bản tin · bản tin chươ ng trình thăng tiến hôn nhân gia dình marriage family...

32
Bn Tin Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Dình Marriage Family Enrichment program Tổng Giáo Phận Galveston - Houston và Vùng Phụ Cn 3417 W. Little York Rd, Houston, Texas, 77091 (Tel). 832-359-2518 * Email: [email protected] * THÔNG TIN - HC TP - SINH HOT Tháng 1 & 2, 2015 Mùa Xuân là mùa đặc bit, không chcó cnh vt đẹp nhất trong năm vì cây cối va hi sinh tmùa Đông băng giá: Đâm chồi, ny lộc, đơm hoa, kết trái; đồng thời lòng người cũng cảm thy rt "khác l". Mùa Xuân được ví là thi tui tr- gi là tui thanh xuân. Trong đời người, tuổi xuân là tươi đẹp nht. Xuân đời và Xuân người, đó là kỳ công ca Thiên Chúa, và là tng phẩm Ngài trao ban cho con người. Kinh Thánh cũng nói đến mùa Xuân vi nhng khía cnh khác nhau, cnghĩa đen và nghĩa bóng. Kinh Thánh nhc tới mùa Xuân theo nghĩa bình thường, tc là mt trong bốn mùa trong năm: -Vngôn sđến gp vua Ít-ra-en và thưa với vua: "Mời vua đi! Xin vua can đảm lên! Xin cân nhc và xem xét điều Ngài phi thc hin, vì mùa xuân ti vua A-ram stn công Ngài" (1 V 20:22). Như vậy, mùa Xuân còn là cơ hội để chúng ta đắn đo, cân nhc, suy nghĩ... -Mùa Xuân là mùa bình an, nhưng người ta vẫn chưa thc san bình: "Khi mùa xuân ti, vua Ben Ha-Đát kiểm tra người A-ram và tiến lên A-phếch giao chiến vi Ít-ra-en" (1 V20:26). -Mùa Xuân là mùa yêu thương, vậy mà vn có ti ác: "Lúc xuân v, thi mà các vua ra quân, ông Giô-áp đưa lực lượng quân đội tàn phá đất đai của con cái Am-mon. Ông tiến quân vây hãm Ráp-ba, còn vua Đa-vít li Đa-vít li Giêrusalem. Ông Giô-áp tn ông và trit hRáp-ba" (1 Sbn 20:1), hoc: "Lúc xuân v, thi mà các vua ra quân, vua Đa-vít sai ông Giô-áp đi, cùng với các btôi ca vua và toàn thÍt-ra-en. Hgiết hi con cái Am-môn và vây hãm Ráp-ba. Còn vua Đa-vít thì li Giêrusalem" (2 Sm 11:1). -Nói vThượng Tế Si-mon sách Hun Ca ví von: "Ông ví như đóa hồng tươi nở giữa mùa xuân, như cây huệ mc bên bnước, ta chi non Li-băng giữa mùa hè" (Hc 50:8). - Mưa Xuân đặc biệt hơn các loại mưa khác. Ơn mưa móc của Hoàng Đế nhc nhchúng ta vhng ân Thiên Chúa: "Long nhan rng rlà bầy tôi được sống, ơn vua ban xuống như mây đỗ mưa xuân" (Cn 16:15) -Ngay trong li than vãn ca Thánh Gióp vn cha nim hy vng, và ông còn so sánh với mưa Xuân: "Hchđợi tôi như chờ đợi mưa rào, mở miệng ra như để đón mùa xuân" (G 29:23). Cái gì cũng có nghĩa đen và nghĩa bóng. Mưa Xuân cũng vậy. Kinh Thánh nói nhiu vmùa Xuân theo nghĩa bóng: -Mưa Xuân hiểu theo tui th: "Hng tháng, vào ngày mng sinh nht của vua, người Do-thái phi ngậm đắng nut cay mà dcác ba tic cúng thần. Đến ngày lkính thần Đi-ô-ny-xô, hbuc phải đội bông hoa trường xuân đi kiệu thần Đi-ô-ny-xô" (2 Mcb 6:7). -Vti li thi tui tr: "Qutht, nhm chng li con, Ngài đã viết nhng lời cay đắng, đã kể ra các ti con phm lúc xuân xanh" (G 13:26). Hu quca ti li xy ra nhãn tin: "Đời hsli tàn gia tui thanh xuân, mng htiêu vong vì bọn trai điếm" (G 36:14).

Upload: hanhu

Post on 29-May-2018

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bản Tin Chương Trình

Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Dình

Marriage Family Enrichment program Tổng Giáo Phận Galveston - Houston và Vùng Phụ Cận

3417 W. Little York Rd, Houston, Texas, 77091 (Tel). 832-359-2518 * Email: [email protected] *

THÔNG TIN - HỌC TẬP - SINH HOẠT Tháng 1 & 2, 2015

Mùa Xuân là mùa đặc biệt, không chỉ có cảnh vật

đẹp nhất trong năm vì cây cối vừa hồi sinh từ mùa

Đông băng giá: Đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái;

đồng thời lòng người cũng cảm thấy rất "khác lạ".

Mùa Xuân được ví là thời tuổi trẻ - gọi là tuổi thanh

xuân. Trong đời người, tuổi xuân là tươi đẹp nhất.

Xuân đời và Xuân người, đó là kỳ công của Thiên

Chúa, và là tặng phẩm Ngài trao ban cho con người.

Kinh Thánh cũng nói đến mùa Xuân với những khía

cạnh khác nhau, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kinh

Thánh nhắc tới mùa Xuân theo nghĩa bình thường,

tức là một trong bốn mùa trong năm:

-Vị ngôn sứ đến gặp vua Ít-ra-en và thưa với vua:

"Mời vua đi! Xin vua can đảm lên! Xin cân nhắc và

xem xét điều Ngài phải thực hiện, vì mùa xuân tới

vua A-ram sẽ tấn công Ngài" (1 V 20:22). Như vậy,

mùa Xuân còn là cơ hội để chúng ta đắn đo, cân

nhắc, suy nghĩ...

-Mùa Xuân là mùa bình an, nhưng người ta vẫn chưa

thực sự an bình: "Khi mùa xuân tới, vua Ben Ha-Đát

kiểm tra người A-ram và tiến lên A-phếch giao chiến

với Ít-ra-en" (1 V20:26).

-Mùa Xuân là mùa yêu thương, vậy mà vẫn có tội ác:

"Lúc xuân về, thời mà các vua ra quân, ông Giô-áp

đưa lực lượng quân đội tàn phá đất đai của con cái

Am-mon. Ông tiến quân vây hãm Ráp-ba, còn vua

Đa-vít ở lại

Đa-vít ở lại Giêrusalem. Ông Giô-áp tấn ông và triệt hạ

Ráp-ba" (1 Sbn 20:1), hoặc: "Lúc xuân về, thời mà các

vua ra quân, vua Đa-vít sai ông Giô-áp đi, cùng với các

bề tôi của vua và toàn thể Ít-ra-en. Họ giết hại con cái

Am-môn và vây hãm Ráp-ba. Còn vua Đa-vít thì ở lại

Giêrusalem" (2 Sm 11:1).

-Nói về Thượng Tế Si-mon sách Huấn Ca ví von: "Ông

ví như đóa hồng tươi nở giữa mùa xuân, như cây huệ

mọc bên bờ nước, tựa chồi non Li-băng giữa mùa hè"

(Hc 50:8).

- Mưa Xuân đặc biệt hơn các loại mưa khác. Ơn mưa

móc của Hoàng Đế nhắc nhở chúng ta về hồng ân Thiên

Chúa: "Long nhan rạng rỡ là bầy tôi được sống, ơn vua

ban xuống như mây đỗ mưa xuân" (Cn 16:15)

-Ngay trong lời than vãn của Thánh Gióp vẫn chứa niềm

hy vọng, và ông còn so sánh với mưa Xuân: "Họ chờ

đợi tôi như chờ đợi mưa rào, mở miệng ra như để đón

mùa xuân" (G 29:23).

Cái gì cũng có nghĩa đen và nghĩa bóng. Mưa Xuân

cũng vậy. Kinh Thánh nói nhiều về mùa Xuân theo

nghĩa bóng:

-Mưa Xuân hiểu theo tuổi thọ: "Hằng tháng, vào ngày

mừng sinh nhật của vua, người Do-thái phải ngậm đắng

nuốt cay mà dự các bữa tiệc cúng thần. Đến ngày lễ

kính thần Đi-ô-ny-xô, họ buộc phải đội bông hoa trường

xuân đi kiệu thần Đi-ô-ny-xô" (2 Mcb 6:7).

-Về tội lỗi thời tuổi trẻ: "Quả thật, nhằm chống lại con,

Ngài đã viết những lời cay đắng, đã kể ra các tội con

phạm lúc xuân xanh" (G 13:26). Hậu quả của tội lỗi xảy

ra nhãn tiền: "Đời họ sẽ lụi tàn giữa tuổi thanh xuân,

mạng họ tiêu vong vì bọn trai điếm" (G 36:14).

-Về sự tin tưởng, không thất vọng, xin Thiên Chúa

thương xót: "Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, xin

Ngài đừng nhớ đến, nhưng xin lấy tình thương mà

nhớ đến con cùng" (Tv 25:7).

-Về tình cảm gia đình: "Từ thuở thanh xuân, tôi đã

nuôi nó như một dưỡng phụ và đã hướng dẫn nó

ngay từ lúc tôi lọt lòng mẫu thân" (G 31:18).

-Thật diễm phúc nếu chúng ta có thể xác định mà

không cảm thấy tự hổ thẹn với lòng mình: "Tự độ

thanh xuân, tôi trông cậy Chúa" (Tv 71:1). Lý do

tín thác vào Chúa rất rõ ràng, và điều này đã được

xác định từ hỏi còn trẻ: "Vì lạy Chúa, chính Ngài là

Đấng con trông đợi, lạy Đức Chúa, chính Ngài là

Đấng con tin tưởng ngay từ độ thanh xuân" (Tv

71:5). Và thật là đại phúc nếu chúng ta luôn giữ đúng

như vậy cho tới hơi thở cuối cùng với niềm tin yêu

mạnh mẽ: "Từ độ thanh xuân, lạy Thiên Chúa, con

đã được Ngài thương dạy dỗ. Tới giờ này, con vẫn

truyền rao vĩ nghiệp của Ngài" (Tv 71:17).

-Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài, hữu hình

và vô hình, kể cả sự sống: "Chúa rút ngắn tuổi xuân

người lại, trút nỗi nhục nhằn xuống toàn thân" (Tv

89:46). Ngài là Nguồn Sống, Ngài muốn cho ai

trường thọ hoặc đoản mênh là quyền của Ngài, vả lại

Ngài có kế hoạch màu nhiệm mà phạm nhân chúng

ta không thể hiểu thấu.

