bai luan van tot nghiep

81
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP – ĐỀ NGHỊ HƯỚNG ĐI TƯƠNG LAI CHO CHÍNH SÁCH VIỆT NAM GVHD : Quách Doanh Nghiệp SVTH : Đỗ Thị Hoàng Linh Lớp : TCDN 14 Khóa : K33 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2011

Upload: linh-do

Post on 07-Aug-2015

60 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU, BÀI

HỌC KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP – ĐỀ NGHỊ HƯỚNG ĐI

TƯƠNG LAI CHO CHÍNH SÁCH VIỆT NAM

GVHD : Quách Doanh NghiệpSVTH : Đỗ Thị Hoàng LinhLớp : TCDN 14Khóa : K33

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2011

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Ngày…… tháng…… năm 2011

Giáo viên hướng dẫn

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Ngày……tháng ……năm 2011

Đơn vị thực tập

LỜI CẢM ƠN

Qua bốn năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM , giờ là thời

điểm mà chúng em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và kết thúc khóa học. Đạt được

kết quả này là nhờ sự nhiệt tình, tận tâm giảng dạy của tập thể giảng viên tại trường,

những người đã dạy bảo chúng em trưởng thành cả về học vấn và tinh thần.

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em đặc biệt cảm ơn thầy giáo Quách Doanh

Nghiệp, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Qua

đây em cũng xin cảm ơn các anh chị Chi nhánh Nam Sài Gòn – BIDV đã hướng dẫn

em trong thời gian thực tập tại ngân hàng.

Hồ Chí Minh, ngày….tháng…năm 2011

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Hoàng Linh

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG

CIA Cơ quan tình báo trung ương Mỹ

BTC Bộ tài chính

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

EU Liên minh Châu Âu

ECB Ngân hàng trung ương Châu Âu

Eurozone Khu vực đồng tiền chung Châu Âu

Eurobond Trái phiếu Châu Âu

Eurostat Văn phòng thống kê của EU

FDI Vốn đầu tư trực tiếp

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

NHTM Ngân hàng thương mại

NSNN Ngân sách nhà nước

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

S&P Tổ chức đánh giá Standard & Poor

THNS Thâm hụt ngân sách

WB Ngân hàng thế giới

ii

DANH MỤC CÁC HÌNH SỬ DỤNG

Hình 1.1: Minh họa cho mô hình cây .................................................................. 13Hình 2.1: Tỷ lệ nợ công so với GDP tại châu Âu năm 2009 ............................... 16Hình 2.2: Cán cân tài khoản vãng lai ................................................................... 19Hình 2.3: Chi phí lao động của các nước............................................................. 20Hình 2.4: Thay đổi tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực .............................................. 20Hình 2.5: Tăng trưởng chi tiêu công hàng năm ................................................... 23Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009.................................................. 24Hình 2.7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010-2011 ........................................ 24Hình 2.8: Thâm hụt ngân sách 2007-2009........................................................... 25Hình 2.9: Tỷ lệ thất nghiệp 2007-2010................................................................ 26Hình 2.10: Đồ thị thể hiện hồi quy tuyến tính của nợ công theo THNS ............. 29Hình 2.11: Tình hình nợ công tính trên đầu người .............................................. 33Hình 2.12: Cán cân thương mại ........................................................................... 36Hình 2.13: Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP ............................................. 40Hình 2.14: Cơ cấu các khoản vay nước ngoài theo loại tiền ............................... 41Hình 2.15: Phần đóng góp của ODA vào GĐP của Việt Nam giai đoạn 1993 –2009 ..................................................................................................................... 43Hình 2.16: Thu hút vốn ODA của Việt Nam ....................................................... 43Hình 2.17: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và hệ số ICOR của Việt Nam................. 46Hình 2.18: Tỷ lệ đầu tư công tính theo GDP ....................................................... 48Hình 2.19: Nợ công, tăng trưởng kinh tế, lạm phát của Việt Nam ..................... 51

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam........................................................8Bảng 1.2: Các chỉ tiêu nợ công của Worldbank .....................................................9Bảng 2.1: Kết quả chạy mô hình...........................................................................30Bảng 2.2: Xếp hạng nợ Chính phủ của Việt Nam năm 2009 ...............................33Bảng 2.3: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001-2010 ................35Bảng 2.4: Vay của Chính phủ để bù đắp bội chi NSNN ......................................35Bảng 2.5: Kết quả đánh giá các dự án thực hiện vốn ODA..................................44Bảng 2.6: Bảng thể hiện ICOR của Việt Nam......................................................45Bảng 2.7: Bảng xếp hạng hệ số ICOR ..................................................................46Bảng 2.8: Hệ số ICOR (vốn đầu tư) chia theo khu vực kinh tế ............................47Bảng 2.9: Mức an toàn của nợ công Việt Nam.....................................................49

iv

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Khủng hoảng nợ công bùng nổ ở Châu Âu trong thời gian gần đây đã khiến

nhiều nước giật mình xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc hơn. Nợ

công trên thế giới là một thuật ngữ xuất hiện từ rất lâu do sự xuất hiện nhiều

cuộc khủng hoảng nợ nhưng ở Việt Nam chỉ mới thảo luận chính thức trong 2

năm trở lại đây, và luật quản lý nợ công của Việt Nam cũng chỉ mới ban hành

tháng 6/2009.

Nợ công không chỉ là nợ chính phủ mà còn là gánh nặng của toàn nước đó.

Nếu nợ công vượt quá mức khả năng tài chính quốc gia có thể gây ra khủng

hoảng nợ và suy thoái kinh tế. Bên cạnh mặt trái, nợ công cũng góp phần tích

cực thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính vì vậy một chính sách quản lý nợ công

tốt của chính phủ là điều vô cùng quan trọng.

Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là chính phủ Việt Nam phải có những

bước đi hợp lý đặc biệt trong việc vay, quản lý, trả nợ được rút ra từ bài học

kinh nghiệm khủng hoảng nợ công Châu Âu. Với tính cấp thiết của vấn đề nên

tôi đã chọn đề tài “Phân tích khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, bài học kinh

nghiệm, giải pháp – Đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách Việt Nam“.

2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích khủng hoảng nợ công của Châu Âu và

thực trạng nợ công của Việt Nam bao gồm công tác quản lý và hiệu quả sử

dụng nợ thông qua các biến số kinh tế vĩ mô, chỉ tiêu an toàn nợ để đề ra chính

sách kiểm soát nợ công ở mức an toàn.

3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Thu thập thông tin từ các nguồn cung cấp khác nhau

- Thống kê tổng hợp những thông tin thu thập được

- Phân tích những thông tin thu thập được từ đó đưa ra những kết luận cụ

thể cho từng vấn đề

4. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:

v

Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ công và khủng hoảng nợ

Chương 2: Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và bài học kinh nghiệm rút

ra từ cuộc khủng hoảng

Chương 3: Giải pháp cho khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và đề nghị

hướng đi tương lai cho chính sách của Việt Nam

Đồng thời cuối mỗi chương đều đưa ra kết luận những vấn đề chung nhất.

vi

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt sử dụng................................................................................ iDanh mục các hình sử dụng .................................................................................. iiDanh mục các bảng sử dụng ................................................................................. iiiLời mở đầu .............................................................................................................. ivMục lục .................................................................................................................... vi

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG........... 1

1.1 Khái niệm về nợ công................................................................................... 11.2 Khái niệm về khủng hoảng nợ...................................................................... 21.3 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công .................................................. 4

1.3.1 Gia tăng chi tiêu của chính phủ ............................................................. 41.3.2 Tăng nợ trần ........................................................................................... 41.3.3 Sự gia tăng mức thâm hụt ngân sách ..................................................... 5

1.4 Tác động của nợ công................................................................................... 51.4.1 Về tính trung lập của nợ công................................................................ 51.4.2 Về hiệu suất của tác động từ nợ công tới tăng trưởng kinh tế ............... 6

1.5 Chỉ tiêu an toàn nợ công............................................................................... 71.6 Hệ số Icor ..................................................................................................... 9

1.6.1 Khái niệm............................................................................................... 91.6.2 Ưu, nhược điểm của ICOR .................................................................. 10

1.6.2.1 Ưu điểm......................................................................................... 101.6.2.2 Nhược điểm................................................................................... 11

1.6.3 Ảnh hưởng của ICOR đến nền kinh tế. Error! Bookmark not defined.1.7 Mô hình cây để dự báo khủng hoảng nợ .................................................... 12

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................... 13Chương 2KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆMRÚT RA TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG........................................................... 15

2.1 Phân tích khủng hoảng nợ công ở Châu Âu ............................................... 152.1.1 Thực trạng tình hình nợ công ở Châu Âu ............................................ 152.1.2 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu ......................... 18

2.1.2.1 Mất cân bằng thanh toán mở rộng ................................................ 182.1.2.2 Chi tiêu của chính phủ .............. Error! Bookmark not defined.212.1.2.3 Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế ...................................... 23

2.1.3 Giới thiệu cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp................................. 262.1.3.1 Giới thiệu nền kinh tế Hy Lạp ...................................................... 262.1.3.2 Nguyên nhân gây ra nợ công ở Hy Lạp ........................................ 27

2.2 Phân tích tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay .................................. 312.2.1 Thực trạng nợ công của Việt Nam....................................................... 312.2.2 Nguyên nhân của nợ công Việt Nam................................................... 33

2.2.2.1 Thâm hụt ngân sách nhà nước ...................................................... 332.2.2.2 Thâm hụt cán cân thanh toán ........................................................ 352.2.2.3 Khoản nợ lớn từ Vinasin ............... Error! Bookmark not defined.

vii

2.2.3 Cơ cấu nợ công của Việt Nam ............................................................. 382.2.3.1 Nợ trong nước ............................... Error! Bookmark not defined.2.2.3.2 Nợ nước ngoài............................................................................... 39

2.2.4 Đánh giá việc sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam ...................... 412.2.5 Đánh giá chi phí sử dụng vốn ICOR ................................................... 442.2.6 Đánh giá mức độ thất thoát, tham nhũng trong đầu tư công ............... 472.2.7 Tác động của nợ công Việt Nam đến tình hình kinh tế vĩ mô......Error!Bookmark not defined.

2.2.7.1 Mức an toàn của nợ công Việt NamError! Bookmark not defined.2.2.7.2 Nợ công và tăng trưởng kinh tế .................................................... 50

2.3 Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu ............... 51KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................... Error! Bookmark not defined.Chương 3GIẢI PHÁP CHO KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU VÀ ĐỀ NGHỊHƯỚNG ĐI TƯƠNG LAI CHO CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM ............. 56

3.1 Giải pháp cho khủng hoảng nợ công ở Châu Âu ....................................... 563.2 Kiến nghị và giải pháp cho chinh sách quản lý nợ công Việt Nam theo hướngbền vững ........................................................................................................... 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................... 61

Kết luận .................................................................................................................. viii

Phụ lục ..................................................................................................................... ix

Tài liệu tham khảo ................................................................................................. xvi

1

Chưong 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG1.1Khái niệm về nợ công

Theo tiêu chuẩn quốc tế do Liên Hợp Quốc và các cơ quan quốc tế như Quỹ Tiền

Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế giới hay các cơ quan khác đều quy định nợ công là

nợ của chính phủ, nợ của doanh nghiệp nhà nước dù là được bảo lãnh hay không

được bảo lãnh.

Vì thế có thể hiểu nợ công bao gồm tất cả những món nợ mà nhà nước sẽ phải có

trách nhiệm, dù ít dù nhiều, để trả, chứ không chỉ là những khoản nợ chính thức mà

nhà nước đi vay. Do đó, nợ công cũng bao gồm cả những khoản nợ tiềm tàng như

tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà chính phủ sẽ phải chi trả, hay nợ

của doanh nghiệp quốc doanh được nhà nước bảo trợ. Để dễ hình dung quy mô của

nợ công, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với

tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Còn theo luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 của Quốc hội Việt Nam ngày

17/06/2009 lại định nghĩa: Nợ công bao gồm các thành phần sau:

- Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,

được ký kết, phát hành nhân danh nhà nước, nhân danh chính phủ hoặc các

khoản vay khác do Bộ tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo

quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng

nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng

thời kỳ

- Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính,

tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh.

- Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết,

phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.

Như vậy theo định nghĩa của Việt Nam chúng ta không đưa nợ của doanh nghiệp

nhà nước vào nợ công. Vì thế cách tính nợ công của các tổ chức thế giới sẽ khác so

với Việt Nam vì họ có cộng thêm phần nợ của doanh nghiệp nhà nước, đây là sự

khác nhau trong việc tính toán nợ công do hai cách tiếp cận khác nhau.

2

1.2 Khái niệm về khủng hoảng nợ

Từ việc dựa trên các cuộc khủng hoảng nợ đã diễn ra mà người ta lại định nghĩa

khủng hoảng nợ theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một vài định nghĩa về khủng

hoảng nợ.

Theo tổ chức Moody năm 2003 định nghĩa khủng hoảng nợ là khi một hoặc các

điều kiện sau xảy ra:

- Khi có sự chi trả chậm trễ hay trì hoãn khoản lãi bao gồm hoặc không phần

vốn gốc kể cả trường hợp việc thanh toán chậm trong thời gian ân hạn nợ.

- Khi thị trường chứng khoán lâm vào cảnh bi đát như sau:

* Nhà phát hành đề nghị những người nắm giữ trái phiếu nắm giữ một chứng khoán

mới hoặc một rổ các chứng khoán mới nhằm giảm thực hiện các nghĩa vụ tài chính,

đây được xem như là một khoản nợ mới nhưng có mức lợi tức hoặc mệnh giá thấp

hơn của trái phiếu cũ.

* Thị trường chứng khoán với mục tiêu rõ ràng là giúp đỡ những người vay mượn

tránh rơi vào tình trạng xấu nhất (như là chậm trễ trong việc chi trả lãi hơặc cần

thanh toán).

Theo Detragiache and Spilimbergo (2001) cho rằng khủng hoảng nợ là khi một

hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra:

- Nghĩa vụ phải thanh toán nợ gốc hoặc lãi ngoài các chủ nợ thương mại ( ngân

hàng hoặc những nhà nắm giữ trái phiếu ) chiếm hơn 5% tổng nợ thương mại.

- Có sự thỏa thuận về việc gia hạn nợ hoặc tái cấu trúc khoản nợ với các chủ nợ

thương mại được liệt kê trong Global Development Finance của World Bank.

Theo Standard and Poor’s (Chambers and Alexeeva, 2002) cũng cho rằng khủng

hoảng nợ xảy ra khi ta không thực hiện nghĩa vụ chi trả vốn gốc hoặc lãi theo đúng

thời hạn quy định ( hoặc trong khoảng thời gian ân hạn nợ đặc biệt ), đuợc phát biểu

cụ thể như sau:

- Đối với trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu nước ngoài hay nội địa mà ngươi phát

hành không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng thời hạn hoặc đề nghị chuyển

sang một khoản nợ mới với những khoản cam kết kém thuận lợi hơn so với

lượt phát hành trước.

3

- Đối với khoản vay từ ngân hàng mà người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả

vốn gốc và lãi đúng như cam kết hoặc được sự chấp thuận của nhả cho vay gia

han việc trả vốn gốc có cộng thêm hoặc không phần lãi nhưng kèm thêm

những diều kiện kém thuận lợi hơn so với ban đầu. Việc đồng ý gia hạn nợ có

thể xuất phát từ pháp lý hoặc do thỏa thuận ban đầu.

Theo Manasse, Roubini, and Schimmelpfennig (2003) viết tắt là MRS lại lập luận

khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nợ ( bao gồm tính thanh khoản và

khả năng thanh toán ) rất trầm trọng trong cuộc khủng hoảng nợ 1980 đã trở thành

hiện tượng thường xuyên trong thập kỷ qua. Vì vậy MRS cho rằng dữ liệu mà

Detragiache and Spilimbergo (2001) đưa ra đã loại trừ một vài cuộc khủng hoảng nợ

sơ khai nhưng được ngăn chặn do sự tài trợ lớn về tài chính của chính các chủ nợ

chính quyền. Do đó họ đã đưa ra một định nghĩa khác về khủng hoảng nợ là:

- Theo định nghĩa của ở trên Standard and Poor’s.

- Trường hợp quốc gia được nhận nhiều khoản nợ vay không ưu đãi từ IMF

được xác định là vượt mức 100% hạn mức ấn định trước.

Theo Sy (2003) giả định trái phiếu nước ngoài là những chứng khoán nguy hiểm

khi mà những trái phiếu này đang được giao dịch 1000 điểm cơ bản hoặc nhiều hơn

so với trái phiếu kho bạc của Mỹ. Ông lập luận rằng trong thực tế khi mà trái phiếu

đang giao dịch mức 1000 điểm đang tạo tâm lý rào cản tâm lý đối với người tham gia

thị trường, tác giả đã chứng minh dựa trên 140 trường hợp nợ xấu (chiếm 14% trong

mẫu quan sát) từ 1994-2002 có sự liên quan đến việc tiếp cận thị trường trái phiếu

nước ngoài.

Theo cách tiếp cận từ định nghĩa về khủng hoảng tài chính người ta cũng đưa ra

định nghĩa về khủng hoảng nợ như sau:

- Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh

tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình.

- Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là:

(1) Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền.

(2) Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể

hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.

(3) Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

4

Khủng hoảng nợ là một dạng khủng hoảng tài chính khi xuất hiện yếu tố (1) và

(2).

1.3 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công

Nợ công không chỉ tác động rủi ro tài chính từ phía chính phủ mà còn ảnh hưởng

đến toàn xã hội. Cụ thể là việc gia tăng nợ công có thể gây biến động lớn về giá cả

chứng khoán hoặc giá cả tiêu dùng, đưa đến tinh trạng lạm phát cao, rủi ro vỡ nợ lớn.

Vì vậy để tìm ra giải pháp cho vấn đề nợ công thì trước tiên cần tìm hiểu nguyên

nhân gây ra nợ công của mỗi quốc gia cũng như tùy thời kỳ thì nguyên nhân dẫn đến

nợ công cũng khác nhau, tuy nhiên từ các cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra từ trước

tới nay thì tôi xin giới thiệu các nguyên nhân cơ bản sau gây ra nợ công.

