bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án luật phá sản (sửa đổi) · i. vỀ...

39
Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03 TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO –––––———— Số: 45/BC-TANDTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2013 BẢN TỔNG HỢP Ý KIẾN BỘ, NGÀNH VỀ DỰ ÁN LUẬT PHÁ SẢN (SỬA ĐỔI) I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ THẢO TỜ TRÌNH ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI 1. Về cơ cấu của Luật Phá sản    Về vấn đề này, đa số ý kiến bộ ngành đều nhất trí như trong Dự thảo, tuy nhiên còn có những góp ý cần nghiên cứu thêm, cụ thể như sau: 1 / 39

Upload: others

Post on 09-Mar-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

–––––————

Số: 45/BC-TANDTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2013

BẢN TỔNG HỢP Ý KIẾN BỘ, NGÀNH

VỀ DỰ ÁN LUẬT PHÁ SẢN (SỬA ĐỔI)

I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ THẢOTỜ TRÌNH ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI1. Về cơ cấu của Luật Phá sản

     Về vấn đề này, đa số ý kiến bộ ngành đều nhất trí như trong Dự thảo, tuy nhiên còn cónhững góp ý cần nghiên cứu thêm, cụ thể như sau:

1 / 39

Page 2: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

       Bộ Tài chính:Nếu giữ nguyên cơ cấu như Luật Phá sản 2004 (bao gồm quy định về thủtục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây viết tắt làDN, HTX) và thủ tục thanh lý DN, HTX) thì đề nghị sửa lại tên gọi thành Luật về xử lý tình trạngmất khả năng thanh toán nhằm bảo đảm thể hiện đúng bản chất và nội dung các quy định củavăn bản quy phạm pháp luật.

       Bộ Tư pháp: Do các quy định về thủ tục phục hồi tại Luật Phá sản hiện hành còn mờnhạt nên cần bổ sung một số quy định về thủ tục phục hồi như vai trò của Tòa án trong quátrình phục hồi doanh nghiệp, bổ sung giai đoạn giám sát và cơ quan giám sát vào quá trình thựchiện thủ tục phục hồi, và những vấn đề khác để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng cho việc thựchiện thủ tục phục hồi.

2. Về đối tượng áp dụng (Điều 2 Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi))

      Về vấn đề này đa số các bộ ngành đều nhất trí như trong Dự thảo, tuy nhiên một số bộngành còn khác nhau, cụ thể như sau:

       Liên minh hợp tác xã:Đề nghị bổ sung thêm đối tượng áp dụng của Luật này là xínghiệp và Tổ hợp tác.

       Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đề nghị bổ sung thêm đối tượng áp dụng của Luậtnày là các Trường Đại học tư thục, Trường Cao Đẳng tư thục (gọi tắt là cơ sở giáo dục, đào tạotư thục) được thành lập theo luật Doanh nghiệp và Luật Giáo dục, hoặc các Tổ chức khoa họccông nghệ ngoài công lập được thành lập theo Luật Khoa học công nghệ. Vì thực tế hiện naycác tổ chức này vẫn hoạt động góp vốn của các thành viên sáng lập (có vốn điều lệ) có huyđộng vốn kinh doanh và phát sinh lợi nhuận. Như vậy khi thực hiện thủ tục phá sản thì các tổchức tín dụng, tổ chức bảo hiểm, tổ chức khoa học công nghệ, cơ sở giáo dục, đào tạo tư nhânthực hiện theo quy định của luật này và các luật chuyên ngành

       Bộ Tài chính: Theo ý kiến Bộ Tài chính, việc quyết định mở rộng hay không mở rộngđối tượng áp dụng Luật Phá sản phải trên cơ sở cân nhắc tổng hòa các nội dung (i) nhu cầuthực tiễn khách quan về mặt kinh tế xã hội; (ii) yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; (iii) quy mô,năng lực của hệ thống tòa án, Thẩm phán có tính đến định hướng phát triển ngành tòa án.

2 / 39

Page 3: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

       Đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ (gọi chung là tổ chức kinh doanhchứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán), và doanh nghiệp kinh doanh bảohiểm là các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện được thành lập và được điều chỉnh bởi LuậtChứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật hướng dẫn. Việc phá sảncác tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm hiện mới chỉ được Luật Chứngkhoán (khoản 2 Điều 75), Luật Kinh doanh bảo hiểm (Điều 83) quy định theo hướng dẫn chiếumột cách chung chung đến pháp luật phá sản, gây khó khăn cho công tác tái cấu trúc thịtrường chứng khoán và thị trường bảo hiểm. Đây là những định chế hoạt động trong lĩnh vựctương đối nhạy cảm liên quan tới tài sản của nhiều khách hàng, có tác động không chỉ tới cácchủ thể tham gia thị trường, mà thậm chí tới cả nền kinh tế. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đềnghị việc phá sản tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiệntheo Luật Phá sản, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật cóliên quan. Theo đó, đề nghị sửa lại khoản 2 Điều 2 dự thảo Luật như sau:

“2. Việc phá sản tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểmđược thực hiện theo quy định Luật này, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểmvà các văn bản pháp luật có liên quan”.

        Bộ Tư pháp: Luật Phá sản (sửa đổi) chưa nên quy định theo hướng tất cả các chủ thểcó đăng ký kinh doanh nếu lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì đều cóthể giải quyết theo thủ tục phá sản. Bởi vì hiện nay vấn đề xác định và kiểm soát tài sản củacác cá nhân, hộ gia đình là rất khó khăn. Những đối tượng này có thể lợi dụng những quy địnhcủa pháp luật phá sản để trốn tránh trách nhiệm. Ngoài ra, nếu mở rộng theo hướng bổ sungđối tượng hộ gia đình và cá nhân có đăng ký kinh doanh vào phạm vi áp dụng của Luật này thìTòa án với số lượng, năng lực đội ngũ cán bộ như hiện nay sẽ khó tránh khỏi sự quá tải.

       Ủy ban chứng khoán nhà nước: Đề nghị bổ sung thêm đối tượng áp dụng là Ủy banchứng khoán

      Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Quy định tại Điều 2 khoản 2 Dự thảo Luật là không cầnthiết, do đó đề nghị bỏ quy định này tại Dự thảo bởi vì theo hướng dẫn đề nghị xây dựng cácquy định liên quan về phá sản tổ chức tín dụng tại Mục I.4 Công văn gửi đến.

3 / 39

Page 4: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

3. Về tiêu chí xác định DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản (Điều 3 Dự thảo Luật Phá sản(sửa đổi))

       Đa số ý kiến các bộ ngành đều đồng ý theo phương án nên để một khoảng thời gian 03tháng kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu thì được coi là lâm vào trong tình trạng phá sản là hợp lý. Vìđây cũng là cơ hội để doanh nghiệp và chủ nợ có cơ hội thay đổi lại yêu cầu của mình như cóthể chuyển việc tuyên bố phá sản sang mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số bộngành còn có ý kiến góp ý cần nghiên cứu như sau:

         Văn phòng Chính phủ: Thống nhất với việc quy định rõ tiêu chí xác định doanhnghiệp đã rơi vào tình trạng phá sản , hoặc đủ điều kiện phá sản. Tuy nhiên, nếu chỉ quy địnhnhư phương án do cơ quan soạn thảo đưa ra là chưa phù hợp với thực tiễn và hiệu quả sẽkhông cao. Bởi vì việc không thanh toán được khoản nợ đến hạn không có nghĩa là doanhnghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cần được quyđịnh trong những điều kiện nhất định (tham khảo Luật Phá sản năm 1993 và Nghị địnhhướng dẫn thi hành), mặt khác quy định như trên có nguy cơ dẫn đến việc các chủ nợ lạm dụngđể nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp, thay vì nỗ lực thực hiện các thủ tục đòi nợ dân sự,cho dù khoản nợ là không lớn. Thủ tục phá sản chỉ là bước cuối cùng trong trường hợp các bênkhông thỏa thuận được với nhau

       Bộ Tư pháp: Ngoài việc cần xác định rõ thời hạn DN, HTX không thực hiện việc thanhtoán được các khoản nợ đến hạn, Luật phá sản (sửa đổi) cũng cần phải định lượng cụ thể về sốtiền nợ quá hạn vì điều này sẽ tạo cơ sở thuận lợi hơn cho các chủ nợ trong việc nộp đơn yêucầu mở thủ tục phá sản cũng như Tòa án trong việc ra quyết định mở thủ tục phá sản.

       Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: Để tránh trường hợp chủ DN, HTX cố tình che dấu, trhoãn việc doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nước,người lao động vào các chủ nợ, đề nghị Dự thảo sửa đổi như sau:

“DN, HTX không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thìđược coi là lâm vào tình trạng phá sản”

4. Về thẩm quyền của Tòa án (Điều 10 Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi))

4 / 39

Page 5: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

Về vấn đề này, các bộ ngành còn có ý kiến khác nhau cụ thể như:

        Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Hiện nay các vụ án tranh chấp kinh tếhiện nay chủ yếu vẫn tập trung ở các đô thị, trình độ Thẩm phán cũng chưa được đồng đều.Tuy nhiên trong tiến trình cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49/NQ – TW ngày 02/6/2005 củaBộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 chúng ta sẽ thành lập các Tòa án Sơ thẩm vàTòa án Trung thẩm. Vì vậy đề nghị khi luật quy định về thẩm quyền của Tòa án cũng bám sáttiến trình cải cách hệ thống Tòa án theo Hiến pháp 1992 ( sửa đổi) và Đề án Cải cách Tư phápcủa Bộ Chính trị.