-Chúng ta chẳng đáng gì, nhưng tình yêu của Ngài

bao la, lòng thương xót của Ngài lớn hơn mọi tội

lỗi: "Chúa tha cho người muôn ngàn tội lỗi, thương

chữa lành các bệnh tật ngươi. Cứu ngươi khởi chôn

vùi đáy huyệt, bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với

lượng hải hà, ban cho đời ngươi chứa chan hạnh

phúc, khiến tuổi xuân ngươi mạnh mẽ tựa chim

bằng" (Tv 103:3-5).

-Tuổi trẻ còn bồng bột, háo thắng, háo danh, ưa "nổ",

khoái "chảnh", do đó mà rất dễ sa ngã. Làm sao bảo

toàn "chiếc áo trắng" đã được "giặt sạch" khi lãnh nhận

Bí tích Thanh Tẩy? Tác giả Thánh Vịnh hỏi và trả lời:

"Làm thế nào giữ được tuổi xuân trong trắng? Thưa

phải tuân theo lời Chúa dạy" (Tv 119:9).

-Nam và nữ có những điểm tương đồng và dị biệt,

nhưng tất cả đều phát xuất từ Thiên Chúa và quy về

Ngài. Tác giả Thánh Vịnh cầu chúc: "Mong đàn con

trai ta mạnh như cây vừa lớn đang tuổi xuân mơn mởn;

mong bầy con gái ta đẹp như hình mỹ nữ khắc trên cột

đèn đài" (Tv 144:12).

-Còn trẻ người non dạ, người trẻ cần phải "học ăn, học

nói, hoc gói, học mở" để tích luỹ kinh nghiệm. Và Kinh

Thánh dặn dò: "Này bạn thanh niên, cứ vui hưởng tuổi

xuân của bạn, và làm cho tâm hồn được hạnh phúc

trong những ngày còn trẻ: cứ chiều theo ước muốn của

lòng mình và những gì mắt mình ưa thích. Nhưng bạn

phải biết rằng: về tất cả những điều đó, Thiên Chúa sẽ

gọi bạn ra xét xử" (Gv 11:9). Gọi là lời khuyên nhưng

lại cũng chính là lời cảnh báo đấy!

-Kinh Thanh có thêm lời khuyên dành cho giới trẻ:

"Giữa tuổi thanh xuân, bạn hãy tưởng nhớ Đấng đã

dựng nên mình. Đừng chờ đến ngày tai ương áp tới,

đừng chờ cho năm tháng qua đi, những năm tháng mà

rồi bạn sẽ phải nói: Tôi chẳng có được một niềm vui

nào trong thời gian đó cả!" (Gv 12:1).

Lạy Chúa Xuân, chúng con cảm tạ Ngài thương ban

cho chúng con Mùa Xuân trần gian để "nếm thử" Mùa

Xuân Trường Sinh mai sau. Xin giúp chúng ocn biết tận

hưởng Mùa Xuân Hồng Ân, Mùa Xuân của Lòng Chúa

Thương Xót, và luôn ngưỡng vọng về Mùa Xuân Vĩnh

Cửu nơi Thiên Quốc. Chúng con cầu xin nhân danh

Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

Trầm Thiên Thu, Trái Tim Đức Mẹ Nguyệt San Số 446

Feb. 2015

Figure 1Merry Christmas

Figure 2Merry Christmas

SÁNG LẬP CHƯƠNG TRÌNH

Lm. Phêrô Chu Quang Minh SJ

LINH NGUYỀN kiêm GIÁM NGUYỀN TND

Lm. Giuse Châu Xuân Báu CSsR

---------- ooo O ooo ----------

BAN ĐIỀU HÀNH

CHỦ NGUYỀN

SN Vũ Hữu Thự & Kim Nguyệt 832-247-5969

PHÓ NỘI VỤ

SN Nguyễn Liêm & Hương 713-401-4665

SN Nguyễn Thành Rung & Kim Nga 832-606-3672

PHÓ NGOẠI VỤ

SN Trần Lộc & Diễm 281-704-4795 SN Trần Tiến Thịnh & Liên 713-822-7856

SN Nguyễn Văn Hậu & Xanh 832-755-6103

PHÓ GIÁM NGUYỀN TRƯỜNG NỘI DUNG

SN Bùi Đình Nam & Nga 832-248-8561

SN Phạm Thanh & Như Hường 832-868-5842 SN Nguyễn Liêm & Hương 713-401-4665

KÝ NGUYỀN

SN Lâm Chí Việt & Ngân 281-922-7689

SN Nguyễn Kim Ngọc (Trí) & Thủy 713-493-1799 SN Lê Trung Thành & Cindy 832-451-8775

SN Nguyễn Minh Tân & Thảo 713-298-1023

SN Nguyễn Kevin & Thuý 832-451-0591

QUỸ NGUYỀN

SN Trần Tiến Thịnh & Liên 713-822-7856

SN Lâm Chí Việt & Ngân 281-922-7689

SN Trần Lộc & Diễm 281-704-4795 SN Nguyễn Thành Đông & Hà 832-330-1752

BAN SONG NGUYỀN

SN Nguyễn Quốc Bảo & Kim 281-935-5107

SN Trần Đình Lộc & Lan 832-794-5498

SN Trần Tiến Thịnh & Liên 713-822-7856

BAN LINH TRỢ

SN Trần Ngọc Hoàng & Thu 281-384-9904 SN Phạm Thế Hùng & Hải 713-495-8284

SN Nguyễn Văn Hậu & Xanh 832-755-6103

BAN LIÊN GIA

SN Buì Đình Nam & Nga 832-248-8561

SN Trần Đình Lộc & Lan 832-794-5498

BAN PHỤNG VỤ

SN Phạm Thái & Hoà 281-250-4512

SN Nguyễn Quang Hoàng & Thy 281-617-8691

SN Trần Hoàng Triều & Hà 713-518-5507

SN Lê Văn Cúc & Trinh 281-782-1284 SN Nguyễn Gia Quốc & Tâm 832-339-6085

BAN SINH HOẠT

SN Nguyễn Quốc Bảo & Kim 281-935-5107

SN Nguyễn Kim Ngọc (Trí) & Thủy 713-493-1799

SN Nguyễn Tuấn & Linh 713-478-8035 SN Huỳnh Hải & Lợi 281-575-7918

SN Nguyễn Anh Nhựt & Lược 281-948-9249

SN Trần Thiện Thanh & Ánh 281-240-5365 SN Lê Văn Cúc & Trinh 281-782-1284

SN Nguyễn Quang Hoàng & Thy 281-617-8691

SN Phương & Thủy 832-372-4480 SN Tạ Huy & Đào 832-715-5109

SN Nguyễn Hòa & Bé 281-701-6262

ÐTC giải thích

ý nghĩa Ngày Thứ Tư Lễ Tro

và kêu gọi cầu nguyện cho Hoà Bình

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

ÐTC giải thích ý nghĩa Ngày Thứ Tư Lễ Tro và kêu gọi cầu nguyện

cho Hoà Bình.

(Radio Veritas Asia 8/03/2003) - Vì Thứ Tư Lễ Tro là Ngày Ăn Chay

và Cầu Nguyện cho Hoà Bình, nên trong buổi tiếp kiến chung vào sáng

thứ tư 5/03/2003, ÐTC đã đặc biệt nói về ý nghĩa việc ăn chay và cầu

nguyện cho các tín hữu, quy tụ trong Ðại Thính Ðường Phaolô VI.

Chúng tôi muốn dành bài thời sự hôm nay, để chia sẻ cho quý vị và các

bạn những suy nghĩ của ÐTC về Ý Nghĩa của NgàyThứ Tư Lễ Tro và về

Ngày Ăn Chay Cầu Nguyện cho Hoà Bình. ÐTC đã nói như sau:

Hôm nay, Thứ Tư lễ Tro, phụng vụ mời gọi tất cả các tín hữu hãy ăn

năn trở lại, với những lời của Thánh Phaolô Tông đồ như sau: "Chúng tôi

khẩn xin anh em nhân danh Chúa Kitô: hãy để mình hoà giải với Thiên

Chúa (2 Co 5, 20). Mùa Chay là thời gian thuận tiện hơn để lắng nghe lời

khuyến khích nầy, bởi vì là thời gian của cầu nguyện mãnh liệt hơn, của

ăn năn đền tội và của việc chú ý nhiều hơn đến những nhu cầu của anh

chị em.

Với nghi thức xức tro, chúng ta nhìn nhận mình là kẻ có tội, xin Thiên

Chúa tha thứ, và diễn tả uớc muốn thành thực trở lại cùng Ngài. Như thế

chúng ta bắt đầu đi trên con đường khổ hạnh cho đến "Ba Ngày Thánh",

trung tâm của Năm Phụng Vụ.

Theo truyền thống xa xưa của Giáo Hội, tất cả mọi tín hữu, trong ngày

thứ tư lễ Tro nầy, đều phải giữ chay và kiêng thịt, với luật trừ duy nhất

cho những ai bị ngăn cản hợp lý vì lý do sức khoẻ hay tuổi tác. Việc ăn

chay có một giá trị lớn trong đời sống của người Kitô, là một đòi hỏi của

tinh thần, để có tương quan tốt đẹp hơn với Thiên Chúa. Thật vậy, những

khiá cạnh bên ngoài của việc ăn chay, dù quan trọng, nhưng không nói

lên hết ý nghĩa của việc thực hành nầy. Ngoài khía cạnh bên ngoài còn có

một uớc muốn chân thành muốn được thanh tẩy nội tâm, muốn sẵn sàng

vâng nghe thánh ý Thiên Chúa và sống tình liên đới với anh chị em, nhất

là những người nghèo.

Sau đó còn có liên hệ chặt chẽ giữa ăn chay và cầu nguyện. Cầu

nguyện là đặt mình trong tương quan lắng nghe Thiên Chúa; và việc ăn

chay cổ võ cho việc cởi mở tâm hồn lắng nghe Thiên Chúa dễ dàng hơn.

Khi chúng ta bước vào Mùa Chay, chúng ta không thể không lưu ý đến hoàn cảnh quốc tế hiện nay, trong đó đang

được khuấy động lên những căng thẳng đầy hăm dọa của chiến tranh. Tất cả mọi người cần chứng tỏ tinh thần trách

nhiệm và cố gắng chung để tránh cho nhân lọai một cuộc xung đột bi thảm khác. Vì thế, Cha đã muốn cho ngày Thứ

Tư lễ Tro nầy trở nên Ngày cầu nguyện và ăn chay để khẩn xin ơn Hoà Bình cho thế giới. Chúng ta cầu xin Thiên

Chúa trước hết ban ơn hoán cải các tâm hồn, trong đó có ăn rễ mọi hình htức sự dữ và mọi khuynh hướng phạm tội,

chúng ta cần cầu nguyện và ăn chay để xin ơn chung sống hoà bình giữa mọi dân tộc mọi quốc gia.

Khởi đầu cuộc gặp gỡ hôm nay, chúng ta đã lắng nghe những lời khuyến khích của Tiên Tri Isaia: "Ước chi dân

nước nầy không còn đưa kiếm lên chống lại dân tộc khác. Người ta sẽ không luyện tập việc chiến tranh nữa" (Is.