1.3.1 Gia tăng chi tiêu của chính phủ

Gia tăng chi tiêu của chính phủ là nhân tố quan trọng dẫn đến nợ công đối với

nhiều quốc gia hiện nay. Khi mà việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước,

lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước ở các quốc gia có xu hướng ngày

càng phình to như hiện nay, thêm vào đó các chương trình kinh tế, xã hội, văn hoá,

giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, đầu tư phát triển có sở hạ tầng không ngừng tăng

…. Đặc biệt, hậu quả to lớn do cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua

đã làm ngân sách nhiều nước càng thâm hụt nặng hơn.

Sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của chính phủ của nhiều quốc gia kém, không

chặt chẽ, thậm chí bị buông lỏng, cộng thêm với tình trạng thất thoát, lãng phí trong

đầu tư và chi tiêu, cùng với tệ tham nhũng phát triển ở nhiều nước, cũng trở thành

nguyên nhân không kém phần quan trọng.

Điều này có thể thấy rõ từ Mỹ khi nhiều năm qua nợ công của quốc gia này luôn

tăng không ngừng và có nhiều tranh luận cho rằng cắt giảm thuế chính là nguyên

nhân, nhưng cụ thể theo nghiên cứu của viện Cato cho thấy từ năm 2001 đến 2006

chi tiêu của chính phủ đã tăng 800 tỷ đôla trong khi đó doanh thu của liên bang giảm

200 tỷ đôla do việc cắt giảm thuế. Như vậy, nợ công của quốc gia này chủ yếu là do

gia tăng chi tiêu của chính phủ.

1.3.2 Tăng nợ trần

Nợ trần là mức dư nợ vay mà vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nếu nợ công vượt

qua mức này sẽ gây khó khăn lớn cho việc quản lý nợ và điều hành chính sách kinh

5

tế. Tuy nhiên giới hạn nợ được cho là an toàn ở mỗi nước cũng khác nhau, không có

công thức hay tỷ lệ chung cho nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, cũng như

nợ công của mọi nền kinh tế mà tùy thuộc vào khả năng kinh tế, tài chính của từng

nền kinh tế, đặc biệt là tùy thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ

khi đến hạn. Vì vậy, mỗi quốc gia lại đưa ra mỗi mức nợ trần khác nhau.

Trong tháng 1/2010 Quốc hội Mỹ đã thông qua việc tăng mức nợ trần từ 12.4 tỷ

đô la lên 14.3 tỷ đô, nghĩa là tăng lên 1.9 tỷ đô (15.3%) và động thái này được các

chuyên gia nhận định là giúp chi tiêu của chính phủ ngày càng gia tăng thêm mà đây

lại là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công.

1.3.3 Sự gia tăng mức thâm hụt ngân sách

Ngoài nguyên nhân chính gây ra nợ công là do gia tăng chi tiêu của chính phủ

còn do các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) lại tăng không kịp với nhu cầu chi, thậm chí

một số loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt

như thuế quan và phí hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ phù

hợp với các quy định của WTO và các thoả thuận thương mại khác mà họ tham gia.

Trong khi đó vấn đề quản lý các nguồn thu, nhất là từ thuế lại gặp không ít khó khăn

ở nhiều nước, chủ yếu do tình trạng trốn thuế, tệ nạn tham nhũng, hối lộ không được

kiểm soát chặt và xử lý chưa nghiêm của các cơ quan chức năng.

Năm 1974 khi quốc hội Mỹ đưa ra đạo luật cải cách và kiểm soát ngân sách nhằm

kiểm soát chi tiêu thâm hụt. Khi đạo luật nay được thi hành thì thâm hụt ngân sách

Mỹ chỉ còn 0.41% của tổng sản phẩm quốc nội Mỹ (GDP). Nhưng sang năm 2010

thi mức thâm hụt này đã trên 8% do chi tiêu của chính phủ lớn nên để giảm mức

thâm hụt này chính phủ Mỹ phải vay mượn thêm dẫn đến nợ công nước này tăng

nhanh chóng trong thời gian qua.

1.4 Tác động của nợ công

1.4.1 Về tính trung lập của nợ công

Có hai quan điểm chính về việc nợ công có tác động đến nền kinh tế hay không.

Quan điểm truyền thống cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ

công kích thích tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc dân. Sự gia tăng tiêu dùng làm

tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn nhưng dẫn đến khối lượng tư bản

ít hơn (do đầu tư giảm) và thu nhập quốc dân thấp hơn trong dài hạn.

6

Quan điểm Barro-Ricardo lại cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng

nợ công không kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vì không làm tăng thu nhập

thường xuyên của các cá nhân mà nó chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương

lai. Các cá nhân dự tính rằng, hiện giờ chính phủ giảm thuế và phát hành trái phiếu

bù đắp thâm hụt, thì đến một thời điểm trong tương lai chính phủ sẽ lại tăng thuế để

có tiền trả nợ hoặc in tiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng tốc); do đó, người ta

tiết kiệm hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc mua hàng hóa và dịch vụ

sẽ lên giá.

Hai quan điểm nói trên tuy khác nhau nhưng cùng xuất phát từ hành vi của người

tiêu dùng và do vậy khi áp dụng cần nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng.

1.4.2 Về hiệu suất của tác động từ nợ công tới tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn

một khoản nợ công lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản

lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:

- Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường

xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.

- Một khoản nợ công lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở

hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu

chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã

chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế

đầu tư.

- Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là

một tổng thể thì chính phủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu

nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế

làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.

Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ

để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng Crowding out

(đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên).

- Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành trái phiếu

chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ

giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy

7

động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh

tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư

nhân, khiến họ giảm đầu tư. Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm

của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho lãi suất trong

nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước

ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu

ròng. Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, song mức tăng

không lớn vì có những tác động phụ làm giảm tổng cầu.

- Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản thì

khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, người

nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng

cầu nhận được tác động tích cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát

hành công trái) và tăng tiêu dùng nói trên. Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới

tăng lượng cầu tiền. Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tác động tiêu cực

tới tốc độ tăng trưởng thực (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm

phát).

1.5 Chỉ tiêu an toàn nợ công

Chỉ tiêu an toàn nợ công là những tiêu chí cơ bản để xét nợ công bền vững hay

không bền vững.

Quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công theo Quyết định số 527/QĐ-TTg ngày 23

tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho “Chương trình quản lý nợ

nước ngoài trung hạn giai đoạn 2009-2012” và luật quản lý nợ công số

29/2009/QH12 như sau:

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam

Tiêu chí Tỷ lệ

Nợ công so với GDP Chưa có

Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP ≤ 50%

Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với GDP ≤ 45%

Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với kim ≤ 200%

8

ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (trong

điều kiện tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng hoá

và dịch vụ tối đa chỉ bằng 20-25% GDP.

Trường hợp tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng

hoá và dịch vụ so với GDP cao hơn mức này,

tỉ lệ này cần được xem xét trong mối quan hệ

chặt chẽ với Giá trị hiện tại của nợ nước

ngoài so với GDP)

Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với thu

ngân sách nhà nước

≤ 200%

Trả nợ chính phủ so với tổng thu ngân sách

nhà nước

≤ 30%.

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so

với tổng kim ngạch xuất khẩu

≤ 25%

Nợ Chính phủ bảo lãnh so với GDP ≤ 50%

Dự trữ ngoại hối so tổng số nợ ngắn hạn > 200%

(Nguồn: Bộ tài chính)

Bảng 1.2: Các chỉ tiêu nợ công của Worldbank

Tiêu chí Không bền vững Trung bình Bền vững

Nợ công so với

GDP

> 80% 48% - 80% ≤ 48%

Nợ nước ngoài

của quốc gia so

với GDP

> 50% 30% - 50% ≤ 30%

9

Nợ công so với

kim ngạch xuất

khẩu hàng hóa và

xuất khẩu

> 220% 132% - 220% ≤ 132%

Nợ nước ngoài so

với kim ngạch

hàng hóa và xuất

khẩu

> 275% 165% - 275% ≤ 165%

Nghĩa vụ trả nợ

nước ngoài so với

tổng kim ngạch

xuất khẩu

> 30% 15% - 30% ≤ 15%

Nghĩa vụ trả nợ

nước ngoài so với

GDP

> 4% 2% - 4% ≤ 2%

Trả nợ nước

ngoài của chính

phủ so với thu

NSNN

> 20% 12% - 20% ≤ 12%

(Nguồn: Worldbank)

1.6 Hệ số Icor

Để đánh giá nợ công của một quốc gia nằm ở ngưỡng an toàn và bền vững ngoài

những tiêu chí đặt ra ở trên thì còn phải xem xét đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn

vay, cụ thể là quan tâm đến hệ số Icor.

1.6.1 Khái niệm

Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio): Là tỷ số gia tăng của vốn so

với sản lượng. Hệ số ICOR cho biết cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư để tăng một đồng

sản lượng.

Ví dụ: Hệ số ICOR = 3 nghĩa là để có 1 đồng tăng trưởng cần phải bỏ ra vốn đầu

tư là 3 đồng.

10

Hệ số ICOR biểu hiện mối quan hệ giữa mức tăng sản lượng đầu ra và mức đầu

tư và được tính bằng công thức:

ICOR = I/ GDP

Trong đó:

ICOR : Tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng

I : Mức đầu tư

GDP : Mức thay đổi của sản lượng

Cần lưu ý là gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ gia

tăng vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định:

Mọi nhân tố khác không thay đổi;

Chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng.

+ Triển khai chỉ số ICOR:

Lấy k=I/GDP, g= ∆GDP/GDP

=> ICOR = k/g

Trong đó

k: tỉ lệ giữa vốn đầu tư và tổng sản phẩm quốc nội

g: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

=>k = ICOR .g

Như vậy, nếu hệ số ICOR không đổi thì tỉ lệ vốn đầu tư so với GDP (k) sẽ quyết

định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (g). Tỷ lệ đầu tư càng cao thì tốc độ tăng tr-

ưởng kinh tế càng cao và ngược lại.

Trên thực tế việc tính toán ICOR tại Việt Nam dựa trên k là không thể vì theo nguốn

từ tổng cục thống kê không có số liệu của tiêu chí này mà thay vào đó người ta sẽ

tính dựa theo 2 cách tiếp cận khác. Đó là dựa vào vốn đầu tư hoặc tích lũy tài sản.

Theo định nghĩa của Việt Nam thì vốn đầu tư (Investment) này là tổng nguồn tiền

của các thành phần kinh tế đầu tư trong một năm nhằm mục đích đầu tư nhưng chưa

chắc đi vào trong sản xuất. Còn tích lũy tài sản (Gross capital formation) là nguồn

tiền trực tiếp đầu tư vào sản xuất. Vì 2 cách tiếp cận khác nhau nên khi tính hệ số

ICOR cũng khác nhau

1.6.2 Ưu, nhược điểm của ICOR

1.6.2.1 Ưu điểm

11

- Giúp các nhà lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế xác định xem để kinh tế kỳ này

cứ tăng 1% so với kỳ trước thì cần tăng vốn đầu tư trong kỳ này lên bao nhiêu

phần trăm so với kỳ trước.

- Phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế. Vì tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào

khối lượng cũng như chất lượng của đầu tư và nếu ICOR thấp chứng tỏ hiệu

suất tăng trưởng kinh tế cao và ngược lại

- Là một trong những yếu tố phản ánh mức độ lạm phát. ICOR càng cao có

nghĩa là % vốn đầu tư từ ngân sách càng lớn, lượng tiền mặt cung ra lớn dẫn

đến lạm phát tăng và ngược lại

- Cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Chỉ số ICOR càng cao thì sự

thất thoát, lãng phí trong đầu tư cũng lớn tương ứng, và ngươc lại.

1.6.2.2 Nhược điểm

- ICOR là tỷ lệ đầu tư/sản lượng gia tăng nên không biểu hiện được rõ ràng

trình độ kỹ thuật của người sản xuất, chẳng hạn một bên có kỹ thuật sản xuất

kém hơn, với một lượng đầu tư tương đối cũng có thể cải thiện chỉ số ICOR

xấp xỉ với bên có trình độ kỹ thuật cao hơn, do kỹ thuật càng cao thì càng

chậm cải tiến.

- Là một chỉ số đã được đơn giản hóa nên khó đánh giá các hiệu quả kinh tế -

xã hội.

- Đầu tư ở đây chỉ là đầu tư tài sản hữu hình, còn đầu tư tài sản vô hình, tài sản

tài chính không được tính đến, nên phản ánh chưa trung thực ảnh hưởng của

đầu tư tới thu nhập quốc dân.

- Không phản ánh hết được chất lượng đầu tư do các giá trị đầu tư hôm nay

không thể hiện kết quả ngay trong năm mà thể hiện ở các năm sau.

1.6.3 Ảnh hưởng của ICOR đến nền kinh tế.

ICOR được coi là thước đo độ hiệu quả của đầu tư. Nếu phân bổ đầu tư và vốn

hiệu quả, thì cùng với một mức đầu tư, sản lượng sẽ tăng thêm, và do đó ICOR thấp

hơn. Nói cách khác, ICOR cao thể hiện đầu tư không hiệu quả và ngược lại. Tuy

nhiên, trong trường hợp một vùng hay một quốc gia đang tập trung đầu tư vào các

ngành thâm dụng vốn mà sản lượng tạo ra chưa gắn kết chặt chẽ hay có độ trễ (chẳng

hạn như đầu tư cho cơ sở hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế...) thì ICOR sẽ cao.

12

Do đó, để đánh giá ICOR cần có thêm những thông tin khác như giai đoạn tăng

trưởng của nền kinh tế, đối tượng nhận vốn đầu tư, tỷ lệ K/L tùy theo cơ cấu từng

ngành nghề.

1.7 Mô hình cây để dự báo khủng hoảng nợ

Mô hình cây là phương pháp phân tích một chuỗi các điểm cần phân tích để xác

định xác xuất xảy ra kết quả theo nguyên tắc nhị phân và được trình bày dưới dạng

cây. Mô hình này cho phép phát hiện mối liên hệ phức tạp giữa biến giải thích và

biến phụ thuộc, do vậy rất thuận lợi trong trường hợp phép hồi quy có nhiều biến giải

thích. Mô hình cây phân loại kết quả xảy ra hoặc không xảy ra khủng hoảng nợ dựa

trên một vài đặc điểm tương tác đến cuộc khủng hoảng. Ví dụ minh họa dưới đây sẽ

cho thấy việc áp dụng mô hình cây như thế nào.

Giả sử chúng ta có mẫu quan sát là 100, trong đó ta có trường hợp xảy ra khủng

hoảng là 20%, không xảy ra là 80%. Tiếp theo bước 1 xác định số phần tử có nợ

công trên GDP ≥ 50%, chúng ta phân loại được 50% mẫu phù hợp điều kiện, ở bên

50% mẫu còn lại thì ta tìm thấy 5 trường hợp xảy ra khủng hoảng và 45 trường hợp

không xảy ra, như vậy xác định xác xuất xảy ra khủng hoảng (nợ công/GDP < 50%)

là 10% (= 5/50). Trường hợp nợ công/GDP ≥ 50% thì có 30% xảy ra khủng hoảng.

Tiếp theo dựa trên tiêu chí lạm phát ≥ 10% thì có 50% mẫu đang xét là phù hợp và

có 10 trường hợp xảy ra khủng hoảng (p = 10/25 = 40%), và nhánh bên kia thì có 5

trường hợp xảy ra khủng hoảng (p = 5/25 = 20%). Cuối cùng chúng ta có thể thống

kê kết quả xảy ra khủng hoảng nợ như sau: trường hợp nợ công/GDP thấp có xác

suất là 10%, trường hợp nợ nợ công/GDP cao mà lạm phát thấp có xác xuất là 20%,

trường hợp nợ công/GDP cao mà lạm phát cao là 40%.

13

Hình 1.1: Minh họa cho mô hình cây

(Nguồn: IMF)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ khái niệm về nợ công cho chúng ta thấy cơ cấu nợ công gồm những thành

phần nào. Ngoài ra chính sự khác nhau trong định nghĩa về nợ công của Việt Nam so

với Liên hợp quốc giúp ta hiểu sự sai biệt về con số của Việt Nam khi công bố nợ

công của mình so với các tổ chức quốc tế là thấp hơn do cách tính nợ công của ta

không bao hàm nợ của doanh nghiệp nhà nước.

Bắt nguồn từ các cuộc khủng hoảng nợ đã xảy ra trên thế giới mà nhiều định

nghĩa về khủng hoảng nợ cũng xuất hiện. Nguyên nhân gây ra nợ công mỗi quốc gia

là khác nhau nhưng nguyên nhân quan trọng nhất và chung của các nước chính là sự

gia tăng trong chi tiêu của chính phủ, bên cạnh dó là tăng nợ trần và thâm hụt ngân

sách lớn. Tác động của nợ công đối với nền kinh tế là vấn đề mà có sự đối chọi nhau

giữa hai quan điểm một bên là quan điểm truyền thống và bên kia là cùa Barro-

Nợ nước ngoài/GDP ≥50%

Cỡ mẫu 5010% có

90% không

Cỡ mẫu 2540% có

60% không

Cỡ mẫu 5030% có

70% không

Cỡ mẫu 2520% có

80% không

La ̣m phát ≥ 10%

Không

Không

Cỡ mẫu 10020% có

80% không

14

Ricardo nhưng nhìn chung là tác động của nó lên tăng trưởng kinh tế là tiêu cực thậm

chí còn làm lạm phát của quốc gia đó tăng cao. Ngoài ra với những chỉ tiêu an toàn

và việc hệ số ICOR cũng là nền tảng xem xét đánh giá mức bền vững của nợ công.

15

Chưong 2:

KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC KINH

NGHIỆM RÚT RA TỪ CUỘC HOẢNG

2.1 Phân tích khủng hoảng nợ công ở Châu Âu

2.1.1 Thực trạng tình hình nợ công ở Châu Âu

Khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn cấp tính kéo dài từ 15/9/2008 khi

ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ là Lehman Brothers tuyên bố phá sản đến đỉnh

điểm cao nhất là khi chỉ số Dow Jones đã xuống 6547.05 điểm ( nghĩa là giảm 25.4%

so với cuối năm 2008). Nhưng giống như một cơn đau tim nặng - nguồn máu lưu

thông nền kinh tế bị gián đoạn dẫn đến các quốc gia công nghiệp đầu tàu bị suy yếu

nghiêm trọng. Chính bởi sự tổn thương này đã hình thành hai dạng tổn thương mới

làm đe dọa đến sự ổn định kinh tế toàn cầu ngày nay là nợ công tăng nhanh và lớn

hơn, hàng loạt ngân hàng đã đi đến phá sản.

