phÂn loẠi rÁc thẢi y tẾ

Post on 03-Jan-2016

5.407 Views

Category:

Documents

3 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

PHÂN LOẠI RÁC THẢI Y TẾ

Đào Tố Hoan - BVNT

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học viên cóa thể:

1. Trình bày được các loại rác thải y tế

2. Phân biệt được các túi, hộp… đựng rác thải y tế

3. Nhận biết được các mã màu sắc đựng rác thải y tế

Hiện nay hầu hết tại các bệnh viện đã có quy định phân loại rác thải y tế và rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên có một thực tế là hai loại rác này vẫn chưa được phân loại một cách triệt để. Vì sao lại như vậy?

Rác thải y tế bao gồm các loại sau đây:

1-Rác thải lâm sàng

2-Rác thải gây độc tế bào

3-Rác thải phóng xạ

4-Rác thải hoá học

5-Các loại bình chứa có áp suất

6-Rác thải sinh hoạt

1-Rác thải lâm sàng

+Nhóm A: Rác thải nhiễm khuẩn chứa mầm bệnh vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm v.v., bao gồm các vật liệu thấm máu, dịch, chất bài tiết của bệnh nhân như gạc, bông, găng tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu… 

+Nhóm B:Là các vật sắc nhọn: kim tiêm, lưỡi dao, cán dao mổ, mảnh thuỷ tinh vỡ và mọi vật dụng có thể gây ra vết cắt hoặc chọc thủng da.

1-Rác thải lâm sàng

+Nhóm C: Rác thải có nguy cơ lây nhiễm từ phòng xét nghiệm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu… 

+Nhóm D: Rác thải dược phẩm: dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị bỏ, không còn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào.

+Nhóm E:Là mô, cơ quan nội tạng người bệnh, động vật, mô cơ thể (nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai… 

2-Rác thải gây độc tế bào

Vật liệu bị ô nhiễm như bơm tiêm, gạc, lọ thuốc… thuốc quá hạn, nước tiểu, phân. 

3-Rác thải phóng xạ

Rác thải có hoạt độ riêng như các chất phóng xạ, chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động chẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu. Rác thải phóng xạ gồm 3 thể rắn, lỏng, khí.

-Rác thải phóng xạ rắn: vật liệu sử dụng trong xét nghiệm chẩn đoán như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm… -Rác thải phóng xạ lỏng: dung dịch chứa nhân tố phóng xạ để điều trị, chất bài tiết. -Rác thải phóng xạ khí: khí dùng trong lâm sàng, khí từ kho chứa chất phóng xạ. 

4-Rác thải hoá học

Rác thải từ nhiều nguồn, chủ yếu từ hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán bao gồm: formaldehyd, hoá chất cản quang, dung môi, etylen, hỗn hợp hoá chất… 

5-Các loại bình chứa có áp suất

Bình chứa khí có áp suất như bình CO2, O2, Gas, bình khí dung, bình khí dùng 1 lần… các bình này dễ gây cháy nổ, khi xử lý cần phân loại riêng. 

6-Rác thải sinh hoạt

Không được xem là rác thải nguy hại, phát sinh từ bệnh viện, phòng làm việc như giấy báo, tài liệu đóng gói, thùng, túi nilon, thức ăn dư thừa…

Chất thải rắn được phân loại và đựng trong túi nylon hoặc hộp cứng theo quy định màu, cụ thể:

1. Túi nylon màu xanh đựng chất thải chung không độc.2. Túi nylon màu vàng đựng chất thải nhiễm khuẩn.3. Hộp cứng màu vàng đựng các vật sắc nhọn.4. Túi Nylon màu đen đựng các chất hóa học, chất phóng xạ

Mã màu sắc

a. Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.

b. Màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ.

c. Màu đen đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ.

d. Màu trắng đựng chất thải tái chế.

Mọi người làm phát sinh ra chất thải phải tự thu gom, phân loại bỏ vào đúng nơi quy định.

Chất thải rắn được phân loại đựng trong dụng cụ phù hợp và theo quy định mã màu.

Tại các khoa chuyên môn, buồng bệnh:a. Thu gom rác thông thường: đặt thùng rác kèm theo túi nylon

tại các vị trí quy định. b. Thu gom rác y tế: Tập trung rác từ các buồng bệnh, buồng thủ

thuật thu gom vào thùng rác y tế của khoa và theo đúng theo phân loại.

c. Buộc túi nylon khi rác đầy 3/4 túi và dán nhãn ghi rõ tên khoa, buồng bệnh trên nhãn.

d. Hộ lý có trách nhiệm thu gom

Xin chân thành cảm ơn!

top related