học và làm theo lời bác

Post on 02-Jul-2015

229 Views

Category:

Education

17 Downloads

Preview:

Click to see full reader

DESCRIPTION

giải thích ý nghĩa câu "Một tấm gương sáng có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền"

TRANSCRIPT

Lời mở đầu:

Câu hỏi thuyết trình:

Trong thực hành đạo đức mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã dạy:

“Một tấm gương sống còn có giá trị hơn

một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Em hiểu như thế nào về lời dạy trên của Bác?

Trong cuộc sống hàng ngày bản thân em đã

thực hiện lời dạy trên như thế nào?

• Giải thích ý nghĩa lời dạy của Bác.

PHẦN 1

• Thực hiện lời dạy của Bác

PHẦN 2

Hoàn cảnhra đời

Giải thíchý nghĩacâu nói

Phong cách

Nêu gương của Bác

HOÀN CẢNH RA ĐỜI

Ngày 20-5-1924, trong bức thư gửi đồng chí

Pê-tơ-rốp, Tổng thư ký Đông Phương bộ, Bác

Hồ đã viết:

“… Các dân tộc phương Đông đều giàu

tình cảm và đối với họ một tấm gương sống

còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn

tuyên truyền”.

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CÂU NÓI

“Một tấm gương sống còn có giá trị hơn

một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Giải thích từ:

Tấm gương và Tấm gương sống.

Diễn văn và Diễn văn tuyên truyền.

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CÂU NÓI

Giải thích từ:

Tấm gương:

- Nghĩa đen:

Gương là một vật thể có bề mặt

nhẵn, phản xạ tốt, để tạo ảnh.

Thường dùng soi gương, trang trí.

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CÂU NÓI

Giải thích từ:

Tấm gương:

- Nghĩa bóng:

Lấy người có tính tốt làm kiểu mẫu, biểu tượng

để cho người khác noi theo, làm theo.

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CÂU NÓI

Giải thích từ:

Tấm gương sống:

Là “người thật, việc thật”.

Là người có hành động tốt đẹp được người

khác xem là mẫu mực, chuẩn mực để noi theo,

làm theo.

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CÂU NÓI

Giải thích từ:

Diễn văn và Diễn văn tuyên truyền:

- Diễn văn:

Bài phát biểu tương đối dài thường được

đọc trong các dịp lễ long trọng.

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CÂU NÓI

Giải thích từ:

Diễn văn và Diễn văn tuyên truyền:

- Diễn văn tuyên truyền:

Bài phát biểu với những lí lẽ dẫn chứng,

cung cấp thông tin với mục đích thuyết phục

cộng đồng hay một tập thể thay đổi thái độ,

suy nghĩ, tâm lý và ý kiến theo chiều hướng

có lợi.

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CÂU NÓI

Giải thích câu:

“Một tấm gương sống còn có giá trị hơn

một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Ý nghĩa:

Câu nói đề cao giá trị thực tiễn, hơn

giá trị lý thuyết;

Hành động, việc làm có giá trị

nêu gương hơn lời nói suông.

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CÂU NÓI

Giải thích câu:

Ý nghĩa:

“Tấm gương sống” được noi theo không

phải do “người làm gương” bắt buộc mọi người

phải làm theo họ;

Là do mọi người cảm thấy được rằng

hành động, việc làm của họ là tấm gương sáng,

xứng đáng để noi theo.

PHONG CÁCH NÊU GƯƠNG CỦA BÁC

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về

“Phong cách Nêu gương”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương

sống.

Những câu nói của Bác về “Phong cách Nêu

gương”.

PHONG CÁCH NÊU GƯƠNG CỦA BÁC

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

về “Phong cách nêu gương”:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ tầm quan trọng của

việc “Nêu gương” trong công tác lãnh đạo, tổ chức

giáo dục.

- Nêu gương vừa là phương pháp vừa là mục tiêu

phấn đấu của công tác tuyên truyền giáo dục.

- Phong cách nêu gương luôn luôn gắn chặt với

phong cách tự phê bình nghiêm túc.