Khủng hoảng nợ ở Châu Âu đã xuất hiện dấu hiệu của hai tổn thương nói trên:

một là vấn đề nợ công của Hy Lạp và kéo theo là các quốc gia khác cũng bị ảnh

hưởng, hai là hàng loạt ngân hàng của Châu Âu sụp đổ, cụ thể là hệ thống ngân hàng

của Ireland. Hậu quả từ những vấn đề trên cũng tác động đến nền kinh tế toàn cầu

thêm bị tổn thương nặng nề hơn.

Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu bắt đầu âm ỉ từ 5/11/2009 khi Hy Lạp công

bố mức thâm hụt ngân sách của quốc gia này là 12.7% GDP gấp 4 lần cho phép của

Eurozone (khối sử dụng đồng euro), vì quy định của Eurozone thì quốc gia thuộc

thành viên có tỷ lệ nợ công tối đa là 60% GDP nhưng thâm hụt ngân sách không

được vượt quá 3%. Tuy nhiên chỉ có 2 trong 16 quốc gia sử dụng đồng tiền chung

Châu Âu là Phần Lan và Luxembourg mới đáp ứng tiêu cả hai chỉ tiêu trên.

16

Hình 2.1: Tỷ lệ nợ công so với GDP tại châu Âu năm 2009

(Nguồn: Cơ quan thống kê Eurostat)

Sau nhiều nỗ lực chống đỡ thì tháng 4/2010 Hy Lạp cũng phải cầu cứu EU, IMF

và gói giải cứu 110 tỷ euro cũng được tung ra vào tháng 5/2010 của IMF và EU dành

cho Hy Lạp đi kèm điều kiện là chính phủ phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc

bụng và tăng thuế, thời gian để trả khoản nợ trên là 4 năm rưỡi, lãi suất ưu đãi xấp xỉ

5%. Ngay sau đó EU cũng tung ra gói cứu cứu trợ gần 1000 tỷ đô la Mỹ nhằm ngăn

chặn cuộc khủng hoảng nợ từ Hy Lạp sẽ lan sang các quốc gia trong khu vực.

Tiếp theo Hy Lạp là Ireland một quốc gia mới nổi trong thập niên 1990 và có tỷ

lệ nợ công so với Hy Lạp thấp hơn nhiều chỉ gần 70% nhưng mức thâm hụt ngân

sách của quốc gia này tiến rất nhanh không kém gì Hy Lạp, xuất phát từ việc quốc

hữu hóa ngân hàng : Anglo Irish Bank và tái cấp vốn một số ngân hàng trong nước,

đã biến nợ tư thành nợ công. 28/11/2010 EU cung cấp gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 85

17

tỉ euro (113 tỉ USD) được chia làm ba phần: 45 tỷ euro từ chính phủ các nước Châu

Âu, 22.5 tỷ euro trích từ IMF, 17.5 tỷ euro từ quỹ dự trữ tiền mặt và quỹ lương hưu

quốc gia Ireland nhằm phục hồi nền kinh tế nước này, thời gian trả nợ cho phép là 7

năm với lãi suất trung bình cho khoản vay này là 5.83% và cũng buộc phải thực hiện

biện pháp giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% theo quy định của Châu Âu.

Tuy không nặng như Hy Lạp và Ireland nhưng cả ba quốc gia: Ý, Bồ Đào Nha,

Tây Ban Nha đều rơi vào nguy cơ cao đặc biệt là Ý vì có mức nợ công xấp xỉ gần

bằng với Hy Lạp ( 115.8% GDP ), Bồ Đào Nha là 76.8% GDP, Tây Ban Nha là

53.2% GDP (các chỉ số này là dữ liệu năm 2009 ), mặc dù Tây Ban Nha là nước có

mức nợ công dưới 60% GDP nhưng lại có mức thâm hụt ngân sách lớn chiếm 11.2%

GDP , Ý là 5.3% và Bồ Đào Nha là 9.4%. Với mức nợ công tăng cao như vậy thì các

nước này cũng nhanh chóng đưa biện pháp cải thiện thâm hụt ngân sách quốc gia

tiêu biểu như Tây Ban Nha đã phải bán một số tài sản nhà nước bao gồm bán cổ

phần của tập đoàn sân bay quốc tế Aena và công ty xổ số quốc gia do nhà nước nắm

giữ, thêm nữa là việc cắt giảm lương công chức, đóng băng hầu hết quỹ lương

hưu...Mọi nỗ lực trên vẫn là chưa đủ so với khoản nợ mà nước này gánh chịu vì vậy

ECB đã quyết định mua lại trái phiếu chính phủ của nước này. Ý cũng không khả

quan hơn khi tỷ lệ nợ công trong tháng 4/2010 cũng tăng lên 1813 tỷ euro (tăng

0.8%). Bồ Đào Nha cũng là báo động lớn vì quốc gia này có tỷ lệ nợ công lớn nhưng

ngân sách tiết kiệm chiếm 7.5% GDP chỉ trên Hy Lạp có tiết kiệm 6% GDP, đây

cũng là nước có tiết kiệm quốc gia được xếp hạng thấp nhất thế giới.

Sau khi nhận gói cứu trợ vào 18/5/2010 thì Hy Lạp nhanh chóng thanh toán các

khoản nợ đến hạn là 8.5 tỷ euro, bù đắp thâm hụt ngân sách nhằm ổn định thị trường

tài chính nước này khi tổ chức Standard & Poor đã hạ định mức tín nhiệm dài hạn và

trung hạn đối với trái phiếu Hy Lạp từ mức BBB+ và A-2 lần lượt xuống còn BB+

và B. Bồ Đào Nha cũng bị S&P hạ định mức tín nhiệm nội tệ và ngoại tệ dài hạn từ

mức A+ xuống còn A-.

Mặc dù EU và IMF đã cố gắng rất lớn nhằm ngăn chặn tình trạng khủng hoảng

nợ lây lan nhanh nhưng tình hình nợ công của các quốc gia Châu Âu đều nằm trong

báo động. Tình hình của các nước như Hy Lạp cũng không khả quan nhiều hơn khi

cuối năm 2010 báo cáo nước này cho thấy GDP giảm hơn 4% và thấp hơn là mức

18

giảm 2.3% của năm ngoái và tỷ lệ thất nghiệp là 12.5% cao hơn năm ngoái 2.3% .

Niềm tin mà mọi người kỳ vọng vào Ireland sẽ vực dậy nền kinh tế cũng giảm đi khi

Viện nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Ireland (ESRI) ngày 20/1 đã hạ mức dự báo tăng

trưởng GDP nước này năm 2011 từ 2.25% hồi tháng 10/2010 xuống 1.5% bởi ESRI

cho rằng kinh tế Ireland sẽ chỉ tăng trưởng trở lại trong năm 2012 với mức tăng GDP

dự kiến là 2.25%. Bên cạnh đó thì vấn đề nợ công như hiện nay không chỉ là mối lo

của những nước đang ngập đầu trong nợ mà còn là vấn đề chung của các nước còn

lại trong EU vì đây chính là những chủ nợ lớn, đặc biệt là Pháp và Đức

Ngoài ra bước sang năm 2011 thì các quốc gia của EU phải đối mặt việc trả nợ

nhiều hơn so với các thời điểm khác vì vậy bóng ma nợ công sẽ vẫn tiếp tục cho

những năm sau.

2.1.2 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu

Tháng 2/1992 các nhà lãnh đạo Châu Âu đã đặt bút ký hiệp ước Liên minh Châu

Âu ( hay còn gọi là hiệp ước Maastricht ) đặt nền móng cho liên minh tiền tệ và sử

dụng chung đồng euro. Khi các thỏa thuận cuối cùng ràng buộc các loại tiền tệ và

chính sách tiền tệ của các bên hoàn tất đã đi đến Châu Âu trở thành nền kinh tế lớn

nhất và ổn định nhất. Tuy nhiên sự hợp tác này cũng là một phần dẫn đến khủng

hoảng nợ Châu Âu.

2.1.2.1 Mất cân bằng thanh toán mở rộng

Khi trở thành thành viên của EU các quốc gia sẽ được hưởng lãi suất thấp điều

này thúc đẩy các quốc gia này tăng nhu cầu vay nợ nước ngoài với mục tiêu tăng

trưởng cao. Nhóm nước GIIPS1, đặc biệt là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ireland đã tăng

chi tiêu trong nước kèm theo việc suy giảm tài khoản vãng lai và gia tăng nợ tư nhân.

Có sự gia tăng về tiền lương lẫn giá cả, đặc biệt là trong ngành dịch vụ và nhóm

phi thương mại ( hàng hoá, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong nước mà không phải

dùng để nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ) dẫn đến giá cả của nhóm

phi thương mại tăng xấp xỉ gần bằng nhóm thương mại và thu hút nhiều nhà đầu tư

lớn tham gia vào. Từ 1997-2007 giá của nhóm ngành dịch vụ của nhóm GIIPS tăng

trung bình hàng năm 1.5% cao hơn các nhóm ngành khác, so với mức tăng trung

1 GIIPS: nhóm các nước Hy Lạp, Ireland, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha

19

bình của EUN2. Và cơ cấu kinh tế của GIIPS đã chuyển dịch từ phát triển ngành

công nghiệp và sản xuất sang ngành dịch vụ và xây dựng cụ thể là đóng góp của 4%

GDP nhóm ngành công nghiệp được chuyển dịch sang nhóm ngành dịch vụ và kinh

doanh bất động sản (giai đoạn từ 1997-2007), so với 2% của nhóm nước EUN.

Hình 2.2: Cán cân tài khoản vãng lai

(Nguồn: IMF)

Cũng giai đoạn đó thì mức tăng lương theo đầu người là 5.9% thuộc nhóm GIIPS

nhanh hơn đáng kể so mức trung bình hàng năm là 3.2% của EUN. Việc gia tăng này

không đi cùng với cải thiện năng suất lao động, cụ thể là nhóm GIIPS mỗi năm chỉ

tăng 1.3% trên năng suất lao động theo đầu người, so với mức tăng trưởng 1.2% của

EUN. Hậu quả là chi phí cho mỗi đơn vị lao động của nhóm GIIPS tăng 32% mỗi

năm so với mức tăng 12% của nhóm EUN.

2 EUN: nhóm các nước Bắc Âu giàu có Bỉ, Áo, Đức, Pháp, Hà Lan

% GDP (1997-2007)

20

Hình 2.3: Chi phí lao động của các nước

Chi phí lao động (1995-2011, 2000 = 100)

(Nguồn: Ameco Database)

Hình 2.4: Thay đổi tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực

% thay đổi

(Nguồn:Ủy ban Châu Âu)

Chính vì vậy mà nhóm GIIPS có khả năng cạnh tranh kinh tế thấp hơn các nước

phát triển khác. Sự mất mát này còn nghiêm trọng hơn so các nước nằm ngoài khối

EU có chi phí lao động chỉ tăng vừa phải và chi phí lao động không trả bằng đồng

euro được hưởng lợi từ việc đồng euro tăng giá 50% so với đồng đô la Mỹ trong giai

đoạn từ 2000-2007.

21

Tuy nhiên tác động của việc suy giảm khả năng cạnh tranh và việc cơ cấu lại

ngành trong nhóm GIIPS cũng khác nhau. Chẳng hạn Hy Lạp đã có sự suy giảm

mạnh nhất về lãi suất và tỷ lệ lạm phát và nền kinh tề nước này cũng đạt sự tăng

trưởng trong nhiều năm do dòng vốn vào (capital inflows) tăng mạnh – giá tri ròng

của tài sản nước ngoài đã giảm từ -5% GDP năm 1995 đến -100% năm 2007. Còn ở

Ireland và Tây Ban Nha thì bong bóng nhà đất đã tiếp sức cho tăng trưởng GDP, từ

năm 1997 đến 2007 giá nhà đất tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 12.5% ở

Ireland và 8% tại Tây Ban Nha so với 4.6% tại Mỹ. Trong cùng thời kỳ, xây dựng

như là một phần trong tổng giá trị sản phẩm đã tăng từ 9.8% đến 13.8% tại Tây Ban

Nha và 7.9% đến 10.4% tại Ireland. Tại Mỹ cũng tương tự vậy nhưng chỉ tăng từ

4.6% lên 4.9%. Hơn nữa ở Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha để thúc đẩy tăng trưởng

sản xuất đã khuyến khích gia tăng nợ tư, giai đoạn 1997-2007 tín dụng trong nước

tăng trung bình hàng năm 155% so với mức tăng 27% của EUN. Đối với Bồ Đào

Nha và Ý là hai nước có ngành xuất khẩu đang phải chịu năng suất lao động thấp và

thị trường lao động thiếu tính linh hoạt. Hơn nữa tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình giảm

4.7% ở Bồ Đào Nha và 5.7% ở Ý từ 1997-2007.

Những khó khăn của GIIPS đã bị trầm trọng thêm bởi những khó khăn liên quan

đến việc phải chịu một chính sách tiền tệ duy nhất chung trong khu vực Euro. Do nếu

không được kiểm soát lãi suất thì Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ireland bị hạn chế trong

việc giải quyết về vấn đề bong bóng nhà đất. Nhưng Bồ Đào Nha và Ý vì tăng

trưởng kinh tế thấp sẽ được hưởng lợi nếu có một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn.

Theo một nghiên cứu gần đây của OECD có thể thấy chính sách lãi suất từ 2001-

2006 khoảng 50 diểm cơ bản là quá cao so với Đức nhưng khoảng từ 300-400 điểm

cơ bản lại quá thấp đối với Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ireland. Những bất đồng ý kiến

trên lại càng tăng thêm khoảng cách cạnh tranh bằng việc kích thích tăng trưởng kinh

tế và chênh lệch tiền lương giữa các nước sau này.

2.1.2.2 Chi tiêu của chính phủ

Tất cà các nước của GIIPS đã bị cám dỗ chi tiêu công mạnh hơn do chi phí đi vay

thấp hơn và nguồn thu từ thuế trong nước đã tăng lên. Đáng lẽ các nước này phải

nhận thấy việc nguồn thu này tăng lên phải được giữ lại hơn là thúc đẩy chi tiêu công

mạnh hơn. Từ 1997-2007 chi tiêu công tính trên đầu người của nhóm này đã tăng

22

76% và đóng góp của chính phủ vào GDP cũng tăng 3.5%. Trong khi đó nhóm EUN

chỉ tăng 34% chi tiêu công và mức đóng góp của chính phủ vào GDP vẫn giữ

nguyên.

Ở Ireland và Tây Ban Nha có mức doanh thu tạm thời tăng để bù trừ với việc gia

tăng chi tiêu, cả hai quốc gia đều đạt thặng dư trung bình ở giai đoạn 2000-2007.

Mặc dù việc thặng dư này còn lớn hơn nhiều so với gần hầu hết các nước thuộc EU

thì sự yếu kém trong ngân sách nhà nước vẫn nỗi lên. Cụ thể là ở Ireland khi mà các

quan chức nước này đã lờ đi những thay dổi theo chu kỳ trong các khoản thu chi để

thâm hụt theo cấu trúc trở nên tệ hơn ( từ 1% GDP năm 2000 đến trên 8% GDP năm

2007 )

Các nước khác thuộc nhóm GIIPS cũng cho thấy bằng chứng về suy thoái tài

chính. Khi tăng trưởng ở Bồ Đào Nha và Ý đã chậm lại vào cuối những năm 1990,

thâm hụt của họ dần dần tăng lên, tăng khoảng 1,3% GDP vào năm 2007. Tại Hy

Lạp, quản lý yếu kém hiển nhiên đã thêm vào những khó khăn, mặc dù có tốc độ

tăng trưởng mạnh nhưng Hy Lạp vẫn thâm hụt trung bình 5% GDP 2000-2007.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã phơi bày lỗ hổng mô hình tăng trưởng

của nhóm GIIPS sau khi gia nhập EU. Thuế thu nhập bị giảm sút dẫn đến tăng

trưởng sản lượng cả nước cũng chậm lại. Bong bóng nhà đất ở Ireland và Tây Ban

Nha bùng nổ thì ngân sách chính phủ càng thêm căng thẳng. Ireland đã buộc phải

giải cứu bằng NSNN khi tác động của nó đã trầm trọng hơn, ước tính chi phí này

chiếm 13.9% GDP, điều này càng tăng thêm khó khăn. Khi suy thoái ở trong nước

xuất hiện, khả năng cạnh tranh thấp của nhóm GIIPS làm ngành xuất khẩu gặp thêm

nhiều thách thức, việc tăng chi phí vay nợ đã làm nợ công ngày càng phình to ra

trong giai đoạn 2007-2009 tăng xấp xỉ 20% GDP .

23

Hình 2.5: Tăng trưởng chi tiêu công hàng năm

%, 1997-2007

(Nguồn: Cơ quan thống kê Eurostat)

2.1.2.3 Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế

Tác động cuộc khủng hoảng tài chính là không nhỏ khi cuối năm 2009 nền kinh

tế EU có tốc độ tăng trưởng -4.08% , cụ thể tốc độ tăng trưởng của Hy Lạp -2.3%,

Ireland là -7.6% còn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý lần lượt là -3.7%, -2.6%, -5% .

Để vượt qua giai đoạn khó khăn này chính phủ các nước đã đưa ra một số giải pháp

như: tăng cường vốn cho ngân hàng, hạ thấp lãi suất, hỗ trợ cho doanh nghiệp; giảm

thuế, kích cầu tiêu dùng và đầu tư, nới lỏng hoạt động trợ cấp của nhà nước đối với

doanh nghiệp ngoài ra tự mỗi nước cũng thực hiện các chính sách riêng: giảm thuế

và tăng chi tiêu của chính phủ. Với những hành động trên thì sang năm 2010 tốc độ

tăng trưởng EU được cải thiện rõ rệt là đã tăng 1.7%, có thể nói các quốc gia khác

trong khu vực Eurozone đều có mức tăng trưởng cuối năm 2010 có nhiều khởi sắc

hơn duy Hy Lạp lại cho thấy tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với năm trước.

Nhưng hành động ngăn chặn suy thoái kinh tế tác động xấu là bội chi ngân sách tăng

lên.

