khi lập kế hoạch

cho 1 buổi truyền thông GDSK.

2. Lập được kế hoạch 1 buổi truyền thông

GDSK.

3. Lập được kế hoạch truyền thông theo thời

gian (tháng hoặc quý, năm)

3

Khái niệm

Lập kế hoạch là việc xác định các mục tiêu và tìm ra

cách thức để đạt được những mục tiêu đó. Đó là một

quá trình phân tích tình hình để đánh giá các vấn đề

cũng như tiềm năng hiện tại, xác định đích mà chúng ta

đang đi đến? đi bằng cách nào? cần sử dụng các nguồn

lực gì? và khi nào thì đến được đích?

Lập kế hoạch bao gồm việc ra quyết định, xây dựng mục

tiêu chương trình và đề ra các bước đi cụ thể trong một

thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo sự hoạt động nhịp

nhàng, cân đối cho mọi bộ phận cấu thành.

4

Khái niệm

Lập kế hoạch là một quá trình dự kiến các công

việc cần làm cho phù hợp với thời gian, kinh phí,

dự tính việc nào nên làm trước và những khó khăn

có thể gặp phải trong khi thực hiện để có biện pháp

khắc phục kịp thời nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Lập kế hoạch giúp cho quá trình thực hiện công

việc được chủ động, thuận lợi và kết quả đạt được

sẽ ở mức cao nhất so với mong muốn.

5

Các loại lập kế hoạch

1. Lập kế hoạch theo định hướng vấn đề (lập kế hoạch từ dưới lên )

Xuất phát từ những vấn đề thực tế

Áp dụng khi triển khai các chương trình dự án, chương trình mục tiêu quốc gia

2. Lập kế hoạch thực hiện (từ trên xuống) Căn cứ chỉ tiêu trên giao

Thường là kế hoạch ngắn hạn

3. Lập kê hoạch cho một hoạt động cụ thể Kế hoạch tổ chức lớp tập huấn

Kế hoạch biên soạn tài liệu

Kế hoạch một buổi truyền thông

6

Lập kế hoạch một buổi truyền thông

1. Xác định chủ đề truyền thông TTV cần lựa chọn vấn đề ưu tiên giải quyết

Mỗi buổi chỉ nên tập trung vào một chủ đề.

Ví dụ: Thuốc lá với ung thư phổi

Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

2. Xác định đối tượng truyền thông

Ai?

Bao nhiêu người?

Lập danh sách đối tượng tham dự

Ví dụ: Đối tượng của buổi thảo luận nhóm với chủ đề“Thuốc lá với ung thư phổi” là 20 nam giới trên 40 tuổi đang hút thuốc lá.

Page 131: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

131

7

Lập kế hoạch một buổi truyền thông (3)

A: Audience - Đối tượng

B: Behavior - Hành vi

C: condition - Điều kiện

D: Degree - Mức độ

Mục tiêu

3. Xác định mục tiêu buổi truyền thông

Mục tiêu truyền thông là kết quả những thay đổi của đối tượng

đích mà chúng ta mong đợi

8

4. Xác định nội dung truyền thông: Liệt kê các thôngtin chủ yếu về chủ đề đã chọn

5. Phương pháp truyền thông: Liệt kê các phươngpháp truyền thông sẽ được áp dụng

6. Phương tiện và tài liệu truyền thông: Liệt kê cácphương tiện và tài liệu truyền thông sẽ được sử dụng

7. Địa điểm

8. Thời gian

9. Người chịu trách nhiệm chính, người phối hợp

10. Cách kiểm tra, đánh giá kết quả buổi truyền thông

Lập kế hoạch một buổi truyền thông (4)

9

Thực hành LKH một buổi truyền thông

• Bài tập nhóm dành cho 2 người: Lập một bản

kế hoạch cho một buổi truyền thông cụ thể về

phòng chống ung thư

10

Kế hoạch một buổi truyền thông PCUT

• Chủ đề truyền thông:................................................................................................................

• Đối tượng cần truyền thông:......................................................................................................

• Địa điểm:......................................................................................................................................

• Thời gian thực hiện:....................................................................................................................