PHONG CÁCH NÊU GƯƠNG CỦA BÁC

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm

gương sống:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng

cho cán bộ, đảng viên và mọi người noi theo.

- Người là tấm gương trong phong cách sống,

rèn luyện thân thể,…

PHONG CÁCH NÊU GƯƠNG CỦA BÁC

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sống:

Nhà Bác

PHONG CÁCH NÊU GƯƠNG CỦA BÁC

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sống:

PHONG CÁCH NÊU GƯƠNG CỦA BÁC

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sống:

Bữa cơm của Bác ở Chiến khu Việt Bắc

PHONG CÁCH NÊU GƯƠNG CỦA BÁC

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sống:

Bác Hồ chơi bóng chuyền với các chiến sĩ bảo vệ

PHONG CÁCH NÊU GƯƠNG CỦA BÁC

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sống:

Bác Hồ tập võ cùng các chiến sĩ

PHONG CÁCH NÊU GƯƠNG CỦA BÁC

Những câu nói của Bác về

“Phong cách Nêu gương”.

- “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta

siêng làm mà mình thì tự ăn trưa, ngủ trễ; bảo

người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung

tung, thì tuyên truyền 100 năm cũng vô ích”

(trích trong tác phẩm Đời sống mới)

PHONG CÁCH NÊU GƯƠNG CỦA BÁC

Những câu nói của Bác về “Phong cách

Nêu gương”.

- “Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết

lên trán chữ “Cộng sản” là ta được họ yêu mến.

Quần chúng chỉ quý mến những người có

tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân,

mình phải làm mực thước cho người ta

bắt chước”

(Bác nói tại Hội nghị cán bộ của Đảng)

Đối với bản thân

Đối vớimọi người

vàcông việc

Liên hệ thực tế

bản thân

ĐỐI VỚI BẢN THÂN

Ra sức học tập.

Rèn luyện đạo đức.

Thường xuyên tự kiểm điểm, bản thân.

Không tự cao, tự đại, tự mãn, kiêu ngạo.

ĐỐI VỚI MỌI NGƯỜI và CÔNG VIỆC

Luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn,

đoàn kết với mọi người; sẵn sàng giúp đỡ

người khác.

Tiếp thu ý kiến của người khác một cách

thân thiện, với tinh thần học hỏi.

Thực hiện “Phê bình” đúng cách.

Luôn phải đặt việc công lên việc tư;

chấp hành tốt những nguyên tắc của công việc.

LIÊN HỆ THỰC TẾ BẢN THÂN

Là Sinh viên – Điều dưỡng tương lai,

em cần:

- Học tập, ghi nhớ và thường xuyên ôn lại những

kiến thức đã học.

- Nâng cao kiến thức.

- Nắm vững thực hành.

- Luôn phải khắc ghi “12 điều y đức”.

LIÊN HỆ THỰC TẾ BẢN THÂN

Là Sinh viên – Điều dưỡng tương lai,

em cần:

- Luôn phải có thái độ nghiêm túc khi đi thực tập

ở bệnh viện.

- Luôn học hỏi, nhìn nhận cái sai.

LIÊN HỆ THỰC TẾ BẢN THÂN

Là Cán sự lớp, em phải:

- Thực hiện tốt nội quy nhà trường, tham gia

các hoạt động phong trào do nhà trường đề ra.

- Khuyến khích, kêu gọi các bạn thực hiện

nội quy, các phong trào.

- Luôn đoàn kết, khiêm tốn, công bằng.

LIÊN HỆ THỰC TẾ BẢN THÂN

Là Cán sự lớp, em phải:

- Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Thái độ khi “Phê bình và được phê bình” phải

thoải mái, chân thành, nghiêm túc.

- “Nêu gương” trong lớp.

TỔNG KẾT

Bác Hồ đã rất sáng suốt khi chọn phong cách

“Nêu gương” để giáo dục con người, nhất là về

đạo đức.

Vì “Nêu gương” giúp ta có một chuẩn mực để

phấn đấu và rèn luyện một cách đúng đắn.

top related