24

Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009

(Nguồn: Cơ quan thống kê Eurostat)

Hình 2.7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010-2011

(Nguồn: Cơ quan thống kê Eurostat)

25

Hình 2.8: Thâm hụt ngân sách 2007-2009

(Nguồn: Cơ quan thống kê Eurostat)

Thất nghiệp sau hậu khủng hoảng tài chính là một gánh nặng lớn đối với các

nước EU khi phải chi một khoản trợ cấp rất lớn mà nguồn này chủ yếu là lấy từ ngân

sách nhà nước, đặc biệt Tây Ban Nha là nước có tỷ lệ cao nhất là 20% , Ireland và

Bồ Đào Nha là những nước cũng có tỷ lệ thất nghiệp là 2 con số

Hình 2.9: Tỷ lệ thất nghiệp 2007-2010

(Nguồn: Cơ quan thống kê Eurostat)

26

2.1.3 Giới thiệu cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp

2.1.3.1 Giới thiệu nền kinh tế Hy Lạp

Hy Lạp gia nhập EU vào năm 1981 và chính thức sử dụng đồng Euro vào 1/2002.

Việc sử dụng đồng euro mang lại cơ hội cho Hy Lạp khi tiếp cận những khoản vay

có lãi suất thấp trên thị trường Eurobond. Điều này dẫn đến một sự gia tăng đáng kể

trong chi tiêu giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao. Từ 1997-2007 tốc độ tăng

trưởng GDP nước này đạt trung bình là 4%, gấp gần 2 lần mức tăng trưởng trung

bình của EU. Cũng như các nước khác, dưới tác động của khủng hoảng tài chính thì

tốc độ tăng trưởng năm 2008 chỉ còn 2%. Nền kinh tế Hy Lạp bước vào suy thoái

năm 2009 do hậu quả của cuộc khủng hoảng, và tác động xấu lên tín dụng, cán cân

thương mại, sức tiêu thụ trong nước – đây là những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng

kinh kế.

Chính vì những con số thể hiện tốc độ tăng trưởng cao vả lãi suất thấp đã che đi

những khuyết điểm lớn của nước này, nhờ cuộc khủng hoảng tài chính mà nó đã

được phơi bày và thêm trầm trọng hơn. Trong năm 2009 mức thâm hụt ngân sách

của nước này đã rất cao đạt gần 15.4% GDP, độ tuổi lao động cao và giá cả trong

nước tăng và sức cạnh tranh suy giảm do hậu quả lạm phát trung bình của Eurozone

tăng mạnh và tính thiếu linh hoạt trong thị trường lao động và năng lực sản suất. Đầu

năm 2010 nhiều nhà kinh tế lo ngại về nợ công của Hy Lạp ( theo báo cáo của

Eurostat nợ công của thực sự của nước này năm 2009 là 126.8% GDP cao hơn so với

báo cáo cũ là 115.1% GDP ). Vì vậy đã đẩy chi phí vay nợ tăng cao trong năm 2010.

Cuối cùng do chi phí vay nợ quá cao vì vậy nước này không thể vay nợ thêm để giải

quyết những khó khăn trong nước. 23/4/2010 chính phủ nước này yêu cầu một

chương trình hỗ trợ khẩn cấp từ các nước thành viên của EU và IMF. Trong đầu

tháng 5 quốc hội Hy Lạp, lãnh đạo các nước EU, ban điều hành của IMF đã thống

nhất gói cứu trợ 3 năm sau đó được gia hạn thêm là 4.5 năm - 110 tỷ euro ( 145 tỷ đô

la ) là sự góp sức của EU, ECB và IMF. Theo chương trình này Hy Lạp đã hứa sẽ

thực hiện các chính sách “ thắt chặt “ nhẳm đưa mức nợ công về mức an toàn và cải

thiện khả năng cạnh tranh của mình để nền kinh tế về lại quỹ đạo tăng trưởng dương.

Cụ thể của chương trình cải cách cắt giảm chi tiêu chính phủ, giảm quy mô của khu

vực công, giải quyết vấn đề trốn thuế, cải cách hệ thống chăm sóc và trợ cấp y tế, tự

27

do hóa thị trường lao động và sản xuất. Đồng thời chính phủ cũng cam kết sẽ giảm

thâm hụt ngân sách dưới 3% vào năm 2014.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 là nguyên nhân đẩy thất nghiệp

tăng cao năm 2009 là 9.4% so với 7.7% (2008). Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến tiếp tục sẽ

tăng năm 2010 là 11.8%, 14.6% (2011), 14.8% (2012), trước khi bắt đầu giảm năm

2013 là 14.3%. Dòng vốn FDI đổ vào nước này đã giảm và những nỗ lực để dòng

vốn này quay trở lại chỉ thành công nếu như Hy Lạp cải thiện sức cạnh tranh của

mình và giải quyết tốt vấn đề tham nhũng, quan liêu. Vào thời điểm này thì Hy Lạp

đang đổ vốn đầu tư vào khu vực Đông Nam Châu Âu nên tình trạng dòng vốn ra của

nước này sẽ còn diễn ra trong một vài năm nữa.

Nền kinh tế Hy Lạp phát triển chủ yếu là ngành dịch vụ (đặc biệt là du lịch),

ngành này đã đóng góp vào GDP nước này hơn 73% . Gần 9% các đội thương

thuyền trên thế giới là của Hy Lạp và cũng là nước mạnh nhất về lĩnh vực này, còn

phải kể đến sự đóng góp quan trọng thuộc lĩnh vực chế biến thùy sản, dệt may, thuốc

lá, hóa chất, dược phẩm, xi măng, kính, viễn thông và thiết bị vận tải. Nông nghiệp

thì lại có tình trạng suy giảm trầm trọng trong thời gian qua khi đóng góp của nó

chưa tới 5% GDP. EU chính là đối tác thương mại chính của Hy Lạp, hơn một nửa

các giao dịch thương mại xuất phát từ các nước trong EU. Cán cân thương mại của

nước này cũng thâm hụt nặng khi nhập khẩu năm 2009 là 64 tỷ đô la còn xuất khẩu

chỉ đạt 21 tỷ đô la. Du lịch và ngành vận tải biển với EU đã một phần bù đắp thâm

hụt nước này.

2.1.3.2 Nguyên nhân gây ra nợ công ở Hy Lạp

♣ Yếu tố trong nước

- Chi tiêu công lớn nhưng nguồn thu cho chính phủ lại thấp

Giai đoạn 2000-2007 tốc độ tăng trưởng GDP của Hy Lạp là 4.3% cao hơn so với

mức trung bình của khu vực Eurozone là 3.1%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao chủ

yếu do tiêu dùng khu vực tư nhân tăng và đầu tư công lớn được tài trợ bởi các nước

EU và chính phủ. Có thể nói trong 6 năm qua chi tiêu chính phủ tăng 87% trong khi

thu NSNN chỉ tăng 31% dẫn đến thâm hụt ngân sách vượt qua ngưỡng cho phép theo

quy định của Eurozone là 3%. Theo nhận định của các chuyên gia thì chính việc

quản lý yếu kém về nợ công, tiền lương hưu và hệ thống y tế, nạn trốn thuế và nói

28

chung là việc “ không duy trì kỷ luật tài chính” là nguyên nhân chính của thâm hụt

tài chính.

Theo báo cáo của OECD năm 2004 chi tiêu hành chính của nước này chiếm tỷ lệ

phần trăm trong tổng chi tiêu công cao hơn nhiều so với các nước khác của OECD.

Sang năm 2009 thì chi tiêu của chính phủ ước tính khoảng 50% GDP. Thành công

của chính phủ Hy Lạp là đã có những bước hiện đại hóa và củng cố trong việc quản

lý công. Tuy nhiên theo nhận định của những nhà chuyên môn thì việc thừa nhân

viên và sản xuất yếu kém trong khu vực công là một trở ngại lớn cho việc cải thiện

kinh tế. Dân số đang có dấu hiệu già hóa – phần trăm số người có độ tuổi trung bình

trên 64 dự kiến sẽ tăng từ 19% năm 2007 lên 32% năm 2060 cũng xem như là một

gánh nặng trong chi tiêu công, cũng theo OECD thì mức lương hiện nay của Hy Lạp

là cao và chính sách chỉ cần phục vụ 35 năm thì có thể được hưởng toàn bộ tiền hưu

trí là rất hào phóng, so với con số 40 năm như nhiều nước khác. Nếu không có kế

hoạch cải cách thì tổng mức tiền lương hưu mà nước này trả cho khu vực công sẽ

tăng từ 11.5% GDP (2005) lên 24% (2050).

Yếu trong việc thu cũng làm ngân sách nước này thâm hụt nặng hơn. Nhiều nhà

kinh tế đã nhận định việc trốn thuế và các khoản thu “chìm” của nền kinh tế là

nguyên nhân thâm hụt nặng. Họ cho rằng nước này cần giải quyết những vấn đề này

nếu thấy việc nâng cao nguồn thu là cần thiết để cải thiện nguồn tài chính của mình.

Theo một vài nghiên cứu thì khoản đóng góp từ nền kinh tế phi chính thức được cho

là dao động khoản 25-30% GDP. Họ cũng đưa ra hàng loạt cách giải thích cho việc

trốn thuế phổ biến là do những mức cao của hệ thống thuế, sự phức tạp trong mã

thuế, quy định quá nhiều và việc quản lý kém hiệu quả trong khu vực công. Giống

như người tiền nhiệm của mình, thủ tướng Papandreou cam kết việc xử lý hành vi

trốn thuế và đóng góp an sinh xã hội. Các chuyên gia cũng lưu ý trong quá khứ chính

phủ nước này đã từng thành công khi pha trộn một số sáng kiến tương tự nhau.

* Kiểm định hồi quy mức thâm hụt ngân sách tác động nợ công của Hy Lạp giai

đoạn 2000-2010 (dữ liệu được lấy từ nguồn Eurostat)

Việc ước lượng các ảnh hưởng bằng định tính ở trên thông qua những con số sẽ

cho chúng ta nhìn thấy tác động của việc thâm hụt ngân hụt ngân sách lên nợ công cụ

thể và dễ hiểu hơn.

29

Hình 2.10: Đồ thị thể hiện hồi quy tuyến tính của nợ công theo THNS

9 0

1 0 0

1 1 0

1 2 0

1 3 0

1 4 0

1 5 0

2 4 6 8 1 0 1 2 1 4 1 6

T H N S

NO

CO

NG

N O C O N G v s . T H N S

Bảng 2.1: Kết quả chạy mô hình

Từ kết quả chạy hồi quy cho thấy thâm hụt ngân sách tăng 1% thì nợ công của Hy

Lạp tăng xấp xỉ 2.9% , với p= 0.023 thì kết quả kiểm định có ý nghĩa, tuy nhiên R2 =

45.23% thì thâm hụt ngân sách chỉ giải thích được 45.23% sự thay đổi của nợ công.

- Suy giảm khả năng cạnh tranh kinh tế

Dependent Variable: NOCONGMethod: Least SquaresDate: 03/17/11 Time: 20:41Sample: 1 11Included observations: 11

VariableCoefficien

t Std. Error t-Statistic Prob.

C 88.70663 8.093657 10.96002 0.0000THNS 2.850864 1.045711 2.726245 0.0234

R-squared 0.452302 Mean dependent var 108.8182Adjusted R-squared 0.391447 S.D. dependent var 14.15640S.E. of regression 11.04338 Akaike info criterion 7.804506Sum squared resid 1097.607 Schwarz criterion 7.876850Log likelihood -40.92478 F-statistic 7.432413Durbin-Watson stat 1.235142 Prob(F-statistic) 0.023368

30

Ngành công nghiệp nước này đang có dấu hiệu khả năng cạnh tranh kinh tế thấp.

Những nhà kinh tế nhận định việc lương cao và sản suất kém là nhân tố tác động

quan trọng. Theo một nghiên cứu thì tiền lương có tốc độ tăng trưởng hàng năm là

5% kể từ khi nước này sử dụng đồng euro, gấp đôi so với các nước khác thuộc

Eurozone. Cùng thời kỳ thì Hy Lạp xuất khẩu cho các đối tác thương mại lớn là tăng

3.8% mỗi năm, còn một nửa tỷ lệ của các đối tác này là nhập khẩu từ nước khác.

Theo một vài nhận định thì Hy Lạp muốn khắc phục khả năng cạnh tranh quốc tế và

giảm thâm hụt hiện tại cần phải tăng năng suất, giảm tiền lương và tăng tiết kiệm

trong nước. Như thảo luận dưới đây thì chính phủ Papandreou bắt đầu giảm tiền

lương ở khu vực công và thúc đẩy xuất khẩu phát triển bằng cách đầu tư vào một số

lĩnh vực mà nước này có lợi thế. Trong quá khứ thì ngành du lịch và vận chuyển

hàng hải là các ngành kinh tế mạnh nhất của nước này.

♣ Yếu tố nước ngoài

- Tăng cường tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp

Việc Hy Lạp tham gia vào Eurozone cũng góp phần vào sự tích tụ nợ của nước

này. Với việc ổn định tiền tệ phụ thuộc vào nền kinh tế lớn mạnh như Pháp, Đức và

một chính sách tiền tệ chung được quản lý bởi ECB càng làm các nhà đầu tư vững tin

vào các nước thành viên của Eurozone. Chính niềm tin này đã khiến các nước như

Hy Lạp, thành viên khác của Eurozone có cơ hội tăng ngân sách nhà nước thông qua

việc vay mượn với lãi suất thấp hơn so với các nước nằm ngoài EU. Thuận lợi này

cũng chính là mắc xích quan trọng trong vấn đề nợ ở Hy Lạp và nợ của Hy Lạp mới

ngày càng lớn. Các chuyên gia kinh tế cũng khẳng định nếu như Hy Lạp không tiếp

cận được nguồn vay nợ với giá rẻ thì nước này đã sớm thực hiện những chính sách “

khắc khổ” và các cải cách phù hợp với nền kinh tế của mình.

- Vấn đề liên quan đến tính bắt buộc trong luật của EU

Hiệp ước bền vững và phát triển (SGP) thông qua 1997 là tiêu chuẩn khi các

nước tham gia gia vào Eurozone đã quy định rõ thâm hụt ngân sách không vượt quá

3% và nợ không vượt quá 60% GDP, với mục tiêu duy trì tính kỷ luật tài chính và có

tính bắt buộc đối với toàn bộ thành viên. Nếu như thành viên nào làm trái với quy

định trên sẽ phải nhận hình phạt từ Ủy ban Châu Âu và Hội đồng Liên minh Châu

Âu, hình phạt có thể là hình thức phạt tiền nhiều hơn 0.5% GDP. Sau đó thì các nước

31

của Eurozone lại cảm thấy khó có thể thực hiện như hiệp ước quy định. Kể từ năm

2003, hơn 30 trường hợp vi phạm và các nước trong EU cố gắng thắt chặt chi tiêu

hoặc ít nhất hứa sẽ thực hiện như vậy. Tuy nhiên lại chưa bao giờ có biện pháp xử lý

hành chính đối với các trường hợp đó, điều này càng hạn chế vai trò của hiệp ước đối

với các thành viên của EU nên các nước như Hy Lạp càng đẩy mạnh nợ nhiều hơn.

Ủy ban Châu Âu đã lưu tâm đến Hy Lạp năm 2004 khi nước này báo cáo sửa đổi

thâm hụt ngân sách nước này là 3.2% GDP. Ủy ban Châu Âu cho rằng “ Chất lựơng

của dữ liệu công là không thỏa đáng và văn phòng thống kê của EU, Eurostat, đã

không xác nhận hoặc đã đơn phương sửa đổi số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Hy

Lạp từ năm 2000 “.

Theo thống kê từ năm 2004-2007 thì Hy Lạp đã vi phạm giới hạn 3% mỗi năm từ

năm 2000. Mức thâm hụt cao nhất là năm 2004 7.9% GDP. Ủy ban Châu Âu cũng

lưu ý là nợ công của Hy Lạp đã vượt quá 100% GDP trước khi nước này tham gia

vào Eurozone. Ủy ban Châu Âu đã rất hài lòng khi Hy Lạp đưa ra những biện pháp

khắc phục năm 2004 và lạc quan tin rằng mức thâm hụt của nước này sẽ giảm xuống

còn 2.6% (2006) và 2.4% (2007). Ủy ban này cũng kết luận “ Cơ quan thống kê của

Hy Lạp đã cải thiện thủ tục của mình dẫn đến chất lượng dữ liệu đã có chất lượng

cao hơn ”. Sau đó thì ủy ban này thông báo mức thâm hụt có thể tăng cao cao trong

năm 2009 khi báo cáo mức thâm hụt Hy Lạp là 3.5% GDP năm 2007, và dự đoán

mức thâm hụt này vẫn còn tăng trong những năm tới. Điều này đưa ra một vấn đề

rộng lớn hơn là một liên minh tiền tệ mà không có một liên minh tài chính.

2.2 Phân tích tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay

2.2.1 Thực trạng nợ công của Việt Nam

Chấn động từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp không chỉ có nguy cơ lan

rộng sang một số quốc gia EU khác mà còn là nỗi lo sợ của những quốc gia đang đối

mặt với nợ công lớn và thâm hụt ngân sách nặng. Việt Nam tuy có tình hình nợ công

ổn định hơn nhưng không có nghĩa chúng ta lơ là việc quản lý nợ công vì tốc độ tăng

nợ công của ta trong thời gian qua cũng đang tiến khá nhanh.

Nợ công của Việt Nam được chính thức công bố tại cuộc họp quốc hội năm 2010

do chịu sức ép từ cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu. Nếu như trước đây tại các kỳ họp

trước tỷ lệ nợ vẫn được báo cáo là nợ chính phủ, thì hiện nay theo quy định nợ công

32

còn bao gồm nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ do chính quyền địa phương vì vậy có

thể nói nợ công còn lớn hơn tỷ lệ nợ của chính phủ nên những con số tại kỳ họp này

vẫn khiến chúng ta không khỏi giật mình. Tổng nợ công của ta năm 2009 là 44.7%

GDP (chính thức của bộ tài chính 41.9%) theo số liệu của WB là 47.5% đứng thứ

44/129 và theo CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ), thì con số này lên tới

52%.

Bảng 2.2: Xếp hạng nợ Chính phủ của Việt Nam năm 2009

(Nguồn: CIA – the World Factbook)

Tuy nhiên so với 2008 tổng nợ công đạt 34.2% GDP (số liệu của Quốc hội là

36.5% ) thì năm 2009 nợ công của Việt Nam đã tăng nhanh. Nhìn từ biểu đồ dưới

đây cũng có thể thấy tình hình nợ công tính trên đầu người qua các năm có xu hướng

tăng, có nghĩa là gánh nặng về nợ đối với mỗi công dân càng lớn.