Người

thực hiện

– người

phối hợp

Phương

tiện

Phương pháp Cách kiểm

tra, đánh

giá kết

quả

Số người được

truyền thông

Nội dung cần

truyền thông

Muc tiêu

cần đạt

của một

buổi

truyền

thông

Người lập kế hoạch

11

1. Kế hoạch trong khoảng thời gian nào (trongtháng/quý/năm)?

2. Mục tiêu của bản kế hoạch truyền thông là gì?

3. Các hoạt động truyền thông nào cần đượctriển khai?

4. Các hoạt động này diễn ra khi nào?

5. Các hoạt động này được làm như thế nào(phương pháp làm)?

6. Làm ở đâu?

7. Ai làm chính/ ai phối hợp?

Lập kế hoạch truyền thông theo thời gian

12

Kế hoạch truyền thông năm….

Xã: ………………………….. Huyện…………………………………………………

Thời gian thực hiện: …………………………………………………………………

Mục tiêu: ………………………………………………………………………………

….

Địa điểmSố buổi/

số lần

2

1

Người

thực hiện

Phương phápThời gianHoạt độngTT

Page 132: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

132

13

Bài tập thực hành

• Lập một bản kế hoạch truyền thông PCUT năm

2016 tại cộng đồng

Page 133: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

133

Phụ lục 3. Các tờ phát tay Tờ phát tay 6.1

Ví dụ về kế hoạch một buổi truyền thông

KẾ HOẠCH MỘT BUỔI TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

Chủ đề truyền thông: Phát hiện sớm ung thư vú Đối tượng cần truyền thông: Phụ nữ trên 30 tuổi đang công tác tại xí nghiệp X

Địa điểm: Hội trường của xí nghiệp X. Thời gian thực hiện: 9 h đến 10h30 ngày 18 tháng 10 năm 2014

Mục tiêu cần đạt

được của một buổi

truyền thông

Nội dung truyền thông

(các thông tin chủ chốt)

Số người

được TT

Phương pháp

truyền thông

Phương

tiện và tài

liệu

Người làm

chính/người

phối hợp

Cách kiểm tra

đánh giá kết

quả buổi TT

Sau buổi truyền thông,

9/10 tượng tham dự liệt

kê được ít nhất 5 yếu tố

nguy cơ gây ung thư vú.

9/10 người đăng ký

khám vú tại cơ sở y tế

- Ung thư vú là ung thư phổ

biến nhất ở phụ nữ và là

nguyên nhân gây tử vong

hàng đầu.

- Yếu tố nguy cơ gây ung

thư vú: Tiền sử gia đình, tiền

sử bản thân đã từng mắc ung

thư vú một bên; tuổi trên 35;

có kinh nguyệt sớm; mãn kinh

muộn; có bệnh lành tính ở

tuyến vú; khẩu phần ăn nhiều

mỡ động vật; dùng thuốc

tránh thai kéo dài; không có

con hoặc sinh con muộn…

- Sàng lọc phát hiện sớm ung

thư vú: Tự khám vú, Khám vú

tại cơ sở y tế; chụp X quang

tuyến vú.

10 người Truyền thông

nhóm

01 Đĩa DVD

hướng dẫn

khám vú

01 Đầu đĩa,

01 ti vi

30 tờ gấp

“ung thư vú

– Những

điều cần

biết”

Thực hiện

chính: BS.

Nguyễn Thanh

H

Hỗ trợ: Bùi

Mai A – phụ

trách nữ công

của xí nghiệp

- Quan sát sự tham

gia thảo luận của

đối tượng.

- Phiếu điều tra

(người tham dự trả

lời các câu hỏi và

đăng ký khám vú)

Người lập kế hoạch

Page 134: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

134

Tờ phát tay 6.2

KẾ HOẠCH MỘT BUỔI TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

Chủ đề truyền thông:............................................................................................................................................................

Đối tượng cần truyền thông:...............................................................................................................................................

Địa điểm:..............................................................................................................................................................................

Thời gian thực hiện:............................................................................................................................................................

Mục tiêu cần đạt được

của một buổi truyền

thông

Nội dung truyền thông

(các thông tin chủ chốt)

Số người

được TT

Phương pháp

truyền thông

Phương tiện

và tài liệu

Người làm

chính/người

phối hợp

Cách kiểm tra

đánh giá kết

quả buổi TT

Người lập kế hoạch

Page 135: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

135

Tờ phát tay 6.3

KẾ HOẠCH TRUYỀN PHÒNG CHỐNG UNG THƯ NĂM ……

Xã:.....................................................Huyện:...................................................................................

Thời gian thực hiện: năm 2015………………………………………………………………………………………

Mục tiêu: Đến 12/2015

1. 60% nam giới từ độ tuổi 16-20 cam kết không hút thuốc lá

2. 50% phụ nữ >35 tuổi đi khám phụ khoa định kỳ 3 tháng/lần

3…..