2, 4). Hay những lời sau đây: "Họ sẽ đúc những thanh kiếm thành lưỡi cày, những ngọn đao thành lưỡi liềm cắt

lúa" (Is 2, 4). Trên những biến cố của lịch sử, còn có sự hiện diện cao cả của Thiên Chúa, Ðấng phán xét những chọn

lựa của con người... Chúng ta hướng tâm hồn lên cùng Ngài, Ðấng là "quan toà giữa mọi dân nuớc, và là trọng tài

giữa các dân tộc" (Isaia 2, 4), để khẩn xin một tương lai công bằng và hoà bình cho tất cả. Tư tưởng này phải khuyến

khích từng người chúng ta tiếp tục cầu nguyện không ngừng và dấn thân cụ thể để xây dựng một thế giới trong đó ích

kỷ nhường buớc cho tình liên đới và tình yêu thương.

Cha đã muốn đề nghị lại lời kêu gọi hãy hoán cải, hãy ăn năn đền tội và sống tình liên đới, cả trong sứ điệp Mùa

Chay, đã được công bố trước đây, và có chủ đề là câu kinh thánh đầy ý nghĩa trong sách tông đồ công vụ: "Cho đi thì

vui hơn là lãnh nhận" (Cv 20, 25).

Nhìn cho kỹ, thì chỉ việc trở về lại với tâm thức sống nầy, người ta mới có thể xây dựng một trật tự xã hội, không

phải dựa trên sự quân bình mỏng manh của những lợi lộc xung khắc nhau, nhưng là một trật tự được ghi dấu bởi việc

tìm kiếm công ích, cách công bằng và đầy tình liên đới. Những người kitô, như là men, được kêu gọi sống và phổ biến

"nếp sống biết cho đi nhưng không" trong mọi môi trường cuộc đời, vừa cổ võ một sự phát triển đích thực trên bình

diện luân lý và dân sự của xã hội. Tôi đã viết về điều nầy như sau: Bớt đi không những điều dư thừa, mà cả điều mình

cần, để phân phát cho kẻ túng thiếu, (việc đó) góp phần giúp ta biết từ bỏ chính mình; và nếu không có việc từ bỏ

nầy, thì không có việc thực hành đời sống kitô đích thực (n. 4, báo Quan Sát Viên Roma, ngày 7 tháng 2 năm 2003,

trg 5).

Ước chi ngày cầu nguyện và ăn chay cho Hoà Bình nầy, ngày chúng ta khai mạc Mùa Chay, được thể hiện bằng

những cử chỉ cụ thể thực hiện hoà giải. Từ môi trường gia đình cho đến môi trường quốc tế, ước chi mỗi nguời cảm

thấy mình và biến mình thành kẻ đồng trách nhiệm xây dựng hoà bình. Và ước chi Thiên Chúa của Hoà Bình, Ðấng

thấu suốt những ý định của con tim và kêu gọi các con cái ngài hãy là những kẻ xây dựng hoà bình, (ước chi) Ngài

ghi công thưởng phúc cho những ai thực hành như vậy (x. Mt 6, 4.6.18)

Chúng ta hãy phó thác những nguyện ước trên cho Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, Nữ Vương Kinh Mân Côi và là Mẹ

của Hoà Bình. Xin Mẹ cầm tay chúng ta và đồng hành chúng ta trong suốt 40 ngày tới nầy, để hướng dẫn chúng ta

tiến đến lễ Phục Sinh mà chiêm ngắm Chúa sống lại.

Xin cầu chúc tất cả một Mùa Chay thánh thiện và nhiều hoa trái tốt.

Luật ăn chay, giữ chay cần phải hiểu thế nào? 1. Mục đích và ý nghĩa:

+ Trở về với Thiên Chúa.

+ Noi gương Chúa Giêsu và vâng lời Giáo Hội.

+ Hy sinh hãm mình đền tội.

+ Thành tâm sám hối tội lỗi.

+ Tham gia công tác từ thiện, bác ái.

+ Cầu nguyện và làm việc lành.

2. Tiêu chuẩn:

+ Tuổi giữ chay, theo GL 97 và 1252: “Mọi tín hữu tuổi từ 18 cho đến 60 tuổi thì buộc phải giữ chay”.

+ Tuổi ăn kiêng, theo GL 1252 “buộc những tín hữu tuổi từ 14 trở lên”.

+ Tại Việt Nam hiện nay chỉ còn buộc giữ chay hai ngày (Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh). Một số

giáo phận còn giữ luật cũ (tất cả các ngày Thứ Sáu trong Mua Chay).

+ Luật giữ chay kiêng thịt cũng có thể miễn hoặc giảm cho những người (già yếu, đau bệnh, phụ nữ có thai,

phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ…)

“Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro. Một mai người sẽ trở về bụi tro”

3. Cách thức:

+ Chỉ ăn một bữa no trong ngày. Nếu lấy bữa trưa làm chính thì bữa sáng và bữa tối chỉ được ăn chút đỉnh mà

thôi.

+ Không ăn các loại “thịt”.

+ Không ăn quà vặt trong ngày.

+ Không uống các thức uống có chất kích thích như rượu, bia…

4. Kinh Thánh dạy ta ăn chay thế nào để đẹp lòng Thiên Chúa?

- Is 58,2-12: Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói

buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà

những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người

anh em cốt nhục?

- Ge 2,12-13: Đây là sấm ngôn của Đức Chúa: "Nhưng ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy

ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van". Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên

Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng hoạ.

- Hc 34,26: Cũng thế, kẻ ăn chay đền tội, rồi đi phạm lại vẫn những tội ấy, hỏi ai sẽ nghe lời nó cầu xin? Hạ mình

kiểu đó, nào được ích lợi gì?

- Mt 6,16-18: Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để

thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh em, khi ăn chay, nên

rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh em ăn chay, ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi

kín đáo. Và Cha của anh em, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh em.

5. Tóm lại:

Mùa Chay là mùa mà Giáo Hội kêu gọi mọi người Kitô hữu sống tinh thần: “Âm thầm cầu nguyện, lặng lẽ hy sinh

và thành tâm sám hối”.

Để có thể giữ chay tốt, ta nên chú ý đến ý nghĩa của việc giữ chay hơn là những tiêu chẩn và cách thức (hình thức).

Ví dụ như: nếu ta giữ đúng những tiêu chuẩn và cách thức của luật giữ chay, mà lại thay thế bữa thịt bằng một bữa ăn

đặc sản vùng biển tốn kém, thì còn gì là ý nghĩa chay tịnh nữa.

Đàng khác, nếu ta chỉ giữ chay với thói quen hình thức, mà không yêu thương, từ tốn, nhã nhặn, tha thứ cho những

người xung quanh ta, thì giữ chay nào có ích gì.

Vậy, ăn chay theo đạo Công-giáo là nhịn ăn hoặc bớt ăn để diễn tả sự hy sinh tự nguyện, để cổ võ lòng đạo đức

hoặc lập thêm công đức; hơn nữa, nhịn ăn hay bớt ăn cũng là để chia sẻ với người nghèo khó trong tinh thần bác ái và

phục vụ.

JB. Bùi Ngọc Điệp

“Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro. Một mai người sẽ trở về bụi tro”

THỨ TƯ LỄ TRO: LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THẦN HỌC TRONG PHỤNG VỤ

Ngày Thứ Tư Lễ Tro, chúng ta nghe văng vẳng lời thánh

ca từ Sách Sáng thế: “Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi

và sẽ trở về bụi tro”. Lời Kinh Thánh này nhắc nhở

chúng ta ý thức về thân phận con người qua biểu hiệu

"bụi tro" được dùng trong Kinh thánh và trong nghi lễ

ngày Thứ Tư đầu Mùa Chay. Trong bài viết này, chúng

ta sẽ tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa thần học phụng vụ

của Ngày Thứ Tư Lễ Tro.

1.Lịch sử ngày Thứ Tư Lễ Tro

Những Quy luật tổng quát của Năm phụng vụ nói về

ngày Thứ Tư Lễ Tro như sau: "Mùa Chay bắt đầu từ Thứ

Tư Lễ Tro và kết thúc ngay trước Thánh lễ Tiệc Ly.

Ngày Thứ Tư đầu Mùa Chay có xức tro; ngày đó khắp

nơi ăn chay" (số 28 và 29). Lời chỉ dẫn này cho chúng ta

biết ý nghĩa của Ngày Thứ Tư Lễ Tro trong Năm phụng

vụ, cũng như trong suốt Mùa Chay thánh. Với Thứ Tư Lễ

Tro, Giáo Hội bắt đầu Mùa Chay. Ngoài ra trong cơ cấu

phụng vụ của ngày này, Giáo hội cử hành lễ nghi làm

phép tro và xức tro.

Trong truyền thống phụng vụ từ thế kỷ thứ 7, ngày Thứ

Tư Lễ Tro là một ngày quan trọng, và không một lễ nào

có thể vượt lên trên. Người ta cũng gọi ngày này là "Ðầu

Mùa Chay" (Caput ieiunii), hay "Ðầu Mùa ăn chay 40

ngày" (Caput Quadragesimalis). Việc ăn chay trong Mùa

này đã có từ thời Ðức Giáo Hoàng Gregoriô Cả (590-

604).

Về nghi thức làm phép tro và xức tro, qua thời gian lễ

nghi này đã có sự biến đổi từ một nghi thức thống hối

trong định chế về tập tục thống hối công cộng thời xưa.

Lịch sử phụng vụ về việc thành

Lịch sử phụng vụ về việc thành hình Nghi thức cử hành

bí tích thống hối và hòa giải, cũng như định chế Giáo

Hội về một số sinh hoạt đặc biệt, đã có tục lệ bỏ tro cho

hối nhân công cộng đã phạm một số tội nặng cách công

khai, mà mọi nguời đều biết, như chối bỏ đức tin, giết

người, ngoại tình... Những người này bị loại ra khỏi

cộng đoàn tín hữu.

Ðể được nhận lại trong cộng đoàn, họ phải làm việc

thống hối công cộng theo định chế Giáo Hội đưa ra.

Vào ngày thứ Tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay,

những hối nhân công cộng này sẽ tụ tập lại tại nhà thờ

chính tòa, và sau khi xưng thú tội của mình, họ sẽ được

Ðức Giám mục trao cho chiếc áo nhậm mang trên

mình, rồi lãnh nhận tro trên đầu và trên mình. Sau đó

họ bị đuổi ra khỏi nhà thờ và được chỉ định đi tới một

tu viện để ở đó và thi hành một số việc thống hối đã ra

cho họ.

Vào sáng thứ năm Tuần Thánh, các hối nhân này tụ tập

lại tại nhà thờ chính tòa, được Ðức Giám Mục xem xét

việc thực hành thống hối của họ trong Mùa Chay, sau

đó ngài đọc lời xá giải tội lỗi của họ để giao hòa với cộng

đoàn. Từ đây họ được quyền tham dự các buổi cử hành bí

tích. Tại Rôma, vào thế kỷ thứ 7, các hối nhân công cộng

tập họp tại một số nhà thờ tước hiệu (tituli) của thành

phố, cũng như tại 4 Ðại Vương cung Thánh đường Thánh

Phêrô, Thánh Phaolô ngoại thành, Thánh Gioan Lateranô

và Ðức Bà Cả, để cử hành nghi lễ như vừa nói trên đây.