33

Hình 2.11: Tình hình nợ công tính trên đầu người

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Bước sang năm 2010 tính đến 31/12 nợ công của ta đạt 56.6% (báo cáo của Bộ

tài chính), theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế đối với trường hợp các nước

đang phát triển thì tỷ lệ nợ công và nợ nước ngoài so với GDP hợp lý là dưới 50%

như vậy Việt Nam đã vượt qua mốc này, tuy nhiên tỷ lệ nợ vay trong nước có xu

hướng tăng trong khi ngoài nước lại có xu giảm, đây có thể xem như một nỗ lực tích

cực của chính phủ. Hơn nữa việc xem xét nợ công của một quốc gia có đang gặp

nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng, hiện nay tốc độ tăng trưởng

của ta đạt 5%-7%. Dự đoán trong năm 2011 tỷ lệ nợ công có thể đạt 60% nếu bội chi

ngân sách tiếp tục tăng.

2.2.2 Nguyên nhân của nợ công Việt Nam

2.2.2.1 Thâm hụt NSNN

Tác động của thâm hụt ngân sách lên nợ công là rất lớn bởi vì chính phủ buộc

phải vay nợ để bù đắp khoảng thâm hụt này. Năm 2008 do ảnh hưởng từ cuộc khủng

hoảng kinh tế trong khi tỷ lệ tăng trưởng đạt 6.23% thì lạm phát lại tăng 23%, tỷ lệ

bội chi ngân sách 4.5% GDP. Tổng chi ngân sách nhà nước tăng so với 2007 22.3%

và tăng so với dự toán 118.9%, trong đó chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên

vượt dự toán tương ứng 118.3% và 113.3%. Trong 9 tháng đầu năm 2009 tổng thu

ngân sách đạt 274.4 nghìn tỷ đồng trong khi tổng chi ước tính là 330.2 nghìn tỷ đồng.

Như vậy nguồn thu có dấu hiệu suy giảm do tác động của chính sách miễn, giảm,

34

giãn thuế để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất. Các chính sách chi cho các

khoản khác cũng lớn cụ thể là chi đầu tư phát triển 67.2% ( chi xây dựng cơ bản là

66%), chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng, quản lý Nhà

nước, đoàn thể bằng 69.6%, chi trả nợ và viện trợ bằng 70.7%. Vào cuối năm 2009,

theo báo cáo của chính phủ thì việc thu NSNN của Việt Nam đạt 100.2% so với dự

toán và chi ngân sách đã vượt 8.5% so với dự toán, bội chi NSNN vào khoảng 6.9%

GDP (gần tiến tới mức cho phép là 7%). Có thể nói thu NSNN năm 2009 đạt kết quả

tích cực nhưng tình trạng thất thu, nợ đọng thuế và lãng phí trong chi tiêu NSNN vẫn

còn, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử

dụng đất…Tại kỳ họp quốc hội thứ 8 cuối năm 2010 Chính phủ đã báo cáo số ước

thực hiện thu cân đối ngân sách cả năm đạt 528100 tỷ đồng, tăng 12.7% (58600 tỷ

đồng) so với dự toán. Chính phủ dự kiến sẽ sử dụng khoảng 10.000 tỷ đồng để tăng

chi trả nợ, nhằm giảm số nợ Chính phủ, và dành 3600 tỷ đồng để giảm bội chi xuống

mức 5.95% GDP. Tính đến cuối năm 2010 tổng thu cân đối đạt 559170 tỷ đồng, vượt

21.2% (97670 tỷ đồng) so dự toán, tăng thêm 31070 tỷ đồng so với số đã báo cáo

Quốc hội và mức bội chi NSNN 5.6% GDP (109460 tỷ đồng) đã giảm 10240 tỷ đồng

(giảm 0.6% GDP) so với dự toán và giảm 3640 tỷ đồng (0.2% GDP) so với yêu cầu

của Quốc hội. Chính từ những khả quan của năm trước nên Quốc hội đã chốt mức

bội chi NSNN là 5.3% và tăng thu là 7% trong năm 2011. Tuy nhiên theo số liệu của

IMF và WB lại cho rằng thâm hụt ngân sách của ta năm 2009 đã 9% và đây là dấu

hiệu của thâm hụt lớn và không bền vững. Hơn nữa những con số đẹp như trên lại

đạt nghi vấn cho nhiều người, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng

thu vượt dự toán từ 5%-10% thì có thể chấp nhận được do dự báo có sai số. Nhưng

vượt dự toán quá lớn (21.2%) là vấn đề cần được xem xét, phân tích kỹ hơn do chất

lượng công tác lập dự toán chưa cao, chưa thật sự tích cực, công tác dự báo thu ngân

sách Nhà nước chưa sát thực tế.

Bảng 2.3: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001-2010

Đơn vị: nghìn tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Bội chi ngân sách theo phân loại BTC

Việt Nam

-

40,7

-

48,6

-

64,6

-

66,2

-

115,9

-

116,1

Tỷ lệ trong GDP (%)

35

Bội chi ngân sách -4,9 -5,0 -5,6 -4,5 -6,9 -5,95

(Nguồn: Bộ tài chính Việt Nam)

Bảng 2.4: Vay của Chính phủ để bù đắp bội chi NSNN

ĐVT: tỷ đồng

Năm Số tiền vay trong nước để

bù đắp bội chi NSNN

Số tiền vay nước ngoài

để bù đắp bội chi NSNN

2010 98700 21000

2009 88520 27380

2008 51200 15000

2007 43000 13500

2006 36000 12500

(Nguồn: Bộ tài chính Việt Nam)

Nhìn từ bảng trên thì chính phủ đã vay nợ ngày càng tăng qua các năm để bù đắp

mức thâm hụt ngân sách và có xu hướng vay nợ chủ yếu trong nước nhiều hơn. Mặc

dù bất kỳ quốc gia nào cũng vay nợ để bù đắp thâm hụt là việc làm cần thiết, thì đây

cũng là con dao hai lưỡi bởi vì việc vay nợ nhiều dễ dẫn đến tăng lãi suất thực, tỷ giá

hối đoái tăng và giá cả hàng hóa tăng và có nguy cơ xảy ra lạm phát. Hơn nữa việc

vay nợ quá lớn so với nguồn thu ngân sách sẽ đẩy đến tình trạng mất khả năng thanh

toán các khoản nợ gốc hay lãi khi đến hạn hậu quả chính phủ buộc phải tăng thuế,

hoặc không thì giải quyết bằng việc phát hành tiền.

2.2.2.2 Thâm hụt cán cân thanh toán

Kể từ khi gia nhập WTO Việt Nam đã gia tăng xuất nhập khẩu không ngừng và

tình trạng nhập siêu cũng tăng theo.

36

Hình 2.12: Cán cân thương mại của Việt Nam

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Giai đoạn từ năm 2006-2008 thì tốc độ tăng của xuất khẩu chậm hơn so với nhập

khẩu. Mặc dù từ 2007-2008 thì tốc độ tăng của nhập khẩu giảm đi nhưng giá trị

chênh lệch nhập khẩu so với các năm trước vẫn lớn bởi vì giá cả các mặt hàng trên

thế giới đều tăng, yếu tố thúc đẩy xuất khẩu trong nước nên nhu cầu nhập khẩu các

mặt hàng phục vụ sản xuất khẩu như vải và nguyên phụ liệu dệt may vẫn đạt kim

ngạch cao với 6.8 tỷ USD, tăng 11.5% so với năm 2007, hàng điện tử máy tính và

linh kiện đạt 3.7 tỷ USD, tăng 25.8% so với năm trước. Và những tháng cuối năm

2008 thì nhập khẩu tiêu dùng tăng cao đặc biệt trong lĩnh vực ô tô đạt mức cao kỷ lục

với 2.4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50.4 nghìn chiếc (ô tô

dưới 12 chỗ ngồi 27.5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD). Sang 2009 do ảnh

hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên xuất nhập khẩu đã sụt giảm đáng

kể và đây cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước đó. Năm

2010, kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng và khối

lượng hàng xuất khẩu tăng cao, nhờ đó hoạt động thương mại đã tăng trưởng mạnh.

Mặc dù tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn kim ngạch nhập khẩu,

song trong năm 2010 nhập siêu vẫn rất lớn (12.61 tỷ USD gần tương đương với năm

2009). Tình hình nhập siêu năm 2010 cũng phản ánh 3 vấn đề của nền kinh tế Việt

Nam:

- Nền kinh tế tăng trưởng nóng, nhu cầu tiêu dùng trong nước lớn.

37

- Tiêu dùng, đầu tư trong nước quá lớn làm gia tăng vay nợ nước ngoài và phụ

thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài.

- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là yếu tố đầu vào để gia công và xuất khẩu.

Năm 2010 là năm thứ hai liên tiếp cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt phản ánh

những cân đối nền tảng và rủi ro vĩ mô của nền kinh tế đang ở mức xấu như chênh

lệch tiết kiệm - đầu tư, thâm hụt ngân sách, rủi ro lạm phát và tỷ giá cao kéo theo đó

là sự chậm lại của luồng vốn vào.

2.2.2.3 Khoản nợ lớn từ Vinasin

Tập đoàn kinh tế Vinashin được thành lập ngày 15/5/2006. Đây là tập đoàn hoạt

động sản xuất kinh doanh đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, trên cơ sở

sắp xếp tổ chức lại tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, hoạt động theo mô

hình công ty mẹ, công ty con. Trước đây Vinasin là niềm tự hào của quốc gia khi đưa

lĩnh vực đóng tàu của Việt Nam nằm top 5 nước đóng tàu thế giới. Nhưng niềm tự

hào này đã sớm sụp đổ vào đầu năm 2010, nguyên nhân chính là do cơ cấu quản lý

yếu kém của tập đoàn này và việc giám sát lỏng lẻo của chính phủ, ảnh hưởng từ

cuộc khủng hoảng tài chính nên nhiều hợp đồng lớn bị hủy bỏ, hơn nữa là việc cơ

cấu vốn quá nhiều nợ đã cho thấy dấu hiệu bất ổn cụ thể là tổng tài sản chỉ hơn

90000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9000 tỷ đồng nhưng số nợ lên đến 120000 tỷ đồng theo

thống kê cuối năm 2010. Tác động của vụ vỡ nợ này là không nhỏ vì trong các khoản

nợ của Vinasin theo công bố chính thức bao gồm 750 triệu USD nợ nước ngoài do

Chính phủ bảo lãnh với lãi suất 6.875 %/năm, trả gốc một lần vào ngày 15-1-2016,

trả lãi 6 tháng một lần vào ngày 15-1 và 15-7 hàng năm và 600 triệu USD Vinashin

tự vay nước ngoài, lãi suất Libor 6 tháng + 1.5%/năm (năm 2007 lãi suất bình quân

6.8%/năm) trả nợ gốc 6 tháng một lần vào ngày 25/6 và 25/12 hằng năm mỗi lần trả

60 triệu đô la. Ngoài ra Vinasin cũng đang là con nợ của 10 ngân hàng lớn trong

nước mà chủ yếu là NHTM nhà nước và có đợt phát hành trái phiếu trong nước.

Trước tình hình đó chính phủ đã thực hiện cơ cấu lại Vinasin gồm 3 phần: một phần

giữ lại là Vinashin, một phần nhập về tập đoàn Dầu khí và phần còn lại nhập về tổng

công ty Hàng Hải Việt Nam. Trong tháng 9/2010 tập đoàn này đã nhận hỗ trợ từ

chính phủ khi được dùng 300 triệu USD từ nguồn trái phiếu quốc tế năm 2010 để trả

cho ngân hàng Natixis (Pháp). Thêm nữa là việc chính phủ hoãn thuế, giảm lãi suất

38

0% để trả lương. Đến thời hạn trả nợ cho các ngân hàng nước ngoài nhưng đến giờ

Vinasin vẫn chưa thể trả cả gốc và lãi. Do đó việc phát hành trái phiếu nước ngoài để

tăng vốn của các doanh nghiệp trong nước và lãi suất vay cũng phải trả cao hơn năm

trước. Nguồn vốn đầu tư vào tập đoàn này chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước cụ thể

là từ nguồn thu thuế nên việc tập đoàn này vỡ nợ không chỉ là trách nhiệm của bộ

máy quản lý bên trong mà còn là nợ của chính phủ và nỗi lo của người dân. Vì vậy

vụ việc của Vinasin cũng góp phần làm tăng nợ công nước ta.

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, đã đẩy nợ công tăng cao còn những yếu

tố khác tác động xấu đến nợ công của Việt Nam trong tương lai như là dự trữ ngoại

hối trong những năm qua đều giảm do ảnh hưởng từ việc nhập siêu hậu quả là dự trữ

ngoại hối cuối năm 2010 dưới 10 tỷ USD thấp hơn so với 18.8 tỷ USD (2008), nếu

mức dự trữ quá thấp vẫn kéo dài thì tăng nguy cơ cho các khoản nợ được xem là dài

hạn phải thực hiện cam kết trả nợ sớm hơn trong trường hợp khủng hoảng tiền mặt.

Vì vậy để tăng dự trữ ngoại hối cao hơn trong những năm tới chính phủ đã thực hiện

việc tăng tỷ giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Hơn nữa việc tổ chức Moody hạ bậc tín

nhiệm đã làm cho việc chính phủ muốn vay nợ nước ngoài bị cản trở lớn do lãi suất

trả cao vì vậy việc vay nợ trong nước lại được quan tâm nhiều hơn nhưng với mức

lãi suất trong nước cũng chạy theo tốc độ nhanh khi mà trong giai đoạn gần đây lãi

suất cho vay đã vượt trên 17% do lạm phát trong nước đạt hơn 11% so với năm

2009. Kết quả lả việc vay nợ trong nước để nâng cao hạ tầng của chính phủ cũng

không được suôn sẻ cụ thể là việc phát hành trái phiếu chính phủ.

2.2.3 Cơ cấu nợ công của Việt Nam

Theo quy định chính thức của Luật quản lý nợ công thì nợ công bao gổm nợ

chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương và theo

thống kê thì cuối năm 2009 nợ chính phủ bằng 41.9%, nợ được chính phủ bảo lãnh

bằng 9.8% GDP, nợ của chình quyền của địa phương bằng 0.8% GDP. Ngoài ra cơ

cấu nợ công bao gồm là nợ trong nước và nợ nước ngoài.

2.2.3.1 Nợ trong nước

Nợ trong nước chính là các khoản vay từ người cho vay trong nước. Vì hiện nay

Bộ tài chính vẫn chưa thông báo nợ trong nước do trước đây việc quản lý nợ của

nhiều ban ngành nên việc tập hợp dữ liệu gặp khó khăn. Tuy nhiên để dễ hình dung

39

về nợ trong nước tôi sẽ giới thiệu một vài khoản vay của chính phủ huy động từ

trong nước ( chủ yếu là từ trái phiếu ):

Đợt phát hành trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm 2005 với lãi suất 8.4%/ năm,

thanh toán bằng VND, tiền lãi và gốc được thanh toán 1 lần khi đến hạn. Đối tượng

được mua trái phiếu kho bạc gồm: Người Việt Nam trong và ngoài nước làm việc,

sinh sống hợp pháp tại Việt Nam; các tổ chức xã hội, chính trị, xã hội nghề nghiệp,

quỹ xã hội, quỹ từ thiện, nhưng sẽ không được mua trái phiếu kho bạc bằng kinh phí

ngân sách nhà nước cấp.

Đợt phát hành trái phiếu chính phủ của Bộ tài chính ngày 22/3/2010 có kỳ hạn 2

năm và 3 năm với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, trong đó trái phiếu kỳ hạn 2

năm đem về 430 tỷ đồng (lãi suất 12%), trái phiếu kỳ hạn 3 năm là 170 tỷ đồng (lãi

suất 12.1%)

Ngoài ra thì nợ trong nước còn bao gồm các khoản vay hay tạm ứng khác, các

khoản chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách, nhưng các số

liệu này vẫn chưa được tổng hợp.

2.2.3.2 Nợ nước ngoài

Nợ nước ngoài là các khoản cho vay từ người ngoài nước. Đây là khoản nợ vay

mà mọi người rất được quan tâm bởi vì hiện nay dự trữ ngoại hối của ta đang có dấu

hiệu giảm, hơn nữa tuy vay vốn ODA nhiều có lợi về lãi suất và thời gian trả nợ bên

cạnh là điều kiện phải dùng tư vấn, thiết bị, hàng hóa của nhà tài trợ nhưng giá thành

tính khá cao. Nhưng các khoản nợ này có thể sẽ thu hồi sớm hơn nếu quốc gia vay

nợ có dấu hiệu khủng hoảng nợ đặc biệt khi tỷ lệ của nó chiếm 60% nợ chính phủ.

40

Hình 2.13: Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP

31.40% 32.50%29.80%

39%

0.00%

5.00%10.00%

15.00%

20.00%25.00%

30.00%

35.00%40.00%

45.00%

2006 2007 2008 2009

% GDP

(Nguồn: Bộ tài chính Việt Nam)

Nợ nước ngoài năm 2006, 2007 đều có tỷ lệ chiếm % GDP cao hơn 30% nhưng

sang năm 2008 thì tỷ lệ này 29.8% và sang 2009 tỷ lệ lại này nâng lên 39% bởi vì

năm này việc phát hành trái phiếu quốc tế thuận lợi hơn là trái phiếu chính chủ trong

nước và vay vốn từ WB, Nhật Bản… cũng tăng lên đáng kể do những chỉ số tích cực

về khả năng phục hồi kinh tế và theo đánh giá của Bộ tài chính vẫn nằm trong an

toàn vì theo quy định của WB là tỷ lệ này không vượt quá 50%, dự trữ ngoại hối so

với tổng dư nợ ngắn hạn cũng nằm trong mức an toàn là 290% so với quy định là

200%.

Các khoản vay nước ngoài năm 2009 đa số có lãi suất thấp do vay chủ yếu là

nguồn vốn ODA 74.67% (lãi suất dưới 3%, thời hạn cho vay là 25-40 năm), vay ưu

đãi chiếm 5.41% và vay thương mại 19.92%.

