cÁn cÂn thanh toÁn quỐc tẾ -tài chính quốc tế

Post on 23-Jun-2015

7.430 Views

Category:

Documents

8 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

CÁN CÂN THANH

TOÁN QUỐC TẾ

I. KHÁI NIỆM VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Cán cân thanh toán quốc tế ( the balance of paymennts – viết tắt là BOP hay BP) là một báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm

a. Kỳ lập BP

GIAI THICH MÔT SỐ THUÂT NGƯ KHÁC

Cũng giống như bảng cân đối kế toán , cân đối thu chi của doanh nghiệp, tùy theo yêu cầu mà BP có thể được lập và báo cáo thường xuyên hơn

b. Người cư trú và người không cư trú

Người cư trú và người không cư trú bao gồm: các cá nhân, các hộ gia đình, các công ty, các nhà tổ chức trách và các tổ chức quốc tế.

Cần chú ý:1.”Quốc tịch” và “người cư trú” không nhất

thiết phải trùng nhau.2.Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế,

Ngân hàng Thế giới, Liên hợp quốc v.v…là người không cư trú với mọi quốc gia.

3. Các đại sứ quán, căn cứ quân sự nước ngoài, các lưu học sinh, khách du lịch v.v… không kể thời hạn cư trú là người không cư trú đối với nước đến và là người cư trú đối với nước đi.

4. Đối với các công ty đa quốc gia sẽ là người cu trú đồng thời tại nhiều quốc gia

c. Tiêu chí để đưa một giao dịch kinh tế vào BP

Đối với một quốc gia, tiêu chí để đưa một giao dịch kinh tế vào BP là: giao dịch đó phải được tiến hành giữa người cư trú và người không cư trú

d. Đồng tiền sử dụng ghi chép trong BP

BP của một nước có thể hạch toán, ghi chép bằng bất kỳ đồng tiền nào (quy đổi theo giá chéo)

II. BP, BẢN GHI CHÉP PHẢN ÁNH CUNG CẦU NGOẠI TỆ

Việc ghi chép, thống kê phân tích những nhân tố đứng đằng sau cung cầu một đồng tiền trở thành mối quan tâm sâu sắc, Trong thực tế, những ghi chép này được duy trì và được phản ánh trên các tài khoản của BP, bởi vì BP chính là bản ghi chép thành từng khoản thu chi của một quốc gia với thế giới bên ngoài.

Mục đích của việc lập vào báo cáo BP không phải để phản ánh các nhân tố đứng đằng sau cung cầu một đồng tiền; mà người lập BP chính là để theo dõi phân tích hoạt động thương mại quốc tế cũng như số lượng các luồng vốn chạy vào và chạy ra khỏi một quốc gia là như thế nào.

Bảng 3.1 các giao dịch làm phát sinh cung cầu ngoại tệ

Giao dịch phát sinhCung ngoại tệ(+)

Giao dịch phát sinhCầu ngoại tệ (-)

Xuất khẩu hàng hóa Nhập khẩu hàng hóaXuất khẩu dịch vụ Nhập khẩu dịch vụNhập khẩu thu nhập Xuất khẩu thu nhậpNhập khẩu chuyển giao một chiều

Xuất khẩu chuyển giao một chiều

Nhập khẩu vốn Xuất khẩu vốnGiảm dự trữ ngoại hối Tăng dự trữ ngoại hối

III. KẾT CẤU VÀ CÁC CÂN BÔ PHÂN CUA BP3.1 KẾT CẤU CỦA BP

Bảng 3.2 Kết cấu của Cán cân thanh toán quốc tế (Tr.USD)

Ký hiệu Nội dung Doanh số thu(+)

Doanh số chi (-)

Cán cân (ròng)

CaTBSE

IC

TR

Cán cân vãng laiCán cân thương mại-xuất khẩu hàng hóa (FOB)-nhập khẩu hàng hóa(FOB)Cán cân dịch vụ-Thu từ xuất khẩu dịch vụ-Chi từ nhập khẩu dịch vụCán cân thu nhập-thu -chi chuyển giao vãng lai 1 chiều-thu -chi