Về sau định chế thống hối công cộng không còn nữa, tuy

nhiên lễ nghi bỏ tro vẫn còn giữ lại trong ngày Thứ Tư Lễ

Tro. Ðầu tiên chỉ có các tín hữu lãnh nhận tro trên mình.

Về sau các Ðức Giáo Hoàng và tín hữu đều lãnh tro, để tỏ

lòng thống hối. Sang thế kỷ thứ 10, thì có việc làm phép

tro và một lời nguyện kèm theo bắt chước cơ cấu thánh

lễ, nghĩa là có lời nguyện giống như Kinh nguyện thánh

thể, và việc lãnh nhận tro như khi cử hành việc rước lễ.

Vào thế kỷ thứ 11, cũng tại Rôma, Ðức Giáo Hoàng tập

họp các giáo sỹ, giáo dân tại nhà thờ thánh Anastasia.

Ngài làm phép tro, bỏ tro cho mọi người, sau đó tất cả đi

kiệu về nhà thờ thánh nữ Sabina ở đồi Aventino. Trong

khi đi kiệu, Ðức Giáo Hoàng và cộng đoàn hát kinh cầu

các thánh. Tất cả đều mặc áo nhậm, đi chân không, để tỏ

lòng thống hối ăn năn. Khi đoàn kiệu đến nhà thờ thánh

Sabina, Ðức Giáo Hoàng đọc lời xá giải và cộng đoàn

cùng hát bài "Chúng ta hãy thay đổi đời sống, xức tro và

ăn chay hãm mình, khóc than vì lỗi lầm đã phạm. Hãy

khẩn cầu Thiên Chúa chúng ta. Vì Người rất từ bi nhân

hậu sẵn sàng tha thứ mọi tội khiên" (Immutemur, xc. Ge

2, 13). Sau đó ngài cử hành Thánh lễ. Ðó là trạm đầu tiên

(statio) của Mùa Chay.

Ngày nay vào Thứ Tư Lễ Tro, Ðức Giáo Hoàng cũng đến

làm phép tro và bỏ tro tại nhà thờ Thánh nữ Sabina theo

truyền thống xưa. Trước đó có cuộc rước kiệu từ nhà thờ

thánh Anselmô cũng trên dồi Aventino. Tại nhà thờ thánh

nữ Sabina, ngài công bố sứ điệp Mùa Chay cho toàn thể

Giáo hội.

Vào năm 1091, Công Đồng Benevento (Nam Italia) đã

truyền cử hành nghi lễ bỏ tro cho tất cả các nơi trong

Giáo Hội. Trong khi bỏ tro, vị linh mục đọc lời: "Ta là

thân cát bụi sẽ trở về cát bụi" (St 3, 19). Tro này lấy từ

những cành lá đã được làm phép trong ngày Chúa nhật

Lễ Lá năm trước để lại. Trước công cuộc canh tân phụng

vụ của Công Đồng chung Vaticanô II, lễ nghi làm phép

tro và bỏ tro được cử hành trước Thánh lễ.

Vào năm 1970, khi công bố Sách Lễ Rôma được tu

chính, thì lễ nghi này được cử hành sau phần phụng vụ

Lời Chúa. Ngoài câu trích từ sách Sáng Thế, còn có

thêm một công thức dùng khi bỏ tro, lấy từ Phúc Âm:

"Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng" (Mc

1,15). Với công thức mới này được thêm vào, thì biểu

hiệu "tro" đã mang thêm một ý nghĩa mới nữa đó là

việc canh tân đời sống trong suốt Mùa Chay thánh.

Sau đây là một trong hai lời nguyện làm phép tro: "Lạy

Chúa, Chúa nhân từ đối với ai khiêm tốn, và tha thứ

cho kẻ biết ăn năn. Xin nghe lời chúng con khẩn

nguyện và rộng tay giáng phúc cho hết thảy chúng con

sắp nhận lấy tro này, để chúng con kiên trì giữ bốn

mươi ngày chay thánh, và nhờ đó được nên tinh tuyền,

xứng đáng cử hành mầu nhiệm Vượt qua của Ðức Kitô,

Con Một Chúa, Ðấng hằng sống và hiển trị muôn đời"

(còn có một lời kinh khác trong Sách Lễ Rôma).

2. Ý nghĩa việc bỏ tro và ngày Thứ Tư Lễ Tro

Trong Cựu Ước, việc xức tro và mặc áo nhậm được

dùng để thực hành và biểu lộ lòng thống hối cá nhân

hay toàn thể cộng đoàn dân Israel. Tro chỉ thân xác

chúng ta là bụi tro, sẽ phải chết (xc. St 3,18.27; Giob

34, 17; Gr 6, 26; 25, 34; Est 4,13; Is 58, 5; Dn 9,3; Gn

3,6; Gđ 4,16; 9,1).

Trong truyền thống các đan sĩ và tu viện, tro được dùng

để nói lên mối liên hệ với sự chết và sự khiêm nhường

thống hối trước mặt Chúa. Vì thế, các tu sĩ, các đan sĩ

có tục lệ tại một số nơi, muốn nằm trên đống tro với

chiếc áo nhậm để chết. Thánh Martino thành Tours bên

Pháp đã nói: "Không gì xứng hợp hơn cho một tu sĩ là

việc nằm chết trên đống tro bụi". Các vị này lấy tro đã

được làm phép trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, rồi vẽ hình

thánh giá trên đất, trên đó còn trải thêm áo nhậm và rồi

các vị nằm trên đó khi hấp hối và khi chết. Các tu sĩ

cũng có thói quen trộn tro vào bánh như của ăn. Ðó là

một hình thức hãm mình nhiệm nhặt mà các tu sĩ phải

giữ.

Từ đây chúng ta nhận ra, trước tiên Giáo Hội đã đặt nền

tảng cho việc thống hối, đó là nhìn nhận lại tình trạng

nguyên tuyền của ơn thánh đã bị mất do tội nguyên tổ, và

hậu quả là con người xa Thiên Chúa, trốn tránh Thiên

Chúa. Con người sẽ phải chết như là một hậu quả của tội

lỗi. Vì thế cần phải "quay trở lại" một cách tận căn, như ý

nghĩa diễn tả qua từ "canh tân" trong ngôn ngữ Do Thái,

là quay ngược lại với 360 độ. Ðàng khác suy tư về bụi

tro, để cho thấy sự yếu hèn của mình và tính cách tùy

thuộc vào Thiên Chúa vì con người được Ngài tạo dựng,

nhưng Thiên Chúa đoái thương và ban ơn cứu rỗi. Phụng

vụ đã diễn tả nền tảng này qua các biểu hiệu và các lời

kinh của ngày Thứ Tư Lễ Tro.

Cùng với một số biểu hiệu khác được Giáo Hội dùng

trong Mùa Chay, như màu áo lễ tím, không đọc Kinh

Vinh Danh, không trưng bông hoa trên bàn thờ, không

dùng đàn trong thánh lễ, bụi tro cũng được dung để cho

thấy tính cách thống hối của Mùa Chay và thân phận của

con người hay chết.

Nói tóm lại, lễ nghi làm phép tro và bỏ tro trong ngày

Thứ Tư Lễ Tro gợi ra cho tín hữu về một thời điểm quan

trọng đang bắt đầu liên hệ tới ơn cứu rỗi của họ, đó là

Mùa Chay. Ðồng thời, lễ nghi khởi đầu này cũng đề ra

cho tín hữu một hành trình phải đi theo trong thời gian

suốt Mùa Chay.

Hành trình đó là thực hành các việc làm biểu lộ sự thống

hối, sống bác ái; đàng khác, tín hữu cũng phải đi sâu vào

tâm tình thống hối, khi suy tư về thân phận con người, về

lỗi lầm của mình và nhu cầu khẩn thiết phải trở về, phải

canh tân cuộc sống. Tuy nhiên, tín hữu không làm những

việc này trong ý thức khổ hạnh cá nhân, nhưng là để

hướng về ơn cứu rỗi Chúa Kitô đã thực hiện và Giáo hội

đang chuẩn bị mừng trong đại lễ Phục sinh.

Ngày nay các biểu hiệu bên ngoài, như thống hối công

cộng, như mặc áo nhậm, như đi chân không trong cuộc

hành hương... không còn được thực hiện như xưa, vì

hoàn cảnh xã hội đổi thay, nhưng thái độ và ý chí thống

hối, canh tân trở về vẫn phải in khắc sâu đậm trong

thâm tâm mỗi người. Mỗi người sẽ tự đưa ra cho mình

một số những thực hành thống hối trong cuộc sống cụ

thể để biểu lộ ý nghĩa và tinh thần của lễ nghi xức tro.

“Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro.

Một mai người sẽ trở về bụi tro”

Trọng Kính Cha Sáng Lập,

Cha Linh Nguyền,

Quý Cha cựu Linh Nguyền

Quý Thầy Phó Tế,

Quý Cô Chú, cùng Quý Anh Chị Song Nguyền.

Trong bầu khí đất trời giao duyên, vạn vật khởi sắc

tưng bừng vào Xuân, khơi lòng chúng con hướng về

ngày tết cổ truyền của Dân Tộc. Chúng con dâng lên

Chúa của mùa Xuân, Chúa của yêu thương, lời cảm

tạ và lòng tri ân đã ban cho chúng con một năm vừa

qua với biết bao hồng ân. Cùng với lòng tri ân ấy,

chúng con xin dâng lên Chúa lời nguyện xin bình an

của Chúa đổ tràn trên Quý Cha, Quý Thầy Phó Tế,

Quý Cô Chú, Quý Anh Chị Song Nguyền, trọn một

năm hồn xác an vui và thánh đức.

Kính xin Quý Cha, Quý Thầy, tiếp tục nâng đỡ và

đồng hành với chúng con, để trong năm mới này mỗi

người chúng con cố gắng sống với một tâm hồn mới,

một hành động mới, mọi việc làm hầu được Chúa

vui, người vui, chúng con cũng có được niềm vui

đích thực trong Chúa Kitô, Mẹ Maria, Thánh Cả

Giuse.

Một lần nữa, chúng con chân thành kính chúc Quý

Cha, Quý Thầy, Quý Cô Chú, Quý Anh Chị Song

Nguyền một mùa Xuân yêu thương.

Đại diện CTTTHNGĐ HOUSTON và phụ cận

Chúng con

SN Thự Nguyệt

CHÚC MỪNG! CHÚC MỪNG! CHÚC MỪNG!

Chúc mừng Quý Anh Chị có ngày Sanh, ngày Kỷ niệm Thành hôn trong tháng

1 & 2. Nguyện xin Thánh Gia chúc lành cho hạnh phúc hôn nhân quý Anh Chị luôn bền

vững.