Các khoản vay có lãi suất 1%-2.99% là 19325.39 triệu USD, trên 1.5 tỷ USD là

lãi suất 3%-5.99%, 281.7 triệu USD lãi suất 0-99% và 919 triệu USD ở mức lãi suất

6-10%. Ngoài ra, hơn 1.9 tỷ USD dư nợ còn lại là lãi suất thả nổi theo lãi suất liên

ngân hàng của thị trường London (LIBOR).

Cơ cấu các loại tiền vay nước ngoài cũng đa dạng nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá,

giảm áp lực nghịa vụ trả nợ nước ngoài. Trong đó đồng Yên Nhật chiếm tỷ lệ cao

nhất (38.25%)

41

Hình 2.14: Cơ cấu các khoản vay nước ngoài theo loại tiền

JPY,38.25%

USD,22.95%

EUR,9.21%

Khác,2.94%

SDR,26.64% JPY

USDEURKhácSDR

(Nguồn: Bộ tài chính Việt Nam)

Lãi suất trung bình nợ nước ngoài hiện có xu hướng tăng lên cụ thể là đã tăng

1.54%/năm lên 1.9% (2009) và năm (2010) là 2.1%. Nguyên nhân vì Việt Nam đã

trở thành nước có thu nhập trung bình thấp nên nhiều khoản vay ODA chuyển sang

hình thức ít ưu đãi hơn và hệ số tín nhiệm của ta cũng còn thấp.

Tuy đánh giá của Bộ tài chính thì nợ của ta vẫn nằm trong khoảng an toàn thì theo

bản tin số 6 nợ nước ngoài của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2010 tổng nợ nước

ngoài là 29 tỷ USD đã nâng lên 1 tỷ USD so với 2009 cũng cần phải thận trọng vì

khoản dự trữ ngoại hối của ta hiện đang có xu hướng giảm do nhập siêu. Do Nhật là

chủ nợ lớn của ta hiện nay và kinh tế Nhật cũng đang gặp nhiều sóng gió, dấu hiệu

đồng yên và đồng USD cùng tăng giá là một bất lợi cho ta khi đến hạn trả nợ phải

mua USD rồi lại dùng USD để mua yên thì gánh nặng trả nợ thêm tăng. Trong tương

lai tới chính phủ cũng sẽ thu hẹp tỷ lệ nợ nước ngoài và tăng nợ trong nước.

2.2.4 Đánh giá việc sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam

Mặc dù nguồn vốn ODA đóng góp vào GDP của đất nước chưa tới 6% nhưng nó

là nhân tố quan trọng trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó

vốn ODA vay ưu đãi chiếm hơn 80% và vốn ODA không hoàn lại chiếm 20%. Kể từ

năm 1993 đến nay thì số vốn các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam ngày càng

tăng, ước tính cuối năm 2010 tổng số vốn đạt hơn 64 tỷ USD, riêng số vốn cam kết

42

của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho VN (CG) năm 2010

vào đầu tháng 12/2010 là 7.88 tỉ USD. Điều này cho thấy các nhà tài trợ đánh giá cao

những nỗ lực cải thiện kinh tế và xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên số vốn ký kết thực

sự lại không ổn định và thấp hơn nhiều so với vốn cam kết trung bình chỉ đạt 68%.

Nguyên nhân có thể đến từ năng lực xây dựng dự án của Việt Nam còn hạn chế hoặc

do các thủ tục để tiến hành cho vay còn rườm rà và thiếu sự kết hợp hài hòa giữa nhà

tài trợ và người đi vay nên gây mất nhiều thời gian chờ đợi. Hiện nay Việt Nam sử

dụng vốn ODA chủ yếu là vào các dự án công lớn.

Hình 2.15: Phần đóng góp của ODA vào GDP của Việt Nam giai đoạn 1993-

2009

* GDP (triệu USD)

* * Vốn ODA được giải ngân (triệu USD)

* * * Tỷ lệ vốn ODA được giải ngân trên GDP

(Nguồn: ADB)

43

Hình 2.16: Thu hút vốn ODA của Việt Nam

Thu hút vốn ODA của Việt Nam

0123456

1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010

Năm

Tỉ U

SD

ODA cam kết (Tỉ USD)

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam)

Tình hình giải ngân hơn 17 năm qua theo đánh giá thì vẫn còn chậm theo thống

kê thì tổng số vốn đã được giải ngân đạt trên 28 tỉ USD (năm 2010 giải ngân đạt 3.5

tỉ USD thấp hơn so với năm 2009 là 4.1 tỷ USD). Theo báo cáo từ phía chính phủ thì

tổng số vốn giải ngân từ năm 2006 đến nay chỉ chiếm trên 40% tổng số vốn đã cam

kết, đây thực là một con số khá khiêm tốn và so với mức trung bình khu vực thì Việt

Nam cần phải cải thiện nhiều về việc giải ngân, cụ thể: theo tổ chức WB tỉ lệ giải

ngân trung bình nguồn vốn của WB ở các nước khu vực đạt 19.4%, thì ở Việt Nam

con số này chỉ đạt 11.6%.

Thành quả mà chính phủ Việt Nam sử dụng nguồn ODA là rất khích lệ thông qua

tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 7.2%, tỷ lệ đói nghèo giảm xuống từ 58.1%

năm 1993 còn 14.5% năm 2008…Và đặc biệt một số dự án của Việt Nam đã thực

hiện dưới đây được tổ chức quốc tế xếp loại tốt.

44

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá các dự án thực hiện vốn ODA

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam)

Bên cạch đó thì còn nhiều dự án sử dụng rất lãng phí làm thất thoát ngân sách cụ

thể do các thủ tục phiền hà gây kéo dài thời gian có những dự án phải đợi 4 năm sau

mới thực hiện tiếp. Trong khi đó mỗi nguồn ODA chỉ ân hạn ở một thời gian nhất

định nếu không thực hiện tốt thì chính chúng ta bỏ phí sự ưu đãi từ vốn ODA, ngoài

ra nó có thể gây kìm hãm sự phát triển những lĩnh vực sử dụng vốn ODA. Đây chính

là hiện tượng lãng phí kép về tiền của, gánh nặng nợ công tăng lên, thời gian cho

phát triển. Đặc biệt, mất thời gian đồng nghĩa là mất đi cơ hội phát triển.

Hơn nữa khi Việt Nam trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung

bình thấp (MICS) thì các khoản vay không hoàn lại sẽ giảm đi vì vậy việc thiết thực

bây giờ là phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong tương lai nhưng phải đi kèm với

chất lượng của dự án.

2.2.5 Đánh giá chi phí sử dụng vốn ICOR

Bảng 2.6: Bảng thể hiện ICOR của Việt Nam

1991-95 1996-00 2001-05 2006-09

Tốc độ tăng trưởng của GDP 8.19 6.96 7.51 7.05

45

Tốc độ tăng của tích lũy tài sản 21.14 9.51 11.41 12.31

Tốc độ tăng của tổng vốn đầu tư 31.77 11.47 14.13 15.72

ICOR (Tích lũy tài sản) 2.73 4.51 4.62 6.02

ICOR (Tổng vốn đầu tư) 3.3 6.18 7.04 10.22

(Nguồn: Theo bài báo cáo của cổng thông tin kinh tế Việt Nam )

ICOR khi tính trên tiêu chí tích lũy tài sản đã tăng hơn hai lần từ 2.73 trong thời

kỳ 1991-1995 lên 6.02 (2006-2009), sang năm 2010 thì ICOR của ta cũng được cải

thiện hơn so với 2009 (8) là thấp hơn 6. Cũng từ bảng số liệu trên có thể khoảng cách

của tốc độ tăng tích lũy tài sản và vốn đầu tư là rất lớn và hệ số ICOR từ tích lũy tài

sản phục vụ trực tiếp cho sản xuất thấp hơn rất nhiều so với tổng vốn đầu tư cho nền

kinh tế, điều này cho thấy việc thất thoát, lãng phí rất lớn từ các dự án đầu tư của ta

hoặc do việc tập trung phát triển nhiều cho các ngành công nghiệp thâm dụng vốn.

Hình 2.17: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và hệ số ICOR của Việt Nam

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Nhìn biểu đồ tương quan giữa tốc dộ tăng trưởng và ICOR của Việt Nam trong

giai đoạn 2001-2010 ở trên thì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 6%

nhưng hệ số ICOR là rất cao, so với các nước khác trong khu vực thì hiệu quả sử vốn

của chúng ta là rất kém, cụ thể là: ICOR của Trung Quốc (2001-2006) là 3.9 và tốc

46

độ tăng trưởng hàng năm là 9.7%, Hàn Quốc (1961-1980) là 3 và tốc độ tăng GDP

hằng năm đạt 7.9%, hoặc như Thái Lan với hệ số ICOR là 4.1 nhưng tốc độ tăng

trưởng GDP hằng năm là 8.1% trong giai đoạn 1981-1995 v.v.. Như vậy thì khả năng

cạnh tranh kinh tế đối với các nước khác sẽ càng thấp đi và nhìn bảng đánh giá dưới

đây thì có thể thấy năng lực cạnh tranh của ta càng giảm khi mà hệ số ICOR Việt

Nam càng cao.

Bảng 2.7: Bảng xếp hạng hệ số ICOR

2007 2008 2009

Singapore

Malaysia

Trung Quốc

Thái Lan

Indonexia

Việt Nam

Philippin

Cam-pu-chia

7/131

21

34

28

54

68

71

110

5/134

21

30

34

55

70

71

109

3/133

24

29

36

54

75

87

110

(Nguồn: Theo VnExpress)

Bảng 2.8: Hệ số ICOR (vốn đầu tư) chia theo khu vực kinh tế

1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2009

ICOR 3.3 6.18 7.04 10.22

- Kinh tế nhà nước 2.83 9.9 9.78 25.31

- Kinh tế ngoài nhà

nước

2.14 2.85 4.15 5.1

- Kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài

5.04 8.75 13.54

1991-2000 2001-2009

ICOR 4.74 8.78

- Kinh tế nhà nước 6.37 17.55

47

- Kinh tế ngoài nhà

nước

2.5 4.62

- Kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài

5.04 11.14

(Nguồn: Theo bài báo cáo của cổng thông tin kinh tế Việt Nam )

Theo dữ liệu trên thì nguồn vốn đầu tư đổ vào khu vực nhà nước là rất lớn và cao

hơn nhiều so với 2 khu vực còn lại, điều này được phản ảnh qua hệ số ICOR ở trên.

Một phần là do khu vực nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, y tế,

giáo dục, hỗ trợ khó khăn cho dân tộc miền núi và còn đầu tư vào các dự án phi lợi

nhuận khác... Tuy vậy thì ICOR tại khu vực nhà nước cao cũng phản ảnh tình trạng

do chất lượng đầu tư kém, tham nhũng, thất thoát hoặc lãng phí đầu tư.

Ngược lại thì khu vực ngoài nhà nước lại cho thấy sử dụng vốn đầu tư hiệu quả

hơn so với hai khu vực khác, nhưng hệ số ICOR thấp lại phản ánh việc khu vực này

gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư để cải thiện công nghệ và năng

suất lao động.

Đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì ICOR cũng rất cao chỉ sau

khu vực nhà nước, từ giai đoạn 1991-2000 sang giai đoạn 2001-2009 thì ICOR tại

đây đã tăng hơn 2 lần, minh chứng cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam hiện

nay tương đối hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài so với các nước láng giềng khác, đặc

biệt là khi Việt Nam thực hiện nhiều cải cách kinh tế từ năm 2000 với nỗ lực trở

thành thành viên của WTO năm 2007. Theo một khía cạnh khác do khả năng hấp thụ

nguồn vốn này trong nước cho phát triển cơ sở hạ tầng còn thấp và cần nâng cao cải

cách các thủ tục hành chính, cũng như kỹ năng quản lý là những yếu tố góp phần vào

hệ số ICOR tương đối cao thuộc khu vực này.

2.2.6 Đánh giá mức độ thất thoát, tham nhũng trong đầu tư công

48

Hình 2.18: Tỷ lệ đầu tư công tính theo GDP

TỶ LỆ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG GDP (%)

20.2 21.2 21.4 20.6 19.6 19.3 1917.3

14.117.3 16

0

5

10

15

20

25

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

(Nguồn: Bộ tài chính Việt Nam)

Tỷ lệ đầu tư công so với GDP qua các giai đoạn có xu hướng giảm, cụ thể như

2000-2003 thì tỷ lệ này đạt trung bình là 21% thì sang 2004-2007 tỷ lệ trung bình

này giảm còn 18.8% và 2008-2010 còn 16%. Trong khi các nước trong khu vực chỉ

dưới 5% như Trung Quốc là 3.5% và Indonexia là 1.6%... so với nước ta thì tỷ lệ đầu

tư công hiện nay là còn quá cao. Tuy lượng vốn đầu tư đổ vào khu vực này là rất lớn

nhưng hiệu quả mà nó đem lại rất thấp theo đánh giá từ hệ số ICOR ở trên. Qua

những nhận định trên thì có thể thấy là mức độ thất thoát, tham nhũng trong đầu tư

công là rất lớn.

Nếu như những con số báo cáo của Kiểm toán nhà nước về tình trạng thất thoát

NSNN năm 2005 là 7622.5 tỷ đồng thì sang năm 2008 con số này tăng gần gấp 2 lần

là 14768 tỷ đồng. Theo tình hình hiện nay thì những con số về tình trạng thất thoát

do đầu tư công còn tăng gấp nhiều lần hơn so với báo cáo năm 2008, tiêu biểu như

hàng loạt các vụ lỗ của DNNN như Vinasin 120000 tỷ đồng , tổng công ty Thép Việt

Nam lỗ 791 tỷ đồng (2009) v.v..., thêm nữa là hàng loạt công trình có vốn đầu tư nhà

nước bị rút ruột như: tượng đài Điện Biên Phủ với vốn đầu tư 49.1 tỷ đồng chỉ chưa

đầy 10 năm nhưng tình trạng đã xuống cấp nghiêm trọng khi xuất hiện hàng loạt các

vết hoen rỉ do bị rút 100 tấn đồng, công trình gia cố chống sạt lở hạ lưu cống xả tràn

xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ bị rút hơn 10 tỷ đồng, dự án mở rộng cảng Cái

Lân gây thất thoát 36.7 tỉ đồng, hàng loạt dấu hiệu những con đường kém chất lượng

được xây dựng với số tiền hàng tỷ mà chỉ trong vài năm sau khi hoàn tất thì xuất hiện

49

hố tử thần, sạt lở v.v..Chung quy thì những sai phạm ở trên đều xuất phát từ việc

tham nhũng có hệ thống của những người nắm giữ chức quyền như vụ PMU 18.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự giám sát có phần lỏng lẻo từ phía nhà nước, việc dàn

trải các dự án, pháp luật xử phạt đối với tham ô còn chưa cứng rắn, sai sót từ những

tính toán khi mới ban đầu lập dự án, thủ tục xét duyệt rườm rà v.v..

2.2.7 Tác động của nợ công Việt Nam đến tình hình kinh tế vĩ mô

2.2.7.1 Mức an toàn của nợ công Việt Nam

Bảng 2.9: Mức an toàn của nợ công Việt Nam

Chỉ tiêu Tính đến

31/12/2009

Quy định của thủ

tướng

Quy định của

Worldbank

Nợ công so với GDP 52.6% Trung bình

Nợ chính phủ so với

GDP

41.9% An toàn

Nợ nước ngoài của

quốc gia so với GDP

39% An toàn Trung bình

Nghĩa vụ trả nợ của

chính phủ so với thu

NSNN

15.8% An toàn

Nghĩa vụ trả nợ nước

ngoài so với xuất

khẩu, hàng hóa và

dịch vụ

4.2% An toàn Bền vững

Dự trữ ngoại hối so

với tổng nợ ngắn hạn

290% An toàn

Trả nợ nước ngoài

của chính phủ so với

thu NSNN

5.1% Bền vững

(Nguồn: Tổng hợp theo Bộ tài chính, Worldbank)

Theo đánh giá sơ bộ từ những tiêu chí trên thì nợ công Việt Nam hiện nay đang

nằm trong giới hạn khá an toàn và không có dấu hiệu của khủng hoảng nợ sẽ xảy ra.

Vì thế báo cáo cuối năm 2010 vẫn nhận được những dấu hiệu tích cực như tốc độ

50

tăng trưởng đạt 6.78% cao hơn năm 2009, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu

dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2010 tăng 24,5% so với năm trước, xuất nhập

khẩu đều trên 20%, tỷ lệ lao động có việc làm cũng tăng so với 2009, thị trường

chứng khoán năm 2010 tuy có nhiều phiên giảm điểm liên tục nhưng gần cuối năm

cũng có dấu hiệu tăng trưởng, các nhà đầu tư ngoại liên tục mua ròng và nhiều doanh

nghiệp vẫn đăng ký lên sàn, xu thế dòng chảy nguồn vốn FDI vẫn tăng ổn định... Tuy

vậy thì tác động của việc chi tiêu ngân sách lớn cũng là một phần đưa lạm phát Việt

Nam năm 2010 trên 10% nhưng đây không phải là nguyên nhân chính, vì tác động

tới lạm phát còn chịu ảnh hưởng của giá cả thế giới tăng, thiên tai, tiền đồng bị mất

giá, hệ số ICOR cao.

2.2.7.2 Nợ công và tăng trưởng kinh tế

Hình 2.19: Nợ công, tăng trưởng kinh tế, lạm phát của Việt Nam

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

2005 2006 2007 2008 2009 2010

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

Nợ công (% GDP)

Tăng trưởng (%)

Lạm phát (%)

(Nguồn: Tổng hợp theo tổng cục thống kê Việt Nam)

Theo biểu đồ trên ta có thấy nợ công và tăng trưởng kinh tế gần như có sự thay

đổi cùng hướng trong giai đoạn 2005-2008, nhưng đáng lưu ý là nợ công năm 2006

sụt giảm một lượng khá lớn từ trên 60% GDP xuống mức gần 50% GDP nhưng tốc

độ tăng trưởng hầu như không đổi, lạm phát dưới 8% và thấp hơn so với tăng trưởng

kinh tế, đây có thể xem là năm thành công nhất của Việt Nam. Bước sang năm 2008

do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng

cũng đi xuống, việc vay mượn trở nên khó khăn hơn do phải tăng lãi suất trái phiếu

của chính phủ mới thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nên nợ công của ta năm 2008

51

giảm một chút so với 2007, lạm phát tại thời điểm này cũng tăng cao đột biến do

nguyên nhân chính là giá cả thề giới đều tăng cao, cung tiền tăng nhanh từ các năm

trước và một phần do tỷ lệ đầu tư tăng nhưng hiệu quả thấp.