+150+120+20+30

-200-160

-10-20

-70-50-40+10+10

KKL

KS

KTr

Cán cân vốnVốn dài hạn-chảy vào -chảy ravốn ngắn hạn-chảy vào -chảy ra chuyển giao vốn 1 chiềulỗi và sai sót

+140+20

-50-55

+55+90-350

Cán cân tổng thể -15OFB

RL#

Cán cân bù đắp chính thứcThay đổi dự trữVay IMF và các NHTW khácCác nguồn tài trợ khác

+10+5+0

+15+10+5+0

Tổng doanh thu +495 -495 0

3.1.1 KẾT CẤU THEO CHIỀU DỌC

Theo chiều dọc, BP gồm 4 cột chính là: Cột “Nội dung giao dịch”Cột “Doanh số thu”Cột “Doanh số chi”Cột “Cán cân ròng”

3.1.2 KẾT CẤU THEO CHIỀU NGANG

Tất cả các giao dịch của nền kinh tế (không kể NHTW) được phản ánh tại cán cân tổng thể (Overall Balance-OB). Tất cả các hoạt động can thiệp của NHTW được phản ánh tại cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance-OFB).

Các giao dịch của nền kinh tế là rất phong phú và đa dạng, nên OB lại được chia thành hai cán cân bộ phận chính là Cán cân vãn lai (CA) và Cán cân vốn (K). Tiêu chí phân chia OB thành CA và K là:

• Đặc trưng cơ bản của cán cân vãn lai là phản ánh việc chuyển giao quyền sỡ hữu về tài sản người cư trú và không cư trú

• Đặc trưng cơ bản của cán cân vốn là phản ánh các khoản thu và phản ánh sự chuyển giao quyền sử dụng về tài sản giữa người cư trú với người không cư trú.

3.2 CÁC CÁN CÂN BÔ PHÂN CỦA BP3.2.1 CÁN CÂN VÃNG LAI (CURRENT ACCOUNT- CA)

Cán cân thương mại- Trade Balance( TB) Cán cân dịch vụ- Services (SE)

Cán cân thu nhập – Incomes(IC)

Cán cân chuyển giao váng lai một chiều – Current Trasfers (Tr.)

1. Cán cân thương mại (TB)

Cán cân thương mại còn được gọi là cán cân hữu hình (visible), bởi vì nó phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa, mà các hàng hóa này lại có thể quan sát được bằng mắt thường khi di chuyển qua biên giới .

A. Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất khẩu hàng hóa:

1.Nhân tố tỷ giá :Với các nhân tố khác không thay

đổi , khi tỷ giá tăng , làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu, dẫn đến:

a. Làm tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ.

X=P.X0Trong đó :P: giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệX0: khối lượng hàng hóa xuất khẩu

(Q=Quantity)X: giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ.

b/ Làm cho giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ có thể tăng hoặc giảm.

X*= XQ Trong đó:P - giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ E - tỷ khối hối đoái, là số đơn vị nội tệ trên

một đơin vị ngoại tệ.X* - giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ.XQ - giá trị xuất khẩu bằng ngọai tệ.

Khi tỷ giá tăng ( tức E tăng), làm cho khốit lượng xuất khẩu tăng( tức XQ tăng) và giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ (X*) sẽ :

Tăng nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu XQ lớn hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E

XQ1/ XQ0 : E1/E0 >1Trong đó :

XQ0 – là khối lượng xuất khẩu trước khi giá tăng.XQ1- là khối lượng xuất khẩu sau khi tỷ giá tăngE0- là mức tỷ giá trước khi thay đổi.E1- là mức tỷ giá sau khi thay đổi.

Trường hợp khi tỷ giá tăng làm tăng giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ được gọi là “ giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ co dãn với tỷ giá”.