Chúc mừng !!! Chúc mừng!!!

CTTTHNGĐ Houston & Vùng Phụ Cận CHÚC MỪNG !!! CHÚC MỪNG !!!

Cười!

Cười!

Cười!

Bữa tất niên của chàng độc thân

Anh chàng nọ thì thào với bạn gái chiều 30 Tết:

- Em thích ăn bữa tối Tất niên cùng anh chứ?

- Dạ em rất thích – Cô bạn gái bẽn lẽn.

- Thế hẹn 19h ở nhà em nhé! Em về trước chuẩn bị đồ ăn ngon nghe!

(Thảo nào đến giờ vẫn độc thân)

Chẳng còn nhìn thấy

Ngày tết, hai bạn thân gặp lại nhau sau một

thời gian dài xa cách. Chuyện trò hồi lâu, chợt

một người hỏi:

- À mối tình của cậu và con nai vàng bây giờ ra

sao rồi?

- Người kia thoáng buồn rồi đáp:

- Hết rồi cậu ạ! chẳng nhìn bóng dáng con nai

vàng đâu cả!

- Sao vậy?

- Mình đã cưới nó rồi! Bây giờ, nó đã hoá ra

con sư tử!

Cho phép

Đầu xuân, chàng trai và “bố vợ tương lai” ngồi

nhâm nhi, nâng lên đặt xuống. Khi đã “cưa

đứt” một chai Nàng Hương thì cả hai đều thấy

đất trời nghiêng ngửa ! Ông bố khề khà nói:

- Xem ra tửu lượng của anh… cũng khá đấy…

từ nay… tôi cho phép anh… cứ tự nhiên… như

người trong nhà!

Chàng trai lè nhè đáp:

- Ồ !… Bác đúng là người tốt bụng… thật đáng

khen… Từ nay… con cũng cho phép bác… cứ

tự nhiên… coi như người trong nhà !

Nguồn Gốc Của Tết Âm Lịch hay còn gọi là Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa. Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như Tết Táo Quân (23 tháng chạp âm lịch) và Tất Niên (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch). Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cùng tổ tiên... Theo phong tục tập quán. Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết". Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán. Nguyên: có nghĩa là Khởi Đầu Đán : có nghĩa là Trọn Vẹn Nguyên Đán: có nghĩa là sự Khởi Đầu Trọn Vẹn Tết Nguyên Đán là lễ tết đầu tiên của một năm. Tết được bắt đầu từ lúc giao thừa cùng với lễ trừ tịch. Theo chữ Hán Nôm, Nguyên có nghĩa là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai Tết Nguyên Đán tức là tết bắt đầu

đầu năm, mở đầu cho mọi công ăn việc làm với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang. Năm mới đến, những sự may mắn mới đến, và bao nhiêu điều lo âu phiền toái của năm cũ đều theo năm cũ mà đi hết. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau. Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy tháng giêng (8 ngày). Ngoài ra, người ta thường nói "20 Tết", "15 Tết"... đây chỉ là nói những ngày ảnh hưởng do những công việc để chuẩn bị đón Tết hay dư âm còn lại của những ngày Tết. Ngày nay, cùng với người Hoa, người Việt, các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Bhutan, H'mông Trung Quốc cũng tổ chức Tết âm lịch và nghỉ lễ chính thức. Trước đây Nhật Bản cũng cử hành Tết âm lịch, nhưng từ năm Minh Trị thứ 6 (1873) họ đã chuyển sang dùng dương lịch cho các ngày lễ tương ứng trong âm lịch.

Ý Nghĩa Ngày Tết Nguyên-Đán Ngày Tết là dịp để mọi người hân hoan chúc cho nhau những điều tốt lành nhất cho năm mới và bỏ qua hết những xích mích đã làm mất lòng nhau trong năm cũ. Ai ai cũng đều tay bắt mặt mừng và dành nhiều thì giờ đến thăm họ hàng, bạn bè, và bà con lối xóm. Ngày Tết còn là ngày khởi đầu cho một hy vọng mới, một cố gắng mới, và một cuộc đời mới trong tương lai.

Ngày Tết cũng là ngày đoàn tụ. Người đi làm ăn xa xôi đến mấy cũng cố trở về quê, tức là nơi mình được sinh ra hay quê quán của cha mẹ, để ăn Tết và cúng tổ tiên cùng mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng, và bà con lối xóm. Mọi người đều nghỉ ngơi và ăn chơi cho bỏ những ngày làm lụng vất vả. Người Việt ta có thói quen là quanh năm chăm chỉ làm ăn. Suốt cả năm ở nơi thành thị, đa số những người buôn bán và các công nhân viên ở xưởng máy không có thì giờ nghỉ ngơi. Ở nơi nông thôn đồng ruộng cũng vậy, quanh năm người nông dân cũng không có ngày nào là ngày Chủ Nhật nên mọi người đều mệt mỏi và không có thì giờ để đi thăm họ hàng bà con cùng bằng hữu ở xa được. Chính vì thế mà người Việt ta đã nhờ những ngày Tết để có dịp nghỉ xả hơi và thăm hỏi nhau hầu xiết chặt mối dây tình cảm giữa gia đình, bạn bè, và hàng xóm. Tết Nguyên Đán, còn gọi Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.

Phong Tục Ngày Tết của Việt Nam Nếu cuộc sống thường nhật đầy tất bật không cho người ta nhiều thời gian để chú ý tới nó thì "đến hẹn lại lên", mỗi độ xuân sang, những ước vọng, niềm tin về một khởi đầu tốt đẹp, may mắn vào năm mới lại đưa mọi người tìm về với những phong tục tết truyền thống. Dù theo thời gian, có những phong tục vẫn được lưu giữ đến ngày nay, có những phong tục đã bị thay đổi hoặc biến mất cùng sự phát triển của đời sống xã hội nhưng ngày Tết ôn lại phong tục đón tết dường như đã trở thành "một phần tất yếu".

Tiễn Ông Táo Về Trời

Ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về Trời. Đây là "hoạt động" đầu tiên trong những ngày cuối năm báo hiệu một cái Tết sắp đến. Theo dân gian, Ông Táo là người canh giữ bếp và nắm mọi hoạt động trong nhà. Ngày 23 tháng Chạp là ngày Ông Táo về trời để báo cáo hoạt động một năm qua của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng Đế. Để ông Táo "đi" được nhanh chóng và báo cáo tốt thì buổi tiễn phải long trọng với đầy đủ lễ vật,gồm có: nhang (hương), nến, hoa quả, mũ đàn ông, đàn bà và giấy tiền đều bằng vàng mã, cá chép sống bơi trong chậu nước. Cá chép sẽ giúp Ông Táo vượt Vũ môn để lên trời gặp Thượng đế. Ngày nay, đôi khi cá chép sống cũng được thay bằng vàng mã. Tiễn Ông Táo đi, người ta cũng không quên đón Ông Táo về vào chiều ngày 30 (hoặc 28,29 nếu là tháng thiếu), trước Giao thừa. Tống Cựu Nghênh Tân

Có thể hiểu nôm na là "đón cái mới - tiễn cái cũ", bằng cách dọn dẹp sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, hoặc những đồ cũ không dùng tới, để dành chỗ đón cái mới - quần áo mới, vật dụng mới...Từ đêm giao thừa, người lớn tuổi trong nhà đã nhắc nhở anh em, con cháu không được cãi nhau, gây bất hòa, trẻ nhỏ không nghịch phá, đánh nhau, mọi người tránh nói những điều gở, tránh nói tục chửi bậy, gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói cười vui vẻ, hòa nhã, mong năm mới sẽ được tốt đẹp. Phong tục này là một thói quen tốt, vẫn được duy trì dù ở thôn quê hay thành phố.

Trồng Cây Nêu Ngày Tết Trong dân gian, phong tục trồng cây nêu của người xưa tức là trồng một cây tre cao khoảng 5-6m trước nhà, mỗi bên một cây, trên ngọn cây treo những thứ có thể tạo ra tiếng động hoặc hình ảnh phất phơ trong gió (khác nhau tùy theo vùng miền), với ngụ ý là để đánh động, xua đuổi ma quỷ không dám đặt chân vào nhà. Ngày nay, phong tục này ở thành phố ít người còn làm vì... khó thực hiện được. Không có cây tre nên nhiều nhà dùng hai cây mía để hai bên trên bàn thờ, bên trên ngọn cây mía treo một cành cây như xương rồng hay cay khác mang tính tượng trưng. Gói Bánh Chưng Bánh Tét

Gói bánh chưng là một nét văn hóa đẹp của phong tục ngày Tết

Phong tục gói bánh chưng, bánh tét là để nhớ về cội

nguồn cũng như cầu mong cho năm mới mọi thứ sinh sôi nảy nở (như hạt nếp), no đủ, mọi sự thành công, vuông tròn, tốt đẹp. Ở miền Bắc người ta gói bánh chưng còn miền Nam gói bánh tét. Công việc gói bánh trải qua nhiều công đoạn, cần sự hợp tác của nhiều người, mỗi người phụ trách một khâu như rửa lá, lau lá, vo gạo, ngâm gạo, nấu đậu, ướp thịt... rồi lại cùng nhau ngồi trông nồi bánh, ôn chuyện cũ, bàn chuyện mới,sum họp đầm ấm. Ngày nay, do cuộc sống bận rộn, điều kiện ở thành phố hạn chế nên phần nhiều người ta không tự gói bánh mà mua ở ngoài hàng

hoặc được biếu để dung.

Cúng Giao Thừa

Theo dân gian, nguồn gốc của phong tục này là để tạ ơn Trời Đất. Hầu như nhà nào cũng có một mâm cỗ cúng Giao thừa với: một con gà luộc để nguyên không chặt, trái cây, mứt, bánh kẹo mỗi thứ một ít, hai cây nến, giấy tiền vàng mã và nhang (hương). Khi thời khắc Giao thừa đến thì đặt mâm cúng ở trước sân, đối diện giữa cửa chính, người chủ gia đình sẽ thắp nhang lạy tạ trời đất và cầu xin mọi điều tốt lành cho gia đình mình.