Năm 2009 vì muốn cứu nền kinh tế không rơi vào suy thoái và kích thích tăng

trưởng nên Việt Nam đã vay nợ nhiều hơn thông qua việc phát hành trái phiếu chính

phủ trong và ngoài nước và thực hiện các biện pháp điều chỉnh vĩ mô về tỷ giá và lãi

suất nên lạm phát Việt Nam đã được kiềm chế dưới 7%.

Năm 2010 thì nợ công vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ

tầng, giáo dục, y tế vì vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 tiếp tục tăng so với

2009 bên cạnh là tốc độ tăng của lạm phát cũng tăng vượt bậc so với năm trước. Đến

lúc này thì việc giải quyết vấn đề lạm phát tại Việt Nam chính là phải cải thiện hệ số

ICOR.

Nhìn chung, tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế là tích cực cho dù lạm

phát từ năm 2008 trở về sau là rất cao tuy nhiên yếu tố chính gây ra lạm phát tăng

xuất phát từ hiệu quả đầu tư quá thấp đặc biệt là khu vực nhà nước. Nhưng nếu mức

nợ công của Việt Nam tiếp tục gia tăng thì lạm phát sẽ càng tăng cao dẫn đến tiền

đồng mất giá và việc trả nợ nước ngoài càng lớn rồi mất khả năng thanh toán cuối

cùng là đi đến khủng hoảng nợ diễn ra như Hy Lạp: tăng trưởng kinh tế âm, thất

nghiệp gia tăng, dòng vốn đầu tư giảm...Vì vậy những năm tới là giảm nợ công để

hướng tới tăng trưởng bền vững hơn.

2.3 Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu

Nợ công xảy ra ở Châu Âu là hồi chuông thức tỉnh cho các quốc gia khi đang lạm

dụng nợ lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà xem thường tác hại mà nó gây ra. Do

đó việc rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng này sẽ giúp Việt Nam đưa ra

những giải pháp phù hợp với mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững và ổn định.

Sau đây là một số bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, chi tiêu ngân sách phải được giám sát chặt: mặc dù chi tiêu chính phủ

tăng sẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng đặc biệt giúp nền kinh tế khôi phục lại từ

sau cuộc khủng hoảng tài chính, đây cũng là mặt trái khi nền kinh tế tăng trưởng quá

nóng sẽ dẫn lạm phát tăng nhanh, chi tiêu nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế,

giáo dục v.v..nhưng không chú trọng đến chất lượng và sự cần thiết cũng sẽ dẫn đến

52

lãng phí, tạo điều kiện cho tham nhũng, tăng thuế để bù đắp. Nếu thu không bù nỗi

chi thì quốc gia đó phải vay nợ nhiều bù đắp, nợ vay càng nhiều không có khả năng

trả nền kinh tế sẽ suy yếu đi và Hy Lạp chính là minh chứng cụ thể cho việc chi tiêu

công lớn mà không có sự quản lý chặt từ bộ máy nhà nước.

Thứ hai, không nên vay nợ nước ngoài quá nhiều: vay nợ nước ngoài tuy có lợi

là hưởng được lãi suất thấp hơn trong nước ( đặc biệt là vốn ODA ) và có thời gian

trả nợ dài hơn. Chính vì vậy mà thúc đẩy việc tăng nhu cầu vay nợ quốc tế song rủi

ro về tỷ giá, mức độ dự trữ ngoại hối cũng là vấn đề phải quan tâm, việc vay nợ nước

ngoài cũng phải đi kèm một vài điều kiện như: sử dụng máy móc của chủ tài trợ, trả

phí dịch vụ cao v.v…trong khi đó việc vay nợ trong nước cũng làm triệt tiêu các rủi

ro trên. Lúc gặp trường hợp tệ nhất là không có khả năng thanh toán cho các chủ nợ

này thì thời hạn trả sẽ bị rút ngắn lại và còn bị các tổ chức quốc tế hạ bậc tín nhiệm

nợ.

Thứ ba, tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu: Hy

Lạp và Tây Ban Nha là hai quốc gia mà khả năng cạnh tranh kém hơn so với các

nước khác do lương lao động ở đây quá cao dẫn đến giá cả hàng hóa và dịch vụ cũng

tăng và giá trị của đồng euro cao hơn so với các nước không tham gia Eurozone gây

thêm bất lợi về xuất khẩu với những nước này.

Việt Nam tuy có lợi về chi phí lao động thấp thì bất lợi về trình độ lao động còn thấp,

năng suất lao động tuyệt đối vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, cơ

sở hạ tầng còn thiếu v.v…nên khả năng cạnh tranh so với Thái Lan, Singapore,

Trung Quốc v.v… thì ta còn một khoảng cách.

Thứ tư, quản lý hoạt động tín dụng: Ireland là minh chứng cụ thể khi phải chi

tiền cứu trợ hàng loạt ngân hàng có nguy cơ phá sản đã làm thúc đẩy thâm hụt ngân

sách này thêm tồi tệ và vay nợ là điều tất yếu, hậu quả từ việc ngân hàng nước này

cho vay mạnh trong thời kỳ tăng trưởng nóng và bong bóng bất động sản. Lúc thị

trường bất động sàn sụp đổ cũng là lúc nợ xấu của các ngân hàng tăng nhanh và nguy

cơ sụp đổ càng đến gần. Tín nhiệm của nhà đầu tư giảm, tác hại đến khả năng phát

triển kinh tế trong những năm sau.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua tăng nhiều hơn

so với mục tiêu đề ra nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng so với 2009 là 0.04% không phải vì thế

53

mà chúng ta chủ quan bởi vì biến động lãi suất tăng cao và việc một số ngân hàng

vẫn chưa thực hiện đúng theo quy định tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng…Vì vậy

hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng cần phải theo dõi.

Thứ năm, khai báo thành thực về nợ: Hy Lạp sau khi gia nhập khu vực Eurozone

đã hưởng đặc quyền vay nợ với lãi suất thấp vì muốn được tiếp tục vay để chi tiêu

công nhiều hơn nên chính phủ trong nhiều năm qua đã ghi sai lệch toàn bộ các chỉ

tiêu thực, điều này ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ trên thế giới.

Thứ sáu, xem xét các quyết định đầu tư lớn: không phải bất cứ dự án đầu tư lớn

nào cũng đem lại hiệu quả như việc Hy Lạp chi một khoản tiền lớn cho thế vận hội

mùa hè Athens 2004 với quy mô hoành tráng nhất trong lịch sử và khoản chi tiêu 12

tỷ euro cao hơn so với con số dự kiến là 10 tỷ euro, mục tiêu của nước này là quảng

bá cho hình ảnh đất nước mình đẹp hơn và tăng vị thế trên trường quốc tế. Tuy

Olympic năm đó Hy Lạp đã nhận được nhiều lời khen ngợi nhưng thâm hụt của Hy

Lạp ngày càng tăng và hậu quả là khủng hoảng nợ 2010 bùng nổ, hình ảnh tốt đẹp

mà trước đây nước này xây dựng cũng tan thành mây khói và Hy Lạp giờ đây chỉ là

một con nợ lâm nạn.

Việt Nam cũng đã nhận được bài học cay đắng từ Vinasin khi chính phủ đầu tư

vào đây với số tiền lớn nhưng cuối cùng Vinasin chỉ còn là bóng của mình, đứng trên

khoản nợ kếch xù, phải chia năm xẻ bảy.

Thứ bảy, cải thiện cán cân thương mại: tuy có nhiều nghiên cứu thực tế cho rằng

thâm hụt cán cân thương mại chưa hẳn là xấu nếu như nhập khẩu chủ các hàng hóa

nhằm phục vụ sản xuất trong nước và hỗ trợ cho xuất khẩu phát triển trong tương lai.

Cho dù thế thì mức thâm hụt cũng không phải quá lớn như tình trạng của Hy Lạp khi

mà xuất khẩu khoảng 24.4 tỷ đô la (2006) còn nhập khẩu là 59.1 tỷ đô la (2006), vì

đây cũng là nguồn thu ngoại tệ để trả các khoản nợ nước ngoài và giảm thâm hụt

ngân sách do chi tiêu lớn.

Nước ta hiện nay cũng đang phải đối mặt với việc xuất khẩu trong nước tăng

chậm hơn so với nhập khẩu và thâm hụt cán cân thương mại nhiều năm qua làm cho

dự trữ ngoại hối chúng ta có xu hướng giảm trầm trọng. Mặc dù cho tới bây giờ

chính phủ vẫn hoàn trả các khoản vốn và lãi nợ nước ngoài đúng hạn nhưng nếu đà

thâm hụt tiếp tục tăng thì ta sẽ nguy cơ trở thành một Hy Lạp trong tương lai vì các

54

khoản nợ phải trả sẽ ngày càng nhiều, một phần là do đến hạn phải trả, phần khác là

do bất lợi từ tỷ giá sẽ khiến các khoản nợ nước ngoài càng thêm phình to hơn.

Thứ tám, vay nợ phải phù hợp với kinh tế, tài chính quốc gia: không phải bất kỳ

quốc gia nào có tỷ lệ nợ công vượt qua 60% GDP đều có rủi ro vỡ nợ cao như Đức

(77%), Pháp (80%).. Bởi vì, họ có nền kinh tế dựa trên một nền tảng phát triển công

nghiệp vững chắc từ rất lâu với trình độ kỹ thuật cao, đời sống của người dân tốt (

thu nhập cao và được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe tốt ) và cơ sở hạ tầng hiện

đại. Vì vậy cho dù nợ công của họ ở mức cao nhưng họ vẫn cầm cự được trái ngược

với nền kinh tế Hy Lạp không có những thế mạnh như trên nhưng vẫn vung tay quá

trán và vượt qua khả năng trả năng nợ.

Việt Nam hiện nay vẫn được xem là tỷ lệ nợ an toàn nhưng không phải là ta có

thể vay nợ nhiều hơn vì trước những biến động kinh tế thế giới và trong nước thì ta

phải còn gặp nhiều khó khăn nếu tăng thêm nợ thì càng tăng thêm nỗi lo, hơn nữa

với tiềm lực hiện nay thì khả năng trả nợ lớn là không thể.

Thứ chín, kiểm soát hoạt động thu thuế trong nước: một phần quan trọng đẩy Hy

Lạp vào tình trạng nợ như hiện nay là do việc trốn thuế ở đây đã quá phổ biến chính

bởi sự không nghiêm trong việc quản lý của nhà nước. Đây chính là bài học đắt giá

mà Việt Nam cũng cần phải quan tâm đến tình hình trong nước khi mà nạn buôn lậu

càng thêm lộng hành và những mưu mẹo tinh vi của nhiều doanh nghiệp đang tìm

cách trốn thuế bằng cách dựa vào từ những lỗ hổng của luật đề ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Khởi đầu năm 2010 là một năm không thành công và đầy sóng gió đối với Châu

Âu do tác động của khủng hoảng nợ công mà ngòi nổ ban đầu là xuất phát từ Hy Lạp

sau đó là Ireland và tiếp theo là hàng loạt các nước có nguy cơ lớn như Ý, Tây Ban

Nha, Bồ Đào Nha. Để giải cứu tình hình không trở nên tồi tệ hơn thì EU, ECB và

IMF đã tung ra các gói cứu trợ không chỉ giúp đỡ cho Hy Lạp, Ireland là những quốc

gia bị nặng nề nhất mà trong đó còn hỗ trợ các nước khác của EU. Nguyên nhân chủ

yếu đi đến cuộc khủng hoảng ngoài yếu tố trực tiếp là thâm hụt ngân sách báo động

của các nước, còn do những bất lợi từ việc gia nhập khu vực Eurozone khi sử dụng

chung đồng tiền euro và trách nhiệm về thái độ thiếu nghiêm minh trong việc xử phạt

55

các trường hợp vi phạm theo quy định khi gia nhập của EU, bên cạnh đó là những lý

do khác nhau ở mỗi nước. Tuy nhiên những gói cứu trợ trên chỉ mang tính cấp thời

nó không giúp các nước này thoát khỏi tình trạng nợ công ngập đầu nếu không có

những giải pháp mang tính lâu dài hơn. Nhưng cũng chính từ cuộc khủng hoảng này

mà chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm quý giá về việc có vay thì có trả và

tránh đi trên những vết xe đổ như Hy Lạp.

Việt Nam tuy không rơi vào trường hợp tệ như Hy Lạp hay Ireland và chúng ta

tính đến nay vẫn hoàn trả đầy đủ các khoản nợ khi đến hạn nhưng những con số về

thâm hụt ngân sách đang ngày càng tăng, cán cân thương mại thâm hụt nhiều năm

liền, nợ công mỗi năm đều tăng hơn năm trước v.v…đều là những báo động cho Việt

Nam cần phải đưa ra hướng đi cải thiện tình hình nợ công trong nước.

56

Chương 3:

GIẢI PHÁP CHO KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU VÀ ĐỀ

NGHỊ HƯỚNG ĐI TƯƠNG LAI CHO CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM

3.1 Giải pháp cho khủng hoảng nợ công ở Châu Âu

● Đối với Hy Lạp thì giải pháp tốt nhất là thực hiện giảm chi tiêu ở khu vực công và

tư nhân, tăng thuế đồng thời áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm hạn chế về tham

nhũng và nạn trốn thuế để giảm thâm hụt ngân sách. Đi kèm với nó là tình trạng thất

nghiệp tăng cao và thu nhập người dân bị sụt giảm cao hơn so với những dự báo

trước đó mả chính phủ buộc phải chấp nhận.

Chính phủ cũng phải nghiêm túc xem xét lại cơ cấu các khoản nợ và thương

thuyết với các chủ nợ việc gia hạn nợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình đi

đến một giải pháp tối ưu.

Cải thiện cán cân thương mại bằng cách thúc đẩy xuất khẩu đặc biệt là những

ngành có lợi thế như dệt may, hóa chất, xi măng, kính...và giảm nhập khẩu. Khả

năng cạnh tranh kinh tế so với các nước khác muốn thay đổi tích cực thì cần giảm

lương nhân viên.

Trong trường hợp việc cải thiện khả năng cạnh tranh không đạt kết quả tốt dù đã

thực hiện nhiều cố gắng thì việc rút khỏi khu vực Euro là điều cần làm, đi kèm là tái

cấu trúc lại các khoản nợ vay.

● Đối với Ireland cũng tiếp tục chính sách giảm thâm hụt ngân sách bao gồm việc

tăng thuế, giảm độ tuổi về hưu, cắt giảm trợ cấp an sinh xã hội, lương khu vực công.

Tái cân bằng nền kinh tế từ việc phát triển thị trường tài chính và dịch vụ sang

thúc đẩy xuất khẩu.

Khuyến khích triển khai chương trình quản lý tài chính linh hoạt để các ban

ngành chức năng kịp thời có giải pháp khi có sự cố.

● Đối với Ý thì cần phải đặt chỉ tiêu, lập kế hoạch để giảm thâm hụt ngân sách dưới

4% trong vòng 3 năm. Nâng cao hiệu quả phát triển lĩnh vực dịch vụ. Đề ra các chính

sách mạnh tay đối với tham nhũng bao gồm chế tài và hình thức phạt tù hoặc tử hình.

● Đối với Bồ Đào Nha thì cần tăng khả năng linh hoạt trong thị trường lao động như

việc giảm lương. Cải thiện cơ sở vật chất và trình độ lao động nhằm thu hút sự quan

tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và tăng năng suất lao động. Đề ra những chính

57

sách để sửa chữa khuyết điểm của môi trường kinh doanh như việc đăng ký thành lập

công ty, nộp thuế, cho vay.

● Đối với Tây Ban Nha thì cần phải giảm mức thâm hụt dưới 8% trong 3 năm. Tăng

khả năng cạnh tranh và giảm các hàng rào nhập khẩu để giảm giá cả trong nước.

Giảm chi phí trợ cấp thất nghiệp và tiền thất nghiệp mà người làm công được hưởng

nhằm hạn chế việc thiếu lao động của nước này.

● Đối với các nước Đức và các quốc gia giàu có khác của EU nên mở rộng nhu cầu

nội địa trong nước 1% trong ba năm nhằm bù đắp cho các tác động của giảm phát khi

thực hiện điều chỉnh tài chính của các nước GIIPS, chung tay giúp đỡ nhóm nước

này cải thiện cán cân thương mại. Chấp nhận lạm phát cao để tỷ lệ này tính trên cả

EU không dao động lớn so với năm trước.

● Đối với các nước thuộc khu vực Euro

- Duy trì một chính sách tiền tệ mở rộng để tăng trưởng cao trong thời gian dài.

- Yêu cầu các nước sẽ nhượng một số quyền tự chủ tài chính như cung cấp các

thông tin bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, năng suất lao động, cán cân thanh

toán cho các nước thành viên còn lại.

- Cho phép các nước khác thuộc thành viên EU bên cạnh ủy ban Châu Âu và

IMF quyền thảo luận, đề xuất, giám sát hoạt động của nhóm nước GIIPS cũng

như đưa ra các hình thức xử phạt phù hợp.

- Thắt chặt các chỉ tiêu khi gia nhập khu vực Eurozone, ngoài những chỉ tiêu đã

đề chung thì các nước mới khi gia nhập phải đảm bảo tình hình tài chính ổn

định cho dù xảy ra các biến cố lớn. Mặc dù không đưa ra quy định chung về

mức tài chính quốc gia cụ thể mà tùy theo tình hình kinh tế của từng nước

nhưng vẫn phải xem xét cấu trúc nợ và các chỉ số khác có đủ an toàn theo tiêu

chuẩn quốc tế không.

- Thực hiện việc công bố thông tin tài chính minh bạch và rõ ràng, áp dụng hình

thức xử phạt nếu cần thiết.

3.2 Kiến nghị và giải pháp cho chinh sách quản lý nợ công Việt Nam theo hướng

bền vững

● Công khai minh bạch các số liệu về nợ công và nhanh chóng kịp thời cập nhật

thông tin rộng rãi cho toàn dân cụ thể như sau:

58

Công bố các thông tin danh mục nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính

phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, nợ trong nước, nợ nước ngoài; các chỉ tiêu

đánh giá ngưỡng nợ an toàn, bền vững; các chỉ tiêu giám sát nợ, chiến lược vay và

trả nợ của quốc gia và tất cả sẽ được đăng trên website của Bộ tài chính, được cập

nhật 6 tháng một lần. Để đảm bảo tất cả người dân đều biết về nợ công thì chính phủ

cũng nên đăng tải thông cáo hướng dẫn người dân cập nhật thông tin về nợ công và

giải thích rõ ràng vai trò, tác động của nợ công đến đời sống kinh tế như thế nào trên

truyền hình, truyền thanh, báo chí v.v..