       Bộ Tư pháp: Ủng hộ phương án thứ ba, tức là sửa đổi theo hướng thẩm quyền giải quyếtđơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp, hợp tác xãđăng ký kinh doanh. Ngoài ra, nên quy định theo hướng tăng thẩm quyền cho Thẩm phán nhấtlà trong việc xử lý những khoản nợ nhỏ mà chi phí cho việc đòi nợ bằng hoặc ít hơn nhữngkhoản nợ không nhiều thì Thẩm phán có quyền xem xét miễn đòi. Riêng những khoản nợ khóđòi thì cần quy định điều kiện để Thẩm phán xem xét trình Hội nghị chủ nợ giảm nợ. Có nhưvậy thì mới có lối thoát cho những khoản nợ nhỏ và những khoản nợ khó đòi đã kéo dài nhiềunăm

5. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán (Điều 11 Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi))

Về vấn đề này, đa số bộ ngành đều có ý kiến nhất trí như trong Dự thảo, tuy nhiên một số bộngành có ý kiến bổ sung như sau:

      Văn phòng Chính phủ: Việc giao thẩm quyền phụ trách giải quyết thủ tục phá sản chomột hay một Tổ Thẩm phán cần được quy định một cách linh hoạt. Nên cân nhắc quy định cơchế mềm dẻo hơn, theo đó những vụ việc đơn giản, giá trị tài sản nhỏ sẽ do một Thẩm phánphụ trách, những vụ việc phức tạp, có tính chất chuyên ngành sâu thì Chánh án sẽ quyết địnhthành lập Tổ Thẩm phán phụ trách.

      Bộ Tài chính: Chúng tôi cho rằng mặc dù đã giao cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết đơn yêucầu mở thủ tục phá sản nhưng vẫn nên giữ quy định “do một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phángồm có ba Thẩm phán phụ trách” vì vẫn cần Tổ Thẩm phán để giải quyết đơn yêu cầu mở thủ

5 / 39

Page 6: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

tục phá sản có tính chất phức tạp.

6. Về quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản (các điều 12, 13,14, 15 và Điều 16 Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi))

Về vấn đề này, đa số các bộ ngành đều nhất trí với định hướng giao cho Quản tài viên thựchiện việc quản lý tài sản của DN, HTX. Tuy nhiên, một số bộ ngành có ý kiến góp ý, cụ thể nhưsau:

       Văn phòng Chính phủ: Đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc tới năng lực của đội ngũluật sư tại Việt Nam khi tham gia vào quan hệ pháp luật này . Ở Việt Nam, thiết nghĩ rằng cần cóthời gian chuẩn bị để các Luật sư có thể từng bước tham gia vào thủ tục phá sản doanh nghiệp

      Liên minh hợp tác xã Việt Nam: Cần bổ sung thêm đối tượng là “Tổ chức địa diên choHợp tác xã (Liên minh hợp tác xã) là Quản tài viên đối với các Hợp tác xã” bởi vì Liên minh hợptác xã là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, tư vấn, hỗ trợ cho các doanhnghiệp, hợp tác xã thành viên. Liên minh hợp tác xã luôn gần gũi với hợp tác xã, hiểu biết vềhợp tác xã. Do đó, khi là Quản tài viên cho Hợp tác xã rất thuận lợi, dễ tiếp cận, Hợp tác xã tintưởng.

      Bộ Tài chính: Với nhiệm vụ quản lý tài sản của DN, HTX bị mất khả năng thanh toán,giám sát và quản lý hoạt động kinh doanh trong thủ tục phục hồi, đề nghị cân nhắc nếu chỉquy định tiêu chí lựa chọn Quản tài viên là luật sư có kinh nghiệm hành nghề thì đã là phù hợpchưa(khoản 1 Điều 12 dự thảo), vì để thực hiện các nghĩa vụ của Quản tài viên quy định tạiĐiều 13 dự thảo Luật, Quản tài viên phải là những người am hiểu và có kinh nghiệm về quản trịdoanh nghiệp.

       Ngoài ra, để có thể thực hiện theo mô hình Quản tài viên, đề nghị căn cứ thời điểm dự kiếncó hiệu lực của dự án Luật để đưa ra đề xuất phương án và lộ trình xây dựng, phát triển đội ngũQuản tài viên.

       Đề nghị rà soát lại quy định về quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên (Điều 13 Dự thảo) đểtránh trùng lắp và không bị trùng với nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên (Điều 16 dự

6 / 39

Page 7: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

thảo).

       Bộ Tư pháp: Đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu làm rõ một số vấn đề cụthể như sau:

     Thứ nhất, về tiêu chuẩn của Quản tài viên, chúng tôi đề nghị cơ quan soạn thảo nên cânnhắc bổ sung quy định theo hướng không cho phép những người đã từng phạm các tội về lừađảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản… cho dù được xóa án tích được bổ nhiệm làm Quảntài viên vì Quản tài viên phải là người trung thực, công tâm và khách quan.

      Thứ hai, cần làm rõ phạm vi nhiệm vụ của Quản tài viên; tư cách pháp lý (quyền và nghĩavụ) của Quản tài viên trong mối quan hệ với các chủ thể khác trong quá trình giải quyết vụ phásản; việc bàn giao nhiệm vụ của Quản tài viên cho chấp hành viên khi doanh nghiệp bị tuyênbố phá sản. Nhiều nhiệm vụ của Quản tài viên được quy định tại khoản 1 Điều 13 chưa rõ,chẳng hạn điểm c và điểm g khoản 1 Điều 13 là trùng nhau; chưa có định nghĩa về “người muangay tình” trong quy định “đăng ký quyền của tài sản để hoàn thiện quyền của tài sản đối vớingười mua ngay tình” tại điểm h khoản 1 Điều 13; chưa rõ cơ chế bổ nhiệm và trả thù lao cho kếtoán, luật sư, nhà chuyên môn... tại điểm h khoản 1 Điều 13; chưa rõ phạm vi giải quyết các vấnđề với nhân viên và người lao động doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản tạiđiểm h khoản 1 Điều 13; chưa rõ chủ thể mà quản tài viên phải báo cáo về việc thực hiện tái cơcấu doanh nghiệp, hợp tác xã tại điểm h khoản 1 Điều 13; chưa rõ mục đích đề nghị Thẩmphán yêu cầu các cơ quan cung cấp tài liệu chứng cứ tại điểm h khoản 1 Điều 13.

      Thứ ba, về thay thế, bãi miễn Quản tài viên, quy định tại Điều 15 là quá rộng: điểm akhoản 1 Điều này chỉ nên giới hạn trong trường hợp Quản tài viên vi phạm quy định của phápluật về nghĩa vụ của Quản tài viên hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật dẫn đếnkhông thể hoàn thành nhiệm vụ của Quản tài viên, điểm b khoản 1 Điều này cần loại trừ trườnghợp Quản tài viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao vì lý do khách quan, không do lỗi củahọ và cần bổ sung thêm quy định để hạn chế việc yêu cầu thay thế Quản tài viên nhằm mụcđích trì hoãn việc tiến hành thủ tục phá sản (như yêu cầu phải làm rõ lý do trong việc thay thếQuản tài viên). Đồng thời, cơ quan soạn thảo cần xác định rõ các trường hợp nêu tại khoản 1Điều 15 là căn cứ để Tòa án quyết định hay trường hợp để tòa án cân nhắc thay thế Quản tàiviên. Ngoài ra, đề nghị bổ sung quy định “trong vòng 03 ngày làm việc sau khi có quyết địnhthay thế, Quản tài viên bị thay thế phải bàn giao xong toàn bộ công việc đã thực hiện cho Quảntài viên mới có quyết định thay thế…” bởi nếu quy định chung chung là “ngay sau khi có quyếtđịnh thay thế…” có thể gây khó khăn cho Quản tài viên trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu… đểchuyển giao.

7 / 39

Page 8: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

       Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Đề nghị nên mở rộng tiêu chuẩn nhữngngười được chỉ định là Quản tài viên thêm đối tượng những người hành nghề đấu giá tài sản,giám định tài chính, công chứng viên…bởi vì nếu Dự thảo luật quy định cứng là chỉ người cóthẻ luật sư hoặc có kinh nghiệm hành nghề luật sư 5 năm thì được chỉ định làm Quản tài viênthì sẽ bỏ phí một lực lượng khác khi những người hành nghề đấu giá, giám định tài chính hoặctrong tương lai sẽ hình thành một nghề có chứng chỉ quản tài viên….

      Ủy ban chứng khoán nhà nước: Điều kiện được chỉ định là Quản tài viên: đề nghị bổsung thêm điều kiện quản tài viên phải là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động củadoanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản

      Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Các quy định về Quản tài viên là nội dung rất mới và rấtquan trọng trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp. Các nội dung này cần được nghiêncứu kỹ lưỡng dựa trên kinh nghiệm của nước ngoài, từ thực tế ở Việt Nam để quy định cho chặtchẽ, phù hợp, khả thi, bảo đảm quyền của các bên trong quan hệ phá sản và bảo đảm việc giảiquyết phá sản hiệu quả, nhanh gọn.

7. Về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản (Điều20 Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi))

      Bộ Tư pháp: Việc quy định chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong quátrình giải quyết phá sản cần tiếp tục được nghiên cứu trên cơ sở định hướng sửa đổi bổ sungHiến pháp và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

8. Về thủ tục thương lượng trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 38, Điều39 Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi))

Về vấn đề này, các bộ ngành đều nhất trí như trong Dự thảo, tuy nhiên một số bộ ngành có ýkiến góp ý, cụ thể như sau:

      Bộ Tài chính: Đề nghị bỏ các Điều 38 và Điều 39 vì việc hòa giải các bên có thể tự thực

8 / 39

Page 9: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

hiện và theo quy định của Luật Phá sản năm 2004, trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản,việc các bên tự hòa giải ở bất kỳ giai đoạn nào đều được khuyến khích và công nhận nên việcquy định về thủ tục hòa giải trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là không cần thiếtvà làm chậm trễ quá trình mở thủ tục trong trường hợp DN, HTX đã lâm vào tình trạng khó khăntrầm trọng (không còn tiền hoặc bất cứ tài sản nào) cần sớm tuyên bố phá sản. Ngoài ra, việcquy định về thủ tục hòa giải trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợpchủ nợ nộp đơn yêu cầu sẽ tạo cơ chế cho chủ nợ gây sức ép lên doanh nghiệp mắc nợ đểđược ưu tiên thanh toán, do đó không bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ nợ.

      Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Không nên quy định về thủ tục thươnglượng trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, bởi vì trên thực tế các chủ nợ đãkhông thỏa thuận được với nhau nên mới đề nghị Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết việc côngnợ, vì vậy khi không có cơ quan trung gian thì việc tự thương lượng là khó và gần như không đạthiệu quả. Hơn nữa trong việc xác định tiêu chí doanh nghiệp lâm vào trong tình trạng phá sảndự thảo Luật đã dành thời gian 3 tháng kể từ ngày có yêu cầu tuyên bố phá sản cũng là cơ hộicho chủ nợ và con nợ thương lượng. Vì vậy việc quy định về thương lượng trước khi thụ lý làkhông cần thiết. Mặt khác, quá trình thương lượng đã được thực hiện trong suốt các giai đoạnkhi Tòa án giải quyết mở thủ tục phá sản

       Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: Khoản 1: Đề nghị quy định thêm thời hiệu đề nghịthương lượng tính từ thời điểm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhằm tránh tình trạng thờigian xử lý vụ việc kéo dài.

9. Về các giao dịch bị coi là vô hiệu (Điều 64 Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi))

Về vấn đề này, đa số các bộ ngành đều đồng ý theo Dự thảo, tuy nhiên một số bộ ngành có ýkiến góp ý bổ sung như sau:

      Văn phòng Chính phủ: Đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số nội dung sau:

      Thứ nhất, trước khi lâm và tình trạng phá sản thì các doanh nghiệp được coi là hoạt độngbình thường. Các giao dịch của doanh nghiệp nếu có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quyđịnh của pháp luật. Khi lâm vào tình trạng phá sản các doanh nghiệp có ý định (hoặc có dấuhiệu) tẩu tán tài sản thì mới thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Để bảo đảm thống nhất

9 / 39

Page 10: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

các quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác có liên quan, đề nghị cơ quan soạnthảo cân nhắc đưa ra khoảng thời gian phù hợp để xác định tính vô hiệu của các giao dịch.

      Thứ hai, việc quy định mục đích tẩu tán tài sản như Dự thảo còn chung chung. Đề nghịquy định cụ thể hơn về nội dung, mục đích tẩu tán tài sản.

      Bộ Tư pháp: Đồng tình với quan điểm không nên quy kết tất cả các giao dịch được thựchiện trong khoảng thời gian dù là ba tháng hay một năm trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầumở thủ tục phá sản đều bị coi là vô hiệu mà Tòa án phải phân tích, chứng minh được tính chất“tẩu tán tài sản” của từng giao dịch trước khi tuyên bố nó là vô hiệu. Việc bỏ giới hạn về thờigian và loại giao dịch là cần thiết để đảm bảo thu hồi được tối đa tài sản của doanh nghiệp.Ngoài ra, có những giao dịch dân sự vô hiệu mà không cần Tòa án tuyên bố (như giao dịch vôhiệu do vi phạm điều cấm pháp luật, giao dịch vô hiệu do giả tạo quy định tại Điều 128 và 129của Bộ luật Dân sự năm 2005) vì vậy khoản 2 Điều 63 dự thảo Luật chỉ nên quy định những tàisản thu hồi được từ các giao dịch vô hiệu phải nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tácxã. Ngoài ra điểm b khoản 1 Điều 63 cũng cần phải xác định có thuộc trường hợp Tòa án cótuyên bố thì mới vô hiệu không, và làm rõ hơn quy định “có dấu hiệu bất minh” tại điểm này.

      Bộ Tài chính: Dự thảo Luật quy định các giao dịch có mục đích nhằm tẩu tán tài sảncủa doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thực hiện trước ngày Tòa án mở tụctục phá sản bị coi là vô hiệu, và quy định rõ các trường hợp có thể để xác định giao dịchnhằm tẩu tán tài sản. Trên cơ sở đó, Thẩm phán phụ trách giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tụcphá sản có trách nhiệm xem xét và quyết định các giao dịch bị coi là vô hiệu. Tuy nhiên trongdự thảo Luật chưa có quy định cụ thể các trường hợp có thể xác định là giao dịch nhằm tẩután tài sản. Đề nghị rà soát, bổ sung để làm cơ sở thực hiện trên thực tế.

10. Về Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố DN,HTX bị phásản (Điều 117 Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi))

Về vấn đề này, đa số các bộ ngành đều nhất trí như trong Dự thảo. Tuy nhiên, một số bộ ngànhcòn có ý kiến góp ý như sau:

       Bộ Tài chính: Ủng hộ quan điểm thứ ba, tức là quyết định giải quyết khiếu nại, khángnghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật

10 / 39

Page 11: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

kể từ ngày ra quyết định. Ngoài ra, cũng cần hết sức lưu ý rằng, giám đốc thẩm, tái thẩm khôngphải là một cấp xét xử mà là một hoạt động kiểm tra, giám sát của Tòa án cấp trên. Hơn nữa,việc xử lý phá sản là rất phức tạp, nếu thực hiện hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm sau khiQuyết định tuyên bố phá sản có hiệu lực và đã phân chia xong tài sản phá sản, chấm dứt hoạtđộng của doanh nghiệp thì sẽ gây ra hậu quả khó có thể khắc phục về nhiều mặt. Vì vậy, khôngnên quy định thêm về việc giám đốc thẩm, tái thẩm đối với Quyết định tuyên bố DN, HTX phásản.

11.Về thủ tục phá sản

       Bộ Tư pháp: Theo Luật Phá sản hiện hành thì Bước 5 (thanh lý tài sản) được thực hiệntrước Bước 6 (tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản). Thực tiễn thực thi Luật Phá sản2004 cho thấy trên thực tế, đã xảy ra không ít trường hợp DN, HTX vẫn còn tài sản nhưng khôngbán được hoặc còn khoản nợ phải thu nhưng chưa thu hồi được nên phương án phân chia tàisản chưa được thực hiện xong nên chưa thể ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản vàra quyết định tuyên bố phá sản được. Do đó, chúng tôi ủng hộ việc đổi lại Bước 6 lên trướcBước 5, nghĩa là Thẩm phán ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản trước khi tiến hành thủtục thanh lý tài sản.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁCA. Văn phòng Chính phủa) Về nguyên tắc áp dụng các luật hiện hành

Đề nghị cân nhắc một số nội dung tại Điều 2 Dự thảo như sau:

      Thứ nhất, khoản 2 Điều 2 chưa đưa ra được nguyên tắc áp dụng giữa Luật này và các luậtkhác có liên quan. Trong trường hợp có sự khác nhau và mâu thuẫn giữa luật này và Luật Cáctổ chức tín dụng, Luật bảo hiểm tiền gửi … thì luật nào sẽ được ưu tiên áp dụng?

       Thứ hai: Cần có những đánh giá cụ thể về quy trình cũng như quy định phù hợp về phásản đối với các doanh nghiệp nhà nước. Tờ trình và báo cáo tổng kết chưa thể hiện nội dungphân tích, đánh giá và kiến nghị cụ thể về phá sản đối với các doanh nghiệp nhà nước.

b) Về thứ tự phân chia tài sản (Điều 57)

11 / 39

Page 12: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

      Đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định ưu tiên trả các khoản nợ của chủ nợ mớisau khi thủ tục phá sản so với các khoản nợ lương, trợ cấp … và các quyền lợi khác đối vớingười lao động. Việc ưu tiên giải quyết quyền lợi của người lao động là chính sách xuyên suốtcủa nhà nước ta. Kinh nghiệm quốc tế cũng không có sự thống nhất trong việc ưu tiên quyền lợicủa người lao động hay chủ nợ mới.

c) Về quy định cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi DN, HTX bị tuyên bố phá sản. (Điều 131)

Đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, thu hẹp phạm vi những đối tượng bị cấm đảm nhiệmchức vụ sau khi DN, HTX bị tuyên bố phá sản vì:

      Phá sản trong nền kinh tế thị trường là một hiện tượng khách quan nhằm tái có cấu hoạtđộng kinh doanh, loại bỏ các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém, làm ăn thua lỗ,do đó, không thể coi người điều hành các tổ chức này là “tội phạm”. Nếu quy định trách nhiệmpháp lý nặng nề thì sẽ không khuyến khích được các doanh nghiệp trong việc nộp đơn yêu cầuphá sản.

      Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất định, như kinh doanh có điều kiện hoặccông ích có sự giám sát trực tiếp của nhà nước, việc tiếp tục điều hàng của những người cóchức vụ quản lý có thể sẽ gây tác động tiêu cực tới bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế. Dođó, cân nhắc chỉ nên quy định hạn chế đối với các đối tượng nắm giữa các chức vụ quản lýdoanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện hoặc lĩnh vực công ích nhà nước

B. Bộ Tư pháp

1. Về nội dung trong Dự thảo

a) Về bỏ Điều 5 trong Luật PS 2004

      Chúng tôi cho rằng việc bỏ Điều 5 về thủ tục phá sản là không cần thiết, chỉ cần chỉnh sửa

12 / 39

Page 13: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

lại để đảm bảo sự thống nhất giữa điều khoản này và các chương trong Luật Phá sản (sửa đổi).

b) Về nộp, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

-  Chúng tôi đồng ý về sự cần thiết bổ sung một số đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủtục phá sản (như chủ nợ có bảo đảm, cơ quan bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng nhà nước ViệtNam, Ủy ban chứng khoán nhà nước). Nên có quy định trường hợp tổ chức tín dụng đã áp dụngbiện pháp kiểm soát đặc biệt mà vẫn mất khả năng thanh toán thì hai cơ quan này sẽ có quyềnnộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để bảo vệ lợi ích của các chủ nợ. Ngoài ra, chúng tôi đềnghị nghiên cứu thêm việc bổ sung một số đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phásản như cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp doanhnghiệp nợ đọng thuế, nợ đóng bảo hiểm xã hội trong một thời hạn nhất định. Cũng cần nghiêncứu thêm việc quy định Cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra chuyênngành, tổ chức kiểm toán… trong khi thực hiện chức năng nhiệm vụ có liên quan đến DN, HTXmà thấy họ đang lâm vào tình trạng phá sản thì có trách nhiệm thông báo để các chủ nợ nộpđơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản DN, HTX.