Hái Lộc Đầu Xuân

Hái lộc đầu xuân mong muốn mọi thứ nảy lộc đâm chồi tươi tốt. Vào đêm Giao thừa hoặc sang mùng Một, hái một cành lộc mới, đem chồi non về nhà để mong sao năm mới mọi thứ nảy lộc đâm chồi tươi tốt. Ngày nay ở thành phố, việc hái lộc làm một điều khó khăn vì... biết hai lộc ở đâu bây giờ? Thế nên nhiều nhà chùa thường bị bẻ sạch cành cây trong đêm 30 khi người ta đến viếng. Phong tục hái lộc hầu như ít thấy ở thành phố. Xông Nhà, Xông Đất Theo dân gian, kể từ sau đêm Giao thừa, người nào đặt chân đến nhà đầu tiên gọi là xông đất (xông nhà). Người được chọn xông nhà thường là hàng xóm láng giềng, lớn tuổi, có đạo đức, thành công, tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn, có uy tín trong cộng đồng. Hầu như người được mời xông nhà đều không từ chối vì có niềm tin, niềm vui là mình đang làm điều tốt. Nếu không tìm được người xông nhà thì người chủ gia đình - thường là người đàn ông năm vai trò trụ cột - sẽ tự xông nhà mình, để "phần" cho người khác "nặng vía" hoặc có điều xui xẻo, có tang xông... Những người gia đình có tang cũng kiêng không đến nhà người khác chúc Tết. Mặc dù mang yếu tố tâm linh, không có cơ sở khoa học nhưng đa phần mội người đều theo bơi tin rằng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Chúc Tết

Ngày Tết chúc nhau những điều tốt đẹp là một trong những phong tục không thể thiếu. Trẻ nhỏ cũng được dạy để chúc những lời hay đến ông bà, cha mẹ, anh chị, người thân quen. Thường thì người ta chúc nhau sức khỏe, tiền tài, chúc làm ăn phát tài, gia đình hạnh phúc, thành công... Chỉ lưu ý để lời chúc có ý nghĩa, phù hợp từng đối tượng, chẳng hạn người lớn tuổi thì chúc cóc sức khỏe, sống lâu, nhiều phúc, người làm ăn thì chúc phát tài, trẻ con thì chúc hay căn chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi..

Mừng Tuổi

Đi kèm với chúc Tết là phong tục mừng tuổi. Người lớn sẽ mừng tuổi trẻ con một ít tiền nhỏ để trong một phong bì đỏ (gọi là bao lì xì) để "tặng lộc" cho bé. Món tiền chỉ là tượng trưng, không nặng về vật chất, miễn sao đồng tiền mới, phẳng phiu, không dùng tiền cũ nát... Ngày nay, đây có lẽ là phong tục chịu "thương mại hóa" nhiều nhất vì khá nhiều người tạo cho mình, con em mình thói quen đòi nhận tiền mừng tuổi với giá trị lớn, và một phần người lớn biến việc mừng tuổi thành việc trao đổi khi tặng món tiền giá trị lớn cho trẻ em nhằm "lấy lòng" cha mẹ chúng để được cái lợi nào đó.

Truyền thuyết về ngày đưa Ông Táo về trời –

Ngày 23 tháng chạp Tết Nguyên Đán:

Người Việt xưa cho rằng trong mỗi gia đình chúng ta đều có vị thần Bếp hay còn gọi là thần Táo Quân trông nom cuộc sống. Theo quan niệm thần Táo Quân bao gồm ba vị định đoạt phước đức cho gia đình đó là hai Táo ông và một Táo bà. Theo tín ngưỡng thì Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất. Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép lại rằng: “Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau. Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ. Một hôm,

hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn, bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ dễ nào quên. Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. Họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, Thị Nhi mới bảo Trọng Cao vào ẩn trong đống rơm. Phạm Lang về nhà cốt để lấy tro bón ruộng nên đã đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm vì đường xa mỏi mệt nên bị chết cháy. Người vợ cũ là Thị Nhi thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm Lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết”. Sự tích ông Táo là thế, Vì Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Trước ngày 23 tháng Chạp, người ta đến hàng vàng mã mua hai cái mũ nam, một cái mũ nữ và một hoặc ba con cá chép dùng cho ông Táo cưỡi theo sự tích cá chép hóa rồng, rồi đem đốt những vật dụng đang thờ đã hư cũ. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Xoay quanh ngày Tết ông Công ông Táo có rất nhiều điều mà nhiều người còn chưa biết đến nhưng chúng ta nên hiểu rằng đó là một câu chuyện cảm động với tình nghĩa vợ chồng keo sơn gắn bó, sẵn sàng quyên sinh vì nhau, một ngày lễ đặc biệt trong năm, bắt đầu cho tuần lễ Tết cổ truyền dân tộc, thêm những cơ hội để chúng ta hiểu thêm về sự tích, ý nghĩa của ngày lễ truyền thống quan trọng nữa. Chúc mọi người đón Tết Táo Quân thật ý nghĩa bên những người thân yêu.

Ý Nghĩa Của Hoa Ngày Tết

Hoa Cúc: Ngày Tết, người ta thường thấy xuất hiện hoa cúc trong nhà, đặc biệt là hoa cúc vàng và đỏ… Bởi vì theo phong thủy, hoa cúc là biểu tượng của sự sống, tăng thêm phúc lộc cũng như sự hoan hỉ đến nhà. Trồng những chậu cúc nhỏ hay cắm hoa cúc có thể giúp ổn định phúc khí trong nhà. Cây Quýt (Quất): tượng trưng cho sự thu hoạch và cũng là một khởi đầu tốt đẹp cho một năm. Vì thế, vào đầu năm mới, ta thường thấy mỗi gia đình thường mua một cây quất (quýt) quả vàng xum xuê, lá xanh tốt với mong muốn khởi đầu một năm mới tốt đẹp, giúp gia tăng tiền tài và vận may cho các thành viên trong gia đình. Hoa Mai: tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang. Trong ngày Tết, mọi người thường mua cây (hoặc cành) mai vàng nhiều lộc bởi theo quan niệm của phong thủy, hoa mai nở đúng lúc giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc sẽ đến với gia đình trong năm đó. Hoa Đào: Nếu miền Nam chuộng hoa mai trong ngày Tết thì miền Bắc nước ta lại thường mua những cành đào để trang trí cho căn nhà vào những ngày đầu Xuân. Hoa đào không chỉ có tác dụng xua đuổi tà ma mà còn có thể mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh và bình an trong năm mới. Hoa Thủy Tiên: Hoa thủy tiên được xem là loài hoa thanh tao, quyền quý. Trồng hoa thủy tiên có tác dụng khử tà, mang lại cát tường như ý cũng như tăng thêm tài khí cho gia đình. Hoa thủy tiên là loại hoa rất khó trồng, hoa thường được trồng trong nước, hình dáng giống như củ hành tươi. Trước khi mua về, bạn nên tìm hiểu cách chăm sóc để cây hoa có thể sống thật lâu trong nhà. Cây Sung Cảnh: Cây sung là loại cây khá dễ trồng và dễ sống. Chọn một cây sung có dáng đẹp và nhiều quả trang trí trong nhà vào ngày Tết cũng có thể mang đến sự no đủ và nhiều điều tốt lành cho năm mới. Hoa Đồng Tiền: Cây hoa đồng tiền còn gọi là cây kim tiền. Trong những dịp đầu xuân năm mới, nếu trồng hoa hoặc cắm hoa đồng tiền sẽ mang đến nhiều tài lộc và tiền của cho gia đình. Phát Lộc, Phát Tài: Điều mà có lẽ tất cả mọi người đều mong muốn cho gia đình mình có được trong năm mới chính là tài lộc sung túc. Những mầm non tươi mới của cây Phát Lộc, Phát Tài là sự thể hiện một năm mới mang nhiều tài lộc sinh sôi cho cả gia đình.

Ý Nghĩa Cành Mai Ngày Tết

Ý nghĩa của hoa mai vàng: Nếu như người dân ở miền Bắc chăm chút cho những cành đào khoe sắc đón năm mới, thì miền Nam, hoa mai lại chính là biểu tượng của ngày Tết Nguyên đán. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu hy vọng, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý (vì trùng với màu của vàng), hợp với niềm hân hoan chờ đón Tết đang rạo rực trong lòng người dân. Với ý nghĩa đó, gia đình nào cũng cố gắng trang trí một vài cây hoa mai nở rộ trong nhà với mong muốn bước sang năm mới có nhiều niềm hân hoan, hạnh phúc, tiền tài, công danh được dâng cao gấp bội. Theo quan niệm của nhiều người, hoa mai nở càng có nhiều cánh thì càng đẹp và nhà đó càng giàu có. Nhưng theo quan niệm của các cụ già xưa, nếu cây mai nhà nào chỉ nở toàn hoa mai 7 cánh thì nhà đó sẽ “đại cát đại quý” trong năm đó. Ngày nay, hoa mai có thể nở được quanh năm, vì chỉ cần làm cho mai rụng lá thì nụ hoa sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ có hoa mai nở trong dịp Tết, người dân mới cảm nhận được ý nghĩa sâu đậm của hoa mai trong không khí của ngày Tết mà thôi. Sự Tích Cây Hoa Mai

Ngày xưa có một cô gái tên Mai, con của một người thợ săn vốn rất gan dạ và can đảm. Năm lên mười bốn tuổi, cô gái đã được cha đào luyện trở thành một nữ hiệp sĩ vô cùng tài giỏi và tinh thông võ thuật. Lúc đó ở làng kế bên có một con yêu tinh đến quấy phá, dân làng treo giải ai giết được yêu tinh sẽ được thưởng trọng hậu. Thế là hai cha con lên đường giết yêu tinh.

Sau khi giết được yêu tinh trở về, danh tiếng của hai cha con vang dội khắp nơi. Vài năm sau, người cha lâm bệnh nặng, sức khoẻ ngày một yếu đi; còn cô con gái đã bước qua tuổi 18, khoẻ mạnh và ngày càng tinh thông võ thuật. Năm ấy có một con rắn tinh xuất hiện, giết chết không biết bao nhiêu người. Người dân lại đến khẩn khoản hai cha con đi giết yêu tinh. Trước ngày lên đường, người mẹ may cho cô một cái áo màu vàng rất đẹp và cô gái hứa ngày trở về sẽ mặc chiếc áo ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa. Hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Lúc giáp trận, người cha vì sức yếu nên chẳng mấy chốc đã bị yêu tinh quật ngã, chỉ còn mình cô gái chống chọi. Trận chiến xảy ra rất quyết liệt. Cuối cùng cô gái cũng giết chết được con rắn tinh nhưng rủi thay, trước khi chết, con rắn đã vùng dậy, dùng đuôi quấn và xiết chết cô gái.

Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái cũng như sự khóc lóc, đau buồn của người mẹ, Ngọc Hoàng đã cho cô gái mỗi năm được sống lại và trở về với gia đình trong chin ngày - từ 28 tháng Chạp đến mùng 6 Tết. Về sau, khi mẹ và người thân của cô gái mất hết, cô gái không trở về nhà nữa mà hoá thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà dân làng đã lập nên để thờ cúng cô. Thấy cây hoa lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chin ngày Tết nên dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy là cây hoa Mai và chiết nhánh mang về trồng khắp nơi để trừ tà đuổi quỷ, mang lại an bình cho gia đình mỗi khi xuân về.