Giảm, nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu XQ

thấp hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E. nghĩa là khi

XQ1/XQ0: E1/E0 <1không thay đổi , nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất

khẩu XQ bằng tỷ lệ tăng tỷ giá E. nghĩa là khi :

XQ1/XQ0:E1/E0 =1

2. Nhân tố lạm phát :Với các nhân tố khác không đổi , nếu tỷ lệ

lạm phát của một nước cao hơn ở nước ngoài , làm giamả súc cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế, dó đó , làm cho khốit lượng xuất khẩu giảm

a. Giá trị xuất khẩu bằng nội tệ có thể tằng hoặc giảm:

X=P.XQP tăng , XQ giảm làm cho X có

thể tăng hoặc giảm.

b. Giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ cũng có thể tăng hoặc giảm

X*= XQ

E không đổi, P tăng, XQ giảm làm cho X* có thể tăng hoặc giảm

3. Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng:Với các nhân tố khác không đổi, nếu

hía thế giới của hàng hóa cuất khẩu cuả một nước tăng sẽ làm tăng cầu nội tệ và tăng cung ngoại tệ trên FOREX.

4. Thu nhập của người “không cư trú”Với các nhân tố khác không thay đổi ,

khi thu nhập thực tế cua rngười không cư trú tăng, làm tăng cầu xuất khẩu bởi người không cư trú, do đó, làm tăng cầu nội tệ và tăng cung ngoại tệl túc làm tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và ngoại tệ

5. Thuế quan và hạn ngạch ỏ nước ngoài:Với các nhân tối khác không thay đổi,

giá trị xuất khẩu của một nước sẽ giảm nếu bên nước ngoài áp dụng mức thế quan cao, hạn ngạch nhập khẩu cũng như áp dụng các hàng rào phí thuế quan.

B. Những nhân tố ảnh hưởng lên giá trị nhập khẩu hàng hóa:

Giống với những nhân tố ảnh hưởng lên xuất khẩu, nhưng có tác động ngược chiều.

2.Cán cân dịch vụ:

Bao gồm các khoản thu chi , từ các hoạt động dich vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, hàng không, ngân hàng, thông tin, xây dựng và từ các hoạt động dịch vụ khác giữa người cư trú với người không cư trú.

3. Cán cân thu nhập:

b. Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp , lãi đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú

a.Thu nhập của người lao động : là các khoản tiền lương, tiền thưởng vào các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do nguời không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.

4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều

Các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người cư trú và ngược lại.

Cán cân vãng lai = cán cân hữu hình+ cán cân vô hình

3.2.2 CÁN CÂN VỐN(CAPITAL BALANCE –K)

Cán cân vốn dài hạn: luồng vốn dài hạn chảy vào và chảy ra khỏi mộit quốc gia đựoc phân theo tiêu chí “chủ thể” và “khách thể”. Theo tiêu chí chủ thể, vốn dài hạn được chia théo khu vực tư nhân và khu vực nhà nước. Theo tiêu chí khách thể, các luồng vốn dài hạn được chia thành đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và vốn dài hạn khác.

Cân đối vốn ngắn hạn:luồng vốn ngắn hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia cũng được phân theo tiêu chí “ chủ thể “ thành khu vực nhà nước và khu vự tư nhân.

Chuyển giao vốn một chiều: hạng mục “chuyển giao vốn mội chiều “bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư, các khoản nợ được xóa

Như vậy, cán cân vốn phản ánh di chuyển vốn vào và ra đối với một quốc gia, trong đó:

• Luồng vốn chảy vào phản ánh: hoặc làm giảm TSC hoặc làm tăng TSN của người cư trú đối với người không cư trú.

• Luồng vốn chảy ra phản ánh: hoặc tăng TSC hoặc làm giảm TSN của người cư trú đối với người không cư trú.

3.2.3 CÁN CÂN CƠ BAN ( BASIC BALANCE-BB)

Cãn cân vãng lai ghi chép các hạng mục về thu nhập . mà đặc trung của chúng là phản ánh mối quan hệ sở hữu vê tài sản giữa người cư trú với người không cư trú. Tình trạng cán cân vãng lai có ảnh hưởng lâu dài lên sự ổn định của nên kinh tế, mà đặc biệt là lên tỷ giá hối đoái.