-  Luật Phá sản cần có quy định cụ thể cho phép DN, HTX bị lâm vào tình trạng mất khả năngthanh toán khi nộp đơn đến tòa có quyền yêu cầu tòa án áp dụng thủ tục phục hồi hoạt độngsản xuất kinh doanh hay thủ tục thanh lý tài sản. Nếu đề nghị phục hồi thì phải kèm theo kếhoạch, phương án giải trình để Tòa án xem xét đưa ra Hội nghị chủ nợ quyết định, như vậy,việc giải quyết sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Trường hợp DN, HTX đề nghị được thanh lý tài sảnthì nên có quy định theo hướng sau một thời gian nhất định (có thể là 2 tuần) kể từ ngày thụ lýđơn, Tòa án phải ra quyết định mở thủ tục phá sản ngay vì hiện nay thủ tục yêu cầu phá sản tạiTòa án mất rất nhiều thời gian.

-  Đề nghị xem xét lại yêu cầu DN, HTX khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp kèmtheo kết luận kiểm toán tình hình tài chính của DN, HTX trong ba năm liền kề trước ngày nộpđơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (khoản 5 Điều 24) vì trên thực tế quy định này không có tínhkhả thi và đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc mở thủ tục phá sản trong thời gian qua. Ngoàira, đề nghị bỏ yêu cầu DN, HTX phải nộp kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản cònlại của DN, HTX kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

-  Đối với trường hợp trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại điểm e khoản 1 Điều 45 dự thảoLuật, chúng tôi cho rằng, đối với các vụ việc phá sản có yếu tố nước ngoài, Tòa án nước ngoàicó thể mở thủ tục phá sản thứ cấp (thủ tục phá sản ở nơi doanh nghiệp có cơ sở kinh doanh

13 / 39

Page 14: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

hoặc có tài sản mà không phải ở nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hay nơi đăng ký kinh doanh).Như vậy có thể xảy ra tình trạng có Tòa án nước ngoài mở thủ tục phá sản với doanh nghiệpnhưng phạm vi của thủ tục đó chỉ giới hạn với tài sản và hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp tại nước đó. Việc Tòa án trả lại đơn trong trường hợp này sẽ gây khó khăn cho hoạt độngrút khỏi thị trường của doanh nghiệp.

-  Chúng tôi đồng ý về sự cần thiết bổ sung trường hợp người nộp đơn không thực hiện việc nộpđơn, bổ sung tài liệu trong thời hạn quy định thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục. Tuynhiên, chúng tôi không nhất trí việc bổ sung trường hợp người nộp đơn không xác định đượcđịa chỉ của DN, HTX trong thời hạn quy định thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục (tạiđiểm d khoản 1 Điều 45 dự thảo Luật). Lý do là vì thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp đăng kýthành lập nhưng không hoạt động, hoặc đã chuyển trụ sở đi nơi khác mà không để lại địa chỉmới. Do vậy, khi có chủ nợ làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó thìkhông xác định được trụ sở doanh nghiệp nên rất khó xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầumở thủ tục phá sản, và cũng không đủ điều kiện để Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phásản. Ngoài ra, nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp là người nước ngoài sau khi kinh doanh thualỗ bỏ về nước, khi nhận được giấy của Tòa án họ không đến Việt Nam để giải quyết. Luật Phásản cần phải có hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này theo hướng phải có cơ chế để giải quyếtphá sản cho những doanh nghiệp này nhằm bảo vệ lợi ích của chủ nợ, người lao động cũng nhưlành mạnh hóa môi trường kinh doanh.

-  Chúng tôi đồng ý về việc tăng thời hạn Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phásản lên bốn mươi lăm ngày (Điều 48). Riêng trường hợp DN, HTX bị lâm vào tình trạng mất khảnăng thanh toán khi nộp đơn đến tòa yêu cầu tòa án áp dụng thủ tục thanh lý tài sản thì thờihạn Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản chỉ nên từ 1 đến 2 tuần.

c) Về nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản

-  Về thứ tự phân chia tài sản (Điều 57), chúng tôi đồng ý việc bảo đảm quyền lợi cho người laođộng bằng cách ưu tiên thanh toán cho đối tượng này trước, sau đó mới đến các chủ nợ khác.Chúng tôi cũng đồng ý về việc bổ sung một số nghĩa vụ về tài sản vào thứ tự phân chia tài sảnnhư các khoản nợ thuế, nghĩa vụ thanh toán các khoản phạt hành chính… Tuy nhiên, về đốitượng người gửi tiền, trên thực tế người gửi tiền đã được bảo đảm quyền lợi bằng cơ chế bảohiểm tiền gửi, vì vậy đề nghị làm rõ tại sao người gửi tiền nên được ưu tiên hơn trong quá trìnhphá sản doanh nghiệp so với các chủ nợ không có bảo đảm khác (điểm d khoản 1 Điều 57).

14 / 39

Page 15: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

-  Khoản 3 Điều 33 và khoản 2 Điều 51 cần làm rõ trường hợp đặc biệt là trường hợp nào, cótrùng với trường hợp đặc biệt tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 87 dự thảo Luật không.

-  Điều 34 cần thêm cụm từ “kể cả” các khoản nợ mới hoặc chủ nợ mới xuất hiện vào thời điểmmở thủ tục thanh lý.

-  Điều 39 dự thảo Luật cần làm rõ bên có nghĩa vụ liên đới và bên bảo lãnh đã trả nợ thay trởthành chủ nợ không có bảo đảm của doanh nghiệp. Khoản 2 của Điều này cần sửa đổi theohướng xử lý chấm dứt hợp đồng giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh vì đương nhiênngười được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ với người bảo lãnh; trường hợp người được bảolãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì người bảo lãnh mới thực hiệnthay. Phần nội dung bổ sung chưa rõ về cách thức xử lý “người bảo lãnh và người nhận bảo lãnhđều bị phá sản thì nghĩa vụ với người nhận bảo lãnh đều được xử lý như nhau”.

-  Quy định tại khoản 3 Điều 40 chưa giải quyết được vấn đề trường hợp tài sản thuê hoặcmượn đã bị doanh nghiệp chuyển nhượng không có sự đồng ý của người cho thuê hoặc chomượn. Dự thảo quy định chủ sở hữu có quyền yêu cầu bồi thường với tài sản đó như khoản nợcó bảo đảm. Tuy nhiên, khoản nợ có bảo đảm được xử lý trước do đã có tài sản bảo đảm hoặccó người thực hiện nghĩa vụ thay. Trong trường hợp này, không xác định được cụ thể tài sảnbảo đảm hoặc người có nghĩa vụ thay cho nên dự thảo Luật cần quy định chủ sở hữu tài sản cóquyền đòi lại tài sản đó theo quy định của Điều 256 Bộ luật Dân sự, nếu không đòi lại được thìcó quyền yêu cầu doanh nghiệp đã thuê hoặc mượn tài sản bồi thường thiệt hại. Điều 42 cần cóđịnh hướng rõ hơn về tiêu chí để xác định người bán là chủ nợ có bảo đảm hay không có bảođảm, ai là người có thẩm quyền xác định.

-  Phù hợp với các quy định trong Luật Doanh nghiệp về trách nhiệm vô hạn của các thành viênhợp danh trong công ty hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân, khoản 2 Điều 69 dự án Luậtphá sản quy định việc không miễn trừ nghĩa vụ tài sản của các đối tượng này sau khi có quyếtđịnh tuyên bố công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân bị phá sản. Tuy nhiên, dự án Luậtphá sản nên xác định những tài sản của các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh vàchủ doanh nghiệp tư nhân được miễn trừ khỏi tài sản của doanh nghiệp bị phá sản (bao gồmđồ dùng sinh hoạt tối thiểu, trợ cấp cho cá nhân, tiền lương hưu …) để đảm bảo tính chất nhânđạo của pháp luật phá sản và cũng là phù hợp với thông lệ quốc tế.

d) Về Hội nghị chủ nợ

15 / 39

Page 16: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

- Chúng tôi đồng ý việc bổ sung quy định về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản trongtrường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu cũng như trong trườnghợp chủ nợ/đại diện người lao động yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc người có nghĩa vụ thamgia Hội nghị chủ nợ không đến tham gia hoặc không cử đại diện tham gia tại Điều 67 dự thảoLuật phá sản (sửa đổi).

-  Ngoài ra, việc triệu tập Hội nghị chủ nợ cần được thực hiện khi có đề xuất thay đổi phương ánsản xuất kinh doanh hoặc cần có ý kiến của Hội nghị chủ nợ về phương án sản xuất kinhdoanh đó.

-  Về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, không nên dỡ bỏ toàn bộ những điều cấm, hạnchế đối với hoạt động của doanh nghiệp quy định tại Điều 31Dự thảo Luật. Theo quy định củaĐiều 72 Dự thảo Luật, việc dỡ bỏ những hạn chế này chỉ nên được thực hiện trong phạm vi màHội nghị chủ nợ đồng ý hoặc phù hợp với việc tiến hành phương án phục hồi hoạt động kinhdoanh.