Ý Nghĩa Lì Xì Ngày Tết

Nhiều người trong chúng ta đã quá quen với những chiếc phong bao lì xì trong mỗi dịp tết. Trẻ con thì được nhận tiền lì xì hay ăn chóng lớn; người già cũng được con cháu lì xì mừng thọ chúc sức khỏe. Nghe hai tiếng “lì xì” người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng “lì xì” có xuất xứ như thế nào? Tục lì xì có khá nhiều nguồn gốc khác nhau. Ngày xưa, ở Đông Hải có một cây đào to, có rất nhiều yêu quái sống trong bộng cây, như hồ ly tinh, chuột tinh… Chúng luôn muốn ra ngồi bộng cây để gây hại bá tánh, song lúc nào cũng bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, cứ vào lúc giao thừa thì tất cả các thần tiên đều phải về trời để nhận công việc mới theo sự phân công của Thượng đế. Nhân cơ hội này, có một loài yêu quái có tên là con Tuy xuất hiện để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến trẻ giật mình khóc thét rồi bị sốt hoặc trở nên ngớ ngẩn. Vì vậy các gia đình có con nhỏ thường thức suốt cả đêm để canh không cho con Tuy ám hại con mình. Một lần có mấy vị tiên đi ngang nhà kia hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ. Thấy vậy, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ. Khi con Tuy đến, những đồng tiền trong tấm vải đỏ liền lóe sáng khiến con Tuy sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, gọi là tiền mừng tuổi nhưng thực tế là để tống khứ con Tuy. Một truyền thuyết khác cho rằng, tục tặng tiền mừng tuổi bắt nguồn từ đời nhà Đường (Trung Quốc). Năm đó, Dương Quý Phi hạ sinh một hoàng tử. Được tin mừng, vua Đường Huyền Tông đích thân đến thăm và ban cho Dương Quý Phi một số vàng bạc gói trong tấm giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng vừa là chiếc

vừa là chiếc bùa hoàng đế ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này đồn đại ra ngoài dân gian, người ta bắt chước tặng tiền mừng và coi đây như món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều may mắn cho trẻ con. Phong tục “lì xì” là một phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới. Cuốn từ điển thời nay do Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ lì xì giải thích: “Lì xì là mừng tuổi (bằng tiền). Tiền lì xì cho các cháu ngày mùng một Tết”. “Lì xì” bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết, mà “liền tù tì” suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày “mùng” cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Tiếng ” lì xì” có gốc là ”lợi thì” trong tiếng Trung. Trong tiếng Quan Thoại, tục này được gọi là “hồng bao”, trong tiếng Quảng Đông là “lợi thị” hoặc “lợi sự”. Dù được gọi với tên gọi nào, lì xì cũng mang nghĩa là tiền hên, tiền may mắn, điều lành, điều tốt…

Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo – không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc – người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc… Phong tục lì xì có ý nghĩa tốt đẹp như vậy, nên nó được người Việt giữ gìn và duy trì đến tận ngày nay. .

Người Việt Nam theo tục lệ từ xưa, hằng năm, cứ vào sáng mồng một tết Nguyên đán là con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc tết, chúc thọ và tặng quà hoặc một số tiền cho ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ “lì xì” lại một phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới. Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà trứơc đây theo cổ truyền, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước.

Phong tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Khách tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở “tiền” mà quan trọng là lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm.

1) Xin cho Cha Sáng Lập sức khỏe bình an để Ngài tiếp tục mục vụ mà Chúa đã trao phó

cho Ngài hầu giúp các gia đình tìm được hạnh phúc.

2) Xin cho các người già bệnh tật, ốm đâu cũng như những người đang bị bỏ rơi, tìm được sự ủi an của Chúa.

3) Cầu cho các SN đang đau yếu được sớm bình phục, nhất là luôn trông cậy vào tình

thương của Chúa.

4) Cầu cho việc chuẩn bị khoá CB #628 và ngày mừng kỷ niệm 20 năm CTTTHNGĐ tại Houston được diễn tiến tốt đẹp.

5) Xin cho các Trợ Nguyền luôn sống tâm tình yêu thương gần gũi, cùng nhau hăng say phục vụ, hy sinh hãm mình làm hoa thiêng. Tích cực mời gọi khoá viên tham dự khoá CB.

6) Xin cho thêm nhiều AC ghi danh tham dự KCB hầu mong sao các GD tìm được hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của Chúa.

KÍNH GỬI:

Qúy Thầy Phó Tế,

Qúy Anh Chị cựu Chủ Nguyền,

Qúy Cô Chú,

Qúy Anh Chị Song Nguyền.

Kính thưa Qúy Thầy, Qúy Anh Chị cựu Chủ Nguyền, Qúy Cô Chú, Qúy Anh Chị Song

Nguyền,

Trong tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, chúng con xin trân trọng kính mời Qúy Thầy

Phó Tế, Qúy Anh Chị cựu Chủ Nguyền, Qúy Cô Chú, cùng tất cả Qúy Anh Chị Song

Nguyền từ 20 năm nay, vui lòng bớt chút thời giờ về tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn 20 năm

mừng ngày kỷ niệm thành lập CTTTHNGĐ tại Houston, được tổ chức vào lúc 4 giờ chiều

Chúa Nhật ngày 22/3/2015, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, địa chỉ: 3417 W. Little York

Rd. Houston, TX 77091. Trong Thánh Lễ Tạ Ơn, cũng là Thánh Lễ Thệ Hôn bế mạc khoá

căn bản #628.

Kính thưa Qúy Thầy, Qúy Anh Chị cựu Chủ Nguyền, Qúy Cô Chú, Qúy Anh Chị Song

Nguyền, Cha Sáng Lập và Cha Linh Nguyền rất tha thiết được gặp mặt đầy đủ Qúy Cô

Chú, Qúy Anh Chị SN trong ngày đặc biệt này, vì không chắc sau này còn có cơ hội để

Cha con gặp lại nữa hay không.

Thưa Quý Anh Chị Song Nguyền, vì không có đủ số Email của tất cả Qúy Anh Chị Song

Nguyền, nên chúng em xin Qúy Anh Chị nhận được lời mời này, vui lòng giúp chuyển đến

Qúy Anh Chị không dùng Email, hoặc những Anh Chị vì ngăn trở cách nào đó mà lâu nay

không sinh hoạt thường xuyên với CT lời mời chân thành giúp chúng em.

Một lần nữa, chúng con trân trọng kính báo và kính mời. Nguyện xin ơn trên che chở Qúy

Thầy, Qúy Cô Chú, cùng toàn thể Qúy Anh Chị Song Nguyền.

Đại diện CTTTHNGĐ tại Houston và vùng phụ cận

Chủ Nguyền

SN Thự Nguyệt

==++== Thông Báo ==++==

Thư Mời Tham Dự Chầu Thánh Thể Thứ Sáu Hằng Tuần:

KÍNH GỬI: Thầy Phó Tế, Quý Cô Chú, Quý Anh Chị Song Nguyền.

Để việc chuẩn bị mừng kỷ niệm 20 năm CTTTHNGĐ tại Houston, CT xin kêu gọi lòng hy sinh

cùng nhau làm giờ chầu Thánh Thể mỗi thứ sáu hàng tuần.

Vì hoàn cảnh và nơi cư ngụ của các Anh Chị SN không gần nhau, CT tha thiết mời gọi lòng quảng

đại hy sinh của từng SN; Nếu những ai có thể được, xin đến dự giờ chầu tại giáo xứ nơi mình sinh

hoạt, hoặc đến dự giờ chầu chung với các SN tại Giáo Xứ Ngôi Lời, thời gian được sắp xếp như

sau:

- Những thứ sáu thường, giờ chầu bắt đầu lúc 8:15 pm - 9:00 pm.

- Riêng thứ sáu đầu tháng thì 7:30 pm có Thánh Lễ, ngay sau Thánh Lễ là giờ chầu chung

của Giáo Xứ 8:30 pm - 9:00 pm (chúng ta cùng chung giờ chầu với cộng đoàn Giáo Xứ).

Sau đó là giờ Chầu của CT.

Việc làm này đã được bắt đầu từ thứ sáu đầu tháng ngày 2 tháng 5 năm 2014, cho đến ngày hồi

tâm 2 trước ngày mở khoá học 20/21/22 tháng 3 năm 2015.

Chương Trình xin hai ý cầu nguyện trong những giờ chầu:

1) Cầu nguyện cho sự hiệp nhất và phát triển trong CT.

2) Cầu cho những Anh Chị Em SN đang gặp nhiều khó khăn thử thách như: tai nạn, ốm đau,

công việc, hạnh phúc, con cái v.v.... được Chúa thương nâng đỡ và thêm sức để chấp nhận

vượt qua những khó khăn nghịch cảnh.

Kính thông báo này đến Quý Thầy, Quý Cô Chú, Quý Anh Chị SN cùng nhau đến dự giờ chầu

chung như những đóa hoa thiêng dâng lên Thiên Chúa và xin Ngài chúc lành, thánh hóa CT cũng

như đời sống GĐ mỗi SN.

Một lần nữa, CTTTHNGĐ trân trọng kính thông báo và kính mời.

Đại diện CTTTHNGĐ Houston và Vùng Phụ Cận

SN Thự Nguyệt

Chủ Nguyền

Quý Anh Chị muốn xem thêm hình ảnh, xin vào facebook:

https://www.facebook.com/thangtien.honnhan

Mừng Lễ Bổn Mạng Thánh Gia Thất @ DCCT 12/28/2014

Tin Tức - Thông Báo KHÓA CĂN BẢN 628 - THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Sẽ được tổ chức từ 6 giờ chiều Thứ Sáu ngày 20-03-2015, đến 6 giờ chiều ngày Chúa Nhật 22-03-

2015, tại Trung Tâm Tĩnh Tâm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc Dòng Chúa Cứu Thế VN - Hải Ngoại,

3417 W. Little York Rd. Houston, Texas, 77091. Mọi thắc mắc xin liên lạc với các anh chị trong

CTTTHNGĐ quí vị quen biết, hoặc liên lạc với: AC Hoàng – Thy (281) 617-8691, AC Thự - Nguyệt

(832) 247-5969.

MỜI GỌI KHÓA VIÊN

Kính Chào Quý Cô chú và Quý Anh Chị SN thân mến,

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến ngày mở Khóa Căn Bản. Chúng em tha thiết mời gọi sự hy sinh của

Quý Cô Chú và Quý Anh Chị SN, trong việc mời gọi Khóa Viên. Tờ quảng cáo đã được phát ở các Giáo

Xứ, đăng trên bản tin Dũng Lạc, và talk show cũng đã được tiến hành. Phần còn lại là lòng cầu nguyện,

việc mời gọi trực tiếp từ Qúy cô chú và Qúy Anh Chị AN. Sự gặp gỡ, trò chuyện, động viên, thúc đẩy

bao giờ cũng có kết quả hơn và làm khóa viên bớt ngại ngùng, e dè khi quyết định đi tham dự khóa.

Rất mong sự hợp tác của Qúy Cô chú và Quý Anh Chị SN để khóa thành công tốt đẹp.

"Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

BTC.