TT Hoạt động

(Làm gì?)

Thời gian

(Khi

nào?)

Phương pháp

(Làm như thế nào?)

Số buổi Địa điểm (Diễn

ra ở đâu?)

Người thực hiện

(Ai làm chính/ai

phối hợp?)

1 Truyền thông về tác hại cả

thuốc lá

Tháng 1,2 - Phát thanh trên hệ

thống loa đài

- Nói chuyện sức khỏe

- Dán apphich tại các

trường cấp 2,3, cổng

chợ…

- 1 buổi/tuần

- 10 buổi

- Xã, thôn

- Nhà văn hóa

thôn

- Trường cấp 2, 3,

chợ, ủy ban…

- Trưởng trạm y

tế xã và cán bộ

VHTT

- CBYT xã, y tế

thông

2 Truyền thông về lợi ích khám

phụ khoa

Tháng 3

đến tháng

12

- Phát thanh trên hệ

thống loa đài

- Thảo luận nhóm

- Nói chuyện sức khỏe

- Thăm hộ gia đình

- 2 buổi/tuần

- 2 buổi/nhóm

- 10 buổi

- 1 lần/hộ/tháng

- Xã, thôn

- Nhà văn hóa

thôn

- Hộ gia đình

- Trưởng trạm y

tế xã và cán bộ

VHTT

- CBYT xã, y tế

thông

Người lập kế hoạch

Page 136: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

136

Tờ phát tay 6.4

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ NĂM ....

Xã:.....................................................Huyện:...................................................................................

Thời gian thực hiện: ………………………………………………………………………………………………….

Mục tiêu: .......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

TT Hoạt động

(Làm gì?)

Thời gian

(Khi nào?)

Phương pháp

(Làm như thế nào?)

Số buổi Địa điểm (Diễn

ra ở đâu?)

Người thực hiện

(Ai làm chính/ai

phối hợp?)

Người lập kế hoạch

Page 137: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

137

TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu hỏi từ câu 1 đến câu 7:

1. Lập kế hoạch là việc xác định các .................... và tìm ra cách thức để đạt được những

mục tiêu đó

2. Mục tiêu là điều mà chúng ta phấn đấu đạt được ở một thời điểm xác định trong

......................

3. Mục tiêu truyền thông là thay đổi về ..................(A), thái độ hoặc ..................(B) đôi

khi cả 3 tùy thuộc vào nội dung, sự hiểu biết, kinh nghiệm, sự quan tâm của đối tượng

truyền thông.

4. Các đề mục cần phải có trong 1 bản kế hoạch cho một buổi truyền thông

1. Chủ đề truyền thông

2. ………………………

3. ……………………….

4. Nội dung truyền thông

5. …………………………

6. Phương tiện và tài liệu TT

7. Địa điểm

8. ..........................................

9. Người thực hiện

10. …………………… .. .

5. Khi viết mục tiêu của một buổi truyền thông cụ thể cần phải đảm bảo các thành

phần:

A. Đối tượng

B. …………………….

C. Khi nào, trong điều kiện nào sự thay đổi diễn ra

D. …………………….

6. Các nội dung cơ bản cần có khi lập kế hoạch truyền thông theo thời gian

A. Kế hoạch trong khoảng thời gian nào (trong tháng/quý/năm)?

B. ………………………………………………………

C. Các hoạt động truyền thông nào cần được triển khai?

D. Các hoạt động này diễn ra khi nào?

E. Các hoạt động này được làm như thế nào (phương pháp làm)?

F. ……………………..

G. Ai làm chính/ ai phối hợp?

Page 138: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

138

7. Các nội dung cơ bản cần có khi lập kế hoạch một chương trình tryền thông

A. Tên chương trình truyền thông.

B. Đặt vấn đề (Tóm tắt phân tích thực trạng).

C. ………………..

D. Chiến lược truyền thông (cách tiếp cận, phương pháp, thông điệp chủ chốt).

E. ………………………

F. Kế hoạch theo dõi, giám sát

Hãy đánh dấu vào cột Đ nếu câu đúng và vào cột S nếu câu sai từ câu số 8 đến

câu số 11

Mục tiêu đạt được sau buổi thảo luận nhóm là Đ S

8. 80% số nam thanh niên nắm được 5 tác hại của hút thuốc

9. 80% số nam thanh niên trình bày được 5 tác hại của hút

thuốc lá

10. 80% số nam thanh niên nêu được 5 tác hại của hút thuốc

11. 80% nam thanh niên cam kết không hút thuốc lá

Page 139: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

139

ĐÁP ÁN

Câu 1. Mục tiêu

Câu 2. Tương lai

Câu 3.