Các khoản đi vay và cho vay dài hạn có ảnh hưởng lau dài lên sự ổn đinh của nên kinh tế mà đặc biệt là lên tỷ giá hối đoái

Tổng của cân vãng lai và cán cân vốn dài hạn goi là cán cân cơ bản

Cán cân cơ bản = cán cân vãng lai + cán cân vô thời hạn

3.2.4 CÁN CÂN TỔNG THẾ ( OVERALLBALANCE-OB)

Cán cân tổng thể được điều chỉnh lại bằng tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn là hạng mục nhầm lẫn sai sót trong thống kê. Ta có:

Cán cân tổng thể = cán cân vãng lai +cán cân vốn + nhầm lẫn sai sót.

3.2.5 CÁN CÂN BÙ ĐẮP CHINH THỨC (OFFICIAL FINACING BALANCE-OFB)

Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (R)

Tín dụng với IMF và các NHTW khác (L)

Thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán(#)

OFB=R+L+#

OFB(+) CA+K+OM

R =OB<0

(giảm) (+)

NHTW NKT

(tăng) (-)

R CA+K+OM

OFB(-) =OB>0

Đối với NKT(+)

Đối với NKT (-)

(+) XKHH(+) XKDV(+) THU TN(+) THU CGVL(+) TSC GIẢM(+) TSN TĂNG(+) THU CGV(+) OM (-) NKHH(-) NKDV(-) CHI TN(-) TSC TĂNG(-) TNS GIẢM(-) CHI CGV(-) OM

3.2.6 NHẦM LẪN VÀ SAI SÓT(OM)

OB+OFB= 0 OB= -OFB CA + K + OM = -OFB OM= -( CA +K +OFB)

3.2.6 MỐI QUAN HỆ ĐÁNH THỨC GIƯA CÁC HẠNG MỤC TRONG BP

1/OB + OFB = O OB= -OFB2/OFB = R + L + OM3/ OB = CA + K +OM4/ CA = TB + SE + IC + Tr.

5/CA= cán cân hữu hình + cán cân vô hình

6/K = KL +KS +KTr

7/OM= -( CA +K + OFB)

IV.Cách ghi chép vào CCTTQT

* Ghi nợ: trong trường hợp phải chi trả nước ngoại hay có dòng tiền chảy ra khỏi quốc gia. Trong CCTTQT những khoản này được mang dấu “-“•Ghi có: trong trường hợp nhận được chi trả từ nước ngoài hay có dòng tiền từ bên ngoài chảy vào quốc gia. Trong CCTTQT những khoản này được mang dấu “+”

Hạch toán một số nghiệp vụ cơ bản:+ Nhập khẩu hàng hóa: đều ghi nợ CA, chi

tiết Nợ cán cân thương mại hàng hóa(1). Nhập khẩu hàng hóa và xuất ngoại tệ để trả

nợ: ghi Nợ CA; ghi Có KA,mục cán cân ngắn hạn, chi tiết hoạt động tiền gửi.

(2a). Nhập khẩu hàng hóa và vay ngắn hạn nước ngoài: Ghi Nợ CA; ghi Có KA, mục cán cân vốn ngắn hạn, chi tiết tín dụng thương mại ngắn hạn.

(2b). Nhập khẩu hàng hóa và vay ngắn hạn nước ngoài: Ghi Nợ KA; ghi Có KA, mục cán cân vốn ngắn hạn, chi tiết hoạt động tiền gửi.

(3). Nhâp khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu bằng vốn ODA, FDI: Ghi Nợ CA; Ghi Có KA, chi tiết cán cân vốn dài hạn.

(4). Viện trợ không hoàn lại, quà tặng bằng hiện vật nhập khẩu: Ghi Nợ CA, chi tiết cán cân thương mại hàng hóa; Ghi Có CA, chi tiết Cán cân chuyển một chiều.