*Đơn Ghi Danh kèm theo ở trang kế. MỜI HỌP BTC KHÓA CĂN BẢN 628

Kính thưa Qúy Cha, Qúy Cô Chú, cùng Qúy Anh chị SN. Ngày mở Khóa Căn Bản đã sắp đến gần. Để việc chuẩn bị được chu đáo, chúng con xin kính mời Qúy Cha, Qúy Cô Chú, cùng Quý Anh chị, dành chút thì giờ qúy báu đến tham dự buổi họp BTC Khóa lần II tại tư gia SN Kevin Thúy. Thời Gian: 4pm Chủ Nhật ngày 15 tháng 2 Địa Chỉ: 23502 Seven Coves Ct. Richmond TX, 77407 832-451-0591 Rất mong sự hiện diện đông đủ của Qúy Cha, Qúy Cô Chú, và Quý Anh Chị. Khóa không thể thành công nếu không có được sự hợp tác, đóng góp và những ý kiến quý báu của Quý AC.

Kinh thư SN Hoàng Thy

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình

Tổng Giáo Phận Galveston-Houston & Vùng Phụ Cận

----oooOooo----

PHIẾU GHI DANH

Tham Dự KHÓA CĂN BẢN THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Từ 6 giờ chiều Thứ Sáu ngày 20-03-2015, đến 6 giờ chiều ngày Chúa nhật 22-03-2015

do Chương Trình TTHNGĐ Galveston - Houston và Vùng Phụ Cận tổ chức

Tại Trung Tâm Tĩnh Tâm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc Dòng Chúa Cứu Thế VN - Hải Ngoại

3417 W. Little York Rd. Houston, Texas, 77091

Tên Thánh, Họ tên Chồng: _______________________________sinh năm __________ Phone: ________________

Tên Thánh, Họ tên Vợ: __________________________________sinh năm __________ Phone: ________________

Thành hôn ngày _________ tháng _________ năm ___________ Email: ___________________________________

Địa chỉ ______________________________________ T.Phố ________________ T.Bang _____ Zip code________

Thuộc Giáo Xứ / Cộng Đoàn ______________________________Đoàn Thể Sinh Hoạt_______________________

Lệ phí: cho 1 cặp vợ chồng là $300.00, bao gồm tiền ăn và phòng ngủ cho 3 ngày 2 đêm (Vợ Chồng có phòng

riêng rất thoải mái) và tiền thuê cở sở. Ghi danh có thể đóng toàn phần hoặc đóng trước $100.00, phần còn lại sẽ

được thu vào ngày mở khóa. Chi phiếu xin viết: CTTTHNGĐ Houston, và gởi kèm với Phiếu Ghi Danh về:

CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

13506 Beech Ridge Lane, Houston TX 77083

Hoặc email: [email protected]

Xin lưu ý, nếu quí vị cần ăn kiêng vì lý do sức khỏe hay tín ngưỡng, cần sự quan tâm đặc biệt vì lý do sức khỏe

trong thời gian học, hoặc có con nhỏ cần babysit, xin cho Ban Tổ Chức biết thêm chi tiết: _____________________________________________________________________________________________

Mọi thắc mắc xin liên lạc với các anh chị trong Quý Vị biết Chương Trình qua:

CTTTHNGĐ quí vị quen biết, hoặc liên lạc với: Bản tin Dũng Lạc Nghe Radio

AC Hoàng - Thy (281) 617-8691 Flyer tại các giáo xứ

AC Thự - Nguyệt (832) 247-5969 Người giới thiệu:__________________________

Điện thoại:_______________________________

Ngày………....tháng..............năm 2015

_____________________ ( Chữ Ký của chồng hoặc vợ)

* Hoàn trả: vì lý do không thể tham dự khóa được xin liên lạc với Ban Tổ Chức - 100% nếu báo trước 1 tháng, 50% nếu

báo trước 1 tuần, tính tới ngày mở khóa. Sau thời hạn trên, toàn bộ số tiền sẽ không được hoàn lại nữa.

** Ban Tổ Chức sẽ thông báo đến quí vị những điều cần thiết 10 ngày trước khi nhập học.

Thông Tin Cần Biết Về Khóa Căn Bản – CT TTHNGĐ

Cùng chung những thao thức với Giáo Hội về tình trạng suy thoái của các gia đình, Chương Trình Thăng Tiến Hôn

Nhân Gia Đình Galveston - Houston hàng năm mở khóa học giúp các gia đình bền đỗ trong ơn gọi hôn nhân, các gia

đình đang hạnh phúc sẽ hạnh phúc thêm, đang đau khổ vì con cái, hoặc đang có nhiều vấn nạn xảy ra cho gia đình sẽ biết

cách cư xử và hóa giải.

Có phải gia đình quí vị:

Đang an vui - hạnh phúc?

Đang tìm kiếm hạnh phúc hay chưa tìm được bình an hạnh phúc?

Đang đau khổ vì con cái hay nhiều vấn nạn đã và đang xảy ra trong gia đình?

Kính mời quí vị đến dự KHÓA CĂN BẢN - THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH để:

Tìm lại cái hay nơi bạn đời vào thuở ban đầu.

Nhận ra con người thật của chính mình.

Thêm yêu thương và kính trọng bạn đời.

Biết thêm phương pháp giáo dục con cái.

Dễ dàng cám ơn và xin lỗi bạn đời.

Biết hòa giải nhiều vấn đề trong gia đình.

Có thêm nhiều người bạn bất ngờ cùng chia sẻ, cầu nguyện và đồng hành trong tình yêu Thánh Gia. Nếu tâm

hồn quí vị rộng mở để lắng nghe và đón nhận những chia sẻ trong khóa học, quý vị sẽ giải đáp được nhiều vấn

đề trong gia đình, sẽ nhận được món quà ''Hạnh phúc yêu thương'' và những người bạn bất ngờ đang chờ đón ở

một cuối tuần trong khóa học, xin đừng để lỡ cơ hội.

Đặc biệt Chương Trình có người giữ trẻ cho các khóa viên có con nhỏ an tâm trong suốt thời gian học tập.

1) Mục Đích của Chương Trình: "Thương Yêu - Gần Gũi - Bằng Việc Làm", dựa trên Nền Tảng là "Khiêm Nhường - Biết Lỗi - Nhận Lỗi - Xin

Lỗi - Sửa Lỗi - Tha Lỗi''. Nếu dự Khóa đầy đủ sẽ tăng thêm về:

Ðạo đức bản thân

Thông cảm vợ chồng

Gương lành cho con

Hăng say làm việc tông đồ song đôi.

2) Phương Pháp của Chương Trình: "Cảm Nghiệm Cụ Thể Ðể Thay Ðổi Ðời Sống", học tập, thực hành nhiều hơn là lý thuyết. Gia đình tốt đẹp nhờ

thực hành nên Khóa dùng diễn giải, giải thích, không dùng bất ngờ, giật gân.

3) Ai Có Thể Dự Khóa? Các cặp vợ chồng hoặc các cặp sắp kết hôn ở mọi lứa tuổi theo nghi thức Công Giáo. Cần đi cả hai vợ chồng.

Tuy nhiên, nếu được chuẩn thuận, Chương Trình sẽ chấp nhận một vài trường hợp ngoại lệ cho người dự một

mình, hoặc vài cặp khác đạo.

4) Người Hướng Dẫn: LM. Sáng Lập Phê-rô CHU QUANG MINH, Dòng Tên, Tiến sĩ Tâm lý và LM. Giuse CHÂU XUÂN BÁU

CSsR., DCCT Hải Ngoại. Bên cạnh đó còn có chia sẻ của một số giáo dân về đời sống chứng nhân trong gia

đình họ.

Kính chúc quí vị được hưởng một cuối tuần tuyệt vời trong tình yêu Thánh Gia.

Các Ngày Lễ Quan Trọng: Tháng 2: Năm 2015

Ngày 15 Tháng 2: Chúa Nhật Tuần VI Mùa Thường Niên, Năm B

Ngày 18 Tháng 2: Thứ Tư Lễ Tro Mùa Chay, Năm Lẻ; Ăn Chay Kiêng Thịt; Lễ Giao Thừa

Ngày 19 Tháng 2: Thứ Năm Mùa Chay Thường Niên, Năm Lẻ; Tết Ất Mùi

Ngày 22 Tháng 2: Chúa Nhật Tuần I Mùa Chay, Năm B

Tháng 03: Năm 2015

Ngày 01 Tháng 03: Chúa Nhật Tuần II Mùa Chay, Năm B

Ngày 08 Tháng 03: Chúa Nhật Tuần III Mùa Chay, Năm B

Ngày 15 Tháng 03: Chúa Nhật Tuần IV Mùa Chay, Năm B

Ngày 19 Tháng 03: Thứ Năm Mùa Chay, Năm Lẻ; Thánh Giuse

Ngày 22 Tháng 03: Chúa Nhật Tuần V Mùa Chay, Năm B

Ngày 25 Tháng 03: Thứ Tư Mùa Chay, Năm Lẻ; Truyền tin

Ngày 29 Tháng 03: Chúa Nhật Mùa Chay, Năm B; Lễ Lá

Ngày 30 Tháng 03: Thứ Hai Tuần Thánh, Mùa Chay, Năm Lẻ

Ngày 31 Tháng 03: Thứ Ba Tuần Thánh, Mùa Chay, Năm Lẻ

Tháng 04: Năm 2015:

Ngày 01 Tháng 04: Thứ Tư Tuần Thánh, Mùa Chay, Năm Lẻ

Ngày 02 Tháng 04: Thứ Năm Tuần Thánh, Mùa Chay, Năm Lẻ

Ngày 03 Tháng 04: Thứ Sáu Tuần Thánh, Mùa Chay, Năm Lẻ; Ăn Chay Kiêng Thịt

Ngày 04 Tháng 04: Thứ Bảy Mùa Phục Sinh, Lễ Vọng Phục Sinh, Năm B

Ngày 05 Tháng 04: Chúa Nhật Lễ Phục Sinh, Năm B, Easter Day

Ngày 12 Tháng 04: Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh, Năm B

Ngày 19 Tháng 04: Chúa Nhật Tuần III Mùa Phục Sinh, Năm B

Ngày 25 Tháng 04: Thứ Bảy Mùa Thường Niên, Năm Lẻ; Thánh Máccô

Ngày 26 Tháng 04: Chúa Nhật Tuần IV Mùa Phục Sinh, Năm B

Để Bản Tin Song Nguyền được phong phú hơn và mang lại hữu ích cho các Anh Chị và Gia Đình,

chúng con tha thiết xin Quý Cô Chú và Anh Chị đóng góp bằng gửi các bài do chính các Anh Chị

thực hiện về email dưới đây. Tuy nhiên, chúng con xin duyệt qua các bài gửi về trước khi đăng

trên Bản Tin. Những bài viết nào quá tiêu cực hoặc đi sai đường hướng của Chương Trình, chúng

con xin miễn đăng. Vì yêu thương cụ thể bằng việc làm, chúng con mong mỏi sự đóng góp tích

cực của mọi người trong hy sinh và khiêm nhường.

Chúng con chân thành cám ơn trong Thánh Cả Giuse.

Email: [email protected]

Website của CTTHHNGD Thế giới: http://www.tthngdtg.net

Facebook của CTTHHNGD Houston: https://www.facebook.com/thangtien.honnhan