-  Về giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, chủ nợ là người có quyềntrong việc giám sát thực hiện phương án này (không phải nghĩa vụ), vì thế cần có cơ chế để cácchủ nợ thực hiện quyền của mình (thông qua ban đại diện hoặc người đại diện) mà không cảntrở quá trình hoạt động kinh doanh theo phương án đã được thông qua. Đồng thời, cần có cơchế để Thẩm phán ra quyết định trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng phươngán đã được công nhận gây ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ nợ.

e) Về nghĩa vụ về tài sản sau khi có Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

-  Chúng tôi đồng ý việc bổ sung quy định chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh củacông ty hợp danh không được miễn trừ thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với chủ nợ chưa đượcthanh toán nếu (i) trì hoãn việc làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà không có lý do chínhđáng; hoặc (ii) có hành vi tẩu tán, hủy hoại, sử dụng hoang phí tài sản trước và sau khi Tòa ánthụ lý đơn yêu cầu giải quyết phá sản; (iii) vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ hợptác với Tòa án, Hội nghị chủ nợ, Quản tài viên trong quá trình giải quyết vụ phá sản… Ngoài ra,đề nghị bổ sung thêm trường hợp “đã được hưởng quy chế giải phóng nợ trong một vụ phá sảnkhác trong thời hạn 5 năm trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu giải quyết việc phá sản”.

16 / 39

Page 17: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

g) Về tạm đình chỉ thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Tòa án thụ lý đơnyêu cầu mở thủ tục phá sản

-  Đề nghị bổ sung thêm trường hợp “các bản án mà theo đó doanh nghiệp mắc nợ có nghĩa vụphải trả lại tài sản do mình đã chiếm hữu của người khác một cách bất hợp pháp” vào khoản 1Điều 27.

h) Về đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản

      Đề nghị bổ sung vào Điều 67 quy định về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ tiến hành thủtục phá sản khi có người tham gia Hội nghị chủ nợ vắng mặt, hoặc khi người nộp đơn yêu cầumở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu trong đó có quy định về việc tiếp tục giải quyết các vụ ánhoặc tiếp tục thi hành án dân sự đã bị đình chỉ do mở thủ tục phá sản. Thẩm phán sau khi raquyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản thì phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án có thẩmquyền để tiếp tục giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật.

i) Về thi hành Quyết định tuyên bố phá sản

      Khoản 2 Điều 120 không thể thực hiện được nếu không có các quy định về công nhận thủtục phá sản nước ngoài hoặc công nhận quyết định, bản án của tòa án, trọng tài nước ngoài.Pháp luật về ủy thác tư pháp không quy định về vấn đề này.

       Về xử lý vi phạm, quy định cấm một số đối tượng đảm nhiệm chức vụ sau khi doanhnghiệp do họ quản lý bị tuyên bố phá sản là biện pháp chế tài thể hiện sự không tin tưởng đốivới họ khi họ có lỗi trong việc quản lý doanh nghiệp dẫn đến việc phá sản của doanh nghiệp.Theo chúng tôi, đây không phải là quy định xử lý vi phạm quy định pháp luật của người này, vìvậy không nên để Điều 94 ở Chương XI xử lý vi phạm.

k) Về phá sản có yếu tố nước ngoài

17 / 39

Page 18: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

      Nhiều quốc gia trên thế giới có chương riêng trong Luật Phá sản của mình quy định về cácvấn đề phá sản có yếu tố nước ngoài hoặc có Luật riêng về phá sản có yếu tố nước ngoài (nhưAnh). Vì vậy, việc nghiên cứu tập hợp các quy định về phá sản có yếu tố nước ngoài để quyđịnh tập trung, thống nhất áp dụng là phù hợp với xu hướng pháp luật phá sản trên thế giới hiệnnay. Từ hoạt động thực tiễn, Bộ Tư pháp nhận thấy, có nhiều vụ việc phức tạp đã diễn ra có liênquan đến thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài nên việc quy định cụ thể về các vấn đề phá sảncó yếu tố nước ngoài là rất cần thiết.

       Như vậy, cần có một chương riêng trong Luật Phá sản của nước ta quy định về thẩmquyền của Tòa án Việt Nam với các vụ việc phá sản có yếu tố nước ngoài; công nhận thủ tụcphá sản ở nước ngoài và hậu quả của việc công nhận đó; các biện pháp hỗ trợ của Tòa án ViệtNam cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc giải quyết các vụ việc phá sản cóyếu tố nước ngoài tại các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đó.

      Ngoài ra, quy định về “căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản” nêu tại Điểm e, Khoản2 Điều 22 và Điểm đ, Khoản 2, Điều 23 là chưa rõ ràng, gây khó hiểu và khó chuẩn bị cho đốitượng thực hiện thủ tục. Cần nêu cụ thể căn cứ ở đây là dẫn chiếu đến văn bản quy phạm phápluật hay căn cứ trên tình trạng thực tế của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phásản...

      Về hồ sơ nêu tại Điểm a Khoản 5 Điều 24, đề nghị sửa đổi yêu cầu nộp báo cáo tài chínhthành 02 trường hợp: trường hợp doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động được trên 03 nămthì nộp báo cáo tài chính trong 03 năm liền kề; trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 02 nămthì nộp báo cáo tài chính các năm trước đó

2. Về ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản

a) Đề nghị chỉnh sửa thời hạn giải quyết nêu tại Dự thảo thành "ngày làm việc", đảm bảo tínhthống nhất và hợp lý, bởi nếu tính ngày bình thường thì trường hợp rơi vào dịp nghỉ lễ, tết... sẽthiệt thòi hơn so với các trường hợp khác, do đó đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét để ngàylàm việc cho tất cả các thời hạn được quy định trong dự thảo.

18 / 39

Page 19: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

b) Tại Khoản 1 Điều 18, 19 dẫn chiếu sai đến Điều 18, thực tế phải là Điều 17, do đó đề nghịcơ quan chủ trì chỉnh sửa, hoàn thiện lại.

c) Khoản 3 và khoản 4 tại Điều 19 là trùng nhau; điểm n khoản 2 và khoản 3 Điều 11 là trùngnhau; điểm c và điểm g khoản 1 Điều 13 là trùng nhau.

d) Đề nghị bỏ cụm từ “không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần” tại điểm d khoản 1 Điều22 vì theo dự thảo mới thì chủ nợ có bảo đảm cũng có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sảndoanh nghiệp, hợp tác xã.

đ) Đề nghị làm rõ một số khái niệm, thuật ngữ được sử dụng trong dự thảo, chẳng hạn như làmrõ thế nào là “kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản” tạiKhoản 6 Điều 24, “người mua ngay tình” tại điểm h khoản 1 Điều 13, “do không khách quan” tạikhoản 3 Điều 29 và điểm g khoản 1 Điều 45; ai “trở thành chủ nợ không có bảo đảm” tại Điều62, ai là “đại diện quản lý phá sản” tại điểm h khoản 1 Điều 13; thế nào là “tham khảo” và“không tham khảo” tại Điều 8.

e) Dự thảo còn có một số lỗi chính tả quan trọng cần sửa lại, chẳng hạn như từ “đó” tại Điều 56,61 cần sửa lại thành từ “đã”.

C. Bộ Tài chính

a) Về giải thích từ ngữ (Điều 9 Dự thảo):

       Đề nghị bổ sung giải thích về tổ chức kinh doanh chứng khoán như sau: “Tổ chức kinhdoanh chứng khoán theo quy định của Luật này bao gồm công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ đầu tư chứng khoán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chứngkhoán”

b) Về quy định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục của Uỷ ban chứng khoán (Điều 29 Dự thảo):

19 / 39

Page 20: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

       Căn cứ vào thực tiễn quản lý, giám sát tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng như và thônglệ quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị bỏ Điều 28 tại Dự thảo (về Thẩm quyền nộp đơn đề nghị mởthủ tục phá sản của Uỷ ban chứng khoán), bởi vì:

      Thứ nhất, vai trò quản lý nhà nước của Uỷ ban chứng khoán đã được quy định trong phápluật chứng khoán, chỉ hạn chế trong hoạt động cấp phép và quản lý giám sát hoạt động nhằmbảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng, nhà đầu tư. Việc bảo vệ quyền và lợi ích chủ nợ, chủsở hữu (cổ đông, thành viên góp vốn) của các tổ chức kinh doanh chứng khoán trước hết thuộcvề chính các tổ chức, cá nhân có quyền lợi liên quan này;

      Thứ hai, vì các lý do khách quan (thực trạng tài chính, bản chất các hợp đồng kinhdoanh…) mà việc Uỷ ban chứng khoán chủ động nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản thậm chírất có thể không góp phần bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan(chủ nợ, cổ đông/thành viên góp vốn…), tiềm ẩn rủi ro cho cơ quan quản lý nhà nước khi canthiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

      Thứ ba, từ tham khảo kinh nghiệp quốc tế cho thấy không quốc gia nào cho phép cơ quanquản lý giám sát chuyên ngành nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

c) Về quy định yêu cầu chỉ định Quản tài viên (Điều 30 dự thảo)

       Tại khoản 3 có quy định: “Trong trường chủ nợ, người đại diện chủ nợ không đồng ý chỉđịnh Quản tài viên thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu mở thủ tụcphá sản . Trong trường hợpmột hoặc một số chủ nợ, người đại diện chủ nợ không đồng ý chỉ định quản tài viên thì Thẩmphán không chấp nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người đó.”