+ Nhập khẩu dịch vụ: Đều ghi nợ CA, chi tiết Cán cân thương mại dịch vụ. Giống (1), (2a), (2b) ở nhập khẩu hàng hóa.

+ Xuất khẩu hàng hóa: Đều ghi Có vào CA, chi tiết cán cân thương mại hàng hóa.

(1) Nhận được ngoại tệ thanh toán: Ghi nợ KA, Ghi Nợ CA.

(2a) Nhà nhập khẩu chưa thanh toán: Ghi Nợ KA , Ghi Nợ CA.

(2b) Khi nhập khẩu chuyển tiền thanh toán nợ vay:Ghi Có KA, ghi Nợ KA

(3) Xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu ra nước ngoài: Ghi Nợ KA, Ghi Có CA

(4) Chuyển viện trợ không hoàn lại, quà tặng bằng hiện vật ra nước ngòai: Ghi Nợ CA, Ghi Có CA.

+ Xuất khẩu dịch vụ: để ghi Có CA, chi tiết cán cân thương mại dịch vụ, giống (1), (2a), (2b) ở xuất khẩu hàng hóa.

+ Nhận FDI, ODA bằng tiền: Ghi Nợ KA,Ghi Có KA.

+ Đầu tư ra nước ngoài: Ghi Nợ KA, Ghi Có KA

V. Cán cân thanh toán quốc tế của Viêt Nam1. Nguồn vốn FDI và cán cân thanh tóan quốc tế của Viêt Nam

Những tác động của FDI đến cán cân thanh toán của Viêt Nam

Tác động tích cực của FDI trước tiên là dòng ngoại tệ vào làm tăng tài khoản vốn giúp nâng cao khả năng thanh khoản của tài khoản quốc gia;

nhưng tác động tiêu cực của vốn FDI thường bị tác động bởi ba nhân tố chủ yếu: 1)Tác động thông qua cán cân thương

mại 2) Tác động thông qua chuyển lợi

nhuận đầu tư ra nước ngoài; 3) Tác động do tăng chi phí mua patent, know-how nhằm độc quyền kỹ thuật cao

Bảng 1: Cán cân thanh toán quốc tế của Viêt Nam thời kỳ 2005 - 2008

a) Các nhân tố tích cực của vốn FDIDòng tiền FDI của năm

2007 là 6,4 tỷ USD và 2008 là 7 tỷ USD, tăng vọt so với các năm trước giúp làm bội thu cán cân thanh toán tài khoản vốn.

b) Các nhân tố tiêu cực của vốn FDI

Thể hiện trong ba nhân tố chủ yếu sau:

- Tác động thông qua cán cân thương mại

Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2005-2008

- Tác động thông qua chuyển lợi nhuận đầu tư ra nước ngoài

- Tác động do tăng chi phí mua patent, know-how nhằm độc quyền kỹ thuật cao

Kết luận: Dòng vốn FDI đã đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất khẩu các hàng hóa sản xuất tại Việt. Nam ra nước ngoài, và tạo được thặng dư trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của dòng vốn FDI cần phải được nhận diện nhằm hạn chế hay né tránh những tác động đó.

2. TỔNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM

Tăng trưởng nhập khẩu cao so với xuất khẩu năm 2007 (36% so với 21%) và trong 5 tháng đầu năm 2008 (70% so với 32%) đã đưa đến sự sụt giảm lớn trong cán cân thương mại. Kết quả là, thâm hụt thương mại đã tăng từ 5% GDP năm 2006 lên 18% năm 2007 và tới con số gây sửng sốt là 43% trong 5 tháng đầu năm 2008.

BANG 11: CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM: TỪ 2006 ĐẾN QUÝ ĐẦU NĂM 2008(TR. USD)

BANG 3: CÁN CÂN THANH TOÁN VÀ TÀI KHOAN THU NHÂP QUỐC DÂN THEO %GDP

top related