(A)Kiến thức; (B) Thực hành

Câu 4.

2. Đối tượng truyền thông; 3. Mục tiêu; 5. Phương pháp; 8. Thời gian; 10. Cách kiểm tra,

đánh giá

Câu 5.

B. Hành vi; D. Mức độ thay đổi

Câu 6.

B. Mục tiêu của bản kế hoạch

F. Làm ở đâu?

Câu 7.

C. Mục tiêu truyền thông.

E. Các hoạt động

Câu 8S, 9Đ, 10Đ, 11Đ.

Page 140: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

140

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hương dân người lơn học như thế nào.

2. Bộ y tế, Vụ Khoa học và Đào tạo (2005), Khoa học hành vi vê Giáo dục, NXB Y học

3. Bộ Y tế, Cục y tế dự phòng (2008), Thông tin Giáo dục và Truyên thông thay đổi

hành vi phòng chống HIV/AIDS

4. Bùi Diệu, Trần văn Thuấn (2013), Phòng bênh ung thư ( tài liêu dùng cho y tế cơ sở),

NXB Y học Hà Nội.

5. Bộ Y tế, Cục Phòng, Chống HIV/AIDS (2008), Quản lý truyên thông phòng, chống

HIV/AIDS.

6. Bộ y tế - WHO – UNICEF (2000), Tài liêu đào tạo nhân viên y tế thôn bản

7. Bùi Diệu, Nguyễn Ngọc Hùng, Ngô Văn Toàn (2012), Truyên thông phòng chống

ung thư.

8. Nguyễn Bá Đức (2008), Phòng và phát hiên sơm bênh ung thư, NXB Y học Hà Nội.

9. Dương Xuân Sơn (1995), Cơ sở lý luận báo chí truyên thông, NXB Văn hóa thông

tin, tr.17

10. Phạm Văn Thân (2012), Giáo dục sư phạm y học, dạy học tích cực.

11. Hội Liên hiệp phụ nữ - Uỷ ban Quốc gia dân số gia đình và trẻ em, Sổ tay hương dân

điêu hành thảo luận nhóm.

12. Trung tâm tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ, Bộ Y tế (2003), Giao trinh cơ bản vê GDSK

13. Trung tâm TT- GDSK & UNICEF (2000), Thực hành Truyên thông GDSK vê CSSK

bà mẹ và trẻ em tại cộng đồng - Hà Nội.

14. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ, Bộ Y tế (1999), Giáo trình nâng cao ky

năng giảng dạy vê TT- GDSK , Hà nội.

15. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ, Bộ Y tế (1996), Các ky năng truyên

thông và giáo dục sức khoẻ, Hà Nội.

16. Trường đại học Y khoa hà nội: (1999), Dạy học tích cực trong đào tạo y học.

17. UNICEF (2004), Nhưng điêu cần cho cuộc sống.

18. Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em (2002), Ky năng Truyên thông trực tiếp nhằm thay

đổi hành vi trong lĩnh vực dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

19. WHO (2006), Giáo dục sức khoẻ trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Tài liệu tiếng Anh

1. Communication for health and behavior change, a Developing country Perspective,

Judith A. Graeff, John P . Elder , Elizabeth Mills Booth, The Jossey-Bass Publicshers

Page 141: BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

141

San Francisco, p14, 13, 18.

2. Karen Glanz, Bacbara K. Rimer, Frances Marcus lewis (2002), “ Health Behavior and

Health Education”, p 9,10.

3. Maria Elena Figuerroa, D. Lawrence Kincaid, Manju Rani, Gary Lewis (2002),

“Communica tion for Social Change: An intergrated Model for Measuring the

Process and Its Outcomes”, Communiucation for Social Change Working paper

Series No1. p. 3

4. Phyllis Tilson Piotrow, D Lawrence Kincaid. Jose G. Rmon II, and Ward Rinehart

(1997), “ Lessons from Family Planning and Reproductive health”, Health

Communication. Under the auspices of the Center for communication Programs,

Johns Hopkins School of Public Health, p15, 23, 91.

5. The WHO Health Promotion Glossary (1998), p 8.

6. The World health Organization and Stop TB Partnership (2007), Advocacy,

communication and Social mobilization.