       Đề nghị bỏ quy định này vì thủ tục phá sản là để xử lý các doanh nghiệp mất khả năngthanh toán, theo đó Thẩm phán chỉ trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục khi doanh nghiệp không bịmất khả năng thanh toán. Nếu vì chủ nợ không đồng ý chỉ định quản tài viên mà Thẩm phántrả lại đơn trong khi doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán là không đúng với mục tiêu củathủ tục phá sản.

20 / 39

Page 21: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

d) Về quy định lệ phí phá sản, phí phá sản và tạm ứng phí phá sản (Điều 21 dự thảo)

Quy định tại Điều 21 có một số vấn đề như sau:

- Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 nêu trên có 2 khoản thu liên quan đến thủ tục phá sản (i)lệ phí phá sản và (ii) phí phá sản, đều được dùng để tiến hành thủ tục phá sản.

       Pháp luật hiện hành mới chỉ có quy định về lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản(được quy định tại Pháp lệnh về án phí, lệ phí tòa án năm 2009). Theo Danh mục phí, lệ phíban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung Nghị địnhsố 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí vàlệ phí có tên “phí phá sản”. Tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể vềthu, nộp phí phá sản.

       Bộ Tài chính đề nghị chỉ quy định một khoản thu là “phí phá sản” để giải quyết thủ tụcphá sản. Đề nghị TANDTC trên cơ sở thực tiễn thực hiện Luật từ năm 2004 đến nay, đánh giávướng mắc liên quan đến kinh phí phục vụ cho hoạt động thụ lý đơn yêu cầu phá sản và giảiquyết phá sản, dự kiến nội dung chi thù lao cho Quản tài viên để đề xuất nội dung quy định hợplý về phí phá sản.

-  Đề nghị quy định cụ thể về “tài sản khác” tại khoản 3 để tránh vướng mắc trong quá trìnhthực hiện.

e) Đề nghị bỏ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 45 Dự thảo, theo đó tòa án ra quyết định trảlại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp người nộp đơn không nộp tiền lệ phí, tạmứng phí phá sản trong thời hạn do Tòa án ấn định, vì quy định trên là không hợp lý trongtrường hợp người nộp đơn là doanh nghiệp mắc nợ không còn tiền, tài sản để tạm ứng phí phásản, đối với những doanh nghiệp này cần chấm dứt sự tồn tại để bảo đảm môi trường kinhdoanh lành mạnh.

21 / 39

Page 22: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

g) Tại Điều 55 Dự thảo về xử lý các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cốcó quy định: “Trường hợp Thẩm phán tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thìcác khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó; nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị của tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã”.

       Đề nghị quy định rõ phần nợ còn lại chưa được thanh toán bằng giá trị tài sản cầm cố, thếchấp nêu trên sẽ được thanh toán như khoản nợ không có bảo đảm hay được ưu tiên thanh toánvì Điều 57 dự thảo về thứ tự phân chia tài sản không quy định về nội dung này.

h) Tại Điều 57 về thứ tự phân chia tài sản:

-  Quy định tại Điều này mới chỉ đề cập đến phí phá sản (do tòa án quyết định - Điều 40 dựthảo), tuy nhiên chưa quy định chi phí thanh lý tài sản (do cơ quan thi hành án dân sự thựchiện) có được thanh toán từ tài sản của doanh nghiệp phá sản hay không, nếu có thì thủ tục đểtòa án công nhận và quyết định chi phí thanh lý tài sản như thế nào.

-  Đề nghị bổ sung thêm vào sau điểm a khoản 1 Điều này quy định ưu tiên thanh toán cáckhoản tiền nhận đặt cọc, các khoản tiền gửi trong giao dịch chứng khoán, chứng khoán trên tàikhoản lưu ký của khách hàng của công ty chứng khoán, so với các đối tượng có quyền lợi liênquan (nhân viên, chủ nợ…).

-  Đề nghị bổ sung vào điểm d khoản 1 Điều này đối tượng là “người được bảo hiểm, người thụ

22 / 39

Page 23: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

hưởng” được phân chia tài sản cùng thứ tự ưu tiên với “người gửi tiền”.

i) Tại điểm b khoản 3 Điều 59 về nghĩa vụ tài sản trong trường hợp người được bảo lãnh hoặc cảngười bảo lãnh và người được bảo lãnh đều lâm vào tình trạng trạng phá sản có quy định: “Trường hợp việc bảo lãnh được thực hiện đúng quy định của pháp luật thì thì người bảo lãnh vàngười được bảo lãnh đều phải chịu nghĩa vụ liên đới, mỗi bên chịu một nửa nghĩa vụ về tài sản.”

        Đề nghị quy định rõ, trong trường hợp này thì khoản nợ được bảo đảm bằng bảo lãnh sẽđược thanh toán như khoản nợ có bảo đảm hay không có bảo đảm khi thanh lý tài sản củangười được bảo lãnh. Ngoài ra, đề nghị bỏ đoạn “mỗi bên chịu một nửa nghĩa vụ về tài sản” vìkhông phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự về nghĩa vụ liên đới (khoản 1 Điều 298 Bộ LuậtDân sự).

k) Về tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản (Điều 69 Dự thảo)

        Trường hợp doanh nghiệp phá sản là tổ chức kinh doanh chứng khoán, đề nghị bổ sungkhoản 3 vào Điều 69 Dự thảo Luật các loại tài sản được miễn trừ khỏi tài sản phá sản (vì đây lànhững tài sản thuộc về khách hàng, thuộc về nhà đầu tư mà tổ chức kinh doanh chứng khoánchỉ đứng ra cung cấp dịch vụ quản lý, hoàn toàn không thuộc sở hữu của tổ chức kinh doanhchứng khoán), bao gồm:

-  Tài sản ủy thác của khách hàng trong nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán vàquản lý tài khoản giao dịch chứng khoán;

-  Tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trú, chương trìnhhưu trí tự nguyễn, bổ sung;

-  Tài sản nhận gửi giữ hộ của khách hàng.

23 / 39

Page 24: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

m) Dự thảo Luật chưa có quy định về:

-  Việc chấm dứt hoạt động của quản tài viên;

-  Bàn giao tài sản, công việc giữa quản tài viên và chấp hành viên;

-  Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản không còn tài sản để thanh lý thì người đã tạm ứng phíphá sản khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục có được hoàn trả phí phá sản hay không (trong trườnghợp người tạm ứng phí phá sản không phải là doanh nghiệp phá sản) và cũng chưa có quy địnhvề hoàn trả phí phá sản trong thủ tục phục hồi doanh nghiệp.

- Thủ tục phá sản trong trường hợp chủ hoặc người đại diện hợp pháp doanh nghiệp mắc nợ đãbỏ trốn.

n) Về nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (khoản 2 Điều 108 Dự thảo) đề nghịbổ sung trường hợp hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp cũng là một trong các biện pháp cần thiếtđể phục hồi hoạt động kinh doanh.

l) Về trình tự, thủ tục phá sản

       Trình tự, thủ tục phá sản được sửa đổi theo hướng Thẩm phán ra quyết định tuyên bốdoanh nghiệp bị phá sản trước khi tiến hành thủ tục thanh lý tài sản. Quy định này nhằm khắcphục khó khăn thực tế là DN, HTX vẫn còn tài sản nhưng không bán được hoặc còn khoản nợphải thu nhưng chưa thu hồi được nên phương án phân chia tài sản chưa thực hiện xong do đóchưa thể ra quyết định tuyên bố phá sản.

       Định hướng sửa đổi này là theo quy định về trình tự, thủ tục phá sản tại Luật Phá sản1993. Trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Phá sản 1993, nội dung này là một trong nhữngđiểm bất cập, vướng mắc chính gây nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện và vì thế đã đượcsửa đổi như quy định tại Luật PS 2004. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ các vướng mắc của Luật

24 / 39

Page 25: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

năm 1993 để đề xuất các biện pháp khắc phục phù hợp

D. Ủy ban chứng khoán nhà nước

a) Về thẩm quyền Uỷ ban chứng khoán trong thủ tục phá sản

       Căn cứ vào thực tiễn quản lý, giám sát tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng như và thônglệ quốc tế Uỷ ban chứng khoán nhà nước kiến nghị bỏ Điều 28 tại Dự thảo (về thẩm quyền nộpđơn đề nghị mở thủ tục phá sản của Uỷ ban chứng khoán nhà nước). Lý do như sau:

      Thứ nhất, vai trò quản lý nhà nước của Ủy ban chứng khoán nhà nước đã được quy địnhtrong pháp luật chứng khoán, chỉ hạn chế trong hoạt động cấp phép và quản lý giám sát hoạtđộng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng, nhà đầu tư. Việc bảo vệ quyền và lợi íchchủ nợ, chủ sở hữu (cổ đông, thành viên góp vốn) của các tổ chức kinh doanh chứng khoántrước hết thuộc về chính các tổ chức, cá nhân có quyền lợi liên quan này;

      Thứ hai, vì các lý do khách quan (thực trạng tài chính, bản chất các hợp đồng kinhdoanh…) và thực tiễn tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong thời gian gần đâycho thấy việc Ủy ban chứng khoán nhà nước chủ động nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sảnthậm chí rất có thể không góp phần bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liênquan (chủ nợ, cổ đông/thành viên góp vốn, khách hàng…), tiềm ẩn rủi ro cho cơ quan quản lýnhà nước khi can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

      Thứ ba, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Uỷ ban chứng khoán nhà nước chưa tìmđược quốc gia nào cho phép cơ quan quản lý giám sát chuyên ngành, cụ thể là các Uỷ banchứng khoán, Ủy ban giám sát tài chính nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản doanh nghiệp;

     Thứ tư, tại Việt Nam, thì Cục Giám sát bảo hiểm, Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng,cũng giống như Uỷ ban chứng khoán nhà nước, không thực hiện việc nộp đơn đề nghị phá sảncác doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng.