● Thiết lập một chương trình cắt giảm và ngăn chặn thất thoát trong chi tiêu công cụ

thể là:

- Giao chỉ tiêu cắt giảm chi tiêu công trong khoản thời gian nhất định chẳng hạn

như chỉ tiêu cắt giảm 3% trong 1 quý từ trung ương đến địa phương.

- Rà soát và cắt giảm các khoản chi tiêu công không cần thiết đặc biệt là hành

chính như chi cho các khoản họp hội nghị, đón tiếp và các chuyến đi công tác

và cải tổ việc sử dụng xe công.

- Hoàn thiện cơ chế pháp lý về tiêu chuẩn, chỉ tiêu, định mức trong hoạt động

đầu tư xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động xây dựng nhằm nhanh

chóng phát hiện các trường hợp sai phạm gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư

nhà nước.

- Xây dựng hình thức đấu thầu công khai minh bạch và mọi thông tin đều phải

được đăng tải trên trang website của nhà nước, báo chí, truyền hình. Mọi cá

nhân, tổ chức vi phạm ngoài hình thức xử phạt còn phải được công bố danh

tính trên khắp phương tiện đại chúng.

- Cải cách các thủ tục hành chính cồng kềnh về xét duyệt, thẩm định dự án

nhằm tiết kiệm tiền của NSNN và thời gian chờ đợi xây dựng dự án.

- Nâng cao năng lực, nghiệp vụ, đạo đức cho cán bộ quản lý như mở các

chương trình đào tạo kiến thức cơ bản và tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu

kinh tế thị trường và kiến thức liên quan đến công tác quản lý đầu tư và xây

dựng.

59

- Các dự án đầu tư khi các bộ, ngành, địa phương để làm thất thoát quá lớn thì

áp dụng biện pháp giảm vốn đầu tư cho các đợt sau nhằm nâng cao trách

nhiệm quản lý của cán bộ đồng thời trong một vài trường hợp nghiêm trọng

thì người quản lý cao nhất phải chịu kiểm điểm và bị giáng cấp.

● Thúc đẩy việc gia tăng xuất khẩu nhằm bổ sung dự trữ ngoại hối trong nước như

sau:

- Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng khác ngoài thị trường

truyền thống là Mỹ, Nhật Bản, EU...vừa giảm được áp lực tỷ giá USD và

tránh bị động, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống nếu có biến

động xảy ra ở đây đồng thời lại giúp đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu tăng

nhiều hơn.

- Nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm

đầu vào quan trọng phục vụ cho xuất khẩu vừa giúp ngành xuất khẩu giảm

nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào với giá thành cao do áp lực tỷ giá và

chủ động nhận nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu hơn.

- Các chính sách hỗ trợ từ chính phủ đối với ngành xuất khẩu đặt biệt là những

mặt hàng chủ lực như: dệt may, chế biến thủy sản...như là: giảm thuế, chính

sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, vay ưu đãi để phục vụ nâng cao công nghệ,

chất lượng sản phẩm.

- Phát triển công tác nghiên cứu và dự báo thị trường xuất khẩu nhằm đối phó

với những biến động lớn có thể xảy ra: khủng hoảng tài chính, giá cả thế giới

tăng... để đưa ra những chiến lược phù hợp tùy theo từng hoàn cảnh.

● Cải thiện chỉ số ICOR trong nước

- Chuyển một số dự án đầu tư công sang doanh nghiệp tư nhân vì khu vực này

hiện nay sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nhất, hạ lãi suất cho vay và mở rộng khả

năng tiếp cận nguồn vốn ODA với khu vực này.

- Đầu tư phát triển chất lượng cơ sở hạ tầng và nâng cao trong khâu đào tạo

những lao động có trình độ và tay nghề cao.

● Khắc phục tình trạng trốn thuế hiện nay

- Cải cách và hoàn thiện hệ thống thuế nhằm đảm bảo mối quan hệ thống nhất

và hoàn chỉnh giữa các luật thuế, đồng thời hệ thống thuế phải gắn bó vói hệ

60

thống luật pháp có liên quan như luật thuế phải phù hợp với luật đầu tư trong

nước, luật thương mại..., xử lý các mâu thuẫn chồng chéo trong các văn bản

luật hiện nay tạo sự yên tâm cho các doanh nghiệp và thuận lợi khi kê khai

thuế để hạn chế kẽ hở, lách luật của một số cá nhân, tổ chức.

- Kết hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư trong việc quản lý các tổ chức, cá nhân

đăng ký kinh doanh và đang hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế việc thất thu

từ thuế.

- Tăng cường chất lượng bộ máy ngành thuế thông qua việc tăng cường cán bộ

thuế về số lượng, chất lượng; tăng cường công tác thanh tra thuế.

- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến luật thuế đến mọi người dân để ai cũng hiểu

luật và có trách nhiệm kê khai thuế, nộp thuế.

- Đảm bảo cho đối tượng phải chấp hành nghiêm chỉnh việc nộp thuế thông qua

các biện pháp chế tài cụ thể đúng mức và được áp dụng công bằng, kịp thời,

những trường hợp khai man thuế phải bị xử lý nặng hơn. Mặc khác cơ quan

thuế phải giữ thái độ khách quan và kiên quyết bất kể đối tượng thu là ai. Đối

với tình trạng nợ thuế kéo dài, tồn đọng nhiều năm mà không có khả năng trả

chính phủ phải có biện pháp giải quyết dứt điểm như áp dụng xóa nợ chỉ áp

dụng một lần sau đó hình thức kỷ luật phải được thực thi một cách kiên quyết.

● Chính sách chống tham nhũng quyết liệt

- Thành lập ban thanh tra theo dõi về tham nhũng trong đó lựa chọn những

người có tư cách đạo đức tốt và có năng lực.

- Đề nghị cán bộ, nhân viên nhà nước kê khai tổng tài sản đặc biệt là đối với tài

sản có giá trị lớn như nhà, đất, ô tô... phải nêu rõ nguồn gốc xuất phát.

- Giám sát chặt đối với trường hợp có người thân hoặc bản thân đứng ra thành

lập công ty riêng hoặc đóng góp cổ phần lớn, là thành viên hội đồng quản trị

nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng chức quyền để làm lợi cá nhân.

- Quy định từng mức nhận hối lộ để đưa ra xét xử như kỷ luật buộc thôi việc

hoặc mức án tù phải chịu hay tử hình đồng thời phải nộp toàn bộ số tiền nhận

được đem đi sung công quỹ nhà nước.

- Tăng cường minh bạch trong sử dụng công quyền, phát huy hiệu quả cơ chế

giám sát của dư luận xã hội và giám sát của công chúng. Xây dựng cơ chế để

61

các cơ quan báo chí và người làm công tác báo chí có quyền độc lập tự chủ

trong việc lấy tin, viết bài được pháp luật bảo hộ khi bị ngăn cản, can thiệp, đả

kích. Ngoài ra cũng cần phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với chính

quyền và đưa ra chương trình bảo vệ những người lên tiếng cộng thêm chế độ

khen thưởng.

● Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc giám sát hoạt động của ngành ngân

hàng, thị trường bất động sàn, thị trường chứng khoán nhưng vẫn đảm bảo môi

trường hoạt động kinh doanh lành mạnh.

● Thay đổi cơ cấu nợ công hiện nay đó là hạn chế các khoản vay nước ngoài và nâng

mức vay ở trong nước nhằm giảm áp lực việc gia tăng xuất khẩu và các khoản lãi

phải trả hàng năm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nhóm giải pháp ở trên nhằm giải quyết khủng hoảng Châu Âu không chỉ là sự nỗ

lực từ phía những nước gặp khủng hoảng nợ như Hy Lạp và Ireland mà còn phải có

sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ từ các quốc gia thuộc khu vực Euro để vực dậy nền

kinh tế các nước gặp khó khăn và củng cố sức mạnh kinh tế của EU.

Mỗi giải pháp đề ra cho hướng đi tương lai của chính sách Việt Nam là đạt mục

tiêu nợ công bền vững bởi vì nếu không quản lý tốt nợ công từ ngày hôm nay thì thế

hệ sau sẽ phải gánh chịu nhiều thiệt hại bao gồm tăng trưởng kinh tế âm, thất nghiệp

gia tăng, tỷ lệ nghèo trong nước cao...và trầm trọng hơn là bất ổn đến chính trị

viii

KẾT LUẬN

Việc xây dựng đề tài này nhằm mục đích giúp hiễu rõ hơn thuật ngữ “nợ công“ và

có tầm nhìn đúng về nó. Đồng thời qua những bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng

hoảng nợ ở Châu Âu chúng ta có thể đúc kết kinh nghiệm cho bản thân rồi từ đó đưa

ra những giải pháp phù hợp.

Qua nghiên cứu tôi cũng đã rút ra được tính hai mặt của nợ công nói chung, đó là:

- Nợ công đã góp phần thúc đẩy và phát triển nền kinh tế đất nước thông qua

đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ kỹ thuật...đồng thời an sinh xã hội

trong nước phục vụ cũng tốt hơn.

- Mặc khác nợ công cũng gây tác động là lạm phát cao và trở thành gánh nặng

của thế hệ sau nếu việc quản lý nợ công còn kém.

Chính tính 2 mặt này của nợ công nên chính phủ cần phải đề ra các chính sách để

nợ công vẫn nằm trong an toàn nhằm đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị – xã hội

trong nước.

Quá trình nghiên cứu về nợ công phần nào đáp ứng được mục tiêu đề ra ban đầu.

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên chưa thể đi sâu

để nghiên cứu đề tài một cách chi tiết. Vì vậy rất mong nhận sự đóng góp của mọi

người để hoàn thiện đề tài và đáp ứng tốt hơn nhu cầu người sử dụng.

ix

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng số liệu chạy mô hình Eview

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005Thâm hụt ngân sách (%) 3.7 4.5 4.8 5.6 7.5 5.2Nợ công (%GDP) 103.4 103.7 101.7 97.4 98.6 100

2006 2007 2008 2009 20105.7 6.4 9.4 15.4 9.4

106.1 105 110.3 126.8 144

Phụ lục 2: Bảng số liệu vẽ đồ thị thể hiện nợ công, tăng trưởng kinh tế, lạm

phát của Việt Nam

NămTăng

trưởngNợ

côngLạmphát

2005 8.40% 65.90% 8.30%2006 8.20% 48.20% 7.50%2007 8.50% 47.50% 8.30%2008 6.20% 43.30% 23.00%2009 5.32% 52.00% 6.88%2010 6.78% 56.60% 11.75%

Phụ lục 3: Bảng biểu được sử dụng trong bài

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam

Tiêu chí Tỷ lệ

Nợ công so với GDP Chưa có

Nợ nước ngoài của quốc gia so với

GDP

≤ 50%

Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so

với GDP

≤ 45%

Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so

với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và

dịch vụ (trong điều kiện tỉ lệ kim

ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ

tối đa chỉ bằng 20-25% GDP. Trường

≤ 200%

x

hợp tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng

hoá và dịch vụ so với GDP cao hơn

mức này, tỉ lệ này cần được xem xét

trong mối quan hệ chặt chẽ với Giá trị

hiện tại của nợ nước ngoài so với

GDP)

Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so

với thu ngân sách nhà nước

≤ 200%

Trả nợ chính phủ so với tổng thu ngân

sách nhà nước

≤ 30%.

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc

gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu

≤ 25%

Nợ Chính phủ bảo lãnh so với GDP ≤ 50%

Dự trữ ngoại hối so tổng số nợ ngắn

hạn

> 200%

Bảng 1.2: Các chỉ tiêu nợ công của Worldbank

Tiêu chí Không bền vững Trung bình Bền vững

Nợ công so với

GDP

> 80% 48% - 80% ≤ 48%

Nợ nước ngoài

của quốc gia so

với GDP

> 50% 30% - 50% ≤ 30%

Nợ công so với

kim ngạch xuất

khẩu hàng hóa và

xuất khẩu

> 220% 132% - 220% ≤ 132%

xi

Nợ nước ngoài so

với kim ngạch

hàng hóa và xuất

khẩu

> 275% 165% - 275% ≤ 165%

Nghĩa vụ trả nợ

nước ngoài so với

tổng kim ngạch

xuất khẩu

> 30% 15% - 30% ≤ 15%

Nghĩa vụ trả nợ

nước ngoài so với

GDP

> 4% 2% - 4% ≤ 2%

Trả nợ nước

ngoài của chính

phủ so với thu

NSNN

> 20% 12% - 20% ≤ 12%

Bảng 2.1: Kết quả chạy mô hình

Dependent Variable: NOCONGMethod: Least SquaresDate: 03/17/11 Time: 20:41Sample: 1 11Included observations: 11

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 88.70663 8.093657 10.96002 0.0000THNS 2.850864 1.045711 2.726245 0.0234

R-squared 0.452302 Mean dependent var 108.8182Adjusted R-squared 0.391447 S.D. dependent var 14.15640S.E. of regression 11.04338 Akaike info criterion 7.804506Sum squared resid 1097.607 Schwarz criterion 7.876850Log likelihood -40.92478 F-statistic 7.432413Durbin-Watson stat 1.235142 Prob(F-statistic) 0.023368

xii

Bảng 2.2: Xếp hạng nợ Chính phủ của Việt Nam năm 2009

Bảng 2.3: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001-2010

Đơn vị: nghìn tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Bội chi ngân sách theo phân loại BTC

Việt Nam

-

40,7

-

48,6

-

64,6

-

66,2

-

115,9

-

116,1

Tỷ lệ trong GDP (%)

Bội chi ngân sách -4,9 -5,0 -5,6 -4,5 -6,9 -5,95

Bảng 2.4: Vay của Chính phủ để bù đắp bội chi NSNN

ĐVT: tỷ đồng

Năm Số tiền vay trong nước

để bù đắp bội chi NSNN

Số tiền vay nước ngoài

để bù đắp bội chi NSNN

2010 98700 21000

2009 88520 27380

2008 51200 15000

2007 43000 13500

2006 36000 12500

xiii

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá các dự án thực hiện vốn ODA

Bảng 2.6: Bảng thể hiện ICOR của Việt Nam

1991-95 1996-00 2001-05 2006-09

Tốc độ tăng trưởng của GDP 8.19 6.96 7.51 7.05

Tốc độ tăng của tích lũy tài sản 21.14 9.51 11.41 12.31

Tốc độ tăng của tổng vốn đầu tư 31.77 11.47 14.13 15.72

ICOR (Tích lũy tài sản) 2.73 4.51 4.62 6.02

ICOR (Tổng vốn đầu tư) 3.3 6.18 7.04 10.22

Bảng 2.7: Bảng xếp hạng hệ số ICOR

2007 2008 2009

Singapore

Malaysia

Trung Quốc

Thái Lan

Indonexia

7/131

21

34

28

54

5/134

21

30

34

55

3/133

24

29

36

54

xiv

Việt Nam

Philippin

Cam-pu-chia

68

71

110

70

71

109

75

87

110

Bảng 2.8: Hệ số ICOR (vốn đầu tư) chia theo khu vực kinh tế

1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2009

ICOR 3.3 6.18 7.04 10.22

- Kinh tế nhà nước 2.83 9.9 9.78 25.31

- Kinh tế ngoài nhà nước 2.14 2.85 4.15 5.1

- Kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài

5.04 8.75 13.54

1991-2000 2001-2009

ICOR 4.74 8.78

- Kinh tế nhà nước 6.37 17.55

- Kinh tế ngoài nhà nước 2.5 4.62

- Kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài

5.04 11.14

Bảng 2.9: Mức an toàn của nợ công Việt Nam

Chỉ tiêu Tính đến

31/12/2009

Quy định của

thủ tướng

Quy định của

Worldbank

Nợ công so với

GDP

52.6% Trung bình

Nợ chính phủ so

với GDP

41.9% An toàn

Nợ nước ngoài

của quốc gia so

với GDP

39% An toàn Trung bình

Nghĩa vụ trả nợ

của chính phủ so

với thu NSNN

15.8% An toàn

xv

Nghĩa vụ trả nợ

nước ngoài so với

xuất khẩu, hàng

hóa và dịch vụ

4.2% An toàn Bền vững

Dự trữ ngoại hối

so với tổng nợ

ngắn hạn

290% An toàn

Trả nợ nước

ngoài của chính

phủ so với thu

NSNN

5.1% Bền vững

xvi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các bài nghiên cứu

1. Andrea Pescatori and Amadou N. R. Sy (2004), Debt Crises and theDevelopment of International Capital Markets, IMF Working Paper.

2. Ayumi Konishi (2011), Asian Development Bank in Viet Nam, ADB.

3. Uri Dadush (2010), Paragigm lost the Euro in crisis, CarnegieEndowment for International Peace

4. Đại học kinh tế quốc dân (2011), Overview on quality of Vietnam’seconomic growth, Đại học kinh tế quốc dân.

5. Đinh Hiển Minh (2010), Beyond investment – Led growth, Viện nghiêncứu quản lý kinh tế trung ương.

Trang web

1. www.adb.org Ngân hàng phát triển của Châu Á2. www.ciem.org.vn Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương3. www.customs.gov.vn Hải quan Việt Nam4. www.dantri.vn Báo dân trí5. http://epp.eurostat.ec.europa.eu/portal/page/portal/eurostat/home/

Cơ quan thống kê Châu Âu6. www.ehow.com Trang web Ehow7. www.gso.gov.vn Tổng cục thống kê Việt Nam8. www.imf.org Trang web của quỹ tiền tệ quốc tế9. www.mof.gov.vn Bộ tài chính Việt Nam10. www.sbv.gov.vn Ngân hàng nhà nước Việt Nam11. www.thanhtravietnam.vn Thanh tra Việt Nam12. www.vnexpress.net Báo VnExpress13. www.vietbao.vn Việt Báo Việt Nam14. www.vtca.vn Hội tư vấn thuế Việt Nam15. www.vnep.org.vn Cổng thông tin kinh tế Việt Nam16. www.wikipedia.org Trang web Wikipedia17. www.worldbank.org Trang web Ngân hàng thế giới