25 / 39

Page 26: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

        Do vậy, Uỷ ban chứng khoán nhà nước đề xuất bỏ Điều 28 về việc cho phép Uỷ ban chứngkhoán nhà nước có quyền nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản đối với các tổ chức kinh doanhchứng khoán. Thay vào đó, Uỷ ban chứng khoán nhà nước đề nghị bổ sung Điều 29 (tại Dựthảo) quy định giống như các tổ chức tín dụng, nghĩa là, yêu cầu các tổ chức kinh doanh chứngkhoán buộc phải nộp đơn phá sản nếu như không khắc phục được sau thời gian bị đình chỉhoạt động do không đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính. Tại Điều 29, Uỷ ban chứng khoánnhà nước cũng đã dự thảo quy định về hồ sơ nộp đơn phá sản các tổ chức này.

b) Về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư (Điều 57, Điều 69) và vấn đề đặcthù đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán (Điều 2, Điều 3)

      Theo nguyên tắc số 32 của Các tổ chức ủy ban chứng khoán quốc tế (IOSCO), việc phá sảncác tổ chức kinh doanh chứng khoán phải bảo đảm bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp củanhà đầu tư/khách hàng của tổ chức kinh doanh chứng khoán. Về nguyên tắc, nhà đầu tư khôngtham gia kinh doanh hưởng lợi từ hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán, không phải làcác chủ nợ, chủ sở hữu của các tổ chức này. Các tài sản mà khách hàng/nhà đầu tư đặt tại cáctổ chức này không phải là tài sản của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, mà chỉ là tài sảnđược nhận giữ hộ. Vì vậy, mọi lợi ích của nhà đầu tư phải được bảo đảm triệt để.

Trên cơ sở đó, Uỷ ban chứng khoán nhà nước kiến nghị

-  Bổ sung thêm điểm b tại Khoản 1 Điều 57 Thứ tự phân chia tài sản, theo đó các khoản tiềnnhận đặt cọc, các khoản tiền gửi trong giao dịch chứng khoán, chứng khoán trên tài khoản lưuký của khách hàng của công ty chứng khoán, phải được ưu tiên thanh toán trước mọi đối tượngcó quyền lợi liên quan (nhân viên, chủ nợ…).

- Bổ sung thêm khoản 2 Điều 69 Tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản như sau: “2.Trong trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là tổ chức kinh doanh chứng khoán,ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát, thì các tài sản sau không được coi là tài sản của doanhnghiệp:

a) Tài sản ủy thác của khách hàng trong nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán vàquản lý tài khoản giao dịch chứng khoán;

26 / 39

Page 27: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

b) Tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí, chương trìnhhưu trí tự nguyện, bổ sung;

c) Tài sản nhận gửi giữ hộ của khách hàng.

       Đây là những tài sản thuộc về khách hàng, thuộc về nhà đầu tư mà tổ chức kinh doanhchứng khoán chỉ đứng ra cung cấp dịch vụ quản lý, hoàn toàn không thuộc sở hữu của tổ chứckinh doanh chứng khoán, do vậy đề nghị miễn trừ những loại tài sản trên khỏi tài sản phá sảncủa tổ chức kinh doanh chứng khoán.

      Cũng liên quan đến nguyên tắc này, Uỷ ban chứng khoán nhà nước kiến nghị một số bổsung, điều chỉnh về trình tự, thủ tục đặc thù đối với việc phá sản các tổ chức kinh doanh chứngkhoán như sau:

-  Điều chỉnh quy định tại Khoản 2 Điều 4. Hiệu lực của Luật Phá sản,như sau: “Trong trườnghợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Phá sản và quy định của luật khác về cùng mộtvấn đề thì áp dụng quy định của Luật Phá sản,trừ đối tượng áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 2 của luật này”.

c) Tại Điều 9 Giải thích từ ngữ: đề nghị chuyển các quy định về giải thích từ ngữ ngay sauĐiều 4 về hiệu lực của Luật Phá sản;d) Tại Khoản 1 Điều 17 Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản: đề nghị xem xétlại do trùng lắp với quy định tại đoạn 2 Điều 7 bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong thủ tụcphá sản;e) Tại Khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 19: đề nghị sửa thành “Các quyền, nghĩa vụ củangười tham gia thủ tục phá sản quy định tại Điều 17Luật này”f) Tại Khoản 6 Điều 24 Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của DN, HTX lâm vàotình trạng phá sản: đề nghị làm rõ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp phápcủa doanh nghiệp, hợp tác xã khi không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật nào?);g) Tại Khoản 3 Điều 41 Nguyên tắc xác định mức thu lệ phí phá sản, phí phá sản: đề nghịxem xét lại do trùng lắp với quy định tại khoản 9 Điều 9 giải thích từ ngữ “tạm ứng phí phá sản”;h) Tại Điểm b, c khoản 3 Điều 45 Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: đề nghị quy định rõđể phân biệt giữa người nộp đơn có quyền nộp đơn và người nộp đơn có đủ điều kiện nộp đơn;

27 / 39

Page 28: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

i) Tại Điều 54 Xử lý các khoản nợ chưa đến hạn: đề nghị sửa lại như sau “Trường hợp Thẩmphán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì các khoản nợ chưa đến hạncủa các chủ nợ mới hình thành từ sau thời điểmmở thủ tục phá sản đến thời điểm tuyên bố phá sản …”;j) Tại Điểm d khoản 1 Điều 57 Thứ tự phân chia tài sản: đề nghị sửa lại thành “các khoản tiềngửi” để thốngnhất với quy định về phí và các khoản nợ tại điểm a, b, c và đ;k) Tại Khoản 2 Điều 106 Giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp,hợp tác xã bị phá sản: đề nghị xem xét lại do không còn tồn tại quy định về “Tổ Thẩm phán”;l) Tại Khoản 2 Điều 108 Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: đề nghị bổ sungtrường hợp hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp cũng là một trong các biện pháp cần thiết để phụchồi hoạt động kinh doanh.m) Đề nghị bổ sung quy định cho phép doanh nghiệp không đáp ứng khả năng thanh toántheo quy định pháp luật được tự nguyện giải thể trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp vàhội nghị chủ nợ, đại hội đồng cổ đông thay vì phải tiến hành yêu cầu mở thủ tục phá sản nhằmrút ngắn thủ tục giải thể, phá sản của doanh nghiệp.

E. Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Về việc phá sản tổ chức tín dụng

a) Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật phá sản 2004: “Chính phủ quy định cụ thể danh mụcvà việc áp dụng Luật này đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong cáclĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu” Để hướng dẫn việc phá sản của các tổ chức tín dụng, ngày 18/01/2010, Chính phủ đã banhành Nghị định 05/2010/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tíndụng (sau đây gọi là Nghị định 05/2010/NĐ-CP). Tuy nhiên, Nghị định 05/2010/NĐ-CP ngoàimột số quy định hướng dẫn có tính đặc thù đối với việc phá sản của các tổ chức tín dụng thì nội dung chủ yếulà dẫn chiếu đến các quy định của Luật PS 2004.

b) Theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng thì hoạtđộng của các tổ chức tín dụng có những điểm đặc thù so với hoạt động của các doanh nghiệpkhác, cụ thể:

28 / 39

Page 29: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

- Hệ thống các tổ chức tín dụng được quản lý bởi cơ quan chuyên ngành là ngân hàng nhà nước(sau đây viết tắt là NHNN). Khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năngthanh toán, NHNN sẽ áp dụng thủ tục kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (Mục 1,Chương VIII Luật các tổ chức tín dụng). Trong quá trình áp dụng thủ tục kiểm soát đặc biệt,NHNN áp dụng nhiều biện pháp để phục hồi hoạt động bình thường của các tổ chức tín dụng(Điều 148, Điều 149 Luật các tổ chức tín dụng).

- Trong quá trình NHNN áp dụng thủ tục kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng để duy trìkhả năng thanh toán, chi trả, phục hồi hoạt động, NHNN có thể cho tổ chức tín dụng vay khoảnvay đặc biệt. Khoản vay đặc biệt sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cảcác khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng (Điều 151 Luật các tổ chức tín dụng).

- Sau quá trình kiểm soát đặc biệt, trường hợp tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năngthanh toán, NHNN chấm dứt kiểm soát đặc biệt và có văn bản chấm dứt việc áp dụng các biệnpháp phục hồi khả năng thanh toán gửi Tòa án (khoản 3 Điều 152 Luật các tổ chức tín dụng).

Như vậy, với việc áp dụng thủ tục kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, mặc dù thủ tụcnày ở giai đoạn tiền phá sản thì với tính chất và mục đích của thủ tục này có thể được coi làtương tự như thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp khác.

c) Về phá sản tổ chức tín dụng, Điều 155 Luật các tổ chức tín dụng cũng quy định:

“1. Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấmdứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổchức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòaán mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

2. Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điềunày, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lýtài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản”.

29 / 39

Page 30: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

d) Từ những cơ sở trên, để phù hợp với đặc thù của tổ chức tín dụng, thống nhất với quy địnhcủa Luật các tổ chức tín dụng, NHNN đề nghị tại dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) có 1 điều quyđịnh về phá sản tổ chức tín dụng hoặc có các quy định ở các điều có liên quan của dự thảoLuật Phá sản (sửa đổi) với các nội dung như sau:

- Tòa án chỉ ra quyết định mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi có văn bản của NHNNchấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phụchồi khả năng thanh toán đối với tổ chức tín dụng.

- Khi giải quyết phá sản tổ chức tín dụng, Tòa án tuyên bố tổ chức tín dụng bị phá sản và ápdụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng (thi hành quyết định tuyên bố phá sảntổ chức tín dụng), không áp dụng thủ tục về hội nghị chủ nợ và phục hồi hoạt động kinh doanhđối với tổ chức tín dụng.

- Khi thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng (thi hành quyết định tuyên bố phá sản tổ chức tíndụng), khoản vay đặc biệt của NHNN được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kểcả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng.

- Các nội dung khác về phá sản tổ chức tín dụng áp dụng các quy định có liên quan tại Luậtphá sản.

e) Điều 57 khoản 1 điểm d

Đề nghị quy định theo hướng: “Người gửi tiền trong trường hợp phá sản tổ chức tín dụng”.

g) Điều 123 khoản 5

Đề nghị quy định rõ các khoản tiền thu được của doanh nghiệp gửi vào tài khoản mở tại ngânhàng sẽ đứng tên ai?

30 / 39

Page 31: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

G. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam

a)  Đề nghị đặt tên Dự thảo là “Luật Phá sản” bỏ cụm từ sử đổi vì bản chất luật này thay thếcho Luật Phá sản ban hành ngày 15-10-2004

b)  Hiệu lực của Luật Phá sản (Điều 4)

Đề nghị đưa nội dung này vào phần cuối của Dự thảo Luật cho phù hợp với quy tắc, thông lệquy tắc soạn thảo văn bản.

c) Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền (Điều 6)

Đề nghị sửa đổi cụm từ “Quản tài viên, Chấp hành viên” thành “người có thẩm quyền” chongắn gọn

d) Giải thích từ ngữ (Điều 9)

Đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung này như sau:

-      Chuyển nội dung này lên Điều 4

-      Có định nghĩa rõ ràng về các chủ thể được sử dụng trong  Luật: Chấp hành viên, Thư kýcủa Quản tài viên; người tham gia thủ tục phá sản, người liên đới

-      Bổ sung thêm mục “Người có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản: đại diện Tòa án, Việnkiểm sát, Cơ quan thi hành án, Quản tài viên, Chấp hành viên…” để

31 / 39

Page 32: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

tránh nhắc lại các cụm từ nhiều lần trong văn bản.

e) Quyền, nghĩa vụ của DN HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 19)

Để phù hợp với nội dung của Dự thảo, đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều này thành: “Các quyền,nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản quy định tại Điều 17 của Luật này”

f) Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản(Điều 24)

       Khoản 3: Nội dung “Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sả phải gửi kèm theo văn bảnchỉ định Quản tài viên và văn bản đồng ý làm Quản tài viên” khôngthống nhất với Điều 11 (Thẩm phán có quyền chỉ định Quản tài viên) . Do đó, đề nghị  Dựthảo quy định rõ thẩm quyền chỉ định Quản tài viên: trường hợp nào là do người nộp đơn chỉđịnh, trường hợp nào do Tòa án chỉ định?

g) Nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 29)

Khoản 2 đề nghị sửa đổi thành “Trong trường hợp DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản màngười đại diện hợp phá của DN, HTX mất tích, bỏ trốn hoặc vắng mặt thì Quản tài viên sẽ làngười đại diện hợp pháp của DN, HTX”

h) Ủy thác thu hồi tài sản của DN, HTX bị yêu cầu tuyên bố phá sản (Điều 39)

Khoản 4 đề nghị bổ sung cụm từ: “tiến hành thu hồi tài sản của DN, HTX” vào cuối khoản nàyđể đầy đủ và rõ ràng.

i) Lệ phí phá sản, phí phá sản và tạm ứng phí phá sản (Điều 40)

Đề nghị sửa đổi tiêu đề của điều này thành “Lệ phí, phí và tạm ứng phí yêu cầu mở thủ tục phásản”

32 / 39

Page 33: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

j) Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 như sau:

1. Tòa án phải thông báo ngay cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết về cácthủ tục nộp lệ phí, tạm ứng phí yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng phí2. Tòa án dự tính số tiền tạm ứng phí yêu cầu mở thủ tục phá sản, ghi vào phiếu báo vàgiao cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong thờihạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giất báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng, ngườiyêu cầu mở thủ tục phá sản phải đến cơ quan thi hành án dân sự nộp tiền tạm ứng theo quyđịnh”

k)  Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ vềtài sản (Điều 47)

Đề nghị bổ sung khoản 1 đoạn “buộc DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụthanh toán các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc câm cố”vào đoạn cuối cùng của khoản này

l) Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (Điều 48)

Khoản 2 đề nghị bổ sung thêm các căn cứ xác định DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản đểđảm bảo áp dụng thống nhất

m) Các hoạt động của DN, HTX bị cấm hoặc hạn chế (Điều 51)

Đề nghị Dự thảo làm rõ nội dung “Chấm dứt thực hiện hợp đồng đó có hiệu lực” quy định tạiđiểm c khoản 2

33 / 39

Page 34: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

Khoản 3: Đề nghị Dự thảo sửa đổi câu “Các giao dịch vi phạm khoản 1 khoản 2 Điều này thìvô hiệu ” thành “các giao dịch vi phạm khoản 1 khoản2 Điều này được coi là vô hiệu”

n)  Khiếu nại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (Điều 52)

Khoản 1 “Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản phải được Tòa án gửi cho người làmđơn yêu cầu mở thủ tục phá sản” không nên quy định ở Điều này để tránh lặp lại vàchỉ quy định tập trung tại Điều 49 – Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phásản.

Khoản 3 đề nghị sửa đổi lại nội dung khoản này như sau: “Quyết định trả lời khiếu nại, khángnghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng”

- o)  Xử lý các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố (Điều 55)

Đề nghị bổ sung nội dung sau: “Ngay sau khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sảndoanh nghiệp, hợp tác xã, các tài sản thế chấp, cầm cố của doanh nghiệp, hợp tác xã được xửlý ngay để thanh toán khoản nợ mà các tài sản đó bảo đảm”.

p) Thứ tự phân chia tài sản (Điều 57)

Đề nghị làm rõ nội dung: “Các khoản nợ của các chủ nợ mới sau khi mở thủ tục phá sản” quyđịnh tại điểm b khoản 1 Điều này.

r) Nghĩa vụ về tài sản trong trường hợp nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh (Điều 59)

Đề nghị sửa đổi điểm b khoản 3 như sau: “Trường hợp việc bảo lãnh được thực hiện đúng quyđịnh của pháp luật thì nghĩa vụ về tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảolãnh”.

34 / 39

Page 35: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

s) Trả lại tài sản thuê hoặc mượn khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản và thanhlý tài sản (Điều 60)

Đề nghị sửa đổi lại khoản 1 như sau: “Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyếtđịnh tuyên bố phá sản, chủ sở hữu những tài sản đã cho doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụngthủ tục thanh lý thuê hoặc mượn tài sản…”.

t) Nhận lại hàng hóa đã bán (Điều 62)

Đề nghị sửa lại Điều này như sau: “… nếu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phásản đã nhận hàng hóa đó và không thể trả lại được thì người bán trở thành chủ nợ không có bảođảm ”.

u) Triệu tập Hội nghị chủ nợ (Điều 80)

Đề nghị sửa đổi khoản 1 như sau: “Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định mởthủ tục phá sản, Quản tài viên phải thực hiện xong việc kiểm kê tài sản và lập danh sách chủ nợcủa doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản…”.

v) Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ (Điều 84)

Đề nghị làm rõ “đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủyquyền” được nêu tại khoản 2 Điều này là của bên nào, nếu là của doanhnghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thì cũng cần phải quy định rõ.

v) Kết luận của Hội nghị chủ nợ (Điều 92)

Việc thụ lý, đình chỉ thực hiện thủ tục phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án, trong trường hợpHội nghị chủ nợ thống nhất rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải yêu cầu Tòa án raquyết định. Do đó, đề nghị sửa đổi điểm a khoản 1 Điều này như sau: “Thống nhất đề nghịTòa án đình chỉ việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản”.

35 / 39

Page 36: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

w) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại kết luận của Hội  nghị chủ nợ (Điều 94)

Đề nghị sửa đổi quy định tại khoản 3 như sau: “Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngàynhận đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản phải xemxét và ra một trong các quyết định sau: …”.

x) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại kết luận của Hội nghị chủnợ (Điều 95)

Đề nghị sửa đổi điểm b khoản 2 như sau: “Tên và địa chỉ của bên làm đơn khiếu nại”.

y) Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản (Điều 98)

Đề nghị bổ sung nội dung sau: “Khi đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, các khoản tiền thuđược từ việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố quy định tại Điều 55 Luật này phải được tiếp tụcthanh toán cho chủ nợ có bảo đảm”.

z) Điều 104: Nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bịphá sản (Điều 104)

Đề nghị sửa đổi khoản 2 như sau: “Các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết địnhtuyên bố phá sản được xử lý như sau: …”

aa)   Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản(Điều 131)

Khoản 1: Dự thảo nên quy định cụ thể về thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ “Giám đốc, tổnggiám đốc, chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của công, tổng công ty 100% vốn nhànước bị tuyên bố phá sản”.

36 / 39

Page 37: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

Trên đây là bản tổng hợp ý kiến Bộ, ngành về Dự án Luật Phá sản (sửa đổi). Tòa án nhân dântối cao kính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Ủy ban Kinh tế Quốc hội;

- Ủy ban Pháp luật Quốc hội;

- Ủy ban Tư pháp Quốc hội;

- Ủy ban Tài chính, ngân sách Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Bộ Tư pháp;

37 / 39

Page 38: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Các Thành viên Ban soạn thảo;

- Lưu VT: VP, Viện KHXX (TANDTC).

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

TRƯỞNG BAN SOẠN THẢO

(Đã ký)

Trương Hòa Bình  

38 / 39

Page 39: Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi) · I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG DỰ

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành về dự án Luật Phá Sản (sửa đổi)

Viết bởi Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 18:13 - Lần cập nhật cuối Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 23:03

Theo toaan.gov.vn

39 / 39